Ngành công nghiệp, trình độ chuyên môn của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của quá trình phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý ở các doanh nghiệp. Hiện có khoảng 73% lực lượng lao động công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thấp, do vậy, đã hạn chế khả năng tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm .
CNCBTP là một phân ngành của ngành công nghiệp, nên cũng không nằm ngoài khung khổ đó. Do phổ biến là giết mổ và chế biến thủ công, nhỏ lẻ nên số lao động của các cơ sở chế biến công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hút nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào ngành, vì thế cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế của ngành CNCBTP và đồ uống đã thay đổi theo hướng tích cực.
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ngành CNCBTP và đồ uống phân theo thành phần kinh tế.
Chỉ tiêu
đvt
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng GTSX
1000tỷ.đ
50,37
56,06
64,58
74,69
87,33
100,56
Tỷ trọng
%
100
100
100
100
100
100
DNNN
1000tỷ.đ
21,95
22,81
25,14
28,07
31,61
34,62
Tỷ trọng
%
43,58
40,69
38,92
37,58
36,19
34,43
DN ngoài Nhà nước
1000tỷ.đ
17,29
20,21
23,87
28,21
33,74
39,87
Tỷ trọng
%
34,32
36,05
36,96
37,77
38,63
39,65
DN có vốn đ.tư NNg
1000tỷ.đ
11,13
13,04
15,58
18,41
21,90
26,07
Tỷ trọng
%
22,10
23,26
24,12
24,65
25,18
25,93
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Niên giám Thống kê, (năm 2006 là số ước tính).
Mặc dù, tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước đã giảm qua các năm, song vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (36,19% năm 2005), theo ước tính con số này còn 34,43% năm 2006. Cùng với việc giảm dần tỷ trọng mức đóng góp vào giá trị sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước, hai nhóm doanh nghiệp còn lại đang nâng dần tỷ trọng giá trị sản xuất trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Xu hướng biến đổi này phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.
2.1.3 Sản phẩm, thị trường của ngành CNCBTP Việt Nam
Hàng năm, khối lượng thịt qua chế biến chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lượng thịt tiêu thụ nội địa. Từ thịt gia súc, gia cầm, người ta có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau: ngoài những món ăn truyền thống như: giò, chả, thịt quay, nem,..người ta còn chế biến nhiều món ăn theo kiểu phương Tây như: dăm bông, xúc xích, thịt xông khói, lạp xường, patê, thịt hộp,..Các sản phẩm truyền thống được chế biến chủ yếu bằng phương pháp thủ công, có trang bị một số máy tối thiểu như: máy xay thịt, lò quay bằng củi. Các món ăn theo kiểu phương Tây và đồ hộp được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp với công xuất từ 1.000 tấn trở lên, như công ty đồ hộp Hạ Long, Vissan,..Ngoài ra, một số cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa của các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu sản xuất, chế biến các sản phẩm truyền thống và đồ ăn nguội theo kiểu châu Âu.
Ta thấy, mặc dù hàng năm nông nghiệp nước ta sản xuất ra khối lượng lớn sản phẩm nhưng tỷ lệ sản phẩm được chế biến còn thấp, đặc biệt là chế biến bằng công nghệ hiện đại. Chính vì thế, chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hoá của ta thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế.
Tỷ lệ nông sản, thực phẩm được chế biến và công nghệ chế biến các sản phẩm của Việt Nam như sau:
Bảng 2.4 Tỷ lệ chế biến một số nông sản, thực phẩm ở Việt Nam (đvt: %)
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
1. Ép dầu thực vật
Trong đó: công nghệ hiện đại
1. Rau quả
Trong đó: công nghệ hiện đại
3. Thịt
Trong đó: công nghệ hiện đại
4. Lâm sản
Trong đó: công nghệ hiện đại
5. Thuỷ sản
Trong đó: công nghệ hiện đại
15
8
7
3
2
0,7
10
2
30
15
25
10
15
8
8
2
20
5
40
20
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2006.
