MỤC LỤC
Trang phụbìa . . .i
Lời cam đoan .ii
Danh mục các chữviết tắt . iii
Danh mục các bảng . . .iv
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1 CƠSỞLÝ THUYẾT VỀSỰLIÊN KẾT GIỮA KẾTOÁN VÀ
THUẾ ỞVIỆT NAM . 5
1.1. Mục tiêu khác nhau của thuếvà kếtoán.5
1.1.1. Mục tiêu của thuế.5
1.1.2. Mục tiêu của kếtoán.6
1.2. Lợi nhuận kếtoán và thu nhập chịu thuế.7
1.2.1. Ghi nhận doanh thu (thu nhập) trong kếtoán và thuế.8
1.2.2. Ghi nhận chi phí trong kếtoán và thuế.11
1.3. Chính sách kếtoán của doanh nghiệp.16
1.3.1 Chính sách ghi nhận doanh thu.16
1.3.2. Chính sách kếtoán vềTSCĐ.17
1.3.2.1 Chính sách ghi nhận TSCĐ.17
1.3.2.2. Chính sách khấu hao TSCĐ.20
1.3.2.3. Chính sách vềsửa chữa TSCĐ.22
1.3.3. Chính sách kếtoán liên quan đến hàng tồn kho.23
1.3.3.1. Vấn đềtính giá thành của sản phẩm.23
1.3.3.2. Xác định giá vốn của hàng xuất kho.24
1.3.3.3. Dựphòng giảm giá hàng tồn kho.24
1.3.4. Chính sách kếtoán vềchi phí đi vay.25
1.3.5. Chính sách kếtoán vềlợi thếthương mại.26
1.3.6. Chính sách kếtoán đối với giao dịch bằng ngoại tệ.27
1.4. Lựa chọn chính sách kếtoán nhằm giảm thiểu chi phí thuếthu nhập
doanh nghiệp.28
Chương 2 GIẢTHUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 32
2.1 Giảthuyết.32
* Đối với doanh nghiệp Nhà nước.34
* Đối với công ty cổphần.35
* Đối với doanh nghiệp tưnhân.36
* Đối với công ty TNHH.36
2.2 Phương pháp nghiên cứu.37
2.2.1. Mô hình nghiên cứu.37
2.2.2. Lựa chọn doanh nghiệp nghiên cứu.44
Chương 3 KIỂM NGHIỆM GIẢTHUYẾT BẰNG CÁC MÔ HÌNH ĐÃ
LỰA CHỌN . 46
3.1. Kiểm nghiệm giảthuyết bằng mô hình đã lựa chọn.47
3.1.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước.47
3.1.1.1. Công ty Vật liệu xây dựng – Xây lắp & Kinh doanh nhà ĐN.47
3.1.1.2. Công ty điện lực III.49
3.1.1.3. Công ty xăng dầu khu vực V.50
3.1.1.4. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5.52
3.1.1.5. Công ty xây lắp và công nghiệp tàu thủy miền trung.53
3.1.2. Đối với Công ty cổphần.55
3.1.2.1 Công ty cổphần cao su Đà Nẵng.55
3.1.2.2. Công ty cổphần sách giáo dục tại thành phố Đà Nẵng.57
3.1.2.3. Công ty cổphần nhựa Đà Nẵng.58
3.1.2.4. Công ty cổphần xi măng Hải Vân.60
3.1.2.5. Công ty cổphần cơ điện miền trung.61
3.1.3. Đối với doanh nghiệp tưnhân Hải Sơn.64
3.1.3.1 doanh nghiệp tưnhân Hải Sơn.64
3.1.3.2 doanh nghiệp tưnhân thương mại – dịch vụtổng hợp Hòa Hiệp.65
3.1.3.3. doanh nghiệp tưnhân Bổn Cường.67
3.1.3.4. doanh nghiệp tưnhân Hoài Linh.68
3.1.3.5. doanh nghiệp tưnhân Hiền Thy.69
3.1.4. Đối với Công ty TNHH.72
3.1.4.1 Công ty TNHH Tuấn Đạt.72
3.1.4.2. Công ty TNHH xổsốkiến thiết tỉnh Gia Lai.73
3.1.4.3. Công ty TNHH Trương Thành Chung.74
3.1.4.4. Công ty TNHH thương mại, ứng dụng và phát triển CN mới N.E.T.76
3.1.4.5. Công ty TNHH Nguyễn Quang.78
3.2. Nhận xét và kết luận.80
3.3 Một vài ý kiến vềtính trung thực của thông tin kếtoán nhằm phục vụ
cho quản lý khi có điều chỉnh lợi nhuận.88
KẾT LUẬN. 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 91
