MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu và hình vẽ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ NHỮNG PHƯƠNG
THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.4
1.1. Thị trường và phân loại thị trường .4
1.1.1. Khái niệm về thị trường.4
1.1.2. Phân loại thị trường .5
1.2. Các phương thức thâm nhập thị trường thế giới .5
1.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thâm
nhập thị trường thế giới .5
1.2.2. Thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước .7
1.2.3. Thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài .11
1.3. Các quyết địnhvề sản phẩm .11
1.3.1.Chính sách sản phẩm.11
1.3.2.Kế hoạch phát triển sảnphẩm.12
1.3.3.Đóng gói .13
1.4. Định giá xuất khẩu .13
1.4.1.Các yếu tố quyết định giá cả hàng xuất khẩu .13
1.4.2.Chiến lược giá xuất khẩu.14
1.5. Xúc tiến tiếp thị xuấtkhẩu.15
1.6. Một số đặc điểm của thị trường gạo thế giới trong những năm gần đây .17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.18
Chương 2 –TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNGCỦA CÔNG TYLƯƠNG THỰC
TP.HCM VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
GẠO THẾ GIỚI CỦA CÔNG TY .20
2.1. Giới thiệu về Công ty Lương thực TP.HCM .20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .20
2.1.2. Chức năng, quyền hạn của Công ty.21
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty.22
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây .23
2.2.1. Kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
những năm gần đây .23
2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh .25
2.2.3. Kim ngạch xuất nhập
khẩu 26
2.2.4. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu .27
2.2.5. Cơcấu thị trường kinh doanh .27
2.3. Thị trường gạo của Công ty và phương pháp thâm nhập thị trường .29
2.3.1. Thị trường gạo của Công ty .29
2.3.2. Phương pháp thâm nhập thị trường.32
2.4. Nhận định mặt mạnh mặt yếu củaCông ty .33
2.4.1. Đánh giáchung .33
2.4.2. Phân tích SWOT .35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.40
Chương 3 – GIẢI PHÁP MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TP.HCM .41
3.1. Mục tiêu định hướng .41
3.2. Các chương trình lớn củaCông ty đến năm 2008 .43
3.3. Định hướng thị trường xuất khẩu gạo của Công ty đến năm 2008 .43
3.3.1. Những cơ hộivà rủiro .43
3.3.2. Đặc điểm thị trường mụctiêu .44
3.3.3. Định hướng thị trường mục tiêu và phươnghướng thâm nhập .45
3.4. Giải pháp .49
3.4.1. Các giải pháp để ổn định nguồn hàng cung ứng .49
3.4.2. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu gạo .50
3.5. Kiến nghị.60
3.5.1. Kiến nghị vớiChính phủ.60
3.5.2. Kiến nghị vớiCông ty.62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.62
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI .63
ĐỀ NGHỊ CHO HƯỚNG NGHIÊNCỨU TIẾP THEO .64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khẩu gạo và tiêu thụ trong nước thực phẩm chế biến khó khăn. Mức
luân chuyển hàng hóa giảm 33%, tổng doanh số bán giảm 31%, tổng kim ngạch
xuất khẩu giảm 59,4%.
28
Sang năm 2004, tổng sản lượng công nghiệp tăng trở lại ở mức 14,1% so
với năm 2003. Tuy nhiên sản lượng công nghiệp tăng nhưng khó khăn trong vấn
để tiêu thụ dẫn đến tồn kho lớn ở các xí nghiệp trực thuộc, kết quả mức luân
chuyển hàng hóa năm 2004 lại tiếp tục suy giảm 25,7% so với năm 2003.
2.2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu :
+ Do kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất lớn cao nhất là năm 2002 đạt
45,3 triệu USD sang năm 2003 và năm 2004 giảm xuống còn 18 triệu USD, nên
khi hiệu quả xuất khẩu suy giảm, thì kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của
Công ty tất nhiên không tránh khỏi bị ảnh hưởng lớn.
Trong đó gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty (các năm trước
thường chiếm trên dưới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu). Năm 2004, do ảnh
hưởng chính trị thế giới có nhiều biến động, kèm theo giá cả tăng cao, nên khó
có thể thực hiện được các Hợp đồng xuất khẩu.