Đối với ngành chế biến thịt, nhiều chuyên gia cho rằng, nước ta chưa hình thành ngành công nghiệp này, bởi vì hầu hết các sản phẩm thịt đều được sử dụng ở dạng tươi sống (tỷ lệ thịt qua chế biến bằng công nghệ hiện đại năm 2005 mới đạt 2%). Trong khi đó, tỷ lệ này của Trung Quốc là 30%, của các nước công nghiệp hoá là 80%
.
Xuất khẩu thực phẩm ở nước ta hiện nay: (i) về mặt hàng: chỉ dừng lại ở xuất khẩu thịt lợn (thịt lợn mảnh, lợn sữa, lợn choai), còn các thịt khác (thịt bò, thịt gia cầm,..) chưa từng hiện diện trên thị trường thế giới; (ii) về thị trường: thị trường xuất khẩu của ta còn quá mỏng, chủ yếu chỉ ở thị trường dễ tính như: thị trường Nga và Hồng Kông. Các thị trường khác như Malaysia, Trung Quốc gần như mất chỗ đứng.
Bảng 2.5 Lượng và thị trường xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam qua các năm
Năm
Tổng số (tấn)
Chia ra
Thị trường Nga
Thị trường
Hồng Kông
Thị trường khác
SL (tấn)
Tỷ lệ (%)
SL (tấn)
Tỷ lệ (%)
SL (tấn)
Tỷ lệ (%)
1996 (*)
5.650
4.000
70,80
1.650
29,20
-
-
1997
10.000
5.500
55,00
4.500
45,00
-
-
1998
10.000
2.000
20,00
6.870
68,70
1.130
11,30
1999
7.100
-
-
5.000
70,42
2.100
29,58
2000
12.200
1.500
12,30
7.720
63,28
2.980
24,42
2001
27.300
15.000
54,95
8.800
32,23
3.500
12,82
2002
14.800
800
5,41
14.000
94,59
-
-
2003
16.494
100
0,61
16.394
99,39
-
-
2004 (**)
22.000
-
-
-
-
-
-
2005
19.000
-
-
-
-
-
-
2006
15.000
-
-
-
-
-
-
2007(dự báo)
18.000
-
-
-
-
-
-
Nguồn: (*) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005;
(**) www.vinanet.gov.vn.
Khối lượng thịt xuất khẩu không ổn định qua các năm. Ở một số thị trường, hàng hoá thịt của chúng ta đang có nguy cơ mất dần, cụ thể: thị trường Nga, nhiều năm trước chúng ta xuất hàng chục ngàn tấn/năm. Nhưng mấy năm gần đây, chúng ta xuất vào thị trường này khoảng 100 tấn/năm. Nguyên nhân: (i) do thịt lợn của Brasil nhiều, giá rẻ ồ ạt tràn vào Nga. Giá thịt lợn mảnh ở nước ta khoảng 17 triệu đồng/tấn (trên 1.000USD/tấn), trong khi giá Brasil chào tại thị trường Nga (giá CIF) từ 850 USD đến 900 USD/tấn); thị trường Hồng Kông, giá chào bán của các doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường này với lợn choai là 1.200 USD/tấn, lợn sữa 1.400 USD/tấn, thấp hơn giá của ta từ 100 USD đến 150 USD/tấn Trần Kim Anh (2006), “Ngành Chăn nuôi với vấn đề xuất khẩu thịt lợn”, Tạp chí Chăn nuôi, (Số 4), tr 30-32.
; (ii) cả nước có 34 cơ sở tham gia sản giết mổ, chế biến thịt xuất khẩu, trong đó chỉ có 12 cơ sở được cơ quan thú y nước nhập khẩu (Nga và Hồng Kông) cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối, Bộ NN & PTNT, 2006.
; và (iii) ngoài ra, công tác thông tin thị trường trong những năm qua còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức so với các ngành hàng nông sản khác. Thiếu những điều tra, khảo sát, nghiên cứu mang tính chiến lược về thị trường các sản phẩm chăn nuôi ở trong và ngoài nước làm cơ sở định hướng, hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển ngành chăn nuôi và cho ngành CNCBTP.
