LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Khái quát chung về hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.1 Các hoạt động cơ bản của NHTM 4
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7
1.2. Cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu 10
1.2.2. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng thương mại 13
1.2.2.1. Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu 13
1.2.2.2. Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu 17
1.3. Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của NHTM 22
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng thương mại 22
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu 24
1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về NHTM 24
1.3.2.2. Các nhân tố ngoài ngân hàng 27
CHƯƠNG 2 30
THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH 30
2.1. Khái quát về quá trình hình thành và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định 30
2.1.1 Lịch sử hình thành 30
2.1.2 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định 31
2.2. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định 37
2.2.1. Khái quát các Doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định 37
2.2.2 Thực trạng cho vay đối với các Doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh NHĐT Bình Định 43
2.2.2.1 Khái quát tình hình cho vay đối với DN CBGXK tại NHĐT Bình Định 43
2.2.2.2 Phân tích tình hình mở rộng cho vay đối với DN CBGXK tại NHĐT Bình Định 45
2.3 Đánh giá thực trạng cho vay đối với Doanh nghiệp CBGXK tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định. 55
2.3.1 Kết quả đạt được 55
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 57
2.3.2.1. Hạn chế 57
2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế 58
CHƯƠNG 3 64
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CBGXK TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH 64
3.1 Dự báo nhu cầu vốn vay và định hướng cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại NHĐT Bình Định trên địa bàn của tỉnh trong thời gian tới 64
3.1.1 Định hướng cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh NHĐT Bình Định trong thời gian tới 64
3.1.2 Định hướng phát triển ngành gỗ xuất khẩu và dự báo nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp CBGXK BĐ trong thời gian tới 65
3.1.2.1 Định hướng phát triển ngành gỗ xuất khẩu Bình Định trong thời gian tới 65
3.1.2.2 Dự báo nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp CBGXK trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2005 - 2010 67
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định 68
3.2.1 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, cán bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế 68
3.2.2 Hoàn thiện các phương thức thanh toán quốc tế 70
3.2.3 Phát triển đồng bộ các dịch vụ ngân hàng hiện đại 74
3.2.4 Áp dụng đa dạng các biện pháp đảm bảo tiền vay 76
3.2.5 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng 78
3.2.6 Hoàn thiện công tác Marketing trong Chi nhánh 80
3.3. Các kiến nghị 83
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 84
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 84
3.3.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 86
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.273.370
2.916.765
- Vốn chủ sở hữu (tr.đồng)
171.454
193.324
289.571
340.729
492.295
665.568
- Nợ phải trả (triệu đồng)
332.808
499.697
927.768
1270.636
1780.655
2.251.197
+ Vay nợ ngân hàng
242.041
337.391
717.168
977.368
1.394.254
1.772.848
+Phải trả khác
90.767
112.576
210.600
293.268
386.402
478.349
- Nguồn vốn trung bình (tr.đồng)
18.009,36
15.316,45
25.361,23
29.840,09
37.882,50
31.703,97
Nguồn: Cục thống kê Bình Định
Nguồn vốn đầu tư trung bình của các doanh nghiệp cũng tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng bình quân 23,81%/năm. Tuy qui mô vốn bình quân tăng nhưng vốn chủ sở hữu không tăng và chiếm tỷ trọng bé trong tổng nguồn vốn: trung bình vốn chủ sở hữu chiếm 30,7% so với tổng nguồn vốn (ta có thể thấy rõ tình hình này qua biểu đồ 2.2). Nguồn vốn còn lại của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng vốn vay. Điều này xuất phát từ đặc điểm riêng của các doanh nghiệp CBGXK đó là nguyên liệu gỗ vẫn chiếm 60% - 70% giá thành sản phẩm nên các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều cho vốn lưu động, do đó áp lực vay vốn rất cao.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn của các Doanh nghiệp CBGXK
Đặc điểm sản xuất của Doanh nghiệp CBGXK
Sản phẩm của doanh nghiệp là các sản phẩm được chế biến từ gỗ bao gồm: bàn, ghế ngoài trời, giường, tủ, và đồ nội thất bằng gỗ; thị trường đầu ra của sản phẩm là các nước: Mỹ, Nhật và EU. Tỷ lệ gỗ trên sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp vẫn chiếm gần 100%, nguyên liệu gỗ vẫn chiếm gần 60% đến 70% giá thành sản phẩm, giá kim loại chiếm khoảng 5% (ốc, vít), vật liệu nhựa đóng gói chiếm 1%, còn lại là các chi phí khác. Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu không hoàn toàn được chủ động về nguyên liệu gỗ đầu vào, hầu hết nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu từ nước ngoài, gần 80% gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, còn lại trong nước đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho sản xuất của các doanh nghiệp. Như vậy, việc nhập khẩu nguyên liệu và không được chủ động trong nguyên liệu đầu vào buộc các doanh nghiệp CBGXK phải dự trữ nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu sản xuất, do đó nhu cầu vốn lưu động rất lớn, cần phải vay vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu này.
