Luận văn Lợi nhuận và các phương hướng, biện pháp chủ yếu nâng cao lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I/Những lí luận cơ bản về lợi nhuận

1.1/Lợi nhuận và doanh lợi của doanh nghiệp

1.1.1/Lợi nhuận của doanh nghiệp

1.1.1.1/Khái niệm và nội dung cơ bản

1.1.1.2/Phương pháp xác định lợi nhuận

1.1.2/Doanh lợi

1.1.2.1/Doanh lợi vốn

1.1.2.2/Doanh lợi giá thành

1.1.2.3/Doanh lợi doanh thụ tiêu thụ sản phẩm

1.2/Sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh hiện nay

1.2.1/Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2/Xuất phát từ tình hình thực hiện lợi nhuận của các doanh nghiệp nước ta trong cơ chế quản lý kinh tế cũ

1.2.3/Xuất phát từ yêu cầu của việc phát huy quyền tự chủ tài chính và tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế quản lý kinh tế mới

1.3/Một số phương hướng, biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất kinh doanh như hiện nay

1.3.1/Biện pháp thứ nhất: Tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

1.3.2/Biện pháp thứ hai: Hạ giá thành sản phẩm

1.3.3/Biện pháp thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

ChươngII: Tình hình thực hiện lợi nhuận tiêu thụ ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê năm 2001

2.1/Khái quát về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê

2.1.1/Quá trình hình thành và phát triển Công ty Giầy Thuỵ Khuê

2.1.2/Phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh

2.1.3/Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

2.1.3.1/Quy mô kinh doanh

2.1.3.2/Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ

2.1.3.3/Hình thức tổ chức sản xuất Công ty Giầy Thuỵ Khuê

2.1.4/Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh và bộ máy kế toán tài chính

2.2/Một số nét chủ yếu về lợi nhuận và các biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty GIầy Thuỵ Khuê

2.2.1/Những thuận lợi – khó khăn chủ yếu đối với hoạt động của công ty Giầy Thuỵ Khuê trong điều kiện kinh doanh hiện nay

2.2.2/Kết quả sản xuất kinh doanh và tinh hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Giầy Thuỵ Khuê năm 2001

2.2.2.1/Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giầy Thuỵ Khuê năm 2001

2.2.2.2/Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm

2.2.2.3/Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty Giầy Thuỵ Khuê năm 2001

2.2.3/Một số biện pháp chủ yếu nhằm phấn đấu tăng lợi nhuận mà Công ty Giầy Thuỵ Khuê đã áp dụng năm 2001

2.2.4/Một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần tiếp tục giải quyết để phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty Giầy Thuỵ Khuê

Chương III/Một số ý kiến đề xuất về phương hướng, biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê

3.1/Định hướng phát triển Công ty trong thời gian tới

3.2/Một số phương hướng, biện pháp chủ yếu phấn đấu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê

3.2.1/Biện pháp thứ nhất: Tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp với sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng suất lao động của công ty

3.2.2/Biện pháp thứ hai: Nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

3.2.3/Biện pháp thứ ba: Nâng cao và giữ vững thị trường tiêu thụ nội địa, bên cạnh việc duy trì thị trường nước ngoài

3.2.4/Biện pháp thứ tư: Đẩy mạnh chuyển đổi từ phương thức gia công xuất khẩu sang phương thức mua bán trực tiếp

