Luận văn Lợi Nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Xây Dựng & Thương Mại Phú Cường

 _Đại hội cổ đông: Thông qua định hướng phát triển của công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

 _Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý doanh nghiệp, quyết định các vấn đề liên quan đến lợi ích của công ty.

 _Ban kiểm soát: kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi thấy cần thiết. Ban kiểm soát có quyền triệu tập họp Đại hội cổ đông trong trường hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp không bình thường có thể dẫn đến phá sản.

 _Chủ tịch hội đồng quản trị: là người đại diện cho công ty trước pháp luật, trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, có nhiệm vụ lập chương trình hoạt động theo phương hướng nhiệm vụ hàng năm trên cơ sở mục tiêu phương hướng nhiệm vụ mà hội đồng quản trị đề ra.

_Giám đốc: Là người do Hội đồng quản trị cử để chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước tổng công ty và pháp luật về việc thực hiện kế hoạch được giao ầa điều hành chung mọi công việc.

_ Các Phó Giám đốc: Là người giúp việc giám đốc; điều hành một số công việc được giám đốc giao cho.

_ Phòng tổ chức Hành chính: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công việc đồng thời sắp xếp, bố trí cán bộ, công nhân lao động, tuyển dụng, đào tạo, thôi việc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, thực hiện chế độ đối với người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng cao đời sống nhân viên, quản lý công tác hành chính, văn thư.

 

doc33 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi Nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Xây Dựng & Thương Mại Phú Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao nhiêu lần thì lợi nhuận tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần. Từ đó, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu thị trường để sản xuất và đưa ra thị trường số lượng sản phẩm phù hợp. - Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong mỗi loại lại chia ra nhiều loại kích cỡ, mẫu mã phẩm cấp khác nhau và giá cả khác nhau. Tăng tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng có mức giá cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có mức giá thấp thì kéo theo doanh thu tăng và ngược lại. Nhưng khi đưa sản phẩm ra thị trường không phải mặt hàng nào cũng được chấp nhận, chính vì vậy mỗi doanh nghiệp cần bám sát thị trường để định cho mình một kết cấu sản phẩm hợp lý. - Chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của sản phẩm. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi giá bán tăng sẽ làm tăng lợi nhuận. Tăng chất lượng sản phẩm sẽ tăng sự thu hút khách hàng và tăng uy tín của doanh ngiệp, do đó có thể nâng được giá bán cao hơn sản phẩm cùng loại chất lượng kém hơn. Tuy nhiên với cơ chế thị trường và quan hệ cạnh tranh, cung cầu thị trường trừ một số mặt hàng có tính chất chiến lược, quốc phòng do nhà nước quy định giá bán vì vậy doanh nghiệp cần có những thông tin chính xác về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để có những chiến lược giá cả hợp lý để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Tìm hiểu khách hàng: Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu khách hàng, để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp, từ đó có hướng phân phối sản phẩm hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu của từng loại thị trường, tạo điều kiện tăng khối lượng của sản phẩm tiêu thụ. Mạng lưới tiêu thụ của doanh ngiệp có thể là tự tiêu thụ hoặc hệ thống đại lý bán hàng. Về marketing: Công ty cần đẩy mạnh công tác marketing để quảng bá uy tín của công ty thông qua các công trình do công ty xây dựng, mở rông thị trường, nâng cao thị phần - Các hình thức thanh toán khác nhau: Thanh toán bằng séc, ngân phiếu, tiền mặt, chuyển khoản tạo điều kiện cho doanh nghiệp có một cơ chế “ mềm dẻo” linh hoạt trong thanh toán. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn, khách hàng quen, khách hàng thanh toán nhanh Doanh nghiệp có thể áp dụng: chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh và tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn. 2. Nhóm nhân tố khách quan. 2.1. Thị trường và sự cạnh tranh. Thị trường là thử thách đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào thích ứng được với thị trường sẽ giành thắng lợi. Trên cùng một thị trường, cùng một loại hàng hoá dịch vụ nhưng có nhiều nhà cung cấp khác nhau. Nhà cung cấp nào có sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với người tiêu dùng thì sẽ dành được thị phần lớn và nâng cao được uy tín bàng thương hiệu của mình. Sự cạnh tranh để giành giật thị trường diễn ra sôi động cả ở trong nước và trên thị trường thế giới. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình mặt hàng, loại sản phẩm với giá cả hợp lý sẽ giành được chỗ đứng. Sự cạnh tranh sẽ đào thải những doanh ngiệp yếu kém. 2.2. Chính sách pháp luật của Nhà Nước. - Kinh doanh sản phẩm, ngành nghề pháp luật cho phép. - Chính sách và pháp luật Nhà Nước vừa mở ra những hướng đi, vừa ràng buộc doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tự đặt mình vào pháp luật để kinh doanh. - Chính sách khuyến khích của Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự làm chủ mình, các doanh nghiệp sẽ tự tìm hiểu các mối liên doanh, liên kết nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của mình. - Chính sách thuế, lãi suất của pháp luật Việt Nam đang dần ỏn định và hoàn thiện hơn - Sự quản lý của Nhà Nước giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động hơn. 2.3. Sự biến động của thị trường quốc tế. Chúng ta đã gia nhập tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, mọi hoạt động đều chịu ảnh hưởng và liên quan đến tổ chức này. Vì vậy, công ty cần phải tìm hiểu đến sự biến động của thị trường quốc tế nhằm tránh đi sai đường lối. Sự biến động ấy đang dần ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề. Sự biến động của thị trường giá cả cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến các công ty chuyên về xây lắp. Giá các nguyên vật liệu, thiết bị ngày càng tăng cao, công ty cần phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề này 3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp hiện nay. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh việc hạ giá thành sản phẩm là con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời cũng là tiền đề để hạ giá bán, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước. Với các ý nghĩa trên yêu cầu đặt ra cho các ngành quản lý là tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn hạ giá thành sản phẩm chúng ta phải áp dụng một số biện pháp sau. 3.1. Tăng năng suất lao động. Đây là quá trình áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhỏ để tăng năng lực sản xuất, tăng công suất của máy móc sao cho số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian không ngừng tăng lên. Muốn vậy ta phải : - ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh. - Bảo đảm cung ứng đầu vào tốt. - Bố trí hợp lý máy móc, phương tiện sản xuất để đạt được hiệu quả sản xuất cao. - Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm của người lao động. - Luôn cải tiến máy móc, thiết bị công nghệ để phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp, máy móc luôn hoạt động hết công suất và sử dụng được lâu dài. 3.2. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý và chi đúng tiền lương, tiền thưởng. Việc tổ chức sử dụng lao động hợp lý, bố trí lao động đúng người, đúng việc sẽ loại bỏ được tình trạng lãng phí ngày công, giờ công lao động tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó giảm chi phí tiền lương cho mỗi đơn vị sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Việc sử dụng lao động hợp lý gắn với hình thức trả lương, thưởng thích hợp giúp cho người lao động phát huy hết được khả năng sẵn có của họ gắn bó với công việc của mình hơn. 3.3. Tổ chức tốt quản lý sản xuất và quản lý tài chính. Tổ chức tốt công tác quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, có phương án sản xuất tối ưu. Quản lý tài chính thực chất là quản lý chi phí, quản lý các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp tránh gây thất thoát lãng phí. Quản lý tài chính tốt sẽ làm giảm nhu cầu vốn, giảm chi phí kinh doanh và đem lại cho doanh nghiệp nhiều ưu thế hơn trong nền kinh tế mới - nền kinh tế thị trường . Chương II thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại phú cường. I.Khái quát về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh tại công ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại Phú Cường 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường Tên công ty viết tắt: PHU CUONG C.T.C Trụ sở: Thôn Bắc Lãm, xã Phú Lương, Thành phố Hà Đông, Tỉnh Hà Tây đT: 034 822129/ 0913288133 - Fax: 034 822129 Tk: 2200311020306 - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây Công ty còn có các chi nhánh công ty tại Hưng Yên và Hoà Bình Vốn điều lệ: 7.665.000.000 (bảy tỷ, sáu trăm sáu mươi lăm triệu đồng VN) Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường tiền thân là xí nghiệp xây dựng Phú Cường.