MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 3
1.1. Thị trường xuất khẩu hàng hóa 3
1.1.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu 3
1.1.2. Phân loại về thị trường xuất khẩu 3
1.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu 5
1.2.1. Khái niệm về mở rộng thị trường 5
1.2.2. Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu 6
1.2.3. Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu 7
1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 8
1.2.4.1.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng 8
1.2.4.2.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu 9
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 11
1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu 11
1.2.5.2.Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu 12
1.2.6. Các vấn đề đặt ra để mở rộng thị trường xuất khẩu 14
1.2.7. Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu 15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 18
2.1. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 18
2.1.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay 18
2.1.2. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 22
2.1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam 22
2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 23
2.1.2.3. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua 30
2.2. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không 36
2.2.1. Khái quát chung về Công ty 36
2.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 36
2.2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 38
2.2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không. 40
2.2.2.1. Chủng loại sản phẩm 40
2.2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Công ty giai đoạn 2003 – 2007 41
2.2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty giai đoạn 2004 – 2007 43
2.2.2.4.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu mở rộng thị trường của Công ty giai đoạn 2003 - 2007 46
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty 55
2.2.3.1. Những thành công 55
2.2.3.2. Những tồn tại 56
2.2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại 57
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨURAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 61
3.1. Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2010 61
3.1.1. Phương hướng 61
3.1.2. Thách thức và triển vọng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả trong thời gian tới 62
3.1.2.1. Thách thức và triển vọng của ngành rau quả Việt Nam 62
3.1.2.2. Thách thức và cơ hội mở rộng thị trường của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 65
3.2. Phương hướng và mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 67
3.2.1. Phương hướng 67
3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2010 - 2015 69
3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 70
3.3.1. Đề xuất đối với nhà nước 70
3.3.1.1.Tiến hành rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất quy mô lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu 70
3.3.1.2. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với ngành hàng rau quả 72
3.3.1.3. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp rau quả 74
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 76
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng dịch vụ Hàng không
Tên giao dịch quốc tế: Air services supply joint stock company
Tên viết tắt: AIRSERCO
Trụ sở chính: Số 1 Ngõ 196, Phố Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 8 271352 / 8 271565 / 8731675
Fax: 04 8272426
Website: www. Airserco.vn
E-mail: info@airserco.vn
Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: Số 7- Đường Hậu Giang – Phường 4 – Tân Bình
Điện thoại: (08)8118687 – (08)8118688
Fax: (08)8118683
Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không ra đời trên cơ sở tiền thân là Cục phục vụ - Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 19/9/2004 Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1507/QĐ/TCCB – LĐ thành lập Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không Việt Nam không trực thuộc Cục. Ngày 30/6/1997, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam ra Quyết định số 1023/HĐQT về việc đổi tên Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không trực thuộc Cục Hàng không Dân Dụng Việt Nam thành Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không không thuộc trực thuộc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam với chức năng nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngàng nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngày 1/1/2007, Công ty chính thức cổ phần hoá lấy tên là: Công ty cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không.
Trong quá trình hoạt động của mình, công ty luôn phấn đấu và nỗ lực nhằm đem đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đối với người tiêu dùng. Các sản phẩm sản xuất của Công ty hi ện nay gồm:
- Khăn các loại phục vụ các chuyến bay trong và ngoài nước cho VIETNAM AIRLINES.
- Các sản phẩm rau quả chế biến: dưa chuột, nấm, cà chua….
- Các sản phẩm dệt may: quần áo nam nữ, trẻ em…
- Các sản phẩm về gỗ.
Hoạt động Dịch vụ của Công ty bao gồm:
- Hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Tổ chức Đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Tư vấn du học.
- Đại lý bán vé máy bay cho VIETNAM AIRLINES
- Du lịch nội địa và Quốc tế, dịch vụ thu gom và giao nhận hàng hoá
Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài như: Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... luôn nhận được sự đánh giá cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, năng lực cung cấp và giá cả cạnh tranh. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài, Công ty cũng hết sức chú trọng đến nhu cầu của thị trường nội địa trong nước đầy tiềm năng. Thông qua kênh phân phối của các đại lý bán buôn, bán lẻ, các siêu thị và nhà hàng, Công ty hy vọng được đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất của mình.
