Luận văn Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận ở công ty Nhựa Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

Chương I- Tổng quan về lợi nhuận doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1

I- Lợi nhuận của doanh nghiệp. 1

1. Khái niệm, nguồn gốc lợi nhuận doanh nghiệp. 1

2. Tỷ suất lợi nhuận. 5

2.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. 6

2.2. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. 6

2.3. Tỷ suất lợi nhuận chi phí. 7

2.4. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. 7

2.5. Tỷ suất lợi nhuận giá thành. 7

3. Ý nghĩa, vai trò của lợi nhuận. 8

3.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận. 8

3.2. Vai trò của lợi nhuận. 9

II- Phương hướng xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận ở doanh nghiệp. 12

1. Phương hướng xác định lợi nhuận. 12

1.1. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận doanh nghiệp. 12

1.2. Thương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp. 13

2. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận doanh nghiệp. 18

2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân. 19

2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. 20

III- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 21

1. Các nhân tố bên trong. 21

1.1. Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. 21

1.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. 24

1.3. Công tác tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 26

2. Các nhân tố bên ngoài. 27

2.1. Môi trường kinh tế. 27

2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh. 27

2.3. Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước. 28

IV- Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. 29

1. Các biện pháp tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. 29

1.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường. 29

1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán. 30

1.3. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. 30

2. Các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 31

2.1. Tăng năng suất lao động. 31

2.2. Giảm chi phí trực tiếp. 31

2.3. Giảm chi phí gián tiếp. 32

3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. 32

Chương II- Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty Nhựa Hà Nội. 33

I- Giới thiệu sơ lược về Công ty. 33

1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. 33

2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 34

3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty nhựa Hà Nội. 35

4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 37

5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. 39

6. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty. 39

7. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 42

III- Phân tích tình hình lợi nhuận Công ty Nhựa Hà Nội. 43

1. Cơ cấu lợi nhuận của Công ty. 43

2. Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nhựa Hà Nội. 44

3. Ảnh hưởng của tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty. 53

4. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty. 57

5. Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Công ty Nhựa Hà Nội. 60

5.1. Những kết quả đạt được. 60

5.2. Những mặt hạn chế. 62

Chương III: Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho Công ty nhựa Hà Nội 64

I- Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 64

II- Một số kinh nghiệm phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước. 65

III- Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận cho Công ty Nhựa Hà Nội. 67

1. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. 67

2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. 70

3. Sử dụng tiết kiệm chi phí kinh doanh: 72

4. Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. 73

5. Hoàn thiện bộ máy quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. 75

6. Làm tốt công tác kế toán và kiểm toán trong Công ty 77

IV. Một số kiến nghị 77

1. Kiến nghị Nhà nước 77

2. Kiến nghị Sở Công nghiệp 79

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận ở công ty Nhựa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải quyết khó khăn và đưa đơn vị vào thế ổn định. Giám đốc Công ty phụ trách điều hành chung tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty. - 1 phó giám đốc phụ trách hành chính: Khối nội chính bao gồm: + Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức sắp xếp lại lao động trong các phân xưởng sản xuất và các bộ phận chuyên môn. Đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách xã hội cho cán bộ công nhân viên theo đúng qui định của Nhà nước. Tổ chức huấn luyện nâng cao tay nghề, nâng bậc lương, giải quyết các chế độ về hưu, mất sức… theo nguyện vọng của công nhân và theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Trưởng phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. + Phòng bảo vệ: Giúp giám đốc trong công việc thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, đảm bảo an toàn về hàng hoá và trật tự trong cơ quan, giữ gìn an ninh chính trị, kinh tế và an toàn phòng cháy chữa cháy và các an toàn khác. - 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. Khối kỹ thuật bao gồm: + Phòng kỹ thuật cơ điện: Tính toán và đưa ra các định mức kỹ thuật về vật tư (nguyên vật liệu), về lao động. Trực thuộc phòng kỹ thuật còn có phòng máy vi tính có nhiệm vụ khai thác kỹ thuật của máy tính đưa máy tính vào ứng dụng trong công tác quản lý. + Phòng kỹ thuật công nghệ: Có nhiệm vụ nghiên cứu và đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất, xây dựng các qui trình công nghệ cho sản xuất sản phẩm, tham gia vào việc nâng cao bậc tay nghề cho công nhân và đào tạo lại trình độ công nhân. + Phòng KCS (phòng tiêu chuẩn đo lường chất lượng): Phòng này có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đó căn cứ vào các tiêu chuẩn đã được xây dựng mà xem xét kiểm tra chất lượng sản phẩm có đạt đưọc những tiêu chuẩn cần thiết đó hay không. - Khối nghiệp vụ chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc, gồm: + Phòng Marketing: Giúp giám đốc trong việc tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng theo nhiệm vụ đã được phân cấp. + Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, điều phối sản xuất khai thác nguồn và thu mua vật tư cho sản xuất, lên kế hoạch sản xuất, thiết bị vật tư lao động và thời gian trình giám đốc cho thực hiện kiểm tra theo dõi tiến độ kế hoạch và chất lượng hợp đồng đã ký. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng ngày, tháng, quý, năm… giúp giám đốc theo dõi quá trình sản xuất, phụ trách công tác hợp đồng giữa Công ty và các đơn vị khác. + Phòng tài vụ: Quản lý tiền mặt, vốn và các chi phí sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế Nhà nước, chi trả lương thưởng cho cán bộ công nhân viên. Kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của Công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, hạch toán lỗ lãi, sử dụng vốn có hiệu q ủa để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Thông qua việc gíam đốc bằng tiền để giúp giám đốc nắm bắt được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh doanh. Quan hệ giao dịch với khách hàng, cơ quan tài chính chủ quản cấp trên thực hiện các yêu cầu chỉ đạo báo cáo định kỳ, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh theo pháp luật và các qui định của cơ quan chức năng. 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Với đặc điểm là qui mô không lớn nên Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ, đơn giản mà vẫn phù hợp với nhiệm vụ của Công ty đề ra. Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất chủ yếu là các loại nhựa, máy móc lại tự động hoá nene chi phí phát sinh cũng chỉ tương đối và có thể tập hợp được. Bên cạnh đó chi phí bán hàng lại không mấy phát sinh do Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. Đồng thời Công ty lại tổ chức bán hàng ngay tại cửa hàng của Công ty không mở đại lý ở các nơi khác. Do đó một kế toán của Công ty phải đảm nhiệm nhiều công việc, chịu trách nhiệm chung, cao nhất sau giám đốc là kế toán trưởng. Do tính chất là đơn vị sản xuất công nghiệp nên kế toán của Công ty áp dụng là kế toán ngành công nghiệp sản xuất và áp dụng theo chế độ kế toán mới. Chế độ kế toán mới. Công ty Nhựa Hà Nội là đơn vị sản xuất công nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bộ máy kế toán tổ chức tập trung và tương đối gọn nhẹ, linh hoạt, một nhân viên kế toán có thể kiêm nhiều công việc. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, ký duyệt các chứng từ, báo cáo kế toán và tài liệu có liên quan, lập báo cáo kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật. Kế toán tiền lương, BHXH kiêm kế toán tiền mặt, kế toán thành phẩm và tiêu thụ có nhiệm vụ phản ánh tình hình chi trả lương cho người lao động đồng thời phải theo dõi các chứng từ thu chi tiền mặt, mở sổ chi tiết về tình hình thanh toán công nợ một cách chính xác . Mặt khác phải cùng với nhân viên phòng kế toán sản xuất thường xuyên đối chiếu sổ, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, xác định kinh doanh. Kế toán vật liệu kiêm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có nhiệm vụ hạch toán chi tiết về tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu. Cuối tháng đối chiếu số liệu trên sổ với số liệu thực tế, phát hiện những sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra kế toán còn phải tập hợp, phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ trực tiếp thu tiền mặt trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ Thủ quỹ Kế toán vật liệu, kế toán chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm Kế toán tiền lương BHXH, kế toán thanh toán và tiêu thụ Với bộ máy quản lý tương đối chặt chẽ như vậy Công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đặt ra của sản xuất. ở Công ty Nhựa Hà Nội, sự quản lý lãnh đạo được thực hiện thống nhất từ trên xuống, từ giám đốc đến phó giám đốc rồi đến các phòng ban rồi cuối cùng là đến từng phân xưởng, cửa hàng nhằm thực hiện thống nhất các kế hoạch của Công ty. Bên cạnh việc quản lý từ trên xuống dưới thì ở Công ty còn có mối quan hệ ngược chiều tức là các cán bộ công nhân viên trong Công ty sẽ phản ánh lại tình hình sản xuất kinh doanh và cũng lãnh đạo Công ty tìm cách giải quyết các khó khăn và tìm hướng đúng đắn thích hợp cho Công ty ngày càng phát triển. 5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty Nhựa Hà Nội là một Công ty chuyên sản xuất kinh doanh những mặt hàng về nhựa, các chi tiết phục vụ cho sản xuất lắp ráp được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa và có xuất khẩu. Công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng vì vậy tình hình tiêu thụ của Công ty khá ổn định. Hiện nay các mặt hàng chủ yếu của Công ty như sau: - Đồ nhựa gia dụng: Chậu bát, dép, xô - Chai dầu phanh, lọ nhựa các loại - Vỏ Stratrer - Đồ nội thất nhà tắm: khung, ke, trụ gương - Chi tiết xe đạp: các loại đèn trước, đèn sau, cài vành… - Chi tiết xe máy: mặt đồng hồ, nắp hộp xích… Ngoài ra Công ty còn có nhiều loại sản phẩm khác, đặc biệt Công ty còn chế tạo ra khuôn mẫu sản phẩm cho khách hàng theo yêu cầu. 6. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới hiện nay, cùng với các ngành kỹ thuật khác, ngành nhựa Việt Nam trong đó có Công ty Nhựa Hà Nội không ngừng vươn lên, nhanh chóng tiếp thu tiến bộ khoa học, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao. Bên cạnh những thuận lợi, Công ty còn gặp không ít những khó khăn. Những thuận lợi của Công ty. * Về thị trường tiêu thụ: Công ty đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm công nghiệp nhựa có chất lượng cao như: bệt Selat các chi tiết xe đạp, xe máy… Đặc biệt khi chủ trương nội địa hoá một số các sản phẩm công nghiệp được Nhà nước ban hành, Công ty đã ký được rất nhiều các hợp đồng dài hạn, từng bước tạo được uy tín đối với khách hàng. * Về công nghệ: Công ty đã đưa ra rất nhiều những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, ứng