MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG 8
1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị đại biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân 9
1.2. Mặt trận là thành viên chiến lược của hệ thống chính trị 22
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 32
2.1. Mặt trận tham gia tuyên tuyền, giáo dục chính trị, vận động nhân dân thực hiện các chương trình kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư 33
2.2. Mặt trận Tổ quốc thành phố trong vai trò tổ chức hiệp thương chính trị, giới thiệu đại biểu dân cử, tham gia triển khai Quy chế dân chủ cơ sở 42
2.3. Mặt trận Tổ quốc thực hiện chức năng giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và viên chức nhà nước 46
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG QUA MẶT TRẬN TỔ QUỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 53
3.1. Những phương hướng cơ bản 53
3.2. Những giải pháp chủ yếu 59
3.2.1. Nhận thức đúng vai trò của Mặt trận trên địa bàn thành phố trong tình hình hiện nay 59
3.2.2. Phát huy vai trò của Mặt trận trong việc nâng cao đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nhân dân thành phố 60
3.2.3. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong quá trình dân chủ hóa đời sống trên địa bàn dân cư 62
3.2.4. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức thành viên khác 64
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 73
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh với việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong đời sống xã hội. Cơ cấu xã hội, giai cấp biến chuyển ngày càng phức tạp. Chính sách của Nhà nước chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ. Quyền lực của nhân dân có nơi, có lúc bị vi phạm nghiêm trọng. Cán bộ - công bộc của dân - chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ, một bộ phận tha hóa về phẩm chất, đạo đức, lối sống. Sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư diễn ra càng ngày càng sâu sắc làm cho bộ phận người lao động trở nên đói nghèo mà Nhà nước chưa có khả năng khắc phục, đã tạo nên "khoảng trống" về quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống cộng đồng. Đó là những thách thức đối với cả HTCT nói chung và với Mặt trận nói riêng.
Mặt trận và các tổ chức thành viên ở tất cả các cấp trong đó có cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải cùng với Đảng và Nhà nước tự vươn lên hoàn thiện, góp phần phát huy hơn nữa vai trò là một liên minh chính trị, là đại biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, cùng với toàn Đảng. toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN giàu đẹp.
Chương 2
Thực trạng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Thành phố Hồ Chí Minh là vị trí trung tâm của khu vực, của cả nước và là đầu mối giao lưu quốc tế. Trong công cuộc đổi mới đất nước, thành phố có bước phát triển quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, trong đó, phần đóng góp của Mặt trận là rất lớn.
Mười lăm năm đổi mới, bộ máy tổ chức và cán bộ của Mặt trận có nhiều thay đổi theo hướng gọn nhẹ, giảm bớt tầng nấc trung gian, giảm nhẹ biên chế, mở rộng đội ngũ kiêm chức và cộng tác viên, gắn với đoàn viên, hội viên và hướng về cơ sở... do vậy Mặt trận đã có nhiều đóng góp vào việc phát huy quyền lực chính trị của nhân dân ở mọi cấp, mọi ngành.
Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân, các nhân sĩ, tôn giáo, dân tộc, các giới, người ngoài Đảng (phụ lục 1). Các tổ chức thành viên của Mặt trận thành phố ngày càng mở rộng, bao gồm:
- Liên đoàn Lao động thành phố có 323.294 đoàn viên trong tổng số 382.042 công chức, viên chức, và công nhân lao động, trong đó có 174.472 nữ đoàn viên trong tổng số 206.354 nữ công chức, viên chức và công nhân lao động.
- Hội Nông dân thành phố có 96.920 hội viên, chiếm tỷ lệ 80% số hộ nông nghiệp.
- Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật bao gồm 28 Hội chuyên ngành, tập hợp được 20.000 hội viên.
- Hội Nhà báo thành phố với trên 800 hội viên.
- Hội Liên hiệp thanh niên thành phố, trong đó, lực lượng nòng cốt là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với 754 cơ sở Đoàn với 111.390 đoàn viên, đã dấy lên nhiều phong trào, đáp ứng được những lợi ích thiết thân của thanh niên.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố có số lượng 321.964 hội viên.
