Luận văn Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Mục lục

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài . 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu . 5

3.3. Nhiệm vụ của đề tài . 5

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu . 5

4.1. Phương pháp nghiên cứu . 5

4.2. Nguồn tài liệu . 5

5. Đóng góp của đề tài . 6

6. Bố cục của đề tài . 6

Chương 1. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG NHỮNG

THÁNG ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 3/1946) . 7

1.1. Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao . 7

1.2. Quá trình đấu tranh ngoại giao dẫn đến Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 . . . 10

1.3. Ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 . 25

Chương 2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAMTỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NĂM 1953 . 30

2.1. Từ sau ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946 . 30

2.2. Từ sau ngày 19/12/1946 đến năm 1949 . 38

2.3. Từ năm 1950 đến năm 1953. 56

Chương 3. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TẠI HỘI NGHỊ

GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN

TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG . 68

3.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương . 68

3.2. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8/5 - 21/ 7/ 1954) . 74

3.2.1. Mục đích cuộc đàm phán . 74

3.2.2. Tiến trình cuộc đàm phán . 77

3.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh,

lập lại hoà bình ở Đông Dương . 84

3.3. Ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ . 87

KẾT LUẬN . 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97

PHỤ LỤC

pdf123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam có quan hệ mật thiết với hai dân tộc Lào và Campuchia, các dân tộc địa phương, các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các lực lượng hoà bình dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương: "Đoàn kết hai dân tộc Miên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp Pháp", "Thân thiện với các dân tộc Tàu, Xiêm, Miến Điện, Ấn Độ, Nam Dương và các nước yêu chuộng dân chủ, hoà bình trên thế giới" [21, tr.151]. Tháng 12/1946, trong lời kêu gọi Liên hợp quốc, Hồ Chí Minh tuyên bố những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại rộng mở và hợp tác của Việt Nam, kể cả chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Người khẳng định Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở rộng cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: - Dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các kỹ nghệ của mình. - Sẵn sàng mở rông các cảng, sân bay và đường giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 - Chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc. - Sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân. Sự phân biệt bạn và thù là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, góp phần phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù. Đó cũng là một yêu cầu khách quan của cuộc kháng chiến. Trong thư gửi Quốc hội và nhân dân Pháp (7/1/1947), Hồ Chí Minh viết: "Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi trịnh trọng tuyên bố với nước Pháp rằng: 1. Nhân dân Việt Nam không đấu tranh chống nước Pháp và nhân dân Pháp. Đối với nước Pháp và nhân dân Pháp, nhân dân Việt Nam vẫn thân thiện, tin cậy và khâm phục. 2. Nhân dân Việt Nam thành thực muốn cộng tác với nhân dân Pháp như anh em trên một căn bản tín nghĩa và bình đẳng. 3. Nhân dân Việt Nam chỉ đòi độc lập và thống nhất quốc gia trong khối Liên hiệp Pháp, một khối liên hiệp do sự tự do thoả thuận tạo nên. 4. Nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn có hoà bình, một nền hoà bình thật sự, để kiến thiết quốc gia với sự cộng tác của những người bạn Pháp chân chính. 