MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 4
1.1.2.1. Cho vay 4
1.1.2.2. Nhận tiền gửi 5
1.1.2.3. Mua bán ngoại tệ 5
1.1.2.4. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán 5
1.1.2.5. Các dịch vụ khác 5
1.1.3. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 5
1.1.3.1. Khái niệm 5
1.1.3.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay 6
1.1.3.3. Phân loại hoạt động cho vay của NHTM 7
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM 8
1.2.1. Ngân hàng thương mại với hoạt động xuất nhập khẩu 8
1.2.2. Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay XNK 10
1.2.2.1. Khái niệm và sự ra đời của hoạt động cho vay XNK 10
1.2.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay XNK 10
1.2.3. Hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế 13
1.2.3.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu 13
1.2.3.2. Vai trò của hoạt động XNK đối với nền kinh tế 14
1.2.4. Các hình thức cho vay xuất nhập khẩu 15
1.2.4.1. Đối với nhà xuất khẩu 15
1.2.4.2. Đối với nhà nhập khẩu 16
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU 18
1.3.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp xuất nhập khẩu 18
1.3.2. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 20
1.3.3. Các nhân tố khác 22
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25
2.1. SƠ LƯỢC VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Sở giao dịch 25
2.1.2. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 26
2.1.3. Giám đốc Sở giao dịch qua các thời kỳ 28
2.1.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây 28
2.1.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn 28
2.1.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng 30
2.1.4.3. Một số chỉ tiêu khác 33
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SGD NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 34
2.2.1. Những quy định chung về hoạt động cho vay XNK của SGD 34
2.2.1.1. Đối tượng cho vay 34
2.2.1.2. Hình thức cho vay xuất nhập khẩu 35
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại SGD 36
2.2.2.1. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu 36
2.2.2.2. Doanh số thu nợ xuất nhập khẩu 39
2.2.2.3. Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu 40
2.2.2.4. Nợ quá hạn 43
2.2.2.5. Nợ xấu 44
2.2.2.6. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK 45
2.2.3. Đánh giá hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại SGD 46
2.2.3.1. Những kết quả đạt được 46
2.2.3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH 52
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH 52
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước tới năm 2010 52
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay XNK tại SGD 54
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 54
3.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành 54
3.2.1.1. Tăng cường công tác huy động vốn 54
3.2.1.2. Định hướng chiến lược tài trợ 55
3.2.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK 56
3.2.2.1. Quản lý tài sản thế chấp cầm cố 56
3.2.2.2. Quản lý rủi ro trong tín dụng tài trợ XNK 57
3.2.2.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay XNK 58
3.2.3. Chính sách khách hàng 59
3.2.4. Chiến lược con người và công nghệ ngân hàng 61
3.2.4.1. Đào tạo, tuyển chọn cán bộ tín dụng 61
3.2.4.2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng ĐT&PT VN. Là một chi nhánh đặc biệt. thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vị trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược của BIDV.
Hiện nay, SGD có trụ sở chính tại tòa tháp A - Vincom, số 191 Bà Triệu - Hà Nội.
Cho tới nay, SGD đã trải qua 18 năm hoạt động và phát triển, đạt được nhiều bước tiến vượt bậc, cụ thể:
- Trong bốn năm đầu tiên (1991-1994), tuy còn nhiều bước đi chập chững, tuy nhiên SGD đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách cho các dự án đầu tư của Bộ, Ngành với số vốn cấp phát hàng trăm tỷ đồng. Theo đó Sở giao dịch đã phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụng vốn ngân sách của chủ đầu tư, thực hiện phương châm cấp phát đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng với thiết kế và khối lượng thi công, góp phần tiết kiệm chống lãng phí trong xây dựng cơ bản.
- Giai đoạn tiếp theo 1996-2000: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của ngân hàng thương mại, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi tầng lớp kinh tế và dân cư. SGD đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động, tự trang trải. SGD đã đạt được những kết quả quan trọng, xác lập được vị thế, trở thành một địa chỉ quen thuộc, tin cậy của khách hàng đến gửi tiền. SGD còn thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. SGD cũng được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước và cung cấp các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế...