- Hội Cựu chiến binh đã hình thành hệ thống Hội từ thành phố đến phường, xã với 17.103 hội viên, được tập hợp dưới nhiều hình thức: Ban liên lạc binh chủng, các đơn vị quân đội truyền thống, các câu lạc bộ quân nhân.
- Hội Phụ lão ở phường, xã ngày càng phát huy tốt vai trò nòng cốt của công tác Mặt trận ở cơ sở, tập hợp được 81% người cao tuổi vào Hội để sinh hoạt theo khẩu hiệu "sống vui, sống khỏe, sống có ích".
Ngoài ra, Mặt trận thành phố còn nhiều tổ chức thành viên khác như: Hội Chữ thập đỏ (180.813 hội viên), Hội Người mù (840 hội viên), Hội Làm vườn (2.100 hội viên), Hội Nha công (431 hội viên), Hội Sinh vật cảnh (100 hội viên)... đều hưởng ứng công cuộc đổi mới bằng hành động thiết thực, phù hợp với tôn chỉ và mục đích của tổ chức mình.
2.1. Mặt trận tham gia tuyên truyền, giáo dục chính trị, vận động nhân dân thực hiện các chương trình kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư
2.1.1 Mặt trận với công tác tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới
Đây là nhiệm vụ luôn được các cấp Mặt trận thành phố quan tâm trên ba nội dung chính như sau:
Một là: Tuyên truyền ý nghĩa và giáo dục truyền thống nhân các ngày lễ lớn trong năm và gắn liền với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Hai là: Tuyên truyền các chủ trương chính sách, các phong trào và các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, của từng ngành, từng cấp, từng địa phương phát động, như nội dung Qui chế dân chủ ở cơ sở, công tác bầu cử, phòng chống AIDS, ma túy, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, mua công trái, các tiêu chuẩn của việc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư", kê khai nhà đất ở đô thị.
Ba là: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các Dự thảo luật, tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, vận động nhân dân góp phần xây dựng chính quyền cơ sở...
Ngoài các hình thức tuyên truyền cổ động theo chiều rộng do Mặt trận phối hợp với các Ngành văn hóa thông tin, đài phát thanh, truyền hình, báo chí... Các hình thức tuyên truyền theo chiều sâu do Mặt trận phối hợp với các đoàn thể và tổ chức thành viên cũng rất phong phú và đa dạng, tùy theo tình hình thực tế từng nơi, từng đối tượng. Phổ biến nhất là hình thức phối hợp tuyên truyền lồng ghép trong sinh hoạt tổ dân phố, khu phố, tổ chức hội thảo trong từng giới hoặc các giới do Mặt trận phụ trách, hội thi, hội diễn văn nghệ, mít tinh, liên hoan, họp mặt truyền thống, phát hành tài liệu bướm, tổ chức báo cáo thời sự... có nơi định kỳ thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn luật pháp và các chủ trương, chính sách mới tại từng phường, xã.
ở từng quận, huyện còn có nhiều hình thức tuyên truyền rất sáng tạo như in tài liệu bằng tiếng Hoa để phát cho đồng bào người Hoa, in sang băng video nội dung phòng chống ma túy để tuyên truyền giáo dục trong trường học, hội thi tìm hiểu luật pháp có giải thưởng, giao lưu học tập có giải thưởng, trao đổi kinh nghiệm, thi trang trí xe hoa, xe diễu hành phát thanh trên đường phố, viết bài phát thanh trên đài, giới thiệu tủ sách pháp luật tại phường xã...
Nội dung tuyên truyền trong nhân dân gắn liền với các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong từng thời điểm. Trong những năm qua, thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, hệ thống Mặt trận đã tổ chức hàng ngàn cuộc vận động, tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thu hút được hàng trăm ngàn người tham gia, góp phần làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân, ổn định tâm trạng và động viên nhân dân tích cực tham gia các phong trào chung. Các phong trào đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" [40]:
Từ tháng 5/1995, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư". Đây là một cuộc vận động có tính cách mạng trong thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới công tác Mặt trận, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kinh nghiệm và kết quả của các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ở cơ sở.
