MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I 7
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI 7
I. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa 7
I.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa 7
I.1.1. Khái niệm 7
I.1.2. Vai trò 8
I.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10
I.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 10
I.2.2. Xuất khẩu gián tiếp 11
I.2.3. Xuất khẩu tại chỗ 12
I.2.4. Xuất khẩu theo nghị định thư 13
I.2.5. Gia công quốc tế 13
I.2.6. Xuất khẩu ủy thác 13
I.2.7. Buôn bán đối lưu 13
I.2.8. Tạm nhập tái xuất 14
I.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa 14
I.3.1. Yếu tố kinh tế 14
I.3.2. Môi trường văn hóa - xã hội 15
I.3.3. Môi trường chính trị - pháp luật 16
I.3.4. Yếu tố cạnh tranh 17
II. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. 18
II.1. Vị trí của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với Việt Nam 18
II.2 Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo 19
II.2.1. Điều kiện đất đai 19
II.2.2. Điều kiện khí hậu 20
II.2.3. Nước tưới tiêu 21
II.2.4. Nhân lực 21
II.2.5. Địa lý cảng khẩu 21
II.3. Thúc đẩy xuất khẩu gạo để tranh thủ cơ hội của thị trường thế giới. 22
II.3.1. Xuất khẩu gạo tranh thủ xu hướng phân công lao động quốc tế ngày càng sâu 22
II.3.2. Xuất khẩu gạo tranh thủ xu thế thương mại hóa và hội nhập 22
II.3.3. Xuất khẩu gạo tranh thủ cơ hội cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA/ASEAN, WTO hiện nay 23
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo của một quốc gia 24
III.1. Nghiên cứu thị trường 24
III.2. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu 25
III.3. Lựa chọn đối tác kinh doanh 26
III.4. Đàm phán ký kết hợp đồng 27
III.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 27
CHƯƠNG II 29
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (1989 – 2005) 29
I. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam 29
I.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2005. 29
I.2. Tính chất gạo xuất khẩu của Việt Nam 35
I.3. So sánh xuất khẩu gạo của Việt Nam với các nước Châu Á 36
I.4. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 37
Mỹ 42
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 45
II.1. Yếu tố nghiên cứu thị trường 45
II.2. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu 51
CHƯƠNG III 59
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 59
I. Dự báo thị trường gạo đến năm 2010 59
I.1. Dự báo sản xuất và tiêu thụ gạo thế giới 59
I.2. Triển vọng buôn bán gạo trên thế giới 66
II. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới 72
II.1. Cơ hội thách thức do điều kiện hội nhập mang lại 72
II.2. Triển vọng xuất khẩu gạo Việt Nam 75
III. Định hướng và giải pháp thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 78
III.1. Định hướng xuất khẩu gạo Việt Nam 78
III.2. Phát triển sản xuất 79
III.3. Đối với khâu chế biến vận chuyển 80
III.4. Về tổ chức thu mua hàng hóa 82
III.5. Phát triển thị trường 82
III.6. Về quản lý và điều hành xuất khẩu gạo 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong đó nhập của Việt Nam 553 ngàn tấn (chiếm 43,4% thị phần), nhưng do chiến sự và chính trị thay đổi đã làm phá vỡ các hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này(có chương trình đổi dầu lấy lương thực). Thị trường Châu Mỹ và Châu Âu là 2 thị trường có quy định tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe và chủ yếu là nhập khẩu gạo chất lượng cao, hơn nữa Mỹ lại là nước xuất khẩu gạo chất lượng cao là chủ yếu do đó gạo xuất khẩu của Việt Nam rất khó thâm nhập vào 2 thị trường này.
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang bị cạnh tranh quyết liệt và ngày càng khó khăn hơn. Hơn nữa, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn thiếu một chiến lược đối với các thị trường lớn, 65% lượng gạo xuất khẩu phải qua thị trường trung gian, dẫn tới không chủ động và bị ép cấp, ép giá. Chúng ta chưa thiết lập được hệ thống thị trường và bạn hàng lớn ổn định cũng như thương hiệu sản phẩm.