Bên cạnh đo ùcác hoạt động xúc tiến thương mại và công tác marketing
nói chung công ty chưa quan tâm nhiều, chưa có chiến lược xâm nhập phù hợp
với từng thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả, hơn nữa cơ cấu mặt hàng
chưa đa dạng, quy cách chất lượng chưa cao, khó mở rộng được thị trường.
+ Kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là nhập nguyên vật
liệu, hương liệu, bột mì phục vụ cho quá trình sản xuất chế biến lương thực thực
phẩm tại các đơn vị trực thuộc. Hai năm 2001 – 2002, theo chủ trương nâng cao
tỷ lệ nội địa hóa của Nhà nước, Công ty đã cố gắng thay thế dần nguyên phụ
liệu, hương liệu nhập khẩu bằng những mặt hàng sản xuất trong nước có chất
lượng tương đương, tập trung nhập lúa mì về gia công xay xát thay vì nhập bột
mì; cho nên kim ngạch nhập khẩu giảm chỉ còn một nửa so với những năm trước.
Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty theo xu
hướng chung là xuất siêu khoảng 25-30 triệu USD/năm vì vật mà Công ty có thể
29
cân đối được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu toàn bộ vật tư, máy móc và nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
Nhìn chung, hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty thì chủ yếu từ
hoạt động xuất khẩu mang lại vì Công ty trực tiếp nhập khẩu nguyên vật liệu, vật
tư phục vụ quá trình sản xuất chế biến lương thực – thực phẩm tại các đơn vị trực
thuộc, không khải nhập qua khâu trung gian nên hạ được giá thành, nâng cao lợi
nhuận của các xí nghiệp và mang lại hiệu quả cho toàn ngành.
2.2.4. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu :
2.2.4.1. Mặt hàng xuất khẩu :
Qua hình dưới đây ta thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty là gạo,
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, Mì ăn liền là mặt hàng xuất khẩu chính thứ hai, và
nhóm mặt hàng cuối cùng nằm trong danh sách hàng xuất khẩu là hàng thực
phẩm chế biến như : tương ớt, tương cà, hàng điều chế biến, ... chiếm tỷ trọng
trên dưới 1%.
Biểu đồ 1 : Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Công ty
Gạo
62%
Mì ăn liền
35%
TP khác
3%
2.2.4.2. Mặt hàng nhập khẩu :
Tình hình nhập khẩu của Công ty có xu hướng giảm , chỉ nhập khẩu máy
móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
2.2.5. Cơ cấu thị trường kinh doanh:
2.2.5.1. Thị trường xuất khẩu :
30
Trong giai đoạn hiện nay, kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện tình
hình thế giới đầy biến động mà lệ thuộc mãi vào một thị trường chủ lực duy nhất
là điều đầy rủi ro tiềm ẩn. Do đó kể từ khi có sự suy giảm thị trường chủ lực
Nga, Công ty đã có nhiều nỗ lực cố gắng tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị
trường. Đến nay quan hệ buôn bán của Công ty đã trải rộng khắp các châu lục.
Trong đó châu Á là thị trường đứng đầu với kim ngạch năm 2004 chiếm trên
50%, kế đến là thị trường châu Âu, chiếm tỷ trọng khá cao trên 40% và cuối
cùng là một lượng quy mô nhỏ ở thị trường châu Mỹ, châu Úc.
Thị trường Châu Á:
Singapore và Indonesia là hai bạn hàng lớn của Công ty. Năm 2003 chỉ
riêng hai thị trường này đã chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Công
ty, chủ yếu là mặt hàng gạo.
Thị trường Châu Âu (chủ yếu thì thị trường Đông Âu)
Đây cũng là bạn hàng quen thuộc của Công ty, trong đó có thị trường Nga
là thị trường truyền thống của các sản phẩm mì gói, lương thực thực phẩm chế
biến khác. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp Nga ở trạng thái tài chính thiếu
lành mạnh nên Công ty còn dè dặt. Ngoài một số nước Đông Âu, các sản phẩm
của công ty đặc biệt là gạo xuất ngày càng nhiều vào thị trường Tây Âu (Pháp,
Đứcù Ý),Czech, Nam Tư … .
Thị trường Châu Mỹ:
Đây là một thị trường trung gian gạo lớn trên thế giới.
