MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ 6
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế 6
1.2. Đặc trưng và hình thức biểu hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa 22
1.3. Cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa 33
Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở BÌNH ĐỊNH 42
2.1. Vài nét về tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và quá trình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Bình Định 42
2.2. Tình hình thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Bình Định 49
2.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân về việc thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Bình Định 66
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở BÌNH ĐỊNH 70
3.1. Quan điểm cơ bản nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Bình Định 70
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Bình Định 78
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2701 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kinh doanh hết sức khó khăn, có năm bị thua lỗ. Chẳng hạn, CTCP Xuất nhập khẩu với số vốn điều lệ rất lớn là 21.500 nhưng năm 2007 chỉ thu được mức lợi nhuận khiêm tốn là 1000 triệu đồng, đến năm 2008 lại bị thua lỗ - 4.951 triệu đồng. Hay CTCP Đầu tư và phát triển miền núi liên tục hai năm lợi nhuận đều ở mức âm: năm 2007 -750 triệu đồng, năm 2008 - 1.111 triệu đồng…[46].
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định đến năm 2008
ĐVT: Triệu đồng
TT
Tên đơn vị
Vốn điều lệ
Doanh thu
Lợi nhận
Nộp ngân sách
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2008
1
CTCP In và bao bì Bình Định
12.000
34.736
48.576
850
850
1.058
1.516
2
CTCP Thủy sản Bình Định
3.100
275.000
275.000
2.500
2.500
760
800
3
CTCP Thủy sản Hoài Nhơn
7.000
360.000
360.000
1.500
1.200
2.500
2.500
4
CTCP Tàu thuyền
1.150
4.587
5.000
481
450
386
400
5
CTCP Xây lắp điện Tuy Phước
12.000
117.000
80.000
4.600
3.500
2.983
2.200
6
CTCP Xây dựng Bình Định
2.300
23.500
24.000
700
720
1.638
800
7
CTCP Hàng hải Bình Định
2.816
9.800
10.000
488
450
515
550
8
CTCP Vận tải và KDTH B.Định
2.551
34.000
34.000
700
600
800
800
9
CTCP Xây dựng thủy lợi
3.500
25.172
33.000
800
450
1.978
2.705
10
CTCP HC và BB Nhơn Thành
5.735
18.772
15.000
200
150
270
250
11
CTCP Xây lắp điện An Nhơn
8.500
24.153
15.000
1.154
1.000
2.221
800
12
CTCP VLXD Mỹ Quang
3.740
3.489
4.000
57
50
74
100
13
CTCP Xây lắp công nghiệp
3.000
16.000
16.700
835
700
500
750
14
CTCP Khoáng sản
82.618
110.641
129.306
49.566
50.628
8.360
28.000
15
CTCP PETEC Bình Định
30.600
748.887
.000.000
8.874
9.000
5.205
10.000
16
CTCP Xây lắp tổng hợp
3.364
22.505
20.000
550
500
1.556
2.000
17
CTCP Phân bón và DVTH
737
45.000
45.000
1.000
900
350
400
18
CTCP Gạch Tuynen
3.000
16.268
18.000
2.499
2.200
2.104
3.000
19
CTCP Đường Bình Định
34.000
220.843
272.000
19.900
9.500
12.800
20
CTCP Đông lạnh Quy Nhơn
10.000
98.000
100.000
2.000
1.700
2.000
2.000
21
CTCP Bến Xe Khách BĐ
8.500
6.440
7.000
1.940
1.700
2.067
2.350
22
CTCP Xây dựng giao thông
1.794
8.000
8.000
200
180
400
400
23
CTCP Tư vấn TK xây dựng
2.835
5.855
6.551
636
731
261
678
24
CTCP Tư vấn TK giao thông
2.052
10.000
10.000
910
850
800
1.000
25
CTCP TVTK Thủy lợi TĐ
2.000
1.973
2.500
150
200
201
210
26
CTCP Vật tư tổng hợp
2.721
27
CTCP Du lịch Bình Định
19.500
16.000
13.000
686
1.100
1.053
1.000
28
CTCP Giày Bình Định
15.500
78.384
170.888
2.300
4.470
400
894
29
CTCP Xuất nhập khẩu
21.500
254.873
253.713
1.000
4.951
23.300
1.000
30
CTCP VTKTNN Bình Định
20.000
533.530
781.078
6.667
20.969
5,101
9.400
31
CTCP Quản lý GT thủy bộ
5.339
35.000
35.000
1.000
900
1.500
2.500
32
CTCP Sách và TB giáo dục
5.000
33.454
3.500
1.166
1.680
641
850
33
CTCP XDPT đô thị
4.622
11.129
12.000
309
507
507
34
CTCP Đầu tư PT miền núi
4.211
71.150
92.181
750
1,111
615
200
35
CTCP Bia SG miền trung
87.000
159.261
197.031
18.160
22.155
75.904
97.167
Tổng cộng
434.285
3.433.402
4.097.024
133.010
126.421
157.508
190.527
Nguồn: UBND Bình Định, Sở Kế hoạch và đầu tư (Tháng 5 năm 2009), Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định đến năm 2008.
