Luận văn Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của công ty cổ phần may 10 tại thị trường Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 4

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 4

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP May 10 4

1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 8

1.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 10

1.2.1. Chính sách sản phẩm 10

1.2.2. Chính sách giá 19

1.2.3 Chính sách phân phối 23

1.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP 37

1.3.1 Kết quả đạt được 37

1.3.2 Hạn chế 39

1.3.3 Nguyên nhân hạn chế 41

Chương II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM CỦA CÔNG TY CP MAY 10 44

2.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG 44

2.1.1 Đặc điểm sản phẩm áo sơmi nam 44

2.1.2 Đặc điểm thị trường - khách hàng 45

2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG MARKETING 55

2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 55

2.3 PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 73

2.3.1 Các doanh nghiệp trong nước 73

2.3.2 Đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm ngoại nhập 77

2.4 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 79

2.4.1. Các điểm mạnh và điểm yếu của công ty 79

2.4.2. Các cơ hội và thách thức 82

2.4.3. Các kết hợp điểm mạnh, yếu của công ty để khai thác cơ hội thị trường và khắc phục điểm yếu, hạn chế rủi ro có thể có 85

Chương III: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 87

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM 87

3.1.1. Quan điểm phát triển của công ty cổ phần May 10 87

3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty 87

3.1.3 Mục tiêu chiến lược marketing cho áo sơmi nam 89

3.2. CÁC GIẢI PHÁP MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM 91

3.2.1 Chính sách sản phẩm 91

3.2.2 Chính sách giá 99

3.2.3. Chính sách phân phối 102

3.2.4 Chính sách xúc tiến và khuyếch trương 113

3.2.5 Tương tác giữa các biện pháp trong marketing – mix 121

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN NHẰM HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM. 123

3.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm công tác Marketing 123

3.3.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing 124

3.4 KIẾN NGHỊ 126

3.4.1 Kiến nghị với nhà nước 126

3.4.2 Kiến nghị với Tập đoàn dệt may (Vinatex) 128

KẾT LUẬN 130

 

 