Thị trường Châu Úc:
Sang năm 2004, Công ty đã tìm được mối xuất hàng ở Úc mặc dù kim
ngạch ở thị trường này chỉ đạt 83.600 USD tuy tỷ trọng chỉ chiếm 0.56% chủ yếu
nhập khẩu gạo thơm, đóng bao 5kg và 10kg để bán ở các siêu thị, thị trường này
trong tương lai được coi là một thị trường có tiềm năng rất lớn để Công ty xuất
31
gạo có phẩm cấp cao như gạo jasmine, hương lài, gạo dẻo rất được khách hàng ở
đây ưa chuộng.
2.2.5.2. Thị trường trong nước :
Đối với mặt hàng gạo bán tại thị trường nội địa của Công ty chỉ chiếm 5%
thị phần là do một số nguyên nhân chính như sau:
• Công ty lơ là không tập trung đẩy mạnh mạng lưới bán gạo trong nước
là chỉ lo phát triển thị trường xuất khẩu.
• Một số mạng lưới đại lý trước đây bán gạo của Công ty nay chuyển
sang bán gạo cho tư nhân hoặc gạo Thái Lan và gạo Trung Quốc nhập
lậu với giá thấp hơn giá chào của Công ty.
• Công ty đã không đưa ra những ưu đãi về mặt thanh toán với các đại lý
này như : cho gối đầu, trả chậm,... ngược lại còn yêu cầu họ thanh toán
tiền ngay sau khi giao hàng. Vì trong thời gian này Công ty đang dồn
mọi nỗ lực cho xuất khẩu mục đích thu nguồn ngoại tệ nhằm nâng cao
năng lực tài chính để tranh thủ thêm thu nhập tài chính khác có lợi
nhuận nhiều hơn dựa trên chênh lệch giữa tỷ giá ngoại tệ so với tiền
đồng.
2.3 THỊ TRƯỜNG GẠO CỦA CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG:
2.3.1 Thị trường gạo của Công ty:
2.3.1.1 Thị trường trong nước :
Như đã thể hiện ở trên hiện nay lượng gạo của Công ty đang bán ra trong
nước chỉ chiếm thị phần 5% chủ yếu là bán lẻ tại các cửa hàng của các đơn vị
trực thuộc Công ty.
Lượng gạo kinh doanh giảm do các doanh nghiệp phía bắc trước đây giao
dịch với các đơn vị trực thuộc Công ty để mua gạo với số lượng lớn nay chuyển
32
sang mua gạo của các doanh nghiệp khác tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Mạng lưới bán lẻ gạo của Công ty có phần cụm lại, các đơn vị đưa ra bán
ở các điểm bán tập trung ở khu phố đông đúc hoặc tại các chợ.
Tuy nhiên, trong thời gian Tết, Công ty triển khai bán dưới hình thức bán
gạo đặc sản giao tận nhà hoặc tổ chức đoàn xe đi bán phục vụ bà con vùng sâu
vùng xa...
2.3.1.2. Thị trường nước ngoài :
Khách hàng giao dịch mua gạo của Công ty với số lượng tương đối khá
thường xuyên trước đây như : GTC, CSDC (Iran), IF, Agro Commercial.
(Singapore), Mensarun (Cambodia), Voest-Alfine Inta (Áo), còn những đơn vị
khác chỉ mua khi có nhu cầu phát sinh từ một nước nào đó thì đứng làm trung
gian giao dịch và mua gạo Việt Nam để cung cấp bao gồm:
Khu vực Khách hàng
Châu Âu + Thụy Sĩ : Cargill, André SA, Asoct, Winlink, v.v...
+ Các nước khác : Glencore, Nidera (Hà Lan), Voest
Alpine (Áo), Toefer (Đức) Hoibud (Anh), Maare Rich
(Pháp) , v.v...
Châu Á + Singapore L Sumitomo Corp, Prco
+ Hong Kong : Jibsen, Tecowise
+ Các nước khác : JF (Thái Lan), Deawoo (Korea), Bangke
Alam (Indo)
Khách hàng truyền thống như Iran do chủ trương chung giao cho Tổng
Công ty Lương thực Miền Nam
Ngoài ra, có một số khách hàng mua gạo với số lượng ít, giao container :
+ Singapore : Saga Foodtuff, Kay Bee, Foremost Source, New Eastern,
v.v...