2.2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, uy tín trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phầm đồ hộp, rau quả chế biến, nước giải khát, sản suất kinh doanh may mặc, dệt thủ công mỹ nghệ, lữ hành nội địa, quốc tế, xuất khẩu lao động từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng phấn đấu và phát triển. Với những nỗ lực của mình, trong 5 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của công ty đã có những bước phát triển hết sức khả quan, sản phẩm và dịch vụ của công ty luôn nhận được sự đánh giá cao của khách hàng. Điều này được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau.
Bảng 2.3: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Doanh thu
Tổng doanh thu
Tốc độ tăng doanh thu hàng năm (%)
Thương mại & XNK
Sản xuất các loại
Dịch vụ và doanh thu khác
2003
213.905,02
8.750,73
3.018,55
228.674,3
-
2004
278.579,3
15.306,08
8.240,52
302.125,9
32,12
2005
311.597,6
20.944,44
20.066,76
352.606,8
16,71
2006
322.915,4
27.168,7
28.901,5
378.985,6
7,48
2007
341.127,4
29.194,1
32.215,3
402.536,8
6,22
(Nguồn: Báo cáo hiệu quả kinh doanh năm 2003-2007)
Hình 2.5: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hiệu quả kinh doanh năm 2003-2007)
Qua biểu đồ 2.5 ta thấy: doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng, hoạt động kinh doanh luôn có lãi, mức tăng trưởng hàng năm từ 6% - 32%. Trong đó, năm 2007 doanh thu từ hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu đạt mức cao nhất chiếm 84,74% tổng doanh thu của công ty, doanh thu từ hoạt động sản xuất chiếm 7,25% tổng doanh thu và doanh thu từ các loại dịch vụ chiếm 8,01%. (Nguồn: Báo cáo hiệu quả kinh doanh năm 2003 – 2007)
Hình 2.6: Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2007
(Nguồn: Báo cáo hiệu quả kinh doanh năm 2007)
2.2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.
2.2.2.1. Chủng loại sản phẩm
Từ năm 2003, công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất chế biến xuất khẩu rau quả. Hiện nay, công ty có nhà máy chế biến rau quả đóng hộp và nước giải khát tại Hưng Yên. Các nhà máy của Công ty được trang bị máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ Đài Loan và một số chế tạo trong nước. Các máy móc thiết bị chế biến rau quả đều đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty, đảm bảo sản phẩm rau quả chế biến sản xuất ra có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và có tính cạnh tranh cao.
Các mặt hàng rau quả xuất khẩu của công ty hiện nay đều là sản phẩm rau quả chế biến dưới dạng so chế đóng hộp, ngâm dấm, không xuất khẩu rau quả tươi. Mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm: dưa chuột ngâm dấm, dứa khoang, cà chua bi, ngô bao tử, mận ngâm đường, đậu Hà Lan, nấm…
2.2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Công ty giai đoạn 2003 – 2007
Năm 2003, mặc dù là năm đầu tiên công ty tiến hành xuất khẩu rau quả, còn có nhiều khó khăn và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu, marketing, nghiên cứu thị trường nhưng kim ngạch xuất khẩu công ty đã đạt được 573,538 nghìn USD. Những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty ngày càng gia tăng: năm 2004 đạt 627,541 ngìn USD tăng 9,42% so với năm 2003, năm 2005 đạt 916,019 nghìn USD tăng 45,96% so với năm 2004 cho thấy sản phẩm của công ty bước đầu đã được các bạn hàng tin cậy, đáp ứng được nhu cầu thực tế. (Nguồn: Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Sang năm 2006, do đặc điểm các thị trường xuất khẩu ở Liên Bang Nga và Đông Âu có nhiều biến động về chính trị nên kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống còn 846,234 nghìn USD giảm 7,62% so với năm 2005. Tới năm 2007, tình hình kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi, đặc biệt khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO với những ưu đãi của việc mở cửa thị trường đồng thời công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường mới nên kim ngạch xuất khẩu của công ty đã tăng trở lại đạt 938,07 nghìn USD, tăng 10,85% so với năm 2006.(Nguồn: Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn
2003 - 2007
Năm
Kim ngạch xuất khẩu (Nghìn USD)
Tỷ lệ tăng (%)
2003
573,538
-
2004
627,541
9,42
2005
916,019
45,96
2006
846,234
-7,62
2007
938,073
10,85
(Nguồn: Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Hình 2.7: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn
2003 – 2007
Đơn vị: Nghìn USD
(Nguồn: Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
2.2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty giai đoạn 2004 – 2007
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả theo thị trường giai đoạn
2003 – 2007
Đơn vị: nghìn USD
2003
2004
2005
2006
2007
Nga
407,498
619,283
847,818
650,517
352,903
Mông Cổ
166,040
8,258
68,201
118,585
163,037
Látvia
-
-
-
77,132
108,159
Đức
-
-
-
-
81,799
Mỹ
-
-
-
-
74,202
Romania
-
-
-
-
88,931
Estonia
-
-
-
-
69,042
Tổng kim ngạch
573,538
627,541
916,019
846,234
938,073
(Nguồn: Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Giai đoạn 2003 – 2004, thị trường xuất khẩu chính của rau quả của công ty vẫn là thị trường Nga và Mông Cổ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga luôn tăng và đạt mức tăng trưởng cao: năm 2003 mức kim ngạch xuất khẩu sang Nga đạt 407,498 nghìn USD chiếm 71,04% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty, năm 2004 đạt 619,283 nghìn USD tăng 51,97% so với năm 2003 và năm 2005 đạt 847,818 nghìn USD tăng 36,9% so với năm 2004. Năm 2006, với nhiều những biến động về chính trị tại Nga nên kim ngạch xuất khẩu giảm đạt 650,517 nghìn USD giảm 23,27% so với năm 2005. Bước sang năm 2007, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty tăng song kim ngạch xuất khẩu sang Nga lại giảm chỉ đạt 352,903 nghìn USD, giảm 45,75%. Nguyên nhân sự sụt giảm mạnh đó là vào năm 2007, công ty đã mở rộng thêm được một số thị trường xuất khẩu mới do đó khả năng cung ứng các mặt hàng sang thị trường Nga bị hạn chế một phần nhưng hiện Nga vẫn là thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn nhất của công ty. (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Thị trường Mông Cổ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của công ty. Mặc dù xuất khẩu rau quả của Công ty sang Mông Cổ có năm giảm mạnh (năm 2004 đạt 8,258 nghìn USD, giảm tới 95% so với năm 2003) song đây lại là thị trường có mức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Nếu năm 2005, xuất khẩu rau quả của công ty sang thị trường này đạt 68,201 nghìn USD thì tới năm 2006 là 118,585 nghìn USD tăng 73,87% so với năm 2005 và năm 2007 là 163,037 nghìn USD tăng 37,48% so với năm 2006. Đây là thị trường được công ty dự báo là có kim ngạch tăng mạnh trong những năm tới bởi những sản phẩm của công ty sang thị trường này ngày càng được ưu chuộng. (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Thị trường Látvia cũng là một thị trường tiềm năng cho sản phẩm của công ty. Dù mới qua 2 năm xuất khẩu sang thị trường này nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng mạnh năm 2006 đạt 77,132 ngìn USD và năm 2007 đạt108,159 nghìn USD tăng 40,22% so với năm 2006. Kết quả này đã chứng minh hoạt động mở rộng của công ty bước đầu đã có những hiệu quả nhất định.
Hình 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả năm 2007
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Năm 2007 là năm đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác phát triển thị trường của công ty. Công ty đã mở rộng sản phẩm xuất khẩu được sang thị trường Đức, Mỹ, Romania và Estonia. Nga vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của công ty chiếm 37,62% thị phần xuất khẩu, đứng thứ hai là Mông Cổ chiếm 17,38% tiếp theo là các thị trường Látvia (11,53%), Romania (9,48%), Đức (8,72%), Mỹ (7,91%) và Estonia (7,36%).