Cuộc vận động đã lấy đoàn kết cộng đồng làm sức mạnh, lấy chất lượng cuộc sống của nhân dân làm nội dung, lấy khu dân cư làm địa bàn, lấy tự quản làm hình thức hoạt động, lấy sức dân lo cho dân.
Năm năm qua, cuộc vận động đã được triển khai nhanh và rộng khắp trong hầu hết các khu dân cư của thành phố. Các tầng lớp nhân dân đồng tình và tích cực hưởng ứng thể hiện sự đoàn kết của nhân dân ở cơ sở. Đặc biệt, cuộc vận động đã đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".
Trong năm 1999, thành phố đã kiểm tra, công nhận và biểu dương 470 khu dân cư xuất sắc (trong tổng số 1.600 khu dân cư), 4.868 gương người tốt, việc tốt, 1.919 hộ gia đình văn hóa. Trên nền của những khu dân cư xuất sắc này, thành phố tiến hành xây dựng khu phố, ấp văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII), đã hạn chế được tình trạng lây lan tệ nạn xã hội, nhất là mại dâm, ma túy, giảm được số hộ nghèo, vệ sinh môi trường tốt hơn, đoàn kết cộng đồng trong các tổ dân phố, ấp, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội... Trong Hội nghị liên hoan các khu dân cư xuất sắc toàn quốc, thành phố có 04 khu dân cư được đi dự, trong đó khu phố 4, phường 17, quận Bình Thạnh là một trong hai khu dân cư của cả nước được tặng Huân chương Lao động hạng ba, đây là niềm tự hào chung của 1.687 khu dân cư toàn thành phố, đã phản ánh những mặt chuyển biến tích cực của cuộc vận động (phụ lục 2).
Các khu phố còn triển khai tốt việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức hiệp thương (hoặc bỏ phiếu kín) bầu ban điều hành khu phố. Mối quan hệ giữa Đảng với dân và các thành viên trong HTCT ở cơ sở ngày càng gắn bó. Nhờ dựa vào dân, Mặt trận đã vượt qua khó khăn về kinh phí hạn hẹp.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có phong trào "xóa đói, giảm nghèo" sớm nhất cả nước. Thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư", nhân dân thành phố đã đóng góp trên 60 tỷ đồng để giúp cho các hộ nghèo có vốn sản xuất, nâng cao đời sống. Đến nay, thành phố đã hết hộ đói, đang nỗ lực ổn định cuộc sống cho các hộ nghèo. Đáng chú ý như khu phố phường 17, quận Bình Thạnh, nhân dân đã cho nhau vay trên 45 triệu đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tổ chức các tổ sản xuất, gia công tập thể và giải quyết trên 245 lao động có việc làm ổn định. Cuộc vận động đã khơi dậy "Tình làng nghĩa xóm", nhân dân các khu dân cư đã giúp nhau bằng cả tấm lòng đoàn kết, thương yêu. Chính vì thế nạn cho vay nặng lãi bị chặn đứng. Sản xuất phát triển, nhiều hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Cuộc vận động cũng đã huy động được sức dân để chỉnh trang các đường hẻm, đường nông thôn, làm cống thoát nước, giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường ở khu dân cư.
Mặt trận Tổ quốc thành phố cũng là đầu mối phối hợp và tổ chức vận động xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Với cuộc vận động "đền ơn đáp nghĩa", trong 15 năm qua, Mặt trận thành phố đã vận động xây dựng được 6.832 căn nhà, trị giá 79.763.000.000đ. Ngoài ra, Mặt trận thành phố còn vận động nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và đỡ đầu thương binh nặng (phụ lục 3). Đến nay cơ bản đã hoàn thành chương trình xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách ở thành phố. Năm 1992-1997 xây dựng 9.640 căn nhà tình nghĩa, trị giá 109,208 tỷ; năm 1998 xây dựng 536 căn, trị giá 8,64 tỷ đồng. Trong số đó, xây dựng nhà tình nghĩa từ nguồn vận động là 6.833 căn, trị giá 79,763 tỷ đồng. Phấn đấu trong năm 2000 sẽ giải quyết xong vấn đề nhà ở của các hộ nghèo. Mặt trận Tổ quốc thành phố còn tổ chức quyên góp vận động sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách (1994-1998 trao 2.498 sổ tiết kiệm, trị giá trên 3,111 tỷ đồng); vận động quỹ học bổng xây dựng trường học, xóa mù chữ, tổ chức khám bệnh và điều trị thuốc miễn phí, vận động xóa đói giảm nghèo, cứu tế xã hội và cứu trợ hỏa hoạn, quỹ vì tuyến đầu Tổ quốc và hậu phương quân đội... (phụ lục 4).