docx146 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9848 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của công ty cổ phần may 10 tại thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước và nước ngoài và đã dành được những giải lớn. * Đặc điểm về thiết bị và công nghệ - Về thiết bị: Công ty May 10 là doanh nghiệp may đi đầu hiện đại hoá công nghệ sản xuất và ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật về may mặc của các nước châu Âu từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Công ty đã thành công trong quá trình hợp tác với các tập đoàn lớn chuyên kinh doanh sản phẩm may mặc của thế giới, tạo nên thị trường ổn định và ngày càng mở rộng. Công ty hiện có 13 xí nghiệp thành viên gồm hơn 3.000 máy, thiết bị chuyên dùng chủ yếu do các nước thuộc khối EU, Nhật Bản, Mỹ chế tạo. Riêng tại khu vực Gia Lâm (hiện nay là quận Long Biên - Hà Nội) đã có năm xí nghiệp với nhà cửa khang trang, có các dây chuyền cắt may, giặt hoàn thiện, hệ thống là hơi, là thổi gấp áo tự động... vào loại hiện đại nhất tại thời điểm này của thế giới. Đến nay, Công ty May 10 cũng đã tổ chức xây dựng mới, tiếp nhận và cải tạo nâng cấp 8 xí nghiệp may mặc tại Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Bình với hơn 3.000 công nhân, trong đó có xí nghiệp May Bỉm Sơn (Thanh Hoá) làm ăn thua lỗ nhiều năm chuyển về cho Công ty quản lý, sau hơn một năm tổ chức lại sản xuất và đổi mới thiết bị, công nghệ đã chặn đứng được lỗ; từ quý 4 năm nay đã có lãi. Cho đến nay công ty có các hệ thống máy móc thiết bị chủ yếu: - Hệ thống thiết bị chuyên nghiệp CAD/CAM của hãng SCHMIDT- Mỹ và LECTRASYSTEM- CH Pháp dùng để thiết kế thời trang, thiết kế mẫu, truy nhập mẫu và giác đồ cắt. - Máy kiểm tra vải MANSANG- Hồng Kông dùng để kiểm tra lỗi vải và chiều dài cuộn vải trước khi đưa vào sản xuất. - Các loại máy ép mex KANNEGIESSER- CHLB Đức, ép thủy lực theo phương thẳng đứng với hệ thống làm lạnh công suất cao, đảm bảo độ kết dính tốt và không làm biến dạng sản phẩm. - Máy là ép thân và máy là thổi mex KANNEGIESSER- CHLB Đức đảm bảo là phẳng hết diện tích áo cho tất cả các nguyên liệu khác nhau. - Các loại máy thêu TAJIMA- Nhật cùng một lúc thêu được 20 sản phẩm với 9 màu chỉ khác nhau. Nhờ có chủ trương và biện pháp đúng trong vấn đề đầu tư, kịp thời đổi mới thiết bị, không ngừng nghiên cứu cải tiến mặt hàng nên chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao phù hợp với thi hiếu khách hàng trong và ngoài nước. - Về công nghệ: Cùng với hệ thống máy móc thiết bị là công nghệ sản xuất sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh cần rất nhiều công đoạn song có thể tóm lại gồm quá trình sản xuất sản phẩm và quá trình phụ trợ. Sơ đồ 2.2 : Qui trình sản xuất áo sơmi nam Thiết kế mẫu Giác sơ đồ mẫu Cắt May Thùa đính Thêu Nhập kho thành phẩm Bao gói Kiểm tra chất lượng SP Kiểm tra chất lượng SP Là In Giặt mài Giặt mềm Quy trình sản xuất chính Quy trình sản xuất phụ + Khâu thiết kế mẫu do phòng kỹ thuật của Công ty đảm nhận, có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng đặt, sau đó lắp ráp lên bìa cứng. Quy trình thiết kế được kiểm soát nghiêm ngặt dựa trên cơ sở đánh giá năng lực, thiết bị công nghệ để sản xuất và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiến độ giao hàng cũng như tính kinh tế mà sản phẩm mới đem lại. May 10 cũng là một trong số ít các doanh nghiệp dệt may đã đưa CAD – CAM (chữ viết tắt của Computer Added Design – Computer Added Manufacturing – Máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất) vào sử dụng trong công nghiệp may mặc, thực hiện các chức năng như vẽ phác thảo, mô tả chất liệu vải, tạo ra bản vẽ kỹ thuật đầy đủ, thiết kế thẳng lên người thật, trưng bày hàng…. + Chuẩn bị các nguyên vật liệu đầu vào như vải, chỉ, mex, cúc, trong đó vải là nguyên liệu chính. Nguyên liệu được đưa đến công đoạn cắt thành những miếng vải. Sau đó được chuyển đến công đoạn thêu in nếu cần, như thêu hình trên túi ngực. + Sau khi giác mẫu, các tổ sản xuất có nhiệm vụ cắt, may sản phẩm, giặt, là gấp, kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi đã hoàn thành các công đoạn may và là. Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình, các miếng vải được may lại với nhau thành sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm được thể hiện một phần rất lớn qua kết quả của công đoạn may. + Sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽ được bao gói và nhập kho thành phẩm. Công đoạn này tạo cho sản phẩm kiểu dáng khi đập vào mắt khách hàng lần đầu tiên, ấn tượng về sản phẩm. Toàn bộ qui trình được hiện đại hoá và chuyên môn hoá rất cao, giữa các giai đoạn công nghệ có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ. Mọi công đoạn trong quy trình đều là một mắt xích quan trọng để đạt được ý đồ thiết kế, tạo nên giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. * Đặc điểm về tài chính May 10 hiện đang là công ty cổ phần với số vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của công ty (51%). Hàng năm công ty cũng tích lũy bổ sung vốn từ lợi nhuận và huy động vốn cổ phần từ người lao động dẫn đến vốn của công ty liên tục tăng. Bảng 2.5: Cơ cấu vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn điều lệ 40.000 40.000 45.000 54.000 54.000 Vốn kinh doanh 4.278 4.345 4.987 5.595 12.204 Quỹ DPTC 2.070 1.090 527 413 873 Quỹ phúc lợi 2.103 2.549 2.679 3.517 4.249 Lãi để lại 987 1.175 1.207 1.390 6.480 Tổng vốn CSH 44.875 49.159 54.400 64.915 77.806 Nguồn: Phòng tài chính- kế toán Nhìn vào Bảng 1.12 ta thấy vốn điều lệ của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 69%-84%. Đây là số vốn nhà nước quy định để công ty tồn tại và phát triển. Vốn kinh doanh của công ty CP May chiếm khoảng 10% nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại là các loại vốn khác. Vốn kinh doanh là vốn dùng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Từ năm 2002 đến năm 2006 vốn kinh doanh của công ty liên tục tăng. Trong 4 năm đầu, vốn kinh doanh tăng chậm, riêng năm 2006 tăng gấp 2,18 lần so với năm 2005, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Nguồn vốn của doanh nghiệp được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vốn kinh doanh, các nguồn quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, vay dài hạn, vay ngắn hạn, vốn cổ phần huy động từ cán bộ công nhân viên. Công ty sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn tự có. Điều này thể hiện tính năng động của công ty trong việc sử dụng vốn đi vay chủ yếu để đầu tư phát triển, đầu tư dây truyền công nghệ, xây dựng cơ bản… đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất. Vốn lưu động doanh nghiệp đã tranh thủ các nguồn vốn vay với lãi suất thấp và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong khi vốn tự có được sử dụng làm vốn kinh doanh, làm các quỹ, các nguồn kinh phí, quỹ dự phòng…đảm bảo giảm bớt nguy cơ rủi ro trong kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn đi vay cũng sẽ gây không ít trở ngại cho May 10. Thứ nhất, lãi suất làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm. Thứ hai, không ổn định, dễ gặp rủi ro như thu hồi vốn hay thiếu vốn, làm sản xuất bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất như mất uy tín với khách hàng vì giao hàng chậm…khó có thể huy động luôn khi cần thiết. Các nhà cung ứng Nguyên vật liệu chính mà công ty sử dụng là vải, chiếm tới 95% trong kết cấu của một sản phẩm quần áo. Ngoài ra còn có các phụ liệu như cúc, mex, chỉ, khoá, cầu vai, nhãn mác, bao bì, túi PE.… Hàng năm, để phục vụ cho quá trình sản xuất và đòi hỏi của thị trường, May 10 phải nhập một lượng lớn nguyên liệu và phụ liệu. Trung bình để phục vụ cho sản xuất, May 10 phải nhập gần 20.000.000 mét vải. Hiện nay, do nguồn cung, chất lượng và giá vải trong nước còn rất hạn chế, vì vậy chủ yếu công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho công ty CP May 10 đó là: Erauan Textile co.,ltd (Thái Lan), P.T Gistex Nisshinbo Indonesia, Thai Textile Industry Public Company Limited (Thái Lan), PT.Unilon Textile Industries (Indonesia), S.A.S Weaving Co.ltd (Thái Lan)….Ngoài ra, còn có một số nhà cung cấp nguyên liệu nội địa cho May 10 như: Công ty TNHH Dệt Choongnam Việt Nam (Đồng Nai), Công ty Pangrim (Việt Trì - Phú Thọ)…. Với một phương hướng phát triển mở rộng ra thị trường nước ngoài, phục vụ thị trường quốc tế là chính, xâm nhập vào các thị trường khó tính để khẳng định mình, đã thúc đẩy May 10 phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều. Và điều này dẫn đến tất yếu các nguyên liệu của May 10 cũng cần phải đạt tiêu chuẩn. Do vậy, hầu hết (tới 80%) nguyên liệu của May 10 