LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.v
MỞ ĐẦU.1
1. Lí do chọn đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài .5
4. Nguồn tư liệu của đề tài.5
5. Phương pháp nghiên cứu .6
6. Đóng góp của đề tài .6
7. Cấu trúc của đề tài .6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH LIÊU .7
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.7
1.1.1. Vị trí địa lí.7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên .7
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên .10
1.1.4. Về giao thông vận tải.12
1.2. Khái quát lịch sử hành chính huyện Bình Liêu .13
1.3. Các thành phần dân tộc.15
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu từ 1986 - 2014.20
Chương 2: MẠNG LưỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở HUYỆN BÌNH
LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2014 .25
2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn.25
2.1.1. Những quan niệm về chợ.25
104 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2014), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp và triều đình phong kiến Mãn Thanh có đề cập đến việc xác lập các cột
mốc, cùng nhau giám sát, tuần tra, thành lập 25 điểm đồn trú và các điểm họp
chợ chung của cư dân sống hai bên đường biên giới. Những điểm chợ chung có
từ trước trong dân gian như Móng Cái, Hoành Mô, Thán Phún, Pò Hèn có thêm
điều kiện phát triển, trở thành những nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, buôn bán
giữa hai bên.
Từ năm 1945, quan hệ kinh tế thương mại và quan hệ buôn bán giữa hai
nước Việt Nam và Trung Quốc chuyển sang một giai đoạn mới - tiến hành song
song hai hình thức buôn bán: tiểu ngạch dân gian và buôn bán quốc doanh địa
phương, đôi bên đã tăng cường trao đổi, buôn bán hàng hóa. Năm 1952 hai
chính phủ đã kí hiệp định thương mại đầu tiên. Từ vùng tự do Bình Liêu, Chi
điếm mậu dịch quốc doanh Hải Ninh đã thu mua được hàng chục tấn dược liệu,
mật ong, nấm hương, măng khô xuất qua cửa khẩu Hoành Mô sang Đồng Tông
(Trung Quốc).
Đến năm 1958, do yêu cầu phát triển kinh tế của mỗi bên, để tăng cường
quản lí thị trường biên giới, các cửa khẩu mậu dịch tiểu ngạch (trong đó có
Hoành Mô) phải tạm đóng cửa.
Tuy đóng cửa khẩu mậu dịch tiểu ngạch, nhưng phía Việt Nam vẫn cho
phép cư dân sống hai bờ biên giới trong phạm vi 20km được qua lại thăm viếng
nhau. Mỗi lần qua lại, mỗi người được phép mang theo một số quà biếu trị giá
7,5 đồng tiền Việt Nam thời đó. Quy định này không đáp ứng được nhu cầu
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
37
tiêu dùng hàng ngày của người dân. Vì thế, trong những năm 1966 - 1968, khi
Trung Quốc thực hiện đóng cửa với bên ngoài, Chính phủ Việt Nam vẫn cho
phép kinh doanh xuất nhập khẩu địa phương. Ngoài các con đường chính thức
qua Móng Cái, Hoành Mô và Pò Hèn, nhân dân hai bên biên giới còn được
phép qua lại trên các con đường mòn dọc tuyến biên giới.
Từ cuối những năm 60 đến những năm đầu thập kỉ 70, cuộc chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc ngày càng ác liệt. Nhiều người
dân từ các tỉnh, thành phố về khu vực biên giới Việt - Trung sơ tán. Phần đông
trong số họ có thành phần xuất thân từ các tầng lớp tiểu thương, có quan hệ bà
con với nhân dân mình bên Đông Hưng, Quảng Tây nên việc thiết lập đường
dây buôn bán biên giới khá dễ dàng.