Qua bảng 2.2 có thể nhận thấy, mặc dù sau CPH một số doanh nghiệp đã cho thấy rõ được năng lực yếu kém của mình khi không được sự bao cấp từ phía Nhà nước nhưng bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp đã bức phá, phát triển vượt bậc, đem đến nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh. Tổng doanh thu năm 2008 của các DNNN sau CPH là 4.097.024 triệu đồng tăng 19,32% so với năm 2007; lợi nhuận thực hiện đạt 126.421 triệu đồng, đóng góp cho ngân sách của tỉnh là 190.527 triệu đồng tăng 21% so với năm 2007.
Như vậy, tuy còn nhiều tồn tại, vướng mắc song không thể phủ nhận được hiệu quả về mặt kinh tế cũng như xã hội mà các DNNN sau CPH mang lại cho tỉnh Bình Định nói riêng, nền kinh tế đất nước nói chung.Vấn đề đặt ra là cần có những chính sách, quy định cụ thể, có tính khả thi để sớm khắc phục những yếu kém đó, phát huy hơn nữa những đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
2.1.3. Đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp nhà níc sau cổ phần hoá ở Bình Định
So với các tỉnh, thành khác trong cả nước, tỉnh Bình Định có mật độ dân số tương đối cao. Đến nay dân số Bình Định ước khoảng trên 1.590.946 người, mật độ dân số khoảng trên 261,5 người / km2. Dân số trong độ tuổi lao động là 978.200 người, trong đó khu vực thành thị là 275.400 người, nông thôn là 702.800 người. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 840.000 người, trong đó khu vực thành thị là 218.000 người, khu vực nông thôn là 622.000 người, nếu chia theo nhóm ngành kinh tế thì số lao động tham gia trong nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ là 143.000 người, nông- lâm- ngư nghiệp là 566.000 người, dịch vụ là 131.000 người [44]. Là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu thương, chịu khó… nên đây là nơi thu hút được nhiều dự án đầu tư cả trong và ngoài nước. Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh trong nhiều năm qua không ngừng được quan tâm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Nhìn chung khi nghiên cứu về tình hình lao động ở Bình Định, có thể rút ra nhận xét sau:
Lực lượng lao động ở Bình Định rất dồi dào (chiếm gần 2/3 dân số của tỉnh), đa số là lao động ở khu vực nông thôn (chiếm 2/3 số lao động tham gia hoạt động kinh tế). Đây là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhưng cũng là khó khăn vì lao động ở nông thôn chủ yếu chưa qua đào tạo.