được nhập từ nước ngoài. Đây là một thuận lợi cho công ty CP May 10 để có được sản phẩm tốt, chất lượng cao, được khách hàng quốc tế đón nhận. Không những thế phụ liệu cũng được nhập từ nước ngoài. Nhà cung cấp phụ liệu chính của công ty CP May 10 là Wendler Interlining H.K.ltd (Hồng Kông), Hingloong Trading Co. (Hồng Kông). Trong nước, công ty thường mua từ các nhà cung cấp: Công ty TNHH SX - TM Nhất Lợi (Q6 - TpHCM), Công ty TNHH Song Tạo (Q1), Công ty TNHH SX - TM Cẩm Phát (Q.Tân Phú)…. Phụ liệu phần lớn được nhập khẩu, vì thế cũng gây không ít khó khăn cho May 10 về vấn đề vận chuyển, giá thành. Bảng 2.6: Các loại nguyên, phụ liệu chủ yếu TT Tên Đơn vị Định mức (áo) 1 Nguyên liệu Vải Mex m m 1,2 - 1,5 0,2 2 Phụ liệu Chỉ may Nhãn dệt Nhãn cỡ số Nhãn sử dụng Cúc Xương cá Nhãn treo Túi PE Ghim Đạn bắn m chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc cái viên 100 1 1 1 12 2 1 1 9 1 3 Hòm hộp chiếc 1 Nguồn: Phòng Kế hoạch Để giải quyết những khó khăn đó, hiện nay May 10 đang cố gắng tìm kiếm, khai thác các nhà cung ứng nội địa tiềm năng, đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất nguyên phụ liệu (tự cung ứng). Đây là một trong những giải pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, việc tự cung ứng sẽ gây khó khăn lớn cho May 10: đầu tư một khoản tiền lớn đồng thời lại có độ rủi ro cao khi tự sản xuất nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, một thực tế cho thấy, chất lượng vải của Việt Nam chưa đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, việc tìm kiếm thị trường nguyên phụ liệu nội địa là rất khó. Chính vì thế, công ty CP May 10 cần phải có những định hướng đúng đắn, cũng như có một kế hoạch lâu dài và hoàn thiện. 2.2.1.3 Các trung gian marketing Các trung gian marketing bao gồm hệ thống các đại lý, các nhà phân phối, các cửa hàng, họ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tác động các chính sách marketing tới người tiêu dùng cuãng như tiếp nhận các phản hồi từ người tiêu dùng. Đối với sản phẩm may mặc, đáp ứng nhu cầu phổ biến rộng lớn của các đối tượng tiêu dùng ở các khu vực địa lý khác nhau, người tiêu dùng có thu nhập nghề nghiệp và thị hiếu rất đa dạng. Như vậy, để có thể đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng công ty phải có những trung gian marketing có năng lực và phù hợp. Chính vì vậy công ty phải lựa chọn và xây dựng quan hệ tốt với những nhà phân phối mạnh trên thị trường. Cụ thể hiện tại hàng hoá của công ty đang được tiêu thụ qua một số trung gian marketing chính như sau: Các đại lý độc quyền, đại lý cấp 1, hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại các địa phương. 2.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 2.2.2.1 Môi trường kinh tế Những năm qua, nền kinh tế thị trường nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chính sách mở cửa của Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tiềm năng sẵn có của mình. Với mức sống và thu nhập của người dân tăng lên làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hoá tăng theo. Tiêu dùng của Việt Nam cũng tăng trưởng ở mức độ khá. Trong 5 năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trung bình 7,5%/năm, trong khi đó tiêu dùng tăng 7,7%/năm. Điều này chứng tỏ khi nền kinh tế tăng trưởng lâu dài và ổn định, thu nhập của người dân tăng nên họ an tâm hơn, tâm lý “Tích cốc phòng cơ” cũng giảm bớt. Theo Bộ Thương mại, hiện nay, tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng (là “cận” trên của tổng mức bán lẻ hàng hoá) so với GDP của Việt Nam  đang thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%), trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia 58,2% và Thái-lan 67,7%... Dự báo giai đoạn 2006 - 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá chiếm khoảng 80% quỹ tiêu dùng cuối cùng.   