Quá trình sản xuất sản phẩm gỗ cũng đòi hỏi các yêu cầu về mặt kỹ thuật rất cao. Để có thành phẩm đúng qui cách, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì quá trình sản xuất phải tuân theo một qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt và quản lý theo các tiêu chuẩn như ISO 9000-2001. Chỉ cần một chi tiết trong lô hàng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chất lượng như đã định trong hợp đồng thì khách hàng sẽ không chấp nhận lô hàng đó. Hơn nữa, do yêu cầu của về bảo vệ môi trường buộc các doanh nghiệp phải sử dụng gỗ nhập khẩu có nguồn gốc được khai thác trong các khu rừng được quản lý bền vững (FSC). Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp CBGXK phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi và đội ngũ quản lý kinh doanh nhanh nhạy, am hiểu thị trường.
Các doanh nghiệp CBGXK không thực hiện sản xuất liên tục, mà sản xuất theo thời vụ, thường là được nghỉ vào mùa hè, đây là tính mùa vụ đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU vì sản phẩm gỗ của ta xuất sang thị trường EU vẫn chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời. Do đó, công nhân hầu hết không có lương hoặc có lương không đáng kể trong mùa này trừ một số doanh nghiệp có hợp đồng trái vụ. Đây là một khó khăn của các doanh nghiệp CBGXK, các doanh nghiệp có thể thiếu công nhân trong mùa sản xuất hoặc khi có những đơn hàng lớn.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp CBGXK
Năm 2004, mặt hàng hàng gỗ xuất khẩu đạt trên 126,85 triệu USD, tăng gấp 1,73 lần năm 2003 (73,36 triệu USD), chiếm 43,43% tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh, và bằng 12,03% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ tòan quốc (1.054 triệu USD); năm 2005 kim ngạch xuất khẩu là 161,53 triệu USD, tăng 27,34% so với năm 2004; trong 6 tháng đầu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu là 96,43 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó có nhiều doanh nghiệp đạt giá trị xuất khẩu cao như: DNTN Duyên Hải, tổng công ty PISICO, công ty TNHH Tiến Đạt, công ty TNHH Quốc Thắng, công ty XNK Bình Định, công ty TNHH Mỹ Tài, công ty TNHH Đại Thành, công ty TNHH Hòang Anh, công ty Phú Tài.