96 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập doanh nghiệp
phải nộp càng thấp và ngược lại. Vì thế doanh nghiệp bằng mọi phương
cách để điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế. Theo công thức (1.4), thu
nhập chịu thuế phụ thuộc vào doanh thu chịu thuế TNDN và chi phí
tính thuế TNDN. Như vậy về mặt lý thuyết, để điều chỉnh giảm thu
nhập chịu thuế, doanh nghiệp có thể vận dụng các chính sách kế toán
để điều chỉnh giảm doanh thu hoặc tăng chi phí khi các doanh thu, chi
phí này có liên quan chặt chẽ với doanh thu, chi phí kế toán.
30
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Tùy theo mục tiêu khác nhau của các nhà quản trị, có thể mục
tiêu của nhà quản trị là điều chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp. Mục tiêu của nhà quản trị có thể là tăng
lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư, bán cổ phiếu ra thị trường,…mà họ sẽ
lựa chọn điều chỉnh giảm hoặc tăng lợi nhuận. Cụ thể lựa chọn chính
sách kế toán như sau:
* Lựa chọn phương pháp kế toán ảnh hưởng đến thời điểm ghi
nhận doanh thu và chi phí. Lựa chọn phương pháp kế toán làm cho việc
ghi nhận doanh thu sớm hơn và ghi nhận chi phí chậm hơn sẽ làm tăng
lợi nhuận, hoặc ngược lại sẽ làm lợi nhuận giảm đi[15, tr.288]. Ví dụ:
Doanh nghiệp có thể điều chỉnh thời điểm lập hóa đơn lệch vài ngày có
thể làm gia tăng hoặc giảm doanh thu trong kỳ, các phương pháp xác
định giá trị hàng xuất kho cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ghi nhận chi phí
trong kỳ, với mỗi phương pháp khác nhau có ảnh hưởng đến giá vốn
hàng bán ra từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể
như việc lựa chọn phương pháp LIFO sẽ làm tăng giá trị vật xuất dùng
trong kỳ, có nghĩa là tăng chi phí trong kỳ[10]. Lựa chọn phương pháp
khấu hao TSCĐ cũng cho phép dịch chuyển lợi nhuận giữa các niên độ,
Lựa chọn phương pháp phần trăm hoàn thành để ghi nhận doanh thu và
chi phí theo tiến độ hợp đồng xây dựng và trong cung cấp dịch vụ để
ghi nhận doanh thu và chi phí theo tiến độ thực hiện hợp đồng,…. Tất
cả các phương cách này đều có thể tùy theo ý muốn chủ quan của nhà
quản trị để lựa chọn và điều chỉnh lợi nhuận.
* Tiếp theo việc lựa chọn phương pháp kế toán, các nhà quản trị
cũng có thể vận dụng các phương pháp kế toán thông qua việc lựa chọn
thời điểm ghi nhận chi phí và các ước tính kế toán. Nhà quản trị có thể
31
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
dịch chuyển một vài chi phí từ niên độ này về các niên độ sau hoặc
ngược lại sẽ làm giảm hoặc tăng chi phí của niên độ hiện hành, từ đó lợi
nhuận được điều chỉnh tăng hoặc giảm đi [15, tr.288]. Ví dụ: việc lựa
chọn phương pháp phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng nhiều kỳ,
phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, việc xác định mức trích trước chi
phí bao gồm trích trước chi phí bảo hành, trích trước chi phí tiền lương
công nhân sản xuất nghĩ phép (đối với các doanh nghiệp sản xuất).