Trong 25 năm qua, Mặt trận Tổ quốc đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình lớn của cả nước như: Nhà máy thủy điện Trị An, ủng hộ gạo cho nhân dân Cu Ba. Đặc biệt, với sự tổ chức vận động của Mặt trận, nhân dân thành phố đã đóng góp hết sức to lớn để hỗ trợ cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai trong những năm vừa qua, ủng hộ nhân dân Cu Ba, cứu tế xã hội và cứu trợ hỏa hoạn [26]:
a) Vận động ủng hộ các tỉnh bị thiên tai:
1994
Tổng số
18.532.610.250 đ
1995
Tổng số
20.469.704.772 đ
1996
Tổng số
25.258.746.186 đ
1997
Tổng số
45.273.143.097 đ
1998
Tổng số
21.900.000.000 đ
1999
Tổng số
54.000.000.000 đ
(Bao gồm cả sự ủng hộ tiền, hàng hóa, lương thực, thuốc trị bệnh và vật dụng của các cơ quan ngoại giao và một số doanh nghiệp nước ngoài).
b) ủng hộ nhân dân Cu Ba:
1994
Tổng số
7,242/6,5 tỉ đồng chỉ tiêu giao
1996
Tổng số
9,222 /8 tỉ đồng chỉ tiêu giao
Cộng:
16,464 tỷ đồng
c) Cứu tế xã hội và cứu trợ hỏa hoạn:
1994- 1997
Chăm lo Tết: 43.072 hộ, trị giá: 7.523.685.000 đ
Cứu trợ xã hội: 93.982 hộ, trị giá: 13.142.562.774 đ
Cứu trợ hỏa hoạn và thiên tai đột xuất ở thành phố 1.529 hộ trị giá: 1.068.284.000 đ
1998 - 1999
Chăm lo Tết của Mặt trận trị giá: 6.000.000.000 đ
Cứu trợ xã hội của Mặt trị giá: 10.000.000.000 đ
Để thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại biểu cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân, Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các tổ chức thành viên của thành phố thực hiện các cuộc vận động:
- Với Liên đoàn Lao động: Triển khai nhiều mặt công tác, như chương trình chăm lo nhà ở cho cán bộ công nhân viên có thu nhập thấp; củng cố tổ chức, phát triển đoàn viên nhất là các đơn vị ngoài quốc doanhHĐNDHHH và đơn vị liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa nhiều loại hình giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân viên chức và người lao động.
- Với Thành đoàn Thanh niên Cộng sản và Hội liên hiệp Thanh niên: Phong trào học tập nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong thanh thiếu niên tiếp tục phát triển. Các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho thanh thiếu niên thường xuyên được quan tâm thông qua các loại hình "sân chơi" văn hóa, văn nghệ cho thanh thiếu niên như: Quán cà phê thanh niên, Hội quán thanh niên, Hát cùng bạn bè tôi...
Thanh niên thành phố trong năm 1999 với hai công trình 1.000 phòng học và phổ cập trung học cơ sở cho thanh niên công nhân về cơ bản đạt chỉ tiêu. Ngoài ra, với khẩu hiệu "Mỗi đoàn viên thanh niên có một việc làm thiết thực, mỗi chi đoàn chi hội có một công trình chào thế kỷ XXI" đã được các cơ sở đoàn quán triệt và làm khá tốt nhiều việc làm thiết thực, nhiều công trình có ý nghĩa về mặt xã hội và đem lại lợi ích kinh tế cho đơn vị...
Thông qua việc thực hiện khẩu hiệu này, đoàn viên thanh niên có thêm nhiều cơ hội để khẳng định mình góp phần làm cho hoạt động ngày càng đạt hiệu quả và đi vào chiều sâu.