Bảng 2.4: Kim ngạch XNK của các Doanh nghiệp CBGXK BĐ
Thông số
Năm
2003
2004
2005
6 tháng 2006
- Xuất khẩu
Giá trị (triệu USD)
73,36
126,85
161,53
96,43
Tỷ lệ tăng so với năm trước (%)
41,06%
72,91%
27,34%
19,40%
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu
Giá trị (triệu USD)
31,41
94,211
103,02
60,42
Tỷ lệ tăng so với năm trước (%)
361,98%
199,94%
9,35%
17,30%
Nguồn: Sở thương mại tỉnh Bình Định
Bên cạnh những kết quả về xuất khẩu sản phẩm trên thì các doanh nghiệp CBGXK cũng là những doanh nghiệp nhập khẩu với giá trị lớn. Trong 2 năm 2003 và 2004 kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp tăng nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu (năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng 41,06% trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tăng 361,98%, năm 2004 tương ứng là 72,91% và 199,94%) bởi vì gỗ nguyên liệu trong nước không còn đáp ứng đủ nên phải chuyển sang nhập khẩu, hơn nữa giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu liên tục tăng do nhu cầu thị trường tăng, trong khi đó giá sản phẩm gỗ xuất khẩu lại không tăng hoặc tăng rất ít, do đó năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ cũng tăng gần tương ứng như kim ngạch xuất khẩu (bảng 2.4).
Thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của tỉnh đã tăng cường đầu tư cho công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu có thế mạnh của Bình Định là bàn, ghế ngoài trời, giường, tủ và nội thất bằng gỗ, được tiêu thụ mạnh trên nhiều thị trường như: Mỹ, Pháp , Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, New Zealand, Australia,... nhờ thực hiện tốt công tác thị trường, trong năm qua đã có trên 70% doanh nghiệp chủ động tổ chức sản xuất liên tục trong năm. Có thể nói, đây là thành công lớn nhất, yếu tố quyết định tạo nên sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản của tỉnh trong năm qua. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng rất chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực quản lý. Toàn tỉnh có hơn 40 doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu được cấp chứng chỉ COC theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều doanh nghiệp áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000-2001 và sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu có nguồn gốc được khai thác trong các khu rừng được quản lý bền vững (FSC). Các doanh nghiệp đã đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, mở trang web và thực hiện giao dịch mua bán qua hệ thống thông tin nối mạng, tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế về ngành hàng để quảng bá giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Việc cung ứng nguyên liệu gỗ đầu vào là vấn đề quan tâm hàng đầu. Trong năm, các doanh nghiệp tập trung khai thác các thị trường nguyên liệu gỗ lớn như: châu Phi, Nam Mỹ, New Zealand, Myanmar.. và đã nhập khẩu trên 236.000 m3 gỗ quy tròn các loại để chế biến xuất khẩu. Nhờ nắm được đơn hàng, các doanh nghiệp đã chủ động mua dự trữ lượng nguyên liệu gỗ hợp lý để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả. Ngòai ra đã khai thác và thu mua ngòai tỉnh 120.000 m3 gỗ rừng trồng.
Bên cạnh những thành tựu, nhìn chung, công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Về cung cấp nguyên liệu tại chỗ chưa ổn định, chỉ mới đáp ứng ở mức độ thấp cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó việc nhập khẩu gỗ ngày càng khó khăn vì các nước trong khu vực có chủ trương cấm, hạn chế xuất khẩu gỗ. Về quy mô, trừ một số doanh nghiệp có dây chuyền thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến thì còn lại là đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, máy móc thiết bị, công nghệ còn hạn chế, trình độ tay nghề công nhân chưa cao, sản phẩm gỗ xuất khẩu chưa phong phú. Điều quan trọng là thương hiệu sản phẩm đồ gỗ của Bình Định chưa được đầu tư xây dựng. Vai trò, tác dụng của Hiệp hội gỗ và lâm sản của Bình Định chưa được thể hiện rõ nét trong quá trình hoạt động.