Về chủng loại mặt hàng xuất khẩu, công ty chủ yếu xuất khẩu sang Nga những sản phẩm, dứa khoang, dưa chuột, cà chua bi; xuất khẩu sang Mông Cổ dứa khoang, dưa chuột; xuất khẩu sang thị trường Látvia dưa chuột, nấm, đậu Hà Lan.
Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty theo chủng loại
Nước
Dưa chuột
Nấm
Dứa
Ngô bao tử
Đậu Hà Lan
Cà chua
Nga
x
x
x
Mông Cổ
x
x
Đức
x
x
x
Mỹ
x
x
Latvia
x
x
x
Romania
x
x
x
Estonia
x
x
x
2.2.2.4.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu mở rộng thị trường của Công ty giai đoạn 2003 - 2007
Số lượng thị trường xuất khẩu (Tn)
Công thức Tn = Tn-1 + (Tm + T k – Td)
Bảng2.7: Số lượng thị trường rau quả giai đoạn 2003 – 2007
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Số thị trường ban đầu
2
2
2
2
3
Số thị trường mới mở (Tm)
-
-
-
1
4
Số thị trường khôi phục (Tk)
-
-
-
-
-
Số thị trường để mất (Td)
-
-
-
-
-
Số thị trường thực
2
2
2
3
7
(Nguồn: Tổng hợp từ: Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng
năm 2004 – 2007)
Qua bảng số liệu 2.7 ta nhận thấy, số lượng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty không đổi trong giai đoạn 2003 -2005 cho thấy hoạt động mở rộng thị trường còn kém hiệu quả, nhưng trong hai năm 2006 và 2007, số lượng thị trường tăng mạnh, năm 2006 công ty tăng thêm được 1 thị trường đó là Látvia. Năm 2007 được coi là năm thắng lợi của rau quả xuất khẩu khi công ty mở rộng được thêm 4 thị trường đó là Đức, Mỹ, Romania, Estonia, nâng tổng số thị trường hiện có năm 2007 của công ty lên 7 thị trường đặc biệt công ty không để mất thị trường nào từ năm 2006. Điều này cho thấy, công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường của công ty đạt hiệu quả cao. Công ty vẫn giữ vững được thị trường Látvia năm 2006 đã chứng tỏ rằng sản phẩm của công ty đã được thị trường tin dùng và đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo thị trường xuất khẩu của công ty vẫn tiếp tục được mở rộng, nhất là mở rộng thị trường theo chiều sâu tại những thị trường mới mở như Đức, Mỹ.
Số lượng thị trường mới tăng bình quân
Công thức: t1 + t2 +....+ tn
t =
n
Trong đó: t: tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân
t1, t2 , ...tn : số lượng thị trường xuất khẩu thực hàng năm được tính bằng số thị trường mới cộng với sộ thị trường khôi phục được và trừ đi số thị trường mà doanh nghiệp để mất trong năm tương ứng
n: số năm trong giai đoạn
Theo bảng số liệu 2.7, ta có:
0 + 0 + 0 +1 +4
t (2003 - 2007) = = 1
5
t = 1>0, kết quả này cho thấy trong giai đoạn 2003 -2007, thị trường xuất khẩu rau quả của công ty được mở rộng theo chiều rộng, số thị trường tăng bình quân qua các năm là 1 thị trường. Điều này, chứng tỏ hoạt động mở rộng thị trường của công ty hiệu quả.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k)
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn là một chỉ tiêu phản ánh tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm theo chiều sâu. Chỉ tiêu này có thể được tính theo hai cách là: tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn đối với tất cả các thị trường và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn đối với từng thị trường.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k) được tính bằng cách lấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm cần tính chia cho kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm trước đó