3.2.5/Biện pháp thứ năm: Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận theo hướng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và các phương hướng, biện pháp chủ yếu nâng cao lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và công ty nói riêng đang được sự quan tâm thích đáng từ phía Nhà nước. Đây là một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, được chọn là một trong các mặt hàng chủ đạo xuất khẩu của nước ta. Về phía chủ quan của công ty. Công ty Giầy Thuỵ Khuê có tập thể lãnh đạo và đoàn thể công nhân viên chức với truyền thống đoàn kết nhất trí cao, quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế- xã hội mà công ty đã đề ra. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong sản xuất kinh doanh, có thời gian công tác lâu trong ngành, có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, ngày càng gắn bó và tâm huyết xây dựng công ty vững mạnh và phát triển toàn diện. Quan hệ hợp tác với các đối tác, với khách hàng trong ngoài nước một cách chân tình trên phương diện hai bên cùng có lợi. Cho nên, trong những năm qua, mối quan hệ này càng được thắt chặt và có hiệu quả hơn: tình hình cung cấp nguyên vật liệu khá tốt, cung cấp kịp thời, đúng số lượng, chất lượng và ổn định giá cả; với khách hàng, tình hình ký kết đơn đặt hàng ổn định, vì công ty chủ yếu quan hệ với các khách hàng truyền thống. Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, ngày càng đa dạng hoá về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để hợp tác với nhiều khách hàng ngoài nước và mở rộng thị phần trong nước, được nhiều người tiêu dùng ưa thích hơn. Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Công ty Giầy Thuỵ Khuê cũng gặp không ít khó khăn. 2.2.1.2/Những khó khăn. Về mặt khách quan. Một trong những hệ quả của chính sách mở cửa nền kinh tế là việc hàng hoá được tự do lưu thông khiến cho hàng ngoại tràn vào nước ta theo nhiều con đường. Đây là một thách thức không dễ vượt qua đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ riêng Công ty Giầy Thuỵ Khuê. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, thị phần trong nước của công ty rất nhỏ, doanh thu nội địa chỉ chiếm khoảng 10,6% tổng doanh thu của công ty, hơn nữa, công ty phải đối mặt với các điều kiện khắt khe hơn về thị truờng xuất khẩu, về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn môi trường và thay đổi thị hiếu người tiêu dùng. Hơn nữa, mấy năm qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, cộng với tình trạng suy thoái kinh tế đã làm cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nói chung, trong đó có mặt hàng giầy da giảm mạnh, gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động của công ty. Tuy nhiên, trong hai, ba năm gần đây, tình hình đã có nhiều khởi sắc. Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu thông qua trung gian nên nhiều khi bị ép giá. Không những thế, công ty luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trong ngành như: Công ty Giầy Ngọc Hà, Công ty Giầy Thượng Đình.... Về mặt chủ quan của công ty. Tình trạng thiếu vốn kinh doanh luôn là bài toán đặt ra cho nhiều công ty Nhà nước, không ngoại lệ với Giầy Thuỵ Khuê. Theo như cơ cấu vốn năm 2001 thì số nợ phải trả là trên 76.000.000 nghìn đồng, trong đó nợ vay là gần 16.000.000 nghìn đồng. Như vậy có thể nói, công ty đi chiếm dụng vốn rất lớn. Điều này sẽ gây ra khả năng thanh toán thấp, tạo rủi ro kinh doanh, về lâu dài là không tốt, ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của công ty. Trong công tác chuẩn bị kế hoạch vật tư, nguyên liệu có tiến bộ hơn so với nhiều năm trước đây, song đôi khi vẫn chưa đáp ứng kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Trong sản xuất, có những bộ phận nhiều lúc chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất,hoặc việc theo dõi, giám sát của các phòng ban chức năng, của cán bộ quản lý còn chưa thường xuyên, chặt chẽ, thiếu cụ thể, dẫn đến một số sản phẩm làm ra chưa đạt yêu cầu phải tái chế lại. Trong công tác cập nhật, thống kê báo cáo số liệu, chứng từ sổ sách của các phòng ban nghiệp vụ, của các giám đốc xí nghiệp còn chưa thường xuyên. Vì thế, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác sản xuất, và các hoạt động khác chưa kịp thời, chưa sát với thực tế. 2.2.2/Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty năm 2001. 