2.2.2 Thực trạng cho vay đối với các Doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh NHĐT Bình Định
2.2.2.1 Khái quát tình hình cho vay đối với DN CBGXK tại NHĐT Bình Định
Trong thời gian qua, Chi nhánh NHĐT Bình Định đã tích cực phục vụ phát triển ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp CBGXK trên địa bàn Bình Định. Hỗ trợ của Chi nhánh đã giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng xuất khẩu. Trong đó hỗ trợ của Chi nhánh trong hoạt động cho vay đã đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp này. Có thể khái quát tình hình cho vay đối với doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh NHĐT Bình Định trong thời gian qua như sau:
Chi nhánh đã bắt đầu phục vụ các doanh nghiệp CBGXK kể từ năm 1998 cho đến nay. Đến cuối năm 2005, Chi nhánh đã cho vay đối với 28 doanh nghiệp CBGXK chiếm 30,43% trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này của tỉnh, với tổng dư nợ là 643 tỷ đồng chiếm 30,88% tổng dư nợ của Chi nhánh, trong đó dư nợ ngắn hạn là 516 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn là 127 tỷ đồng. Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, năm 2001 doanh số cho vay chỉ là 138 tỷ đồng thì năm 2005 đã lên đến 776 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ cũng tăng từ 129 tỷ đồng năm 2001 lên 474 tỷ đồng năm 2005.
Các hình thức cho vay ngắn hạn có thể áp dụng được cho các doanh nghiệp CBGXK là: cho vay theo hạn mức, cho vay theo món, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ. Trong các hình thức cho vay ngắn hạn trên thì cho vay theo hạn mức được áp dụng phổ biến đối với doanh nghiệp CBGXK, còn cho vay theo món chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới quan hệ lần đầu tại Chi nhánh, các hình thức khác không áp dụng để cho vay đối với các doanh nghiệp này. Cho vay trung và dài hạn được Chi nhánh áp dụng nhằm cung cấp vốn cho doanh nghiệp đầu tư mới, đổi mới nâng cao công nghệ chất lượng sản phẩm.
Bảng 2.5: Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHĐT Bình Định
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
- Nợ xấu trong toàn ngân hàng, trong đó:
34,750
49,340
38,522
+ Nợ quá hạn
9,353
48,272
37,715
+ Nợ chờ xử lý
23,609
0
0
+ Nợ khoanh
1,788
1,068
0,807
- Nợ xấu đối với DN CBGXK
0
0
0
Nguồn: Phòng nguồn vốn NHĐT Bình Định
Chất lượng tín dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngân hàng khi thực hiện mở rộng cho vay. Do đó, ngân hàng luôn kiểm soát các khỏan vay trước, trong và sau vay vốn, thực hiện các biện pháp nhằm tăng tài sản đảm bảo, hạn chế cho vay hoặc giảm hẳn đối với những khách hàng hoặc lĩnh vực đã có tồn tại nợ xấu trong ngân hàng. Tuy nhiên, số liệu ở bảng 2.5 cho ta thấy rằng ngân hàng vẫn tồn tại một khoản nợ xấu khá lớn, năm 2003 là 34 tỷ đồng, năm 2004 là 49 tỷ đồng và năm 2005 là 38 tỷ đồng; trong đó nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất 48 tỷ đồng năm 2004 và 37 tỷ đồng năm 2005. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, còn nợ khoanh chủ yếu là do cho vay vào các dự án đánh bắt xa bờ theo chỉ định của Chính phủ.
Bảng số liệu trên cũng chỉ ra rằng: hiện tại cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại NHĐT Bình Định là không có nợ xấu. Như vậy, chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp CBGXK là rất tốt, ngân hàng có thể mở rộng cho vay trong lĩnh vực này.
2.2.2.2 Phân tích tình hình mở rộng cho vay đối với DN CBGXK tại NHĐT Bình Định
a) Tăng trưởng số lượng và thị phần cho vay đối với Doanh nghiệp CBGXK
Hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định nói riêng bắt đầu chuyển sang hoạt động thị trường sau gần mười năm đổi mới. Hoạt động theo cơ chế mới đòi hỏi NHĐT Bình Định phải đổi mới và mở rộng dịch vụ của mình, mà đặc biệt quan trọng là hoạt động cho vay. Với sự phát triển lớn mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp của tỉnh Bình Định, các Doanh nghiệp CBGXK đã khẳng định vị trí và tiềm năng của mình. Do đó, NHĐT đã xác định đây là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng có thể mở rộng cho vay đồng thời có thể phát triển dịch vụ của mình có liên quan đến thanh toán quốc tế. Chính quyết định đúng đắn này mà trong 5 năm qua khách hàng của Ngân hàng là các Doanh nghiệp CBGXK đã không ngừng tăng lên.
Biểu đồ 2.3: Số lượng Doanh nghiệp CBGXK vay nợ tại NHĐT BĐ
Nguồn: Phòng nguồn vốn Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định
Ở biểu đồ 2.3 ta thấy, trong giai đoạn 2001 đến 2003 số lượng các Doanh nghiệp CBGXK tại ngân hàng tăng không đáng kể, chỉ 1 khách hàng trong 1 năm. Nhưng đến năm 2004 số lượng doanh nghiệp CBGXK vay nợ tăng rất nhanh đến 16 doanh nghiệp, tăng 60% so với năm 2003; năm 2005 tăng lên 28 doanh nghiệp, tăng 75% so với năm 2004. Sự tăng trưởng này cho thấy nó phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của các doanh nghiệp CBGXK trong toàn tỉnh Bình Định, và là bước đi đúng hướng của ngân hàng.
Bảng 2.6: Thị phần cho vay đối với DN CBGXK BĐ
Thông số
2001
2002
2003
2004
2005
- Số lượng DN CBGXK tại NHĐT
8
9
10
16
28
- Tổng số DN CBGXK ở Bình Định
42
48
54
60
92
- Thị phần DN CBGXK tại NHĐT
19,05%
18,75%
18,52%
26,66%
30,43%
Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh NHĐT Bình Định trong Hội thảo hội nghị khách hàng
Trong số liệu của bảng 2.6 cho thấy số Doanh nghiệp CBGXK trong tỉnh tăng nhanh, với số lượng là 42 doanh nghiệp năm 2001, thì đến năm 2005 số doanh nghiệp này đã tăng gần gấp đôi.
Nhận thấy được sự phát triển lớn mạnh của các Doanh nghiệp CBGXK, Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định đã có những chính sách thích hợp để tăng dần thị phần đối với khách hàng này qua từng năm, trong giai đoạn năm 2001-2003 thị phần của khách hàng này trung bình là 18,77%, thì năm 2004 tăng nhanh đến 26,66%. Có được sự gia tăng này là nhờ NHĐT đã mở hội nghị khách hàng chỉ dành riêng đối với các DN CBGXK trong năm 2004 và đưa ra các ưu đãi đối với doanh nghiệp, vì vậy thị phần cho vay của Ngân hàng tiếp tục tăng 30,43% năm 2005. Với kết quả này, ta thấy thị phần DN CBGXK đã được mở rộng. Tuy nhiên, NHĐT mới chỉ cho vay đối với 28 doanh nghiệp CBGXK so với 92 Doanh nghiệp CBGXK hiện có trong tỉnh thì vẫn còn hơi ít và quá bé so với khả năng của ngân hàng.
Như vậy, so với tiềm năng xuất khẩu và số doanh nghiệp CBGXK trên địa bàn tỉnh thì thị phần cho vay của NHĐT cần phải mở rộng hơn nữa.
b) Dư nợ vay đối với doanh nghiệp CBGXK
Về tăng trưởng dư nợ
Với phương châm hoạt động: bám sát các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm tại địa phương; ban hành những chính sách ưu đãi đối với khách hàng để giữ khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới; phân tích đánh giá kết quả cho vay và phân loại khách hàng để mở rộng hoặc hạn chế cho vay đối với từng ngành, từng đối tượng cho vay, nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn, hạn đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Phương châm này đã giúp NHĐT tăng trưởng dư nợ đối với các Doanh nghiệp CBGXK, vượt kế hoạch đã đề ra.