+ Liên bang Nga và Đông Âu cũ : Kim Lan V&T Export-Import (BaLan),
Việt Nam Ukraine join, Promosouz Company, OOO Nika (Liên bang Nga)
33
2.3.1.3 Những thị trường xuất khẩu gạo của Công ty trong những năm qua
Bảng 3 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Công ty trong những năm qua
Nguồn : Phòng Kinh doanh XNK
ĐVT : USD
2001 2002 2003 6 T Đ 2004
Thị trường
Gạo Gạo Gạo Gạo
1. Mỹ 476.540 17.630.030
2. Nga 419.650 381.428
3. Pháp 754.757 8.200
4. Singapore 767.451 116.416 4.022.183
5. Ba lan 365.638 321.67
6. Thái Lan 1.413.500
7. Anh 1.108.856
8. Moldova 54.000 230.040
9. Thụy Sĩ 3.181.450 89.280
10. LH Quốc 146.630
11. Ukraine 912.720 747.821 81.689
12. Lào 264.058
13. Indonesia 3.963.106 305.750 9.101.222 1.005.348
14. Tiệp Khắc 10.170 11.000
15. Aùo 10.712 238.050
16. Mehico 2.412.174
17. Malaysia 361.384 374.000
18. Guinea 219.480
19. Bắc Triều Tiên 65.400
20. Cu Ba 2.541.000
21. Bồ Đào Nha 9.172
22. Phi Châu 18.480.454
23. Uùc 79.303
Tổng cộng 31.728.170 25.899.811 13.828.144 1.495.578
Trong năm 2001 thị trường xuất khẩu gạo của Công ty rất đa dạng có
nhiều bạn hàng lớn như Indonesia kim ngạch đạt gần 4 triệu USD, kế đến
34
Mehico và Cu Ba với kim ngạch đạt trên dưới 2.5 triệu USD, đặc biệt là khách
hàng Châu Phi bạn hàng truyền thống và lâu dài đạt kim ngạch cao nhất là
18.480.454 USD .Nguyên nhân chính là nhu cầu nhập khẩu gạo của một số nước
nmhư Indonesia một quốc gia Châu Á rơi vào khủng hoảng chính trị, mất mùa và
lâu nay vẫn là một khách hàng quen thuộc của Công ty, Mehico một khách hàng
thường xuyên cũng có nhu cầu về gạo, đặc biệt là Châu Phi một thị trường
truyền thống dồi dào và đầy tiềm năng thời gian này có nhu cầu nhập khẩu gạo
rất lớn chiếm tỷ trọng là 58.24%
Sang năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu gạo có giảm 18,37% so năm
2001 nhưng vẫn ở mức cao, thêm vào đó là việc Công ty tìm kiếm thêm một
khách hàng mới như Anh, Thụy Sĩ.
Sang năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu gạo giảm mạnh, giảm 46,6% so
năm 2002. Nguyên nhân chính là do bạn hàng lớn của Công ty chuyển sang mua
gạo của Thái Lan, Ấn Độ với giá rẻ hơn như khách hàng ở Châu Phi, Mỹ ...
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu thị trường của Công ty được đa phương hóa
và nắm giữ thị trường truyền thống. Nhằm mục đích đa phương hóa thị trường
nhưng vẫn luôn giữ mối quan hệ với thị trường truyền thống, thị trường trọng
điểm.
2.3.2 Phương pháp thâm nhập thị trường :
2.3.2.1. Khảo sát thị trường:
Để tạo điều kiện mở rộng thị trường và chọn ra một phương thức thâm
nhập tốt nhất cho từng thị trường, Công ty đã tổ chức các cuộc khảo sát thị
trường tại các nước Campuchia, Lào, Myama, Trung Cận Đông (các tiểu vương
quớc Ả Rập UAE, Ai Cập, Iran, Kuweit), Liên bang Nga, Brasl.
35
2.3.2.2 Đẩy mạnh các hoạt động triển lãm hội chợ:
Bên cạnh một số hội chợ trong nước Công ty cũng đã tham dự hội chợ các
nước trong khu vực như: Myama, Lào và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.
2.3.2.3 Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại:
Công ty đã tăng cường phối hợp với các đơn vị (Phòng Thương Mại và
Công nghiệp Việt Nam, Trung Tâm Xúc tiến thương mại TP HCM) để giới thiệu
sản phẩm và hoạt động của Công ty thông qua việc trưng bày triển lãm thường
xuyên các hàng hóa, catalogue của Công ty.