- Với Hội Liên hiệp Phụ nữ: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giới nữ; tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy; phát triển mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, trong đó có ưu tiên cho phụ nữ nghèo, tàn tật, phụ nữ trong diện chính sách và phụ nữ hoàn lương. Trong đợt bầu cử HĐND các cấp, Hội phụ nữ thành phố đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đại biểu HĐND cho các ứng cử viên nữ, đồng thời tổ chức nhiều cuộc vận động bầu cử theo giới tại các đơn vị bầu cử quận, huyện.
- Với Hội Nông dân: Với tư cách là tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Nông dân thành phố đã vận động bà con nông dân, cán bộ, hội viên ở các cấp hội trên địa bàn cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng gia đình 6 chuẩn mực, gia đình văn hóa mới, chung sức chung lòng đóng góp công sức, tiền của, đất đai cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, phát huy tình làng nghĩa xóm trong việc chống tái đói, giảm nghèo, khắc phục thiên tai lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, chăm lo cho thiếu nhi nghèo, người già tàn tật, người cơ nhỡ trong lúc tối lửa tắt đèn; tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, các pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ thiết thân của bà con nông dân. Thực hiện các hoạt động liên quan đến sản xuất đời sống mới ở nông thôn và trong lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội đã đạt được những thành quả nhất định, tạo được uy tín cho tổ chức hội.
- Với Hội Cựu chiến binh: Đã phối hợp với các đoàn thể, tuyên truyền động viên đoàn viên, nhân dân tích cực phát huy nội lực, đoàn kết một lòng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua các chi Hội Cựu chiến binh đã tích cực tham gia cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" lấy thành tích chào mừng Sài gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm thành lập.
Qua cuộc vận động, Hội Cựu chiến binh ở cơ sở đã đứng ra vận động, tổ chức thực hiện được nhiều công trình vì lợi ích của cộng đồng như: đường hẻm, phòng học, đưa máy nước vào nhà, đặt cống thoát nước, làm sạch đẹp khu phố, mắc điện chiếu sáng đường hẻm... Cùng với Đoàn thanh niên, Người cao tuổi, ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, tổ chức Câu lạc bộ "Ông, Bà, Cháu" hoạt động rất hiệu quả. Cựu chiến binh từng quận, huyện đóng góp hàng trăm xuất học bổng mỗi niên khóa cho học sinh nghèo, tổ chức hàng trăm lớp học tình thương. Hội cũng đã góp phần chống các tệ nạn xã hội. Thi hành chủ trương xóa đói giảm nghèo của thành phố, hội viên cho nhau vay vốn bằng tiền, vàng không lấy lãi, cho và mượn thóc giống, con giống, sức kéo... Đến nay, nhiều chiến binh khi trở về chỉ có hai bàn tay trắng nay đã khá giả. Cựu chiến binh không còn đói, số gia đình nghèo cũng giảm dần. Phong trào xóa đói giảm nghèo trong cựu chiến binh ảnh hưởng tốt trong cộng đồng dân cư.
Các tổ chức Hội ở cơ sở đã thực sự thực hiện vai trò nòng cốt được sự tin yêu của Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương. Hội nghị tổng kết 3 năm phong trào quần chúng bảo vệ an ninh (3/1998) đã đánh giá: Hội Cựu chiến binh với 30.000 hội viên có mặt ở khắp các địa bàn dân cư, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, đặc biệt có hơn 6.000 cựu chiến binh trực tiếp tham gia công tác bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách cơ quan, xí nghiệp. Hội Cựu chiến binh thành phố đã góp phần đắc lực vào công tác tuyển quân hàng năm, hầu hết các phường xã đều đạt 100%.
Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Chính nhờ biết khơi dậy truyền thống này, thông qua các chủ trương, các chương trình công tác cụ thể, Mặt trận đã khơi dậy "Tình làng nghĩa xóm", lấy sức dân mà lo cho dân. Nhờ vậy, Mặt trận Tổ quốc thành phố đã có những bước tiến bộ rõ rệt trong nội dung và phương thức hoạt động, gắn bó hơn với quần chúng ở cơ sở, góp phần cùng thành phố thực hiện nhiều chương trình xã hội lớn.
