MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT . i
DANH MỤC CÁC BẢNG . ii
DANH MỤC CÁC HÌNH . iii
LỜI MỞ ĐẦU.1
1.Vấn đềnghiên cứu . 1
2.Mục tiêu đềtài . 2
3.Đối tượng nghiên cứu . 2
4.Phạm vi nghiên cứu . 2
5.Phương pháp nghiên cứu . 2
6.Kết cấu của luận văn . 3
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀSTRESS
TEST CỦA HỆTHỐNG NGÂN HÀNG. 4
1.1 Hệthống ngân hàng và mối quan hệtổng thểrủi ro ngân hàng . 4
1.1.1 Rủi ro tín dụng . 4
1.1.2 Rủi ro thịtrường . 5
1.1.3 Rủi ro thanh khoản . 6
1.1.4 Rủi ro hoạt động . 6
1.2 Mô hình kiểm tra độcăng thẳng tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Stress test). 7
1.2.1 Khái niềm vềkiểm tra độcăng thẳng (stress test). 7
1.2.2 Phương pháp thực hiện Stress test – Mô hình VAR . 7
1.2.2.1 Lý thuyết vềmô hình VAR . 9
1.2.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình VAR . 10
1.3 Những nghiên cứu thực nghiệm vềStress test trên thếgiới . 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 16
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾVĨMÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA HỆTHỐNG NGÂN HÀNG. 17
2.1 Thực trạng hoạt động của hệthống ngân hàng Việt Nam hiện nay . 17
2.1.1 Quy mô hoạt động của hệthống ngân hàng . 17
2.1.2 Thực trạng rủi ro trong hệthống ngân hàng . 19
2.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tốvĩmô đến hoạt động ngân hàng . 23
2.2.1 Chỉsốgiá tiêu dùng (CPI) . 23
2.2.2 Độlệch sản lượng (Output Gap) . 25
2.2.3 Lãi suất ngân hàng trung ương . 27
2.2.4 Tỷgiá thực hiệu lực (REER) . 29
2.2.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu . 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 35
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KIỂM TRA ĐỘCĂNG THẲNG TÀI CHÍNH CỦA
HỆTHỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VAR. 36
3.1 Kiểm định các biến của mô hình . 36
3.2 Mô hình Stress test áp dụng phương pháp VAR cho hệthống ngân hàng tại
Việt Nam . 45
3.3 Phân tích tác động của các cú sốc kinh tếvĩmô đến hoạt động ngân hàng . 46
3.4 Phân tích mức độtác động trong ngắn hạn và trung hạn . 47
3.5 Một sốkhuyến nghị đối với hệthống ngân hàng Việt Nam . 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 50
KẾT LUẬN. 51
PHỤLỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô hình đánh giá mức độ căng thẳng tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam (stress test) áp dụng phương pháp VAR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội và phát triển, thì rủi ro thách thức đối với hệ thống ngân
hàng cũng ngày càng phức tạp và khó lường hơn:
Rủi ro về chi phí huy động vốn gia tăng: biểu hiện rõ nét là sự xuất hiện của
các cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng và tính chất bất bình đẳng trong việc sở
hữu các giấy tờ có giá do NHNN phát hành như tín phiếu NHNN qua các phiên đấu
thầu. Các ngân hàng có thị phần huy động khó lại còn khó khăn hơn khi có quá ít
21
chứng từ có giá làm đảm bảo cho dự trữ. Các ngân hàng này không có cơ hội nhận
được sự hỗ trợ thanh khoản từ phía NHNN, đành phải đi vay lại trên thị trường liên
ngân hàng với lãi suất cao.
