Luận văn Lợi nhuận và biện pháp chủ yếu góp phần tăng lợi nhuận của Công ty TNHH ALPHANAM Hà Nội

Công ty ALPHANAM là một công ty TNHH, một công ty đang trên đà phát triển. Công ty được thành lập ngày 14/8/1995, tuy còn rất trẻ song ALPHANAM đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh ngày nay, với thị trường tiêu thụ rộng khắp trên cả nước và một số nước trên thế giới, ALPHANAM đã chứng tỏ được chất lượng sản phẩm của mình tạo được niềm tin và uy tín đối với các khách hàng.

Công ty ALPHANAM hoạt động trong ba lĩnh vực: sản xuất, xây lắp, thương mại và chuyển giao công nghệ. Là một trong số ít những công ty Việt Nam đầu tiên được cấp chứng chỉ Quốc tế ISO 9001:2000 cho toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của mình,

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và biện pháp chủ yếu góp phần tăng lợi nhuận của Công ty TNHH ALPHANAM Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uanh giá trị của hàng hoá. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu giá bán hàng hoá, dịch vụ hợp lý mà người tiêu dùng chấp nhận thì doanh thu bán hàng sẽ tăng, dẫn tới lơị nhuận của Doanh nghiệp tăng. Bên cạnh đó chúng ta có thể áp dụng những biện pháp giảm giá, chiết khấu bán hàng để kích thích nhu cầu của khách hàng. 2.5. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp. Đây là nhân tố có quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Nếu chi phí tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, bởi lẽ một đồng chi phí không hợp lệ đều làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra cho nhà quản lý của Doanh nghiệp là phải kiểm soát được tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và đặc biệt là chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp. Ngoài năm nhân tố trên, lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, kết cấu mặt hàng kinh doanh của Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố thuộc về khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau. Để đánh giá được chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là hệ số sinh lời. Sau đây là một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá lợi nhuận tại các Doanh nghiệp. 3.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ . 100 % Doanh thu Doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận ròng. 3.2 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận trứoc trong kỳ .100 % Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng đưa lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi tiền vay. Như vậy, nó cũng phản ánh mức sinh lời của đồng vốn có tính đến ảnh hưởng cảu lãi vay nhưgn chưa tính đến ảnh hưỏng của thuế thu nhập doanh nghiệp. . 3.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh. Là mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ được xác định bằng công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ .100% ròng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng hay là đưa lại bao nhiêu đồng lãi thực. 3.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Là mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ, được xác định theo công thức sau : Tỷ suất lợi nhuận vốn = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ . 100% chủ sở hữu trong kỳ Vốn chủ hữu bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả mỗi đồng vốn sở hữu ở trong kỳ có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Hiệu quả vốn chủ sở hữu một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn, mặt khác phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn, mặt khác phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn hay trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp. 3.5 Tỷ suất lợi nhuận gía thành Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế . 100% giá thành Giá thành toàn bộ sản phẩm Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí hoặc giá thành toàn bộ bỏ vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nó cho biết cứ mỗi đồng hoặc giá thành thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. II- Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 1. Biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: Trong cơ chế thị trường, giá cả hàng hoá được hình thành theo qui luật cung cầu, giá cả xoay quanh giá trị. Để có thể tăng được lợi nhuận thì một trong những phương pháp cơ bản là giảm chi phí hoạt động kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Hạ giá thành trước hết là tiết kiệm chi phí vật tư, chi phí quản lí tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và giảm bớt được nhu cầu vốn lưu động. Mặt khác, hạ giá thành sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần: a) - Tăng năng suất lao động: Là tăng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Để tăng năng suất lao động cần: - Cải tiến, đổi mới trang thiết bị cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm. - Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị, sử dụng hết công suất của máy nhằm giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm. - Tổ chức, sắp xếp lao động hợp lí, đảm bảo đúng người đúng việc, có biện pháp khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động. b) - Giảm chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung. Đó là những khoản chi phí bỏ trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn giảm chi phí trực tiếp chúng ta phải: - Sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguyên vật liệu bằng cách xây dựng kế hoạch hợp lí từ khâu thu mua vật liệu dự trữ trong doanh nghiệp đến việc cung ứng cho đơn vị sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục. Thường xuyên kiểm tra, rà soát định mức tiêu hao vật tư của đơn vị. - Tiết kiệm chi phí nhân công như: Sử dụng có hiệu quả tiền lương, tiền thưởng, khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động, tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức sắp xếp lao động hợp lí nhằm phát huy mọi khả năng của người lao động. - áp dụng công nghệ mới, sử dụng vật liệu trong nước thay thế vật liệu ngoại nhập trên cơ sở đảm bảo chất lượng để giảm chi phí. c) - Tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả. Lợi nhuận của doanh nghiệp có được và nâng cao chỉ khi nào có một cơ cấu vốn phù hợp và được sử dụng có hiệu quả. Vậy muốn đạt được điều đó chúng ta cần: - Xác định nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và tác động thiết thực vì tránh được trình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lí và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường và liên tục. - Huy động, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải lựa chọn các phương pháp, hình thức thích hợp huy động nguồn vốn bên trong và bên ngoài, đáp ứng kịp thời các nhu cầu cho hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. - Tăng công suất sử dụng TSCĐ giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm phát huy chức năng giám đốc tài chính trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. 2. Tăng thêm doanh thu và nâng cao chất lượng sản phẩm Để tăng thêm doanh thu trước hết doanh nghiệp phải tăng khối lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ tiêu thụ. Đây là biện pháp quan trọng nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng tăng thêm sản lượng sản phẩm tiêu thụ của các doanh nghiệp ở nước ta còn rất lớn vì đại đa số các doanh nghiệp chưa sử dụng hết công suất máy móc thiết bị của mình. Nếu chúng ta biết tận dụng công suất máy móc thiết bị thì việc tăng sản lượng ngay từ nội lực của doanh nghiệp là một khẳ năng hoàn toàn có thể thực hiện được. Đi đôi với tăng sản lượng sản phẩm các doanh nghiệp còn phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịnh vụ cung ứng. Bởi vì chất lượng được nâng cao sẽ giữ chữ tín đối với người tiêu dùng và giữ được giá bán làm cho doanh thu sẽ tăng. Những trường hợp làm hàng giả, kém chất lượng đưa ra thị trường đã chứng minh doanh nghiệp không thể tồn tại được. Ngoài ra các doanh nghiệp cần các biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ, có chính sách giá bán hợp lý, linh hoạt đồng thời đa dạng hoá các tiếp thị, hình thức thanh toán tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm như: Quảng cáo, các dịch vụ sửa chữa bảo hành sản phẩm để thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn. 3. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý của tổ chức bộ máy. Tổ chức tốt hoạt động quản lí sản xuất kinh doanh, khâu cung ứng sản phẩm, hàng hoá, khai thác tối đa khả năng người lao động sẽ góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tổ chức bộ máy các phòng ban chức năng và sắp xếp lao động hợp lí đảm bảo sự quản lí chặt chẽ, nghiêm khắc của cấp trên đối với cấp dưới và sự kiểm soát giữa các bộ phận với nhau, nhằm giảm chi phí quản lý trong giá thành sản xuất . Chương II PHÂN TíCH TìNH HìNH LợI NHUậN Và HIệU QUả SảN XUấT KINH DOANH CủA công ty TNHH ALPHANAM Hà Nội I - quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH ALPHANAM Quá trình hình thành và phát triển của công ty : gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Công ty TNHH ALPHANAM được thành lập theo quyết định số 2001/GP-UB của UBND Thành phố Hà nội cấp ngày 14/8/1995. Công ty có tên giao dịch là: côngty TNHH ALPHANAM Tên giao dịch quốc tế: ALPHANAM Co.Limited ALPHANAM –Installation and Trading Trụ sở chính : 79 mai hắc đế Hà Nội Email: ALPHANAM @ hn.vnn.vn Điện thoại : 04 3 731 067 Fax: 043 263 335 Các văn phòng đại diện tại Tp HCM, Đà nẵng , Singapore Công ty ALPHANAM là một công ty TNHH, một công ty đang trên đà phát triển. Công ty được thành lập ngày 14/8/1995, tuy còn rất trẻ song ALPHANAM đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh ngày nay, với thị trường tiêu thụ rộng khắp trên cả nước và một số nước trên thế giới, ALPHANAM đã chứng tỏ được chất lượng sản phẩm của mình tạo được niềm tin và uy tín đối với các khách hàng. Công ty ALPHANAM hoạt động trong ba lĩnh vực: sản xuất, xây lắp, thương mại và chuyển giao công nghệ. Là một trong số ít những công ty Việt Nam đầu tiên được cấp chứng chỉ Quốc tế ISO 9001:2000 cho toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của mình, 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý CủA CÔNG TY Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng Marketing KCS Phòng Thiết kế Phòng tổ chức Nhà máy cơ khí thiết bị Nhà máy SMC- COMPOSITE Giám đốc 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty Trước đây khi sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, số lượng đơn đặt hàng chưa nhiều, công ty chỉ tổ chức sản xuất với quy mô nhỏ, sản phẩm chỉ là vỏ tủ hoặc tủ điện đơn chiếc. Ngày nay, với sự lớn mạnh của công ty sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại. Ngoài các sản phẩm truyền thống phục vụ cho ngành điện, công ty đã mở rộng danh sách các đối tác của mình như ngành thuỷ lực. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức sản xuất ngày càng đa dạng, có nhiều tổ, đội sản xuất. Các đơn vị trực thuộc Công ty ALPHANAM bao gồm: * Nhà máy thiết bị điện ALPHANAM: Chuyên sản xuất các loại tủ bảng điện trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Hệ thống quản lý của nhà máy theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 nhằm tạo ra những sản phẩm tủ bảng điện chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. * Nhà máy cơ khí ALPHANAM: Chuyên chế tạo các loại máy móc chuyên dùng trong các ngành công nghiệp chế tạo máy, đóng tàu, giao thông vận tải đường sắt như các sản phẩm cơ khí, máy ép thuỷ lực các loại, máy kéo nén thí nghiệm, dây chuyền sản xuất đồng bộ. * Xí nghiệp chế tạo khuôn mẫu: Chuyên chế tạo các loại khuôn mẫu ứng dụng trong các ngành sản xuất ô tô, xe máy, điện công nghệ, thiết bị văn phòng, nội thất cao cấp. * Xí nghiệp thi công cơ giới và lắp máy ALPHANAM: Chuyên lắp đặt các thiết bị máy móc công nghiệp, dây chuyền sản xuất đồng bộ, tự động hoá cao cho các công trình xây dựng, nhà máy xi măng, thép, cao su, hoá chất, cơ khí dân dụng và công nghiệp. * Trung tâm thiết bị và chuyển giao công nghệ 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Để đảm bảo tốt công tác tài chính kế toán nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc công ty, giúp cho giám đốc xây dựng được chiến lược kinh doanh nhanh chóng nhằm tối đa hoá lợi nhuận.. Sơ đồ bộ máy kế toán: Kế toán trưởng toánTRưởng Kế toán tại nhà máy Kế toán tập hợp K/toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng K/toán, Khấu hao, tiền lương, bảo hiểm, xã hội Kế toán thanh toán Kế toán NVL, CCDC Kế toán tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 1999-2000. Bảng 1: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty. Đơn vị tính: Triệu Đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2001 so với (%) 