dụng thiết kế chế tạo khuôn mẫu. Hơn nữa, Công ty có một đội ngũ công nhân với tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm, đội ngũ lãnh đạo luôn chú trọng đổi mới cải tiến công tác kỹ thuật. Đây là tiền đề vững chắc cho sự phát triển của Công ty về lâu dài. * Về địa điểm: Công ty có trụ sở tại trung tâm thủ đô 27 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, rất thuận lợi cho việc giao dịch kinh doanh, chuyên chở vật liệu và sản phẩm đi tiêu thụ. * Khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực thì có cơ hội rất lớn cho ngành nhựa Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng vì sản phẩm nhựa không thuộc diện cắt giảm thuế nên vẫn được Nhà nước bảo hộ, do đó có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ nếu Công ty có một chính sách sản phẩm tốt phù hợp với thị trường giàu tiềm năng nhưng khó tính này. Tuy nhiên, Công ty cũng gặp không ít khó khăn sau: * Phần lớn nguyên liệu chính và các chất phụ gia phải nhập khẩu 100%, do ngành công nghiệp hoá dầu ở nước ta chưa phát triển tuy có một số liên doanh sản xuất hoá dẻo DOP, bột nhựa PVC, hạt nhựa hỗn hợp PVC, nhưng sản lượng còn thấp, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường. Vả lại nguyên liệu cơ bản để sản xuất ra các loại nguyên liệu nhựa trên chúng ta vẫn phải nhập khẩu 100%. Mặc dù tốc độ sản xuất hàng nhựa của Việt Nam phát triển rất nhanh, xếp trên một số nước ở Đông Nam á có nền công nghiệp nhựa sớm như Philipin, Indonexia, ấn Độ… Nhưng nhựa Việt Nam lại tiềm năng rủi ro lớn trong quá trình hội nhập và phát triển của mình là nguồn nguyên liệu hoàn toàn phải nhập ngoại. Tất cả những khó khăn của ngành nhựa trong vấn đề nguyên vật liệu đều ảnh hưởng đến việc sản xuất của Công ty. Năm 2001, chi phí về nguyên vật liệu của Công ty lên đến 11.244.495.109 đồng, năm 2002 là 12.609.414.300đồng. Chính điều đó làm giá thành sản phẩm đội lên, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ. Gần đây, do tác động của cuộc chiến tranh tại Irắc, giá nguyên liệu nhựa biến động mạnh trong khi giá bán không đổi đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Công ty đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhựa cùng loại khác trên thị trường đặc biệt là các sản phẩm nhựa Miền Nam. Ta cũng biết là thành phố HCM hiện là một thị trường nhựa lớn nhất trong cả nước, thẻ hiện 4 tính chất trung tâm: sản xuất, phân phối lưu thông, ứng dụng khoa học kỹ thuật và giao dịch quốc tế. Tổng sản lượng sản phẩm nhựa trên địa bàn thành phố HCM và các vùng phụ cận chiếm 80% tổng sản lượng quốc gia. Có lẽ đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhựa miền Bắc nói chung và Công ty nhựa Hà Nội nói riêng nhưng nếu Công ty vượt qua được sự thử thách này thì sẽ trưởng thành và đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. * Công ty Nhựa Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam nói chung đang phải chịu áp lực cạnh tranh khi Việt Nam thực hiện AFTA đó là cạnh tranh về giá và về chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh về giá, Công ty phải đối phó với tình trạng giá hành nhập khẩu cùng loại giảm đáng kể do việc cắt giảm thuế. Gần đây Công ty lại phải trả nhiều hơn giá điện, giá xăng dầu chạy máy và cước viễn thông thì vẫn cao hơn so với các nước khác trong khu vực, từ đó sẽ cho ra đời những sản phẩm có giá thành cao không cạnh tranh với những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành rẻ nhập từ các nước ASEAN. * Về vốn: Công ty đang tiến hành xây dựng nhà máy mới nên phải bỏ ra một lượng vốn rất lớn, điều này ảnh hưởng tới vốn kinh doanh của Công ty. Việc đầu tư công nghệ tiên tiến bằng vốn vay thương mại làm cho Công ty chịu áp lực về vấn đề trả lãi. Trong khi đó vốn ngân sách cấp còn rất hạn hẹp. 7. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đơn vị tính: 1000 đồng. Các chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 21.867.496 30.229.553 8.362.057 38,24 2. Chi phí kinh doanh 20.937.104 28.954.347 8.017.243 38,29 3. Lợi nhuận trước thuế 375.781 402.203 26.422 7,03 4. Lợi nhuận sau thuế 255.531 273.498 17.967 7,03 5. Số lao động bình quân 222 242 20 9,0 6. Thu nhập bình quân 1.046 1.275 229 21,89 7. Tổng nguồn vốn 17.416.031 30.155.581 12.739.550 73,15 - Vốn cố định 9.361.551 21.384.519 12.022.968 128,43 - Vốn lưu động 8.054.480 8.771.062 716.582 8,89 8. Nộp ngân sách 1.133.324 1.536.199 402.875 Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy: doanh thu của Công ty tăng lên làm cho lợi nhuận tăng lên. Đây là một điều đáng mừng đối với tình hình tiêu thụ củ Công ty. Tuy nhiên ta thấy rằng doanh thu của Công ty rất cao, nhưng lợi nhuận lại ít và tăng không tương ứng với doanh thu. Lý do vì hàng năm Công ty phải trả một khoản lãi vay rất lớn, cộng với các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản chi phí tài chính là một gánh nặng nợ nần mà Công ty phải tìm cách khắc phục. Trong hai năm qua, đời sống của hơn 200 công nhân viên của Công ty đã được cải thiện thể hiện ở chỗ mức lương bình quân một tháng một công nhân đã tăng lên mức 1.275.000 đồng, sẽ đủ để giúp người công nhân trang trải những chi phí của cuộc sống, khuyến khích họ tích cực làm việc, đóng góp cho Công ty nhiều hơn nữa. Tổng vốn kinh doanh tăng 12.739.550.000 đồng chủ yếu là do vốn cố định tăng lên 12.022.968. Điều này chứng tỏ Công ty đang có sự đầu tư chiều sâu, nâng cấp tài sản cố định. Trong năm nay, Công ty kế hoạch là thực hiện di rời Công ty, chọn địa điểm sản xuất kinh doanh thuận lợi và phù hợp hơn. Mặc dù hiện nay, ngành nhựa đứng trước không ít những khó khăn nhưng hàng năm Công ty vẫn phấn đấu không ngừng nâng cao lợi nhuận và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Mỗi năm Công ty đã nộp cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. III- Phân tích tình hình lợi nhuận Công ty Nhựa Hà Nội. 1. Cơ cấu lợi nhuận của Công ty. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí trong một thời kỳ nhất định. Để hạn chế rủi ro các doanh nghiệp thường đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và lợi nhuận là kết quả thu được từ các hoạt động như: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường… Sau đây ta xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng lợi nhuận của Công ty Nhựa Hà Nội qua các năm 2001 và 2002. Cơ cấu lợi nhuận Công ty Nhựa Hà Nội năm 2001 - 2002. Đơn vị: 1000 đồng. Các chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh tăng giảm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ ± Tỷ trọng 1. Lợi nhuận HĐKD 930.393 247,59 1.275.206 317,06 344.813 37,06 69,47 Lợi nhuận HĐTC -554.612 -147,59 -866.078 -215,33 -311.466 -56,16 -67,74 3. Lợi nhuận HĐB thường - 0 -6.925 -1,72 -6.925 - -1,72 Tổng lợi nhuận 375.781 100 402.203 100 26.422 7,03 0 Tổng nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được năm 2002 so vơío năm 2001 tăng 26.422 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 7,03% chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung có xu hướng tốt lên. Xem xét cơ cấu lợi nhuận theo nguồn hình thành ta thấy: - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 344.813 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 37,06% từ đó cho thấy lợi nhuận hoạt động kinh doanh có tính chất quyết định đến lợi nhuận của Công ty, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lợi nhuận. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính rất kém, không những không làm tăng tổng lợi nhuận mà còn kéo lợi nhuận của toàn Công ty xuống, và có xu hướng ngày càng giảm: năm 2001 là -554.612 nghìn đồng, năm 2002 là -886.078 nghìn đồng, giảm so với năm 2001 là 311.466 nghìn đồng hay giảm 56,16%. Công ty Nhựa Hà Nội là Công ty có qui mô hoạt động không lớn, không có đầu tư chứng khoán, hoạt động tài chính chỉ gồm lãi tiền gửi và lãi cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh và quĩ. Như vậy, ta có thể kết luận hoạt động của Công ty chủ yếu tập trung vào kinh doanh và nó quyết định đến kết quả cuối cùng của Công ty. Vì vậy mục đích của đề tài này là tập trung phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty từ đó tìm các biện pháp tăng lợi nhuận cho Công ty. 2. Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nhựa Hà Nội. Cũng như các doanh nghiệp khác, tại Công ty Nhựa Hà Nội để xác định lợi nhuận, Công ty cần phải xác định doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ và thuế phát sinh trong kỳ. Đồng thời Công ty cần phải xác định thu nhập, chi phí hoạt động tài chính và hoạt động bất thường để xác định lợi nhuận từ những hoạt động này. Như vậy, lợi nhuận thu được trong kỳ của Công ty Nhựa Hà Nội được cấu thành bởi 3 bộ phận: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thu được từ các hoạt động bất thường. Ta có: Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Lợi nhuận hoạt động bất thường Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận lợi nhuận gắn liền với việc thực hiện chức năng cơ bản của doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác đây cũng là hoạt động có nhiều nhân tố tác động làm lợi nhuận tăng giảm mà phần lớn là do chủ quan cuả doanh nghiệp trong công tác quản lý chỉ đạo kinh doanh. Vì vậy sau khi phân tích cấu thành lợi nhuận theo các hoạt động ta tiến hành đi sâu phân tích lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm có những kết luận cụ thể. Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: 1000đồng Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 So sánh tăng, giảm Số tuyệt đối Tỷ lệ 1. Doanh thu thuần (DTT) 21.867.496 30.229.553 8.362.057 38,24 2. Giá vốn hàng bán 19.501.603 26.286.915 6.780.312 34,77 3. Tỷ suất giá vốn hàng bán/DTT % 89,18 86,94 -2,24 4. Lợi nhuận gộp 2.365.894 3.947.638 1.581.744 66,86 5. Tỷ suất LNG/DTT % 10,82 13,06 2,24 6. Chi phí bán hàng 295.563 531.887 236.324 79,96 7. Tỷ suất CPBH/ DTT 1,35 1,76 0,41 8. Chi phí QLDN 1.139.938 2.140.545 1.000.607 87,78 9. Tỷ suất CPQLDN/DTT % 5,21 7,08 1,87 10. Lợi nhuận thuần 930.393 1.275.206 344.813 37,06 11. Tỷ suất lợi nhuận thuần/DTT 4,25 4,22 -0,03 Qua biểu trên ta thấy tình hình lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đối tốt. Lợi nhuận năm 2001 là 930.393 ngàn đồng, năm 2002 lợi nhuận là 1.275.206 ngàn đồng, tăng 37,06% hay 334.813 ngàn đồng so với năm 2001. Năm 2002, doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng so với năm 2001, cụ thể: năm 2002 mức doanh thu thuần đạt được của Công ty là 30.229.553 ngàn đồng trong đó doanh thu xuất khẩu là 493.762.000 đồng, cao hơn so với năm 2001 là 8.362.057 ngàn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 38,24%. Giá vốn hàng bán năm 2002 là 26.286.915 ngàn đồng, tăng cao hơn so với năm 2001 là 6.780.312 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 34,77%. Tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần, do dó làm cho lợi nhuận gộp năm 2002 là 3.947.638 ngàn đồng, tăng so với năm 2001 là 1.581.744 ngàn đồng hay 66,86%. Sở dĩ doanh thu thuần năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là do trong năm Công ty đã thực hiện mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Mặt khác, cũng do tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần nên làm tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần có xu hướng tăng lên 2,24% so với năm 2001. Đây chính là kết quả tốt, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong việc tiết kiệm chi phí trực tiếp. Trong năm 2002, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty tăng cao. Đối với chi phí bán hàng năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là 236.324 ngàn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 79,96%. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 tăng 1.000.607 ngàn đồng hay 87,78%. Như vậy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nhưng vì chúng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên lợi nhuận của Công ty vẫn tăng. Tuy vậy Công ty vẫn phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí này tránh để lãng phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Một dấu hiệu đáng mừng trong tình hình tiêu thụ của Công ty là cả 2năm qua đều không có khoản giảm trừ. Đó là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của Công ty, sở dĩ vậy là do Công ty đã chú trọng đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt công tác tiêu thụ, giữ vững được uy tín đối với khách hàng. Để có thể biết chính xác nguyên nhân chủ yếu làm tăng, giảm lợi nhuận ở Công ty, ta đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn tình hình lợi nhuận cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty ta nghiên cứu các khoản mục trong báo cáo quyết toán kinh doanh