Rủi ro từ hoạt động tín dụng: Vấn đề tăng trưởng tín dụng quá nóng trong
những năm gần đây đã tạo ra các sức ép cho nền kinh tế. Đặc biệt , năm 2008 và 2009
tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng là 24,2% và 37,8%. Bên cạnh đó, sự tụt dốc của thị
trường chứng khoán và diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản, giá vàng lên
xuống thất thường, sự đỗ vỡ của nhiều chủ nợ tín dụng “ đen” đã và đang diễn ra ở
nhiều địa phương trên cả nước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đã để lại hậu
quả là tỷ lệ nợ xấu tích lũy qua các năm.
Tình trạng lạm phát cao, đồng tiền nội tệ bị mất giá liên tục trong nhiều năm
qua. Mặt khác với tâm lý cũng như tập quán của người dân Việt Nam là dự trữ vàng và
ngoại tệ mạnh, tâm lý lựa chọn các kỳ hạn ngắn của người gửi tiền trước lo ngại của
nền kinh tế. Chính vì lẽ đó việc các tổ chức tín dụng huy động nguồn vốn trung và dài
hạn là còn hạn chế, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn do chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn
và sử dụng vốn. Sự mất cân đối trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung
dài hạn là điều hết sức nguy hiểm và mang tiềm ấn nhiều rủi ro về thanh khoản mà
Ngân hàng có thể không chủ động được
Việc không huy động được nguồn vốn có kỳ hạn dài sẽ làm cho hệ thống
NHTM ở trong tình trạng dễ mất thanh khoản. Để huy động được vốn cho vay trung và
dài hạn bù đắp phần thiếu hụt do giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn, chắc các NH phải
tính đến tiếp tục tăng lãi suất huy động, lại có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh
suất giữa các ngân hàng.
Nợ xấu ngân hàng
Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các quốc gia, các hệ
thống tài chính và các tổ chức tài chính. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài
chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài
22
chính nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các nước cần phải có những biện
pháp xử lý và ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh. Trong quá trình phát triển, hệ
thống tài chính của nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lượng nợ
xấu rất lớn.
Nếu như năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM là 2,5%/ tổng dư nợ, nhưng đến
30/09/2011, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống đã lên 3,5%, đặc biệt nợ nhóm 5 chiếm 47% (nợ
có khả năng mất trắng) tăng mạnh.
Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng Việt Nam
2
3.5 3.5
2.5
2.2
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
2007 2008 2009 2010 09-11
Năm
%
NPL
(Nguồn: NHNN)
Hình 2.2 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Vụ chiến lược phát triển (Ngân hàng Nhà nước)
đánh giá về tiềm lực vốn và năng lực tài chính, chất lượng tài sản của các ngân hàng
thương mại Việt Nam: "Nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam (theo tiêu chuẩn kế toán
và phân loại nợ quốc tế) còn lớn. Các ngân hàng thương mại cổ phần hầu hết có quy
mô tài chính và hoạt động nhỏ. Trong đó ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm thị
23
phần tín dụng đến 80% nhưng tổng vốn tự có cũng chỉ trên 1 tỷ USD, chưa đạt hệ số an
toàn vốn tối thiểu (8%), khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu yếu".
Công tác quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng
Nhằm đảm bảo an toàn hoạt động trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam,
NHNN cũng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều tỷ lệ đánh giá an toàn hoạt động của các
ngân hàng theo hướng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân
hàng của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, tuy nhiên do hoàn cảnh nền kinh tế chưa
cho phép nên việc tính toán và quy định các tỷ số được điều chỉnh cho phù hợp với
thực tiễn Việt Nam.
Với quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an
toàn cho hệ thống ngân hàng theo định hướng của NHNN từng thời kỳ, Quyết định
457/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 15/2009/TT-NHNN và gần đây là Thông tư
13/2010/TT-NHNN, Thông tư 19/2010/TT-NHNN ra đời thay thế QDD457, đang chi
phối rất lớn hoạt hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay. Bao gồm các chỉ tiêu: Tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu; Khả năng chi trả; Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động;
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn; Giới hạn tín dụng;
Giới hạn góp vốn, mua cổ phần.