- Đến tháng 3/2001- Kỷ niệm 10 năm thành lập, SGD đã đạt được quy mô tổng tài sản 7.828 tỷ đồng, huy động 6.441 tỷ đồng, dư nợ cho vay 4.179 tỷ đồng, thu phí dịch vụ hàng chục tỷ đồng và cơ cấu dịch vụ chiếm 16,72% lợi nhuận trước thuế.
- Từ 2001-2005: SGD đã thực hiện tách nâng cấp mở 4 chi nhánh cấp I trên địa bàn Hà Nội đó là: chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002, chi nhánh Hà Thành năm 2003, chi nhánh Đông Đô năm 2004 và chi nhánh Quang Trung năm 2005. Cơ cấu lại Sở giao dịch theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận lợi cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. SGD đã có 15 phòng nghiệp vụ, 15 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ nhân viên.
- Tính đến năm 2008, nguồn vốn huy động đã đạt 28.919 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm, có được kết quả vượt bậc này là do sự kết hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển sản phẩm, tiện ích, phong cách giao dịch văn minh của nhân viên NH.
- Với phương châm hoạt động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”, SGD có thể tự hào với kết quả đạt được qua hơn 18 năm, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước với đông đảo tầng lớp dân cư với chất lượng không ngừng được nâng cao.
2.1.2. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Đến nay, SGD đã có 17 phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch. Các phòng nghiệp vụ của SGD được sắp xếp theo các khối căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của các phòng theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SGD
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI TÍN DỤNG
KHỐI DỊCH VỤ
KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ
P. Dịch vụ khách hàng cá nhân
KHỐI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
:P. Quan hệ khách hàng 1
P. Quan hệ khách hàng 2
P. Quan hệ khách hàng 3
P. Tài trợ dự án
P. Quản lý rủi ro 1
P. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1
P. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2
P. Quản lý và dịch vụ kho quỹ
P. Kế hoạch tổng hợp
P. Điện toán
P. Tài chính kế toán
P. Tổ chức nhân sự
Văn phòng
Các phòng Giao dịch
P. Quản lý rủi ro 2
P. Quản trị tín dụng
P. Thanh toán quốc tế
2.1.3. Giám đốc Sở giao dịch qua các thời kỳ
- Ông Võ Xuân Phúc-Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm Giám đốc Sở giao dịch (3/1991-10/1996).
- Ông Vũ Quốc Sáu-Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm Giám đốc Sở giao dịch (11/1996-3/1997). Hiện nay là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Ông Lê Đào Nguyên-Giám đốc Sở giao dịch (4/1997-6/2001). Hiện nay là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Ông Lê Văn Lộc-Giám đốc Sở giao dịch (7/2001-10/2002). Hiện nay là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Ông Nguyễn Khắc Thân-Giám đốc Sở giao dịch (11/2002- /2005). Hiện nay là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Bà Lê Thị Kim Khuyên-Giám đốc Sở giao dịch (từ 5/2005).
2.1.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây
Với sự năng động và nhạy bén, Ban giám đốc SGD đã nhận định được những khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động, kịp thời đưa ra những biện pháp, chính sách đúng đắn giúp SGD luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ do Hội sở chính giao cho, thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, và SGD luôn là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống BIDV. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD được thể hiện qua các mảng hoạt động chính của SGD như sau:
2.1.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, thị trường huy động vốn luôn diễn biến phức tạp do sự thay đổi liên tục của giá vàng, giá dầu và việc thay đổi lãi suất của Fed. Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó, SGD đã cố gắng giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tổng nguồn vốn huy động tính tới năm 31/12/2008 đạt 28.919 tỷ đồng, tăng 13.615 tỷ đồng (89%) so với năm 2007. Con số cho thấy mức tăng trưởng mạnh của Sở giao dịch BIDV.
- Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2007/2006
2008/2007
Huy động vốn
10.110
15.304
28.919
51%
89%
Tiền gửi dân cư
2.791
2.491
2.355
(11)%
(5)%
Tiền gửi tổ chức
7.284
12.760
26.485
75%
108%
Nguồn huy động khác
34
53
78
54%
47%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Nguồn vốn tiền gửi của dân cư: 2.355 tỷ đồng, giảm 36 tỷ đồng (5%) so với năm 2007, chiếm 8,1% trong tổng nguồn vốn huy động được. Giảm 436 tỷ đồng (16%) so với năm 2006. Nguyên nhân là do xu hướng chuyển dịch nguồn tiền gửi dân cư từ khu vực NHTM Nhà nước sang các NHTM cổ phần trong những năm gần đây. Đây là một tín hiệu không tốt trong việc huy động vốn của SGD vì nguồn vốn từ dân cư vẫn là nguồn huy động quan trọng của các ngân hàng.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức: 26.485 tỷ đồng, tăng 13.725 tỷ đồng (tăng 108%) so với năm 2007; chiếm 92% trong tổng nguồn vốn. Có thể giải thích là do SGD đã thực hiện tốt công tác thu hút thêm nhiều doanh nghiệp và tổ chức mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và thực hiện các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
Mức tăng trưởng nguồn vốn 2008 so với 2007 cao hơn 2007 so với 2006. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn dân cư chiếm tỷ trọng thấp; tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một số khách hàng nên tính ổn định chưa cao.
- Cơ cấu vốn theo thời gian:
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006
2008/2007
Huy động vốn
10.110
15.340
28.919
51%
89%
NV không kỳ hạn
1.645
3.768
7.953
129%
111%
NV có kỳ hạn
8.465
11.572
20966
37%
81%
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Nguồn vốn không kỳ hạn: 7.953 tỷ đồng, tăng 4.185 tỷ đồng (tăng 111%) so với năm 2007; chiếm tỷ trọng 27,5% tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực tài chính, tuy vẫn còn thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2007 so với năm 2006 là 129%. Đạt được kết quả trên là do trong năm 2008 SGD mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Nguồn vốn có kỳ hạn: 20.966 tỷ đồng, tăng 9.394 tỷ đồng (tăng 81%) so với năm 2007; chiếm tỷ trọng 72,5% trong tổng nguồn vốn. Tăng 12.501 tỷ đồng (tăng 148%) so với năm 2006. Tạo lập nguồn vốn ổn định và tự cân đối nguồn vốn để đầu tư cho vay các dự án.
- Các nguồn huy động khác: Năm 2008 huy động từ các nguồn khác đạt 78,235 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2007 (huy động được 53,335 tỷ đồng). Tỷ trọng của nguồn này tuy không cao nhưng cũng phản ánh được rằng SGD vẫn chú trọng, số vốn huy động năm sau vẫn cao hơn năm trước.
2.1.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính phê duyệt. Dư nợ cho vay của SGD nhìn chung đều tăng qua các năm. Đến năm 2008, tổng dư nợ cho vay của SGD đã đạt 5.807 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2007. Nguyên nhân do SGD đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với một số khách hàng lớn như: Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty lắp máy…, đồng thời mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng, doanh nghiệp mới như Công ty viễn thông điện lực, công ty sữa Hà Nội…
- Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn:
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006
2008/2007
Tín dụng
5.001
5.099
5.807
2%
14%
Cho vay ngắn hạn
1.960
2.059
2.915
5%
42%
Cho vay trung-dài hạn
3.041
3.040
2.892
(1)%
(5)%
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, SGD đã quan tâm tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức cho vay ngắn hạn như: cho vay tài trợ XNK, cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ tài sản lưu động…Do đó cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 856 tỷ đồng (42%) so với năm 2007, trong khi năm 2007 chỉ tăng trưởng 5% so với năm 2006. Tỷ trọng chiếm 50,1% tổng nguồn tín dụng.