Thành phần tham gia hoạt động buôn bán thời gian này không còn bó
hẹp trong những người dân sống hai bên đường biên giới, hình thức hoạt động
vẫn còn lén lút, bất hợp pháp nhưng tính chất buôn bán đã thay đổi. Không
dừng lại ở mức độ trao đổi các mặt hàng thiết yếu. Phần lớn các mặt hàng đó là
hàng công nghiệp tiêu dùng như bút máy, giấy viết, dây đeo đồng hồ, bật lửa,
diêm, chỉ khâu, dép nhựa, đèn pin, khóa, nước hoa, khăn mùi soa, đường hóa
học... Trong khi đó, hàng hóa từ Quảng Ninh được chuyển sang Quảng Tây là
các loại lâm thổ sản, hải sản quý như: đậu tương, lạc, dầu trẩu, hoa hồi, quế, củ
ba kích, song mây, gỗ, cá, tôm, mực cả tươi lẫn khô... [42, tr. 446].
Sau hơn 10 năm gián đoạn, đến năm 1989, Trung Quốc điều chỉnh chính
sách cải cách mở cửa, chú ý hơn tới việc mở cửa vùng ven biên giới và cải
thiện quan hệ láng giềng với các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Từ
cuối năm 1988, đầu năm 1989, buôn bán biên giới giữa Quảng Ninh và Quảng
Tây bắt đầu hoạt động trở lại.
Bước ngoặt lớn trong quan hệ Việt - Trung là cuộc họp thượng đỉnh bí
mật ở Thành Đô tháng 9/1990, theo sau là việc bình thường hóa chính thức
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tháng 11/1991. Việt Nam - Trung Quốc bước
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
38
vào thời kì mở cửa. Nhân dân hai bên biên giới lại tổ chức hoạt động mậu dịch
địa phương, các điểm chợ biên giới, trong đó có điểm chợ Hoành Mô (chợ
Hoành Mô lúc đó chỉ có một dãy nhà hàng nhưng chưa thành chợ) bắt đầu hoạt
động tấp nập trở lại, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại của địa
phương hai nước.
Từ những năm 1991 - 1992, nhất là từ sau khi có cuộc hội đàm về vấn đề
phát triển mậu dịch giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Quảng Tây, ngày 09/01/1992,
hai nước thống nhất mở 03 cặp cửa khẩu gồm Móng Cái - Đông Hưng, Bắc
Phong Sinh - Lý Hỏa và Hoành Mô - Động Trung, hoạt động buôn bán biên
giới giữa hai nước diễn ra ngày càng sôi động.
Năm 2002, nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của huyện Bình Liêu
nói riêng và phát triển kinh tế vùng biên giới Việt - Trung của tỉnh Quảng Ninh
nói chung, Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn được thành lập theo
Quyết định số 115/2002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ và hoạt động theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4
năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa
khẩu biên giới, Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành cơ chế chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa
khẩu và các văn bản pháp lý liên quan khác. Ngày 11 tháng 4 năm 2012, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 417/QĐ-TTg công nhận cửa khẩu Hoành
Mô là của khẩu chính.
Khu kinh tế của khẩu Hoành Mô - Đồng Văn có phạm vi gồm 2 xã là
Hoành Mô và Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Kể từ khi được
thành lập đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn từng bước
được xây dựng và phát triển, có những đóng góp lớn đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của huyện Bình Liêu và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
39
Trong những năm gần đây, lãnh đạo huyện Bình Liêu đặc biệt quan tâm
đến phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu buôn bán qua biên giới thông
qua việc vận dụng các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với địa
bàn có khu kinh tế cửa khẩu. Hiện nay hệ thống kết cấu hạ tầng như đường giao
thông, kho tàng, bến bãi đã được đầu tư xây dựng, tạo môi trường thông
thoáng để thu hút các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Để thúc đẩy hoạt động xuất - nhập
khẩu, nhiều công trình dịch vụ xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại đã
được mở rộng, nâng cấp và xây dựng, gồm: khu vực kiểm hoá, bãi xếp, dỡ và
tập kết hàng hoá, nhà kho, bãi đỗ xe, 2 chợ biên giới (Hoành Mô và Đồng
Văn), các công trình cung cấp điện, nước và trụ sở các cơ quan quản lý (Cổng
Nhà kiểm soát liên ngành, trụ sở chi cục hải quan, thuế vụ, an ninh, kiểm dịch,
Ban quản lý cửa khẩu...) có tác dụng hỗ trợ thuận lợi cho thực hiện các dịch vụ
xuất-nhập khẩu. Có 4/6 xã biên giới đã được đầu tư xây dựng chợ, tại hai điểm
chợ cửa khẩu Hoành Mô và điểm thông quan Đồng Văn, các hoạt động mua
bán diễn ra khá sôi động, thu hút được nhiều hộ vào kinh doanh bao gồm cả các
hộ kinh doanh người Trung Quốc.