Hiện nay, việc tính toán các chỉ tiêu tại các NHTM được NHNN hướng dẫn và
theo dõi rất sâu sát, công tác báo cáo được thực hiện định kỳ hàng tháng, có một số chỉ
tiêu được báo cáo mỗi ngày. Tuy nhiên việc công bố hệ số này trên các phương tin
thông tin đại chúng vẫn chưa là bắt buộc, NHNN cũng chưa bao giờ cho biết thông tin
đầy đủ về chỉ số này của cả hệ thống và từng TCTD.
2.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động ngân hàng
2.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Hiện nay, Việt Nam đang từng bước đối phó với rủi ro lạm phát ngày càng gia
tăng. Chúng ta có thể thấy rằng con số lạm phát của năm 2008 rất cao, đó là năng Việt
24
Nam có nhiều biến động nhất, năm 2009 và 2010 Việt Nam được ghi nhận là kiềm chế
lạm phát khá chặt, tuy nhiên đến năm 2011 lạm phát vẫn tăng và là 18.58%.
Bảng 2.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân qua các năm
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
CPI 3,9 3,2 7,71 8,29 7,48 8,3 22,97 6,88 9,19 18,58
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Năm 2011 là thời điểm hội tụ và bùng nổ nhiều sức ép lạm phát chủ yếu từ
nguyên nhân trong nước, trước hết là tác động từ độ trễ của giai đoạn thực hiện cung
tín dụng và tiền tệ mở rộng trước đó, cũng như từ sự điều chỉnh tỷ giá và giá một số
mặt hàng nhạy cảm, như giá xăng dầu, điện, đồng thời được nhân bội bởi những cú sốc
giá vàng thế giới liên tiếp lập những kỷ lục mới.
Mối quan hệ giữa NPL và CPI
0
5
10
15
20
25
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
%
NPL CPI
(Nguồn: NHNN và Tổng cục thống kê)
Hình 2.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và chỉ số giá cả
Ở bất kỳ nền kinh tế của một quốc gia nào thì lạm phát cũng đi liền với những
hệ lụy của nó là xấu hay tốt thì xét ở khía cạnh khác nhau, và ngành ngân hàng cũng
không ngoại lệ. Qua đồ thị phân tích mối liên hệ giữa lạm phát và tình hình nợ xấu của
ngân hàng, ta có thể thấy rằng khi lạm phát tăng thì nợ xấu của hệ thống ngan hàng
25
cũng tăng, đó là quan hệ đồng biến. Tuy nhiên, ta có thể thấy từ năm 2002 đến năm
2007, thì hầu như có sự nghịch lý ở đây, điển hình là trong năm 2003, lạm phát tăng
nhưng tình hình nợ xấu lại giảm, điều này ta có thể giải thích rằng do năm 2003 có thể
là lạm phát nhưng đó là lạm phát mang hàm ý tăng trưởng, kích cầu, hơn nữa năm
2003 thì tỷ lệ dư nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tăng nên tỷ lệ nợ xấu của
ngành giảm xuống là việc tất yếu. Năm 2008, có lẽ là đỉnh cao của cuộc khủng hoảng
toàn cầu cũng như lạm phát tăng cao, tạo đà cho tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cũng đang tăng
cao. Điều này có thể giải thích là nền kinh tế đang trong quá trình thoái trào, tỷ lệ nợ
xấu của hệ thống ngân hàng tăng lên đi theo đúng quy luật từ trước tới nay.