2.2 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM
Luận văn sử dụng mô hình “kim cương” để đánh giá thực trạng ngành CNCBTP của Việt Nam
2.2.1 Yếu tố đầu vào
2.2.1.1 Sản phẩm của ngành chăn nuôi
Đầu vào của ngành CNCB thịt là sản phẩm của ngành chăn nuôi. Nước ta, chăn nuôi đã và đang là trọng tâm phát triển của toàn ngành nông nghiệp. Nếu như những năm 60, 70 của thế kỷ XX, GDP của ngành chăn nuôi trong toàn ngành nông nghiệp khó đạt được hai con số, thì giai đoạn 1991 – 1995 đã đạt được 24,4%, giai đoạn 1996 – 2000 là 23% và giai đoạn 2000 – 2005 mặc dù dịch cúm gia cầm và dịch LMLM ở gia súc nhưng chỉ tiêu này vẫn đạt 22% Nguyễn Thanh (2006), “Ngành Chăn nuôi Việt Nam – cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO”, Tạp chí NN & PTNT, Kỳ I-Tháng 10, trang 9.
.
Bảng 2.6 Số lượng gia súc, gia cầm của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006
ĐVT: triệu con
2001
2002
2003
2004(1)
2005(2)
2006(3)
T.trưởngBQ (%)
1. Gia cầm
218,10
233,29
254,61
218,15
219,91
214,60
8,05
(2001-03)
2. Gia súc
Lợn
21,80
23,17
24,89
26,14
27,44
26,86
5.92
(2001-05)
Bò
3,90
4,06
4,39
4,91
5,54
6,51
10,79
(2001-06)
Nguồn: (1) Niên giám Thống kê, 2005;
(2) Hoàng Kim Giao (2006), “Chăn nuôi nước ta năm 2005 và hướng phát triển trong thời gian tới”, Tạp chí Chăn nuôi, (Số 4), trang 19;
(3) TCTK, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế -xã hội 2006.
Đàn gia cầm: trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra (năm 2003), tổng đàn tăng nhanh qua các năm, năm 2001 là 218,1 triệu con đến năm 2003 trên 254 triệu con. Tốc độ tăng trung bình thời kỳ này là 8,05%. Từ cuối năm 2003, do dịch cúm xảy ra nên tổng đàn giảm mạnh từ 218,1 năm 2004 triệu con xuống 214,6 triệu con năm 2006.
Đàn bò: giai đoạn 2001 – 2006 có tỷ lệ tăng tổng đàn cao, trung bình trên 10%/năm, từ 3,8 triệu con năm 2001 lên 6,5 triệu con năm 2006.
Đàn lợn: số lượng lợn tăng qua các năm, từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 27,4 triệu con năm 2005, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này gần 6,0%. Từ cuối năm 2005 có bệnh LMLM xảy ra ở lợn nên quy mô đàn năm 2006 giảm so với năm 2005;
Biểu đồ 2.1 Khối lượng sản phẩm chăn nuôi của VN giai đoạn 2001 – 2006
0.00
Nguồn: Hội nghị Chăn nuôi toàn quốc tháng 6 năm 2006,
(năm 2006 là số ước đạt).
Thịt gia cầm: giai đoạn 2001 – 2003, sản lượng thịt tăng trung bình 8,5%/năm. Năm 2003 bình quân thịt gia cầm hơi là 4,5kg/người/năm (tương đương 2,94kg thịt xẻ/người/năm). Trong khi đó ở Trung Quốc, nông thôn là 3,8kg thịt xẻ/người/năm còn thành thị là 8,4kg Bộ NN & PTNT (2006), Tổng kết chăn nuôi giai đoạn 2001-2005, kế hoạch phát triển 2006-2010 và định hướng 2015, Hà Nội, trang 6.
. Giai đoạn này, sản lượng thịt gia cầm chiếm khoảng 16% khối lượng thịt hơi các loại. Sau khi có dịch cúm, quy mô đàn giảm mạnh nếu sản lượng thịt cũng giảm so với trước.