Hai chợ biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu là chợ Hoành Mô có 173 hộ
kinh doanh, trong đó có 25 hộ dân Trung Quốc; chợ Đồng Văn có 86 hộ kinh
doanh, trong đó có 18 hộ kinh doanh Trung Quốc. Hai chợ này được nhà nước
đầu tư xây dựng vào năm 2000 và 2001, chợ cửa khẩu Hoành Mô là chợ loại 2,
diện tích khoảng hơn 5.000 m2 hiện đã xuống cấp, cần được nâng cấp, hiện đại
hóa, năm 2006 đã đầu tư 1,85 tỷ đồng để sửa chữa chợ.
Chợ Đồng Văn là chợ loại 3, diện tích khoảng 4.000 m2, là chợ trung
tâm xã, đáp ứng nhu cầu trao đổi buôn bán và giao lưu văn hóa của đồng bào
các dân tộc trên địa bàn xã Đồng Văn và một bộ phận cư dân Trung Quốc vùng
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
40
giáp biên. Chợ có tính hấp dẫn, mang đậm nét truyền thống và bản sắc dân tộc
thiểu số của Quảng Ninh. Chợ Đồng Văn nằm ngay sát đường biên nên hàng
hóa của xã gồm nhiều loại lâm sản quý như hoa hồi, quế được xuất khẩu tại chỗ
hết sức thuận lợi. Tuy nhiên, công trình chợ Đồng Văn xây dựng đã lâu, quy
mô nhỏ, cần được quy hoạch mở rộng, nâng cấp để thúc đẩy phát triển giao lưu,
trao đổi hàng hóa của nhân dân biên giới.
Nhờ có chính sách phù hợp, những năm qua lượng dân cư biên giới tham
gia trao đổi hàng hoá qua biên giới luôn có sự phát triển, hàng hóa trao đổi chủ
yếu là hàng tiêu dùng, hoa quả, thực phẩm, nông - lâm sản... Thông qua chính
sách đối với cư dân biên giới đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng
hóa của cư dân biên giới được thuận lợi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho cư dân vùng biên và phù hợp với xu thế hội nhập. Năm 2013 đã có 54.898
người và 5.100 xe container qua lại cửa khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
qua Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn (tính đến ngày 15/11/2013)
đạt 30,66 triệu USD, trong đó nhập khẩu 4,74 triệu USD, nhập tái xuất 21,19
triệu USD, xuất khẩu 4,42 triệu USD [15, tr.2].
Quá trình giao lưu kinh tế - thương mại diễn ra trên biên giới giữa hai
tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây -Trung Quốc đã phát triển từng bước các
hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ của tất cả các thành phần kinh tế. Đối
tượng tham gia buôn bán trên khu vực hai cửa khẩu ngày càng tăng và đa dạng.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông lâm thủy sản: hải sản khô, hải sản đông
lạnh, vỏ cây, bông gòn, rong biển... Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là đồ điện tử,
điện gia dụng, hàng nội thất, hàng tiêu dùng
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
41
Bảng 2.2: Hoạt động kinh tế qua cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn
Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng xe
Container
(ĐVT: xe)
2.406 1.564 5.956 5.100
Khối lượng
hàng hóa
(ĐVT: kg)
42.918.778 133.344.230 55.864.396 86.376.000
Những mặt hàng
chiếm tỷ trọng cao
Thủy sản,
đông lạnh,
xăng dầu
Thủy sản,
đông lạnh,
xăng dầu
Thủy sản,
đông lạnh,
xe con, xăng
dầu, quặng
Thủy sản,
đông lạnh,
xe con, quặng
Kim ngạch XNK
(ĐVT: Triệu USD)
XK: 58,194
NK: 10,579
XK: 163,811
NK: 8,838
XK: 51,764
NK: 48,066
XK: 4,890
NK: 33,353
Người XNC
(ĐVT: nghìn người)
XC: 6,584
NC: 17,511
XC: 29,215
NC: 29,312
XC: 16,426
NC: 32,035
XC: 19,359
NC: 35,539
Nguồn: [51, tr.87].