* Một số quốc gia và khu vực nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam
Inđônêsia: Trong 5 năm trở lại đây, Inđônêsia đã nhập khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Đài Loan. Chính phủ Inđônêsia chủ yếu nhập khẩu gạo 25% tấm, còn các công ty tư nhân thường nhập khẩu gạo chất lượng cao để bán tại các siêu thị và thành phố lớn. Cơ quan hậu cần Bulog vừa có chức năng quản lý Nhà nước vừa có chức năng kinh doanh, điều phối lúa gạo. Bulog nhập khẩu gạo trên cơ sở Hiệp định Chính phủ(G to G), hoặc đấu thầu. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu gạo sang Inđônêsia với số lượng lớn nhưng không ổn định. Năm 1996, Inđônêsia nhập khẩu gạo của Việt Nam khoảng 2722 ngàn tấn (12,6% tổng lượng gạo nhập khẩu); năm 1997 là 133 ngàn tấn (chiếm 38%); năm 1998 là 1.144 ngàn tấn (40%); năm 1999 là 1.804 ngàn tấn (40%) và năm 2001 chỉ còn 350 ngàn tấn (14%); năm 2002 là 744,0 ngàn tấn; năm 2003 là 1.354 ngàn tấn; và năm 2004 là 278 ngàn tấn. Inđônêsia nhập khẩu cả gạo trung bình và gạo cao cấp của Việt Nam. Chính phủ Inđônêsia đang theo đuổi chính sách tự túc lương thực, nên từ năm 2001 trở lại đây đã tăng thuế nhập khẩu gạo lên 30% và thực hiện chính sách hỗ trợ “đầu vào” cho nông dân để khuyến khích sản xuất trong nước. Inđônêsia xếp gạo vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm cao trong cơ chế thực hiện CEPT/AFTA.
Philippine: Một trong những chính sách ưu tiên của Chính phủ nước này là phát triển nông nghiệp, tăng sản lượng lúa để giảm bớt nhập khẩu. Phấn đấu trong một vài năm tới có thể tự cung cấp đủ lương thực. Gạo cũng được xếp vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm cao trong lịch trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/APTA của Philippin. Trong WTO, Philippin là nước duy nhất không phải cam kết mở cửa thị trường gạo. Hàng năm, gạo Việt Nam chiếm 40-60% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này. Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang Philippin được 370 ngàn tấn (trên thực tế là 530 ngàn tấn vì một số công ty nước ngoài nhập khẩu gạo của Việt Nam rồi xuất sang đây), năm 2002 là 429,3 ngàn tấn; năm 2004 là 483,4 ngàn tấn. Theo nhiều tài liệu cho thấy quan hệ buôn bán gạo giữa hai nước tương đối thuận lợi và tốt đẹp, Việt Nam được coi là nguồn cung cấp gạo ổn định cho Philippin.
Malaysia: Nhập khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Myanma, Mỹ, ấn Độ, Pakistan. Bernas là công ty độc quyền nhập khẩu gạo và chịu trách nhiệm bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhu cầu tiêu dùng gạo hàng năm của Malayxia khoảng 1,8 triệu tấn trong khi sản xuất trong nước là 1,2 triệu tấn, lượng thiếu hụt còn lại phải nhập khẩu. Phần lớn khối lượng gạo nhập khẩu là gạo cao cấp. Gạo Việt Nam nhập khẩu về chủ yếu được tiêu thụ tại 2 Bang có thu nhập thấp là Sabah và Sarwak. Năm 2002 Malaysia nhập khẩu 185,24 ngàn tấn, và năm 2004 là 167,3 ngàn tấn gạo của Việt Nam.
Singapo: Năm 1999, đã nhập khẩu 112 ngàn tấn gạo của Việt Nam: năm 2000 là 221 ngàn tấn, năm 2001 là 260 ngàn tấn; năm 2002 là 97,36 ngàn tấn; năm 2003 là 238 ngàn tấn và năm 2004 là 176,8 ngàn tấn. Singapo nhập khẩu gạo từ Việt Nam thường được tái chế để xuất khẩu sang nước thứ 3.