2.3.24. Tháp tùng các chuyến công cán nước ngoài của đoàn công tác chính
phủ và Bộ Thương Mại:
Vì là một trong những đơn vị đầu mối xuất khẩu gạo nên Công ty luôn
luôn nhận được sự hỗ trợ quan tâm giúp đỡ của chính phủ và các bộ ngành có
liên quan đặc biệt là Bộ Thương Mại. Do đó, Công ty thường xuyên có cơ hội
được cùng tham gia với phái đoàn chính phủ, Bộ Thương mại trong những
chuyến đi công tác nước ngoài thông qua đó Công ty sẽ trực tiếp tiếp cận với đối
tác nước ngoài để ký các hợp đồng xuất khẩu gạo.
2.3.2.5. Tham gia hội thảo và trao đổi buôn bán với khách hàng nước ngoài từ
các hội nghị được tổ chức trong nước:
Công ty chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin về việc tổ chức các cuộc
Hội thảo, Hội nghị quốc tế của ngành được tổ chức tại Việt Nam.
2.4. NHẬN ĐỊNH MẶT MẠNH MẶT YẾU CỦA CÔNG TY
2.4.1 Đánh giá chung
Qua kết quả kinh doanh và tình hình sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị
trường của Công ty. Ta nhận thấy được những ưu điểm cũng như nhược điểm của
Công ty như sau:
36
2.4.1.1 Ưu điểm :
Lợi thế thương mại của Công ty khá cao :
+ Công ty phát có các quan hệ tốt với nhiều khách hàng trong và ngoài
nước. Vị trí trụ sở của Công ty và các đơn vị trực thuộc thuận lợi cho việc gây
chú ý của khách hàng và nâng cao uy tín gây nhiều ấn tượng trong kinh doanh.
+ Có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên Thế giới và buôn bán
với nhiều thị trường truyền thống.
+ Công ty có một đội ngũ lâu năm giàu kinh nghiệm, có trình độ với
những mối quan hệ rộng rãi với các đơn vị khác.
+ Việc tham gia nhiều cuộc hội chợ trong cũng như ngoài nước đã tạo
điều kiện cho Công ty giới thiệu sản phẩm và thêm phần doanh thu từ hội chợ.
Năng lực sản xuất cao, quy mô lớn:
+ Tổng công suất xay xát gạo toàn Công ty trên 200.000 tấn/năm trên
thiết bị hiện đại của Nhật Bản và có xí nghiệp của Công ty tại Thốt nốt – Cần
Thơ tổ chức thu mua, xay xát lúa gạo, hệ thống kho chứa rộng lớn bảo đảm điều
kiện dự trữ lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu.
Mạng lưới kinh doanh rộng khắp:
+ Mạng lưới bán lẻ của Công ty rộng khắp cả nước và có nhiều bạn hàng
trên khắp thế giới bao gồm: 3 trung tâm thương mại và trên 2.500 đại lý phân bổ
khắp cả nước phân phối gạo và sản phẩm chế biến của Công ty. Có quan hệ
buôn bán với trên dưới khoảng 33 quốc gia trên thế giới.
2.4.1.2. Nhược điểm:
Kém năng động trong kinh doanh :
+ Một số đơn vị chưa quan tâm hoạt động bán lẻ ,chưa năng động trong
kinh doanh còn ngại khó, dựa vào thu nhập do cho thuê kho hoặc nhà xưởng làm
cho mạng lưới bán lẻ ngày càng thu hẹp.
37
+ Chức năng kinh doanh dịch vụ tổng hợp của Công ty chưa được khai
thác triệt để.
+ Chi phí gia công xay xát gạo của Công ty cao hơn các nơi khác nên khó
thu hút khách hàng.
+ Chưa tổ chức tốt khâu thu mua và dựï trữ lúa gạo.
+ Mẫu mã bao bì chưa được quan tâm đúng mức, chưa thể hiện đúng tầm
vóc của mình thông qua bao bì nhãn hiệu.
Chưa khai thác tốt máy móc thiết bị:
+ Do trục trặc máy móc hoặc nguồn nguyên liệu không ổn định nên hệ số
khai thác công suất thấp, xay xát gạo khoảng 30%.
Hoạt động Marketing chưa được chuyên sâu:
+ Công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường, nhu cầu khách hàng, về đối thủ
chưa tốt.
+ Bộ phận marketing chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng.
Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu:
+ Đội ngũ cán bộ nhân viên mặc dù có kinh nghiệm nhưng đa phần đã lớn
tuổi trong khi lực lượng trẻ tuy năng động nhiệt tình nhưng chuyên môn còn hạn
chế.