Năm 2008, số lao động của tỉnh làm việc trong các doanh nghiệp là 87.900 người (năm 2009 kế hoạch là 92.400 người). Trong đó, lao động làm việc trong các DNNN sau CPH là 7146 người. Về cơ cấu nhóm tuổi và cơ cấu trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong các DNNN sau CPH của tỉnh Bình Định như sau:
- Về cơ cấu nhóm tuổi lao động trong các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định [7]:
+ Dưới 18 tuổi: 5 người chiếm: 0,07%
+ Từ 18 tuổi đến 60 tuổi: 7137 người chiếm: 99,87%
+ Trên 60 tuổi: 4 người chiếm: 0,06%
- Về cơ cấu trình độ chuyên môn trong các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định [7]:
+ Chưa qua đào tạo: 3461 người chiếm: 48,43%
+ THCN, Dạy nghề: 2485 người chiếm: 34,77%
+ Cao đẳng, Đại học: 1196 người chiếm: 16,73%
+ Thạc sĩ trở lên: 4 người chiếm: 0,07%
Các số liệu trên cho thấy đa số lao động trong các DNNN sau CPH ở Bình Định là lao động trẻ, có trình độ học vấn cao và được đào tạo (trên 50%), có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển doanh nghiệp. Đây là đặc điểm quan trọng khác với lực lượng lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác, đặc biệt là DNTN. Tuy nhiên, vẫn còn 48,43% lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này chưa qua đào tạo, vì vậy cần có chính sách thích hợp từ phía Nhà nước cũng như từ phía doanh nghiệp để số lao động này được cống hiến hết khả năng, đem đến lợi ích cho doanh nghiệp cũng như cho bản thân họ.
Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai có thể khẳng định rằng lực lượng lao động ở tỉnh Bình Định là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp, đồng thời là nhân tố phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở BÌNH ĐỊNH
2.2.1. Thực trạng thu nhập theo lao động, theo vốn góp và theo phúc lợi tập thể của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở tỉnh Bình Định
Luật Lao động nước ta đã quy định rõ về mức lương và cách trả lương cho người lao động ở các doanh nghiệp. Hầu hết các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định đều thực hiện tốt và tuân thủ đúng quy định về tiền lương do Luật lao động và Nghị định 110/2008/NĐ-CP, ngày 10/10/2008 quy định: mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 theo các vùng như sau:
1. Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
2. Mức 740.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
3. Mức 690.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
4. Mức 650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Và mới đây nhất là Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng. Các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức trả lương như: lương thời gian, lương sản phẩm hoặc lương khoán.
Về lương thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động. Căn cứ để trả lương thời gian là thỏa thuận mức lương được ghi trong hợp đồng lao động và thời gian làm việc thực tế của người lao động để tính lương tháng, tuần, ngày, giờ. Còn lương sản phẩm thường được áp dụng ở những cơ sở sản xuất ra sản phẩm và sản phẩm có thể định mức được. Căn cứ để trả lương sản phẩm là đơn giá sản phẩm trên cơ sở định mức lao động và cấp bậc công việc nhân với số lượng, chất lượng sản phẩm.
Các DNNN sau CPH đã đạt được mục tiêu: quy mô về vốn điều lệ tăng, đa sở hữu về vốn, người lao động trong công ty đã làm chủ thực sự, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, ổn định việc làm, tăng thu nhập, hoạt động kinh doanh bước đầu có hiệu quả hơn trước. Đến hết năm 2008, các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định đã tạo việc làm ổn định cho 7.146 lao động với mức thu nhập bình quân 2.758.000 đồng/tháng [45]. Đây là mức thu nhập bình quân khá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, trong bộ phận DNNN sau CPH lại có sự chênh lệch rõ rệt về thu nhập của người lao động. Chẳng hạn, CTCP Khoáng sản thu nhập bình quân của người lao động năm 2007 là 5.500.000 đồng, năm 2008 tăng lên 5.580.000; CTCP Tư vấn thiết kế xây dựng thu nhập bình quân năm 2007 là 4.100.000 đồng, năm 2008 tăng lên 4.150.000…Trong khi đó vẫn còn một số doanh nghiệp thu nhập bình quân dưới 1 triệu đồng/tháng như: CTCP Vật liệu xây dựng Mỹ Quang (876.984 đồng/tháng), CTCP Xuất nhập khẩu (965.564 đồng/tháng) [47]. Sự chênh lệch này phần lớn phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào làm ăn có lãi, lợi nhuận lớn thì thu nhập của người lao động cao và ngược lại (xem bảng 2.3).