2.2.2 Độ lệch sản lượng (Output Gap)
Output gap là độ chênh lệch, thường tính bằng %, giữa sản lượng thực tế và sản
lượng tiềm năng của một nền kinh tế. (Sản lượng tiềm năng – potential output hoặc
natural GDP là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể phát triển bền vững trong dài
hạn). Cú sốc tổng cầu là nguyên nhân của sai lệch chu kỳ sản lượng thực tế so với tiềm
năng
Độ lệch sản lượng: Output gap lớn hơn 0, là mức chênh lệch giữa sản lượng
thực tế so với sản lượng tiềm năng, thường được coi là dấu hiệu của dư cầu, nhu cầu
nguyên liệu đầu vào và lao động cao sẽ đẩy giá cả và thu nhập lên gây áp lực gia tăng
lạm phát, do đó sẽ phải tăng lãi suất nhằm tránh cho nền kinh tế phát triển quá nóng
cũng như kiềm chế lạm phát. Ngược lại, khi Output Gap nhỏ hơn 0, sản lượng thực tế
thấp hơn sản lượng tiềm năng thì sẽ gây áp lực thiểu phát
Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, Output Gap cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, theo nghiên cứu của Pain (2003) tỷ lệ nợ
xấu NPL của ngân hàng sẽ tăng khi Output gap tăng. Bởivì, khi sản lượng thực tế tăng
cao hơn sản lượng tiềm năng tức là nền kinh tế đã trãi qua một giai đoạn tăng trưởng
nóng, tín dụng ngân hàng đã tăng cao trong một khoảng thời gian dài. Nhưng theo quy
luật cân bằng, sản lượng thực tế trong tương lai sẽ giảm lại nhằm giảm đà tăng lạm
26
phát, sản xuất kinh doanh sẽ bị thu hẹp lại, hàng tồn kho tăng lên, sảnn xuất kinh doanh
khó khăn dẫn đến các khoản nợ ngân hàng cũng sẽ chậm thanh toán. Do đó, nợ xấu
trong lĩnh vực ngân hàng được dự báo sẽ tăng lên theo độ chênh lệch sản lượng Output
gap.
Output Gap đuợc sử dụng như một chỉ số đánh giá lạm phát trong các báo cáo
của các tổ chức tài chính như Goldman Sachs, HSBC. Theo các báo cáo này, output
gap của Việt Nam đang ở mức dương
Tốc độ tăng trưởng 5,8% GDP cả năm 2011 với Việt Nam là thấp nhưng so với
toàn cầu đó là con số khá cao. Theo dự báo của WB, mặc dù hiện nay tăng trưởng kinh
tế Việt Nam đang chững lại nhưng dự kiến sẽ vẫn cao trong năm 2011 ở mức 5,8%
trong đó khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn
2001 – 2010 là 7,25%. Trong đó, tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2005 là
7,51% và giai đoạn 2006 – 2010 lại bị tụt lùi, còn 7%.
Theo các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng chất lượng tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững. Chất lượng tăng trưởng kinh
tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp,
đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Cho nên độ lệch sản lượng Output Gap của Việt Nam còn nhiều bất ổn, thiếu
vững chắc.
Theo hình 2.3 ta thấy tỷ lệ nợ xấu NPL của hệ thống ngân hàng và độ chênh
lệch sản lượng Output Gap của Việt Nam qua các năm từ 2002 đến 2011 tuân theo các
nghiên cứu lý thuyết. Tỷ lệ nợ xấu và độ chênh lệch sản lượng có mối quan hệ đồng
biến, đặc biệt gần đây nhất là khoảng 2008 – 2009 , do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, sản lượng sản xuất suy giảm, độ chênh lệch sản lượng giảm
đáng kể và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cũng giảm theo.
27
Mối quan hệ giữa NPL và GAP
-4
-2
0
2
4
6
8
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
Tỷ
lệ
(%
)
NPL GAP
(Nguồn: NHNN và HSBC)
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và độ lệch sản lượng
2.2.3 Lãi suất ngân hàng trung ương
Ngân hàng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp, đồng thời phản ánh rõ nét nhất hiệu
quả của một chính sách tiền tệ quốc gia. Bằng công cụ lãi suất, chính phủ có thể tác
động hoạt động của nền kinh tế theo mục tiêu quốc gia. Hiện nay, ba loại lãi suất chủ
chốt: lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, NHNN Việt Nam
đang tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam.
Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động
thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền
tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một
chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được các tổ chức, các nhân
trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích
cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng,
thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc
kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Trên thực tế hiện nay, cách điều hành chính sách lãi suất và cách quản lý lãi suất
của ngân hàng cũng có những thuận lợi, khó khăn cũng như những tồn tại nhất định tác
28
động đến nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy mà cần phải có những giải pháp tốt để
điều hành chính sách lãi suất một cách khoa học nhằm đảm bảo và phát huy được công
cụ điều hành tiền tệ vĩ mô của nền kinh tế, đồng thời tác động thúc đẩy hoạt động của
các doanh nghiệp cho tốt hơn
Để chống lạm phát thì một trong các nguyên tắc căn bản là phải thực hiện lãi
suất thực dương (tức lãi suất cho vay của ngân hàng phải cao hơn lãi suất huy động và
lãi suất huy động phải cao hơn lạm phát, trên thực tế từ năm 2007 đến nay các ngân
hàng Việt Nam chỉ đảm bảo một chiều là lãi suất tiền cho vay cao hơn lãi suất huy
động còn lãi suất huy động lại thấp hơn hẳn so với mức lạm phát. Điều nay đã dẫn
chính sách lãi tiền gửi ản thực âm, khiến tiền đồng Việt Nam bị mất giá và kéo dài tình
trạng thừa tiền trong lưu thông, tính thanh khoản của ngân hàng yếu, hoạt động cho
vay tắc nghẽn vì lãi suất huy động cao
Ở Việt Nam, chính sách lãi suất đã được cải tiến. Tuy nhiên, khi tình hình kinh
tế vĩ mô chưa được ổn định và các NHTM Nhà nước làm chủ thị trường thì Chính phủ
không tránh khỏi việc áp dụng chính sách lãi suất tích cực.
Giai đoạn từ tháng 6/2002 đến nay, NHNN điều hành theo cơ chế lãi suất thỏa
thuận trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ cung cầu vốn tín dụng giữa ngân hàng vµ
khách hàng, thể hiện vai trò tác động và sự ảnh hưởng hết sức quan trọng đến nền kinh
tế.
29
Mối quan hệ giữa NPL và LNI
0
2
4
6
8
10
12
14
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
%
NPL LNI
(Nguồn: NHNN và Tổng cục thống kê)
Hình 2.5 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và lãi suất ngân hàng trung ương
Ta có thể thấy rằng do Việt Nam điều hành chính sách tỷ giá cố định nên lãi
suất luôn nằm trong biên độ mà NHNN đề ra, hầu như qua các năm lãi suất không thay
đổi nhiều trong khi đó tỷ giá thực của Việt Nam biến động khá lớn, dẫn đến ở Việt
Nam việc tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng không bị ảnh hưởng nhiều bởi chỉ tiêu
này so với ở nước ngoài, khi họ điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt. Thấy rõ nhất là
năm 2008, khi tỷ lệ lạm phát tăng khá cao, NHNN đã tăng cao lãi suất ngân hàng nhằm
thu hồi tiền đồng vào, và hơn nữa lại hạn chế việc cho vay. Khi lãi suất tăng cao, các
doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoảng chi phí thêm nữa, vì vậy khi tình hình kinh tế
khó khăn, các doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Vì vậy, tỷ lệ nợ
xấu của năm 2008 tăng cao là điều dễ hiểu. Ta có thể kết luận rằng tình hình nợ xấu
của ngân hàng có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân từ nền kinh tế
và lãi suất này cũng là một vai trò khá quan trọng.