2.2.2.1/Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty năm 2001. Từ số liệu tính toán ở biểu 02 ta có nhận xét khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua. Tính đến 31/12/2001, tổng tài sản của công ty hiện có là 87.232.044 nghìn đồng, tăng thêm so với đầu năm là 994.543 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 1,15%. Trong đó, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 52,46%, tăng thêm 2.877.129 nghìn đồng, đạt 45.762.839 nghìn đồng, tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 47,54%, giảm đi 1.882.586 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 4,34%. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do tiền mặt và hàng tồn kho tăng lên. Sở dĩ lượng tiền tăng mạnh vào thời điểm cuối năm như vậy là do công ty đã thu được một khoản tiền lớn từ phía khách hàng. Tuy nhiên, để một lượng tiền lớn tồn quỹ như vậy là điều không cần thiết, vì đây là khoản tiền nhàn rỗi, không sinh lời, do đó, cần có phương án sử dụng hiệu quả hơn. Cùng với lượng tiền mặt, hàng tồn kho cũng tăng lên đáng kể, vào thời điểm 1/1/2001 chiếm 51,91% trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, đến thời điểm cuối năm là 55,87%, tăng thêm 3.304.741 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 14,84%. Trong khoản nay, phần tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm nhập kho tăng đột biến. Cụ thể, chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm 2.472.344 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 201,64%. Chi phí tăng như vậy là do theo quy trình công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu được xuất một lần toàn bộ, hơn nữa, do các đơn đặt hàng vào cuối năm tăng mạnh, nên tiến độ sản xuất tăng lên để kịp cho việc cung ứng hàng. Vì vậy, tại thời điểm cuối năm, chi phí sản xuất dở dang quá lớn, đó cũng là điều chấp nhận được. Cũng như vậy, do đặc điểm sản xuất của công ty là tiêu thụ mạnh về đầu năm và cuối năm, do đó, việc hàng tồn kho tăng mạnh vàp thời điểm cuối năm là hoàn toàn hợp lý, vì vừa phải đáp ứng lượng hàng tiêu thụ mạnh ở cuối năm, vừa đảm bảo đúng việc cung cấp hàng theo đơn đã ký vào quý I năm sau. Tại thời điểm cuối năm, giá trị thành phẩm tồn kho là 16.243.556 nghìn đồng, tăng thêm là 2.192.724 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 15,61%. Trong kỳ, công ty đã giải phóng được một lượng nguyên vật liệu trị giá 848.433 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 13,96%, điều này là hoàn toàn hợp lý, do doanh nghiệp có tình trạng cung cấp nguyên vật liệu rất tốt, kịp thời, đúng chất lượng, số lượng, vẫn đảm bảo lượng nguyên vật liệu dự trữ cho kỳ kinh doanh tiếp theo là 5.230.470 nghìn đồng. Trong năm, các khoản phải thu giảm đi 1.383.466 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 7,02%, chiếm 40,01% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, khoản này giảm chủ yếu là do trong kỳ công ty đã thu được một khoản tiền từ khách hàng là 1.855.473 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 11,87%. Đối với chỉ tiêu tài sản lưu động khác cũng có sự giảm đi 112.851 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 16,61%. Do tính chất cân đối của tài sản, nên trong khi tài sản lưu động tăng lên thì tài sản cố định lại giảm đi là 1.882.586 