Cho vay trung-dài hạn 2.892 tỷ đồng, giảm 148 tỷ đồng (5%) so với năm 2007, mức giảm mạnh hơn so với mức giảm của năm 2007 so với 2006. Tỷ trọng nguồn cho vay trung-dài hạn chiếm 49,9% tổng tín dụng. Ta có thể thấy quy mô cho vay trung-dài hạn của SGD giảm dần qua các năm do chủ trương của SGD giảm bớt các khoản cho vay trung-dài hạn không hiệu quả nằm nâng cao chất lượng tín dụng và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy của SGD.
- Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn:
Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006
2008/2007
Cho vay TDHTM
623
1.095
1.035
76%
(6)%
Cho vay ĐTT
1.894
1.512
1.584
(20)%
5%
Cho vay KHNN
256
161
18
(37)%
(88)%
Cho vay ủy thác, ODA
266
271
253
2%
(7)%
Tổng cộng
3.041
3.040
2.892
(1)%
(5)%
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Đối với cho vay trung-dài hạn thương mại, mặc dù năm 2007 đã có bước nhảy vọt, đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 lại có sự chững lại, chỉ đạt 1.035 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng (tức là 6%) so với năm 2007. Điều này đã được giải thích ở trên là do SGD đang có sự sàng lọc kỹ càng trong việc chọn các doanh nghiệp để cho vay, đảm bảo doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
Nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay trung-dài hạn là cho vay đồng tài trợ, năm 2008 chiếm 55% tổng lượng cho vay. Năm 2008 đã có mức tăng trở lại sau khi có mức giảm đáng kể năm 2007 so với năm 2006. Cho vay đồng tài trợ năm 2008 đạt 1.584 tỷ đồng. Điều này báo hiệu trong thời gian tới SGD sẽ mở rộng hoạt động này, vì đây là một hình thức cho vay tương đối hiệu quả với ngân hàng nhằm giảm bớt rủi ro khi cho vay (san sẻ rủi ro giữa các nhà đồng tài trợ).
Dư nợ cho vay theo kế hoạch Nhà nước đang giảm dần và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng cơ cấu cho vay trung-dài hạn. Năm 2008 chỉ đạt 18 tỷ đồng, giảm 143 tỷ đồng (88%) so với năm 2007, tỷ trọng chỉ chiếm chưa đến 1%. Điều này thể hiện sự chủ động hơn của SGD trong việc lựa chọn dự án và ra quyết định cho vay, tăng sự an toàn tín dụng cho SGD.
Cho vay ủy thác, ODA năm 2008 tuy có giảm so với năm 2007 nhưng là không đáng kể (7%), hoạt động cho vay này trong những năm qua vẫn dao động xung quanh một mốc cố định, cho thấy SGD chưa có động thái gì mới để thay đổi hình thức cho vay này.
2.1.4.3. Một số chỉ tiêu khác
Ngoài hoạt động huy động vốn và tín dụng, hoạt động dịch vụ cũng là mảng được SGD chú trọng. Tình hình của hoạt động dịch vụ, đồng thời kết quả lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản của SGD trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu khác
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006
2008/2007
Thu dịch vụ ròng
49,512
76,850
115,000
55%
50%
Lợi nhuận trước thuế
184,858
321,000
428,000
74%
33%
Tổng tài sản
14.141
17.999
30.125
27%
67%
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Trong 3 năm gần đây hoạt động dịch vụ được chú trọng, thể hiện qua mức tăng lớn qua các năm 2007 và 2008. Cả hai năm đều có mức tăng trưởng tương đối hơn 50%, năm 2008 thu từ dịch vụ ròng đã đạt 115 tỷ đồng, tăng 38,15 tỷ đồng so với năm 2007. Có được sự tăng trưởng ổn định này là do SGD đã thu hút được nhiều đơn vị mở tài khoản thanh toán qua SGD, thực hiện trả lương qua tài khoản cho nhiều doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới máy ATM và máy POS (Point of sale) nên thu hút được khách hàng sử dụng thẻ, và đặc biệt do tăng thu từ hoạt động thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ.