Bên cạnh đó, mức độ chi tiêu giữa các vùng đã có sự thay đổi. Theo điều tra của Trung tâm Nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp (Báo Sài Gòn tiếp thị) đã tiến hành điều tra 660 người tiêu dùng có độ tuổi từ 18 đến 50 ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Tây Nam bộ trong suốt năm 2006. Kết hợp với một số nghiên cứu của Tổng cục Thống kê, những kết quả điều tra này cho thấy đã có di chuyển về trung tâm tiêu dùng từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội, làm thay đổi hình ảnh cổ truyền về “Hà Nội tằn tiện và TP.Hồ Chí Minh hoang phí”. Trước hết, theo kết quả khảo sát của hãng Merer Human Resource Consulting (Anh) tại 144 thành phố về mức độ chi phí sinh hoạt, thì năm 2003 Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đứng thứ 14 và 16, còn năm 2004 hai thành phố này đứng thứ 29 và 36 - giảm nhiều bậc so với năm trước nhưng vẫn là hai thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á. Chứng tỏ tiêu dùng ở Hà Nội đã tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của TP.Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây. Kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp được nêu trong bảng dưới đây: Bảng 2.7: Mức tiêu dùng ở Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội TT Khoản chi tiêu TP.Hồ Chí Minh Hà Nội Số lần Số tiền Số tiền/lần Số lần Số tiền Số tiền/lần 1 Du lịch trong nước 1,92 2,609 1.358 1,71 3.962 2.322 2 Du lịch nước ngoài 1,00 8,772 8.772 1,17 14.875 12.750 3 Mua quần áo, mỹ phẩm 3,85 1,788 464 7,32 2.206 302 4 Mua thiết bị nội thất 1,28 4.974 3.760 1,24 5.873 4.736 5 Mua SP điện tử 1,48 4.744 3.197 1,26 4.625 3.676 6 Dịch vụ y tế, sức khoẻ 3,38 1.208 358 3,16 1.039 329 7 Mua các SP dịch vụ khác 1,64 38.892 23.715 1,83 52.533 28.655 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp Qua bảng trên, ta có thể thấy trong hầu hết các khoản chi tiêu, tổng số tiền người Hà Nội chi tiêu đều nhiều hơn người TP.Hồ Chí Minh, thậm chí trong một số khoản, cả số lần và số tiền chi tiêu đều nhiều hơn trong đó có chi cho sản phẩm quần áo. Dự báo chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm.     Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước đạt 657.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng.     Sự gia tăng khả năng chi tiêu của người dân, chênh lệch chi tiêu giữa các vùng, miền là những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh theo chiến thuật phân đoạn thị trường, bố trí và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với sức mua. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, hàng hiệu, chạy theo model mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới. Đối với nhóm hàng quần áo và thời trang, việc mua sắm được thực hiện theo nhiều kênh phân phối khác nhau: chợ truyền thống, cửa hàng chuyên doanh, cửa hiệu thời trang, siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng hạ giá. Hơn nữa, nhờ nâng cao thu nhập nên nhu cầu cải thiện điều kiện sinh hoạt trong mỗi gia đình ngày càng lớn hơn, tạo tiền đề thuận lợi để mở rộng quy mô kinh doanh nhóm hàng này. - Hội nhập kinh tế quốc tế: Khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO thì May 10 cũng như các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ có những thuận lợi lớn trong việc mở rộng thị trường, chẳng hạn như hiệp định thương mại Việt Mỹ quy định việc không hạn chế nhập khẩu dệt may từ Việt Nam vào Mỹ có hiệu lực tạo cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng thị trường tại một đất nước đứng đầu nền kinh tế thế giới này. Chính sách phát triển thị trường trong nước gắn liền với chủ trương kích cầu nhằm nâng cao sức mua trong nước, mở rộng thị trường nội địa, Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia tìm kiếm thị trường và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng sẻ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Trước hết và việc Chính phủ xoá bỏ trợ cấp ưu đãi cho các hoạt động sản xuất hàng dệt may và hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa. Trước đây, khoản ưu đãi lớn nhất mà ngành dệt may có khả năng nhận được là được vay vốn từ quỹ tín dụng ưu đãi của chính phủ và còn được hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại lấy từ khoản lệ phí hạn ngạch do doanh nghiệp nộp thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp có thành tích tốt. Tất cả các khoản ưu đãi này sẽ mất đi cùng với việc nước ta gia nhập WTO cho dù số tiền mà họ nhận được từ quỹ không lớn lắm (chỉ khoảng 5 triệu USD cho toàn ngành) trong khi thực tế các doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước các khoản phí và lệ phí cao hơn nhiều lần so với những gì họ nhận được. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA sau năm 2006, thuế nhập khẩu vải và hàng may từ các nước ASEAN đã giảm xuống còn 5% trong khi trước đây là 50%.. Việc cắt giảm hàng rào thuế quan bảo hộ sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh ở ngay trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. 2.2.2.2 Môi trường nhân khẩu - Khu vực phía bắc (từ Quảng Trị trở ra) Tính đến thời điểm hiện nay dân số nước ta là 85.125,000 người, tập trung tương đối đồng đều cho 2 miền bắc và nam, miền bắc chiếm 48,8% dân số với 41,541 triệu người; trong đó 12,42 triệu người sống ở thành thị, riêng thủ đô Hà Nội là 3,4 triệu người và trong quá trình luân chuyển lao động số người tập trung ở Hà Nội để sinh sống có thể lên đến 5 triệu người. Còn lại 29,12 triệu người sống ở nông thôn và miền núi. Tỷ lệ này dự báo sẽ tăng trưởng 1,18%/ năm. Đây phải nói là tiềm năng lớn cho ngành may mặc nói chung và cho Công Ty Cổ Phần May 10 nói riêng. Với quy mô 12,42 triệu người sinh sống ở thành thị và số người trong độ tuổi từ 15 – 55 chiếm 62% sẽ lên tới 7,68 triệu người và đây là lượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng mà chúng ta phải nhắm tới. - Khu vực phía nam (từ Quảng Trị trở vào) Dân số khu vực phía nam là 43,59 triệu người chiếm 51,2% dân số cả nước và tập trung không đồng đều, trong đó thành thị chiếm 13 triệu người, riêng thành phố Hồ Chí Minh là 5,8 triệu người trong quá trình luân chuyển lao động số người tập trung ở khu đô thị lớn này có thể lên đến 8 triệu người, còn lại là 30,59 triệu người sống ở nông thôn và trung du miền núi. Với quy mô 13 triệu người sống ở thành thị thì số người trong độ tuổi từ 15 – 55 chiếm khoảng 62% sẽ lên đến 8,06 triệu người và đây cũng là lượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng của ngành may mặc chúng ta trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai. Sự tăng dân số đồng nghĩa với sự tăng nhu cầu tiêu dùng, điều đó mở ra một triển vọng cho sự phát triển của ngành sản xuất may mặc. Với kết cấu dân số trẻ là một điều kiện thuận lợi để sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về trang phục công sở như áo sơmi. 2.2.2.3 Môi trường tự nhiên, vị trí địa lý Thị trường nội địa của công ty May 10 chủ yếu là thị trường miền bắc với thị trường lớn là Hà Nội. Đây là nơi tập trung đông dân số với khí hậu bốn mùa khác nhau. Do vậy, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào thời tiết khí hậu nên công ty cũng phải cung cấp các sản phẩm theo từng mùa vụ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm chủ yếu của công ty là áo sơmi chỉ phù hợp với thời tiết của mùa hè nhưng miền bắc là khu vực có mùa đông nên sản phẩm này hầu như không được tiêu thụ trong mùa rét. Thị trường miền nam với thời tiết nóng quanh năm rất phù hợp để cung cấp các sản phẩm áo sơmi các loại. Đây cũng là thị trường rộng lớn có thành phố Hồ Chí Minh với số dân đông gấp đôi Hà Nội. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt do có sự tham gia của các công ty tên tuổi như may Việt Tiến, may Nhà Bè. Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi là nằm trong khu công nghiệp Sài Đồng-Long Biên –Hà Nội, bên cạnh quốc lộ 5-đường giao thông huyết mạch nối Hà Nội với cảng Hải Phòng và cách sân bay quốc tế nội bài 30 km, Công ty May 10 có lợi thế để vận chuyển hàng đi khắp nơi trong nội địa cũng như xuất khẩu ra thị trường nước ngoài dễ dàng mà với chi phí thấp nhất. Được xây dựng trên khu đất rộng trên 28.000m2 nên công ty có điều kiện phát triển các xí nghiệp tại chỗ thuận lợi cho việc quản lý, sản xuất và tiêu thụ. 2.2.2.4 Môi trường khoa học kỹ thuật Hiện nay, sự ra đời của những nguyên phụ liệu mới đã giúp phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng từ đó giúp công ty có thể thiết kế nhiều chủng loại sản phẩm mới và đa dạng hoá mặt hàng cung cấp cho người tiêu dùng. Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống, tạo điều kiện cho những người mới xâm nhập và làm tăng áp lực đe doạ các doanh nghiệp trong ngành, bên cạnh đó sự xuất hiện của công nghệ mới làm rút ngắn vòng đời công nghệ, đòi hỏi doanh nghiệp phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước. Bên cạnh đó, sự bùng nổ công nghệ mới lại tạo cho doanh nghiệp cơ hội thúc đẩy quá trình cải tiến sản phẩm, nâng cao năng suất may, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nên sản phẩm rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và tăng khả năng cạnh tranh tạo tiền đề thâm nhập thị trường mới. Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, Công ty may 10 cũng đã áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất như: áp dụng mô hình quản lý sản xuất đưa vào phần mềm ứng dụng Oracle, ứng dụng công nghệ mã số mã vạch (MSMV), sử dụng công nghệ nhận dạng đặc biệt để chống hàng giả. May 10 cũng đã ứng dụng công nghệ MSMV trong các công tác quản lý khác như: quản lý năng suất, thống kê-kế hoạch trong các dây chuyền may.. Ngoài ra Công ty cũng có học hỏi kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp theo mô hình mới ứng dụng công nghệ hiện đại như phần mềm kế toán mở rộng Visual EFFECT SQL 3.0 của công ty may Việt Tiến-doanh nghiệp số một tiêu biểu cho ngành dệt may Việt Nam năm 2006 để phục vụ nhu cầu quản trị và hợp nhất thông tin từ các đơn vị thành viên. 2.2.2.5 Môi trường chính trị, pháp luật Nước ta được đánh giá là một trong những nước ổn định chính trị nhất thế giới. Đó là yếu tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp không chỉ May 10 có khả năng trở thành đối tác kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và tạo cho người lao động yên tâm làm việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện thuận lợi để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh với các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là nguy cơ khi mà các doanh nghiệp may mặc nước ngoài có cơ hội thâm nhập thị trường nội địa. Hiện nay đã có các tiêu chuẩn về sản xuất, các quy chế về cạnh tranh, việc bảo vệ bản quyền, phát minh sáng chế, chính sách thuế quan đối với hàng nhập ngoại...cũng đang được áp dụng nhằm bảo vệ doanh nghiệp khỏi tình trạng hàng giả, hàng nhái đồng thời tôn vinh các thương hiệu Việt. Tuy nhiên do đặc điểm kinh tế nước ta còn manh mún nên pháp luật chưa thực sự bảo vệ người sản xuất kinh doanh chân chính. Vẫn còn rất nhiều sản phẩm nhập lậu, trốn thuế, hàng giả, hàng nhái nhãn mác,... gây khó khăn cho doanh nghiệp. 2.2.2.6 Môi trường văn hoá Trong xã hội hiện đại, trang phục thể hiện phong cách riêng của người mặc. Gu thời trang của mỗi cá nhân - mà còn thể hiện qua thành công trong nghề nghiệp với sự am hiểu thấu đáo về văn hóa mặc. Không riêng giới nghệ sĩ, diễn viên quan tâm đến thời trang mà cả những viên chức, công nhân, người lao động cũng có những chọn lựa riêng về trang phục để vừa tạo sự thoải mái trong công việc vừa thể hiện cá tính. Đặc biệt là với những người tiêu dùng trẻ - những người có mức chi tiêu ngày càng lớn trong xã hội, nhất là với mặt hàng thời trang. Việc tiếp cận các khuynh hướng thời trang thế giới hiện nay không phải là quá khó với người tiêu dùng. Với sự trợ giúp của các phương tiện internet và hàng không hiện đại, khoảng cách giữa thời trang quốc tế và Việt Nam hầu như không quá cách biệt. Các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới cùng với những bộ sưu tập thời thượng nhất liên tục được giới thiệu tại Việt Nam trong thời gian qua đã nói lên điều này. Thẩm mỹ thời trang của người tiêu dùng Việt hoàn toàn bắt kịp với thị trường thời trang quốc tế. Người tiêu dùng trẻ đang sẵn sàng chi ngày càng nhiều tiền hơn nữa để thỏa mãn sở thích thời trang cá nhân, kiếm tìm sự độc đáo, khác biệt để khẳng định cá tính. Mặt khác, “nhãn hiệu” và “kiểu dáng thiết kế” là yếu tố hàng đầu người tiêu dùng quan tâm khi lựa chọn sản phẩm, chỉ sau “độ bền và công dụng của sản phẩm”, còn giá cả và khuyến mãi không còn là mối quan tâm lớn nữa. Điều này chứng tỏ thu nhập tăng đã có tác động mạnh đến tâm lý tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, hiện nay người tiêu dùng vẫn còn tâm lý chuộng hàng ngoại nhập, xem đồ ngoại tốt hơn hàng trong nước, có thể đó là sản phẩm trong nước chỉ có nhãn mác là của nước ngoài. Chính vì nắm bắt được tâm lý khách hàng như vậy nên hiện nay chúng ta vẫn được nghe lời chào mời về các sản phẩm mang danh các công ty của nước ngoài và là các công ty tên tuổi nổi tiếng trên thế giới. Hình thức nay giờ đây khá phổ biến vì những người bán hàng muốn đánh vào tâm lý sính ngoại của người dân.. Nhưng cũng có thể thấy là hàng hoá trong nước chưa tạo được ấn tượng đối với người mua hàng trong nước. Nhãn h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMarketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10 tại thị trường Việt nam.docx