Ngoài ra, các nhà quản trị còn lựa chọn thời điểm nào ghi nhận các
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi,
dự phòng giảm giá chứng khoán, khi nào các khoản dự phòng này được
hoàn nhập với mức trích lập bao nhiêu và mức hoàn nhập bao nhiêu?.
Các nhà quản trị cũng có thể ước tính lãi suất ngầm của hợp đồng thuê
tài sản để vốn hóa tiền thuê trong hợp đồng thuê tài chính [15, tr.289].
* Lựa chọn thời điểm mua hoặc bán tài sản cũng ảnh hưởng đến
lợi nhuận kế toán. Các nhà quản trị doanh nghiệp có thể quyết định khi
nào và ở mức bao nhiêu các chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa, chi phí
nâng cấp cải tạo TSCĐ được chi ra. Các chi phí này có thể tính hết vào
niên độ hiện hành hoặc phân bổ dần cho các niên độ sau [15, tr.289],
với quyết định khác nhau của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến chi phí và
từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của niên độ hiện hành. Mặc khác, nhà
quản trị cũng có thể quyết định thời điểm thanh lý, nhượng bán TSCĐ
để đẩy nhanh hoặc làm chậm lại việc ghi nhận chi phí và thu nhập khác
của doanh nghiệp. Từ đó, làm cho lợi nhuận trong niên độ hiện hành có
thể tăng hoặc giảm đi.
32
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Chương 2
GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Giả thuyết
Ở nước ta, tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, thuế
can thiệp vào kế toán để xác định lợi nhuận chịu thuế. Lợi nhuận kế
toán được điều chỉnh lại một số khoản thu và chi chưa hợp lý, hợp lệ để
xác định lợi nhuận chịu thuế [13,tr.289]. Mối quan hệ chặt chẽ này cho
thấy rằng, một khi nhà quản trị thực hiện hành động quản trị lợi nhuận
kế toán, thì ở mức độ nào đó lợi nhuận chịu thuế cũng bị ảnh hưởng.
Hay nói cách khác, nhà quản trị có thể thực hiện hành động quản trị lợi
nhuận để tiết kiệm thuế thu nhập khi có cơ hội.
Quản trị lợi nhuận là “một sự can thiệp có cân nhắc trong quá
trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá
nhân” (Schipper 1989)[13,tr.280]. Quản trị lợi nhuận phản ảnh hành
động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế toán để
mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty
(Scott 1997)[13,tr.280]. Việc lựa chọn phương pháp kế toán áp dụng để
thực hiện hành động quản trị lợi nhuận luôn nằm trong khuôn khổ của
chuẩn mực kế toán. Do đó, hành động quản trị lợi nhuận là tuân thủ
khuôn khổ pháp lý và là sự vận dụng khéo léo, linh hoạt các “khoảng
không tự do” mà chuẩn mực kế toán để lại để “sắp xếp” báo cáo tài
chính theo cách thuận lợi nhất cho công ty hay cho chính họ chứ không
phải là hành động phi pháp[13]. Ở các nước phát triển, có rất nhiều lý
do dẫn đến hành động quản trị lợi nhuận như: Chế độ trả công dành cho
33
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
người quản trị theo mức lợi nhuận nào đó, tạo hình ảnh tốt về công ty
để thu hút đầu tư từ bên ngoài, tránh vi phạm hợp đồng đi vay, giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp,…Ở nước ta, lý do được xem là mạnh mẽ
nhất thúc đẩy hành động quản trị lợi nhuận là tối thiểu hóa chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp. Vì như đã nêu ở trên, nước ta tồn tại mối liên
hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, chỉ cần quản trị lợi nhuận kế toán thì
lợi nhuận chịu thuế cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhất là trong bối cảnh hiện
nay, khi có sự thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp lần thứ ba
vào năm 2008, có hiệu lực vào năm 2009, thật sự tạo ra một cơ hội lớn
cho nhà quản trị doanh nghiệp để điều chỉnh lợi nhuận chịu thuế nhằm
tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp[13,tr.290]. Khi thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp thay đổi từ 28% giảm xuống còn 25% cho phần lớn
các doanh nghiệp, như vậy so với luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2008 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 3%. Việc giảm thuế
suất này làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Chính điều
này đã tạo động cơ cho các nhà quản trị hành động quản trị lợi nhuận.