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên tất cả thị trường
Bảng2.8 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên tất cả
thị trường
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch (nghìn USD)
573,538
627,541
916,019
846,234
938,073
Tốc độ tăng (k)
-
1,09
1,46
0,92
1,1
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Theo kết quả tính toán ở trên ta thấy, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của năm sau cao hơn năm trước trong các năm 2004, 2005, 2007 hay hoạt động mở rộng thị trường của công ty đã phát triển theo chiều sâu, sản phẩm của công ty đã ngày càng chiếm lĩnh được thị trường. Mặc dù vậy vẫn thiếu ổn định, năm 2006 k = 0,92 tức là kim ngạch xuất khẩu năm 2006 giảm so với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 hay hoạt động mở rộng thị trường còn kém hiệu quả. Điều này cho thấy, trong công tác mở rộng thị trường còn có nhiều bất cập cần được điều chỉnh trong thời gian tới.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên từng thị trường
Bảng 2.9: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên từng
thị trường
Thị trường
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k)
2003
2004
2005
2006
2007
Nga
-
1,52
1,37
0,76
0,54
Mông Cổ
-
0,05
8,25
1,73
1,37
Látvia
-
-
-
-
1,4
Đức
-
-
-
-
-
Mỹ
-
-
-
-
-
Romania
-
-
-
-
-
Estonia
-
-
-
-
-
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Qua bảng ta thấy,trong những năm gần đây quy mô của thị trường Nga có xu hướng thu hẹp dần, liên tiếp trong hai năm ( 2006, 2007) kim ngạch sụt giảm nghiêm trọng, cho thấy công tác mở rộng thị trường tại thị trường Nga bắt đầu có sự bỏ ngỏ, hiệu quả hoạt động mở rộng kém hiệu quả. Ngược lại, tại thị trường Mông Cổ và Látvia kim ngạch liên tục tăng cao đặc biệt là thị trường Látvia vừa mới khai thác năm 2006 đã tăng lên, cho thấy công tác mở rộng thị trường đạt nhiều kết quả đáng mừng. Song, nhìn chung để mở rộng thị trường hơn nữa đòi hỏi công ty trong những năm tới cần có chiến lược xâm nhập thị trương hợp lý, tránh tình trạng mở rộng quá nhiều thị trường mà không tập trung phát triển chiều sâu vào những thị trường hiện có.
Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân (K)
Công thức : K = (k1.k2. ... .kn )1/n
Trong đó: k1, k2,...kn là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn
n: số năm
Dựa vào tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn đã tính ở bảng…. ta có tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân:
K = (1,09 . 1,46 . 0,92. 1,1)1/4 = 1,265
K=1,265>1 cho thấy trong giai đoạn 2003 -2007 kim ngạch xuất khẩu bình quân của công ty có xu hướng tăng lên, có nghĩa là quy mô thị trường của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, công tác mở rộng thị trường nhìn chung hiệu quả
Dựa vào bảng số liệu 2.8 cùng với cách tình như trên ta có:
Bảng 2.10: Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân trên từng thị trường
Thị trường
Nga
Mông Cổ
Látvia
Đức
Mỹ
Romania
Estonia
Tốc độ (K)
0,96
0,99
1,4
-
-
-
-
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Hiện tại công ty có 7 thị trường xuất khẩu rau quả nhưng hai thị trường Nga và Mông Cổ là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty lại có tốc độ tăng quy mô thị trường nhỏ hơn 1. Do đó có thể thấy rằng khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty theo chiều rộng hiệu quả hơn khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu.
