Luận văn Mô hình liên kết giữa các ngân hàng và TĐKT trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và một số đề xuất hoàn thiện hóa

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: MÔ HÌNH LIÊN KẾT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI TẬP ĐOÀN KINH TẾ 6

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 6

1.1.1. Khái niệm 6

1.1.2. Sự hình thành TĐKT 6

1.1.3. Đặc điểm của TĐKT 8

1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 9

1.2.1. Khái niệm về NHTM 9

1.1.2. Chức năng của NHTM 10

1.1.2.1. Trung gian tài chính 10

1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán 11

1.1.2.3. Trung gian thanh toán 11

1.1.3. Những hoạt động chủ yếu của ngân hàng 11

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 12

1.1.3.2. Hoạt động tín dụng 12

1.1.3.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ khác 12

1.1.4. Đặc trưng của NHTM 13

1.1.4.1. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hàm chứa nhiều rủi ro 13

1.1.4.2. Đối tượng kinh doanh chính của ngân hàng là tiền tệ 14

1.1.4.3. Nguồn vốn chủ yếu để các ngân hàng hoạt động kinh doanh chính là nguồn vốn huy động 14

1.1.4.4. Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh mang tính hệ thống cao và phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước 14

1.3. MÔ HÌNH LIÊN KẾT NHTM VÀ TĐKT 15

1.2.1. TĐKT tham gia vào ban quản trị của NHTM 15

1.2.1.1. Đặc điểm của mô hình 15

1.2.1.2. Ưu điểm của mô hình 16

1.2.1.3. Nhược điểm của mô hình 18

1.2.2. Mô hình các TĐKT xoay quanh một NHTM trung tâm 19

1.2.2.1. Đặc điểm của mô hình 19

1.2.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình TĐKT có một NHTM làm trung tâm 20

1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 22

1.4.1. Mô hình Keiretsu ngang ở Nhật Bản 23

1.3.2.1. Điều kiện vĩ mô 23

1.3.2.2. Điều kiện vi mô: 25

1.4.2. Mô hình liên kết ở Trung Quốc 26

1.4.2.1. Điều kiện vĩ mô 26

1.4.2.2. Điều kiện vi mô 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 28

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TĐKT TẠI VIỆT NAM 28

2.1.1. Đặc trưng của TĐKT Việt Nam 28

2.1.2. Phân loại TĐKT 31

2.1.2.1. TĐKT tư nhân 31

2.1.2.2. TĐKT nhà nước 31

2.2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT NHTM VÀ TĐKT TẠI VIỆT NAM 32

2.2.1. Thực trạng kinh tế Việt Nam 2006-2008 32

2.2.2. Mô hình TĐKT góp vốn vào NHTM 34

2.2.2.1. Mô hình tổ chức ngân hàng Maritime bank 35

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động của Maritime bank thời kì 2007-2008 37

2.2.3. Mô hình TĐKT đứng ra thành lập NHTM 41

2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức 41

2.2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của Tiên Phong bank 43

2.2.4. Nhận xét chung 46

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH LIÊN KẾT NHTM VỚI TĐKT TẠI VIỆT NAM 48