năm 2001 - 2002. Dựa vào công thức: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước thuế = Tổng doanh thu bán hàng thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 tăng 344,183 ngàn đồng hay 37,06% là do: 1. Do doanh thu bán hàng thay đổi: Năm 2002, doanh thu bán hàng tăng so với năm 2001 là 8.362.057.000 đồng hay 38,24% làm lợi nhuận tăng tương ứng là 8.362.057.000 đồng. Đặc biệt trong năm 2002, Công ty đã xuất khẩu hàng là 493.761.998 đồng. Tuy nhiên để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của doanh thu bán hàng đến lợi nhuận nhiều hay ít có tính chất quyết định không, ta phải so sánh nó với mức độ ảnh hưởng của nhân tố khác. Doanh thu tiêu thụ phản ánh kết quả hoạt động bná hàng, đó là nguồn thu chủ yếu của Công ty để bù đắp những chi phí đã bỏ ra và có lãi. Công ty Nhựa Hà Nội là Công ty sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng về nhựa trong đó có những nhóm hàng, ngành hàng chủ yếu giúp doanh nghiệp có khả năng và lợi thế cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, phân tích doanh thu bán hàng của Công ty cần phân tích chi tiết theo từng mặt hàng, nhóm hàng trong đó có nhữngmặt hàng chủ yếu để qua đó thấy được sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư trong những mặt hàng, nhóm hàng sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng mặt hàng chủ yếu. Đơn vị: 1000 đồng. Các chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ± Tỷ trọng 1. Nhóm mặt hàng xe máy 8.568.247 39,18 12.327.076 40,78 3.758.829 43,87 1,6 2. Nhóm chi tiết ô tô 167.258 0,76 146.192 0,48 -21.066 -12,59 -0,28 3. Kẹp gương xuất khẩu 325.791 1,49 514.016 1,7 188.225 57,78 0,21 4. Thùng sơn 2.879.345 13,17 3.068.446 10,15 189.101 6,57 -3,02 5. Nhóm nội thất các loại 4.254.031 19,45 6.880.221 22,76 1.306.190 4,66 3,31 6. Các sản phẩm gia dụng khác 5.672.824 25,94 7.293.602 24,1 1.620.778 28,57 -1,8 Tổng doanh thu 21.867.496 100 30.229.553 100 8.362.057 38,24 Trong những nhóm hàng kinh doanh của doanh nghiệp, ta thấy rằng tất cả các nhóm hàng doanh thu đều tăng lên năm 2002, trừ nhóm chi tiết ô tô. Cụ thể là: - Nhóm mặt hàng xe máy có doanh thu tăng 43,87% hay 3.758.829.000 đồng. Đây là nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu mặt hàng kinh doanh của Công ty, năm 2001 là 39,18%, năm 2002 là 40,78%, như vậy tỷ trọng doanh thu của nhóm hàng này tăng lên 1,6%. Đây là điều rất khả quan đối với tình hình tiêu thụ của Công ty vì nhóm hàng xe máy đem lại doanh thu chính cho Công ty. Doanh thu tăng lên 43,87% làm lợi nhuận tăng 3.758.829.000 đồng chứng tỏ trong năm 2002, Công ty đã mở rộng được thị trường tiêu thụ, nhiều đơn đặt hàng hơn. Kết quả này là sự khẳng định sản phẩm của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Mặt khác cho thấy Công ty đã nắm bắt đúng nhu cầu thị trường và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. - Nhóm chi tiết ô tô: Đối với nhóm hàng này, doanh thu lại giảm đi 12,59% hay 21.066.000đồng làm cho lợi nhuận giảm tương ứng là 21.066.000đồng. Phần lớn nguyên nhân gây giảm doanh thu tiêu thụ là do mặt hàng này của Công ty chưa theo kịp với thị hiếu của thị trường, mới chỉ đảm bảo về chất lượng vì vậy Công ty cần phải nghiên cứu cải tiến kiểu dáng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Có thể nói đây là nhóm hàng đầy tiềm năng, có thể mang lại lợi nhuận cao cho Công ty nếu biết khai thác nó, vì khi xã hội phát triển thì đi cùng với đó là phương tiện giao thông cũng phát triển theo. Hơn nữa nước ta đang trên con đường hội nhập với kinh tế thế giới thì việc xuất khẩu mặt hàng này cũng cần được quan tâm đúng mức. - Nhóm mặt hàng kẹp gương là nhóm mặt hàng đặc biệt đối với Công ty. Doanh thu của nó năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 188.225.000 đồng hay 57,78% nhưng nó đặc biệt chính là ở chỗ nó là sản phẩm duy nhất đem lại cho Công ty doanh thu xuất khẩu 493.761.998 đồng, tuy đây chưa phải là một con số cao đối với các ngành hàng khác nhưng nó thể hiện được sự cố gắng nỗ lực của Công ty trong việc tìm kiếm thị trường mới, mở rộng quan hệ kinh doanh với thế giới, giới thiệu được sản phẩm ra nước ngoài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8199.DOC
Tài liệu liên quan