Trong các DNNN sau CPH ở Bình Định, phần lớn các doanh nghiệp lấy quy định về mức lương tối thiểu làm căn cứ chính để xây dựng định mức tiền lương và thu nhập đối với người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít người lao động trong các doanh nghiệp này hưởng lương theo mức khoán sản phẩm, tức là mức lương được xây dựng theo định mức lao động hoặc định mức đơn giá, bằng cách chọn một số người lao động có tay nghề cao làm mẫu rồi áp mức sản lượng đại trà cho người lao động. Cách xây dựng này gây thiệt thòi cho người lao động, do định mức lao động quá cao đã làm cho một số ít người lao động không thể đáp ứng được nên dẫn đến thu nhập thấp. Trong một số doanh nghiệp như CTCP Xuất nhậu khẩu … do làm ăn thua lỗ nên dẫn đến tình trạng trả lương chậm cho người lao động so với hợp đồng. Vì vậy vẫn còn một bộ phận nhỏ người lao động trong các doanh nghiệp này đời sống còn nhiều khó khăn.
Bảng 2.3: Thu nhập bình quân của người lao động trong các
DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định
ĐVT: VNĐ
TT
Tên đơn vị
Thu nhập bình quân
Năm 2007
Năm 2008
1
CTCP In và bao bì Bình Định
2.243.000
2.500.000
2
CTCP Thủy sản Bình Định
1.500.000
1.600.000
3
CTCP Thủy sản Hoài Nhơn
1.400.000
1.500.000
4
CTCP Tàu thuyền
1.520.000
1.550.000
5
CTCP Xây lắp điện Tuy Phước
1.750.000
1.850.000
6
CTCP Xây dựng Bình Định
1.500.000
1.700.000
7
CTCP Hàng hải Bình Định
2.100.000
2.200.000
8
CTCP Vận tải và KDTH Bình Định
2.200.000
2.500.000
9
CTCP Xây dựng thủy lợi
1.600.000
1.650.000
10
CTCP Hóa chất và BB Nhơn Thành
1.208.333
1.200.000
11
CTCP Xây lắp điện An Nhơn
1.500.000
1.600.000
12
CTCP VLXD Mỹ Quang
876.984
876.984
13
CTCP Xây lắp công nghiệp
2.100.000
2.200.000
14
CTCP Khoáng sản
5.500.000
5.800.000
15
CTCP PETEC Bình Định
2.454.724
2.500.000
16
CTCP Xây lắp tổng hợp
1.450.000
1.500.000
17
CTCP Phân bón và DVTH
1.500.000
1.500.000
18
CTCP Gạch Tuynen
2.400.000
2.500.000
19
CTCP Đường Bình Định
2.405.000
2.405.000
20
CTCP Đông lạnh Quy Nhơn
1.200.000
1.250.000
21
CTCP Bến Xe Khách BĐ
1.880.000
1.900.000
22
CTCP Xây dựng giao thông
1.500.000
1.600.000
23
CTCP Tư vấn TK xây dựng
4.100.000
4.150.000
24
CTCP Tư vấn TK giao thông
3.800.000
3.900.000
25
CTCP TVTK Thủy lợi TĐ
1.680.000
1.680.000
26
CTCP Vật tư tổng hợp
2.000.000
2.000.000
27
CTCP Du lịch Bình Định
1.474.000
1.474.000
28
CTCP Giày Bình Định
920.000
1.390.000
29
CTCP Xuất nhập khẩu
965.564
965.564
30
CTCP VTKTNN Bình Định
4.343.664
4.343.664
31
CTCP Quản lý GT thủy bộ
1.700.000
1.700.000
32
CTCP Sách và thiết bị giáo dục
2.554.550
2.752.000
33
CTCP XDPT đô thị
1.000.000
1.000.000
34
CTCP Đầu tư PT miền núi
1.200.000
35
CTCP Bia SG miền trung
4.150.000
4.150.000
Nguồn: UBND Bình Định, Sở Kế hoạch và đầu tư (năm 2009), Báo cáo tình hình thu nhập của người lao động trong các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định đến năm 2009.