Thịt lợn: sản lượng thịt hơi năm 2001 là 1,51 triệu tấn, năm 2005 gần 2,29 triệu tấn, tăng bình quân 10%/năm, năm 2006 ước đạt trên 2,5 triệu tấn. Thịt lợn luôn chiếm tỷ lệ cao khoảng 75% đến 77% tổng sản lượng thịt các loại được sản xuất trong nước. Năm 2004 và 2005 do ảnh hưởng của dịch cúm ở gia cầm nên sản lượng thịt lợn tăng mạnh hơn các năm trước đó. Lượng thịt hơi bình quân tiêu thụ năm 2005 là 27,4kg/người/năm (tương đương 18,9kg thịt xẻ/người/năm).
Thịt bò: do đàn bò tăng trưởng chậm, số lượng bò giết thịt và tỷ lệ thịt xẻ thấp (chỉ đạt 43% đến 45%) nên bình quân thịt bò tiêu thụ mới đạt 0,75kg thịt xẻ/người/năm. Tuy vậy, tốc độ tăng bình quân sản lượng thịt bò giai đoạn này là 9,81%/năm.
Như vậy, hàng năm nước ta sản xuất ra khối lượng thịt hơi xuất chuồng rất lớn (năm 2006 đạt 3,1 triệu tấn). Tuy nhiên, chủ yếu thịt được tiêu thụ ở dạng tươi sống, cụ thể: thịt lợn khoảng 90%, thịt gà 95% - 98% và thịt bò 99% Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối, Bộ NN & PTNT.
. Lượng thịt còn lại: với thịt lợn, sử dụng công nghệ hiện đại để chế biến sâu thành các sản phẩm đóng hộp, xúc xích, lạp xường, dăm bông, thịt xông khói,..Đồng thời, bằng phương pháp thủ công và bán công nghiệp chế biến thành các sản phẩm truyền thống như: giò, chả, ruốc, patê,..; thịt gà được chế biến thành thịt hộp, gà viên fancy, patê gan; thịt bò, được chế biến thành thịt xông khói, bò khô.
2.2.1.2 Lao động
Ngành công nghiệp, trình độ chuyên môn của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của quá trình phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý ở các doanh nghiệp. Hiện có khoảng 73% lực lượng lao động công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thấp, do vậy, đã hạn chế khả năng tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm Chính phủ CHXHCN Việt Nam, Kế hoạch phát triển Ngành Công nghiệp 5 năm 2006-2010, trang 14.
.
CNCBTP là một phân ngành của ngành công nghiệp, nên cũng không nằm ngoài khung khổ đó. Do phổ biến là giết mổ và chế biến thủ công, nhỏ lẻ nên số lao động của các cơ sở chế biến công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ.
Bảng 2.7 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô lao động của ngành CNCBTP và đồ uống
Tiêu chí
2002
2003
2004
2005
Số DN
%
Số DN
%
Số DN
%
Số DN
%
Dưới 5 người
518
13,10
498
12,11
540
12,04
624
12,27
Từ 5 đến 9 người
1.325
33,51
1.269
30,85
1.298
28,95
1.505
29,59
Từ 10 đến 49 ng
1.267
32,04
1.419
34,49
1.612
35,95
1.802
35,43
Từ 50 đến 199 ng
472
11,94
515
12,52
589
13,14
695
13,66
Từ 200 đến 299 ng
81
2,05
90
2,19
117
2,61
119
2,34
Từ 300 đến 499 ng
115
2,91
130
3,16
124
2,76
130
2,56
Từ 500 đến 999 ng
103
2,60
122
2,97
126
2,81
131
2,58
Trên 1000 người
73
1,85
71
1,73
78
1,74
80
1,57
Tổng
3.954
100
4.114
100
4.484
100
5.086
100
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Niên giám Thống kê.
Tại các cơ sở chế biến nhỏ, số lao động thường xuyên (ký hợp đồng dài hạn) có trình độ am hiểu về công nghệ, thiết bị và vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối tốt. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ phát huy tác dụng tối đa trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu, một phần nhỏ cho sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước. Mặt khác, số lao động trong lĩnh vực chế biến thịt sản xuất các sản phẩm truyền thống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là phổ biến, thiếu kiến thức công nghệ, đặc biệt là kiến thức về VSATTP.