5. Nhân dân Việt Nam cam kết không những tôn trọng những quyền lợi kinh tế và văn hoá Pháp ở Việt Nam, mà còn giúp cho những quyền lợi đó phát triển thêm để lợi ích chung cho cả hai nước. 6. Nhân dân Việt Nam đã bị chính sách vũ lực, chính sách xâm lăng của một vài người đại diện Pháp ở Đông Dương xô đẩy vào một cuộc chiến tranh tự vệ thảm khốc. Những người đại diện đó tìm mọi cách để chia rẽ dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 tộc chúng tôi, cắt xén Tổ quốc chúng tôi, xâm phạm chủ quyền quốc gia của chúng tôi, ngăn cản không cho chúng tôi độc lập và phá hoại sự hợp tác thành thực của hai dân tộc Việt - Pháp" [62, tr.11]. Những quan điểm cơ bản về chính sách đối ngoại hữu nghị và hợp tác rộng rãi của Đảng và Chính phủ Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiều lần trong Thư gửi các lãnh tụ và nhân dân các nước (13/1/1947), các thư gửi Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp, trong trả lời phỏng vấn của phóng viên báo chí nước ngoài. Người khẳng định: "Việt Nam chỉ muốn hoà bình và độc lập, để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới, trước là với các dân tộc anh em Á Đông và dân tộc Pháp" [62, tr.22]. "Thái độ nước Việt Nam đối với các nước Á Châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè" [62, tr.136]. Tháng 7/1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Chính sách đối ngoại là thân thiện với các láng giềng Trung Hoa, Ấn Độ, Xiêm, Lào, Campuchia, v.v... mà không thù oán gì với nước nào. Về quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế, Người khẳng định: "Chúng tôi chủ trương làm cho tư bản Việt Nam phát triển, mà chỉ có sự thống nhất và độc lập thì tư bản Việt Nam mới có thể phát triển. Đồng thời chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và các tư bản các nước khác thật thà cộng tác với chúng tôi. Một là, xây dựng lại Việt Nam sau lúc bị chiến tranh tàn phá, hai là để điều hoà kinh tế thế giới và giữ gìn hoà bình" [62, tr.170]. Trả lời câu hỏi của nhà báo Mĩ S.Elie Maissi (9/1947) về chính sách đối ngoại của Việt Nam, Người đáp: "Làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với một ai". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Trong tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi", Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh viết: "Ta phải làm cho các lực lượng tiến bộ trên thế giới nhận rõ rằng: ta hy sinh, cố gắng vì hoà bình trên thế giới nữa. Đấu tranh cho hoà bình và dân chủ, các lực lượng ấy không thể đứng bàng quan hoặc chỉ ủng hộ Việt Nam bằng lời nói mà phải ủng hộ Việt Nam bằng việc làm. Phải lôi thực dân Pháp ra toà án dư luận quốc tế mà hỏi tội mà bắt chúng đình chỉ cuộc chiến tranh ăn cướp ở Đông Dương, một cuộc chiến tranh trái hẳn Hiến chương Liên hợp quốc" [13, tr.248]. Giải thích cụ thể đường lối kháng chiến của Đảng, về mặt đối ngoại, Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ rõ: "Phải cô lập kẻ thù, kéo theo nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp tích cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản động Pháp; làm cho các lực lượng hoà bình và dân chủ trên thế giới bênh vực ta, tán thành mục đích kháng chiến của ta" [13, tr.248]. Hội nghị Trung ương mở rộng (1/1948) chủ trương: "Mở rộng tuyên truyền ở nước ngoài là cho thế giới hiểu ta và giúp ta nhiều hơn" [22, tr.37]. Hội nghị chỉ rõ: "Cuộc kháng chiến của nước ta trực tiếp chịu ảnh hưởng lớn lao của tình hình Pháp và Trung Hoa". Cho nên, Đoàn thể ta phải chuẩn bị đối phó với mọi biến chuyển quốc tế, nhất là biến chuyển ở hai nước đó. "Phải theo dõi thật sát tình hình chính trị thế giới, đặc biệt là tình hình Pháp, Trung Hoa và các nước Đông Nam Á, Châu Á và các chính sách thủ đoạn của phản động Mĩ, có thể thấy trước các biến cố. Liên lạc chặt chẽ với các Đảng anh em để thi hành những phương sách giúp đỡ nhau một cách thiết thực, tích cực chuẩn bị về quân sự, chính trị để lâm thời có thể hành động một cách táo bạo và mau lẹ, xoay chuyển tình thế, để thu thật nhiều thắng lợi cho cuộc kháng chiến, giành lấy vinh quang cho dân tộc" [22, tr.44]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Bản báo cáo "Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ" đọc tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ năm (8/1948) nêu rõ các dân tộc Đông Dương đứng trong hàng ngũ phe dân chủ chống đế quốc là một đoàn quân xung trận của phe dân chủ. "Cuộc chiến đấu của các dân tộc Đông Dương thật là vì tự do độc lập của mình mà cũng vì hoà bình và dân chủ thế giới. Nó không bị lẻ loi. Nó có một sức hậu thuẫn rộng lớn của các phe dân chủ chống đế quốc trên thế giới giúp đỡ" [22, tr.177]. Bản báo cáo khẳng định: "Về ngoại giao, chính quyền nhân dân thân thiện với Liên Xô và mật thiết liên lạc với các nước dân chủ mới, kiên quyết không để bọn đế quốc lừa phỉnh, và hăm doạ. Trò khôn khéo của chính sách ngoại giao là luôn luôn thêm bạn bớt thù; nhưng cách mạng Đông Dương là một bộ phận cách mạng thế giới, quyền lợi cách mạng thế giới, nên chính sách ngoại giao của ta bất cứ lúc nào không thể chống lại lợi ích của cách mạng thế giới. Cố nhiên, ta vẫn có thể lợi dụng mâu thuẫn giữa các đế quốc mà làm lợi cho ta" [22, tr.205-206]. Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu (1/1949) chủ trương về mặt ngoại giao: - Ra sức tuyên truyền quốc tế, giành thêm sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ thế giới. - Gửi các phái đoàn ra ngoại quốc. Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ là một phương hướng đối ngoại hết sức cơ bản nhằm tập hợp lực lượng bên ngoài ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Khi cách mạng Trung Quốc đang phát triển, trả lời câu hỏi của hãng thông tấn Anh Roitơ (2/1949) về thái độ của Việt Nam, Hồ Chí Minh đáp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 "Vì điều kiện địa lý, lịch sử, kinh tế, v.v... đã mấy nghìn năm dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa như là bà con thân thích. Chính phủ Trung Hoa nào được nhân dân Trung Hoa ủng hộ thì Chính phủ Việt Nam sẽ thừa nhận Chính phủ ấy" [62, tr.23]. Trả lời phỏng vấn của phóng viên các báo New Republic, Christian Monitor và Chicago Tribune (3/1949), Người khẳng định: "Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thật thà" [62, tr.23]. Trong thư gửi lãnh tụ và nhân dân các nước Trung Hoa, Miến Điện, các nước Á Đông, nhân dân Pháp và các thuộc địa Pháp, các nhân sỹ dân chủ toàn thế giới, Hồ Chí Minh kêu gọi sự ủng hộ của các nước châu Á và các thuộc địa Pháp: "Vì Tổ quốc, vì tự do, nhân dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến đến cùng. Vì nhân đạo chính nghĩa, vì hoà bình chung và lợi ích chung, nhân dân Việt Nam mong các vị giúp đỡ mọi phương diện" [62, tr.23]. Tuy nhiên, với tinh thần độc lập tự chủ, "tự lực cánh sinh", dựa vào sức mình là chính, nhân dân Việt Nam không bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Trong điều kiện bị bao vây, cô lập, hoạt động ngoại giao của Việt Nam không nhiều. Nhưng thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng của Đảng đã tạo được những điều kiện nhất định để từng bước tiến tới phá thế bị bao vây cô lập, nối liền cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với thế giới bên ngoài. Trong giai đoạn 1947 - 1949, Đảng và Nhà nước đẩy mạnh chủ trương đoàn kết với Lào và Campuchia, giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước chống kẻ thù chung. Ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước láng giềng, có chung kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược, cùng chung mục tiêu chiến đấu giành độc lập tự do, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Đông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Dương (đến Đại hội lần thứ II của Đảng, tháng 2/1951). Đó là một đặc điểm, một nhân tố cơ bản để hình thành liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Việc ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau là nghĩa vụ quốc tế của mỗi nước. Giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, coi giúp bạn là tự giúp mình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Trong điều kiện bị bao vây, cô lập thì sự đoàn kết, giúp đỡ ba nước Đông Dương càng có ý nghĩa quan trọng. Tinh thần cơ bản của Đảng trong chính sách đoàn kết với Lào và Campuchia là: Giữ vững quyền dân tộc tự quyết, bình đẳng, tương trợ, hợp tác, tôn trọng độc lập chủ quyền, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhau trong quá trình xây dựng liên minh để đấu tranh vì độc lập dân tộc của đất nước. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam không phải là nước Pháp, nhân dân Pháp và dân tộc Pháp nói chung, mà chỉ là bọn phản động thực dân Pháp xâm lược. Dân tộc Việt Nam không có thù oán gì với dân tộc Pháp. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, Trung ương Đảng nêu rõ mục đích: "Đánh phản động thực dân Pháp, chống bọn phản động thực dân Pháp". Đó là một quan điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của Đảng suốt cuộc kháng chiến. Các thế lực phản động thực dân Pháp xâm lược không chỉ là kẻ thù của dân tộc Việt Nam, mà cũng là kẻ thù của dân tộc Pháp. Vì thế, đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp cũng là bổn phận và trách nhiệm của nhân dân Pháp. Lập trường của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong quan hệ với nước Pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Bao giờ Pháp thật thà thừa nhận nước Việt Nam độc lập và thống nhất thì chiến tranh sẽ lập tức kết liễu. Chúng tôi sẽ nhờ tư bản và kỹ thuật các nước hữu bang và cả nước Pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 và nhờ sự hăng hái của Việt Nam mà mau chóng kiến thiết lại mặc dầu hiện nay chiến tranh đã đưa đến một sự phá hoại không thể tưởng tượng. Chính thực dân Pháp xâm lược là kẻ phá hoại hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Pháp, đẩy người Pháp, nhất là thanh niên vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Với tinh thần nhân đạo và hoà bình, Hồ Chí Minh viết: "Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi! trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người" [61, tr.457]. Hồ Chí Minh nhắc nhở chiến sĩ quân đội và nhân dân Việt Nam đối xử tử tế, nhân đạo với tù binh, khoan dung, độ lượng với những người lầm đường lạc lối, giúp họ cải tà quy chính. Trong những năm 1947 - 1949, quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam là "Sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn. Song nhân dân Việt Nam kiên quyết cự tuyệt những người Pháp quân phiệt. Nói rõ hơn là: cũng như những nước độc lập khác cự tuyệt quân đội ngoại quốc đóng trên đất nước mình, nhân dân Việt Nam kiên quyết cự tuyệt quân đội Pháp đóng ở Việt Nam"[62, tr.587]. Cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc gắn liền với bảo vệ chế độ chính trị. Cùng với sự khẳng định thế hợp pháp duy nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, việc đấu tranh chống chính sách lập chính phủ bù nhìn của thực dân Pháp là một nội dung chính trị và ngoại giao quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 trọng của cuộc kháng chiến. Mục tiêu độc lập, thống nhất phải gắn liền với bảo vệ chế độ chính trị. Về đế quốc Mĩ, trong nửa sau những năm 40 thế kỷ XX, trọng tâm chiến lược của chúng chưa phải là Đông Dương. Mĩ xem Đông Dương là vấn đề của Pháp, ủng hộ lợi ích của Pháp. Nhưng do sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, Mĩ lo ngại cuộc chiến tranh ở Đông Dương có thể thúc đẩy xu hướng chống thực dân phương Tây có lợi cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách của Mĩ ở châu Á là tập hợp lực lượng dân tộc dưới ảnh hưởng của Mĩ để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô, ngăn chặn xu hướng liên Á chống phương Tây gây bất lợi cho chính sách thực dân mới của Mĩ. Việc Mĩ tuyên bố rút khỏi Trung Quốc (30/6/1947) thể hiện Mĩ chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh ở khu vực này. Tháng 1/1947, Bộ Ngoại giao Mĩ tỏ ý định muốn làm trung gian hoà giải cuộc xung đột Việt - Pháp, nhưng Pháp từ chối và còn buộc tội vì Mĩ và Pháp chậm khẳng định lại chủ quyền của mình ở Đông Dương. Tháng 5/1947, Bộ Ngoại giao Mĩ nêu quan điểm: "Trong khi chúng ta sẵn sàng làm mọi điều xét ra có ích, người Pháp nên hiểu chúng ta không hề có ý định đưa ra bất kỳ giải pháp hay can thiệp nào vào tình hình. Tuy nhiên, họ cũng nên hiểu rằng chúng ta không thể không quan tâm tới việc phát triển ở Đông Dương có thể tác động sâu sắc tới tình hình Viễn Đông nói chung" [16, tr.32]. Bộ Ngoại giao Mĩ chỉ thị cho Đại sứ Mĩ ở Paris giải thích rõ hơn lập trường của Mĩ. Mĩ cho rằng mặc dù Hồ Chí Minh có liên hệ với cộng sản, nhưng chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp cũng đã lỗi thời, Mĩ khuyên Pháp nên biết điều. Ngày 17/6/1947, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mĩ tuyên bố: "Mĩ mong có giải pháp hoà bình cho vấn đề Đông Dương". Mĩ lo sợ việc Pháp sử dụng toàn bộ viện trợ của Mĩ vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 với mục tiêu lôi kéo Pháp để chống lại chính sách của Liên Xô trong vấn đề Đức, Đông Âu và Nhật Bản. Mâu thuẫn giữa Mĩ và Pháp lúc này là vấn đề ta cần lợi dụng để phân hoá và cô lập kẻ thù. Đối với Mĩ, Đảng chủ trương phải có sách lược thích hợp nhằm tác động tới chính quyền của Tưởng Giới Thạch trong khi quân đội Tưởng Giới Thạch vẫn kiểm soát vùng Hoa Nam, việc giữ yên biên giới phía Bắc là một yêu cầu cần thiết. Điều đó liên quan đến mối quan hệ với chính quyền của Tưởng. Chỉ thị của Trung ương (22/5/1947) chủ trương trong công tác tuyên truyền không công kích chính quyền Tưởng, chỉ phê phán bọn tay sai người Việt của Tưởng như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần. Đảng sớm nhận thấy khả năng can thiệp của Mĩ vào Đông Dương nhưng đó chưa phải là nguy cơ trực tiếp. Vì thế về sách lược, ta vẫn tuyên bố thân thiện với Mĩ. Thông cáo của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/12/1947 nhận định: "Hiện nay, Mĩ đã có những âm mưu đối với Việt Nam" và chủ trương: "Vạch rõ tham vọng của Mĩ và nguy cơ Mĩ. Chống xu hướng thân Mĩ và sợ Mĩ". Nhưng mặt khác, bản thông cáo cũng nêu rõ tham vọng của Mĩ và nguy cơ Mĩ "chưa trực tiếp đối với ta nên ta vẫn phải lợi dụng triệt để những mâu thuẫn dù nhỏ đến mấy, giữa Pháp và Mĩ. Về ngoại giao vẫn tuyên bố thân thiện với Mĩ vẫn phải dùng hội Việt - Mĩ làm lợi khí tuyên truyền quốc tế một phần nào" [21, tr.339]. Tất nhiên, Đảng không ảo tưởng vào thiện chí của Mĩ. Hội nghị Trung ương mở rộng (1/1948) nhận định: "Để che đậy chính sách lũng đoạn xâm lấn ấy, Mĩ đã dùng khẩu hiệu bài Nga, diệt cộng để lôi kéo tất cả các nước tư bản, dùng tiền vàng đôla làm mồi nhử các nước mà kinh tế đã què kiệt trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 hai cuộc đại chiến vừa rồi, đem chiến tranh nguyên tử ra doạ nạt và lừa bịp thế giới" [21, tr.339]. Trong bối cảnh tiến hành cuộc kháng chiến giữa vòng vây kín của chủ nghĩa đế quốc, việc khai thác mâu thuẫn về quyền lợi giữa Pháp và Mĩ, giữa Pháp và Tưởng là một sách lược phân hoá kẻ thù, cô lập và tập trung cao độ mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù trực tiếp là bọn thực dân phản động Pháp xâm lược. Nhằm tạo ra môi trường không gian thuận lợi, chúng ta chủ trương phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc chống quân Tưởng Giới Thạch, chuẩn bị mở đường thông ra thế giới. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Nam đã có liên hệ với Nam lộ Bát lộ quân Trung Quốc ở Hoa Nam và Bộ Tư lệnh biên khu Điền Quế gần biên giới Việt - Trung. Tháng 8/1948, Hội nghị cán bộ lần thứ năm đánh giá cách mạng Trung Quốc phát triển thuận lợi, Quân giải phóng Trung Quốc chuẩn bị đánh xuống Hoa Nam. Hội nghị xác định: Lực lượng dân chủ Trung Hoa là bạn đồng minh của ta. Nếu Hoa Nam lọt vào tay Quân giải phóng thì cách mạng Đông Dương có cả một núi Thái Sơn để tựa. Cố nhiên ta không ỷ lại vào người, nhưng hai bên tựa vào nhau, dân chủ Trung Hoa và dân chủ Việt Nam thành một mặt trận thống nhất chống bọn đế quốc thực dân Mĩ - Pháp. Ta phải chuẩn bị để đón lấy thời cơ tốt cho cuộc kháng chiến của ta. Từ tháng 4/1949, Quân giải phóng Trung Quốc vượt Trường Giang để tiến vào Nam Kinh, thủ phủ của Tưởng Giới Thạch. Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương ngày 12/5/1949 về công tác tuyên truyền của ta sau những thắng lợi lớn của Quân giải phóng Trung Hoa ở Hoa Nam nêu rõ: "Về tuyên truyền quốc tế, ta chỉ nên nêu một cách khách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 quan những tin tức có lợi cho lực lượng dân chủ Trung Hoa và những tin tức bất lợi cho bọn Quốc dân Đảng", "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Hoa kiều, nhất là công nhân Hoa kiều" [23, tr.217]. Theo đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ tháng 6 đến tháng 10/1949, một số đơn vị bộ đội Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc đánh quân Tưởng vào vùng Việt Quế và Điền Quế, mở rộng vùng giải phóng Ung Châu và Thập Vạn Đại Sơn cho đến khi Quân giải phóng Trung Quốc tiến sát biên giới Việt - Trung quét sạch tàn quân Tưởng Giới Thạch. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập. Ngày 5/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Chủ tịch Mao Trạch Đông chúc mừng và khẳng định: "Hai dân tộc Việt - Hoa có mối quan hệ anh em trải mấy nghìn năm lịch sử. Từ đây, mối quan hệ ấy sẽ càng mật thiết để phát triển tự do và hạnh phúc của hai dân tộc ta, để bảo vệ dân chủ thế giới và hoà bình lâu dài" [62, tr.717]. Trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến, Đảng và Chính phủ rất coi trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế. Để tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài, Chính phủ ta đã cử các đặc phái viên đi thăm một số nước châu Á, tham gia một số hoạt động của các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Tháng 2/1948, tiếp theo cơ quan đại diện tại Băng Cốc (Thái Lan), Chính phủ ta lập cơ quan đại diện ở Miến Điện (Mianma) và sau đó ở Ấn Độ, Pakixtan, Inđônêxia . Ngoài những hoạt động đối ngoại nêu trên, Chính phủ ta còn cử các đoàn đại biểu tham dự của hội nghị quốc tế và khu vực (Hội nghị Liên Á ở Ấn Độ tháng 4/1947, Hội nghị Thanh niên dân chủ thế giới tại Tiệp Khắc tháng 2/ 1948, Hội nghị UB Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương tại Thái Lan tháng 3/1949...). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 2.3. TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1953 Bước vào giai đoạn này, tình hình trong và ngoài nước có nhiều sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập. Từ năm 1950 trở đi, Việt Nam bắt đầu nhận được sự giúp đỡ quốc tế không chỉ về chính trị, tinh thần, mà cả về vật chất. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường, vừa tạo cơ sở chính trị vững chắc cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, vừa là điều kiện để thực hiện đoàn kết quốc tế. Trên mặt trận quân sự, từ sau chiến thắng Biên giới Thu - Đông (1950), cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển sang bước phát triển mới. Quân và dân ta đã giành, giữ và phát triển quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Hậu phương kháng chiến được xây dựng và củng cố vững mạnh. Lực lượng vũ trang ba thứ quân ngày càng trưởng thành, có sự bố trí hợp lý trên các chiến trường, làm nòng cốt để đưa chiến tranh nhân dân lên đỉnh cao; liên tiếp mở nhiều chiến dịch tiến công lớn, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, đánh địch ở cả mặt trận chính diện và sau lưng chúng; kết hợp tác chiến tập trung với tác chiến phân tán, đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao; vừa chủ động tiến công địch trên mặt trận chính diện, vừa đánh bại những cuộc hành quân càn quét của chúng, làm thất bại mọi âm mưu quân sự và chính trị của thực dân Pháp. Giai đoạn mới của cuộc kháng chiến vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa đòi hỏi tăng cường đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế để đưa kháng chiến mau tới ngày thắng lợi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Trên thế giới, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng và nối liền từ Tây sang Đông, không ngừng được củng cố và lớn mạnh Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu vượt qua nhiều thử thách, hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh và bắt tay vào thực hiện những kế hoạch kinh tế - xã hội dài hạn. Năm 1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ, tạo cơ sở để từng bước tiến lên đạt thế cân bằng về lực lượng quân sự và vũ khí chiến lược so với Mĩ. Liên minh các mặt giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa hình thành. Nhiều hiệp ước hữu nghị và hợp tác được ký kết. Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập, đẩy mạnh quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế giữa các nước thanh viên. Ngày 14/2/1950, Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung, xác định về mặt pháp lý khối liên minh hai nước, góp phần tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tạo chỗ dựa cho phong trào đấu tranh cách mạng trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, tạo thế đối trọng với Mĩ và các nước phương Tây trong chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ianta. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang được củng cố là chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Cùng với sự lớn mạnh hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào bảo vệ hoà bình thế giới ngày càng phát triển. Trong xu thế tiến công, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa dâng lên như vũ bão khắp nơi. Cuộc kháng chiến anh dũng của ba dân tộc Đông Dương, những cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân các nước Đông Nam Á như Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện, sự ra đời của nước Cộng hoà Ấn Độ, cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Triều Tiên... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 thể hiện sức mạnh không gì cưỡng nổi của phong trào giải phóng dân tộc. Phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng phát triển ngay tại các nước tư bản chủ ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc28.pdf
Tài liệu liên quan