2.3. Địa điểm và thời gian họp chợ
Địa điểm họp chợ: Các điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng trực
tiếp đến vị trí được lựa chọn để họp chợ. Xác định vị trí không gian hay địa
điểm cụ thể của chợ liên quan đến: địa hình, vị trí địa lí bảo đảm sự thuận tiện
về giao thông, về nguồn cung cấp hàng hóa và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do
đó, điều kiện tự nhiên, xã hội không chỉ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng
chợ, mà còn ảnh hưởng đến những lợi ích của chủ thể đầu tư, của nhà kinh
doanh, của người tham gia trao đổi mua bán hàng hóa trong chợ cũng như của
cả cộng đồng cư dân.
Cũng giống như các chợ nông thôn ở khu vực miền núi, các chợ trên địa
bàn huyện Bình Liêu cũng được tụ họp tại những nơi là trung tâm huyện, trung
tâm của các xã, gần đường giao thông, nơi tập trung dân cư đông đúc và nơi sát
đường biên giới với Trung Quốc. Có chợ được xây dựng trên một khoảng đất
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
42
rộng gần đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại buôn bán của nhân dân
như chợ Trung tâm huyện, hay có chợ ở ngay sát đường biên thuận lợi cho việc
trao đổi hàng hóa với nhân dân nước bạn Trung Quốc như chợ Đồng Văn, hay
chợ Hoành Mô thì nằm trong khu kinh tế cửa khẩu, và các chợ Lục Hồn, Húc
Động, Vô Ngại thì họp ở nơi là trung tâm của xã. Chính vì thế mà ở đây, tên
chợ thường gắn với tên xã.
Đa số các chợ nông thôn đều lấy theo tên làng hay tên xã. Ở Bình Liêu
cũng vậy. Trong số 06 chợ thì có đến 05 chợ lấy theo tên xã: chợ Hoành Mô,
chợ Đồng Văn, chợ Lục Hồn, chợ Vô Ngại, chợ Húc Động. Chợ Thị trấn Bình
Liêu do nằm ở trung tâm thị trấn nên gọi là chợ Thị trấn.
Năm 2010, chợ Trung tâm huyện Bình Liêu được đầu tư xây mới nhằm
đáp ứng nhu cầu cần có một trung tâm thương mại, buôn bán hiện đại, khang
trang, xứng tầm với sự phát triển của kinh tế trung tâm huyện. Như vậy, tên chợ
được đặt theo quy mô thương mại, tính chất và đặc điểm của chợ.
Như một điều tất yếu của cuộc sống và sự phát triển của kinh tế - xã hội,
chợ nông thôn đã hình thành ở hầu khắp các làng xã để đáp ứng nhu cầu trao
đổi, buôn bán hàng ngày của nhân dân tại làng xã đó. Từ những quán chợ lưa
thưa, xiêu vẹo, tạm bợ lúc ban đầu, dần dần các chợ đã phát triển lên thành chợ
của nhiều làng, thành trung tâm buôn bán của vùng, và những chợ này đều họp
ở những nơi thuận tiện về giao thông. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội
và cơ sở vật chất của một số xã vùng cao Bình Liêu còn gặp nhiều khó khăn
nên các chợ ở một số xã như Lục Hồn, Húc Động, Vô Ngại, Đồng Tâm tuy
nằm trong quy hoạch nhưng vẫn là chợ tạm, chưa được xây dựng kiên cố, thuộc
sự quản lí của xã và hoạt động thực sự chưa hiệu quả.