Irắc: Nhu cầu tiêu dùng gạo ở nước này khoảng 1 triệu tấn trong khi tự sản xuất được 200 - 250 ngàn tấn. Hàng năm, Irắc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam loại gạo 5% tấm- khoảng 500 ngàn tấn (80% tổng lượng nhập), số còn lại được nhập từ Thái Lan, ấn Độ, Pakistan...Mặc dù đây là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam tương đối ổn định và có giá cao song cũng gặp nhiều khó khăn nhất là tình hình chính trị không ổn định. Năm 2002, Irắc nhập của Việt Nam 876,37 ngàn tấn gạo; năm 2004 là 736,8 ngàn tấn. Gạo nhập khẩu vào Irắc được thực hiện trong khuôn khổ của Chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc.
Iran: là nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn (800 nghìn - 1 triệu tấn gạo/năm) và đòi hỏi chất lượng cao. Nhiều năm, Iran đã đặt mua của nước ta tới hàng trăm nghìn tấn nhưng do nhiều nguyên nhân, nhất là nguyên nhân không đáp ứng về chất lượng nên lượng gạo xuất khẩu sang Iran đạt rất thấp.
Cuba: Nhu cầu tiêu dùng gạo của nước này tương đối lớn, ngoài nhập khẩu của Việt Nam, CuBa còn nhập khẩu của Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc. Hàng năm, nước ta xuất khẩu khoảng 120-150 nghìn tấn trong chương trình ưu đãi thoả thuận giữa 2 Chính phủ (trả chậm) và khoảng trên dưới 100 nghìn tấn thương mại bình thường. Đây là thị trường truyền thống của Việt Nam, tuy nhiên khả năng thanh toán bị hạn chế.
Châu Phi: Đây là khu vực tiêu thụ gạo với số lượng lớn, yêu cầu về chất lượng gạo không cao, nhưng gạo Việt Nam xâm nhập thị trường này ít, nguyên nhân chính là do không có khả năng cung cấp tín dụng cho bạn hàng. Vì lý do này nên gạo của Việt Nam phải thông qua nước thứ 3 để xâm nhập thị trường này và đây cũng chính là lý do giải thích tại sao trong số 10 bạn hàng mua gạo lớn nhất của ta trong thời gian qua lại có Thuỵ Sỹ và Hà Lan. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi từ Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp(như Nigieria là nước nhập khẩu gạo lớn nhất Châu Phi và là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới), tuy nhiên Châu Phi là một thị trường có tiềm năng rất lớn, vì thế các nhà xuất khẩu Việt Nam cần khai thác, thâm nhập vào thị trường này.
Châu âu: Tiêu dùng loại gạo có chất lượng cao là xu thế của các nước Châu Âu, gạo của nước ta chưa hoặc đáp ứng rất ít thị hiếu tiêu dùng này. Thương mại về gạo của Việt Nam với thị trường này chủ yếu để tái xuất sang nước thứ 3, trừ một số ít gạo đặc sản xuất khẩu sang Pháp, Đức...
Bảng 2.3: So sánh gạo xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ
cạnh tranh lớn (Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan)
Thái Lan
Việt Nam
ấn Độ
Mỹ
Pakistan
Loại gạo xuất khẩu
- Gạo hạt dài,
trong đó xuất khẩu gạo Parbolied, gạo Jasmine, thơm hương nhài là chính
- Gạo tấm, nếp và thơm
- Chủ yếu là gạoBastima, ngoài ra có gạo hạt dài không có mùi thơm.
- Gạo có độ dài trung bình
- Chủ yếu là gạo Bastima. Ngoài ra có gạo tẻ trắng thường.
Chất lượng gạo xuất khẩu
Gồm cả gạo chất lượng cao và gạo chất lượng thấp, trong đó gạo chất lượng cao là chủ yếu
- Chủ yếu là gạo có chất lượng Trung bình và thấp, gạo chất lượng cao chiếm số ít.
- Gồm cả gạo chất lượng cao và chất lượng trung bình
- Chủ yếu là gạo chất lượng cao, có tiêu chuẩn phân loại và khả năng về mặt công nghệ đảm bảo cung ứng đúng chất lượng
- Cả gạo chất lượng cao và gạo chất lượng trung bình
Giá bình quân xuất khẩu
Từ 173-298 USD/tấn
Từ 145-269 USD/tấn
Từ 136-286 USD/tấn
Từ 250- 314 USD/tấn
Từ 149-270 USD/tấn
Thị trường xuất khẩu
- Gạo chất lượng cao chủ yếu xuất khẩu vào nước có thu nhập cao (Mỹ, Nhật Bản EU..)