2.2.2.5. Các đối thủ cạnh tranh của công ty
Các doanh nghiệp trong nước
Tham gia vào hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam từ năm 2003 đến này so với các doanh nghiệp lớn và lâu năm tham gia xuất khẩu rau quả, Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không vẫn còn là một công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu rau quả. Vì vậy, trong quá trình sản xuất chế biến đến tiêu thụ trong và ngoài nước, công ty gặp không ít những khó khăn trong một môi trường rộng lớn và cạnh tranh hết sức gay gắt. Với nguồn lực còn nhiều hạn chế, thời gian tham gia hoạt động sản xuất chế biến xuất khẩu rau quả chưa được lâu, các sản phẩm của công ty khi phân phối ở thị trường trong nước cũng như việc đẩy mạnh xuất khẩu gặp phải nhiều sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vốn có tiềm lực kinh tế lớn, kinh nghiệm hoạt động sản xuất lâu năm như điển hình là Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam – một đơn vị đầu ngành về sản xuất chế biến và xuất khẩu rau quả. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến rau quả này thường có mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng, các sản phẩm thường có tên tuổi chỗ đứng trên thị trường và đã qua quá trình kiểm nghiệm, có bạn hàng nước ngoài là đối tác lâu năm. Với hoạt động sản xuất xuất khẩu đã chiếm lĩnh được thị trường, thị phần ổn định và lợi nhuận đảm bảo, các doanh nghiệp này đã hình thành một nguồn lực dồi dào để mở rộng sản xuất, tìm hiểu thị trường, quảng cáo, giới thiệu mạnh mẽ tới khách hàng. Họ thường xây dựng được một hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc và sự hợp tác với đối tác nước ngoài như tham gia vào hệ thống các siêu thị ở trong nước và nước ngoài. Do đó, công ty khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu chế biến rất khó tham gia được vào hệ thống phân phối này nếu như chất lượng không cao và công nghệ hiện đại.
Với nguồn cung về nguyên liệu hiện nay không ổn định khiến cho công ty gặp khó khăn khi cạnh tranh về giá, đảm bảo nguồn cung ổn định trong hệ thống các siêu thị, phân phối một cách chuyên nghiệp cho thị trường trong điều kiện nguồn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại còn hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn tài chính không đủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho công ty gặp bất lợi trong quá trình thu mua nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến so với các đối thủ cạnh tranh khác do các nguyên nhân xuất phát từ khả năng thanh toán, đảm bảo nhu cầu thường xuyên ổn định.
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đều hướng cho mình mục tiêu nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Thực tế cho thấy, chất lượng các sản phẩm rau quả của công ty là điều đang phải cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Nhìn chung hiện nay, các sản phẩm của công ty có chất lượng tương đối cao với công nghệ được nhập khẩu hiện đại nhưng các sản phẩm còn thiếu đa dạng, sản phẩm chế biến theo kiểu truyền thống như ngâm dấm, đóng lọ đa phần là sơ chế mà chưa có sự đột phá trong công nghệ chế biến trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu lâu năm thường đi trước trong khâu nghiên cứu tìm ra phương thức chế biến mới, đưa thêm vào các sản phẩm chế biến xuất khẩu. Công ty thường gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp đã có tên tuổi gắn liền với một số mặt hàng đặc biệt là những công ty lớn có kinh nghiệm xuất khẩu một số các mặt hàng đặc thù. Ví dụ như mặt hàng nấm công ty phải cạnh tranh với Công ty TNHH Chế biến nông, thủy - hải sản Long An; mặt hàng cà chua, dưa chuột có Công ty Giao nhận và Xuất nhập khẩu Hải Phòng, mặt hàng dứa có Công ty Công nghiệp Thực phẩm CHIA MEEI Việt Nam.
Bảng 2.11: Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn theo mặt hàng
năm 2007
Mặt hàng
Doanh nghiệp
Cà chua, dưa chuột
Công ty Giao nhận và Xuất nhập khẩu
Hải phòng
Nấm rơm, ngô
Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây
Công ty Dịch Vụ Kỹ thuật Nông nghiệp An Giang
Dừa
Công ty TNHH Chí Công
Công ty Cổ phần Trà Bắc
Cty Cổ phần SX KD - XNK Nam Hà
Công ty TNHH Đại Lộc
Nấm rơm
Cty TNHH Chế biến nông, thủy - hải sản
Long An
Nông trường Công Hậu
Xí Nghiệp Chế biến Nấm XK T Thao Sóc Trăng
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả
Dứa
Cty Công nghiệp Thực phẩm CHIA MEEI Việt Nam
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả
Đậu cove, măng
Công ty TNHH Vạn Đạt
Công ty TNHH Thương mại Chế biến Thực phẩm Tân Tân
(Nguồn:Tổng hợp từ Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)
Một điểm khác nữa trong quá trình cạnh tranh hiện nay đó là các doanh nghiệp trong nước ngày càng mở rộng tìm kiếm thị trường, đầu tư mạnh mẽ cho công tác xúc tiến thương mại…Điều này làm cho tính cạnh tranh trong quá trình xuất khẩu rau quả trở nên mạnh mẽ. Các doanh nghiệp ngày càng chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, tiếp cận trực tiếp với đối tác kinh doanh và tận dụng tối đa những thuận lợi mà nhà nước đem lại trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu.
