MỤC LỤC
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục bảng biểu
Tóm tắt luận văn
Phần mở đầu : . . Trang 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . .4
1.1: Tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng thương mại . 4
1.1.1: Vai trò của DNNVV .4
1.1.1.1: Quan niệm về DNNVV và tiêu chí xác định DNNVV .4
1.1.1.2. Phân loại DNNVV . .6
1.1.1.3. Đặc điểm của DNNVV . .7
1.1.1.4: Vai trò của DNNVV . 9
1.1.4.5: Vốn của DNNVV . . .11
1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV . . 12
1.1.2.1. Khái niệm và các hình thức phân loại tín dụng ngân hàng .12
1.1.2.2. Đặc điểm tín dụng DNNVV . .15
1.1.2.3: Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV . 16
1.2: Mở rộng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng thương mại .17
1.2.1: Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DNNVV. .18
1.2.2: Các căn cứ để mở rộng tín dụng 19
1.2.3: Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mở rộng tín dụng DNNVV . 20
1.2.3.1: Các chỉ tiêu định tính . . . . 21
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng . . . 21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với DNNVV .25
1.3.1 Nhân tố khách quan: . 25
1.3.2. Nhân tố chủ quan . 27
Chương 2:THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT HUYỆN TRỰC NINH - NAM ĐỊNH . .31
2.1: Khái quát về Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Trực Ninh -Nam Định.31
2.1.1: Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động . .31
2.1.2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định .35
2.2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định . .46
2.2.1. Thực trạng hoạt động DNNVV tại huyện trực Ninh – Nam Định .46
2.2.2: Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng đối với DNNVV . 48
2.2.3: Quy chế cho vay.49
2.2.4: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi Nhánh .55
2.3: Đánh giá chung . . . .64
2.3.1: Thành công . .64
2.3.2: Hạn chế . . . .66
2.3.3: Nguyên nhân .69
Chương 3 : GI ẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT HUYỆN TRỰC NINH – NAM ĐỊNH .72
3.1: Định hướng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định (Thời kỳ 2008 -2013) 72
3.1.1: Định hướng chung . . .72
3.1.2: Định hướng mở rộng tín dụng DNNVV của Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Trực Ninh - Nam Định . . .73
3.2: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định 75
3.2.1: Các giải pháp trực tiếp.75
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNNVV .76
3.2.1.2. Thực hiện chính sách khách hàng đồng bộ, phù hợp với DNNVV .77
3.2.1.3. Sàng lọc và lựa chọn khách hàng . .80
3.2.1.4. Nâng cao tỷ trọng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản, cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với các DNNVV.82
3.2.1.5.Triển khai thêm hình thức Bao thanh toán, Thấu chi qua tài khoản và phát hành thẻ tín dụng .83
3.2.1.6. Thành lập tổ tín dụng DNNVV hoạt động chuyên nghiệp. . .84
3.2.1.7. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng DNNVV .84
3.2.1.8 Nâng cao năng lực quản lý, quản trị điều hành của ban lãnh đạo. .85
3.2.1.9. Khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học mới vào hoạt động tín dụng đối với DNNVV .86
3.2.2: Các giải pháp hỗ trợ. . . . 86
3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn với lãi xuất hợp lý . . 86
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động marketing ngân hàng .87
3.3.2.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ . . 89
3.3.2.4. Nâng cao chất lượng tín dụng . . .89
3.3.2.5. Thực hiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng DNNVV . . 91
3.3.2.6. Mở rộng mối liên kết, hợp tác với các Hiệp hội, các tổ chức, phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành của địa phương . 92
3.3. Kiến nghị .93
3.3.1: Đối với chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan . . .93
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam . .94
3.2.3. Đối với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam . 94
3.2.3. Đối với UBND tỉnh Nam Định . .95
KẾT LUẬN .97
DANH M ỤC T ÀI LI ỆU THAM KH ẢO
118 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. DNNVV là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có những đóng góp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia.
Thực hiện mục tiêu về phát triển DNNVV của Chính phủ, tín dụng ngân hàng luôn là kênh hỗ trợ vốn quan trọng giúp các DNNVV mở rộng và phát triển, tương xứng với tiềm năng và đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của đất nước.