Về thời gian họp chợ, trước đây chợ ở Bình Liêu thường họp theo phiên,
chợ phiên Bình Liêu thường họp vào ngày lẻ (3, 7, 11, 15, 17) trong tháng
Ba Âm lịch hàng năm. Ngày nay, do điều kiện kinh tế của nhân dân trong vùng
khấm khá lên, nhu cầu mua bán nhiều hơn nên chợ chuyển sang họp hàng ngày
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
43
và thường nhộn nhịp nhất vào những ngày chủ nhật hàng tuần, lễ tết [38, tr.4].
Đặc biệt, tại chợ huyện, cứ đến ngày 16/3 Âm lịch hàng năm lại diễn ra ngày
hội tháng Ba (hội hát Soóng Cọ) của người Sán Chỉ. Hay tại chợ Đồng Văn,
vào ngày 04/4 Âm lịch hàng năm, bà con dân tộc Dao lại nô nức đi “chợ tình”
trong “ngày kiêng gió” và cùng nhau hát đối, chơi các trò chơi dân gian.
Hàng ngày, chợ Trung tâm huyện mở cửa từ 7h đến 17h, còn chợ Hoành
Mô và chợ Đồng Văn thời gian hoạt động từ 6h đến 18h. Các chợ xã thì ngày
nào cũng họp vào buổi sáng hoặc chiều hôm nhưng rất vắng vẻ và thưa người.
Trước ngày có chợ phiên, để chuẩn bị về phiên chợ huyện, nam nữ thường
chuẩn bị một bộ quần áo thật đẹp vì đối với họ, về chợ là một ngày hội, là dịp
để họ vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè sau những ngày lao động mệt nhọc.
Như vậy, với việc hình thành một mạng lưới chợ và họp hàng ngày như
vậy, bất cứ người dân nào, ở bất cứ xã nào, trong bất cứ ngày nào cũng có thể
đến chợ để trao đổi hàng hóa. Tuy vậy, ở Bình Liêu, chợ chỉ nhộn nhịp vào thứ
bảy, các ngày phiên chủ nhật hoặc lễ tết, nhất là chợ Trung tâm huyện.
Tổ chức quản lí chợ: Ban quản lí chợ Bình Liêu được thành lập năm
2000 theo Quyết định số 443QĐ/UB của UBND huyện Bình Liêu và Quyết
định số 3348/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh. Tổ chức bộ máy quản lí
chợ biên chế 24 người, chia làm 04 bộ phận và tổ chợ:
- Bộ phận văn phòng: 05 người, trong đó 03 lãnh đạo (01 Trưởng ban và
02 Phó ban); 01 kế toán; 01 thủ quỹ, thủ kho kiêm hành chính tạp vụ.
- Tổ chợ Đồng Văn: 06 người: 01 tổ trưởng, 01 tổ phó, 04 nhân viên thu
phí chợ, bảo vệ, vệ sinh môi trường.
- Tổ chợ Hoành Mô: 08 người, 01 tổ trưởng do phó ban kiêm, 02 tổ phó
và 06 nhân viên thu phí, bảo vệ, PCCC, vệ sinh môi trường.
- Tổ chợ Thị trấn: 05 người, 01 tổ trưởng và 04 nhân viên thu phí, bảo
vệ, PCCC, vệ sinh môi trường.
Sau khi chợ Trung tâm huyện Bình Liêu hoàn thành và đưa vào sử dụng
năm 2014, Ban quản lí chợ ngoài biên chế cũ 24 người, nay nhận hợp đồng mới
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
44
05 người. Cơ cấu tổ chức Ban quản lí chợ như sau: Trưởng ban phụ trách
chung, 01 Phó ban phụ trách trực tiếp chợ Trung tâm huyện, 01 Phó ban phụ
trách trực tiếp chợ Hoành Mô và chợ Đồng Văn.
Cơ cấu bộ máy các tổ chợ Đồng Văn và Hoành Mô, bộ phận văn phòng
vẫn giữ nguyên như cũ, cơ cấu bộ máy tổ chợ mới Trung tâm huyện được bố trí
như sau: Tổng số cán bộ công nhân viên là 10 người (gồm 05 người của tổ chợ
Thị trấn cũ và 05 người mới hợp đồng), 01 tổ trưởng phụ trách chung; 01 tổ
phó phụ trách bảo vệ, an ninh trật tự, PCCC; 01 người thu phí các loại; 04
người bảo vệ ngày đêm; 02 người vệ sinh môi trường; 01 người phụ trách điện,
nước; bộ phận dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ khác sẽ hợp đồng khoán thu.
Trong những năm qua, Ban quản lí chợ đã thường xuyên chỉ đạo tăng
cường công tác khai thác quản lí chợ, tăng cường công tác PCCC, an ninh trật
tự, vệ sinh môi trường và công tác thu phí, lệ phí theo quy định trên địa bàn chợ
và đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật và
kiến thức về chợ đã được đẩy mạnh, thực hiện nghĩa vụ đối với các hộ kinh
doanh được nâng cao.
2.4. Hoạt động mua bán ở chợ
2.4.1. Thành phần mua bán
Một điều có thể dễ dàng nhìn thấy là chợ ở nông thôn thường là trung
tâm kinh tế thu hút người và hàng hóa trong vùng. Việc hệ thống chợ được mở
rộng là kết quả trực tiếp của quá trình tăng nhanh số lượng người tham gia mua
bán ở nông thôn và hoạt động buôn bán trở thành hiện tượng phổ biến trong tất
cả các thành phần dân cư. Sự đổi mới, mở cửa và phát triển của nền kinh tế thị
trường đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, đời sống của nhân dân
không ngừng được nâng cao, nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng lớn, số
người đi chợ mua bán và trao đổi sản phẩm đông hơn rất nhiều.
Bởi vậy, ở Việt Nam, chợ không chỉ có ý nghĩa về mặt buôn bán, trao
đổi hàng hóa mà còn là nơi để người ta gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu với nhau.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
45
Chợ ở Bình Liêu cũng có ý nghĩa như vậy. Trong những ngày phiên ở chợ
huyện, một số lượng lớn người ở khắp nơi về mua bán, trao đổi hàng hóa. Hầu
hết những người tham gia mua bán là cư dân trong huyện và các huyện lân cận.
Ở đó, có những người buôn bán chuyên nghiệp, có hàng quán cố định và
phải đóng thuế hàng tháng như: hàng tạp hóa, hàng vải, hàng quần áo, hàng
lương thực, thực phẩm Những người nông dân mang sản vật của gia đình,
của địa phương, sản phẩm họ sản xuất ra đến chợ để bán, lúc về mua sắm một
vài thứ cần thiết cho sản xuất và đời sống hàng ngày của họ. Họ trao đổi qua lại
với nhau, người dân là người sản xuất nhưng cũng đồng thời là người tiêu thụ
hàng hóa, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một miền quê.
Cũng xuất phát từ nền kinh tế tiểu nông, nhỏ lẻ, một số nông dân trong
lúc nông nhàn đã tranh thủ thời gian để đi chợ, “đòn gánh đè vai, lấy công làm
lãi”, mặc dù thu nhập ít nhưng cũng có thể trang trải cho cuộc sống gia đình.
Hoặc một số nhà đông người, thừa nhân lực trong việc đồng áng, họ cũng dành
dụm ít vốn để đi chợ, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, thành phần
này ở các chợ Bình Liêu chỉ chiếm số lượng ít.