Bảng 2. 7: Cho vay đối với DN CBGXK tại Chi nhánh NHĐT BĐ
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
- Tổng
- Tổng dư nợ
+Dư nợ ngắn hạn
+ Dư nợ trung, DH
1.465.015
1.984.092
2.069.333
1.075.078
994.255
2.077.851
1.142.384
935.467
2.082.147
1.429.810
652.337
- Doanh số cho vay
1.509.893
2.315.854
2.702.983
4.336.281
4.164.779
- Doanh số thu nợ
122.705
1.796.777
2.617.742
4.327.763
4.160.483
2
- DN CBGXK
a
- Dư nợ
128.729
175.952
212.049
341.318
643.000
- Ngắn hạn
81.765
100.990
118.499
253.266
515.619
- Trung và dài hạn
46.964
74.962
93.550
88.052
127.381
b
- Doanh số cho vay
138.279
217.888
460.510
607.521
776.189
- Ngắn hạn
115.613
186.406
427.061
564.120
696.210
- Trung và dài hạn
22.666
31.482
33.449
43.401
79.979
c
- Doanh số thu nợ
129.366
170.665
424.413
478.252
474.507
- Ngắn hạn
122.923
167.181
409.552
429.353
433.857
- Trung dài hạn
6.443
3.484
14.861
48.899
40.650
3
- Tỷ trọng dư nợ đối với DNCBGXK trên tổng dư nợ
8,79%
8,87%
10,25%
16,43%
30,88%
Nguồn: Phòng nguồn vốn Chi nhánh NHĐT Bình Định
Qua bảng 2.7 ta thấy dư nợ của NHĐT đối với các Doanh nghiệp CBGXK tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2001 - 2003 lần lượt là 128 tỷ đồng chiếm 8,79% tổng dư nợ, 175 tỷ đồng chiếm 8,87% và 212 tỷ đồng chiếm 10,25% tổng dư nợ; đặc biệt năm 2005 dư nợ tăng gần gấp đôi so với năm 2004, cụ thể là năm 2004 dư nợ chỉ là 341 tỷ đồng chiếm 16,43% tổng dư nợ thì năm 2005 đã lên đến 643 tỷ đồng chiếm 30,88% tổng dư nợ. Sự tăng trưởng này hoàn toàn là phù hợp với chủ trương, chính sách của chính phủ, của địa phương nói chung và tăng trưởng tín dụng của chi nhánh nói riêng.
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng dư nợ đối với DN CBGXK BĐ
Qua biểu đồ 2.4 ta thấy tăng trưởng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp CBGXK đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng tổng dư nợ của ngân hàng, năm 2001 tăng trưởng tổng dư nợ là 35,43% thì tăng trưởng dư nợ đối với các doanh nghiệp này 36,68%, đến năm 2005 tăng trưởng tổng dư nợ chỉ là 0,21% thì tăng trưởng dư nợ đối với các doanh nghiệp CBGXK tới 88,39%. Điều này khiến ta thấy có sự thất thường trong sự gia tăng dư nợ đối với khách hàng này, và ắt hẳn NHĐT Bình Định sẽ gặp tổn thất lớn nếu có rủi ro xảy ra đối với ngành gỗ. Song trên thực tế sự tăng trưởng này hoàn toàn hợp lý nếu chúng ta theo dõi hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này và chất lượng các khoản vay của các Doanh nghiệp CBGXK trong thời gian vừa qua.
Về tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp CBGXK
Số liệu bảng 2.7 cũng cho ta thấy được tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp CBGXK so với tổng dư nợ của Chi nhánh tăng dần qua các năm: năm 2001 là 8,79%, năm 2002 là 8,87%, năm 2003 là 10,25% và tăng nhanh qua hai năm 2004 là 16,43% năm 2005 lên đến 30,88%. Sự gia tăng tỷ trọng dư nợ vay của doanh nghiệp trong tổng dư nợ của Chi nhánh cho thấy đã có sự chú ý mở rộng cho vay đối với các DN CBGXK.