Ngoài tiền lương được nhận hàng tháng, tuần như đã ký kết trong hợp đồng, người lao động trong các DNNN sau CPH còn được nhận tiền thưởng nếu họ làm việc tốt hơn mức quy định của doanh nghiệp. Qua khảo sát thực tế một số DNNN sau CPH cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng chế độ tiền thưởng để động viên khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động. Theo báo cáo của Liên đoàn lao động tỉnh thì có trên 90% DNNN sau CPH thực hiện chế độ thưởng cho công nhân.(Liên đoàn lao động tỉnh Bình Định (2007), Kết quả điều tra về tình hình lao động trong khối doanh nghiệp). Tuy nhiên, mức độ thưởng cho người lao động trong từng doanh nghiệp lại khác nhau. Đa số các doanh nghiệp mức thưởng hàng năm chỉ bằng tháng lương thứ 13, một số ít doanh nghiệp có thêm tháng lương thứ 14. Các doanh nghiệp này đặc biệt quan tâm và trả tiền thưởng cao cho các sáng kiến của người lao động trong quá trình sản xuất. Đây là hình thức thưởng nóng rất đáng khích lệ để thu hút chất xám về cho doanh nghiệp.
Một điểm khác biệt giữa các DNNN sau CPH so với các DNTN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là người lao động được doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn thông qua các quỹ phúc lợi của doanh nghiệp. Hàng năm các doanh nghiệp này đã có nhiều hình thức thăm hỏi, hiếu hỉ, tổ chức sinh nhật, tham quan…cho người lao động, cho con em và người thân trong gia đình họ. Nhiều gia đình thuộc diện chính sách như gia đình thương binh, gia đình có công với cách mạng… rất được quan tâm. Các doanh nghiệp có nhiều hình thức khen thưởng đối với con em người lao động học giỏi thông qua các ngày như Quốc tế thiếu nhi 1.6, rằm tháng 8…Nhìn chung đối với các doanh nghiệp này các quỹ phúc lợi được sử dụng một cách có hiệu quả và người lao động rất hài lòng khi được doanh nghiệp quan tâm đến bản thân và gia đình họ.
Như phần trên đã đề cập đến, một bộ phận người lao động trong các DNNN sau CPH có cổ phần trong công ty, trở thành người chủ sở hữu một bộ phận tài sản của công ty, vì vậy ngoài tiền lương, tiền thưởng, thu nhập từ quỹ phúc lợi…họ còn nhận được lợi tức tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty. Vì vậy đời sống của bộ phận người lao động này khá hơn rất nhiều so với trước đây và so với những người không có thu nhập từ lợi tức cổ phần. Tuy nhiên, số lao động có cổ phần trong các doanh nghiệp này chưa nhiều. Năm 2008 tổng số lao động có cổ phần trong 35 DNNN sau CPH là 3750 người, chiếm 52,48%. Trong CTCP Xuất nhập khẩu Bình Định, con số này là 46,6%; CTCP Giày Bình Định là 32,8%, CTCP Khoáng sản Bình Định là 65,17%... [39].
Năm 2008 người lao động có cổ phần trong CTCP khoáng sản được hưởng mức cổ tức lên đến 35%. Điều này đã nâng mức thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp lên đến 5.800.000 đồng. Mức cổ tức của CTCP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định đạt 31%; CTCP Tư vấn thiết kế giao thông đạt 21%, thu nhập bình quân là 3.900.000 đồng. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp do làm ăn không đạt hiệu quả nên người lao động mặc dù có cổ phiếu nhưng thu nhập bình quân lại không cao so với người lao động không có cổ phiếu ở các doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, CTCP Du lịch Bình Định mức lợi tức năm 2008 chỉ đạt 4%, thu nhập bình quân của người lao động là 1.474.000 đồng. Trong khi đó người lao động không có cổ phần ở CTCP Vật tư tổng hợp thu nhập bình quân năm 2008 đạt tới 2.000.000 đồng…[39].