Các doanh nghiệp nước ngoài
Đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty hiện nay tại các thị trường là các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc. Tại các nước ASEAN, do có nhiều điểm tương đồng về khí hậu, đất đai nên trong cơ cấu rau quả xuất khẩu thường có sự giống nhau tương đối với Việt Nam. Trong đó, các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty đó là các doanh nghiệp của Thái Lan, Philippine, Inđônêsia,… Đây là những quốc gia có tiềm năng về xuất khẩu rau quả và ưu thế riêng đối với một số loại rau quả chính. Chất lượng sản phẩm rau quả của các quốc gia này cao hơn so với Việt Nam. Trong khi đó, sản phẩm rau quả xuất khẩu chính của công ty lại gắn với một số mặt hàng nổi tiếng và đã được khẳng định trên thị trường như sản phẩm dứa của Thái Lan (xuất khẩu dứa chế biến lớn nhất thế giới) và Philippine (xuất khẩu dứa tươi lớn nhất thế giới). Vì vậy, các sản phẩm của công ty phải cạnh tranh rất gay gắt để đảm bảo nguồn cung trên các thị trường. Bên cạnh đó, một bất lợi của công ty so với các đối thủ này là công nghệ chế biến. Điển hình như ở Thái Lan, do được đầu tư sản xuất thành một ngành sản xuất lớn nên công nghệ chế biến rau quả ở hầu hết các doanh nghiệp thường rất cao có thể sánh được với công nghệ tại các nước phát triển. Mặt khác, tại hầu hết các quốc gia như Thái Lan, Inđônêsia, Maylaysia…đều có những đầu tư lớn vào việc xây dựng hệ thống kho bãi bảo quản hàng hóa nên năng lực cạnh tranh các sản phẩm rau quả được nâng cao, sản phẩm luôn giữ được độ tươi ngon, mẫu mã đẹp.
Các doanh nghiệp rau quả của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn của rau quả xuất khẩu của Công ty. Rau quả Trung Quốc chiếm lĩnh được rất nhiều thị trường trên thế giới và được đánh giá có chất lượng tốt và có giá thấp hơn rau quả của Việt Nam. Các sản phẩm rau quả của công ty thường phải cạnh tranh về giá rất lớn so với các sản phẩm rau quả của các doanh nghiệp Trung Quốc bởi Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng lớn, điều kiện khí hậu có nhiều thuận lợi để phát triển ngành sản xuất rau quả, dân số động vì vậy chi phí sản xuất thấp.
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty
2.2.3.1. Những thành công
- Thị trường xuất khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng. Nếu như năm 2003 thị trường xuất khẩu của Công ty là Nga và Mông Cổ thì tới năm 2007 số lượng thị trường đã tăng lên 7 thị trường. Đặc biệt, Công ty đã ban đầu xuất khẩu vào thị trường Đức, Mỹ, Romania, Estonia.
- Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, nếu như năm 2003 công ty mới xuất khẩu được trên 500 nghìn USD thì tới năm 2007 công ty xuất khẩu rau quả xấp xỉ 1 triệu USD. Có được kết quả này là do công ty đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, không ngừng đưa thêm các loại sản phẩm mới vào chế biến và xuất khẩu.
- Công ty đã thiết lập được đại diện thương mại tại Liên bang Nga trực tiếp tìm hiểu thị trường, nhu cầu tiêu dùng, tìm kiếm đối tác và thực hiện những giao dịch đối với khách hàng tại Nga và một số nước lân cận. Đây là một thành công lớn của công ty so với rất nhiều doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC