Luận văn Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội

Tuy nhiên cũng như phần lý luận đã nêu: các chỉ tiêu trên chỉ là các chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và để xem xét 1 cách chính xác hơn hiệu quả của việc sử dụng chi phí, hiệu quả của các nguồn vốn ta đi xem xét, đánh giá các chỉ tiêu lợi nhuận tương đối của công ty bao gồm tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận giá thành, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Qua biểu số 3 ta thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận say thuế trên doanh thu năm 2007 đạt 14,76% tăng 1,57% so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 11,86%.

Chỉ tiêu này cho biết công ty cứ thu được 100 đ doanh thu thì sẽ mang lại 14,76 đ lợi nhuận, còn năm 2006 thì cứ 100 đ doanh thu sẽ mang lại 13,19 đ lợi nhuận. Có điều này là do tốc độ tăng lợi nhuận của công ty cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Đó là thể hiện 1 cách có hiệu quả chính sách tiết kiệm chi phí của công ty.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty năm 2006 là 23,55%, năm 2007 là 25,53% tăng 1,98% tương ứng với tỷ lệ 8,39%. Chỉ tiêu này cho biết công ty cứ sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra cho công ty 25,53 đ lợi nhuận(2007) trong khi con số này năm 2006 là 23,55 đ.

Nguyên nhân là do trong năm 2007 vốn kinh doanh bình quân tăng với tỷ lệ 36,28%, nhỏ hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế là 47,41%. Chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty tốt hơn so với năm 2006.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành của công ty năm 2007 là 27,39% tăng tuyệt đối 4,63% so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là20,37%. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2007 , công ty cứ bỏ ra 100 đ vốn thì thu được 27,39 đồng lợi nhuận sau thuế từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đó là do giá thành toàn bộ của công ty năm vừa qua tăng lên so với năm 2006, tuy nhiên với tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận. Điều này cho thấy tình hình sử dụng chi phí của công ty đạt hiệu quả khá cao

 

doc83 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2007 đã có chuyển biến tích cực so với năm 2006. Chi phí tài chính giảm 2848,6 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 79,84%. Doanh thu tài chính giảm với tỷ lệ cao 85,93% nhưng do chi phí tài chính năm 2006 cao hơn doanh thu tài chính nên lợi nhuận tài chính năm 2007 vẫn được coi là tăng( mặc dù 2 năm đều âm). Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay. Việc lợi nhuận hoạt động tài chính tăng đã làm tổng lợi nhuận tăng lên 800 triệu đồng. lợi nhuận khác giảm hơn 275 triệu đồng tương ứng là giảm hơn 88,35% , nguyên nhân là do thu nhập khác giảm 89,99%, chi phí khác giảm 99,25%(giảm rất mạnh). Thu nhập khác năm 2006 lớn hơn 2007 với số tuyệt đối là khá lớn(435 triệu đồng là do công ty cuối năm 2006 công ty đã thực hiện thanh lý 1 số tài sản hết thời gian sử dụng. Mặc dụ lợi nhuận khác giảm xuống đã phần nào làm tổng lợi nhuận giảm xuống, tuy nhiên tổng lợi nhuận trước thuế vẫn tiếp tục tăng 36.338 triệu đồng với tỷ lệ tăng rất cao là 49.12%. Kết quả này phản ánh hoatj động sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả, có sự vượt bậc so với năm 2006 là do những cố gắng của công ty trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư để chiếm lĩnh thị trường rượu trong nước và mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần đã góp phần kích thích hoạt động của công ty trở nên hiệu quả hơn. Hơn nữa môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều thuận lợi tạo điều kiện để doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình và đã đạt được kết quả như mong đợi. Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp vào ngân sách theo đó cũng tăng rất mạnh. Tuy nhiên đây là 1 yếu tố bắt buộc nên ta loại trừ ảnh hưởng của nhân tố này để đảm bảo sự chính xác và phản ánh được trung thực hơn về sự nỗ lực từ bản thân công ty. Xem xét tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 đạt hơn 79432 triệu đồng , tăng so với năm 2006 là 26.163 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 49,12%. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì đó là 1 thành công đáng được biểu dương. Để có kết luận một cách chính xác hơn ta sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận cũng như ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của công ty như lợi nhuận gộp, tình hình sử dụng vốn, tình hình sử dụng tài sản của công ty. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động quan trọng nhất, hoạt động chủ yếu của công ty, mặt khác lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty vì vậy em xin được tập trung đề cập đến lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mà không đi sâu phân tích lợi nhuận hoạt động tài chính và hoạt động khác. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty Để đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội ta đi xem xét các chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và lợi nhuận tương đối qua biểu 4: Biểu 4: Một số chỉ tiêu lợi nhuận của công ty. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tuyệt đối Tỷ lệ Vốn lưu động bình quân 169,602,082,147 230,742,401,898 61,140,319,751 36.05% Vốn cố định bình quân 59,436,001,727 81,393,496,676 21,957,494,949 36.94% Vốn kinh doanh bình quân 229,038,083,874 312,135,898,574 83,097,814,700 36.28% Doanh thu từ BH & CCDV 408,839,233,385 539,875,652,270 131,036,418,885 32.05% Giá thành toàn bộ 237,089,079,165 290,953,200,521 53,864,121,356 22.72% Lợi nhuận trước thuế từ BH & CCDV 74,921,185,097 110,669,777,742 35,748,592,645 47.71% Lợi nhuận sau thuế từ BH & CCDV 53,943,253,270 79,682,239,974 25,738,986,704 47.71% Vốn chủ sở hữu bình quân 51,960,929,251 107,334,369,875 55,373,440,624 106.57% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 13.19% 14.76% 1.57% 11.86% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh 23.55% 25.53% 1.98% 8.39% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên giá thành 22.75% 27.39% 4.63% 20.37% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 103.82% 74.24% -29.58% -28.49% Qua biểu 4 ta thấy: lợi nhuận trước thuế từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2007 là 110.669,7 triệu đồng tăng 35.748,6 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương ứng là 47,71%. Đây sẽ là cơ sở và động lực thúc đẩy cho sự phát triển của công ty sau này vì khi lợi nhuận sau thuế tăng lên đồng nghĩa với việc tăng lên của các quỹ như đầu tư phát triển, khen thưởng phúc lợi, đây là tiền đề vững chắc để công ty có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cũng như phần lý luận đã nêu: các chỉ tiêu trên chỉ là các chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và để xem xét 1 cách chính xác hơn hiệu quả của việc sử dụng chi phí, hiệu quả của các nguồn vốn ta đi xem xét, đánh giá các chỉ tiêu lợi nhuận tương đối của công ty bao gồm tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận giá thành, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Qua biểu số 3 ta thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận say thuế trên doanh thu năm 2007 đạt 14,76% tăng 1,57% so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 11,86%. Chỉ tiêu này cho biết công ty cứ thu được 100 đ doanh thu thì sẽ mang lại 14,76 đ lợi nhuận, còn năm 2006 thì cứ 100 đ doanh thu sẽ mang lại 13,19 đ lợi nhuận. Có điều này là do tốc độ tăng lợi nhuận của công ty cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Đó là thể hiện 1 cách có hiệu quả chính sách tiết kiệm chi phí của công ty. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty năm 2006 là 23,55%, năm 2007 là 25,53% tăng 1,98% tương ứng với tỷ lệ 8,39%. Chỉ tiêu này cho biết công ty cứ sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra cho công ty 25,53 đ lợi nhuận(2007) trong khi con số này năm 2006 là 23,55 đ. Nguyên nhân là do trong năm 2007 vốn kinh doanh bình quân tăng với tỷ lệ 36,28%, nhỏ hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế là 47,41%. Chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty tốt hơn so với năm 2006. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành của công ty năm 2007 là 27,39% tăng tuyệt đối 4,63% so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là20,37%. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2007 , công ty cứ bỏ ra 100 đ vốn thì thu được 27,39 đồng lợi nhuận sau thuế từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đó là do giá thành toàn bộ của công ty năm vừa qua tăng lên so với năm 2006, tuy nhiên với tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận. Điều này cho thấy tình hình sử dụng chi phí của công ty đạt hiệu quả khá cao Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty là 74,24%, giảm so với năm 2006 là 29,58%( năm 2006 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là. Đó là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân năm 2007 (106,57%) lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận( 47,71%). Vốn chủ sở hữu bình quân tăng như vậy là do công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, huy động thêm vốn chủ bằng cách phát hành cổ phiếu trên thị trường OTC. Tuy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ có giảm so với năm trước nhưng con số74,24% vẫn là 1 con số khá lớn so với các công ty cùng ngành. Thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận chúng ta đã có cái nhìn khá rõ nét về tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội trong 2 năm vừa qua, đặc biệt là năm 2007. Nhưng để có những đánh giá chính xác hơn về tình hình thực hiện lợi nhuận ta sẽ tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận năm qua 2 năm 2006-2007. 2.2.4 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007 2.2.4.1 Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu là nhân tố tác động cùng chiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nhiều cách để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm như tăng sản lượng tiêu thụ, tăng giá bán hàng hoá hay lựa chọn kết cấu sản phẩm tiêu thụ 1 cách hợp lý nhât, tuy nhiên đối với từng doanh nghiệp khác nhau thì những chính sách này cũng khác nhau. Công ty gồm rất nhiều sản phẩm rượu khác nhau, ngoài ra còn có sản phẩm cồn nhưng do giá bán cồn là rất thấp nên tỷ trọng doanh thu tiêu thụ cồn là không đáng kể trong tổng doanh thu của công ty nên ở đây em chỉ tập trung vào các sản phẩm rượu của công ty. Sau đây là tình hình tiêu thụ 1 số sản phẩm rượu chính của công ty: Biểu 5:Tình hình thực hiện sản lượng và doanh thu của 1 số sản phẩm chủ yếu. Tên sản phẩm Sản lợng(L) Doanh thu(triệu đồng) Năm 2006 Năm 2007 STĐ % Năm 2006 Năm 2007 STĐ % 1. Lúa mới 583,820 881,767 297,947 51.03% 20,061 30,481 10,420 51.94% 2. Nếp mới 324,616 381,632 57,016 17.56% 7,316 8,383 1,067 14.58% 3. Voka xanh 7,529,078 9,366,273 1,837,195 24.40% 362,859 456,397 93,538 25.78% 4. Voka đỏ 8,637 55,719 47,083 545.15% 415 2,711 2,296 553.25% 5. Rượu màu 763,930 2,198,994 1,435,065 187.85% 11,852 34,736 22,884 193.08% 6. Rợu chanh 11,519 49,373 37,854 328.61% 174 766 592 340.23% Biểu 6: Giá bán một số mặt hàng Tên sản phẩm Giá bán Năm 2006 Năm 2007 1. Lúa mới 34,362 34,569 2. Nếp mới 22,539 21,967 3. Voka xanh 48,194 48,728 4. Voka đỏ 48,137 48,672 5. Rượu màu 15,515 15,796 6. Rợu chanh 15,145 15,516 Tổng doanh thu thuần năm 2006 là 312.011 tđ, đến năm 2007 tăng lên 401.623 tđ tăng 28,72%. Trong đó doanh thu Lúa mới tăng 10.420tđ tăng 51,94% , rượu nếp mới tăng 1067 tđ tăng 14,58%, rượu voka xanh tăng 83.538 tđ tăng 25,78%, rượu voka đỏ tăng 2296 tđ tăng 552,33%, rượu nước tăng 22.884 tđ tăng 183,08% và cuối cùng là rượu chanh tăng 591tđ tăng 339,13%. Doanh thu tiêu thụ chịu tác động trực tiếp của 2 nhân tố là sản lượng tiêu thụ và giá bán. Trong khi đó giá bán và sản lượng tiêu thụ lại có tác động đến nhau. Khi