Tổng quan nhìn lại, mặc dù trong giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều những biến động khó khăn, nhưng lợi nhuận và tổng tài sản của Sở giao dịch vẫn tăng trưởng tốt. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 428 tỷ đồng, tăng 107(33%) so với năm 2007. Tổng tài sản đạt 30.125 tỷ đồng, cũng tăng trưởng mạnh với mức 67% cho thấy qui mô ngày càng lớn của SGD và vai trò của nó trong BIDV nói riêng và ngành ngân hàng Việt Nam nói chung.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SGD NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
SGD sớm nắm bắt được nhu cầu vốn tài trợ cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp cũng như vai trò quan trọng của hoạt động XNK đối với nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Vì vậy, với tư cách là đơn vị kinh doanh của Hội sở chính, thực hiện thử nghiệm các sản phẩm mới của toàn hệ thống BIDV, SGD đã triển khai thành công và bắt đầu mở rộng hoạt động cho vay XNK.
2.2.1. Những quy định chung về hoạt động cho vay XNK của SGD
Nhằm thực hiện việc mở rộng hoạt động cho vay XNK có hiệu quả, SGD luôn thực hiện theo các quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cũng như các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay nói chung và cho vay XNK nói riêng.
2.2.1.1. Đối tượng cho vay
SGD thực hiện cho vay đối với tất cả các khách hàng có nhu cầu vay vốn tài trợ cho hoạt động XNK hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa bị Nhà nước cấm xuất-nhập khẩu và thỏa mãn điều kiện cho vay của SGD.
Tuy nhiên, để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, SGD ưu tiên cho vay nhằm tài trợ cho hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa sản xuất đủ, cho vay hỗ trợ xuất khẩu nông sản… SGD hạn chế cho vay nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ như thuốc lá, rượu bia…
Ngoài ra SGD còn chú trọng vào hoạt động cho vay vốn lưu động đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất. Trong điều kiện đất nước đang mở cửa hội nhập như hiện nay, số lượng doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu là rất lớn. Vì vậy chính sách cho vay này của SGD đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn - nhu cầu quan trọng nhất của các doanh nghiệp khi muốn mở rộng sản xuất.
2.2.1.2. Hình thức cho vay xuất nhập khẩu
Hiện nay, 98% dư nợ cho vay XNK của SGD là các khoản cho vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp XNK, còn lại là cho vay đối với các doanh nghiệp để thực hiện dự án nhập khẩu máy móc thiết bị và được xếp vào cho vay đầu tư dự án. Như vậy, hoạt động cho vay XNK theo cách phân loại của SGD chỉ bao gồm các hình thức cho vay XNK ngắn hạn. SGD đang triển khai các hình thức cho vay XNK sau:
- Cho vay đối với nhà nhập khẩu:
Cho vay đảm bảo bằng lô hàng nhập khẩu: loại vay này được dùng để tài trợ cho việc nhập khẩu nguyên liệu thô và các hàng hóa khác. Các khoản cho vay thế chấp lô hàng đòi hỏi hàng hóa phải được đặt dưới sự quản lý của SGD. SGD được quyền quyết định đối với hàng hóa trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Loại cho vay thế chấp bằng lô hàng này chỉ được áp dụng đối với những hàng hóa dễ tiêu thụ hoặc được chính BIDV sử dụng.
- Cho vay đối với nhà xuất khẩu:
Cho vay trước khi giao hàng (cho vay chuẩn bị hàng xuất khẩu): loại hình này dùng để tài trợ cho nhà xuất khẩu trước khi giao hàng, để nhà xuất khẩu mua hàng hóa trong nước hoặc nhập khẩu nguyên liệu chế biến hàng xuất. Lô hàng cần được đảm bảo chắc chắn sẽ được thanh toán từ vốn của doanh nghiệp hoặc được khách hàng khác hay cơ quan khác cho vay.
Cho vay sau khi giao hàng (ứng trước tiền hàng): ngân hàng thực hiện ứng trước tiền hàng cho nhà xuất khẩu thông qua chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Các hình thức chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất: chiết khấu có thời hạn và chiết khấu vô thời hạn.