Từ số liệu trong Bảng 2.7 và Bảng 2.8, ta thấy, khi doanh nghiệp có quy mô vốn thấp, đi cùng với nó là số lao động sử dụng cũng không cao, cụ thể: số doanh nghiệp sử dụng lao động dưới 50 người chiếm tỷ trọng khá cao (năm 2005 là 3.931 doanh nghiệp), chiếm trên 77% tổng số doanh nghiệp, mặc dù chỉ tiêu đó đã giảm từ 78,65% năm 2002 xuống 77,29% năm 2005. Xu hướng biến đổi về lao động trong doanh nghiệp theo hướng tăng dần số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động theo cả quy mô và tốc độ.
2.2.1.3 Quy mô vốn, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
Trình độ công nghệ và trang thiết bị sản xuất của ngành công nghiệp nước ta ở mức trung bình yếu (không kể đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), so với các nước công nghiệp phát triển lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ: tỷ lệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60% đến 70%, công nghệ tiên tiến và hiện đại chiếm 30% đến 40%. Trình độ công nghệ của nước ta chỉ ở mức 73/102 nước được xếp hạngChính phủ CHXHCN Việt Nam, Kế hoạch phát triển Ngành Công nghiệp 5 năm 2006 – 2010, trang 14.
. Đây là yếu tố làm tăng chi phí sản xuất (do có định mức tiêu hao lớn hơn về chi phí nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí sửa chữa, hiệu suất sử dụng công nghệ và trang thiết bị thấp), làm giảm và hạn chế đáng kể năng suất và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.
Bức tranh toàn ngành công nghiệp là như vậy, ngành CNCBTP cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Tính đến tháng 12 năm 2006, cả nước có 1.045 cơ sở giết mổ, chế biến gia súc; 136 cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm (1.3.2006), trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long 45, Đông Nam Bộ 26, Đồng bằng sông Hồng 26, Nam Trung Bộ 11, Tây Nguyên 11, Đông Bắc 9, Bắc Trung Bộ 7 và Tây Bắc 1 Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối, Bộ NN & PTNT.
.
(i) Về hệ thống giết mổ và chế biến thịt gia cầm: hệ thống giết mổ, số liệu điều tra mới nhất của Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối (2004 – 2005) cho thấy, hầu hết tại các tỉnh điều tra, nơi giết mổ gia cầm đều là các điểm nhỏ lẻ của tư nhân, 65% các điểm giết mổ nằm trong khu vực dân cư và 35% còn lại nằm trong các chợ; hơn 88% diện tích giết mổ gia cầm nhỏ hơn 20 m2, chỉ có khoảng 1% nơi giết mổ có diện tích từ 50 đến 200 m2; hơn 86% cơ sở giết mổ dưới 20 con/ngày và 1,6% số cơ sở giết mổ trên 50 con/ngày; 6,2% số cơ sở có thiết bị cắt tiết; 14% số cơ sở có máy đánh lông; 0,4% cơ sở có hệ thiết bị làm lạnh, 18% cơ sở giết mổ thực hiện đóng gói sản phẩm trước khi đi đi tiêu thụ (chủ yếu là thực hiện sau khi có dịch cúm gia cầm). Từ khi dịch cúm gia cầm xảy ra, một số tổ chức, cá nhân đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung có quy mô vừa và lớn ở TP. Hồ Chí Minh (công suất 60.000 con/ngày nhờ sáp nhập trên 50 cơ sở nhỏ thành 3 cơ sở lớn), Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nội,..bước đầu đảm bảo vệ sinh thú y. Dây chuyền giết mổ đang được áp dụng trong sản xuất: giết mổ thủ công có kết hợp với cơ giới hoá với công suất 100-500 con/giờ; bán tự động công suất nhỏ từ 500-2.000 con/giờ. Đây là điểm khởi đầu cho việc xây dựng hệ thống giết mổ gia cầm tập trung, hiện đại; chế biến thịt gia cầm, nước ta, ngành chế biến thịt còn lạc hậu, đến nay cả nước có 32 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưng chủ yếu là chế biến thịt lợn, thịt bò, chế biến gia cầm chưa đáng kể. Vì vậy, hơn 95% sản phẩm thịt gia cầm được tiêu thụ dưới dạng tươi sống (gia cầm còn sống hoặc gia cầm đã được giết mổ sẵn). Do đó, thị trường tiêu thụ thịt gia cầm bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến công nghiệp chưa phát triển. Đây vừa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng thừa, thiếu thịt gia cầm giữa các vùng, miền và là trở ngại lớn cho cho việc phòng chống dịch và bảo đảm VSATTP, đồng thời tác động xấu tới ngành chăn nuôi.