Như vậy, tập quán kết hợp nông nghiệp, thủ công nghiệp và buôn bán
nhỏ mang nặng tính chất tự sản tự tiêu trong mỗi gia đình, mỗi làng xã ở Bình
Liêu có thể coi là hiện tượng phổ biến. Sản xuất nông nghiệp do không sử dụng
hết thời gian và khả năng lao động của người nông dân, nên những lúc nông
nhàn họ thường làm thêm một số ngành nghề khác, nhất là nghề thủ công, họ
đã trở thành thợ thủ công. Bên cạnh đó cũng có một số gia đình chuyên làm
nghề thủ công như đan lát, rèn sắt, thêu thùa, làm miến dong, nuôi ong mật
Họ đem những sản phẩm này của gia đình đi bán, trao đổi, họ trở thành thương
nhân. Tuy nhiên, mức độ tham gia thị trường của họ chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ
bởi họ là những người sản xuất nhỏ, nghề chính của họ là nông nghiệp, những
người nông dân kiêm thợ thủ công, hoặc thợ thủ công kiêm thương nhân, thậm
chí một người có thể kiêm ba chức năng nông dân - thợ thủ công - thương
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
46
nhân. Ngoài ra cũng có một số người buôn bán chuyên nghiệp, buôn bán đường
dài, họ là những người chuyên đi thu mua sản phẩm của những người nông
dân, mua hàng hóa bên Trung Quốc về để buôn bán kiếm lời, song số thương
nhân này cũng không nhiều.
Nhìn chung, trong hoạt động của mạng lưới chợ ở huyện Bình Liêu, sự
tham gia của người nông dân vẫn đông đảo nhất. Họ chủ yếu bán những sản
phẩm nông nghiệp do chính tay họ làm ra hay kiếm được trên rừng và mua về
những sản phẩm mà họ không tự sản xuất được và một số nông cụ như cày,
bừa, cuốc, xẻng, dao hay những mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt hàng
ngày như quần áo, mắm, muối, dầu
Tầng lớp thương nhân ở đây, tuy số lượng ít nhưng họ cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Những
người thương nhân này phần lớn xuất thân từ nông dân hoặc trong gia đình có
truyền thống buôn bán từ trước, hay một số là người Kinh ở dưới xuôi lên. Ban
đầu họ buôn bán nhỏ, hoạt động ở một địa bàn nhỏ hẹp. Nhưng dần về sau, họ
tích lũy thêm được vốn và kinh nghiệm, nhận thấy làm ăn có lãi nên trở thành
những người buôn bán chuyên nghiệp. Họ lấy hàng từ chợ đầu mối, hay những
sản vật từ các hộ nông dân, hoặc họ qua biên giới sang bên Trung Quốc lấy
hàng về bán lại cho các cửa hàng, các chợ trong địa bàn huyện hoặc những nơi,
những người có nhu cầu. Hoạt động của tầng lớp thương nhân này đã có tác
động tích cực tới sự phát triển của chợ, và ngược lại, sự phát triển của chợ cũng
giúp họ mở rộng hơn hoạt động buôn bán của mình.
Nói người nông dân vừa là thợ thủ công, vừa là thương nhân không có
nghĩa là tất cả mọi người trong gia đình, trong xóm làng nông thôn cùng một
lúc đều đi buôn, mà ở đây, người buôn chủ yếu là phụ nữ. Thành phần buôn
bán ở chợ trên địa bàn huyện Bình Liêu cũng vậy, phụ nữ chiếm đa số. Trong
gia đình người nông dân Việt Nam xưa, người chồng đứng ra gánh vác trách
nhiệm xã hội (như việc làng, đi phu, đi lính) hay làm các công việc nặng
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
47
nhọc của nghề nông. Còn người vợ là người tề gia nội trợ, người nắm tay hòm
chìa khóa, giữ chức quản lí kinh tế gia đình. Một người nước ngoài -
Dumoutier đã quan sát chợ cách nay vài thế kỷ thấy “cứ trong 100 người đi
chợ, người ta đếm được 84 người là đàn bà, con gái”[27, tr.74]. Hiện nay cũng
thế. Đây là sự phân công tự phát dựa trên cơ sở tuổi tác, sức khỏe và giới tính.