3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT TẠI VIỆT NAM 48

3.1.1. Điều kiện xác lập mô hình 48

3.1.1.1. Vi mô 48

3.1.1.2. Vĩ mô 49

3.1.2. Yêu cầu đối với mô hình 51

3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT 52

3.2.1. Đề xuất về mô hình liên kết 52

3.2.2. Yêu cầu của mô hình 54

3.2.3. Định hướng phát triển các TĐKT Việt Nam 55

3.2.3.1. TĐKT Nhà Nước 55

3.2.3.2 TĐKT tư nhân 57

3.2.4. Định hướng phát triển đối với NHTM 59

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

doc61 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô hình liên kết giữa các ngân hàng và TĐKT trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và một số đề xuất hoàn thiện hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế, đặc biệt là về kinh tế đối ngoại của NN mà không có sự tham gia trước hoặc có sự thỏa thuận của tổ chức này. Các tập đòan còn đưa đại diện của mình vào cơ quan NN, đặc biệt là những cơ quan kinh tế, duy trì những sự tiếp xúc thường xuyên với CP thông qua ủy ban tư vấn kinh tế khác nhau. Kết quả là CNTB độc quyền NN ở Nhật được tăng cường, NN trở thành công cụ quan trọng phục vụ các TĐ TBTC Nhật thống trị trong nước và bành trướng ra thế giới 1.3.2.2. Điều kiện vi mô : a) Trong TĐKT : Thứ nhất, các TĐKT Nhật đã có biện pháp huy động vốn táo bạo : Nếp kinh doanh cổ điển ở các nước phương Tây đòi hỏi phải cân bằng khoản vay với nguồn vốn của xí nghiệp, nghĩa là xí nghiệp phải có từ 50 – 70% tiền vốn, số còn lại mới có thể đi vay hoặc phát hành trái phiếu. Sau chiến tranh, nguyên tắc đó ở Nhật Bản bị phá vỡ. Tính chung từ 1958- 1962, vốn của xí nghiệp chỉ chiếm 24% tổng số vốn kinh doanh, so với 65% xí nghiệp Nhật phải vay tới gần 80% số vốn kinh doanh (trong đó già nửa là vay ngắn hạn, lãi suất 9-10% thậm chí 20%/năm) Thứ hai, Nhật Bản đã kết hợp khéo léo giữa "công nghệ phương Tây" và "tính cách Nhật Bản" hình thành nên các TĐKT mang phong cách Nhật. b) Trong NHTM Thứ nhất,trong việc tích lũy vốn, các ngân hàng trung tâm của TĐ có thuận lợi hơn các nước tư bản khác là được sử dụng khối lượng tiền tiết kiệm cá nhân lớn nhất trong dân chúng : Trung bình từ 1961- 1967 , tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập của người dân Nhật là 18 ,6%, so với 6,2% ở Mỹ, 7,7% ở Anh, 8,7% ở Pháp, 13% ở Đức. Từ việc huy động lượng vốn lớn từ trong dân chúng, NH trung tâm sẽ có nhiều vốn hơn để tài trợ cho nhu cầu của các TĐ mình Thứ hai,các NHTM có khả năng nhận vốn của NHTW ( Ngân hàng Nhật Bản) một cách dễ dàng. Bằng chính sách lạm phát, NHNB thông qua mạng lưới NHTM cung cấp vốn cho TĐKT. Nó trở thành một công cụ kinh tế quan trong để nhà nước điều chính kinh tế Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, những chính sách phát triển mô hình liên kết giữa TĐKT xoay xung quanh một NH ở Nhật chỉ phát huy tác dụng vào những năm khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên, sau đó, những yếu kém của mô hình này như phân tích phần trước đã dần bộc lộ, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1971, mô hình này đã tỏ ra không còn phù hợp cho điều kiện mới nữa. Vì vậy mà hình thức liên kết này này càng bị rạn nứt, mờ nhạt dần và cho đến nay thì nó không còn là xu thế chung của các TĐKT Nhật Bản nữa Qua hai ví dụ về những điều kiện vi mô và vĩ mô cho sự liên kết giữa TĐKT và NHTM, chúng ta có thể thấy rằng, các điều kiện ở các nước khác nhau sẽ thích hợp với một mô hình khác nhau. Khó có thể lấy mô hình nào làm chuẩn, vì vậy các quốc gia phải dựa vào điều kiện phát triển của đất nước mình, định hướng phát triển kinh tế để chọn ra mô hình phù hợp nhất. 1.4.2. Mô hình liên kết ở Trung Quốc Trung Quốc là một nước lớn nằm giáp biên giới phía Bắc của Việt Nam. Từ xa xưa, đây đã là quốc gia láng giềng có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với Việt Nam cả về chính trị và văn hoá. Do đó, nước ta có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội. Ngoài ra, đây cũng là nước XHCN có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có nhiều các chính sách phát triển kinh tế hiệu quả. Trong đó, xây dựng các TĐKT mạnh là một trong những trọng tâm của công cuộc cải cách nền kinh tế của Trung Quốc. Các TĐKT của Trung Quốc liên kết với các NHTM được dựa trên một số điều kiện vĩ mô và vi mô như sau  1.4.2.1. Điều kiện vĩ mô * Điều kiện về sự hậu thuẫn của Chính Phủ Mối liên kết giữa NHTM và TĐKT thường được sự hậu thuẫn lớn về phía chính phủ. Theo định hướng phát triển của các quốc gia, sự phát triển của các TĐKT là tất yếu của quá trình hợp tác phát triển các loại hình doanh nghiệp, các mối quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. TĐKT huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trinh sản xuất kinh doanh, tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại. Việc hình thành TĐKT cho phép phát huy lợi thế kinh tế có quy mô lớn, khai thác triệt để thương hiêu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra, và nhiều loại hình dịch vụ. Từ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đó của TĐKT mà chính phủ các nước đã có những biện pháp hỗ trợ cho các TĐKT phát triển. Một trong số những sự hậu thuẫn từ phía chính phủ cho phép mối liên kết này đó là cho phép các TĐKT được tham gia góp vốn vào các NHTM. Tuy nhiên, để ngăn ngừa nguy cơ gây lũng đoạn nền kinh tế và sự thâu tóm quyền lực vào tay các TĐKT, Chính phủ của các nước thường quy định một tỷ lệ góp vốn nhất định * Điều kiện về pháp lý Hệ thống hành lang pháp lý thông thoáng với những quy định rõ ràng cụ thể về tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ cho vay trong nội bộ của NHTM và TĐKT cũng như tính an tòan bảo mật thông tin của các NHTM sẽ giúp cho mối quan hệ này được minh bạch , tránh được những hạn chế, tiêu cực của các mô hình liên kết và bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng 1.4.2.2. Điều kiện vi mô * Đối với TĐKT Các TĐKT phải có tiềm lực mạnh. Điều này thể hiện ở chỗ, TĐKT phải có lượng vốn lớn để chủ động đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất chính của tập đoàn và tự chủ trong việc thanh toán cho các khoản vay tài trợ cho dự án. TĐKT phải xác định được rằng NHTM mà mình tham gia làm cổ đông chiến lược hay cổ đông sáng lập phải độc lập về mặt hoạt động, và xem việc đầu tư vào NHTM là một trong số các lĩnh vực đầu tư của tập đoàn và được hưởng lợi từ việc nắm giữ cổ phiếu. Bên cạnh đó, TĐKT có phải đáp ứng về trình độ, năng lực quản lý, không chỉ ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của mình và còn ở lĩnh vực tài chính ngân hàng mà TĐKT đầu tư góp vốn vào. Việc cổ đông lớn là TĐKT có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực tài chính sẽ giúp cho những quyết định về chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ chính xác và từ đó nâng cao được tính hiệu quả của các quyết định. * Với NHTM NHTM có TĐKT nắm giữ cổ phần chi phối phải đảm bảo được tính độc lập đối với TĐKT. NHTM là trung gian tài chính của nền kinh tế. Các quyết định đầu tư, cho vay đối với các dự án của các doanh nghiệp phải dựa trên việc thẩm định khách quan về tính khả thi của dự án đó. CHƯƠNG II: THựC TRạNG LIÊN KếT NGÂN HàNG THƯƠNG MạI VớI CáC TậP ĐOàN KINH Tế ở VIệT NAM 2.1. Khái quát về TĐKT tại Việt Nam 2.1.1. Đặc trưng của TĐKT Việt Nam TĐKT là bước phát triển tất yếu một khi doanh nghiệp hội tụ đủ các điều kiện cần thiết về vốn, công nghệ cũng như khi thực tế đòi hỏi các công ty phải có mối quan hệ mật thiết để giảm áp lực cạnh tranh, tập trung tiềm lực để phát triển theo hướng đa lĩnh vực, xuyên quốc gia. Theo TS. Phan Thảo Nguyên: "TĐKT là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành  hay  những  ngành  khác  nhau,  ở  phạm  vi một  nước  hay  nhiều nước, trong đó có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động  của  các công  ty  con về mặt  tài  chính và  chiến  lược phát  triển.  Tập  đoàn  kinh  tế  là một  cơ  cấu  tổ  chức  vừa  có  chức  năng  kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận.” ở Việt Nam hiện nay, tuy có khá nhiều tập đoàn được thành lập nhưng những qui định về TĐKT vẫn còn nhiều thiếu sót và không rõ ràng. Chính vì thế còn có nhiều tranh luận xung quanh khái niệm này. Văn bản luật đầu tiên có đề cập đến TĐKT là Luật Doanh Nghiệp 2005 tại Điều 146 khoản 2: “Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: Công ty mẹ – Công ty con; TĐKT; Các hình thức khác.” Còn theo điều 149 : “ TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của TĐKT.” Theo văn bản luật này cú thể hiểu được TĐKT thuộc vào nhúm cụng ty giống như cụng ty mẹ- cụng ty con. Xó hội ngày càng phỏt triển.Cỏc tập đoàn kinh tế ngày càng được thành lập nhiều hơn.Và văn bản luật cũng đó cú sự thay đổi. Tại nghị định số 139/2007/NĐ-CP năm 2007, điều 26 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung về TĐKT, khoản 1 có quy định: “TĐKT bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sát nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.” Khoản 2 có quy định: "TĐKT không có tư cách pháp nhân, không phải đăng kí kinh doanh theo Luật Doanh Nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.” Từ những sửa đổi bổ sung đó, chúng ta thấy rằng TĐKT không có tư cách pháp nhân. Thực tế nó chỉ là tập hợp của các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, vận hành trên cơ sở các mối quan hệ về kinh tế, công nghệ Mặc dù ở Việt Nam, TĐKT mới được thành lập nhưng vẫn có thể rút ra những đặc trăng cơ bản tương tự các TĐKT thế giới: Thứ nhất: TĐKT có phạm vi hoạt động lớn. TĐKT Việt Nam mới được thành lập trong vòng 10 năm trở lại đây nên chưa hình thành được các TĐKT đa quốc gia. Tuy cũng có tập đoàn đặt văn phòng ở nước ngoài như Tập đoàn Hòa Phát (đặt Văn Phòng Đại Diện tại phòng 7, tầng 4 Vientiane Commercial Bank Building, Phố Lanxang, Vientiane, nước Cộng hòa dân chủ Lào) nhưng chủ yếu vẫn chỉ là phạm vi hẹp trong 3 nước Đông Dương. Thứ hai: TĐKT có quy mô lớn về nguồn vốn, nhân lực và doanh số hoạt động. Các tập đoàn thường thu hút một số lượng lớn lao động. Tính đến ngày 31/12/2008, tập đoàn FPT có 12 công ty thành viên và 9027 nhân viên đang tham gia làm việc tại đây. Còn tập đoàn dầu khí Việt Nam có tới 19 công ty thành viên. Doanh số hoạt động của tập đoàn là do doanh số của các công ty thành viên tạo ra. Thứ ba: TĐKT có hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó có một chủ thể đóng vai trò chi phối. Hình thức sở hữu vốn trong các TĐKT cũng rất đa dạng nhưng về căn bản vốn của tập đoàn là vốn do các công ty thành viên làm chủ sở hữu bao gồm vốn của tư nhân và có thể có vốn của Nhà Nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào chủ thể chi phối. Có 2 cấp độ chính thể hiện mối quan hệ này: + ở cấp độ thấp hay còn gọi là liên kết mềm, vốn của công ty “mẹ”, công ty “con”, công ty “cháu” là của từng công ty. + ở cấp độ cao hơn hay còn gọi là liên kết cứng, vốn của công ty “mẹ” tham gia đầu tư vào công ty “con”, công ty “cháu” và biến chúng thành công ty TNHH một thành viên do công ty “mẹ” làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc giữ cổ phần chi phối (đối với công ty cổ phần). Trên thực tế rất hiếm TĐKT chỉ có một cấp độ quan hệ sở hữu vốn mà luôn đan xen cả 2 cấp độ với nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam tồn tại chủ yếu là mối quan hệ về vốn ở cấp độ liên kết cứng. Như tập đoàn Bảo Việt đã đầu tư 100% vốn điều lệ vào Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt do Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ; đầu tư 60% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC); đầu tư 40% vốn điều lệ của NHTM Cổ phần Bảo Việt (BAOVIET BANK); đầu tư 55% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt Thứ tư: TĐKT có cơ cấu tổ chức phức tạp. Thường thì các TĐKT không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn. Tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn còn tồn tại chức danh này. Ví dụ: Ông Trương Gia Bình là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn FPT. Còn với tập đoàn Bảo Việt, ông Lê Quang Bình là chủ tịch hội đồng quản trị và bà Nguyễn Thị Phúc Lâm làm tổng giám đốc tập đoàn . Thứ năm: TĐKT hoạt động đa ngành nghề nhưng thường có một ngành nghề chủ đạo. Tập đoàn FPT có công ty chứng khoán, đại học FPT, công ty Bất động sản, công ty dịch vụ Tin học nhưng lĩnh vực kinh doanh chủ yếu vẫn là phần mềm tin học. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu khí, ngân hàng, xây dựng nhưng ngành nghề kinh doanh chính vãn là khai thác dầu khí. 2.1.2. Phân loại TĐKT 2.1.2.1. TĐKT tư nhân Tiêu biểu cho TĐKT tư nhân là tập đoàn FPT, tập đoàn Kinh Đô, tập đoàn Hòa Phát,... Trên thực tế mô hình TĐKT tư nhân vẫn chưa được thừa nhận ở Việt Nam hiện nay. Có thể nói, mặc dù có những bước đường phát triển với khó khăn thuận lợi khác nhau song các mô hình tập đoàn này đều có những điểm chung, đó là: - Hầu hết các tập đoàn này đều được hình thành trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. - Hầu hết các mô hình tập đoàn này đều có điểm xuất phát là mô hình Công ty gia đình hoặc nhóm nhà đầu tư thân cận... - Các tập đoàn đều có góp vốn, hoặc giữ cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông. - Các cụng ty thành viờn của tập đoàn này đều đang được niêm yết trên sở giao dịch . - Các tập đoàn đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua phát triển nội sinh, mua bán sát nhập hay liên kết. 2.1.2.2. TĐKT nhà nước  ý tưởng phát triển một số công ty lớn thành TĐKT đã bắt đầu từ cách đây hơn 10 năm, đánh dấu bằng Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ban hành năm 1994. Nhưng đến năm 2005 TĐKT đầu tiên mới được thành lập. Và cho đến nay, Thủ tướng chính phủ đã phê chuẩn thành lập 8 TĐKT nhà nước: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Tập đoàn EVN), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Tập đoàn Vinatex), Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam(Tập đoàn VRG); Tập đoàn tài chính- Bảo hiểm (tập đoàn Bảo Việt); Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Tập đoàn Vinashin); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT). Hiện nay còn nhiều công ty Nhà Nước khác cũng đang trình Chính Phủ xin cấp phép chuyển đổi thành TĐKT. Các tập đoàn này đều mang đặc điểm chung : - Tất cả các TĐKT nhà nước đều có xuất phát điểm là công ty có 100% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. - Sự chuyển đổi sang mô hình mới do mô hình cũ hoạt động kém hiệu quả hoặc nguồn vốn đầu tư từ nhà nước không đem lại được hiểu quả kinh tế cao như mong đợi. - Sự chuyển đổi mô hình là do Nhà Nước mong muốn có những TĐKT thực sự lớn mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 2.2. Thực trạng liên kết NHTM và TĐKT tại Việt Nam 2.2.1. Thực trạng kinh tế Việt Nam 2006-2008 Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, để đáp ứng nhu cầu luân chuyển vốn cho nền kinh tế, các NHTM cũng liên tiếp ra đời và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các NHTM có mối liên hệ sâu sắc với các TĐKT thì thời gian gần đây mới trở nên mạnh mẽ. Đặc biệt là sự gia đời của các ngân hàng mà người đứng ra đề xướng thành lập nó là TĐKT (như là ngân hàng Tiên Phong, ngân hàng Bảo Việt) thì mới xuất hiện trong thời gian năm 2007, 2008. Do đó để phân tích và làm rõ về các mô hình liên kết NHTM – TĐKT ở Việt Nam, đề tài lựa chọn thời gian nghiên cứu là 3 năm, từ 2006 - 2007, với 2 giai đoạn chính: giai đoạn kinh tế phát triển nóng 2006-2007 và giai đoạn đầu khủng hoảng 2008. Thời kì 2006 - 2007 là thời gian phát triển nóng của nền kinh tế nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng (mức tăng trưởng tín dụng liên tục ở mức trên 25%/năm trong nhiều năm). Đặc biệt, năm 2007 được coi là năm vàng của ngành ngân hàng khi mà hàng loạt ngân hàng yếu kém trước đây, nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ sự tăng trưởng ngoạn mục của thị trường chứng khoán, đã vượt qua khó khăn, hồi sinh và phát triển. Đồng thời, đây cũng là năm mà ý tưởng thành lập NHTMCP xuất hiện trong đầu nhiều “đại gia” trong nền kinh tế, cả nhà nước và tư nhân. Trên thực tế là đến thời điểm tháng 8 năm 2007, có khoảng 50 hồ sơ xin thành lập ngân hàng, cả trong và ngoài nước được đệ trình và thẩm định. Tính đến tháng 5/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm có 5 NHTM nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 36 NHTM cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế mà quy mô GDP của nó chỉ đạt mức 50 tỉ USD (tính đến thời điểm tháng 8 năm 2008) thì số lượng các tổ chức tín dụng như thế là quá nhiều. Điều này làm gia tăng rủi ro đối với hệ thống ngân hàng do tăng rủi ro phi hệ thống. Và trên thực tế, nguồn vốn trên thị trường đã trở nên căng thẳng từ tháng 11/2007, thể hiện rõ nhất khi lãi suất trúng thầu trên thị trường mở có lúc đội lên tới 17% mỗi năm. Cho đến đầu năm 2008, tình hình không khả quan hơn và diễn ra ở hầu hết ngân hàng thương mại, đến mức VP Bank đã dừng cho vay tiền đồng vì chưa tìm được nguồn cung. Hệ quả của nó là việc thống ngân hàng Việt Nam đã phải đối mặt với nguy cơ lớn là cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động của các NHTM. Cuộc chạy đua tăng lãi suất này bắt đầu từ thời điểm ngày 15/2/2008 với việc ABBank, VIBBank, Techcombank tuyên bố tăng lãi suất. Tình trạng khan hiếm tiền đồng đồng thời cũng đẩy lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng thời điểm ngày 15/2/2008 vọt lên mức kỷ lục 30% mỗi năm, cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, trong khi hôm trước chỉ ở mức 25%. Và trong vòng 8 tháng liên tiếp (đến tháng 10/2008), lãi suất huy động vốn ở các NHTM tăng liên tục. ở thời điểm nóng lãi suất huy động cho kì hạn 1 năm của Ngân hàng Ocean bank lên tới 19% (tháng 6/2008). Việc này cũng đẩy lãi suất cho vay lên cao và làm gia tăng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh toán đối với các ngân hàng. Ngay sau đó, khi lãi suất bắt đầu ổn định lại vào cuối năm 2008 thì khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Từ tháng 7 mức tăng CPI đã giảm, tính chung CPI 11 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng 23,25% và so với tháng 12/2007 tăng 20,71%. Đây là chỉ số giá tiêu dùng cao nhất kể từ 1991 đến nay. Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá so sánh năm 1994) năm 2007 là 8,48%, năm 2008 khoảng 6,5%, thấp hơn mức bình quân của 3 năm gần đây 1,5 - 2 điểm phần trăm (số liệu năm 2007 lấy từ Niên giám thống kê, năm 2008 lấy từ Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội, tháng 10/2008). Nói tóm lại, sau thời kì phát triển mạnh mẽ năm 2006 – 2007, nền kinh tế nước ta năm 2008 đi vào suy thóai và khủng hoảng, trở thành bước cản lớn đối với sự phát triển của ngành ngân hàng, vốn là ngành có xu hướng vận động cùng chiều với sự phát triển kinh tế. Vậy thì, bối cảnh kinh tế đó đã tác động như thế nào đối với ngành ngân hàng và liệu các ngân hàng có hậu thuẫn là các TĐKT lớn có dễ dàng đối mặt với khủng hoảng hơn các NHTM khác không? Để trả lời câu hỏi đó, đề tài sẽ đi vào phân tích thực trạng mô hình liên kết NHTM – TĐKT ở Việt Nam trong phần 2.2.2 và 2.2.3. 2.2.2. Mô hình TĐKT góp vốn vào NHTM Một trong hai hình thức liên kết chính ở Việt Nam hiện nay là mô hình TĐKT góp vốn vào NHTM. Hình thức liên kết này đang ngày càng phát triển mạnh trong nền kinh tế Việt Nam và trở thành một trong những công cụ chính để thâm nhập vào các tổ chức tài chính trung gian như là các NHTM của các tập đoàn kinh tế lớn. Theo báo cáo của Bộ tài chính, đến thời điểm ngày 12/5/2008, có đến 28/70 tập đoàn, tổng công ty đầu tư (gọi tắt là tập đoàn) tham gia góp vốn thành lập các công ty chứng khoán, ngân hàng, công ty bảo hiểm, bất động sản với giá trị hơn 23.344 tỉ đồng. Đặc biệt là ngành ngân hàng, hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đầu tư số vốn lớn vào các NHTMCP như là Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) sở hữu 20% (tương đương 400 tỉ đồng) vốn góp của NHTMCP Đại dương (Ocean Bank), Công ty cổ phần tập đoàn T&T sở hữu trên 20% vốn cổ phần của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) nắm giữ 19,91% vốn điều lệ của NHTMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime bank) Để làm rõ thêm về hình thức liên kết này ở Việt Nam, đề tài sẽ tập trung đi vào nghiên cứu mô hình tổ chức Ngân hàng NHTMCP Hàng hải Việt Nam tên viết tắt là Maritime bank hay MSB. 2.2.2.1. Mô hình tổ chức ngân hàng Maritime bank Ngân hàng NHTMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime bank) là NHTM được thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh NHTM, hợp tác xã tính dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990. Năm 1991, Maritime bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Mô hình quản trị của Maritime bank là mô hình tổ chức hỗn hợp, cho phép chuyên môn hóa quản lý. Hình2.1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime bank) Trong đó, danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của Maritime bank (theo danh sách chốt ngày 30/06/2008) bao gồm: Cổ đông Địa chỉ trụ sở chính (thường trú) Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) Tầng 10, Tòa nhà Ocean Park, số 1 Phố Đào Duy Anh, TP Hà Nội. 298.615.800.000 19,91% Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Tầng 17, Tòa nhà Ocean Park, số 1 Phố Đào Duy Anh, TP Hà Nội 163.129.960.000 10,88% Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (Gemadept) Tầng 15, số 35, Nguyễn Huệ, Quận I, TP Hồ Chí Minh. 99.830.944.000 6,66% Công ty Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) Số 215, Trần Quốc Toản, Q. Ngô Quyền, TP Hải Phòng 92.945.160.000 6,2% Hội đồng quản trị ngân hàng bao gồm: - Bà Lê Thị Liên - Chủ tịch HĐQT: Đại diện phần vốn góp của Tập đoàn VNPT. - Ông Lưu Tường Giai – Thành viên HĐQT: Đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Gemadept. - Ông Lưu Thanh Bình – Thành viên HĐQT: Đại diện phần vốn góp của Công đoàn cục hàng không Việt Nam. - Ông Bùi Việt Hoài – Thành viên HĐQT: Đại diện phần vốn góp của công ty VOSCO - Các thành viên khác của hội đồng quản trị là các cá nhân tham gia góp vốn vào Maritime bank, gồm 2 người là ông Trần Anh Tuấn và ông Nguyễn Hữu Đức. Có thể thấy, do nắm giữ cổ phần lớn trong Maritime bank, 4/6 thành viên hội đồng quản trị là các đại diện của các tập đoàn, công ty lớn. Họ là đại diện tập đoàn mình tham gia quản lý Maritime bank, và có ảnh hưởng lớn đến các quyết định của ngân hàng. 2.2.2.2. Thực trạng hoạt động của Maritime bank thời kì 2007-2008 Để đánh giá hiệu quả về thực trạng hoạt động của Maritime bank thời kì 2007 – 2008, đề tài lựa chọn NHTM cổ phần nhà (viết tắt là Habubank) là ngân hàng thành lập cùng thời kì với Maritime bank để so sánh. a. Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động của Maritiem bank 2007: Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản – nguồn vốn, chúng tôi so sánh bảng cân đối kế toán năm 2007 của Maritimebank với Habubank: Bảng 2.2- Bảng so sánh quy mô, cơ cấu tài sản - nguồn vốn Maritimebank và Habubank năm 2007 (Đơn vị: tỉ đồng) Chỉ tiêu Maritime bank Habubank Chênh lệch Số tiền (A) Tỷ trọng (%) Số tiền (B) Tỷ trọng (%) A-B (A-B)/A (%) i. tài sản Tiền mặt tại quỹ 101 0.58 154 0.66 (52) (51.97) Tiền gửi tại NHNN 278 1.58 37 0.16 240 86.44 Tiền gửi và cho vay các TCTD 8,209 46.73 10,894 46.32 (2,684) (32.71) Tín dụng 6,493 36.96 9,285 39.48 (2,792) (43.00) Đầu tư 2,198 12.52 2,748 11.68 (549) (24.97) TSCĐ 103 0.59 98 0.42 4 4.66 Tài sản có khác 184 1.05 299 1.27 (115) (62.77) Tổng tài sản có 17,569 100.00 23,518 100.00 (5,949) (33.86) II. nG. VốN Vốn huy động 7,368 41.94 8,467 73.41 (1,098) (14.91) Vốn đi vay 7,853 44.70 697 6.05 7,155 91.12 Tài sản nợ khác 463 2.64 369 3.20 94 20.39 Vốn và các quỹ 1,883 10.72 2,000 17.34 (116) (6.17) Tổng nguồn vốn 17,569 100.00 11,533 100.00 6,035 34.35 (Nguồn số liệu: [8]; [10]) Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng tổng vốn của Habubank chỉ có 11,533 tỉ đồng, thấp hơn tổng vốn của Maritimebank (17,569 tỉ VNĐ). Nhưng tỷ trọng vốn huy động trên tổng vốn của Habubank lại lớn hơn vốn huy động của Maritimebank gấp gần 2 lần. Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản cũng lớn hơn tuy không đáng kể (chỉ có 3,84%). Từ đây có thể thấy lượng giao dịch tại Habubank lớn hơn Maritimebank. Cũng tức là khả năng huy động vốn và cho vay từ các thành phần kinh tế của Habubank lớn hơn Maritimebank. Điều này tương ứng với giới hạn về số lượng khách hàng của mô hình liên kết NHTM – TĐKT mà nguyên nhân chủ yếu là do các mối quan hệ ràng buộc nội tại. Bảng 2.3- Bảng so sánh một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Maritimebank và Habubank năm 2007 Chỉ tiêu Maritimebank Habubank EAT (nghìn VNĐ) 172,846 365,632 EPS (nghìn VNĐ/cổ phiếu) 2,050 2,229 ROE (%) 9 18 ROA 0.01 0.02 Hệ số an toàn vốn COOK (%) 19.49 11.51 Tổng dư nợ/tổng tài sản 0.42 0.36 Tổng dư nợ/vốn huy động 0.88 1.10 Tốc độ tăng thu nhập (%) 88.03 158.99 Tốc độ tăng chi phí (%) 99.03 149.19 (Nguồn số liệu: [8]; [10]) Một trong các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng là thu hút tiền gửi và cho vay. Đồng thời, trong báo cáo kết quả kinh doanh của các NHTM cũng có thể thấy lợi nhuận thu được từ lãi vay luôn chiếm tỉ trọng lớn. Do đó dư nợ tín dụng của Habubank lớn hơn Maritimebank đã tạo ra mức lợi nhuận sau thuế và lợi tức trên cổ phiếu lớn hơn. Suất sinh lời (ROE) của Habubank là 18%, lớn hơn gấp đôi ROE của Maritimebank (9%) đồng thời, vòng quay vốn ở Habubank nhanh gấp đôi Maritimebank. Từ đó cho thấy hiệu quả hoạt động của Ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2259.doc
Tài liệu liên quan