2.1.2. Mặt trận Tổ quốc thành phố phản ánh cho Đảng và Nhà nước những lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân
Cách mạng là sáng tạo, và là sức sáng tạo của nhân dân. Nhờ bám sát cơ sở, học tập các sáng kiến của nhân dân, Mặt trận nhiều địa phương đã khám phá ra nhiều cách làm mới để vận động phong trào có hiệu quả:
- Tổ chức tiếp dân, triển khai Luật khiếu nại, tố cáo của công dân theo chức năng của Mặt trận. Qua tổ chức tiếp dân thường xuyên tại văn phòng ủy ban Mặt trận các cấp, hàng năm Mặt trận đã nhận được hàng trăm đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Năm 1999 nhận 192 đơn, trong đó có 17 đơn khiếu kiện tập thể và 10 đơn phản ánh hoặc yêu cầu xem xét tư cách đại biểu của ứng cử viên HĐND các cấp, nhiều vụ việc khiếu kiện về đất đai, giá cả, đền bù, môi trường bị ô nhiễm, tham nhũng tiêu cực, bị trù dập... Qua tiếp dân, giám sát để giải quyết các khiếu nại, nhiều Ban thanh tra nhân dân đã phát hiện những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Sau khi nghiên cứu, Mặt trận các cấp đều chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc hướng dẫn nhân dân đến các cấp có thẩm quyền giải quyết, hoặc phối hợp với các ngành chức năng và Mặt trận quận, huyện giải quyết cụ thể.
Thí dụ, các Ban thanh tra nhân dân quận Bình Thạnh đã giám sát và phát hiện 121 trường hợp có dấu hiệu vị phạm pháp luật. Ban thanh tra nhân dân phường 14, quận 3 đã giám sát, góp ý giải quyết 797/884 vụ việc khiếu nại trong hai năm qua. Ban thanh tra nhân dân phường Cầu ông Lãnh, quận 1 đã được UBND phường giao nhiệm vụ tổ chức kiểm tra các vụ việc xã viên khiếu nại ban chủ nhiệm hợp tác xã bốc xếp thủ công số 3. Qua kiểm tra, xác minh, Ban thanh tra nhân dân đã kiến nghị với UBND phường giải quyết thu về trả lại cho xã viên 50.422.585đ mà ban chủ nhiệm đã sử dụng không đúng nguyên tắc, bảo vệ quyền lợi cho 03 người bị ban chủ nhiệm sa thải không đúng.
Trong hai năm từ 1997-1999 các Ban thanh tra nhân dân huyện Hóc Môn đã nhận và xử lý 450 đơn, trong đó có 60% được giải quyết thông qua hòa giải (chủ yếu là tranh chấp đất đai trong thân tộc, sang nhượng tài sản và hôn nhân gia đình).
2.2 Mặt trận Tổ quốc thành phố trong vai trò tổ chức hiệp thương chính trị, giới thiệu đại biểu dân cử, tham gia triển khai quy chế dân chủ cơ sở
Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật đã quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
- Phối hợp triển khai xây dựng quy chế về mối quan hệ công tác giữa Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc với Thường trực HĐND và UBND ở cả ba cấp thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn; kiểm tra và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của thành phố, giới thiệu Hội thẩm Tòa án nhân dân thành phố và tham gia tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân quận, huyện (phụ lục 5).
- Qua các cuộc bầu cử HĐND năm 1994-1999, ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã tổ chức Hội nghị hiệp thương, giới thiệu đầy đủ các ứng cử viên, bảo đảm dân chủ, đúng luật; phối hợp trong tổ chức bầu cử, giám sát công tác bầu cử, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND. ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố còn chủ động hướng dẫn ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức đại biểu dân cử tiếp xúc với cử tri, qua đó tạo được sự phấn khởi, nâng thêm tầm hiểu biết và niềm tin trong dân. Cuộc bầu cử HĐND khóa 1999 - 2004, hệ thống Mặt trận từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã đã tham gia cuộc bầu cử HĐND các cấp một cách chủ động tích cực.