- Gạo chất lượng thấp sang Châu Phi, Châu á
- Chủ yếu là sang thị trường Châu á ( >50%), còn lại là Châu Phi, Trung Đông và Châu âu rất thấp (5-7%).
- Gạo chất lượng cao vào thị trường có thu nhập cao (Mỹ, Châu âu), còn gạo chất lượng thấp xuất khẩu sang Nam Phi và Trung Đông.
- Chủ yếu xuất sang thị trường Bắc Mỹ và nam Mỹ. Ngoài ra còn xuất sang EU, Nhật Bản
- Thị trường chính là Châu Phi, Afghanistan, Inđônêsia, Trung Đông và EU.
* Kết luận:
Trong những năm qua, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như:
Thứ nhất, từ một nước thiếu lương thực triền miên, luôn phải chạy ăn những tháng giáp hạt, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Trong 17 năm xuất khẩu gạo(1989 - 2004), Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới hơn 50 triệu tấn gạo, thu về cho đất nước trên 10 tỷ USD.
Nét đặc biệt quan trọng đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu gạo Việt Nam là tính ổn định cao trong điều kiện có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới. Xu hướng thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước về lượng gạo xuất khẩu là thực tế, khác hẳn các nước xuất khẩu gạo trong khu vực. Nếu so với năm đầu xuất khẩu gạo (1989 là 1,42 triệu tấn) thì lượng gạo xuất khẩu năm 2004 gấp 2,86 lần, giá gạo tăng 28 USD/tấn (232-204 USD) và kim ngạch tăng gấp 3,24 lần (941/290 triệu USD). Cũng trong thời gian đó, có 14 năm Việt Nam giữ vững vị trí thứ hai thế giới về lượng gạo xuất khẩu (chỉ có 3 năm đứng thứ ba sau Thái Lan và ấn Độ) và vượt Mỹ liên tục từ năm 1990 đến nay.
Thế đứng của cường quốc gạo xuất khẩu Việt Nam ngày càng vững vàng hơn thể hiện trên nhiều mặt. Cả lượng và giá đều tăng, nên Nhà nước không phải trợ giá mua lúa tạm trữ xuất khẩu như các năm 2000-2002 với mức hàng trăm tỷ đồng/năm. Không chỉ Nhà nước và các doanh nghiệp có lợi mà người nông dân trồng lúa cũng có lợi thế về giá và thủ tục mua bán. Giá lúa trong nước đứng ở mức khá hợp lý cho cả hộ nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên hoạt động thu gom, chế biến và xuất khẩu gạo diễn ra thuận lợi.
Thứ hai, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng, thị phần gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới tăng từ 9,3% năm 1989 lên 15,3% năm 2004. Những năm gần đây, nhiều thị trường mới được mở thêm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc...
Thứ ba, chất lượng gạo xuất khẩu ngày càng cao hơn, chủng loại gạo đa dạng hơn. Nếu những năm đầu thập kỷ 90 gạo có tỷ lệ tấm cao trên 25% tấm chiếm tỷ lệ từ 80-90% thì hiện nay đã giảm xuống dưới 35-40%, gạo chất lượng cao tỷ lệ tấm thấp 5% đã tăng từ 10-20% lên 60-65%. Tỷ lệ gạo chất lượng cao tăng lên đáng kể trong trong tổng lượng gạo xuất khẩu. Khoảng cách giữa giá gạo Việt Nam với Thái Lan đã giảm dần từ 40-55 USD/tấn thời kỳ 1989-1994 xuống còn 15-30 USD/tấn những năm 1999-2004, có những thời điểm giá gạo của Việt Nam còn tương đương và cao hơn của Thái Lan (như vào thời điểm Tháng 5/2004 giá gạo 5% tấm của Thái Lan là 228-237 USD/tấn, của Việt Nam là 233-238 USD/tấn). Đây là kết quả của quá trình đầu tư cải tiến công nghệ trong khâu chế biến, cải tiến giống và những vấn đề có liên quan.