+ Đội ngũ tiếp thị của các đơn vị còn yếu và thiếu, có người chỉ qua vài
khóa bồi dưỡng nghiệp vụ nên chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.4.2 Phân tích SWOT :
2.4.2.1 Strengths : (Điểm mạnh)
+ Công ty có lịch sử phát triển lâu dài ,tạo được uy tín trên thương trường,
khách hàng trong và ngoài nước.
+ Chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. Được phép kinh
doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng do Nhà nước quy định.
38
+ Nguồn hàng xuất khẩu lớn do các đơn vị trực thuộc cung ứng.
+ Cán bộ công nhân viên có trình độ khá cao, kinh nghiệm làm việc lâu
năm trong công tác xuất nhập khẩu giúp cho hoạt động Công ty càng tăng.
+ Công ty tạo được sự tín nhiệm với ngân hàng đây là điều kiện thuận lợi
cho Công ty trong việc vay vốn để kinh doanh.
2.4.2.2 Weaks : (Điểm yếu)
+ Chủ yếu bán hàng theo điều kiện FOB, chưa sử dụng nhiều các điều
kiện giao hàng khác nhằm đạt lợi nhuận cao hơn.
+ Sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú.
+ Công ty chưa có bộ phận marketting riêng biệt chuyên làm nhiệm vụ
bám sát thị trường nên việc nghiên cứu thị trường còn phiến diện chỉ mang tính
chất khaỏ sát sự biến động về giá cả và nhằm phục vụ cho những quyết định tức
thời.
+ Vốn luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh và Công
ty luôn thiếu vốn để kinh doanh – vấn đềâ này sẽ bất lợi một khi hàng hóa bị hút,
giá cả biến động, mà Công ty không có điều kiện để dự trữ hàng hóa, dẫn đến
nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ.
Công ty chưa được thực hiện việc nghiên cứu toàn diện nhằm đưa ra
những dữ liệu phục vụ cho việc hoạch định chiến lược lâu dài.
2.4.2.3. Opportunites (Cơ hội)
+ Doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi nhất định từ Nhà nước.
2.4.2.4. Threats : (Nguy cơ thách thức)
+ Khách hànng ngày càng khó tính, nhu cầu họ tăng theo chiều sâu, Công
ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh nhất là trong khu vực.
+ Giá vốn hàng xuất khẩu của Công ty cao, phương thức thanh toán còn
lúng túng dẫn đến rủi ro cao và khó tìm đối tác.
39
+ Môi trường kinh doanh bình đẳng, Nhà nước giảm bớt ưu đãi
+ Thị trường gạo không sôi động do khách hàng tiêu thụ nhiều gạo Việt
Nam đã đánh thuế cao (Indonesia) để hạn chế nhập khẩu hoặc đẩy mạnh sản
xuất trong nước (Philipine).
+ Tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay làm cho Công ty
gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong việc tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu và thị
trường mới.
2.4.2.5. Kết hợp S/O :
Phát huy điểm mạnh tận dụng cơ hội :
+ Tìm hiểu thêm thị trường xuất khẩu mới để đảm bảo tiến độ phát triển
về xuất khẩu của Công ty.
+ Với kinh nghiệm chuyên môn sẵn có của CBCNV phát huy xây dựng
biện pháp cải tiền về quản lý sản xuất tạo hướng phát triển mới cho Công ty.
+ Nguồn hàng của Công ty lớn nên đẩy mạnh hơn nữa trong công tác xuất
khẩu để tạo nguồn xuất khẩu lớn cho Công ty. Ngoài mục tiêu xuất khẩu trực
tiếp của Công ty, Công ty nên liên kết xuất khẩu thêm thông qua các hãng buôn
xuất khẩu (Export Merchants) các liên hợp xuất khẩu (Ecport Combination), môi
giới xuất khẩu (Export Broker)
2.4.2..6. Kết hợp W/O :
Vượt qua điểm yếu, tận dụng cơ hội :
+ Xây dựng chiến lược quản lý chất lượng toàn diện, tiến đến việc nhận
các chứng nhận về chất lượng. Có thể nói đây là giấy thông hành cho sản phẩm
của Công ty khi tung ra thị trường thế giới.