Trong chương 1 luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số lý luận cơ bản về DNNVV; Tín dụng và mở rộng tín dụng đối với DNNVV của NHTM. Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với DNNVV, đây là những kinh nghiệm tốt cho các NHTM tham khảo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT
HUYỆN TRỰC NINH - NAM ĐỊNH
2.1: Khái quát về Chi nhánh ngân hàng No&PTNT
huyện Trực Ninh -Nam Định
2.1.1: Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh.
Trực Ninh là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Nam Định, là vùng đất màu mỡ do hàng năm được bồi đắp phù sa của hai con sông lớn là Sông Hồng và Sông Ninh Cơ. Nơi đây có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề như vận tải, cơ khí đóng tàu, sản xuất vật liệu, ươm tơ, dệt
Trong những năm qua cùng với các cấp, ngành, các DN, tổ chức và cộng đồng dân cư tại địa phương, đã và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Nhiều cụm công nghiệp được triển khai đi vào hoạt động theo đúng quy hoạch, các làng nghề truyền thống được củng cố và phát triển, nhiều ngành nghề mới được hình thành, đang hoạt động hiệu quả như; nghề Cơ khí; Luyện thép; Chế biến gỗ; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu như thêu ren, mây tre đan
Với diện tích đất tự nhiên là 14.318 ha, dân số 189.000 người, trong đó có 81.000 lao động, nằm trong 51.189 hộ gia đình và 1.015 DN, chủ yếu là DNNVV chiếm 99,5% tổng số DN trên địa bàn, các DN hoạt động phong phú và đa dạng trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Từ những đặc điểm và lợi thế như trên, Trực Ninh là địa phương có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và là thị trường đầy tiềm năng đối với hoạt động của NHTM trong việc cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh, được thành lập theo quyết định số 100/QĐ- NHNo&PTNT Việt Nam ngày 20/03/1997. Là đơn vị trực thuộc Chi nhánh ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định, có nhiệm vụ chính là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và dân cư.
Chi nhánh có trụ sở chính đặt tại thị trấn Cổ Lễ - huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định. Với mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động gồm; Trụ sở chính đặt tại trung tâm huyện, ba Phòng giao dịch đặt tại ba địa điểm cách trung tâm từ 15 đên 20 km đó là: Phòng giao dịch Trực Cát; Phòng giao dịch Chợ Đền; Phòng giao dịch Ninh Cường và nhiều điểm giao dịch khác được đặt lưu động tại các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Trải qua 10 năm hoạt động và trưởng thành, Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định, đã tự khảng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng để phát triển kinh tế tại địa phương.
Hiện tại Chi nhánh có 38 cán bộ viên chức, trong đó số cán bộ viên chức có trình độ đại học là 30 người chiếm 80 %. Với phương châm hoạt động là: “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định, không ngừng mở rộng màng lưới đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm; như cho vay hộ nông dân theo QĐ 67/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ, cho vay phát triển kinh tế làng nghề, ngành nghề nông thôn, cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, cho vay đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
Từ việc triển khai thực hiện các chương trình hoạt động của mình.Trong những năm qua Chi nhánh đã mang lại nhiều lợi ích vượt lên trên cả sự mong đợi của khách hàng, vì vậy đã tạo ra sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng và công chúng. Đến ngày 31/12/2007 Chi nhánh có tổng nguồn vốn là 289 tỷ đồng và tổng dư nợ cho vay là 287 tỷ đồng, với 8.992 khách hàng, thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
Ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh Nam - Định :
Ban giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán
Ngân quỹ
Phòng tín dụng - Kế hoạch
Bộ phận
kiểm
Soát
Phòng giao dịch Chợ Đền
Phòng giao dịch Ninh Cường
Phòng giao dịch Trực Cát
Nguồn : Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định
Ban giám đốc:
Gồm : Giám đốc phụ trách chung và hai Phó giám đốc phụ trách các công việc theo phân cấp, uỷ quyền của Giám đốc.
Là trung tâm điều hành, quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Quyết định và đề nghị cấp trên các vấn đề liên quan đến tổ chức, sắp xếp, bố trí cán bộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên trong đơn vị.
Đại diện Chi nhánh ký kết các hợp đồng với khách hàng, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
* Các phòng giao dịch: Gồm một trưởng phòng, một phó trưởng phòng kiêm tổ trưởng tín dụng phụ trách từ hai đến ba cán bộ tín dụng, hai kế toán và kho quỹ.
* Phòng tín dụng: Gồm một trưởng phòng và mười sáu cán bộ tín dụng được phân công hoạt động tại trung tâm huyện và các phòng giao dịch.
Phòng tín dụng có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, thiết lập, thẩm định hồ sơ vay vốn đối với khách hàng, đề xuất trình lãnh đạo duyệt cho vay hay không cho vay, đối với các dự án của khách hàng kiểm soát quá trình sử dụng vốn, đôn đốc thu nợ, xử lý các trường hợp phát sinh trong hoạt động tín dụng. Đây là bộ phận quan trọng quyết định đầu ra cho Chi nhánh, và chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư đó.
* Phòng kế toán - kho quỹ: Gồm một trưởng phòng phụ trách chung, một phó phòng phụ trách kế toán nội bộ, trực tiếp thực hiện các dịch vụ ngân hàng, một trưởng quỹ ; chín kế toán viên, bốn kiểm ngân, được phân công công việc tại trung tâm huyện và các phòng giao dịch.
Phòng kế toán – ngân quỹ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thanh toán, thu chi tiền mặt và các dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng. Là nơi lưu trữ hồ sơ, số liệu hoạt động của Chi nhánh, bảo quản tiền mặt và giấy tờ, chứng chỉ có giá , hồ sơ tài sản thế chấp...
* Phòng hành chính - tổ chức: Gồm hai cán bộ có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, đề xuất các vấn đề liên quan đến nhân sự của Chi nhánh. Thực hiện sọan thảo nội quy, quy chế làm việc, an toàn lao động, các chế độ khác đối với lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lý tài sản, trang thiết bị, dụng cụ làm việc tại Chi nhánh.
* Bộ phận kiểm soát gồm một kiểm soát viên: Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc hiện đúng các quy định về nghiệp vụ, trong mọi hoạt động của Chi nhánh, kiểm tra tất cả các hồ sơ, sổ sách, chứng từ phát sinh, tiếp nhận, đề xuất các biện pháp giải quyết mọi thắc mắc, khiếu lại của khách hàng.
2.1.2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định.
* Huy động vốn.
Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động tại chỗ, bên cạnh đó Chi nhánh còn nhận vốn uỷ thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và vốn điều chuyển từ Chi nhánh ngân hàng cấp trên.
Vốn huy động tại địa phương bao gồm cả nội và ngoại tệ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh ngân hàng No&PTNTT huyện Trực Ninh – Nam Định, dưới các hình thức chủ yếu sau:
Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán nội, ngoại tệ của các tầng lớp dân cư, bao gồm tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn.
Nhận vốn uỷ thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, như dự án ADB, RDF, WB vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.
Trong những năm gần đây thị trường huy động vốn thường xuyên có diễn biến phức tạp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng, cạnh tranh trong công tác huy động vốn diễn ra quyết liệt. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của Chi nhánh trong thời gian qua đã tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 : Kết quả huy động vốn tại địa phương từ năm 2004 đến 2007
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 04
Năm 05
Năm 06
Năm 07
Số
tiền
Số
tiền
05/04
± (%)
Số
tiền
06/05
± (%)
Số
tiền
07/06
± (%)
Tổng nguồn vốn
162,6
201,1
+24
236,4
+17,5
289,0
+22,5
1.Tiền gửi tiết kiệm
74,0
94,6
+27,8
114,4
+21
147,1
+28,6
Tỷ trọng
45,5
47,0
48,3
50,8
2. Tiền gửi của các tổ chức và cá nhân.
39,2
45,7
+16,5
46,8
+2
70,5
+50
Tỷ trọng
24,1
22,7
19,8
24,4
3. Nhận vốn uỷ thác
25,9
26,5
+2
35,3
+33
35,7
+1
Tỷ trọng
15,9
13,2
14,9
12,3
3. Vốn điều chuyển
23,5
34,3
+46,0
39,9
+16,3
35,7
-11
Tỷ trọng
14,5
17,1
17,0
12,5
Nguồn : Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định.
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn tại Chi nhánh liên tục tăng trưởng qua các năm 2005 tăng 24%, năm 2006 tăng trưởng có chậm lại, do nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức giảm mạnh để đáp ứng các nhu cầu thanh toán vào cuối năm vì vậy tăng trưởng năm 2006 chỉ đạt 17,5%. Năm 2007 Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp huy động vốn hữu hiệu, nên tỷ lệ tăng trưởng đạt khá cao đạt 22,5%.
Trong tổng nguồn vốn, tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng bình quân là 47,9% và tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm.
Nguồn tiền gửi chủ yếu là tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh toán của các tổ chức và cá nhân, nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng bình quân các năm là 22,7%. tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm.
Bên cạnh đó Chi nhánh luôn quan tâm đến việc nhận nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế do ngân hàng cấp trên chuyển về vì vậy nguồn vốn này tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng bình quân 17,8%.
Đối với vốn điều chuyển từ cấp trên về có xu hướng giảm, từ 17% năm 2006 giảm xuống 12,5% vào năm 2007, do nguồn vốn tự huy động tại địa phương tăng nên.
* Cho vay
Hiện nay hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với các NHTM Việt Nam. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Vì hoạt động cho vay đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu để đáp ứng các khoản chi phí như, trả lãi tiền gửi, vay của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hiện tại doanh thu của Chi nhánh chủ yếu vẫn là thu từ hoạt động tín dụng mà chủ yếu là từ thu lãi cho vay chiếm trên 99% tổng doanh thu.
Trong những năm qua công tác tín dụng luôn được chú trọng, Chi nhánh tập trung mọi nguồn lực để mở rộng tín dụng đến mọi thành phần kinh tế.
Tuy nhiên cùng với mở rộng đi kèm với kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro tín dụng là mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Trực Ninh - Nam Định.
Bảng 2.2: Doanh số cho vay – Thu nợ - Dư nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 04
Năm 05
Năm 06
Năm 07
Số
tiền
Số
tiền
05/04
± (%)
Số
tiền
06/05
± (%)
Số
tiền
07/06
± (%)
1. Doanh số cho vay
163,2
244,7
50
345,8
41
427,7
24
2. Doanh số thu nợ
133,7
206,7
55
310,5
50
375,5
21
3. Dư nợ
161,6
199,6
24
234,9
18
287,1
22
Nguồn: Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định.
Doanh số cho vay các thành phần kinh tế tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định đều tăng trưởng qua các năm, bình quân các năm từ 2004-2007 là 38 %, tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại năm 2005 doanh số cho vay tăng 50%; năm 2006 tăng 41%; năm 2007 tăng 24%; do xuất phát điểm của các năm trước còn thấp, Chi nhánh đã khai thác triệt để các khách hàng là hộ nông dân sản xuất mang tính chất hàng hoá tại các làng nghề nông thôn vay đến 30 triệu đồng.
Cùng với việc đẩy mạnh cho vay, công tác thu nợ luôn được Chi nhánh quan tâm và luôn nhận thức rằng; Ngân hàng là một tổ chức trung gian đi vay để cho vay, vì vậy nguồn vốn phải được bảo tồn và phát triển. Khi khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng họ phải trả gốc, lãi cho ngân hàng đúng hạn, phần lãi để bù đắp cho các khoản chi phí của ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận.
Hoạt động cho vay là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro đồng vốn của ngân hàng cho vay có thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn, hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy việc thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi được Chi nhánh đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải trú trọng đến công tác thu nợ, để đồng vốn bỏ ra được quay vòng nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Từ việc nâng cao doanh số cho vay, tích cực thu nợ theo đúng kế hoạch nên dư nợ cho vay các thành phần kinh tế qua các năm liên tục tăng trưởng, bình quân 21% / năm, là phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế địa phương và định hướng chung của ngành.
* Cơ cấu dư nợ
Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2007, Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh đã luôn chú ý đến việc điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản và sự phát triển của nền kinh tế địa địa phương.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thời gian
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 04
Năm 05
Năm 06
Năm 07
Số
tiền
Số
tiền
05/04
± (%)
Số
tiền
06/05
± (%)
Số
tiền
07/06
± (%)
Tổng dư nợ
161,6
199,6
23
234,9
18
287,1
22
1. Dư nợ ngắn hạn
84,7
111
31
138,2
25
180,7
31
Tỷ trọng (%)
52
56
59
63,0
2. Dư nợ trung dài,hạn
76,9
88,6
15
96,7
09
106,4
10
Tỷ trọng(%)
48
44
41
37
Nguồn: Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực ninh – Nam Định
Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ ngắn hạn có mức tăng trưởng bình quân năm 29,9%, dư nợ trung dài hạn tăng trưởng bình quân 14,7% năm, năm 2006 tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn đều giảm so với năm 2005, là do năm 2006 cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng tại địa bàn diển ra quyết liệt nhất từ trước đến nay, bên cạnh đó môi trường để đầu tư tín dụng cũng không được thuận lợi, do các yếu tố khách quan như, giá cả thị trường biến động, dịch cúm gia cầm bùng phát...ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư và kết quả kinh doanh của các DN, hộ sản xuất kinh doanh.
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng và tỷ trọng cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm qua các năm từ 48% năm 2004 xuống còn 37% vào năm 2007 bởi vì: Xuất phát điểm về dư nợ cho vay trung, dài hạn của Chi nhánh những năm trước còn thấp, năm 2004 Chi nhánh đã đầu tư nhiều dự án vay trung dài hạn của các DN để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm công cụ, thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh vì thế tốc độ tăng trưởng đạt 28%, khi các dự án vay trung, dài hạn này ổn định đi vào khai thác, sử dụng thì nhu cầu vốn vay trung dài hạn giảm, nhu cầu vốn vay ngắn hạn tăng lên. Trong giai đoạn này Chi nhánh đã điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn, và giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn cho phù hợp cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản.
Bảng 2.4: Dư nợ phân theo khách hàng
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 04
Năm 05
Năm 06
Năm 07
Số
tiền
Số
tiền
05/04
± (%)
Số
tiền
06/05
± (%)
Số
tiền
07/06
± (%)
Tổng dư nợ
161,6
199,6
23
234,9
18
287,1
22
1. Dư nợ hộ nông dân
97,0
115,0
18
131,5
14
154,1
17
Tỷ trọng(%)
60
57,6
56
53,7
2. Dư nợ DNNVV
52,0
70,8
36
86,0
21
112,5
31
Tỷ trọng(%)
32,2
35,5
36,6
39,2
3. Dư nợ khác
12,6
13,8
10
17,4
26
20,5
18
Tỷ trọng(%)
7,8
6,9
7,4
7,1
Nguồn : Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực ninh – Nam Định
Bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh qua các năm chủ yếu tập trung cho vay các hộ nông dân, chiếm tỷ trọng bình quân các năm từ 2004-2007 là 56,8% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay DNNVV còn thấp, chiếm tỷ trọng bình quân 35,8%, cho vay các đối tượng khác như cho vay cán bộ nhân viên, cho vay cầm cố tỷ trọng bình quân 7,1% tổng dư nợ .
Trong giai đoạn này để phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, cũng như phù hợp với định hướng, mục tiêu hoạt động, Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định đã từng bước điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo khách hàng theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay hộ nông dân, tăng dần tỷ trọng cho vay DNNVV.
Số lượng khách hàng vay vốn
Khách hàng của Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định, hiện nay đông đảo về số lượng, phong phú và đa dạng về đối tượng, từ hộ gia đình nông dân thuần tuý đến các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, các DN, các tổ chức và cá nhân.
Bảng 2.5 : Số lượng khách hàng(KH) vay vốn
Đơn vị: Khách hàng
Chỉ tiêu
Năm04
Năm 05
Năm 06
Năm 07
Số
KH
Số
KH
05/04
± (%)
Số
KH
06/05
± (%)
Sô
KH
07/06
± (%)
Tổng số KH
8.325
8.796
6
9.382
7
8.992
-4
1. Hộ nông dân
7.028
7.265
3
7.792
7
7.165
-8
Tỷ trọng
84,4
82,6
83,1
79,7
2. DNNVV
217
319
47
425
33
637
50
Tỷ trọng
2,6
3,6
4,5
7,1
3. KH khác
1.080
1.212
12
1.165
-4
1.190
2
Tỷ trọng
13,0
13,8
12,4
13,2
Nguồn : Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định.
Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để mở rộng khách hàng, nhưng số lượng khách hàng vay vốn nói chung tăng trưởng chậm, chỉ đạt từ 6 đến 7%/ năm, không thực hiện được mục tiêu tăng trưởng khách hàng 10% năm, riêng năm 2007 số lượng khách hàng đã giảm 4%. Trong tổng số khách hàng thì khách hàng là hộ nông dân chiếm tỷ trọng lớn chiếm 82,5%, có xu hướng giảm trong đó năm 2007 giảm 8%, nguyên nhân là do cạnh tranh để phân chia thị trường và khách hàng giữa các ngân hàng tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt hơn.
Khách hàng vay vốn là các DNNVV còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số khách hàng, trung bình các năm chiếm tỷ trọng là 4,5% tổng số khách hàng vay vốn và chiếm 68,4% tổng số DNNVV hiện có trên địa bàn.
Nợ quá hạn và nợ xấu
Nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những nguyên nhân dẫn tới ẩn rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Nợ xấu theo QĐ 493/2005/QĐ –NHNN VN gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 và có thời gian quá hạn từ 91 ngày trở lên, là những khoản nợ dưới tiêu chuẩn và có khả năng mất vốn, nợ xấu càng cao thì khả năng sảy ra tổn thất càng lớn.
Bảng 2.6 : Nợ quá hạn và nợ xấu
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 04
Năm 05
Năm 06
N ăm 07
Số
tiền
Số
tiền
% /
Tổng
DN
Số
tiền
% /
Tổng
DN
Số
tiền
% /
Tổng
DN
Tổng số nợ quá hạn
0,208
0,364
0,3
6,518
2,8
2,859
1,0
1. Dưới 90 ngày
0,156
0,267
0,13
6,400
2,7
2,791
0,97
2. Nợ xấu
0,052
0,097
0,05
0,118
0,05
0,068
0,02
Từ 90 đến <180 ngày
0,012
0,025
0,01
0,010
0,004
0,041
0,14
Từ 180 đến < 360
0,021
0,038
0,02
0,029
0,012
0,027
0,10
Trên 360 ngày
0,019
0,034
0,02
0,079
0,03
Nguồn : Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định
Bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng mạnh trong năm 2006 chiếm 2,8% tổng dư nợ, và giảm xuống 1% vào năm 2007. Tuy nhiên nợ quá hạn ở đây chủ yếu nằm ở nợ quá hạn dưới 90 ngày chiếm tỷ trọng 98% tổng số nợ quá hạn, do năm 2006 Chi nhánh thực hiện triệt để việc phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN VN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nợ xấu hay nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 có xu hướng giảm từ 0,5% năm 2005 xuống còn 0,2% năm 2007, phản ánh hiệu quả tín dụng của Chi nhánh được tăng cường.
* Hoạt động dịch vụ
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngày càng diễn ra gay gắt. Tăng thu dịch vụ là định hướng phát triển chung của các NHTM. Chi nhánh đề ra mục tiêu trong các năm tới sẽ điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu dịch vụ, giảm dần tỷ trọng thu từ hoạt động cho vay.
Chi nhánh đã rất chú trọng đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, bằng việc đổi mới, nâng cấp máy móc thiết bị, nâng cao tình thần phục vụ khách hàng, vì vậy doanh thu từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trưởng tuy nhiện hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( 0,6%) trong tổng thu, chưa đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ của nền kinh tế và mục tiêu của ngân hàng.
*Kết quả kinh doanh.
Chi nánh ngân hàng No&PTNT Trực Ninh – Nam Định là một NHTM cũng giống như các DN kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và chi phí. Để gia tăng lợi nhuận Chi nhánh đã thực hiện tốt việc quản lý các khoản mục tài sản có nhất là các khoản cho vay, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, tiết kiệm chi phí. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đầu lỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, lợi nhuận của Chi nhánh không ngừng được nâng nên năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 2.7 : Kết quả kinh doanh
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 04
Năm 05
Năm 06
Năm 07
Số
tiền
Số
tiền
05/04
± (%)
Số
tiền
06/05
± (%)
Số
tiền
07/06
± (%)
1. Tổng thu
17,3
23,7
37
32,4
37
43,4
34
2. Tổng chi
12,1
17,6
45
24,5
45
29,4
15
3. Thu nhập = (1-2)
5,2
6,1
17
7,9
30
14,0
77
Nguồn : Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định
Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2004 đến 2007 là 41,3 % năm.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua đã mang lại lợi nhuận cao, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định.
2.2.1. Thực trạng DNNVV tại địa bàn huyện Trực Ninh – Nam Định
Luật doanh nghiệp có hiệu lực và đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các DNNVV thành lập và hoạt động thuận lợi. Cùng với các chính sách khuyến khích, trợ giúp đầu tư phát triển DNNVV của Nhà nước và sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt cho các DNNVV của các cấp chính quyền địa phương, nên những năm gần đây số lượng các DNNVV không ngừng được tăng lên, cả về số lượng và chất lượng. Với 1010 DNNVV/ tổng số 1015 DN toàn địa bàn, đã tạo ra một lực lượng khách hàng đầy tiềm năng cho ngân hàng No&PTNT Trực Ninh – Nam Định.
Bảng 2.8 : Sự phát triển của DNNVV thời kỳ 2004 - 2007
Đơn vị : Doanh nghiệp
Năm 04
Năm
05
Năm
06
Năm
07
Chỉ tiêu
Số
Số
+,- %
Số
+ ,-%
Số
+,-%
DN
DN
05/04
DN
06/05
DN
07/06
Tổng số DN
319
405
27
659
62
1.015
54
Trong đó: DNNVV
319
405
27
658
61
1.010
53
Tỷ trọng
100
100
99,8
99,5
1. DN nhà nước
8
8
0
5
-37
1
-120
2. DN theo luật DN.
20
47
135
89
89
127
43
3. Hợp tác xã
41
48
17
50
4
55
10
4. Hộ KD cá thể
250
302
21
514
70
829
61
Nguồn : Phòngthống kê huyện Trực Ninh – Nam Định
DNNVV trên địa bàn trong những năm qua liên tục phát triển về số lượng tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 47%, chất lượng hoạt động của các DNNVV cũng không ngừng được nâng cao, hầu hết các DNNVV đều sản xuất kinh doanh có lãi, ngành nghề kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương.
Các DNNVV hoạt động trên nhiều lĩnh vực, phong phú và đa dạng như : Sản xuất nông, lâm nghiệp, tại các vùng được chuyển đổi cơ cấu kinh tế ; sản xuất kinh doanh hàng tiểu thủ công nghiệp, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp trong các làng nghề, cụm công nghiệp; sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng trên dải đất bãi dọc hai bờ sông Hồng và sông Ninh Cơ; vận tải đường thuỷ, bộ tại thị trấn Cát Thành, Cổ Lễ, xã Trực Hùng và Phương Định; Kinh doanh thương mại, dịch vụ tại các Thị trấn, Thị tứ và các điểm đông dân cư trong huyện.
Từ khi triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 5 của Bộ chính trị, về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tại huyện Trực Ninh khu vực kinh tế này mà nổi bật là các DNNVV trở thành khu vực kinh tế năng động và hiệu quả nhất. Với trên 99% tổng số DN trên địa bàn, các DNNVV đang là một lực lượng kinh tế quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân, ổn định xã hội và đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách huyện hàng năm khoảng trên 30% tổng thu ngân sách địa phương.
Các DNNVV tại địa bàn huyện Trực Ninh hiện nay ngoài những lợi thế và khó khăn chung của các DNNVV tại Việt Nam nói chung còn có các lợi thế và khó khăn riêng sau:
Lợi thế: Là nơi có nhiều làng nghề truyền thống nên có điều kiện để phát triển, địa bàn hoạt động vùng nông thôn, nên nguồn nhân lực tại chỗ rất dồi dào và giá rẻ.
Khó khăn: Các chính sách trợ giúp đến với DNNVV không kịp thời, như về vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo DNNVV ở đây chủ yếu là D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2675.doc