MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TĂNG LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP 3
1.1. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. 3
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp. 3
1.1.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp. 3
1.1.2.1. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp. 3
1.1.2.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp. 4
1.1.3. Ý nghĩa của lợi nhuận. 6
1.2. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN 7
1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 8
1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 8
1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận giá thành 9
1.2.4. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng 9
1.3. VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. 10
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TĂNG LỢI NHUẬN CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN NAY. 13
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. 13
1.4.1.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. 13
1.4.1.1.1. Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. 13
1.4.1.1.2. Kết cấu mặt hàng tiêu thụ. 14
1.4.1.1.3. Giá bán đơn vị sản phẩm. 15
1.4.1.1.4. Chất lượng sản phẩm. 16
1.4.1.1.5. Công tác bán hàng và thanh toán tiền hàng. 16
1.4.1.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giá thành tiêu thụ sản phẩm. 17
1.4.1.2.1. Nhân tố giá thành sản xuất sản phẩm. 17
1.4.1.2.2. Chi phí bán hàng. 18
1.4.1.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 18
1.4.2. Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay. 19
1.4.2.1. Phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh doanh hạ giá thành sản phẩm. 19
1.4.2.2. Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. 22
1.4.2.3. Tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn có hiệu quả 24
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI 26
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI. 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty in báo Hà Nội mới. 26
2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty in báo Hà Nội mới. 29
2.1.2.1. Sản phẩm 29
2.1.2.2. Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty in báo Hà Nội mới 30
2.1.2.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất 32
2.1.2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. 34
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của Công ty. 37
2.1.3.1. Thuận lợi 37
2.1.3.2. Khó khăn 38
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY. 38
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI NĂM 2005. 41
2.4. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN. 43
2.4.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005. 43
2.4.2. Tình hình quản lý chi phí và thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty năm 2005. 45
2.4.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty năm 2005. 49
2.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG VIỆC PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI 54
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2006. 55
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI. 56
3.2.1. Xây dựng định mức tiêu hao cụ thể cho một số loại nguyên vật liệu chưa định mức được. 56
3.2.2. Giảm hơn nữa khoản mục chi phí gián tiếp (cụ thể là chi phí quản lý doanh nghiệp). 57
3.2.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm. 57
3.2.4. Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. 59
3.2.5. Nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. 59
3.2.5.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 59
3.2.5.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 61
3.2.6. Mở rộng hoạt động đầu tư tài chính. 63
KẾT LUẬN 65
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và các phương hướng biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty in Báo Hà Nội Mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn phòng.
Không ngừng lớn mạnh và phát triển, công ty đã khắc phục mọi khó khăn vươn lên bằng sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám đốc, lãnh đạo công ty, công ty đã giành được thắng lợi tạo niềm tin đối với toàn thể nhân viên trong công ty, đứng vững được trong thị trường ngành in, đồng thời xây dựng được uy tín với khách hàng.
Bằng chỉ tiêu sau đây cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm qua có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước cả về doanh thu cũng như việc thực hiện kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước, ngân sách Đảng và cải thiện đời sống người lao động.
Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty in báo Hà Nội mới.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1.giá trị sản xuất CN
18.802.000.000
22.186.360.000
23.411.000.000
24.019.000.000
2.tổng doanh thu
55.838.007.268
57.742.556.194
66.183.353.743
73.186.992.157
3.tổng lợi tức trước thuế
8.064.584.281
8.274.517.078
9.579.347.402
10.938.743.511
4.tổng nộp ngân sách
5.626.920.513
6.209.819.173
6.310.550.919
8.100.470.340
5.thu nhập bình quân/ tháng
2.300.000
2.311.000
2.783.161
3.121.136
2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty in báo Hà Nội mới.
2.1.2.1. Sản phẩm
Công ty in báo Hà Nội mới là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ gia công in các loại như:
- Nhiệm vụ trọng tâm của công ty in báo Hà Nội mới các loại hàng ngày, Hà Nội mới chủ nhật, Hà Nội mới tin chiều, Hà Nội mới cuối tuần…
- Bìa Báo thiếu niên tiền phong
- Các loại báo: báo Phụ nữ Việt Nam, Công an nhân dân, Pháp luật, An ninh Thủ đô, An ninh Hải Phòng, an ninh Thế giới, Đại đoàn kết, Giao thông vận tải, kinh tế đô thị, Báo Thế giới…
- Tạp chí: Người làm báo, Thế giới…, dân trí…
Ngoài ra công ty còn kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư ngành in, kinh doanh bất động sản.
2.1.2.2. Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty in báo Hà Nội mới
Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo sự tồn tại và phát triển đứng vững trên thị trường nên bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu công ty là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là Phó giám đốc. Tiếp theo là hệ thống phòng ban, như: Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài vụ thống kê, Phòng tổng hợp, phòng vật tư kinh doanh xuất nhập khẩu, Phân xưởng sản xuất.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Phó
Giám
đốc
Phòng
Tổ chức hành
chính
Phòng
Tài vụ
Phòng vật tư
Phòng
Tổng hợp
Phân xưởng chế bản
Phân xưởng sản xuất
Chức năng- nhiệm vụ của từng bộ phận trong doanh nghiệp
*Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động kinh doanh, là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng phòng ban của công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị là ban tài chính quản trị thành uỷ Hà Nội về mọi hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời đại diện cho quyền lợi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
*Phó giám đốc: là người giúp việc đắc lực cho giám đốc trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ chính của mình, cùng nhau bàn bạc thảo luận về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của người quản lý: Quản lý điều hành quá trình sản xuất, máy móc thiết bị, tham gia giải quyết các sự cố về kỹ thuật vượt quá khả năng của phân xưởng. Chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch. Chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp tại các phân xưởng. Quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Chỉ đạo xây dựng các định mức vật tư. Quản lý thực hiện vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
*Các phòng ban chuyên môn:
- Phòng tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc công tác xây dựng và chỉ đạo tổ chức cán bộ công nhân viên toàn công ty. Quản lý, đề bạt, bố trí lao động trong công ty. Phòng có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ tay nghề của từng phòng ban phân xưởng. Phòng cũng có nhiệm vụ tổ chức, thực thi các công việc hành chính khác như: tiếp khách, bố trí sắp xếp phòng làm việc cũng như trang thiết bị văn phòng khác.
- Phòng tài vụ thống kê: giúp giám đốc trong lĩnh vực thống kê, kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm trước nhà nước theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tiền và hạch toán kinh tế nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Phòng vật tư kinh doanh xuất nhập khẩu: xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, nhiên liệu phục vụ yêu cầu sản xuất, theo dõi nhập – xuất – tồn. Cung ứng vật tư trong nước và vật tư nhập khẩu cho bộ phận sản xuất, bảo quản kho hàng.
- Phòng tổng hợp: giúp giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phục vụ yêu cầu đối ngoại của công ty. Tổng hợp, phân tích thông tin, xử lý thông tin chính xác và có hiệu quả theo yêu cầu của giám đốc, giúp giám đốc trong việc xây dựng đường lối, chiến lược kinh doanh.
*Phân xưởng sản xuất (bao gồm phân xưởng chế bản và phân xưởng máy in): Tiến hành sản xuất sản phẩm hay là hoàn thành một giai đoạn trong quá trình sản xuất. Căn cứ vào nhiệm vụ của công ty giao cho phân xưởng, phân xưởng tiến hành mọi hoạt động cần thiết để ra sản phẩm đúng đủ đảm bảo chất lượng.
2.1.2.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín, gia công theo các hợp đồng in. Căn cứ vào quy trình công nghệ và kỹ thuật in báo công ty tổ chức thành 2 phân xưởng: phân xưởng chế bản và phân xưởng máy in.
Theo quy trình này, khách hàng đến ký hợp đồng tại phòng Tổng hợp. Nơi đây, khách hàng đề xuất những yêu cầu cho sản phẩm in của mình về kích cỡ, màu sắc, chất lượng giấy, thời gian giao hàng, giá cả và những thông tin cần thiết khác trong hợp đồng kinh tế.