Thật vậy, giả sử lợi nhuận chịu thuế của năm 2008 chưa điều chỉnh là
1.000.000 thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 28% x 1.000.000
= 280.000. Khi doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận chịu thuế của năm
2008 giảm xuống còn 800.000 thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp là 28% x 800.000 = 224.000. Như vậy thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp giảm 56.000 (tức là giảm 28% x 200.000) và số lợi
nhuận được điều chỉnh giảm trong năm 2008 (là 200.000) sẽ được dịch
chuyển sang năm 2009, tại năm 2009 phần lợi nhuận được điều chỉnh
này chỉ chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Do đó, thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp trên phần lợi nhuận được điều chỉnh của
34
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
năm 2008 chuyển qua là 25% x 200.000 = 50.000. Như vậy doanh
nghiệp sẽ tiết kiệm được 6.000 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp ((28% - 25%) x 200.000 = 3% x 200.000). Hay nói cách khác,
doanh nghiệp kiếm được 3% trên số lợi nhuận được điều chỉnh.
Rõ ràng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khích lệ
mạnh mẽ hành động quản trị lợi nhuận chịu thuế theo hướng điều chỉnh
lợi nhuận giảm trong năm 2008. Từ những lập luận trên, tôi đưa ra giả
thuyết như sau:
H1: Doanh nghiệp có điều chỉnh lợi nhuận giảm trong năm 2008
để “tiết kiệm thuế”
Có nhiều các loại hình doanh nghiệp, song phổ biến nhất ở nước
ta vẫn là 4 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Mỗi loại hình doanh
nghiệp có đặc điểm và mục đích hoạt động khác nhau. Chính vì vậy,
mục tiêu về lợi nhuận cũng sẽ khác nhau. Động cơ của nhà quản trị điều
chỉnh lợi nhuận kế toán có thể do tiền thưởng tính trên hiệu quả kinh
doanh, ảnh hưởng của chi phí chính trị (tránh bị áp đặt chính sách bất
lợi), thu hút tài trợ bên ngoài, tối thiểu chi phí thuế,.... Tùy theo mỗi
loại hình hoạt động của các doanh nghiệp mà các nhà quản trị có động
cơ điều chỉnh lợi nhuận khác nhau.
* Đối với doanh nghiệp Nhà nước
Đây là loại hình doanh nghiệp được thành lập do Nhà nước cấp
vốn đầu tư nhằm cung cấp các lĩnh vực thiết yếu cho xã hội, lĩnh vực có
lợi thế cạnh tranh cao, thành lập trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Chính
vì doanh nghiệp nhà nước, do vậy quyền lực công và chính sách kinh tế
35
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
của nhà nước có thể làm phát sinh chi phí chính trị như: việc thay đổi
chính sách kế toán, ưu đãi về vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp
trợ giá,... mà chính doanh nghiệp phải gánh chịu. Luật chống độc quyền
dựa trên lợi nhuận kế toán để truy tố các doanh nghiệp được xem là vi
phạm. Tỷ suất sinh lời cao cho thấy khả năng có độc quyền
cao[13,tr.282]. Chính vì thế các công ty điều chỉnh lợi nhuận xuống ở
mức thấp nhất có thể khi có cuộc điều tra của chính phủ liên quan đến
độc quyền. Bên cạnh đó, điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng là một trong số các động
cơ khiến cho doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận. Ngoài ra, chế độ tiền
lương, thưởng dành cho quản lý cũng là động cơ thúc đẩy nhà quản lý
thực hiện quản trị lợi nhuận. Bởi lẽ theo nghị định của chính phủ quy
định về chế độ thưởng, phạt đối với các giám đốc doanh nghiệp nhà
nước dựa vào lợi nhuận hàng năm.