- Mặt trận Tổ quốc thành phố đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hội nghị tập huấn cho các bộ Mặt trận, các tổ chức thành viên, các cơ quan có liên quan, cán bộ phường, xã, khu phố, tổ dân phố; quán triệt nội dung công tác bầu cử, luật bầu cử, các bước của quy trình hiệp thương; đảm bảo cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng luật, tiết kiệm, an toàn và thắng lợi. Sau khi tập huấn, hệ thống Mặt trận Tổ quốc phối hợp với thường trực HĐND, UBND cùng cấp thành lập các tổ chức bầu cử theo luật định bao gồm hội đồng bầu cử, ban bầu cử, tổ bầu cử và hướng dẫn tổ chức hiệp thương theo quy định.
Sau hội nghị hiệp thương lần 3, ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp lập danh sách chính thức những người được giới thiệu đại biểu HĐND, tổ chức bàn giao hồ sơ, danh sách các ứng cử viên cho Hội đồng bầu cử cùng cấp và tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức tiếp xúc cử tri với ứng cử viên để vận động bầu cử. Nhờ tổ chức tuyên truyền và vận động tốt nên số lượng cử tri thành phố tham gia các cuộc tiếp xúc đông (có 12.860 cuộc tiếp xúc và 285.549 lượt cử tri đến dự). Các ý kiến đóng góp của cử tri rất chân thành, thẳng thắn kể cả góp ý cho bản thân, gia đình các ứng cử viên, kiến nghị rất nhiều vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng chính quyền các cấp ngày một tốt hơn (phụ lục 5).
Để đảm bảo cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng luật, hệ thống Mặt trận các cấp phân công cán bộ tham gia giám sát trực tiếp tại các đơn vị bầu cử trong ngày bầu cử. Bầu cử HĐND 3 cấp của thành phố đã thành công tốt đẹp. Mặt trận Tổ quốc thành phố được UBND thành phố tặng bằng khen.
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc tham gia bầu cử trưởng khu phố, trưởng ấp và tổ trưởng tổ dân phố
ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận được cơ cấu vào ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở, tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện. Mặt trận tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến quy chế dân chủ ở cơ sở trong các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức như: Ban công tác Mặt trận phối hợp Ban điều hành khu phố họp dân tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu. Mặt trận Tổ quốc các quận tham gia xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho Mặt trận các phường chuẩn bị giới thiệu nhân sự của khu phố, tổ dân phố để chính quyền tổ chức hội nghị đưa ra nhân dân bầu trưởng, phó khu phố, trưởng ấp, tổ trưởng dân phố, tổ trưởng tổ nhân dân. Điển hình là xã Bà Điểm và thị trấn Hóc Môn (huyện Hóc Môn), quận 5 và quận Bình Thạnh.
- Tham gia chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Chính quyền cùng Mặt trận và các ban ngành tích cực triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở tại 38 điểm trong toàn thành phố, bước đầu đã thực hiện được một số việc như sau:
Về dân biết: UBND phường, xã cho tiến hành các hình thức nhằm phổ biến chính sách, pháp luật cho dân biết, cụ thể là:
Công khai thủ tục hành chính, báo cáo việc thu chi các quỹ do nhân dân đóng góp, việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, việc quy hoạch, thực hiện các dự án quy hoạch để chỉnh trang và phát triển đô thị, các chính sách, pháp luật mới... tại các bảng thông báo của UBND phường, xã.
Chẳng hạn: Tại quận 4, chính quyền thông tin cho dân biết về quy hoạch, chỉnh trang đô thị, khu giải tỏa này để xây dựng vào việc gì? Giá bồi hoàn như thế nào? Tái định cư ở đâu? Chính sách xã hội, đời sống, học hành cho con, em của người bị giải tỏa ra sao?...Lập bản tin ở các khu phố, khu dân cư, niêm yết các vấn đề cần thiết thông tin cho dân biết bằng những hình thức đa dạng; thông tin kịp thời các chính sách, pháp luật đến các hộ dân qua phương tiện thông tin phát thanh của phường hàng ngày vào hai buổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVAN.doc
- MUCLUC.doc