giá bán tăng không hợp lý có thể làm giảm sản lượng và từ đó làm giảm doanh thu, ngược lại nếu giá bán giảm có thể làm tăng sản lượng nhưng nếu giảm quá mạnh thì ảnh hưởng của giá bán làm giảm doanh thu sẽ lớn hơn ảnh hưởng của tăng sản lượng do hạn chế về thị trường tiêu thụ và từ đó làm giảm doanh thu. Vậy lựa chọn chính sách giá bán và quy mô tiêu thụ hợp lý là một vấn đề hết sức quan trọng trong công ty. Nói chung sản lượng tiêu thụ và giá bán các mặt hàng đều tăng so với năm 2006, ngoại trừ giá của rượu nếp mới có giảm một chút. Việc giá bán đa số các mặt hàng đều tăng là do xu hướng chung của thị trường, hơn nữa giá cả nguyên vật liệu cũng gia tăng nên việc tăng giá là tất yếu và không làm giảm doanh thu. Sản lượng rượu lúa mới tăng 51,03% làm doanh thu mặt hàng này tăng10420 tđ với tỷ lệ tăng là 51,94%. Rượu lúa mới là một sản phẩm đặc trưng của công ty được rất nhiều nhà tiêu dùng ưa thích vì vậy công ty đã quyết định tăng sản lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ ra một số tỉnh miền trung và miền nam. Sản lượng rượu nếp mới năm 2007 là 381.632 l tăng 57.016 l so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương ứng là 17,56%. Sản lượng tăng làm doanh thu tăng 1359 tđ so với năm trước. Với sản phẩm rượu này công ty đã quyết định giảm giá để mở rộng thị trường và cũng đã đạt được hiệu quả mặc dù tỷ lệ tăng không cao lắm. Tiếp đến ta xem xét đến sản phẩm rượu voka. Voka Hà Nội có 2 loại là voka nhãn xanh và nhãn đỏ, chúng có đôi chút khác biệt. Voka xanh được chưng cất từ gạo còn voka đỏ được nấu từ ngũ cốc và ngô. Gạo vẫn là lương thực thiết yếu và không thể thiếu đối với người Việt Nam nói riêng và người đông Nam á nói chung do vậy Voka xanh vẫn mang hương vị đặc trưng và được người tiêu dùng đặc biệt chú ý hơn. Voka xanh chính là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất( hơn 90%) trong doanh thu tiêu thụ của công ty và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Sản lượng tiêu thụ rượu voka xanh tăng 1.837.194 l, tăng 24,4% và làm doanh thu tăng 93.537 tđ, tăng 25,78%. Rượu voka đỏ cũng tăng rất mạnh từ 86.36 l lên 55.719 l tăng 545,15% làm doanh thu tăng 2296 tđ, tăng 552,33%. Sản lượng màu cũng tăng1.435.064 l tăng 187% làm doanh thu tăng 22.884 tđ, tăng 193,08%. Đây là sản phẩm chủ yếu của thị trường xuất khẩu, nó bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau như rượu anh đào, rượu cafe, rượu thanh mai, rượu nếp cẩm, Whishky Hà Nội. Ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống là Đông Âu thì một số năm gần đây nhờ việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư để đổi mới mẫu mã bao bì cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng nhiều thị trường khác thì thị trường xuất khẩu của công ty đã mở rộng ra một số nước như Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, hơn nữa sản phẩm của công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội còn chinh phục được những khách hàng khó tính của Nhật Bản. Công ty còn dự kiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. Qua phân tích ở trên ta thấy tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ của công ty là khá tốt, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm rượu đều tăng,vừa mở rộng được thị trường trong nước vừa vươn xa hơn ra thị trường thế giới, thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. 2.2.4.2 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí là nhân tố tác động ngược chiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp, tức là khi chi phí giảm thì lợi nhuận sẽ tăng. Do đó phấn đấu giảm chi phí là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên để giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm không phải là điều đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng tổng các biện pháp từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đó là việc quản lý chặt chẽ việc thu mua vật tư, tiền vốn, sức lao động, tận dụng hết công suất máy móc thiết bị. Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm tiêu thụ được thể hiện ở biểu số 7: Ta thấy giá thành toàn bộ năm 2007 là 290.953 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 53.864 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 22,72%. Việc giá thành toàn bộ tăng là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ tăng lên. Ta đi xem xét các khoản mục chi phí trong giá thành toàn bộ: Giá thành sản xuất trong năm 2007 tăng 53.863 triệu đồng với tốc độ tăng là 30,34%, cao hơn tốc độ tăng của giá thành toàn bộ, do đó tỷ trọng của GTSX cũng trong giá thành toàn bộ tư 74,89% lên 79,54% cho thấy tình hình thực hiện chi phí trong khâu sản xuất sản phẩm của công ty năm qua lãng phí hơn so với năm trước. Chi phí bán hàng trong năm 2006 là 22.024 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,29% và con số này năm 2007 là 26.381 triệu đồng , tỷ trọng cũng giảm xuống còn 9,07% giảm xuống 0,22%. Chi phí bán hàng gồm tiền lương của nhân viên bán hàng, các khoản phụ cấp trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài. Vậy nguyên nhân nào đã làm tăng chi phí bán hàng, ta thấy: + Trước hết là do giá cả chung trên thị trường tăng đẩy giá vận chuyển, giá điện nước, giá dịch vụ mua ngoài tăng theo + Thứ hai là do việc mở rộng thị trường nên công ty mở thêm khá nhiều các đại lý để giới thiệu sản phẩm, việc quảng bá các sản phẩm ở thị trường mới cũng tốn rất nhiều chi phí + Ngoài ra khi mở thêm các đại lý mới thì chi phí khấu hao cho các tài sản cố định cũng tăng lên + Cuối cùng là do chi phí lương cho nhân viên bán hàng tăng. Mặc dù chi phí bàn hàng tăng lên là không lớn nhưng công ty cần cân nhắc giữa khoản chi phí bỏ ra và các khoản lợi ích thu vào để giảm tối đa chi phí góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2007 giảm 4.354 tỷ đồng, đây là một con số đáng kể thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc tiết kiệm những chi phí không thực sự cần thiết. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiêpj cũng giảm xuống trong tổng giá thành toàn bộ. Tỷ trọng này giảm chủ yếu là do tốc độ tăng của giá thành sản xuất lớn hơn tốc độ tăng của giá thành toàn bộ. Ta thấy CPSX là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GTTB nhưng chi phí này lại tăng lên. Ta cần xem xét nguyên nhân cụ thể làm cho chi phí này tăng. Qua biểu 8 ta thấy giá thành sản phẩm tiêu thụ tăng 55,56%. Đây là một con số khá cao, giá thành sản xuất tăng cao như vậy chủ yếu là do sản phẩm tiêu thụ tăng mạnh. Tuy nhiên tỷ suất giá thành vẫn giảm so với năm 2006, từ 43,42% xuống 42,86%. Chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản xuất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí này chiếm tỷ trọng 71,73% năm 2006 và tăng lên 78,95% năm 2007. Chi phí nguyên vật liệu tăng cao là do nhiều nguyên nhân: Do giá nhập khẩu một số nguyên vật liệu tăng lên như nút, enzym. Ngoài ra thì một số nguyên vật liệu trong nước cũng tăng giá như gạo, ngô, sắn, hương cốm, một số loại hoa quả như nho, chanh, đào,...Do tình trạng thiếu lương thực chung trên thế giới đã đẩy giá lương thực tăng cao và thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho công ty rượu không phải là ngoại lệ. Giá xăng dầu tăng cao làm chi phí vận chuyển NVL cũng bị đội lên việc sử dụng NVL còn chưa thực sự tiết kiệm do trình độ của công nhân sản xuất vẫn còn chưa cao, tuổi đời trung bình của các công nhân vẫn còn rất trẻ, khoảng 28 tuổi, họ rất nhiệt tình với công việc tuy nhiên lại thiếu kinh nghiệm và khả năng bền bỉ. Đây là hạn chế trong công tác quản lý lao động mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới. Bên cạnh đó chi phí nhân công trực tiếp lại giảm 52 td, tỷ trọng chi phí nhân công cũng giảm từ 18.33% xuống 11,77% trong năm 2007. Đó là do công ty nhập thêm các máy móc hiện đại nên số công nhân bị giảm bớt, mức độ sử dụng lao động trực tiếp giảm đi. Do đó mặc dù lương công nhân ngày càng tăng nhưng chi phí nhân công trực tiếp vẫn giảm xuống. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động như hiện nay thì chính sách về nhân lực lao động trong công ty như vậy là hoàn toàn hợp lý. Tăng lương để giữ người tài và giảm bớt nhân công mà thay băng khoa học, máy móc để tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng nhân công là một phương thức tốt để phát triển công ty trong thời gian lâu dài. Chi phí sản xuất chung cũng tăng lên 44,96%, còn tỷ trọng trong giá thành toàn bộ thay đổi không đáng kể. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí điện nước, chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác..., do trong năm công ty có một phân xưởng mới đi vào sản xuất nên chi phí khấu hao và các chi phí đi kèm như điện nước tăng cao. Hơn nữa sản lượng sản xuất tăng lên làm cho các chi phí như vật liệu, đồ dùng phục vụ phân xưởng tăng cao là điều tất yếu. Ta thấy tỷ trọng chi phí sản xuất chung thay đổi không đáng kể, giảm 0.68% nên có thể đánh giá chi phí chung tăng là hoàn toàn hợp lý. Tóm lại, giá thành sản xuất của công ty tăng cao chủ yếu là do giá cả nguyên vật liệu tăng nhưng không thể phủ nhận yếu tố chủ quan trong công tác quản lý NVLTT của công ty chưa được tốt, đây là khuyết điểm cần khắc phục. 2.2.4.3Tỡnh hỡnh quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của cụng ty Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vốn là nhân tố quyết định để mọi doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn chỉ được cấp một lần khi thành lập doanh nghiệp còn nhu cầu vốn bổ sung trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải do doanh nghiệp tự trang trải. Do đó, tình trạng chung của các doanh nghiệp là thiếu vốn, cần có vốn bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội với đặc điểm là một công ty trách nhiệm hữu hạn mới được cổ phần hoá vào cuối năm 2006 cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Tính đến ngày 31/12/2007 thì tổng nguồn vốn của công ty là 385.797.302.874 đ. Trong đó thì nợ phải trả chiếm 57%. So với các doanh nghiệp cùng ngành thì đây là một con số khá nhỏ. Cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng tối đa khả năng vay nợ để sử dụng đòn bẩy tài chính một cách có hiệu quả, nhằm tăng tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp.Trong tổng số vốn kinh doanh đó thỉ vốn lưu động chiếm tới 78% còn vốn cố định chỉ chiếm 22%. Vốn kinh doanh của công ty tăng từ 338,474,494,273 đ cuối năm 2006 đến 385.797.302.874 cuối năm 2007. Điều đó chứng tỏ năm 2007 công ty có sự đầu tư thêm vốn vào sản xuất kinh doanh. Qua biểu 2 ta thấy vốn kinh doanh bình quân của công ty tăng 36.2%, còn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của công ty tăng từ 23,55% lên 25,53%. Nhưng để có thể có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn năm2007 ta cần đi xem xét chi tiết hơn tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động của công ty năm vừa qua. Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Biểu 9: Tình hình sử dụng vốn lưu động Chỉ tiờu 31/12/2007 31/12/2006 Chờnh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số Tiền TT(%) Tài sản ngắn hạn 301,957,437,721 100 259,527,366,074 100 42,430,071,647 16.35 1.Tiền và cỏc khoản tương đương tiền 128,644,920,021 42.6 198,069,214,126 76.32 -69,424,294,105 -35.05 2.Cỏc khoản đầu tư tài chớnh ngắn hạn 100,000,000,000 33.12 0 0 100,000,000,000 0 3.Cỏc khoản phải thu ngắn hạn 3,371,536,152 1.12 17483813803 6.74 -14,112,277,651 -80.72 4..Hàng tồn kho 69,576,626,231 23.04 43530351798 16.77 26,046,274,433 59.83 5.Tài sản ngắn hạn khỏc 364,355,317 0.12 443,986,347 0.17 -79,631,030 -17.94 Vốn lưu động tính đến thời điểm 31/12/2007 là 301.957 tđ tăng so với thời điểm đầu năm 2007 la 42.430 tđ với tỷ lệ tăng 16,35%. Trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền: ta thấy đây là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn của công ty. Tại thời điểm cuối năm 2007 là 42,6% và thời điểm đầu năm là 76,32%. Đây là một tỷ trọng rất cao. Nó đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho doanh nghiệp nhưng lại gây ra tình trạng lãng phí vốn, làm mất chi phí cơ hội của các đồng vốn, nếu các khoản tiền này mà được sử dụng để đầu tư ngấn hạn thì sẽ mang lại một khoản thu nhập đáng kể. Một khoản rất đáng chú ý trong TSNH chính là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Tại thời điểm cuối năm 2006 thì con số này vẫn bằng 0 nhưng trong năm phát sinh một khoản đầu tư 100 tỷ đồng. Đây thực chất là khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Tiền gửi ngân hàng có mức an toàn tài chính lớn nhưng mức lãi suất lại thấp hơn so với các hình thức đầu tư khác. Trong năm tới công ty nên đa dạng hoá đầu tư để vừa có thể san sẻ rủi ro vừa có thể mang lại mức sinh lời cao hơn. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty giảm 14.112 tđ so với thời điểm đầu năm. Khoản phải thu chiếm tỷ trọng không lớn trong TSNH nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các khoản phải thu giảm 80,72% . Xem xét chi tiết thì cả các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác đều giảm. Trong các khoản phải thu thì trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoản này giảm đi trong năm cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty khá tốt, nợ quá hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên khoản trả trước người bán cũng giảm có thể gây ảnh hưởng đến tình hình nguyên vật liệu, khi giá cả không ổn định, lương thực khan hiếm thì các hợp đồng mua bán dài hạn và các khoản trả trước có thể đem lại lợi thế cho công ty về giá và có thể đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong TSNH của công ty. Tại thời điểm cuối năm 2007 tỷ trọng này là 23,04%, còn tại thời điểm đầu năm là 16,77%. Hàng tồn kho tăng 26.046 tđ, tăng 59,83%. Do đặc điểm sản xuất mà trong hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu, thành phẩm và chi phí SXKD dở dang. Hàng tồn kho tăng cũng chủ yếu do thành phẩm, CPSXKDDD, nguyên vật liệu tăng. Thành phẩm tăng là do vào thời điểm cuối năm công ty đang gấp rút hoàn thành sản phẩm để cung cấp ra thị trường đúng vào thời điểm tết Nguyên Đán, hơn nữa quy mô thị trường của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng nên thành phẩm tăng là điều dễ hiểu. Sản xuất rượu gồm nhiều công đoạn như nấu, chưng cất, pha chế, đóng chai,...rất phức tạp nên sản phẩm dở dang trên dây chuyền công nghệ cũng khá lớn gây ra hiện tượng ứ đọng vốn. Công ty cần bố trí sắp xếp hợp lý các phân xưởng sản xuất để quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Ngoài ra công tác thu mua, quản lý nguyên vật liệu cũng cần phải được thực hiện một cách có tính toán khoa học để vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất vừa không gây tình trạng ứ đọng vốn. Nhìn chung tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa được tốt lắm, vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng quá lớn, tình hình quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho chưa mang lại hiệu quả tốt nhất. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2006, số vốn lưu động bình quân của công ty tăng 61.140 tđ với tốc độ tăng là 36,05% do cả vốn vật tư hàng hoá và vốn trong thanh toán đều tăng lên. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Số vòng quay VLĐ năm 2006 là 1,84 vòng và năm 2007 là 1,74 vòng. Điều này cho thấy trong năm 2006 bình quân 1 đồng vốn lưu động tham gia tạo ra 1,84 đ DTT và con số này năm 2007 là 1,74đ. Chỉ tiêu này giảm là do vốn lưu động bình quân tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của DTT. Vì lý do đó mà kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng từ 196 ngày lên 207 ngày với tỷ lệ tăng 5,69%. Vòng quay hàng tồn kho Số vốn vật tư hàng hoá bình quân năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là 13.818 tđ với số tương đối là 32,34% trong khi số vòng quay vốn vật tư hàng hoá năm 2007 giảm từ 4,15 vòng xuống còn 4,09 vòng ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7856.doc
Tài liệu liên quan