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 4,34%, chiếm 47,54% tổng tài sản, và giảm đồng thời ở cả 2 loại tài sản cố định hữu hình là 777.661 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 1,89% và tài sản cố định thuê tài chính là 1.110.717 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng 54,36%. Ngược lại, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên là 5.793 nghìn đồng. Về mặt nguồn vốn, tài sản được hình thành từ hai nguồn. Thứ nhất, nợ phải trả chiếm 87,47% tương ứng với số tuyệt đối là 76.303.011 nghìn đồmg, thứ hai là nguồn vốn chủ sở hữu là 10.929.043 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ là 12, 53%. Đối với nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ 94,36% và có sự tăng thêm là 3.960.823 nghìn đồng, với tỷ lệ là 5,83%, trong đó, chủ yếu là phải trả người bán, tăng thêm là 4.790.668 nghìn đồng, chiếm 34,23% nợ phải trả. Tiếp theo là vay ngắn hạn chiếm 29,71%, tăng thêm 1.323.657 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 6,21%. Trong khi đó, công ty cũng tiến hành trả bớt lương cho công nhân viên là 1.296.584 nghìn đồng, trả thuế 136.744 nghìn đồng và các khoản phải trả khác là 728.178 nghìn đồng làm giảm bớt nợ ngắn hạn. Một biểu hiện tốt trong công tác thanh toán là công ty đã tiến hành trả nợ dài hạn là 3.837.638 nghìn đồng (làm giảm khoản nợ dài hạn là 46,48%). Do vậy khoản nợ này chỉ chiếm 5,79% so với đầu năm là 10,84%, trong đó trả nợ vay dài hạn là 2.521.425 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 43,76% và nợ dài hạn là 1.316.213 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 52,77%. Về nguồn vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2001 là 10.929.043 nghìn đồng, chiếm 12,53%, tăng thêm 871.358 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 8,66%. Thứ nhất, đối với nguồn vốn quỹ có sự tăng thêm là 869.044 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 8,65%, chiếm 99,88% nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó, chủ yếu là tăng nguồn quỹ đầu tư phát triển với số tuyệt đối là 266,097 nghìn đồng, với tỷ lệ là 46,7%, tiếp theo là quỹ dự phòng tài chính tăng lên 33,33%, với số tuỵệt đối là 5.200 nghìn đồng. Điều này cho thấy công ty rất quan tâm dến việc trích lập các quỹ này để đảm bảo đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, hạn chế rủi ro tổn thất trong kinh doanh. Tuy nhiên, quy mô các quỹ này còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 7,85% nguồn vốn quỹ. Số còn lại chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh, chiếm tới 92% nguồn vốn quỹ. Nguồn vốn kinh doanh tăng thêm 200.000 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 2,03% vào thời điểm cuối năm. Số còn lại, lợi nhuận chưa phân phối chiếm 0,14%. Một phần nhỏ vốn chủ sở hữu được phân về nguồn kinh phí, quỹ khác chiếm 0,12%. Cuối năm nguồn quỹ này tăng thêm 2.314 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 20,91%, trong đó, quỹ trợ cấp mất việc làm tăng thêm 2.600 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 33,33%. Ngược lại, quỹ khen thưởng phúc lợi giảm đi 286 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 8,75%. Điều này cho thấy công ty đã rất quan tâm đến đời sống công nhân, không ngừng cải thiện đời sống người lao động, cải thiện môi trường làm việc. Như vậy, trong một năm, tài sản của công ty đã tăng lên thêm 1,15%, giảm được một số khoản nợ và tăng quy mô các quỹ, nhìn chung là rất khả quan. Thêm một điều nữa, công ty đã tăng nguồn vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên, điều này là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc sử dụng vốn. Có thể thấy, tình hình tài chính của công ty là rất khả quan. Phần dưới đây, chúng ta sẽ xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong hai năm qua Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê. Biểu 