Như vậy, những thành tựu mà xuất khẩu gạo mang lại cho Việt Nam trong thời gian qua là nền tảng vững chắc để phát triển và ổn định kinh tế-xã hội đất nước, góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu có thể thấy rõ những mặt còn hạn chế của xuất khẩu gạo Việt Nam. Từ bảng so sánh gạo của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh(Bảng 2.3) có thể thấy gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém cả về loại gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại, từ những tồn tại và nguyên nhân ở trên cho thấy để Việt Nam đứng vững trên vị trí một cường quốc gạo xuất khẩu trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới như hiện nay, thì vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam là khắc phục những tồn tại ở trên. Để khắc phục những tồn tại đó thì vấn đề quan trọng không phải là phấn đấu tăng diện tích, qui mô và doanh số xuất khẩu, mà cần tập trung đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ KH-CN, cải tiến chất lượng và phẩm cấp gạo, tổ chức tốt và khép kín các khâu thu mua, chế biến, marketing bán hàng, đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cũng như ổn định thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
II.1. Yếu tố nghiên cứu thị trường
* Khai thác thông tin
Hiện nay trong lĩnh vực xuất khẩu gạo chúng ta còn hạn chế trong công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo cung - cầu gạo trên thị trường xuất khẩu, bị động trong việc ký hợp đồng xuất khẩu. Kế hoạch xuất khẩu gạo giao từ đầu năm trong khi chưa biết kết quả sản xuất lúa trong năm như thế nào, do đó liên tục phải điểu chỉnh. Kế hoạch lại không gắn với quy hoạch và thực tế sản xuất nên chưa có đủ cơ sở và tính khả thi thấp. Việc dựa vào “cầu” của các khách hàng theo hợp đồng ký kết để quyết định kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm chưa tính đến khả năng “cung” là chưa hợp lý. Đã xuất hiện tình trạng một số hợp đồng đã ký từ đầu năm với giá thấp, cuối năm giá cao nên nông dân không bán lúa theo giá hợp đồng dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng xuất khẩu gạo, làm giảm lòng tin của khách hàng và thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo(do bị phạt).
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tập quán tiêu dùng gạo của các nước nhập khẩu gạo trên thế giới chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin. Các tiêu chuẩn về gạo xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là do phía khách hàng nêu ra khi có nhu cầu mua hàng, chưa thực sự chủ động trong đáp ứng nhu cầu khách hàng, tiếp cận khách hàng thành công.
Hiện tại nước ta mới dừng lại ở nghiên cứu đặc điểm tập quán tiêu dùng gạo tại một số thị trường chủ yếu.
Thị trường gạo của thế giới đòi hỏi 6 loại gạo cơ bản sau đây:
+ Gạo hạt dài chất lượng cao + Gạo hạt dài chất lượng trung
+ Gạo hạt ngắn + Gạo thơm
+ Gạo nếp + Gạo đồ (Parboiled rice)
Mỗi một loại gạo như thế được cung cấp cho một thị trường nhất định. Gạo hạt dài có chất lượng cao chủ yếu được buôn bán ở Châu Âu và ở Trung Đông. Gạo hạt dài có chất lượng trung bình được tiêu thụ ở các nước thiếu gạo ở Châu Á, đặc biệt là ở các tiểu lục địa Ấn Độ. Gạo hạt ngắn được buôn bán ở các khu vực ôn đới có yêu cầu đặc biệt, gạo đồ có chất lượng cao được tiêu thụ ở Trung Đông và ở Châu Phi Gạo đồ có chất lượng thấp được tiêu thụ ở các thị trường đặc biệt ở Châu Á và Châu Phi. Gạo thơm chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường Trung Đông, còn gạo nếp được tiêu thụ ở Lào và ở một số nước khác với số lượng ít.
Chất lượng gạo tuỳ thuộc vào thị hiếu và tập quán ẩm thực của người tiêu dùng. Ví dụ chất lượng của một loại gạo có thể rất ưu thích đối với một cộng đồng người tiêu thụ này nhưng lại hoàn toàn không được chấp nhận đối với cộng đồng người tiêu thụ khác.
Tại các nước phát triển chủ yếu tiêu dùng các loại gạo ngon như: Basmati của Pakistan, gạo thái thơm và 100%(không tấm) của Thái Lan và gạo hạt dài của Mỹ, với giá cả cao hơn và chất lượng tốt hơn. Còn các loại gạo khác như: Indica cao, Indica thấp, Japonica, gạo Thái tấm... chủ yếu được tiêu dùng ở các nước đang phát triển và Châu Phi.