1999 2000 Vốn kinh doanh 22.298 27.081 33819 51.7 24.9 Doanh thu thuần 23.377 30.409 43.125 84,5 41,4 Lợi nhuận trước thuế 121 149 247 104,13 65,7 Nộp ngân sách nhà nước 39 48 79 102,56 64,6 Số cán bộ công nhân viên 120 138 160 Thu nhập bình quân 0,7 0,85 1 42,8 17,6 Nhìn vào bảng trên ta thấy: - Công ty ALPHANAM là công ty hoạt động liên tục mang lại lợi nhuận. Năm 2001 là 247 triệu đồng tăng 65,7% so với năm 2000 và tăng 104,13% so với năm 1999. - Công ty hoạt động không những mang lại lợi nhuận mà còn đảm bảo thực hiện đầy đủ những chỉ tiêu chủ yêú như : - Bảo đảm tăng trưởng vốn kinh doanh. Năm 2001 là 33 819 triệu đồng tăng 24,9 % si với năm 2000 và tăng 51, 7% so với năm 1999. - Bảo đảm nộp đủ ngân sách nhà nước. Năm 2001 nộp 79 triệu đồng tăng 64,6 % so với năm 2000 và tăng 102,56% so với năm 1999. - Bảo đảm mức thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày một cao. Năm 2001 là 1 triệu đồng tăng 42,8b% so với năm 1999 và tăng 17,6 % so với năm 2000. II tình hình lợi nhuận của công ty Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty. Cơ cấu lợi nhuận của công ty. Bảng 2 : Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của công ty. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2001 so với Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ trọng 1999 2000 Lợi nhuận trước thuế 120 100 149 100 247 100 105,8 65,8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 117 97,5 330 221,5 851 344,5 627,3 157,9 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 2 1,6 -181 -121,5 -52 21,1 - 2500,0 - 71,27 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường. 1 O,8 - - - 552 -223,5 - 55100,0 - Qua bảng phân tích trên ta thấy: - Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chính qua 3 năm đều tăng. Năm 2001 là 851 triệu đồng tăng 627,3 % so với năm 1999 và tăng 157,5 % so với năm 2000, và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lợi nhuận, năm 1999 là 97,5 % tăng lên 344,5 % năm 2001. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty có hiệu quả và là nguồn thu nhập chủ yếu của công ty. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thưòng lỗ làm cho tổng lợi nhuận của công ty giảm. lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2001 là - 52 triệu đồng giảm 2500, 0 % so với năm1999 và giảm 71,27 % so với năm 2000, vì công ty có đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng không có hiệu quả tức là không có thu nhập từ hoạt động tài chính, hơn nữa hàng năm phải trả gần một rỷ tiền lãi vay làm cho chi phí hoạt động tài chính cao dẫn đến không còn lợi nhuận và bị lỗ. - Đối với hoạt động bất thường năm 2001 lỗ 552 triệu đồng, tỷ trọng của lợi nhuận thu được từ hoạt động này chiếm nhỏ so với lợi nhuận của doanh nghiệp, năm 1999 là 0,8 %. Sở dĩ bị lỗ là do chi phí thanh lỹ nhượng bán tài sản cố định cao, thu nhập từ hoạt động này lại thấp, thu không đủ chi. Nhìn chung, tổng lợi nhuận của công ty qua các năm đều tăng, có thể nói công ty làm ăn vẫn có lãi dù rằng số lãi này không cao ( năm1999 là 120 triệu dồng, năm 2000 là 149 triệu đồng, năm 2001 là 247 triệu đồng.). Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Như ta đã biết : Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Từ công thức này ta thấy doanh thu và chi phí là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Nếu doanh thu được cao và quản lý tốt chi phí sẽ làm cho lợinhuận và ngược lại quản lý không tốt sẽ làm giảm lợi nhuận. Bảng 3: Phân tích tình hình lợi nhuận sản xuất kinh doanh của công ty ALPHANAM (1999 – 2001). Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2001 so với Số tiền %/ DTT Số tiền %/ DTT Số tiền %/ DTT 1999 2000 Tổng doanh thu 23377 100 30958 100 43376 100 85,55 40,1 Các khoản giảm trừ - - 468 1,51 251 0,58 - - Doanh thu thuần 23377 100 30490 98,49 43125 99,42 84,5 41,4 Giá vốn hàng bán . 21766 93,1 28579 93,7 40393 93,7 85,6 41,3 Lợi nhuận gộp 1611 6,9 1911 6,3 2732 6,3 69,58 43,0 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1492 6,4 1527 5,3 1736 4,0 16,4 13,7 Chi phí bán hàng 1 0,004 53 0,2 145 0,3 1440 173,6 Thuế thu nhập DN 39 0,17 48 0,16 79 0,18 102,5 6 64,6 Lợi nhuận trước thuế hoạt động SXKD 117 0,5 330 1,1 851 2 627,3 157,9 Lợi nhuận sau thuế hoạt động SXKD 82 0.35 101 0,33 168 0,39 104,8 66,3 Lợi nhuận trước thuế hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 là 851 triệu đồng tăng 627,3 % (+ 734triệu đồng) so với năm 1999 và tăng 157 % (+521 triệu đồng) so với năm 2000 là do ; Tổng doanh thu làm cho lợi nhuận tăng. Năm 2001 đạt 43376 triệu đồng tăng 85,55 % so với năm 1999 và tăng 40,1 % so với năm 2000. Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố quan trọng và chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu công ty tiếc kiệm được chi phí sản xuất sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên và ngược lại. Năm 2001 đạt 10393 triệu đồng tăng 85,6 % so với năm 1999 và tăng 41,3 % so với năm 2000, tỷ trọng chi phi phí so với doanh thu thuần là 93,1 % năm 1999 lên 93,7 % năm 2001. Năm 1999 cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng hóa chiếm 93,1 đồng, lãi gộp là 6,9 đồng, trong đó phí quản lý doanh nghiệp là 6,4 đồng, chi phí bán hàng là 0,004 đồng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 0,5 đồng. Năm 2000 giá vốn hàng bán tăng lên 93,7 đồng là do giá cả nguyên vật liệu thay đổi làm cho lãi gộp giảm còn 6,3 đồng nhưng do chi phí quản lý doanh nghiệp giảm còn 5,3 đồng nên lợi nhuận trước thuế tăng lên là 1,1 đồng. Như vậy, năm 2000 so với năm 1999 , trong 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán tăng lên 93,7 - 93,1 = 0,6 đồng, và do chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống 5,3 – 6,4 = - 1,1 đồng làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên là 1,1 – 0,5 = 0,6 đồng. Sang năm 2001 thì giá vốn hàng bán ra và lãi gộp tương đương với năm 2000 là 93,7 đồng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm đi một mức đáng kể nữa, chỉ còn 4,0 đồng, mặc dù doanh thu tăng lên, vì vậy làm cho lợi nhuận tăng lên là 2 đồng. Chi phí sản xuất tạo ra sản phẩm là biều hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động và lao động mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong kỳ kinh doanh. Phấn đấu hạ giá thành sản xuất là phương hướng cơ bản, lâu dài để tăng lợi nhuận và tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Để hạ được giá thành sản xuất hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ (giá vốn hàng bán) đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng tổng hoà các biện pháp, đó là việc quản lý chặt chẽ quá trình thu mua hàng hoá, sử dụng tiếc kiệm tiền vốn, sức lao động, nguyên vật liệu, thiết bị …Song vẫn đảm bảo chất lượng hàng hó bán ra. Bảng 4 : Tình hình quản lý các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của công ty ALPHANAM Hà Nội.(2001- 2002) Chỉ tiêu 2000 2001 Ch/lệch 2000/2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Chi phí nguyên vật liệu 18352 64,4 26835 66,4 8483 46,2 Chi phí nhân công 7120 25,0 9519 23,6 2399 33,7 Khấu hao tài sản cố định 1015 3,5 2173 5,4 1158 114,1 Chi phí dịch vụ mua ngoài 985 3,4 870 2,1 - 115 - 11,7 Chi phí bằng tiền khác 1107 3,9 996 2,5 - 111 - 10,0 Tổng chi phí 28579 100 40393 100 11814 41,3 Nhìn chung, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2001đạt 40.393 triệu đồng tăng 41,3% so với năm 2000. Trong đó: - Chi phí nguyên vật liệu: khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và tăng từ 64,2% năm 2000 lên 66,4% năm 2001. Năm 2001 đạt 26.835 triệu đồng tăng 46,2% so với năm 2000. Do sự biến động về giá cả của các loại vật tư trên thị trường, hơn nữa công tác quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu chưa tốt. Khoản chi phí này chỉ cần tăng hoặc giảm 1% thì nó cũng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. - Chi phí nhân công: Đối với Công ty kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất, xây lắp thì chi phí nhân công bao giờ cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Trong hai năm qua, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng từ 25,0% năm 2000 và giảm xuống 23,6% năm 2001 vì Công ty đã quản lý ngày công chặt chẽ, tránh được tình trạng "làm cho đủ công". Khoản mục chi phí này năm 2001 là 9.519 triệu đồng tăng 33,7% so với năm 2000. - Khấu hao TSCĐ: Năm 2000 chỉ là 1.015 triệu đồng sang năm 2001 là 2.173 triệu đồng tăng 114,1% so với năm 2000. Nguyên nhân là do Công ty đã đầu tư mua sắm thêm máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho khấu hao tính vào chi phí này cũng tăng lên. Việc chi phí khoản mục này tăng lên cũng phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty còn thấp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Năm 2001 là 870 triệu đồng giảm 11,7% so với năm 2000. Tỷ trọng cũng giảm 3,4% năm 2000 xuống còn 2,1% năm 2001. Chứng tỏ chi phí này đa không tăng mà còn giảm so với tốc độ tăng doanh thu. - Các chi phí bằng tiền khác: Năm 2001 khoản chi phí này là 996 triệu đồng giảm 10% so với năm 2000, tỷ trọng giảm từ 3,9% năm 2000 xuống còn 2,5% năm 2001. Điều này cho thất Công ty đã quản lý khoản mục chi phí này có hiệu quả. Việc giảm đáng kể một số khoản mục chi phí là kết quả đáng khích lệ, do đó lợi nhuận đạt được ngày càng cao. Tuy vậy, với mục tiêu phải tiết kiệm chi phí để tối đa hoá lợi nhuận, Công ty cần phải phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn nữa để góp phần giảm chi phí. c- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2001 là 1.736 triệu đồng, mặc dù tỷ trọng chi phí so với doanh thu giảm từ 6,4% năm 1999 xuống 4,0% năm 2001 nhưng vẫn tăng 16,4% so với năm 1999 và tăng 13,7% so với năm 2000 là do Công ty quản lý chưa tốt các loại chi phí không cần thiết. Ví dụ: Tiền điện thoại năm 2000 là 72 triệu đồng, năm 2001 là 90 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2000. Tiền tiếp khách năm 2000 là 36 triệu đồng, năm 2001 là 50 triệu đồng tăng 28% so với năm 2000 Nhìn chung lợi nhuận của công ty tuy có chiều hướng gia tăng lợi nhuận đạt được còn thấp mà nguyên nhân là do tỉ lệ các khoản chi phí giá vốn hàng bán còn lớn so với doanh thu. Vậy công ty cần phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để tiếc kiệm các khoản chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận. Để đánh giá đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta xem tình hình sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Bảng 5; Nguồn vốn và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty. Đơn vị tính; Triệu đồng. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2001 so với Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1999 2000 Vốn kinh doanh 22298 100 27081 100 33819 100 51,7 24,9 Vốn chủ sở hữa 15314 68,68 15410 56,9 20574 60,84 34,3 33,5 Vốn vay 6983 31,32 11671 43,1 13245 39,16 89,7 13,5 Vốn cố định. 5817 26,1 6108 22,5 5500 16,3 - 5,5 - 9,9 Vốn lưu động. 16481 73,9 20973 77,5 2831983,7 83,7 71,8 35,0 Nhìn vào bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của công ty dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một tăng. Năm 2001 đạt 33819 triệu đồng tăng 51,7 % so với năm 1999 và tăng 24,9 % so với năm 2000. Trong đó, vốn cố định năm 2001 đạt 5500 triệu đồng giảm 5,5 % so với năm 1999 và giảm 9,9 % so năm 2000, tỷ trọng vốn cố định giảm từ 26,1 5 năm 1999 xuống 16,3 % năm 2001. Vốn lưu động năm 2001 là 28319 triệu đồng tăng 71,8 5 so với năm 1999 và tăng 35,0% so với năm 2000, tỷ trọng vốn lưu động năm 1999 là 73,9 % tăng lên 83,7 % năm 2001. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh được diễn ra ổn định, thường xuyên, liên tục, công ty đã không ngừng tăng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong mấy năm qua lợi nhuận tạo ra không nhiều nên vốn tăng lên là do công ty vay tín dụng, năm 2001 vay 13245 triệu đồng tăng 89,7 % so với năm 1999 và tăng 13,5 % so với năm 2000. Vốn vay tăng nhanh một mặt làm cho quy mô kinh doanh được mở rộng, nhưng mặt khác cũng làm tăng chi phí sử dụng vốn vay làm ảnh hưởng tới lựi nhuận. Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . Chỉ tiêu Đơn vị tính 1999 2000 2001 2001 so với 1999 2000 Doanh thu thuần Triệu đ 23377 30490 43125 84,5 41,4 Lợi nhuận sau thuế Triệu đ 82 101 168 104,8 66,3 Vốn kinh doanh bình quân Triệu đ 19289 24689 30450 57,86 23,33 Vốn lưu động bình quân Triệu đ 15389 18727 24646 60,15 31,6 Vốn cố định bình quân Triệu đ 3900 5963 5804 48,8 - 2,67 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đ 15216 15362 17992 18,24 17,21 Hiệu xuất vốn kinh doanh BQ Vòng 1,2 1,2 1,4 0,17 0,17 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0,35 0,33 0,39 11,4 18,18 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100335.doc
Tài liệu liên quan