03 cho thấy: Trong năm 2001, tình hình sản xuất của công ty có những kết quả đáng ghi nhận. So với năm trước, doanh thu năm nay tăng thêm được 4.634.247 nghìn đồng, tương ứng với 8,67%, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng thêm là 6.113.988 nghìn đồng, tương ứng với 13,36%. Bên cạnh đó, một số loại chi phí cũng tăng lên, ví dụ như giá thành sản phẩm, khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp...Tuy nhiên, việc gia tăng khối lượng và doanh số bán các sản phẩm thì việc tăng các chi phí về tổng số tuyệt đối như trên là điều bình thường, ta chưa thể kết luận được rằng doanh nghiệp quản lý chi phí có tốt không. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên là 318.890 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là xấp xỉ 15,9%. Đây là một tỷ lệ tăng khá lớn cho thấy hoạt động sản xuất của công ty về cơ bản là tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động tài chính vẫn đạt âm, tuy có khả quan hơn so với năm trước. Việc hoạt động tài chính trong 2 năm gần đây luôn âm là do chế độ hạch toán mới tính phần lãi vay vào chi phí hoạt động tài chính, hơn nữa, công ty lại không có nhiều hoạt động mua bán chứng khoán hay các hoạt động tài chính khác. Lợi nhuận hoạt động bất thường năm 2001 của công ty đạt 101.206 nghìn đồng, giảm đi so với năm trước, hoạt động bất thường là những hoạt động có tính chất không thường xuyên và chủ yếu liên quan đến việc thanh lý tài sản cố định. Như vậy, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên 188.020 nghìn đồng, với tỷ lệ là 14, 89%, lợi nhuận ròng của công ty đạt 986.290 nghìn đồng, tăng 127.854 nghìn đồng so với năm trước. Có thể nói, tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty là rất khả quan, song để có những kết luận đúng đắn và toàn diện hơn, chúng ta sẽ xem xét cụ thể ở những phần tiếp theo. Biểu 04 cho thấy: Tổng doanh thu tiêu thụ của công ty năm 2001 đạt 58.079.485 nghìn đồng, tăng lên so với năm 2000 là 4.634.247 nghìn đồng, với tốc độ tăng tương ứng là 8,67%, vượt kế hoạch đặt ra 1,89%. Trong đó, doanh thu hàng xuất khẩu tăng lên 6.113.988 nghìn đồng với tốc độ tăng là 13,36%, mặc dù vậy vẫn không đạt kế hoạch đặt ra, giảm sút 5,66% so với kế hoạch năm 2001. Điều này cho thấy công ty vẫn chưa tận dụng hết năng lực xuất khẩu, chưa tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Tổng lợi nhuận ròng năm 2001 đạt 986.290 nghìn đồng, tăng lên so với năm 2000 gần 128.000 nghìn đồng, với tốc độ tăng là gần 14,9%. Đây là một tốc độ tăng khá, thể hiện những nỗ lực vượt bậc của công ty trong năm qua, vượt 0,03% so với kế hoạch. Trong đó lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 737.039 nghìn đồng, chiếm 75% lợi nhuận ròng của công ty, chủ yếu là lợi nhuận thu được thông qua hoạt động xuất khẩu. Cũng với lý do trên, luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi tình hình thực hiện lợi nhuận và những biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm năm 2001 của Công ty Giầy Thuỵ Khuê. Không xét đến ảnh hưởng của lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường, các chỉ tiêu doanh lợi dưới đây chỉ đề cập đến lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu doanh lợi nhìn chung đều tăng so với năm 2000, đó là những dấu hiệu khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, doanh lợi giá thành tăng 0,09%, đạt 1,24%, doanh lợi doanh thu tăng 0,08%, đạt 1,32%, doanh lợi vốn đạt 0,85%, tăng 0,08%. Kết quả này phản ánh hoạt động của công ty là khá tốt trong việc đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, so với kế hoạch đặt ra chỉ có doanh lợi giá thành là đạt, còn lại doanh lợi doanh thu và doanh lợi vốn đều giảm lần lượt là 0,03% và 0,01%. Như vậy, cùng 100 đồng chi phí bỏ ra năm 2001 đem lại cho công ty nhiều hơn năm 2000 là 0,09 