* Đối với công ty cổ phần
Đây là loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Công ty cổ phần có
quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Giá thị trường
của chứng khoán được quyết định bởi giá trị sổ sách kế toán (mệnh giá)
và kỳ vọng lợi nhuận. Chính vì niêm yết trên thị trường chứng khoán
nên kế toán có thể sử dụng các biện pháp điều chỉnh lợi nhuận tăng cao
nhất tại thời điểm cổ phiếu của công ty đầu tiên được niêm yết trên thị
trường nhằm thu hút vốn từ bên ngoài. Ngoài động cơ điều chỉnh lợi
nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư, một động cơ khác thu hút các nhà quản
trị điều chỉnh lợi nhuận đó là nhằm tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp. Bởi lẽ phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế
36
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ sẽ được chia cho các cổ
đông, nếu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp càng lớn sẽ giảm lãi được
chia cho mỗi cổ đông.
* Đối với doanh nghiệp tư nhân
Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Hoạt động của loại hình doanh nghiệp này chủ yếu dựa vào
mục tiêu lợi nhuận thu được. Do vậy, nhà quản lý thực hiện quản trị lợi
nhuận nhằm tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp,
đây được xem là động cơ mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp tư
nhân có thể thuê giám đốc. Vì thế chế độ tiền lương, thưởng dành cho
người quản lý cũng là một động cơ khiến họ sẽ điều chỉnh lợi nhuận.
Có thể điều chỉnh lợi nhuận giảm xuống nếu mức lợi nhuận thực tế đạt
được cao hơn giới hạn được thưởng. Hoặc mức lợi nhuận thực tế đạt
được thấp hơn nhiều so với giới hạn được thưởng thì nhà quản trị có thể
điều chỉnh lợi nhuận giảm xuống để dịch chuyển phần lợi nhuận này
vào năm sau vì dù sao đi nữa họ vẫn không đạt được tiền thưởng trong
năm này. Để mở rộng qui mô sản xuất, để có được hợp đồng vay vốn
hoặc để đấu thầu các công trình (đối với các doanh nghiệp xây dựng)
nhà quản trị phải tạo ra một báo cáo tài chính “đẹp” để tạo niềm tin cho
cơ quan chủ quản hoặc các đối tượng khác có liên quan. Chính vì điều
này, tạo động cơ thúc đẩy nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận.
* Đối với công ty TNHH
Là doanh nghiệp do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Động cơ điều
37
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
chỉnh lợi nhuận đối với loại hình doanh nghiệp này thường tương tự
doanh nghiệp tư nhân đã trình bày ở trên.
Từ những lập luận trên đây, tôi đặt ra giả thuyết sau:
H2: Tùy theo mục tiêu, mức độ điều chỉnh lợi nhuận năm 2008
của các loại hình doanh nghiệp là khác nhau
Tóm lại, có rất nhiều động cơ thúc đẩy hành động quản trị lợi
nhuận của nhà quản lý. Song động cơ tối thiểu hóa chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp vẫn là động cơ hàng đầu vì như đã trình bày trên ở
nước ta tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế. Một sự điều
chỉnh về lợi nhuận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức thuế thu nhập phải
nộp trong kỳ. Bên cạnh đó, còn có các động cơ khác tùy theo từng loại
hình doanh nghiệp và tùy theo thời điểm mà các nhà quản trị có thể
thực hiện hành động quản trị lợi nhuận.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Để quản trị lợi nhuận nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn,
các nhà quản trị có thể lựa chọn một hoặc một số các phương pháp như
các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp khấu hao
TSCĐ, lựa chọn thời gian khấu hao…Tuy nhiên, nhà quản trị không thể
vận dụng từ năm này qua năm khác những phương pháp kế toán khác
nhau. Thực tế, họ có thể vận dụng nhiều phương pháp cùng lúc chứ
không phải vận dụng một phương pháp đơn lẽ, bằng mắt thường không
thể nhận diện được nhà quản trị sử dụng phương cách nào để điều chỉnh
và có hay không việc điều chỉnh lợi nhuận[13, tr.284]. Những hạn chế
này đã tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu tìm cách cải tiến phương pháp
nghiên cứu để nhận diện hành động quản trị lợi nhuận của nhà quản trị.