(ii) về giết mổ, chế biến thịt gia súc: hệ thống giết mổ, các cơ sở giết mổ gia súc hiện nay chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, công suất mỗi điểm từ 10 đến 200 con/ngày, chủ sở hữu hầu hết là tư nhân. Đặc điểm nổi bật của hệ thống lò mổ này là diện tích chật hẹp, phương tiện giết mổ thô sơ, VSATTP và vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế. Từ năm 1997, Nhà nước có chủ trương xây dựng các khu giết mổ tập trung, công suất lớn từ 200 đến 500 con/ngày ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do thiếu các biện pháp về tổ chức và hành chính nên việc triển khai chậm chạp, hiệu quả thấp. Trong báo cáo “Tổng kết chăn nuôi giai đoạn 2001-2005, kế hoạch phát triển 2006-2010 và định hướng 2015” của Cục Chăn nuôi thì: qua điều tra 434 cơ sở giết mổ gia súc năm 2005, chỉ có 45% số cơ sở có phép của cơ quan thú y; 35% cơ sở có tiêu độc sau giết mổ; 25% số cơ sở sử dụng nước máy; các tư thương không muốn đưa gia súc vào giết mổ tập trung vì chi phí cao; về chế biến, các cơ sở chế biến nhỏ sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh, sử dụng chất phụ gia tuỳ tiện, cơ quan Nhà nước có kiểm tra nhưng ngăn chặn và xử lý không kịp thời. Trên thị trường nội địa, thịt lợn tươi sống chiếm khoảng 90% (các loại thịt khác như thịt trâu, thịt bò chủ yếu được sử dụng không qua chế biến công nghiệp), số còn lại được chế biến thành các sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Các sản phẩm chế biến chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, như: giò, chả, nem, ruốc và các sản phẩm chế biến theo phương Tây như: xúc xích, lạp xường, thịt xông khói,..Một số cơ sở đã đầu tư dây chuyền chế biến thịt chín và đồ hộp có công suất lớn (1.400 đến 30.000 tấn sản phẩm/năm) như: Công ty đồ hộp Hạ Long, Công ty Vissan. Ngoài ra, còn có một số cơ sở chế biến vừa và nhỏ, công suất 10 đến 150 tấn sản phẩm/năm (Công ty TNHH Hiến Thành, Kim Liên,Việt Đức,..).
Bảng 2.8 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô vốn của ngành CNCBTP và đồ uống
Tiêu chí
2002
2003
2004
2005
Số DN
%
Số DN
%
Số DN
%
Số DN
%
Dưới 0.5 tỷ đồng
1.261
31,89
1.171
28,46
1.130
25,20
1.156
22,73
Từ 0.5 đến < 1 tỷ
800
20,23
793
19,28
879
19,60
989
19,45
Từ 1 đến < 5 tỷ
1.049
26,53
1.214
29,51
1.380
30,78
1.651
32,46
Từ 5 đến < 10 tỷ
229
5,79
240
5,83
295
6,58
348
6,84
Từ 10 đến < 50 tỷ
389
9,84
426
10,35
483
10,77
575
11,31
Từ 50 đến < 200 tỷ
162
4,10
198
4,81
230
5,13
269
5,29
Từ 200 đến <500 tỷ
41
1,04
47
1,14
56
1,25
62
1,22
Từ 500 tỷ trở lên
23
0,58
25
0,61
31
0,69
36
0,70
Tổng
3.954
100
4.114
100
4.484
100
5.086
100
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Niên giám Thống kê.