Nhà nước quy định mỗi năm công tác cho khu vực DNNN người lao động được mua tối đa 1.000.000 đồng tương ứng 100 cổ phiếu được giảm 40% so với giá đấu bình quân thành công. Nếu giá đấu bình quân thành công quá cao thì người lao động bị thiệt, thậm chí không có khả năng tài chính để mua, do đó buộc họ phải bán cho người khác. Điều này đã làm cho mục tiêu đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động trong DNNN sau CPH ít thực hiện được. Vì vậy cần có giải pháp để người lao động ngày càng có điều kiện tham gia làm chủ công ty, có như vậy lợi ích của họ mới thực sự được đảm bảo.
2.2.2. Thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, ký kết thỏa ước lao động tập thể
Hiện nay việc tuyển dụng lao động và đào tạo nghề trong tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Cung về lao động phổ thông cao hơn nhiều so với cầu. Còn lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề tốt nghiệp từ những trường đào tạo có chất lượng thực sự rất khan hiếm đối với các doanh nghiệp. Do tình hình thiếu hụt lao động nên nhiều doanh nghiệp tiếp nhận lao động bất cứ thời điểm nào trong năm và về điều kiện tuyển dụng cũng dễ dãi và hạ thấp hơn về trình độ văn hóa. Năm 2008, số phiên giao dịch việc làm của cả tỉnh lên đến 20 lần, có đến 223 lượt đơn vị tham gia. Số người đăng ký tìm việc làm là 812 người (năm 2009 kế hoạch là 600 người), trong đó số người được tuyển dụng qua hội chợ là 300 người (năm 2009 kế hoạch là 250 người). Bên cạnh đó, các trung tâm dịch vụ việc làm cũng hoạt động rất sôi nổi. Năm 2008, số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 20.700 người (năm 2009 kế hoạch là 21.000 người), trong đó số người tìm được việc làm là 1.500 người ( năm 2009 kế hoạch là 2000 người) [44].
Hợp đồng lao động là một trong những nội dung chủ yếu trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nó đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên trong quá trình làm việc, đồng thời nó thể hiện sự tôn trọng quyền lựa chọn làm việc của người lao động trên cơ sở thỏa thuận và hợp tác cùng có lợi. Hợp đồng lao động cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp lao động.
Theo số liệu điều tra việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động trong các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định như sau:
Bảng 2.4: Tình hình ký kết hợp đồng lao động trong các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Số lao động làm việc (người)
9.414
7.146
Số lao động đã ký kết HĐLĐ (người)
8.660
6.656
Tỷ lệ (%)
92
93,1
Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Bình Định (2009), Báo cáo số liệu tổng hợp khảo sát về hợp đồng lao động và ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Qua bảng 2.4 cho thấy, việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động trong các DNNN sau CPH ở tỉnh Bình Định được thực hiện khá cao, chiếm tỷ lệ trên 90%. Điều này cũng xuất phátt từ tiền đề trước đây là DNNN nên lợi ích của người lao động được quan tâm nhiều hơn. Sau CPH, các doanh nghiệp này vẫn duy trì được việc đảm bảo lợi ích người lao động thông qua ký kết hợp đồng.
Đa số người lao động trong các DNNN sau CPH đều được ký kết hợp đồng nhưng về hình thức ký kết hợp đồng lại có sự khác nhau.