Chúng ta cũng có thể thấy rõ thực trạng mở rộng cho vay của Chi nhánh qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp CBGXK tại các chi nhánh NHTM Nhà nước Bình Định
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định
Các Doanh nghiệp CBGXK tại tỉnh Bình Định hiện nay chủ yếu vốn vay được tài trợ bởi bốn ngân hàng thương mại Nhà nước, đó là Ngân hàng ngoại thương (NHNT), Ngân hàng Đầu tư và phát triển (NHĐT), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo), Ngân hàng Công thương (NHCT). Trong đó, NHNT và NHĐT là hai ngân hàng có dư nợ cao nhất (biểu đồ 2.5), lợi thế cạnh tranh của NHNT là: đã có thương hiệu đối với hoạt động xuất nhập khẩu, mạng lưới ngân hàng đại lý lớn, lãi suất cho vay luôn thấp hơn NHĐT; còn các NHTM khác thì tài trợ cho các doanh nghiệp này chủ yếu là vốn lưu động (chủ yếu cho vay ngắn hạn), chưa chú trọng đến nhu cầu vốn dài hạn cho các doanh nghiệp để đầu tư mở rộng nhà xưởng và đổi mới máy móc thiết bị, phong cách giao dịch và xử lý nhu cầu của khách hàng chưa kịp thời nên dư nợ cho vay của các ngân hàng này đối với Doanh nghiệp CBGXK còn thấp. Như vậy, Ngân hàng ngoại thương là đối thủ cạnh tranh chính của Chi nhánh NHĐT Bình Định trong việc mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp CBGXK.
Qua biểu đồ trên ta thấy được dư nợ cho vay của Chi nhánh NHĐT Bình Định đối với doanh nghiệp CBGXK là 212 tỷ đồng năm 2003 chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực này. Đến năm 2004, dư nợ cho vay của Chi nhánh đối với các DN CBGXK tăng lên 341,3 tỷ đồng nhưng thấp hơn Ngân hàng ngoại thương là 163,5 tỷ đồng, sự giảm sút này là do NHNT đã có uy tín và lợi thế để cạnh tranh với Chi nhánh trong thị phần này. Vì vậy, trong năm 2005, Chi nhánh đã đưa ra một số biện pháp nhằm tăng duy trì tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các DN CBGXK như: tổ chức hội thảo về ngành gỗ trong đó có nêu những cam kết hỗ trợ của Chi nhánh đối với DN trong hoạt động xuất nhập khẩu, đổi mới phong cách dịch vụ… kết quả là Chi nhánh đã duy trì được thị phần của mình trong cho vay đối với các DN CBGXK với tổng dư nợ cho vay là 643 tỷ đồng, cao hơn NHNT là 60 tỷ đồng. Sự gia tăng này giúp NHĐT Bình Định tiếp tục tạo thế mạnh của mình trong hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là tài trợ cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Như vậy, so sánh trên đã chỉ ra rằng Chi nhánh NHĐT Bình Định đang chiếm thị phần lớn nhất trong cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK, việc mở rộng cho vay của Chi nhánh đối với doanh nghiệp đã được chú trọng và chiếm ưu thế so với các NHTM khác. Tuy nhiên, các DN CBGXK vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn nếu Chi nhánh không chú trọng đến mở rộng cho vay đối với các DN này trong thời gian tới thì Chi nhánh không thể phát triển thêm khách hàng mới mà còn mất đi những khách hàng cũ, có uy tín, kinh doanh có hiệu quả bởi họ luôn có nhu cầu vay vốn mới để mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.
Về cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn
Qua biểu đồ 2.6 ta thấy sự tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK là do có sự tăng trưởng dư nợ cho vay cả trung và dài hạn.
- Năm 2002, tốc độ tăng dư nợ là 36,68%, trong đó tăng dư nợ ngắn hạn là 23,51% và tăng dư nợ trung và dài hạn là 59,62%.
- Năm 2003, tốc độ tăng dư nợ là 20,52%, trong đó tăng dư nợ ngắn hạn là 17,34% và tăng dư nợ trung và dài hạn là 24,8%.
Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng dư nợ cho vay theo theo thời hạn đối với DN CBGXK BĐ
- Năm 2004, tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn là 113,73% và dư nợ trung và dài hạn lại giảm 5,88%. Sự giảm sút của dư nợ trung và dài hạn được bù đắp bởi sự tăng trưởng rất cao trong dư nợ ngắn hạn nên tăng trưởng dư nợ đối với các doanh nghiệp CBGXK vẫn tăng cao hơn 60,96% so với năm 2003.