Người tiêu dùng Nhật Bản rất thích loại gạo Japonica hạt ngắn vừa mới chế biến và được xay xát kỹ, họ đòi hỏi loại gạo đó phải cho cơm dẻo, dính và có vị ngon. Người tiêu dùng Thái Lan lại thích loại gạo Indica hạt dài đã được bảo quản lâu(gạo cũ) và xay xát kỹ, họ đòi hỏi cơm phải rời và có vị ngon. Ở Trung Đông người tiêu dùng thích gạo hạt dài, xát kỹ với mùi rất thơm, họ cho rằng gạo không có mùi đặc trưng cũng giống như thức ăn không có muối. Người tiêu dùng Châu Âu nói chung thích gạo hạt dài nhưng không có hương thơm, đối với họ bất kỳ một mùi thơm nào trong gạo đều là dấu hiệu của sự hư hỏng và sự lây nhiễm. Đối với họ thà rằng không có gạo còn hơn mua phải gạo có mùi thơm.
Người tiêu dùng Mỹ sẽ chỉ trả một nửa tiền đối với loại gạo xát có các hạt có vết đỏ hoặc các hạt có sọc đỏ, mặc dầu không có sự sai khác về giá trị dinh dưỡng giữa các hạt có sọc đỏ với các hạt gạo không có sọc đỏ. Một số người tiêu dùng Tây Phi sẽ trả giá cao hơn giá thông thường cho các loại gạo xát kỹ có đa số hạt màu đỏ. Người tiêu dùng Bănglađét rất thích gạo đồ, họ cho rằng gạo đồ dễ nấu hơn và có vị ngon hơn. Người tiêu dùng Mỹ La Tinh đòi hỏi gạo lật, họ cho rằng gạo đồ ăn giống như ăn cao su...
Từ những tập quán và thị hiếu rất khác nhau này của người tiêu dùng trên thế giới, chúng ta cần phải nắm bắt và đặt phương hướng cho công tác xuất khẩu gạo của nước ta căn cứ theo các thị hiếu và các tập quán của người tiêu dùng ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Nhìn chung đa số người tiêu dùng trên thế giới đều thích gạo hạt dài. Điều này có một ý nghĩa rất quan trọng trong phương hướng sản xuất và quản lý chất lượng lúa gạo trong quá trình xuất khẩu của nước ta.
Như vậy trong quá trình thúc đẩy phát triển xuất khẩu gạo chúng ta cần phải tăng cường thu thập thông tin khách hàng để nắm bắt được nhu cầu của từng quốc gia. Hiểu rõ tập quán tiêu dùng của họ tránh trường hợp xuất khẩu hàng kém chất lượng đến nước phát triển và hàng chất lượng cao đến nước đang phát triển.
* Quảng bá thương hiệu
Việt Nam có nhiều giống lúa đặc sản ngon như tám Xoan (Hải Hậu, Nam Định), nàng thơm chợ Đào (Long An), tám Điện Biên (Điện Biên)… Nước ta cũng là quốc gia đứng hàng nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thương hiệu cho gạo Việt dường như vẫn là mục tiêu đáng để cho nhiều người suy ngẫm. Là “cường quốc” xuất khẩu gạo nhưng trên thị trường thế giới, giá gạo của Việt Nam luôn ở mức… “rất cạnh tranh”, thấp hơn nhiều so với Thái Lan, khoảng vài chục USD mỗi tấn. Các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu tuy có công nghệ, thiết bị hiện đại tương đương Thái Lan song phần lớn thóc của nước ta được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ, không tuân thủ đầy đủ qui trình phơi sấy, kho chứa không bảo đảm yêu cầu kĩ thuật nên chất lượng gạo chế biến giảm đi rất nhiều. Nhiều người nhìn nhận, giá trị kim ngạch và khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam thấp còn bởi chưa có thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu nổi tiếng. Một khối lượng không nhỏ gạo chất lượng cao của Việt Nam đã có mặt trên thị trường nhiều nước trên thế giới song “ẩn” dưới những thương hiệu của nước ngoài.