2.2.4 Tỷ giá thực hiệu lực REER
Tỷ giá thực RER (Real Exchange Rate) hay còn gọi là tỷ giá thực song phương
là cơ sở để định ra giá trị thực của đồng tiền trong nước và một đồng tiền ngoại tệ
30
khác, liên quan đến chỉ số lạm phát của một quốc gia so với chỉ số lạm phát của một
quốc gia khác.
Tỷ giá thực hiệu lực REER (Real Effective Exchange Rate) được tính toán
nhằm định giá trị thực của đồng nội tệ so với một loại ngoại tệ khác.
Về mặt lý thuyết, khi chỉ số tỷ giá thực REER >1, nghĩa là tỷ giá thực tăng,
VNĐ giảm giá thực và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam được cải
thiện. Ngược lại, khi chỉ số REER < 1, nghĩa là tỷ giá thực giảm, VNĐ lên giá và sức
cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam bị xói mòn.
Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, sự biến động về thâm hụt cán cân
thương mại của Việt Nam từ năm 2000 đến nay trãi qua hai giai đoạn: Giai đoạn từ
2000 đến 2003, tỷ giá thực có xu hướng tăng, cán cân thương mại được cải thiện và
thậm chí có thặng dư chút ít. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, tỷ giá thực có xu hướng
giảm, đặc biệt vào thời điểm cuối quý 3 năm 2006, REER tính được là 97,573 tức là đã
giảm 2,427 % so với năm cơ sở. Khi tỷ giá thực giảm, chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở
nên đắt hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẽ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp
phần làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nên về lý thuyết, sẽ làm
giảm khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế. Thực tế thâm hụt cán cân thương mại
ngày càng tăng trong giai đoạn này cũng phần nào chứng minh cho mối quan hệ này.
Để góp phần thúc đẩy các hoạt động ngoại thương, ngân hàng với vai trò trung
gian tài chính, cung cấp vốn và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu rất quan trọng. Rất nhiều
ngân hàng với thế mạnh về xuất nhập khẩu ngày càng nâng cao năng lực và đã thu về
được những nguồn lợi nhuận từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng
thị trường, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn thì rủi ro tín dụng của ngân
hàng đối với các món nợ này là điều không thể tránh khỏi.
Về công tác điều hành tỷ giá, kể từ năm 2007 cho đến nay, VNĐ đã trải qua 3
giai đoạn biến động giá lớn. Mỗi một giai đoạn đều do các nhân tố khác nhau trực tiếp
dẫn dắt, do đó việc xử lý trong từng giai đoạn là khác nhau. Năm 2008, biến động trên
31
thị trường ngoại hối là do các nhà đầu tư nước ngoài bán khoản 3 tỷ USD trái phiếu để
rút vốn khi lạm phát lên cao. Vào những tháng cuối năm 2009, biến động tỷ giá là do
lượng cung VNĐ quá lớn trên thị trường, đồng thời các hoạt động buôn lậu trên thị
trường vàng khiến USD khan hiếm. Đây cũng là năm mà sai số trong cán cân thanh
toán lên đến 12 tỷ USD. Những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, biến động
ngoại hối một phần do tín dụng ngoại hối tăng mạnh và đầu năm 2010, kỳ vọng VNĐ
giảm giá do đã liên tục bị giảm giá trong thời gian vừa qua, thêm vào đó là dự trữ
ngoại hối thấp và lạm phát cao.
Ta thấy, tỷ giá chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố trên thị trường, trong đó một
phần do tín dụng ngoại tệ của ngân hàng và công tác quản lý cung tiền của ngân hàng
nhà nước. Cho nên sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và
ngược lại, hoạt động ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ giá thực.