Bảng 2.5: Khảo sát tình hình ký kết các loại hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp của tỉnh Bình Định
DNNN sau CPH
DNTN
Số lượng doanh nghiệp được khảo sát
35
810
Tổng số lao động
9.414
16.949
Số lao động đã ký HĐLĐ
8.660
9.321
Tỷ lệ %
92%
55%
Tỷ lệ các loại hợp đồng lao động
Không xác định thời hạn
24,75%
10,8%
12 tháng đến 36 tháng
52,45%
38,12%
Dưới 12 tháng
22,8%
51,08%
Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Bình Định (06/2008), Báo cáo số liệu tổng hợp khảo sát về hợp đồng lao động và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp của tỉnh Bình Định.
Qua phân tích ở bảng 2.5 cho thấy: Tỷ lệ người lao động ở các DNTN được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn chiếm 10.8%. Điều này cho thấy người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này còn nhiều e ngại khi ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn mà nguyên nhân chủ yếu là do những quy định của Bộ Luật lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn có những điểm chưa phù hợp như: ưu ái cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần phải lý do, chỉ cần tuân thủ thời gian báo trước. Còn người sử dụng lao động bị ràng buộc nhiều hơn khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Ngược lại với các DNTN, các DNNN sau CPH ở Bình Định có sự khác biệt: Tỷ lệ người lao động được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn chiếm tới 24,75%, cao hơn 2 lần so với các DNTN; đặc biệt số lao động được ký hợp đồng lao động từ 12→ 36 tháng chiếm trên 50%, trong khi đó tỷ lệ này trong các DNTN chỉ là 38,12%; số lao động được ký kết hợp đồng lao động dưới 12 tháng trong các DNNN sau CPH chiếm 22,8%, trong các DNTN là 51,08%. Điều này cho thấy các DNNN sau CPH quan tâm đến người lao động nhiều hơn thông qua ký kết hợp đồng lao động. Bởi vì, với trên 50% người lao động ký hợp đồng dưới 12 tháng trong các DNTN đã nói lên rằng các DNTN đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật lao động của người lao động để ký hợp đồng lao động ngắn hạn nhằm né tránh việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động như: đóng BHXH, nâng lương, nâng bậc hoặc khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì ít bị ràng buộc về lý do hoặc thời gian báo trước.v.v…
Mặc dù so với loại hình DNTN, trong các DNNN sau CPH lợi ích của người lao động thông qua ký kết hợp đồng được đảm bảo hơn nhưng trong các doanh nghiệp này vẫn còn tới 22,8% người lao động ký hợp đồng dưới 12 tháng. Đây không phải là con số cao so với các loại hình doanh nghiệp khác nhưng cao vì các doanh nghiệp này có tiền đề từ các DNNN, vì vậy lợi ích của người lao động phải được thực hiện một cách tương đối.
Việc ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn giống con dao hai lưỡi. Đối với người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn thì được hưởng lợi từ việc né tránh thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Còn đối với người lao động khi được ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn, họ cảm thấy không được doanh nghiệp quan tâm, từ đó ít gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, không toàn tâm toàn ý phục vụ doanh nghiệp. Thậm chí, trong điều kiện khan hiếm lao động, họ có thể rời bỏ doanh nghiệp bất cứ lúc nào họ muốn.
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu trong doanh nghiệp, để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Công đoàn đại diện cho tập thể lao động tham gia thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thông qua việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tổ chức Công đoàn làm tốt hơn chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Ở Bình Định hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở SXKD đều có nội quy lao động hoặc quy chế hoạt động, thỏa ước lao động tập thể tự xây dựng. Nhưng chỉ có một số doanh nghiệp có đăng ký tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Riêng đối với các DNNN sau CPH thì việc ký thỏa ước lao động tập thể được thực hiện tương đối nghiêm túc, đạt 100%[38]. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp này thỏa ước lao động tập thể chưa cụ thể hóa được nhiều hành vi vi phạm và các hình thức xử lý kỷ luật, do đó khi xảy ra vi phạm còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức xử lý. Hơn nữa, thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp này chủ yếu là thỏa thuận lại các điều khoản theo quy định của pháp luật hoặc một số vấn đề xã hội khác như: tham quan, nghỉ m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- bia.doc