38
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Có 2 phương pháp để nhận diện hành động này, thứ nhất “tấn công”
trực tiếp vào hành động điều chỉnh lợi nhuận tức là trực tiếp kiểm tra
đối chiếu giữa báo cáo tài chính với các chứng từ sổ sách liên quan của
những doanh nghiệp nghi ngờ có khả năng điều chỉnh lợi nhuận[15].
Tuy nhiên, phương pháp này rất khó thực hiện đối với các nhà nghiên
cứu vì thật không dể các doanh nghiệp có thể cho kiểm tra chứng từ
cũng như các loại sổ sách có liên quan tại đơn vị họ. Phương pháp này
thường chỉ được thực hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền như
kiểm toán, thanh tra,…Thứ hai, phương pháp nghiên cứu mới ra đời
dựa vào cơ sở kế toán được vận dụng để lập báo cáo tài chính cụ thể là
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
theo phương pháp trực tiếp. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa
trên cơ sở dồn tích. Theo cơ sở này, mọi giao dịch liên quan đến tài sản,
nguồn vốn, nợ phải trả, doanh thu, chi phí được ghi nhận tại thời điểm
phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi
tiền[16,tr.7]. Lợi nhuận được xác định trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong
kỳ. Chính vì doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh
nên việc xác định lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của
nhà quản trị. Nhà quản trị có thể lựa chọn thời điểm phân bổ, trích trước
nhiều loại chi phí hoặc ghi nhận doanh thu theo tiến độ hợp đồng xây
dựng, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn
thành của sản phẩm dở dang,… Thời điểm ghi nhận doanh thu và chi
phí khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ báo cáo.
Đây thể hiện những hành động vô hình mang tính chủ quan của nhà
quản trị. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên cơ sở tiền. Theo
39
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
cơ sở này, các nhà quản trị chỉ được ghi nhận khi có số tiền thực thu và
thực chi. Vì thế không thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận các giao dịch.
Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp
trực tiếp tạo ra những biến kế toán mà các nhà nghiên cứu thường gọi là
accruals[15]. Hay nói cách khác accruals là phần lợi nhuận kế toán
không bằng tiền được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
Biến kế toán
dồn tích
=
Lợi nhuận
sau thuế
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh
Công thức 2.1
Î
Lợi nhuận
sau thuế
=
Biến kế toán
dồn tích
+
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh
Công thức 2.2
Do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không thể điều chỉnh, để
điều chỉnh lợi nhuận các nhà quản trị phải nhận diện được các biến kế
toán và điều chỉnh các biến này. Tuy nhiên, không phải toàn bộ accruals
đều có thể đến từ hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị[15].
Chẳng hạn như giảm khoản nợ phải thu do tăng dự phòng phải thu khó
đòi điều này do mức dự phòng cần trích lập lớn hơn so với năm trước,
lựa chọn mức lập dự phòng tuy trong giới hạn cho phép của chế độ trích
lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng cũng nằm trong ý muốn chủ quan
của nhà quản trị. Như vậy, biến kế toán này có thể được điều chỉnh.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác giảm nợ phải thu là do thắt chặt chính
sách tín dụng của doanh nghiệp. Song nguyên nhân này không thể điều
40
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
chỉnh bởi tính chủ quan của nhà quản trị. Từ ví dụ trên ta thấy tổng
accruals bao gồm 2 phần: một phần gọi là accruals không thể điều chỉnh
(nondiscretionary accruals), phần còn lại gọi là accruals được điều
chỉnh từ hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị (discretionary
accruals )[13, tr.284].