đồng lợi nhuận, và số lợi nhuận này thu được nhiều hơn 0,08 đồng trong 100 đồng doanh thu. Do thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nên trong năm, doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty đạt 7,02%, tăng 0,43% so với năm trước. Trên đây là những đánh giá sơ bộ về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 của Công ty Giầy Thuỵ Khuê. Để có cái nhìn rõ hơn về những mặt thành tích cũng như hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện lợi nhuận, ta đi sâu nghiên cứu cụ thể tình hình sản xuất- tiêu thụ sản phẩm, tình hình quản lý chi phí giá thành và tình hình quản lý- sử dụng vốn tại công ty. 2.2.2.1/Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty Giầy Thuỵ Khuê năm 2001. Về tình hình sản xuất. Với các dây chuyền thiết bị hiện đại nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, năng lực sản xuất của công ty không ngừng được nâng cao. Điều này được biểu hiện thông qua số lượng sản xuất và tiêu thụ tăng lên qua các năm. Hiện nay, công ty sản xuất các loại giầy xuất khẩu chủ yếu như: Inter, Lisfieng, Newallised, Chawon, Melcosa...giầy thể thao. Giầy tiêu thụ nội địa chủ yếu có giầy bata, giầy thể thao, giầy trẻ em... Do đặc thù của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, do đó, chất lượng và mẫu mã chủ yếu do phía nước ngoài đặt mẫu. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu trên 20 nươc trên thế giới, chủ yếu là Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha...Tuy nhiên, do xuất khẩu thông qua phương thức gia công, hơn nữa, lại xuất khẩu thông qua trung gian nên đôi khi hay bị ép giá. Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu, tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Điều này cho thấy công ty chưa quan tâm đúng mức đến thị trường trong nước. Đây là một thị trường tiềm năng công ty nên chú ý khai thác. Về tình hình tiêu thụ. Số liệu ở bảng 05a cho thấy, việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra. Trong đó, giầy vải là mặt hàng chủ yếu nhưng chỉ vượt kế hoạch 3%, thấp hơn so với loại giầy thể thao vượt kế hoạch là 13%, loại giầy da cao cấp vượt kế hoạch là 5%. Có thể nói, vượt chỉ tiêu xuất sắc là mặt hàng giầy thể thao, vượt kế hoạch đặt ra về doanh thu tiêu thụ là 13,88%. Việc sản phẩm này vượt kế hoạch về cả chỉ tiêu số lượng tiêu thụ và doanh số bán là điều rất đáng hoan nghênh. Đạt được điều này là do công ty đã nỗ lực trong việc giữ ổn định sản xuất, từ việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho sản xuất, cho đến công tác sản xuất, bố trí ca kíp phù hợp, có chế độ khuyến khích vật chất đối với công nhân sản xuất hoàn thành và hoàn thành vượt mức...Trong sản xuất đã giảm được tình trạng phế liệu thải loại. Về chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo yêu cầu và giá thành ổn định. Tuy nhiên, đối với các loại sản phẩm khác, công ty chỉ đạt 50,95% so với kế hoạch. Đây là một khuyết điểm trong việc thực thi kế hoạch. Khảo sát điều này cho thấy rằng, trong năm, công ty không tiến hành trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị, năng lực sản xuất hiện tại của công ty là 4 triệu đôi/năm. Như vậy, việc tăng lên về số lượng các loại mặt hàng chủ yếu dẫn tới giảm số lượng các mặt hàng khác trong điều kiện sản xuất như cũ là điều bình thường. Nhưng, để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, trong những năm tiếp theo, công ty cần tiến hành trang bị thêm các dây chuyền sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất. Biểu 05b cho thấy tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty trong hai năm qua. So sánh tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 2 năm gần đây ta thấy, ở tất cả các mặt hàng đều có sự tăng trưởng về cả số lượng tiêu thụ và doanh thu. Trong đó, tăng mạnh ở mặt hàng giầy thể thao, tăng 21,43%. Có