Cuối tháng 2/2006, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã ký kết với các đối tác nước ngoài xuất khẩu 2,4 triệu tấn gạo giao trong quí II. Nhiều hợp đồng khác đang chờ ký. Dự báo thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ rất sôi động so với năm 2005. GS - TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL cho biết, nếu so sánh với hạt gạo Thái Lan 5 năm trước đây, 1 tấn gạo Việt Nam cùng phẩm cấp thì gạo Việt Nam thua khoảng 20 USD/tấn, thậm chí có lúc lên tới 40USD/tấn. Nhưng những năm gần đây, chúng ta đã cải tiến về công nghệ hạt giống, đáng mừng nhất là năm 2004, Chính phủ đã có Pháp lệnh về giống cây trồng.Từ đó, chúng ta đã khắc phục rất nhiều nhược điểm về giống. Đến năm 2005, gạo Việt Nam chỉ còn chênh lệch với gạo Thái Lan khoảng 4USD/tấn. Đó là thành công rất lớn mà bà con nông dân Việt Nam đã nhiệt tình hưởng ứng phong trào. Các doanh nghiệp cũng vậy, hiện nay mua gạo xuất khẩu họ rất kén chọn.
Ngoài các giống lúa đặc sản địa phương như: nàng Nhen, thơm chợ Đào,... và Jasmines, có thương lái chuyên thu mua, rồi bán riêng biệt cho các đầu mối chuyên kinh doanh mặt hàng này. Đối với lúa chất lượng cao, hàng sáo đi thu mua rồi bán qua nhiều trung gian, khi đến tay doanh nghiệp xuất khẩu lúa đã lẫn với rất nhiều giống khác nhau. Vì vậy khi xuất khẩu, gạo Việt Nam được gọi một cái tên chung "gạo trắng Việt Nam". Chưa có thương hiệu cụ thể!
Ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, thành phố Cần Thơ, cho biết, các nước bao giờ cũng đòi hỏi về chất lượng gạo ngon, cách bảo quản, kèm theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì vậy gạo Việt Nam phải nâng dần chất lượng, phẩm cấp hạt gạo lên mới cạnh tranh được với các nước xuất khẩu gạo trong khu vực.Xu thế chung trên thị trường thế giới cũng như trong nước đang chuyển dần sang sử dụng gạo chất lượng cao. Do đó, nếu bà con nông dân tiếp tục sản xuất và xuất khẩu loại gạo có phẩm cấp thấp đồng nghĩa với việc Việt Nam bị thu hẹp thị trường, giảm hiệu quả kinh tế.
Theo bà Trần Thị Ngọc Sương, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, muốn xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, yếu tố quan trọng trước nhất là phải ổn định về chất lượng gạo. Vì vậy rất cần có cơ chế phù hợp hơn trong công tác giống, và cán bộ khoa học kỹ thuật phải đi sâu đi sát hơn nữa trong việc hướng dẫn bà con sử dụng giống. Số các loại giống phải co bóp lại, tùy theo thổ nhưỡng, thuỷ lợi của từng vùng mà trồng giống lúa thích hợp.
Từ đó, chỉ dùng một vài giống lúa, để tạo yếu tố vùng chuyên canh lúa đồng nhất. Tổ chức tốt các khâu thu mua, chế biến... Nhờ đó chất lượng gạo Việt Nam mới không thua gạo Thái Lan.
Ông Trần Trung Kiên, Giám đốc Công ty lương thực Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ cho biết, trên thị trường thế giới tên gọi cho gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn chưa có. Vì trong lãnh vực gạo xuất khẩu, gạo của chúng ta chưa có thương hiệu, chủ yếu chỉ là gạo trắng Việt Nam. Công tác xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải làm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Phải xây dựng các kênh phân phối, kênh tạo thương hiệu cho sản phẩm gạo cả nước chứ không phải cho một hay hai doanh nghiệp.
Năm 2005, Công ty lương thực Thốt Nốt là đơn vị xuất khẩu gạo đứng đầu của thành phố và khu vực, đã xuất khẩu 270.000 tấn gạo, trong đó có đến 140.000 tấn là gạo chất lượng cao, thu về 75 triệu USD.
Ngoài loại gạo cao cấp mà công ty đã thâm nhập vào các thị trường khó tính như: Iran, Trung Đông, Nga, còn xuất khẩu gạo lức sang một số nước ở thị trường châu Âu. Đây một mặt hàng mới, có chất lượng dinh dưỡng cao phục vụ cho một tầng lớp dân cư có nhu cầu về loại gạo này.