Biến kế toán
dồn tích
=
Biến kế toán dồn tích
không điều chỉnh
+
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh
Công thức 2.3
Như vậy, discretionary accruals chính là lợi nhuận có được bằng
việc vận dụng các phương pháp kế toán. Vì discretionary accruals
không thể quan sát trực tiếp được, để đo lường phần này các nhà
nghiên cứu xác định phần nondiscretionary accruals. Phần
nondiscretionary accruals liên quan đến mức độ hoạt động bình thường
của doanh nghiệp. Từ đó mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận thực
chất là các mô hình xác định phần nondiscretionary accruals[13,tr.284].
Để minh họa các biến kế toán có thể được vận dụng bởi nhà quản
trị ta xem xét ví dụ sau. Để đơn giản giả định không có hoạt động khác
và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.
41
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Bảng 2.1
Biến kế toán accruals
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 2.000
Các biến kế toán
Trừ: khấu hao -50
Trừ: giảm nợ phải thu -200
Cộng: tăng nợ phải trả + 100
Trừ: giảm hàng tồn kho -150
Lợi nhuận trước thuế 1.700
Xuất phát từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (được lập dựa vào cơ sở
kế toán tiền) có thể tính được lợi nhuận kế toán (được lập dựa vào cơ sở
dồn tích). Các biến kế toán trong ví dụ được giải thích như sau:
Một khoản điều chỉnh âm (-) cho biến kế toán có nghĩa với một
khoản tiền chi ra sẽ làm giảm lợi nhuận kế toán và ngược lại.
Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao phụ thuộc vào chế độ khấu
hao mà doanh nghiệp lựa chọn, thường biến kế toán này được điều
chỉnh trong giới hạn rất hẹp hay nói cách khác biến kế toán này rất khó
điều chỉnh vì thế chi phí khấu hao thường được xem là hằng số, hay
còn gọi là biến kế toán không thể điều chỉnh.
Giảm khoản phải thu: Giả sử khoản phải thu giảm do tăng dự
phòng phải thu khó đòi. Đây là biến kế toán có thể điều chỉnh, cụ thể
doanh nghiệp chọn tỷ lệ phần trăm lập dự phòng cao hơn so với năm
trước.
Tăng khoản phải trả: Giả sử khoản phải trả tăng do doanh
nghiệp ước tính trích trước một số khoản chi phí như chi phí bảo hành
sản phẩm (đối với các doanh nghiệp thương mại và xây dựng), chi phí
42
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
sủa chữa lớn TSCĐ (đối với các doanh nghiệp sản xuất),….Đây là biến
kế toán có thể điều chỉnh.
Giảm hàng tồn kho: Giả sử giảm hàng tồn kho do doanh nghiệp
lựa chọn phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (phương pháp bình
quân, NT-XT, NS – XT, đích danh), với mỗi phương pháp được lựa
chọn sẽ cho kết quả khác nhau và tùy thuộc vào giá cả trên thị trường
cũng như ý muốn chủ quan của nhà quản trị mà có thể lựa chọn phương
pháp này hoặc phương pháp khác, song ảnh hưởng đến ghi nhận giá
vốn hàng bán ra trong kỳ và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngoài ra,
một nguyên nhân khác có thể làm giảm hàng tồn kho trong kỳ như
trường hợp trích lập dự phòng giống khoản nợ phải thu.
Tóm lại, nhà quản trị có thể vận dụng các biến kế toán có thể
điều chỉnh để điều chỉnh lợi nhuận tăng hoặc giảm trong khuôn khổ
chuẩn mực và chế độ kế toán. Nhiều biến kế toán có thể được điều
chỉnh rất khó phát hiện đối với nhà kiểm toán hoặc nếu có phát hiện
cũng khó bác bỏ vì kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận nằm trong khuôn khổ
của chuẩn mực kế toán.