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại SGD
Trong những năm vừa qua, cùng với hệ thống BIDV nói chung, SGD đã có nhiều thành công tích cực trong hoạt động kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát huy các nguồn nội lực, thu hút nguồn ngoại lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Dù trong thời gian qua tình hình thị trường trong nước và thế giới biến động phức tạp, nhưng nhờ sự nỗ lực hết sức của cán bộ nhân viên, SGD đã duy trì được kết quả tốt trong hoạt động cho vay XNK trong những năm vừa qua, được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu
Với thế mạnh là một NHTM nhà nước có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế, BIDV nói chung và SGD nói riêng đã phát triển mạnh hoạt động cho vay tài trợ XNK. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhờ có những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các dịch vụ đã tạo điều kiện cho SGD thu hút thêm khách hàng, mở rộng hoạt động cho vay XNK. Điều này được thể hiện rất rõ qua doanh số cho vay XNK của SGD trong ba năm gần đây:
Bảng 2.6: Doanh số cho vay XNK
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006
2008/2007
Doanh số cho vay XNK
1187,697
1472,429
1895,129
24%
29%
Doanh số cho vay chung
4750,715
5354,287
6213,538
13%
16%
Tỷ trọng
25%
27,5%
30,5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay XNK
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thế thấy rõ xu hướng tăng lên trong doanh số cho vay XNK nói riêng cũng như doanh số cho vay chung tại SGD nói chung. Năm 2008, doanh số cho vay XNK đã đạt 1895,129 tỷ đồng, tăng trưởng so với năm 2007 là 422,7 tỷ đồng (29%). Nếu so với năm 2006, năm 2007 tăng trưởng ở mức 24%. Có thể nói đây là con số khá là ấn tượng, cho thấy mức tăng trưởng cao và ổn định đối với hoạt động cho vay XNK tại SGD trong ba năm qua.
Có được kết quả như trên là do nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Theo số liệu đã thống kê, trong năm 2008, tổng kim ngạch XNK đã đạt hơn 140 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2007, kéo theo mức tăng trưởng tương ứng trong hoạt động cho vay XNK tại SGD. Đáng nói ở đây là vào những tháng cuối năm 2008, hoạt động XNK bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, nếu không đã có thể có mức tăng trưởng ấn tượng hơn. Năm 2006 ghi nhận sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, kéo theo những kết quả khả quan trong XNK ở năm 2007 và 2008. Năm 2008 chứng kiến một tần suất hiếm thấy trong điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng như: nông sản, đồ gỗ, xăng dầu, gas, ô tô…Xuất khẩu có những chuyển động mới trong mở rộng thị trường, trước khó khăn của những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản…, hoạt động xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã chủ động đẩy mạnh sang khai thác và mở rộng những thị trường mới, hoặc đã thâm nhập trước đó. Tất cả những chính sách này đã có tác dụng lớn trong việc phát triển hoạt động XNK ở Việt Nam, kéo theo đó là nhu cầu cho vay tài trợ XNK tại SGD cũng tăng.
Xét về tỷ trọng của doanh số cho vay XNK so với doanh số cho vay chung, ta thấy tỷ trọng cũng tăng dần qua các năm, từ 25% năm 2006 tới 30,5% trong năm 2008. Đây là kết quả của sự cố gắng của SGD trong việc giảm bớt các khoản cho vay không hiệu quả trong lĩnh vực xây lắp và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra nhiều hình thức cho vay mới an toàn và hiệu quả hơn như cho vay XNK. Mặt khác tỷ trọng cho vay XNK tăng là do yêu cầu của nền kinh tế đang hộp nhập, lưu thông giữa các nước nhiều nên nhu cầu vay vốn tài trợ cho XNK tăng lên, do đó cho vay XNK trở thành thị trường đầy tiềm năng và phát triển. Tuy vậy tỷ trọng cho vay XNK vẫn chưa cao do chủ yếu hiện nay đối tượng cho vay của SGD là các doanh nghiệp xây lắp, chưa cân xứng với nhu cầu của thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, SGD cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa để gia tăng doanh số cho vay XNK của SGD, từ đó nâng tỷ trọng của cho vay XNK trong doanh số cho vay chung của SGD.