Theo sự phân công này, người vợ phải đứng ra điều tiết mọi hoạt động kinh tế
của gia đình, bổ sung cho phần kinh tế chưa hợp lí do nguồn lợi ruộng đất và
lao động nông nghiệp đem lại. Và người phụ nữ chính là lực lượng đảm nhiệm
công việc buôn bán, kiếm thêm thu nhập. Có thể thấy, chính người phụ nữ
mang lại cho gia đình một phần thu nhập không phải là không đáng kể, dưới
dạng tiền mặt, người đàn bà tiểu thương Việt sống một phần kha khá thời gian
của mình ngoài chợ. Và do là người đảm nhiệm công việc tề gia nội trợ trong
gia đình nên người phụ nữ phải ra chợ để mua bán những thứ cần thiết cho cuộc
sống hàng ngày, mua cho con cái họ tấm áo mới hay sách vở để tới trường.
Do là huyện miền núi biên giới, nơi có nhiều thành phần dân tộc cùng
sinh sống nên thành phần mua bán ở các chợ cũng hết sức đa dạng. Các đồng
bào dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa không chỉ xuống chợ để đem bán
những nông sản dư thừa của gia đình, mua về những mặt hàng thiết yếu phục
vụ đời sống mà họ còn xuống chợ để chơi, để gặp gỡ, giao lưu với nhau, nhất là
vào dịp lễ tết và đặc biệt là trong ngày hội 16/3 hay “ngày kiêng gió” mồng
04/4. Nhu cầu “chơi chợ” đã trở thành một nét đặc sắc trong đời sống văn hóa
tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây. Do vậy, trong những ngày này, chợ
ở Bình Liêu thường tập trung đầy đủ các thành phần, lứa tuổi, từ nam nữ thanh
niên, đàn ông, đàn bà, các cụ già và cả những em nhỏ. Khi lớp sương mù còn
che phủ bản làng, trên các sườn núi , đã thấy thấp thoáng các chàng trai cô gái
Dao, Sán Chỉ í ới gọi nhau đi xuống phiên chợ huyện. Khắp nẻo đường gần
xa, các cô, các chị địu con trên lưng, tay cầm những nải chuối vàng ươm,
những cây măng to tròn cũng đang tất tả ngược xuôi xuống chợ. Những đứa
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
48
trẻ quanh năm chỉ biết đến góc núi, con chim, cây rừng, nay được mẹ dẫn
xuống chợ mua quần áo mới thì mở to đôi mắt nhìn hết chỗ này đến chỗ khác
như chưa bao giờ đến chỗ phồn hoa đông đúc
Những phiên chợ vùng cao Bình Liêu không chỉ thu hút sự tham gia của
các thành phần cư dân trong huyện mà cả đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Sán
Chỉ tại các thôn bản của các huyện lân cận như Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và
cả những người buôn bán từ dưới xuôi lên hay từ khu Đồng Tông - Trung Quốc
cũng đến chợ Bình Liêu để buôn bán:
“Khách buôn người Kinh từ Kẻ Chợ đến
Khách buôn người Hoa từ Quảng Tây sang” [46, tr.136].
Như vậy, thành phần mua bán trong hệ thống các chợ ở Bình Liêu hết
sức đa dạng, gồm mọi lứa tuổi và mọi thành phần, cả người trong huyện, ngoài
huyện và cả những người bên Trung Quốc sang. Đây có thể coi là một nét đặc
sắc của các phiên chợ vùng cao biên giới.
2.4.2. Phương thức mua bán
Đo lường là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định tính
chất công bằng trong kinh doanh hàng hóa nói chung và mua bán ở chợ nói
riêng. Các cách thức đo lường từ xa xưa đã được giới thương nhân trong dân
gian tự đặt ra và chấp thuận, họ mang ra sử dụng như một quy tắc bất thành
văn, người mua, người bán cứ theo như thế mà tính toán, đo lường. Cùng với
sự thay đổi của đất nước sau thời kì đổi mới, việc buôn bán trong các chợ ở
Bình Liêu cũng có những thay đổi về đơn vị đo lường. Hãy xem phương thức
mua bán ở một chợ điển hình là chợ Trung tâm huyện Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mang_luoi_cho_nong_thon_o_huyen_binh_lieu_tinh_quan.pdf