- Năm 2005, tăng trưởng dư nợ tiếp tục tăng lên đến 88,39%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 103,59%, dư nợ trung và dài hạn tăng 44,67%.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn đối với DN CBGXK BĐ
Số liệu ở bảng 2.7 và biểu đồ 2.7 cho chúng ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều gia tăng cả về lượng tuyệt đối lẫn tương đối và cơ cấu dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK thay đổi dần tỷ trọng giữa ngắn hạn và trung dài hạn theo thời gian, cụ thể như:
- Trong 3 năm 2001,2002 và 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn tương ứng là 81 tỷ đồng, 101 tỷ đồng và 118 tỷ đồng chiếm 63,52%, 57,40% và 55,88% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn tương ứng là 47 tỷ đồng, 74 tỷ đồng và 93 tỷ đồng chiếm 36,48%, 42,6% và 44,12% tổng dư nợ. Phân tích trên cho thấy trong 3 năm này dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay trung và dài hạn điều này phù hợp với tình hình chung trong hoạt động cho vay của ngân hàng, trong đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại giảm trong tổng dư nợ. Sự gia tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn là do đây là những năm NHĐT tập trung hỗ trợ đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp CBGXK như đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị,…
- Trong hai năm tiếp theo 2004, 2005 dư nợ ngắn hạn là 253 tỷ đồng và 515tỷ đồng chiếm 74,2% và 80,19% tổng dư nợ; dư nợ trung dài hạn là 88 tỷ đồng và 127 tỷ đồng chiếm 20,8% và 19,81% tổng dư nợ. Sau khi đầu tư các doanh nghiệp CBGXK bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh và phát triển nên nhu cầu vốn cho sản xuất tăng cao, đặc biệt là nhu cầu vốn cho dự trữ gỗ nguyên liệu, do đó, nhu cầu vốn vay ngắn hạn bắt đầu gia tăng và nhu cầu vay vốn trung dài hạn giảm dần. Như vậy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng và tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm trong hai năm này là do thay đổi nhanh nhạy của ngân hàng đối với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Nhìn chung, tỷ trọng dư nợ vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp CBGXK là còn quá thấp so với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng này cũng thấp hơn tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trung bình trong giai đoạn 2001-2005 (41,46%) của Chi nhánh.
c, Doanh số cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp CBGXK
Mở rộng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp CBGXK cũng được đánh giá qua sự gia tăng doanh số cho vay.
Biểu đồ 2.8: Doanh số cho vay và thu nợ
Các số liệu ở biểu đồ 2.8 cho ta thấy được doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp CBGXK hai năm 2001 và 2002 tăng rất ít. Nhưng doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp này tăng nhanh và đều qua các năm 2003, 2004 và 2005. Doanh số cho vay năm 2003, 2004, năm 2005 lần lượt là 461 tỷ đồng, 608 tỷ đồng và 778 tỷ đồng; doanh số thu nợ lần lượt là 424 tỷ đồng, 478 tỷ đồng và 475 tỷ đồng tương ứng với các năm 2003, 2004, 2005. Sự tăng nhanh hơn của doanh số cho vay so với doanh số thu nợ đã làm tăng dư nợ từ 129 tỷ đồng năm 2001 lên 212 tỷ đồng năm 2003 và tăng đến 643 tỷ đồng năm 2005. Điều này cho thấy mở rộng cho vay của ngân hàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp CBGXK.
2.3 Đánh giá thực trạng cho vay đối với Doanh nghiệp CBGXK tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định.
2.3.1 Kết quả đạt được
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định đã tích cực phục vụ phát triển ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Do đó, đến nay NHĐT Bình Định đã được những kết quả trong hoạt động cho vay trong lĩnh vực này như sau:
Thứ nhất, từ 8 khách hàng là Doanh nghiệp CBGXK năm 2001 thì đến n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32813.doc