2.2.2.2. Doanh số thu nợ xuất nhập khẩu
Doanh số thu nợ phản ánh số nợ mà Ngân hàng thu được từ các khoản cho vay trước đó trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. Doanh số thu nợ chung và doanh số thu nợ XNK tại SGD được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.7: Doanh số thu nợ XNK
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006
2008/2007
Doanh số thu nợ XNK
1026,155
1340,221
1514,099
31%
13%
Doanh số thu nợ chung
4275,644
5255,768
5505,814
23%
5%
Tỷ trọng
24%
25,5%
27,5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Doanh số thu nợ chung của SGD trong năm 2008 đạt 6213,538 tỷ đồng, trong đó doanh số thu nợ XNK chiếm 24%, đạt 1895,129 tỷ đồng. Thu nợ XNK năm 2008 mặc dù có mức tăng so với năm 2007, nhưng so với mức tăng của năm 2007 thì lại thấp hơn (13% soi với 37%).Có thể giải thích điều này là do trong năm 2007, SGD đã có nhiều biện pháp quản lý, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, dẫn tới khả năng thu hồi nợ trong năm này tăng rất cao. Mặt khác, tỷ trọng của thu nợ XNK trong thu nợ chung vẫn tăng đều qua các năm, cho thấy hoạt động cho vay XNK an toàn và có chất lượng hơn một số hình thức cho vay khác và đang dần dần chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng tại SGD.
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ XNK và Doanh số cho vay XNK
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Doanh số thu nợ XNK
1026,155
86%
1340,221
91%
1514,099
80%
Doanh số cho vay XNK
1187,679
100%
1472,429
100%
1895,129
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Tỷ lệ Thu hồi nợ XNK/Doanh số cho vay XNK trong những năm gần đây khá là cao, luôn đạt trên 80%. Đây là kết quả của việc SGD đã sàng lọc, chỉ cho những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có phương án sản xuất kinh doanh tốt vay vốn, do đó khả năng thu hồi nợ rất là cao.
2.2.2.3. Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu
Sự tăng nhanh của doanh số cho vay XNK trong những năm qua đã kéo theo sự tăng nhanh của dư nợ cho vay XNK.
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng XNK
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tăng trưởng
2007/2006
2008/2007
Giá trị
%
Giá trị
%
Dư nợ tín dụng XNK
1250,188
1382,396
1763,427
132,208
11%
381,030
28%
Dư nợ tín dụng chung
5000,753
5099,321
5807,045
98,568
2%
707,724
14%
Tỷ trọng
25%
27%
30%
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng XNK
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Bảng số liệu và biểu đồ trên đã cho thấy dư nợ tín dụng XNK của SGD tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, dư nợ tín dụng XNK đạt 1382,396 tỷ đồng, tăng 132,208 (11%) so với năm 2006, năm 2008 đạt 1763,427 tỷ đồng, tăng 381,03 tỷ đồng (28%) so với 2007. So với tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng chung thì hoạt động cho vay XNK đã có bước nhảy vọt. Năm 2007, 2008 dư nợ tín dụng chung chỉ tăng trưởng 2% và 14%, con số này đối với dư nợ tín dụng XNK là 11% và 28%. Nó cho ta thấy hiện nay SGD đang rất chú trọng vào mảng cho vay XNK, hứa hẹn trong thời gian tới sẽ còn phát triển hơn nữa.
Dư nợ cho vay XNK tăng nhanh phản ánh sự nỗ lực của SGD trong việc thực hiện công tác marketing cho hoạt động cho vay XNK. Trong thời gian qua, SGD đã thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng (khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên) và có những chính sách thích hợp đối với từng nhóm khách hàng. SGD luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt, có nhiều ưu đãi với các khách hàng hiện tại, đặc biệt là các khách hàng thường xuyên và khách hàng VIP. Đồng thời, SGD cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3232.doc.doc