Từ chổ nhà nghiên cứu không thể tiếp cận được sổ sách kế toán
của doanh nghiệp, họ không thể nhận diện được những biến kế toán nào
có thể được điều chỉnh bởi nhà quản trị[15]. Hợp tuyển các phương
pháp nghiên cứu liên quan tổng hợp bốn mô hình chủ yếu của các nhà
nghiên cứu Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991),[15],….để
nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Việc lựa chọn mô hình nghiên
cứu cần phải dựa vào tính ưu việt của mô hình này so với các mô hình
khác, ngoài ra còn cần phải dựa vào khả năng thu thập số liệu liên hệ
43
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
với nước ta việc thu thập số liệu là rất khó khăn do vậy mô hình của
DeAngelo được cải tiến bởi Friedlan là một lựa chọn hợp lý.
Theo mô hình này, DeAngelo cho rằng sự biến đổi về mức độ
accruals giữa hai kỳ chính là lợi nhuận được điều chỉnh (discretionary
accruals). Như vậy phần discretionary accruals là chênh lệch giữa total
accruals giữa năm t và năm t-1 [13, tr.285]. Cụ thể:
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnht
=
Biến kế toán
dồn tícht
-
Biến kế toán
dồn tícht-1
Công thức 2.4
Từ đó phần biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh
(nondiscretionary accruals) là biến kế toán dồn tích (total accruals) của
năm trước
Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnht = Biến kế toán dồn tícht-1
Công thức 2.5
Ước tính nondiscretionary accruals trong mô hình của DeAngelo thật
sự chính xác nếu nondiscretionary accruals không thay đổi theo thời
gian và trung bình Discretionary accruals bằng 0 ở kỳ ước tính[13,
tr.285]. Tuy nhiên, nondiscretionary accruals thường phụ thuộc vào
mức độ hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, nếu
doanh nghiệp đang ở pha tăng trưởng thì phần nondiscretionary
accruals sẽ biến động từ năm này sang năm khác. Ví dụ doanh nghiệp
đang ở pha tăng trưởng vì thế cần đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị,
mở rộng qui mô kinh doanh,…mà ứng với mỗi loại TSCĐ sẽ có mức
khấu hao khác nhau từ đó sẽ dẫn đến phần nondiscretionary accruals
biến động, trong trường hợp này nondiscretionary accruals không chính
xác. Để khắc phục nhược điểm này Friedlan đã cải tiến mô hình bằng
44
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
cách kiểm soát phần nondiscretionary accruals thay đổi do thay đổi
mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách chia
nondiscretionary accruals tính được theo mô hình của DeAngelo cho
doanh thu[13, tr.286]. Cụ thể:
Công thức 2.6
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnht Doanh thut
Biến kế toán dồn tícht-1
Doanh thut-1
-=
Biến kế toán dồn tícht
Sau khi xác định phần Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnht
tùy thuộc vào kết quả tính toán ( 0, = 0) mà các nhà nghiên cứu có
thể đưa ra kết luận có hay không việc điều chỉnh lợi nhuận của các nhà
quản trị và việc điều chỉnh này là điều chỉnh tăng hay giảm.
2.2.2. Lựa chọn doanh nghiệp nghiên cứu
Để làm rõ hơn nội dung đã trình bày ở trên về khả năng điều
chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị, tương ứng với từng loại hình
doanh nghiệp và đảm bảo tính khách quan. Trong đề tài này, tôi lựa
chọn phương pháp chọn mẫu xác suất để lựa chọn ngẫu nhiên 20 doanh
nghiệp tương ứng với 4 loại hình (mỗi loại hình 5 doanh nghiệp) gồm
doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công
ty trách nhiệm hữu hạn. Trong đó doanh nghiệp nhà nước đại diện là
Công ty vật liệu xây dựng – xây lắp & kinh doanh nhà Đà Nẵng, Công
ty điện lực III, Công ty xăng dầu khu vực V, Tổng công ty xây dựng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn thạc sĩ- Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.pdf