Theo ông Kiên, cùng một sản lượng gạo nếu bán được loại cao cấp, thì giá trị gia tăng của sản phẩm gạo sẽ tăng lên, đem lại lợi nhuận nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cũng như cho người sản xuất.
Trên thế giới có nhiều thương hiệu gạo đã thành danh như: Hoa Lài, Jasmines, Cao đắc ma li,... và khi nói đến một thương hiệu gạo nào đó thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến nước sản xuất như: Thái Lan, Ấn Độ,... mà người tiêu dùng trên giới đã biết đến lâu nay. Hạt gạo Việt Nam muốn tìm đến thị trường cao cấp, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng bằng được thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Vì vậy ngay từ bây giờ các nhà khoa học, nhà quản lý nông dân cùng với doanh nghiệp phải có sự phối hợp đồng bộ, để mới có thể sản xuất ra hạt gạo Việt Nam có chất lượng đồng nhất mang tính cạnh tranh cao.
* Xúc tiến thương mại
Trong những năm qua có thể nói công tác xúc tiến thương mại đã có những bước phát triển tiến bộ vượt bậc, góp phần quan trọng thúc đẩy xuất khẩu gạo nước ta. Bên cạnh sự giúp đỡ từ phía chính phủ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã tích cực chủ động tìm hướng đi riêng cho mình. Nhiều doanh nghiệp đã coi công tác xúc tiến thương mại như là một chìa khoá dẫn tới thành công trong xuất khẩu. Gạo Việt Nam xuất hiện ngày cành nhiều trong các hội chợ, triển lãm hàng lương thực thực phẩm của các nước trên thế giới, cơ hội tiếp cận mặt hàng gạo Việt Nam của người tiêu dùng các nước ngày càng tăng thông qua các hội chợ, triển lãm, các website và các trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm. Năm 2005 là một năm thành công của công tác xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu nước ta, điều này thể hiện rõ thông qua khối lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục 5,2 triệu tấn và gạo Việt Nam đã xâm nhập vào một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ,…Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu bước đầu đó không thể phủ nhận những tồn tại yếu kém của công tác xúc tiến thương mại nước ta. Mặc dù đã có những doanh nghiệp đi tiên phong trong xúc tiến thương mại với các đối tác nước ngoài nhưng tình trạnh phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là trông chờ ỷ lại vào chính phủ. Phần lớn quan hệ giao dịch buôn bán gạo thường được bắt đầu từ người mua nước ngoài hoặc là trực tiếp, hoặc là thông qua cơ quan Chính phủ. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa chủ động tìm kiếm thị trường, chưa có được các hợp đồng lớn ổn định. Các hợp đồng chủ yếu là các hợp đồng Chính phủ chiếm 1/2 lượng gạo xuất khẩu.
Hoạt động của Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực Việt Nam trong việc cung cấp thông tin về giá cả, thị trường chưa có hiệu quả. Mặt khác, do gạo là nguồn an ninh lương thực quốc gia nên Nhà nước quản lý hoạt động xuất khẩu bằng việc cấp quota nên các doanh nghiệp cũng không chủ động trong việc ký hợp đồng.
Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu gạo cũng chưa được quan tâm đầy đủ, chưa tận dụng được các phương tiện thông tin, văn phòng đại diện, cơ quan tham tán, người Việt ở nước ngoài...để tổ chức tuyên truyền, quảng bá gạo Việt Nam đến người tiêu dùng. Đối với thị trường có nhu cầu lớn về gạo có phẩm cấp thấp như Châu Phi chúng ta chưa xuất khẩu trực tiếp được do ta chưa có chính sách tín dụng hỗ trợ bạn trong thanh toán. ở các thị trường có sức mua lớn đòi hỏi chất lượng cao, gạo của ta cũng chưa tiếp cận được. Nhìn chung, hoạt động tiếp cận thị trường của doanh nghiệp được giao xuất khẩu của chúng ta chưa xứng đáng với tiềm năng và vị trí nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.
II.2. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu
* Khâu quy hoạch trong sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, thị trường xuất khẩu.
Tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 127.doc