Mối quan hệ giữa NPL và REER
0
1
2
3
4
5
6
7
8
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
N
PL
0
20
40
60
80
100
120
R
EE
R
NPL R1
(Nguồn: NHNN và Tổng cục thống kê)
Hình 2.6 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ giá thực REER
Nhìn vào đồ thị, có một điều nghịch lý là tại sao khi đồng Việt Nam ngày càng
bị đánh giá cao hơn tỷ giá thực có nghĩa là nó ngày càng bị mất giá trên thị trường
nhưng từ năm 2002 đến năm 2007, tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm. Điều này có thể giải
32
thích vì từ năm 2002 đến năm 2007, là những năm phát triển kinh tế cực thịnh của Việt
Nam, hơn nữa Việt Nam luôn cố định tỷ giá nên rủi ro về tỷ giá đối với doanh nghiệp
Việt Nam là hầu như rất nhỏ, cộng với tình hình kinh tế đang trên đà phát triển thịnh
vượng thì tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên năm 2008
có lẽ là năm mà hầu như phản ánh đúng nhất nền kinh tế Việt Nam nhất, khi mà khủng
hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, Việt Nam cũng nằm trong cơn bão này, lạm phát tăng
cao, lãi suất tăng cao, Việt Nam không thể giữ cố định đồng Việt Nam hơn nữa, các
doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên khá cao so với
trước đây.
2.2.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, hoạt động thương mại
nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã giải quyết được những vấn đề kinh tế, phát
huy tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước. Tuy nhiên xuất nhập khẩu của Việt Nam
còn nhiều tồn tại như quy mô, khối lượng xuất khẩu thì nhiều nhưng giá trị thấp, dễ
gặp rủi ro. Thị trường xuất khẩu của ta chưa ổn định, nguyên nhân là chất lượng hàng
hóa chưa cao, mẫu mã nghèo nàn, giá thành cao, nhiều trường hợp phải buôn bán qua
trung gian. Về cơ cấu hàng xuất khẩu có những thay đổi nhưng tỷ trọng hàng chế biến
còn thấp hơn hàng thô. Về nhập khẩu, tình trạng nhập siêu lớn dẫn đến thâm hụt
thương mại gia tăng. Nếu như năm 2001, tỷ lệ nhập siêu chiếm 7,9% so với kim ngạch
xuất khẩu thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã là 17,47%. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, tỷ lệ nhập siêu tăng lên rõ rệt nhất là các năm 2007, 2008 tỷ lệ nhập siêu
lên tới gần 30%.
33
Hình 2.7 Giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ 2001-2011
Từ năm 2001 đến nay, thâm hụt thương mại của Việt Nam gia tăng mang tính
chất hệ thống. Thâm hụt thương mại gia tăng là gánh nặng đối với cán cân thanh toán
quốc tế và làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt. Năm 2007, thâm hụt
tài khoản vãng lai lên đến 6,9 tỷ USD, năm 2008 là 9 tỷ USD và năm 2010 khoảng 5,5
tỷ USD.
Cũng giống như tỷ giá, hoạt động xuất nhập khẩu có mối quan hệ rất mật thiết
đến tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh
vực xuất nhập khẩu ở các ngân hàng rất lớn, đây cũng là lợi thế của ngành đồng thời
cũng là rủi ro tiềm ẩn trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
34
Mối quan hệ giữa NPL và IM
0
1
2
3
4
5
6
7
8
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
N
PL
-10
-5
0
5
10
15
20
25
30
IM
NPL IM
(Nguồn: NHNN và Tổng cục thống kê)
Hình 2.8 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và nhập khẩu
Hình 2.8 thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu ngân hàng và nhập khẩu của
Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2011. Ta thấy mối quan hệ
nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu và nhập khẩu, điều này cũng khá phù hợp với một đất
nước nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Là một nền kinh tế nhỏ, đang dần
bước mở cửa và hội nhập, cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam với tỷ trọng hàng nhập về
gia công và sau đó xuất khẩu trở lại lớn. Giá trị nhập khẩu gia tăng cao không có nghĩa
là tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước bị hạn chế so với các nước khác.
35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua chương 2, tác giả đã khái quát về tình hình hoạt động cũng như những rủi
ro tiềm ẩn đang đe dọa thị trường tài chính Việt Nam. Đồng thời, phân tích định tính
mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng và các biến số vĩ mô trong nền
kinh tế như: độ lệch sản lượng (Output Gap), tỷ giá thực REER, lãi suất ngân hàng nhà
nước , chỉ số giá cả và nhập khẩu. Đây cũng là những biến số trong mô hình đánh giá
mức độ căng thẳng tài chính ở chương sau.
36
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KIỂM TRA ĐỘ CĂNG THẲNG TÀI
CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ÁP DỤNG
PHƯƠNG PHÁP VAR
Trong luận văn này, tác giả cũng sử dụng phương pháp VAR (tương tự phương
pháp mà Ông Settor Amediku thực hiện trong bài “Kiểm tra độ căng thẳng của hệ
thống ngân hàng Gana, sử dụng phương pháp VAR”(2006)) để kiểm tra độ căng thẳng
tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mô hình này bao gồm một số biến sau:
NPL, GAP, R1, LNI, CPI, IM. Trong đó, NPL (Non- performing Loan) là tỷ lệ nợ xấu
của hệ thống ngân hàng; GAP (Output Gap) là chênh lệch sản lượng của nền kinh tế,
R1 (Real effective exchange rate) là tỷ giá thực của đồng nội tệ; LNI là logarit của lãi
suất danh nghĩa do ngân hàng trung ương công bố từng thời kỳ; CPI là chỉ số giá tiêu
dùng được tính theo quý; IM là giá trị nhập khẩu.
3.1 Kiểm định các biến của mô hình
Như đã trình bày, tác giả thực hiện stress test hệ thống ngân hàng sử dụng Mô
hình VAR (hay còn gọi là mô hình tự hồi quy vector). Điều kiện tiên quyết khi thực
hiện mô hình này là các biến được sử dụng trong mô hình phải có tính dừng. Nếu các
biến này không dừng thì ta tiến hành sai phân để cho các biến có tính dừng.
Trong thống kê tính dừng có ý nghĩa rất quan trọng, biến có tính dừng
(stationarity) là biến có giá trị thống kê không thay đổi theo thời gian. Ngược lại, biến
không có tính dừng là biến có giá trị thống kê thay đổi theo thời gian. Một chuỗi thời
gian là dừng, thì trung bình, phương sai và tự đồng phương sai (tại các độ trễ khác
nhau) sẽ giữ nguyên không đổi dù cho chúng được xác định vào thời điểm nào đi nữa
Trong phần này, tác giả sẽ tiến hành kiểm định tính dừng của tất cả các biến khi
đưa vào mô hình bằng cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dicker
37
Fuller (ADF). Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành kiểm định tính đồng liên kết giữa các
biến dựa trên phương pháp VAR
3.1.1 Kiểm định tính dừng của biến NPL
(Nguồn: Kết quả chạy eview)
Hình 3.1 Biểu đồ tương quan và tương quan riêng phần của NPL và sai
phân bậc 1 của NPL
Nhìn vào hình 3.1 bên trái, ta thấy biểu đồ hàm tự tương quan ACF giảm dần
một cách từ từ về 0. Chuỗi dữ liệu NPL chưa dừng, ta phải sai phân bậc 1.
Kiểm tra đồ thị Correlogram của chuỗi sai phân bậc 1 của NPL (hình 3.1 bên
phải) ta thấy ACF tắt nhanh về 0 sau 1 độ trễ, PAC giảm nhanh về 0 sau 1 độ trễ. Ta có
chuỗi dữ liệu dừng.
Theo kết quả chạy kiểm định ADF, chuỗi dữ liệu của biến NPL không có tính
dừng. Ta tiến hành xữ lý bằng cách lấy sai phân một lần để được c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_danh_gia_muc_do_cang_thang_tai_chinh_he_thong_ngan_hang_viet_nam_stress_test_ap_dung_p.pdf