(Theo quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành theo nghị định 338 HĐBT ngày 24/03/91). Sau này do nhiệm vụ và phạm vi hoạt động, theo đề nghị của công ty, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây ra quyết định chính thức số 156GP/UB, ngày 03/03/1997 thành lập công ty TNHH Phú Cường. Đến ngày 25/07/2002, chuyển thành công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường được phép thực hiện các công tác xây dựng sau: - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. - Trang trí nội, ngoại thất công trình. - San lấp mặt bằng. - Mua bán vật liệu xây dựng. - Tu bổ, tôn tạo công trình di tích lịch sử, văn hoá. - Xây dựng đường dây và trạm biến thế điện có điện áp đến 35KV. - Lắp đặt hệ thống cột ăng ten và đường dây cáp điện thoại. - Sản xuất đồ gỗ. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Dưới đây là cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như sau: Khối văn phòng công ty: 42 người và khối các đơn vị SX thuộc công ty: 596 người Sơ đồ: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ĐẠI HỘI CỔ ĐễNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHể GIÁM ĐỐC PHềNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHềNG QUẢN Lí THI CễNG PHềNG KẾ HOẠCH DỰ THẦU PHềNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Trong đó : Quan hệ chỉ đạo * Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban: _Đại hội cổ đông: Thông qua định hướng phát triển của công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. _Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý doanh nghiệp, quyết định các vấn đề liên quan đến lợi ích của công ty. _Ban kiểm soát: kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi thấy cần thiết. Ban kiểm soát có quyền triệu tập họp Đại hội cổ đông trong trường hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp không bình thường có thể dẫn đến phá sản. _Chủ tịch hội đồng quản trị: là người đại diện cho công ty trước pháp luật, trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, có nhiệm vụ lập chương trình hoạt động theo phương hướng nhiệm vụ hàng năm trên cơ sở mục tiêu phương hướng nhiệm vụ mà hội đồng quản trị đề ra. _Giám đốc: Là người do Hội đồng quản trị cử để chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước tổng công ty và pháp luật về việc thực hiện kế hoạch được giao ầa điều hành chung mọi công việc. _ Các Phó Giám đốc: Là người giúp việc giám đốc; điều hành một số công việc được giám đốc giao cho. _ Phòng tổ chức Hành chính: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công việc đồng thời sắp xếp, bố trí cán bộ, công nhân lao động, tuyển dụng, đào tạo, thôi việc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, thực hiện chế độ đối với người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng cao đời sống nhân viên, quản lý công tác hành chính, văn thư. _ Phòng Tài Chính - Kế Toán: Có trách nhiệm tổ chức các công tác tài chính kế toán, tham mưu giúp cho giám đốc trong công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính hàng kỳ, xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, huy động nguồn vốn hiện có vào sản xuất kinh doanh. II. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1. Tài sản - Nguồn vốn của công ty thể hiện qua bảng sau. Bảng 1: Tài sản - Nguồn vốn năm 2005 - 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Số tiền T trọng % Số tiền T trọng % S tuyệt đối Tỷ lệ % I.Tài sản 27.852.812 100 40.568.713 100 12.715.901 45,65 1. TSLĐ 26.929.234 96,68 39.515.093 97,4 12.585.859 46,74 Trong đó: Hàng tồn kho 12.908.659 46,35 20.574.529 50,72 7.665.870 59,4 2. TSCĐ 923.578 3,32 1.053.620 2,6 130.042 14,08 Nguyên giá TSCĐ 1.786.484 2.151.142 364.658 20,41 II. Nguồn vốn 27.852.812 100 40.568.713 100 12.715.901 45,65 1. Nợ phải trả 22.407.090 80,45 32.525.764 80,2 10.118.674 45,16 2. Vốn CSH 5.445.721 19,55 8.042.948 19,8 2.597.227 47,69 Đơn vị: 1000đ (Nguồn số liệu được lấy từ phòng Tài chính - Kế toán của công ty) _ Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy: Tổng tài sản của năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 45,65% cho thấy tình hình tài sản của công ty đã có những thay đổi tăng dần. Việc tăng về quy mô tài sản như vậy chủ yếu là tăng TSLĐ, kết cấu tài sản cho thấy TSLĐ chiếm tới 96,68%, TSCĐ nhỏ bé, kết cấu tài sản chưa hợp lý. Vì đây là một đơn vị sản xuất đáng lẽ TSCĐ phải cao, TSCĐ nhỏ bé làm cho công ty không đủ khả năng đảm nhận xây dựng công trình sản xuất lớn, năng suất lao động không cao. Tuy nhiên, TSCĐ năm 2006 so với năm 2005 tăng hơn là do năm 2006 doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm đổi mới thiết bị để phục vụ tốt hơn cho SXKD, nhưng tốc độ vẫn chậm hơn TSLĐ. _ Hàng tồn kho năm 2006 chiếm 50,72% tổng tài sản tăng 7.665.870 nghìn đồng so với năm 2005 với tỷ lệ 59,4%. Số liệu này cho thấy trong công tác quản lý thi công, công ty phân tán ra rất nhiều điểm thi công dẫn đến rất nhiều công trình dở dang chưa nghiệm thu, không thanh toán được. Hàng tồn kho lớn làm cho doanh thu tăng lên không nhiều. Công ty cần khắc phục hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ hàng tồn kho, đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh và giảm sản phẩm dở dang trong xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao. _ Nguyên giá TSCĐ năm 2005 là 1.786.484 nghìn đồng, năm 2006 là 2.151.142 nghìn đồng, tăng 364.658 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 20,41%. Ta thấy tỷ trọng giá trị còn lại của TSCĐ/nguyên giá TSCĐ trong 2 năm 2005 và 2006 đều chưa được 50%, điều đó cho thấy tài sản của công ty vẫn chưa được hiện đại hoá, chưa được đồng bộ. Nhiều loại tuy đã khấu hao gần hết nhưng công ty vẫn còn đưa vào sử dụng. Nói chung, hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty chưa được cao, bên cạnh đó là sự hư hỏng, thường xuyên phải bảo dưỡng, sửa chữa do đó đã tác động một phần tới giá thành sản phẩm của công ty và mức lợi nhuận thu được cũng giảm xuống. _Về nguồn vốn: So với năm 2005 tổng nguồn vốn năm 2006 tăng 12.715.901 nghìn đồng với tỷ lệ tương ứng 45,65%. Trong tổng số tăng của nguồn vốn thì khoản nợ phải trả tăng 10.118.674 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 45,16% là do các khoản phải trả cho người bán, phải trả cho nhà nước, phải trả công nhân viên và các khoản nợ khác còn nhiều. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa tự điều chỉnh được nguồn vốn của mình. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí hoạt động tài chính. Vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.597.227 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 47,69%. Kết cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn chủ sở hữu quá nhỏ, vốn nợ quá lớn, cho thấy quyền tự chủ rất yếu. Công ty cần phải xác định rõ các nguyên nhân để có các quy định thích hợp trong việc tổ chức huy động vốn, tăng dần vốn chủ sở hữu, giảm dần vốn vay, giảm rủi ro tài chính. _Tổng nguồn vốn của công ty đang có xu hướng tăng, như vậy công ty đã giải quyết được một số vấn đề. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty tốt hay xấu chúng ta cần phải xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp chỉ có sự lựa chọn duy nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận đạt được. Không nằm ngoài quy luật đó, mọi cố gắng nỗ lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú Cường trong những năm qua là vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Muốn tối đa hoá lợi nhuận thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải phong phú và đa dạng. Dưới đây chúng ta hãy xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú Cường qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 2005 - 2006. 2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện lợi nhuận năm 2005-2006 Đơn vị 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Tổng doanh thu 37.530.168 41.296.050 3.765.882 10,03 1. Doanh thu thuần. 37.530.168 41.296.050 3.765.882 10,03 2. Giá vốn hàng bán. 35.462.651 38.963.640 3.500.989 9,87 3. Lợi nhuận gộp.(1-2) 2.067.517 2.332.410 264.893 12,81 4. Thu nhập từ hoạt động tài chính. 15.176 17.521 2.345 15,45 5. Chi phí hoạt động tài chính. 183.635 601.648 418.013 227,63 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.687.695 1.276.598 -411.097 -24,36 7. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 211.363 471.685 260.322 123,16 8. Các khoản thu nhập khác. 0 0 0 0 9. Chi phí khác. 0 0 0 0 10. Lợi nhuận khác. 0 0 0 0 11.Tổng lợi nhuận trước thuế.(7+10) 211.363 471.685 260.322 123,16 12. Thuế TNDN phải nộp. 59.181 132.071 72.890 123,16 13. Lợi nhuận sau thuế. 152.182 339.614 187.432 123,16 (Nguồn số liệu được lấy từ phòng tài chính - kế toán của công ty) Qua những số liệu ở bảng 2, ta có thể rút ra những nhận xét sau đây: *Doanh thu: Doanh thu của công ty năm 2005 là 37.530.168 nghìn đồng, năm 2006 là 41.296.050 nghìn đồng, tăng 3.765.882 nghìn đồng so với năm 2005 tương ứng với 10,03%. Mức doanh thu tăng lên vì năm 2006 công ty trúng thầu nhiều công trình nhưng mức tăng lên còn thấp do lực lượng lao động của công ty mỏng, phải phân tán ra nhiều công trình khác nhau, dẫn đến tình trạng công ty có nhiều công trình dỡ dang chưa nghiệm thu thanh toán được, vốn lưu động bị ứ đọng. Đặc biệt các khoản giảm trừ của công ty không có, có nghĩa là công ty không có hàng bán bị trả lại nghĩa là không có hạng mục công trình phải phá đi làm lại, sản phẩm đảm bảo chất lượng nên không bị giảm giá. Điều này chứng tỏ công ty đã có nhiều biện pháp trong sản xuất kinh doanh nên chất lượng công trình ngày càng được nâng cao. Như vậy các khoản giảm trừ không có nên doanh thu thuần bằng tổng doanh thu. Vì thế doanh thu thuần năm 2006 cũng tăng 3.765.882 nghìn đồng so với năm 2005. Đây là một dấu hiệu tốt, tác động tích cực đến lợi nhuận của công ty. * Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng chủ yếu, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy giá vốn hàng bán năm 2006 tăng hơn so với năn 2005. Năm 2005 giá vốn hàng bán là 35.462.651 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 94,5% trong tổng doanh thu thuần. Năm 2006 doanh thu thuần là 41.296.050 nghìn đồng tăng 3.765.882 nghìn đồng tương ứng 10,03%. Như vậy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều đó chứng tỏ công ty đã hạ được giá thành. Để thấy rõ hơn có thể so sánh chỉ tiêu giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần như sau: Nếu như năm 2005 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì công ty phải bỏ ra 94,5 đồng vốn, sang đến năm 2006 phải bỏ ra 94,35 đồng vốn. Như vậy so với năm 2005 thì giá vốn hàng bán tuy không nhiều nhưng cũng góp phần làm tăng lợi nhuận gộp. Cùng với giá vốn hàng bán chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Muốn tăng lợi nhuận ngày càng cao thì công ty phải không ngừng phấn đấu hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp. * Chi phí quản lý doanh nghiệp: Để sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp. Đây là một trong những nhân tố có ảnh hướng lớn đến lợi nhuận. Vì vậy phấn đấu hạ thấp chi phí hoạt động kinh doanh luôn là phương hướng cơ bản, lâu dài nhằm tăng lợi nhuận và tạo được lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Để làm được điều này, công ty cần áp dụng rất nhiều biện pháp như kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức chi tiêu cho các khoản chi như chi phí tiếp khách, hội họp, quảng cáo theo tỷ lệ hợp lý, quản lý chặt chẽ máy móc, thiết bị phục vụ công tác quản lý mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Thực tế qua bảng số liệu ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 giảm hơn năm 2005, tỷ lệ giảm của chi phí quản lý lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 là 1.276.598 nghìn đồng giảm 411.097 nghìn đồng so với năm 2005 tương ứng với 24,36%. Điều này chứng tỏ công ty đã có những biện pháp thích hợp trong việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Qua đó ta thấy: Tỷ trọng GVHB/DT năm 2005 là 0,945 và năm 2006 là 0,944 giảm so với năm 2005 là 0,001. Tỷ trọng (CPQLDN+GVHB)/DT năm 2005 là 0,989, của năm 2006 là 0,974 giảm 0,015 so với năm 2005. Như vậy là công ty đã cố gắng giảm giá thành sản toàn bộ một cách tối đa. Để thấy rõ hơn trong năm 2005 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì công ty phải bỏ ra 94,5 đồng giá vốn hàng bán và 4,5 đồng chi phí quản lý daonh nghiệp và lợi nhuận thu về là 0,41 đồng. Sang đến năm 2006 công ty phải bỏ ra 94,35 đồng giá vốn hàng bán và 3,09 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận thu về là 0,82 đồng. Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp mà công ty bỏ ra năm 2006 thấp hơn năm 2005 là 1,41 đồng. Điều nay phản ánh công ty đã có biện pháp tích cực làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nên lợi nhuận đã đạt được cao hơn năm trước. Rõ ràng qua những phân tích trên ta thấy tầm quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp của công ty, bởi lẽ chi phí có quan hệ rất chặt chẽ với doanh thu và lợi nhuận. Nếu chi phí tăng hoặc chi phí không đúng với nội dung của nó tất yếu sẽ làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm. Để thấy rõ hơn tình hình chi phí và giá thành của công ty ta sẽ đi cụ thể vào giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của công ty trong 2 năm gần đây 2.2. Tình hình giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ năm 2005-2006 Bảng 3: Giá thành sản xuất năm 2005 -2006 Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ(%) 1.Chi phí NVL trực tiếp 24.524.256 69,16 26.812.965 68,82 2.288.709 9,33 2.Chi phí NC trực tiếp 9.768.639 27,54 10.822.852 27,78 1.054.213 10,79 3.Chi phí sản xuất chung 1.169.756 3,3 1.327.823 3.4 158.067 13,51 4.Giá thành sản xuất 35.462.651 100 38.963.640 100 3.500.989 9,87 (Nguồn số liệu được lấy từ phòng Tài chính - Kế toán của Công ty) Qua bảng phân tích trên ta thấy: Giá thành sản xuất sản phẩm của công ty năm 2005 là 35.462.651 nghìn đồng, năm 2006 là 38.963.640 nghìn đồng. Như vậy giá thành sản xuất sản phẩm năm 2006 tăng thêm 3.500.989 nghìn đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng tương ứng là 9,87% do khối lượng xây dựng của công ty trong 2006 tăng lên so với năm 2005. Để thấy rõ được tình hình sản xuất của công ty ta cần xem xét về các loại chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Về chi phí NVL trực tiếp: Ta có thể nhận thấy rằng chi phí NVL trực tiếp năm 2005 là 24.524.256 nghìn đồng, năm 2006 là 26.912.965 nghìn đồng. Chi phí NVL trực tiếp năm 2006 tăng thêm 2.288.709 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 9,33%. Đây là tỷ lệ tăng lên khá lớn. Bên cạnh đó chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất: 69,16% năm 2005 và 68,82% năm 2006. So sánh tỷ trọng chi phí NVL trực tiếp năm 2006 so với năm 2005 giảm được 0,34% cho thấy công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp. - Về chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp năm 2005 là 9.768.639 nghìn đồng, năm 2006 là 10.822.852 nghìn đồng tăng 1.054.213 nghìn đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng tương ứng là 10,79%. Trong giá thành sản xuất chi phí nhân công trực tiếp chiếm 27,54% tỷ trọng năm 2005 và 27,78% năm 2006. Tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp năm 2006 tăng 0,24% so với năm 2005 là do công ty đã tăng lương cho công nhân viên khi Nhà nước nâng lương. - Về chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung năm 2005 là 1.169.756 nghìn đồng, năm 2006 là 1.327.823 nghìn đồng, như vậy chi phí sản xuất chung năm 2006 tăng 158.067 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 13,51%. Tỷ trọng mà chi phí sản xuất chung chiếm trong giá thành sản xuất là 3,3% năm 2005 và 3,4% năm 2006. Năm 2005 tăng 0,1% so với năm 2005 nguyên nhân là do chi phí điện, xăng tăng giá. Qua đó ta thấy: Chỉ có tộc độ tăng của chi phí NVL trực tiếp là nhỏ hơn tốc độ tăng của giá thành sản xuất, còn lại tốc độ tăng của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đều lớn hơn tốc độ tăng của giá thành sản xuất. Biểu hiện này cho thấy các công tác quản lý của công ty chưa đạt được hiệu quả. Công ty cần phải cố gắng hơn nưa trong việc quản lý các chi phí đầu vào tránh những lãng phí không cần thiết nhằm hạ giá thành sản xuất một cách tối đa. Bảng 4: Giá thành toàn bộ năm 2005 - 2006. Đơn vị: 1000đ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 S tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần 37.530.168 41.296.050 3.765.882 10,03 2 Giá vốn hàng bán 35.462.651 38.963.640 3.500.989 9,87 3 Chi phí QLDN 1.687.695 1.276.598 -411.097 -24,36 4 Giá thành toàn bộ 37.150.346 40.240.238 3.089.892 8,32 (Nguồn số liệu được lấy từ phòng Tài chính - Kế toán của công ty) Qua bảng phân tích trên ta thấy: giá thành toàn bộ năm 2006 so với năm 2005 tăng 3.089.892 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 8,32% cho thấy số lượng các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng tăng lên nhưng không nhiều. Nếu so sánh với tốc độ tăng doanh thu thì tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng giá thành toàn bộ. Cụ thể, tốc độ tăng của doanh thu là 10,03% còn của giá thành toàn bộ là 8.32%. Điều đó cho thấy công ty có chú trọng đến giảm giá thành nhưng giảm còn nhỏ. Vì thế, công ty cần quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí khi đó giá thành toàn bộ của công ty sẽ giảm đi đáng kể và là yếu tố chủ yêú làm tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4667.doc
Tài liệu liên quan