+ Tham gia các cuộc hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để sản phẩm
được biết đến nhiều hơn
40
+ Thành lập bộ phận marketing riêng biệt chuyên làm nhiệm vụ bám sát
thị trường và đem về Công ty những thông tin mới, chính xác để Công ty có thể
nắm bắt được thông tin nhanh chóng, chính xác nhất nhằm đưa ra quyết định
đúng đắn và kịp thời.
+ Công ty luôn luôn bị thiếu vốn để khắc phục Công ty cần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
+ Cán bộ – Công nhân viên chú tâm hơn trong việc nghiên cứu, đưa ra
những hoạch định rõ ràng cho chiến lược phát triển lâu dài của Công ty.
2.4.2.7. Kết hợp W/T :
Tối thiểu hóa điểm yếu, tránh các mối đe dọa tiềm tàng :
+ Xây dựng các chương trình về nguồn lực, nhà quản lý giỏi, người lao
động lành nghề.
+ Tạo cho khách hàng cảm giác an tâm, thoải mái và vừa lòng khi sữ
dụng sản phẩm của Công ty bằng các chiến lược cạnh tranh về giá, chất lượng
hoàn thiện công tác sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh với bao bì ngày một
đổi mới đẹp hơn, bắt mắt hơn.
+ Đỏi hỏi Công ty phải tìm kiếm lượng đầu vào lâu dài có giá rẻ bằng
cách sử dụng nguyên vật liệu trong nước.
41
Bảng 4 : Tổng hợp ma trận SWOT
Loại yếu tố Địa điểm
của yếu tố Thuận lợi Khó khăn
Bên
trong
Strengths (Điểm mạnh) :
- Uy tín của Công ty với khách hàng
trong và ngoài nước.
- Nguồn hàng xuất khẩu lớn do các
đơn vị trực thuộc cung ứng.
- Tự chủ về tài chính được ngân
hàng tín nhiệm
Weaks : (Điểm yếu)
- Điều kiện giao hàng chưa đa
dạng
- Luôn thiếu vốn trong kinh doanh
- Chưa có đội ngũ Marketing
chuyên biệt
- Sản phẩm xuất khẩu chưa đa
dạng, phong phú
Bên
ngoài
Opprtunities (Cơ hội) :
- Được Nhà nước ưu đãi
- Có nhiều thị trường xuất khẩu
tiềm năng dựa vào các Hiệp định
thương mại giữa Việt Nam với các
nước khác
Threats : (Nguy cơ thách thức)
- Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi
ngày càng cao, có nhiều đối thủ
cạnh tranh mạnh.
- Giá hàng xuất không cạnh tranh.
- Thuế nhập khẩu ở các thị trường
trọng điểm tăng làm hạn chế xuất
hàng qua các thị trường này.
- Gặp nhiều khó khăn để tìm
khách hàng mới do tình hình cạnh
tranh gay gắt.
42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 :
Chương 2 là bức tranh tổng thể của Công ty Lương thực TP. Hồ Chí Minh
về tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây, những mặt mạnh
mặt yếu từ đó xác định vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường, đặc biệt là
thị trường gạo. Trong những năm qua, Công ty đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ
thuật, đi khảo sát thị trường nhiều nơi, tham gia nhiều hội chợ …. để âđẩy mạnh
mở rộng phát triển thị trường gạo trong nước cũng như nước ngoài. Công ty đã
khai thác được một số thị trường xuất khẩu gạo, duy trì được thị trường nội địa
tuy thị phần của Công ty ở thị trường này bị giảm sút trong vài năm qua do
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhận biết được về thị trường gạo của
Công ty ở Chương 2, ta sẽ có những định hướng và tìm ra giải pháp để mở rộng
phát triển có hiệu quả thị trường xuất khẩu gạo cho Công ty.
43
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG
THỰC TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG:
+ Mục tiêu của Công ty là củng cố và phát triển thị trường trong nước
đồng thời hướng về xuất khẩu để tăng kim ngạch và doanh số. Để thực hiện yêu
cầu trên các đơn vị xay xát gạo trực thuộc cần cố gắng tiếp nhận, và sử dụng các
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, để nhanh chóng đầu tư đổi mới công
nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại một cách thích hợp cho các đơn vị xay xát
gạo. Và tổ chức tốt khâu thu mua tạm trử lúa, thóc để phục vụ cho sản xuất, lau
xát, đánh bóng đảm bảo cho gạo thành phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với chất
lượng ngày càng tốt hơn, đa dạng hơn.
+ Việc phát triển thị trường là công tác trọng tâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh.pdf