thể thấy, đối với mặt hàng này, công ty vẫn giữ vững và ngày càng mở rộng thị phần tiêu thụ. Bên cạnh đó, mặt hàng giầy da cao cấp có sự tăng khá là 11,11% về khối lượng tiêu thụ và 8,67% về doanh thu tiêu thụ. Đây là một điều tốt, cho thấy những nỗ lực của công ty trong việc nghiên cứu thị trường. Như trên đã nói, công ty xuất khẩu chủ yếu thông qua phương thức gia công, thậm chí nhiều khi phải thông qua nước thứ ba, thì việc phát triển loại giầy da này có nhiều điều đáng nói. Loại sản phẩm này đòi hỏi các tiêu chuẩn khác hẳn so với giầy vải: bên cạnh chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng phải đẹp, phải ‘bắt mắt”, hợp với thị hiếu và thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong năm, công ty đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc nghiên cứu thiết kế các mẫu mã mới nắm bắt thị trường để sản phẩm được phong phú, đa dạng hơn. Do vậy, sức cạnh tranh của sản phẩm đang được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước. Với uy tín đã có từ lâu năm, cộng với những ưu việt của sản phẩm làm cho người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận sản phẩm của công ty. Do hoàn thành kế hoạch về cả khối lượng sản xuất- tiêu thụ và doanh số bán đã góp phần làm cho kế hoạch của công ty đạt 101,89% về doanh thu tiêu thụ và tăng 8,67% so với năm 2000. Để đạt được những thành tích đáng kể trên, công ty đã thực hiện hàng loạt những biện pháp sau: Thứ nhất, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến mẫu mã, đáp ứng tốt hơn về cả giá trị sử dụng và giá trị thương mại, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đối với những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn thì được tái chế, nếu đảm bảo yêu cầu mới cho nhập kho, đồng thời có chế độ phạt để thắt chặt và ràng buộc trách nhiệm của công nhân, từ đó mà tình trạng hàng không đảm bảo chất lượng đã giảm hẳn. Sản phẩm của công ty phải trải qua nhiều khâu kiểm tra chất lượng, chỉ những mặt hàng có đóng dấu KCS mới được đưa vào nhập kho. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, công ty đã đưa ra một số sản phẩm giầy da cao cấp có kiểu dáng đẹp, hợp thẩm mỹ người tiêu dùng và được khách hàng nhanh chóng chấp nhận. Đây là những cố gắng của bộ phận thiết kế mẫu mã trong việc tìm tòi, sáng tạo những khuôn mẫu mới cho sản phẩm.Có được những điều đó là do công ty rất quan tâm đến việc đổi mới sản phẩm. Trong năm, công ty đã tiến hành trang bị bộ máy vi tính ứng dụng trong việc thiết kế kiểu dáng, mẫu mã mới, quan tâm phát triển đội ngũ thiết kế, điều này đã góp phần đưa công tác này hoạt động có hiệu quả hơn. Thứ hai, công ty đã tận dụng khai thác triệt để và có hệ quả năng lực sản xuất hiện có. Các dây chuyền sản xuất của công ty đều được đổi mới trong vài năm gần đây, là những dây chuyền hiện đại được nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và hiện đang phát huy tác dụng tốt. Không những thế, công ty luôn chú trọng nâng cao và cải tiến máy móc thiết bị như cải tiến móc treo giầy lò hấp, cải tiến bộ giá đính kim tuyến trên cao su sống, cải tiến công nghệ ép cao su hai màu trên logo, đồng thời tiến hành đầu tư chiều sâu cho nồi hấp giầy, nồi hơi đốt điện, máy gập uốn...Tuy nhiên, trong tương lai, công ty cần tạo nguồn để có thể cải tiến, trang bị hơn nữa các máy móc thiết bị này, đặc biệt khi tiến trình hội nhập AFTA đang đến gần. Thứ ba, công ty đã áp dụng những biện pháp tích cực để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm: Năm 2001, công ty đã tham gia hầu hết các triển lãm, hội trợ được tổ chức trong nước: Hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, hội chợ kinh tế hàng Công nghiệp. Kết quả qua các hội chợ triển lãm trong cả nước, sản phẩm của công ty đã đạt được 16 huy chương vàng và 2 huy chương bạc. Đặc biệt, năm 2001, công ty được tặng Cúp sen vàng tại hội chợ xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng mùa thu- Là 1/10 đơn vị tiêu biểu của hội chợ. Điều đáng nói hơn cả là uy tín, thương hiệu giầy Thuỵ Khuê đã được nâng lên một bước đối với người tiêu dùng. Đây là bước đi ban đầu để công ty tiếp cận và chinh phục thị trường nội địa, khi hiện tại doanh thu nội địa của công ty mới dừng lại ở mức khiêm tốn 10,6%. Bên cạnh những nỗ lực to lớn từ phía công ty không thể không nói đến sự phục hồi kinh tế nhanh chóng từ các nước sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ vừa qua, làm nhu cầu tiêu dùng được nâng lên và tình hình trong nước đã dần ổn định sau đợt thiểu phát kéo dài từ đầu năm 1999 đến đầu năm 2001. Bên cạnh những cố gắng trong việc tiêu thụ sản phẩm, quá trình sản xuất vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý, cần kịp thời khắc phục: công nhân chưa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ làm việc, việc quản lý sản xuất còn lỏng lẻo khiến cho một lượng nhỏ sản phẩm chưa đạt yêu cầu vẫn được nhập kho, và tình trạng phế liệu vẫn còn phải tái chế...Trong năm số giảm trừ doanh thu là 89.767 nghìn đồng, trong đó hàng bán bị trả lại chiếm 100%. Tuy có sự giảm đi về hàng bán trả lại là 0,53%, nhưng con số này vẫn còn khá cao, công ty cần có biện pháp khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Phân tích tình hình tiêu thụ theo quý ta thấy: Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu vào quý I và IV. Qua số liệu biểu 05c cho thấy quý I doanh thu tiêu thụ đạt 26.393.944 nghìn đồng, chiếm 45,4% tổng doanh thu, và quý IV là xấp xỉ 38%. Và doanh thu được dàn đều ở cả 3 xí nghiệp là Chariming, Thuỵ Khuê, và Yenkee, cho thấy tình hình quản lý các xí nghiệp là khá tốt, không có sự bù lỗ giữa các xí nghiệp. Điều này có nghĩa là hoạt động liên kết giữa công ty với các đối tác nước ngoài Hàn Quốc, Đài Loan rất hiệu quả, đồng thời, đảm bảo hoạt động và có việc làm cho gần 2500 lao động trong công ty. Việc sản lượng được tiêu thụ mạnh ở quý I và quý IV đòi hỏi công ty phải có sự chuẩn bị một lượng hàng khá lớn vào cuối năm, vừa đủ phục vụ cho việc tiêu thụ trong quý IV, vừa để có sản phẩm cung cấp cho quý I năm sau. Đây là một vấn đề lớn nhưng được công ty giải quyết rất tốt, biểu hiện ở thành phẩm nhập kho cuối năm tăng mạnh, đạt 2.472.344 nghìn đồng. Đây cũng là một điều hợp lý trong công tác điều hành sản xuất. Trong công ty có rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của công ty cũng theo những chiều hướng khác nhau. Để có cái nhìn rõ hơn về tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty, chúng ta sẽ khảo sát tình hình thực hiện lợi nhuận của 5 sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: Inter, Lisfieng, Newallised, Chawon, và Melcosa khi so sánh với năm 2000 (biểu 06a). Từ số liệu ở biểu 06a, ta xác định được lợi nhuận thực hiện của 5 loại sản phẩm chủ yếu nêu trên là 1.950 nghìn đồng, tăng 442 nghìn đồng so với năm 2000. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm doanh thu tiêu thụ và chi phí để có doanh thu đó. Cụ thể là nhân tố sản lượng tiêu thụ, nhân tố kết cấu mặt hàng, và lợi nhuận đơn vị, trong đó, lợi nhuận đơn vị lại chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố là giá bán, giá vốn hàng xuất bán, và chi phí bán hàng- chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua tính toán, ta thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như sau: Đối với nhân tố sản lượng. Đây là nhân tố ảnh hưởng theo chiều thuận đến lợi nhuận của công ty. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng lên sẽ là cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Do trong kỳ công ty thực hiện được sản lượng tiêu thụ tăng khá cao và ở hầu hết các mặt hàng đã làm ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34284.doc
Tài liệu liên quan