Nhìn vào Bảng 2.9 ta thấy, số doanh nghiệp có vốn dưới 0,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao (22,73% năm 2005). Tuy vậy, qua các năm quy mô vốn của doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi, thể hiện: số doanh nghiệp có mức vốn dưới 0,5 tỷ đồng đã giảm mạnh (từ tỷ trọng 31,89% năm 2002 xuống 22,73% năm 2005). Số doanh nghiệp có lượng vốn lớn ngày càng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm. Nhìn tổng thể, ta thấy rằng quy mô vốn của các doanh nghiệp trong ngành vẫn tập trong ở mức nhỏ và vừa là chủ yếu. Lượng doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng (năm 2005) là 3.796 doanh nghiệp, chiếm 74,64% tổng số doanh nghiệp trong ngành. Số doanh nghiệp có vốn từ 200 tỷ đồng trở lên chưa đầy 2% tổng số.
Từ phân tích trên đây ta thấy, những hạn chế về vốn sẽ cản trở doanh nghiệp khi họ muốn mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành đang có xu hướng biến đổi theo hướng phát triển hợp quy luật, đó là nâng dần số doanh nghiệp và tỷ trọng doanh nghiệp có mức vốn vốn cao, đồng thời, giảm số doanh nghiệp có mức vốn thấp. Đây là xu thế phát triển tất yếu nhất là trong điều kiện hội nhập.
Bảng 2.9 Xuất xứ, công suất máy móc thiết bị chế biến của các doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp
Th. bị cấp đông và kho bảo quản
Thiết bị khác
Công suất (tấn/năm)
Vissan
Nhật
Pháp
30.000
XNCBTP xuất khẩu Hải Phòng
Nhật
Việt Nam
13.000
XNCBTP Minh Phương (Phú Thọ)
Nhật
Việt Nam
2.000
XNCBTP Th.Bình
Nhật
Việt Nam
2.000
Cty CPTP đông lạnh Nam Định
Nhật
-
4.000
XNCBTP N.Bình
Nhật
Việt Nam
1.000
Cty CP Quang Huy (Hải Phòng)
Mỹ
Việt Nam
4.000
Cty CP Cửu Long (H.P)
Việt Nam
Việt Nam
1.000
Nguồn: Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối, Bộ NN & PTNT,
Số liệu điều tra đánh giá năng lực máy móc thiết bị chế biến thịt, 2005.
2.2.2 Nhu cầu trong nước
Sản phẩm chăn nuôi nói chung, thịt gia súc, gia cầm nói riêng đều là những thực phẩm truyền thống được ưa chuộng ở tất cả các vùng, miền trong cả nước. Tuy nhiên, do tập quán, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống của người dân đã hình thành từ lâu, khó thay đổi, nên kéo theo việc giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm hết sức lạc hậu, thủ công phân tán ở mọi nơi, mọi lúc. Vì thế, gia súc, gia cầm và thịt của chúng được bày bán công khai, phân tán ở mọi nơi, không qua chế biến, không bao gói, không đảm bảo VSATTP. Nguyên nhân của tình trạng trên ngoài những lý do đã nêu còn có lý do khác nữa, đó là thu nhập thấp nên người tiêu dùng khó chấp nhận sản phẩm chế biến có giá bán cao.
Nhu cầu tiêu thụ trong nước: thời gian qua nhu cầu thịt trong nước tăng mạnh. Sự tăng cầu trong nước là nhân tố quan trong nhất đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi của Việt Nam phát triển, nhất là trong điều kiện xuất khẩu của nước ta còn rất nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây, tỷ trọng các loại thịt của Việt Nam không có sự thay đổi nhiều. Thịt lợn vẫn chiếm đa số (khoảng 74% đến 76%), tiếp đến là thịt gà, khoảng 16%, thịt trâu có xu hướng giảm.
Mức tiêu thụ thịt nội địa có sự khác nhau giữa các vùng, miền, giữa nông thôn, thành thị và các nhóm thu nhập.