Mô hình sản xuất và quy trình công nghệ
Phòng tổng hợp
Khách hàng
Phân xưởng máy in
Phân xưởng chế bản
Sắp chữ
In
Sửa bài
OTK
Tổ đóng gói sách
Phân màu
kho
Mi phim
Phơi bản
Phân xưởng chế bản gồm: tổ sắp chữ điện tử, tổ sửa bài, tổ mi phim, tổ chụp ảnh, tổ phơi bản. Tại đây, bông bài được sắp xếp và hiệu chỉnh trên các máy móc thiết bị hiện đại để hình thành sơ lược thành trang in. Tiếp theo tạo thành các bản in để chuyển cho phân xưởng in tiến hành công đoạn in.
Phân xưởng in gồm có: tổ máy in cuốn, tổ máy in offset tờ rời, tổ kiểm tra chất lượng OTK, tổ máy gấp, tổ sách, tổ máy xén. Bông bài từ phòng tổng hợp được đưa xuống đây để phân xưởng bố trí lao động, máy móc thời gian hợp lý, chia ca, chia giờ, để có kế hoạch làm việc có hiệu quả tốt, kịp thời gian của khách hàng giao. Khi nhận bản in từ phân xưởng chế bản, qua các khâu in ấn, đóng gói, sản phẩm đựơc lưu giữ trong kho rồi chuyển lại cho khách hàng vào đúng thời hạn giao hàng.
Với quy trình công nghệ như vậy giúp cho công ty chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất. Mối quan hệ khăng khít này khiến cho các bộ phận trong dây chuyền luôn phải phấn đấu vì mục tiêu chung nên năng suất và kết quả sản xuất của công ty tăng lên đều đặn. Không những thế, khả năng kiểm tra kiểm soát của đơn vị đối với từng công đoạn sản xuất rõ ràng và minh bạch, khi bất kỳ sai sót nào xảy ra cũng dễ dàng kiểm soát và khống chế.
2.1.2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty luôn hướng tới việc thực hiện các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của kế toán trưởng.
- Phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của đơn vị, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên kế toán nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
- Gọn nhẹ, tránh những khâu trung gian không cần thiết. Căn cứ vào khối lượng công tác kế toán nhiều hay ít, nghiệp vụ kinh tế phức tạp hay đơn giản mà bố trí cơ cấu bộ máy kế toán và phân công người phụ trách.
Do đặc điểm tổ chức bộ máy và yêu cầu quản lý quy mô hoạt động sản xuất nên Công ty in Báo Hà Nội mới áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp báo cáo và kiểm tra kế toán chi tiết đến hạch toán tổng hợp, các phân xưởng không có kế toán riêng. Bộ máy kế toán của công ty được thiết lập thep kiểu trực tuyến. Phòng tài vụ – Thống kê được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty còn các nhân viên trong phòng được điều hành trực tiếp từ kế toán trưởng. Các phần hành kế toán đều có trách nhiệm liên hệ với kế toán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp hoặc lập báo cáo định kỳ chung ngoài báo cáo phần hành. Quan hệ giữa các lao động kế toán phần hành là quan hệ ngang, có tính chất tác nghiệp, không phải là quan hệ trên dưới có tính chất chỉ đạo.
Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty in Báo Hà Nội mới.
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư, tài sản
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Dưới đây ta xem xét vai trò cụ thể của từng kế toán:
* Kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng ): là người giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên môn, phổ biến chủ trương và chỉ đạo công tác chuyên môn của bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm trước cấp trên và chấp hành luật pháp chế độ tài chính hiện hành. Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp, cân đối mọi số liệu phát sinh trong các tài khoản, lập báo cáo kế toán, tham mưu cho giám đốc về quản lý tài chính phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty, đồng thời hướng dẫn đôn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, các chế độ kế toán do nhà nước quy định. Kế toán trưởng còn có trách nhiệm kiểm tra tình hình tài chính về vốn và huy động vốn, thực hiện tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác các khả năng tiềm năng của tài sản, cung cấp các thông tin và tình hình tài chính một cách trung thực, chính xác và kịp thời để ban giám đốc ra quyết định kinh doanh có hiệu quả tối ưu.
* Kế toán thanh toán: là một nhân viên kế toán phụ trách về vấn đề các khoản thanh toán của công ty như: đối với nhà cung cấp khi mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, với khách hàng trong quan hệ mua bán với công ty, với ngân hàng, cũng như với ngân sách nhà nước…
Kiểm tra, kiểm soát các chứng từ hoá đơn hợp lệ đã được ký duyệt để lập phiếu thu chi, định khoản theo đúng tính chất của nội dung kinh tế đã được phản ánh và để thanh toán thu chi kịp thời. Phân loại kê khai các hoá đơn được hoàn thuế theo quy định của nhà nước. Thường xuyên nắm và quản lý tiền mặt thu chi hàng ngày, đối chiếu xác định số tồn quỹ cuối ngày để có số liệu chính xác báo cáo trưởng phòng và giám đốc.
Xác định doanh thu bán hàng trong kỳ. Mở sổ sách theo dõi chi tiết từng khách hàng, từng khoản công nợ phải thu phải trả, thanh toán tiền hàng cho khách hàng phải đủ chứng từ hợp lệ và đã được giám đốc ký duyệt. Thường xuyên đối chiếu công nợ phải thu, công nợ phải trả để thanh toán dứt điểm.
* Kế toán tổng hợp: Tập hợp đầy đủ mọi chi phí phát sinh để tính giá thành sản phẩm. Xác định kết quả kinh doanh của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty cũng như thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, giữ sổ cái tổng hợp cho tất cả các phần hành và ghi sổ cái tổng, lập báo cáo nội bộ và cho bên ngoài đơn vị theo định kỳ báo cáo ( như báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cấp trên, tổng cục thống kê…) hoặc theo yêu cầu đột xuất.
* Kế toán vật tư, tài sản: Theo dõi, ghi chép tính toán giá thành thực tế của từng loại nguyên vật liệu, quản lý theo dõi tình hình nhập xuất của từng loại nguyên vật liệu, xác định tình hình tồn kho thường xuyên theo số lượng và giá trị, thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng thực tế của vật tư tồn kho, lập các báo cáo, báo biểu, kiểm kê định kỳ để phục vụ cho công tác tổng hợp và quyết toán.
Lập sổ sách theo dõi hạch toán kế toán, lập thẻ theo dõi từng loại TSCĐ và phản ánh giá trị hao mòn hàng năm của TSCĐ để tính giá trị còn lại của TSCĐ của kỳ báo cáo. Ghi chép tình hình tăng giảm, mua sắm xây dựng cũ mới của từng loại TSCĐ.
* 2 kế toán tiền lương và thông kê phân xưởng: với đặc điểm là lương khoán, lương của công nhân viên và cán bộ viên chức trong công ty được thanh toán vào thứ 6 hàng tuần nên công việc của kế toán tiền lương tương đối vất vả. Do vậy, trong bộ máy kế toán của đơn vị có 2 kế toán tiền lương và thống kê phân xưởng để phục vụ cho đặc thù quản lý của công ty. Kế toán lương có nhiệm vụ nhận bản chấm công, phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu giao khoán, biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành… từ các phân xưởng chuyển lên, sau đó tiến hành ghi chép, tổng hợp số liệu về số lượng, thời gian và kết quả lao động, tính lương, trích các khoản theo lương, BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn, phân bổ chi phí nhân công đúng đối tượng sử dụng lao động và thanh toán cho người lao động.
* Thủ quỹ: Nắm được các nguyên tắc quản lý thu chi tiền mặt của nhà nước và công ty quy định. Căn cứ vào các phiếu thu chi đã lập, nguồn tiền thu vào chi ra phải có chứng từ hợp lệ, được cấp có thẩm quyền ký duyệt. Xác định, đóng dấu trên hoá đơn số tiền thu chi rõ ràng vào bản kê bán hàng thường xuyên kịp thời.
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của Công ty.
2.1.3.1. Thuận lợi
Công ty in Báo Hà Nội mới là doanh nghiệp của Đảng hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước vì thế Công ty được sự quan tâm của các cấp trên, được sử dụng ngân sách Đảng, được sớm tiếp nhận chính sách Đảng và Nhà nước ban hành cho nên sớm tiếp thu được đường lối phát triển đúng đắn. Do là đơn vị gia công sản xuất theo đơn đặt hàng vì thế không thực hiện khâu tiêu thụ và không có sản phẩm ế thừa, đây có thể nói là thuận lợi hết sức quan trọng đối với công ty.
2.1.3.2. Khó khăn
Do cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh gay gắt trong thị trường ngành In nói riêng, cho nên Công ty luôn không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, hoàn thiện sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường, hấp dẫn khách hàng. Do tính chất công việc cho nên chủ yếu là công nhân của Công ty phải làm ca và làm đêm.
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Báo Hà Nội mới trong một số năm gần đây.
Từ những cơ sở vật chất ban đầu rất thiếu thốn (máy móc thiết bị lạc hậu; trình độ, tay nghề của công nhân chưa cao) Công ty in Báo Hà Nội mới đã nỗ lực không ngừng phấn đấu đi lên. Từ chỗ thành phố phải cấp vốn, nay Công ty đã chủ động bỏ vốn của mình ra để đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo tay nghề cho công nhân, từ đó chất lượng sản xuất của công ty không ngừng tăng lên. Hiện nay, Công ty đã từng bước đứng vững trong cơ chế thị trường, có sức hấp dẫn trong cạnh tranh, và cũng chính bởi sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên mà Công ty không những đã vượt qua rất nhiều khó khăn mà hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng ngày càng tăng lên một cách đáng kể, doanh thu và lợi nhuận làm ra ngày càng nhiều, đời sống của anh chị em công nhân ngày càng được cải thiện. Đó là động lực to lớn thúc đẩy Công ty phấn đấu hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Để thấy được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây ta xem xét qua bảng sau: (Bảng 01).
Qua số liệu ở bảng 01 cho ta thấy: Trong những năm gần đây kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty in Báo Hà Nội mới rất đáng được khích lệ, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng và ổn định qua các năm, biểu hiện cụ thể là:
* Giá trị sản xuất công nghiệp: năm 2005 tăng hơn so với năm 2004, với mức tăng là 608 000 000(đ) và với tỷ lệ tăng là 2,6%.
* Về chỉ tiêu hiện vật (Sản lượng tờ báo): năm 2005 tăng hơn so với năm 2004, với mức tăng là 6 999 782(tờ ) và với tỷ lệ tăng là 4,86%.
* Về chỉ tiêu doanh thu thuần: năm 2005 Công ty đạt được mức doanh thu thuần là 71 651 888 974(đ), tăng 6 464 074 018(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,92% so với năm 2004.
Qua 2 chỉ tiêu trên cho ta thấy, năm 2005 Công ty đã rất nỗ lực trong việc phấn đấu tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Từ đó, làm cho doanh thu tăng lên. Đây là biểu hiện rất tốt, nói lên thành tích của Công ty trong việc phấn đấu mở rộng quy mô, mở rộng thị trường… Điều này có ý nghĩa rất lớn, góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty.
* Về chỉ tiêu lợi nhuận: Năm 2005 là năm công ty thu được tổng số lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay, với tổng lợi nhuận trước thuế là: 10 938 743 511(đ), tăng 1 359 396 109(đ), tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,19% so với năm 2004. Trong tổng số lợi nhuận đạt được đó, thì chủ yếu là lợi nhuận sản xuất kinh doanh. Năm 2005 lợi nhuận sản xuất kinh doanh của Công ty là 9 357 998 116(đ), chiếm 85,55%. Còn lại, lãi hoạt động tài chính chiếm 14,19%, lãi hoạt động khác chiếm 0,26%. Vì thế, trong những năm tới Công ty cần chú trọng đầu tư hoạt động khác để thu lợi nhuận góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của công ty.
Việc năm 2005 Công ty thu được lợi nhuận cao như thế là vì năm 2004 là năm Công ty đạt được mức doanh thu cao nhất từ trước tới nay. Mặt khác, năm 2005 công tác quản lý chi phí, giá thành của Công ty khá tốt. Đây có thể nói là thành tích của Công ty, trong những năm tới Công ty cần phải phát huy.
Cùng với những kết quả đạt được đó, thu nhập tiền lương bình quân người/tháng cũng tăng theo. Nếu như năm 2004, thu nhập tiền lương bình quân người/tháng của công ty là: 2 783 161(đ), thì năm 2005 con số này đã là 3 121 136(đ). Đồng thời, tổng nộp ngân sách cũng từ đó tăng lên, năm 2005 tổng nộp ngân sách tăng 1 789 919 421(đ), tương ứng với tỷ lệ tăng 28,36% so với năm 2004.
Bên cạnh các chỉ tiêu giá trị, các chỉ tiêu doanh lợi của Công ty trong những năm gần đây cũng rất đáng được khích lệ. Các chỉ tiêu doanh lợi của Công ty năm 2004 và năm 2005 là tương đối cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Và các chỉ tiêu doanh lợi của Công ty năm 2005 đều cao hơn năm 2004. Nhìn chung đó là những dấu hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng lên, biểu hiện cụ thể là:
* Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất: Năm 2005 cứ 100đ vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra được 11,22đ lợi nhuận thuần và tăng so với năm 2004 là 0,99đ. Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng lên.
* Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Năm 2004 là 14,41%, thì năm 2005 là 15,26%. Điều này có nghĩa là, năm 2004 cứ bỏ ra 100đ vốn chủ sở hữu thì công ty thu được 14,41đ lợi nhuận thuần, còn năm 2005, cứ bỏ ra 100đ vốn chủ sở hữu thì công ty thu được 15,26đ lợi nhuận thuần và tăng so với năm 2004 là 0,85đ. Điều này cũng cho thấy, vốn chủ sở hữu năm 2005 của công ty sử dụng hiệu quả hơn so với năm 2004.
* Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Năm 2004 trong 100đ doanh thu có 10,8đ lợi nhuận thuần, còn năm 2005 trong 100đ doanh thu có 11,22đ lợi nhuận thuần. Thông qua chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tăng.
* Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành: Cứ 100đ giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ năm 2005 thì thu được 12,91đ lợi nhuận thuần và tăng so với năm 2004 là 0,48đ. Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ ngày càng tăng.
Qua tính toán và phân tích trên, một lần nữa ta có thể kết luận rằng: Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty in Báo Hà Nội mới trong những năm gần đây là rất khả quan, biểu hiện cụ thể là: Doanh thu thu được ngày càng cao, lợi nhuận đạt được ngày càng nhiều, đời sống của cán bộ, công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Đặc biệt là các tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2005 đều tăng so với năm 2004.
2.3. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2005.
Để thấy được một cách cụ thể hiệu quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2005 ta có bảng sau (bảng 02)
Qua số liệu ở bảng 02 ta thấy: Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty năm 2005 rất đáng được khích lệ. Năm 2005 Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Biểu hiện cụ thể là, năm 2005 Công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu thuần, với mức vượt là 5 334 427 761đ và tỷ lệ vượt mức là 8,05%. Điều này cho thấy trong năm 2005 Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm…Đi đôi với việc hoàn thành tốt kế hoạch doanh thu thuần đề ra, trong năm 2005 Công ty cũng hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận. Nếu như năm 2005 kế hoạch lợi nhuận trước thuế đề ra là 9 975 000 000đ thì thực hiện là 10 938 743 511đ, tăng 963 743 511đ với tỷ lệ tăng là 9,66%. Để hoàn thành vượt mức kế hoạch tổng lợi nhuận đề ra, trong năm 2005 Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận từ tất cả các hoạt động.
Đối với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì thực hiện vượt kế hoạch là 582 998 116đ tương ứng với tỷ lệ hoàn thành vượt kế hoạch là 6,64%.
Đối với lợi nhuận từ hoạt động tài chính, thì kỳ thực hiện cũng vượt kế hoạch đề ra với số vượt mức là 352 564 396đ và tỷ lệ hoàn thành vượt mức là 29,38%.
Và lợi nhuận từ hoạt động khác kỳ thực hiện đạt 28 180 999đ, tuy nhiên số lợi nhuận đạt được từ các hoạt động khác vẫn còn chưa cao. Vì thế, trong những năm tới Công ty cần chú trọng đầu tư vào hoạt động này để thu lợi nhuận góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của Công ty.
Bên cạnh các chỉ tiêu giá trị, các chỉ tiêu doanh lợi kỳ thực hiện của Công ty cũng đều vượt mức kế hoạch đề ra, cụ thể:
* Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất: kỳ thực hiện đã vượt kế hoạch là 0,9%, tương ứng với tốc độ tăng là 8,73%. Chỉ tiêu này cho biết, thực tế trong năm 2005 cứ 100 đồng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra được 11,22 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng 0,9đồng so với kế hoạch đặt ra.
* Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu: kỳ thực hiện vượt kế hoạch là 0,17%, tương ứng với tốc độ tăng là 1,5%. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm thì có 11,22 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng 0,17 đồng so với kế hoạch.
* Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: năm 2005 cũng vượt kế hoạch đề ra, kế hoạch đề ra là 14,08%, thực hiện là 15,26%, thực hiện tăng so với kế hoạch là 1,18%, tương ứng với tốc độ tăng là 8,41%. Tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 15,26 đồng lợi nhuận và vượt kế hoạch là 1,18 đồng.
* Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành: năm 2005 cũng vượt kế hoạch đề ra, kế hoạch đề ra là 12,75%, thực hiện là 12,91%, thực hiện vượt kế hoạch là 0,16%, tương ứng với tốc độ tăng là 1,29%. Tức là trong năm cứ bỏ ra 100 đồng giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ thì thu được 12,91 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng so với kế hoạch là 0,16 đồng. Như vậy trong năm 2005 hiệu quả sử dụng chi phí vào sản xuất kinh doanh tốt hơn so với kế hoạch đặt ra.
Qua các chỉ tiêu phân tích ở trên ta thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của Công ty năm 2005 đều vượt mức kế hoạch đặt ra. Để hoàn thành kế hoạch đặt ra Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng…
Có thể khẳng định năm 2005 vừa qua Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận đặt ra, điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng lên. Đây là một thành tích tốt trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận cho Công ty. Việc hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho Công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng lực sản xuất, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên…
Trên đây là những đánh giá sơ bộ về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 của Công ty in Báo Hà Nội mới. Để có thể thấy được những cố gắng cũng như hạn chế, vướng mắc của Công ty trong quá trình thực hiện lợi nhuận, ta đi sâu nghiên cứu cụ thể tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tình hình quản lý chi phí, giá thành và tình hình quản lý sử dụng vốn của Công ty.
2.4. Nghiên cứu cụ thể tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tình hình quản lý chi phí, giá thành và tình hình quản lý sử dụng vốn.
2.4.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005.
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty. Nếu như Công ty thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, thì sẽ là điều kiện quan trọng để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Ngược lại, nếu như tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty không đạt sẽ dẫn đến kế hoạch lợi nhuận không thực hiện tốt được.
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005 được thể hiện thông qua bảng sau:
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
% thực hiện so KH
1
Giá trị SXCN tính theo giá CĐ năm 94
24 000 000 000
24 019 000 000
100,08
2
Sản lượng tờ báo 58x84 (tờ)
150 000 000
151 033 782
100,69
- Báo Hà Nội mới ngày
45 000 000
41 802 684
92,89
- Báo Hà Nội mới CT+CN Tin chiều
4 000 000
6 000 841
150,02
- Báo Tuần các loại
98 300 000
102 902 627
104,68
- Trang in khổ 13x19 (trang)
86 400 000
10 484 160
12,13
3
Doanh thu SXKD và DV
66 300 000 000
71 634 427 761
108,05
Thực tế cho thấy, trong năm 2005 Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra, cụ thể: Đối với chỉ tiêu hiện vật ( Sản lượng tờ báo quy đổi ra trang in kích thước 58 x 84), nếu như kế hoạch đặt ra là: 150 000 000 tờ thì thực hiện được là 151 033 782 tờ tăng 1 033 782 tờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32286.doc