Theo Bảng 2.10, hệ số co giãn theo chi tiêu đều dương, cho thấy khi thu nhập tăng thì mức tiêu dùng thịt cũng tăng theo, đặc biệt với mặt hàng thịt bò, khi thu nhập tăng 1% thì tiêu dùng cho mặt hàng này trên 1%.
Hơn nữa, giá trị tuyệt đối của độ co giãn giá ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Điều này chứng tỏ nếu giá hàng hoá thịt giảm, nhu cầu về thịt ở vùng nông thôn sẽ tăng cao hơn ở thành thị. Sự chênh lệch này cho thấy, thị trường trong nước còn rất tiềm năng nhất là ở nông thôn.
Bảng 2.10 Độ co giãn giá và chi tiêu đối với một số sản phẩm thịt
Loại thịt
Thành thị
Nông thôn
Co giãn
theo giá
Co giãn theo chi tiêu
Co giãn
theo giá
Co giãn theo chi tiêu
Thịt lợn
-0,96
1,058
-1,07
1,02
Thịt bò
-0,78
1,076
-2,13
1,30
Thịt gà
-0,75
0,976
-0,87
1,00
Nguồn: CEG, Tác động của tự do hoá th.mại với Ngành Chăn nuôi VN, 2005.
Mức tiêu thụ thịt của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới (theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA, mức tiêu thụ thịt lợn tính theo đầu người năm 2006 của Hồng Kông là 65,4 kg, EU là 44 kg, Đài Loan 42,2 kg và Trung Quốc 39,4 kg) Báo cáo Quý III.2006, Mặt hàng thịt lợn.
.
2.2.3 Các ngành công nghiệp phụ trợ
Đối với ngành CNCBTP, các ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm: công nghiệp cơ khí, bưu chính – viễn thông, giao thông vận tải, công nghiệp bao bì, công nghiệp hoá chất,..Ở nước ta, các ngành đó đã phát triển mạnh trong thời gian qua, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, thiếu khả năng cạnh tranh:
+ Chi phí dịch vụ hạ tầng như: điện, nước, viễn thông, cảng biển, chi phí vận tải của nước ta được đánh giá là cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực. Cụ thể, cước viễn thông quốc tế cao hơn các nước trong khu vực từ 30% đến 50%, giá điện dùng trong công nghiệp cao hơn nhiều so với Myanma, Thái Lan, Indonexia và LàoChính phủ CHXHCN Việt Nam, Kế hoạch phát triển Ngành Công nghiệp 5 năm 2006 – 2010, trang 14.
. Cước phí vận tải, bốc xếp, lưu kho tại các cảng cao (gấp 1,5 đến 2 lần các nước trong khu vực), chẳng hạn, chi phí vận chuyển một container hàng từ Bình Dương đến Vũng Tàu cao hơn chi phí từ Vũng Tàu đi Singapore. Tiêu cực phí quá nhiều, như: qua các trạm kiểm soát dọc đường, khi xe vào cảng hay khi hàng lên tàu,..cùng với thủ tục và lệ phí hải quan, hàng hải , hàng không rườm rà làm tăng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin phục vụ lãnh đạo, (Số 10). 2006, trang 39.
;
+ Công nghiệp cơ khí, ngành này cung cấp máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến. Hiện nay, ngành cơ khí nước ta đã chế tạo và lắp đặt được các dây chuyền giết mổ, chế biến thịt, có thể kể đến như: công ty cổ phần chế tạo máy SINCO (TP.Hồ Chí Minh); Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (thuộc Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh); công ty TNHH thiết bị công nghệ Hoa Kỳ; công ty LINCO, sản xuất dây chuyền giết mổ, chế biến gia cầm 500 đến 3.000 con/giờ; công ty JIANHUA (Trung Quốc) chế tạo, chuyển giao các dây chuyền, nhà máy giết mổ, chế biến thịt có công suất: gia cầm 800 con/giờ, lợn 1.000 con/ngày,..;
+ Hoá chất, ngành hoá chất cung cấp các sản phẩm dùng để tẩy r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx