MỤC LỤC
LỜI MỞI ĐẦU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀTÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N.1
1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng.1
1.1.1 Khái niệm tín dụng.1
1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng.1
1.1.2.1 Bản chất của tín dụng.1
1.1.2.2 Chức năng của tín dụng.1
1.1.3 Vai trò của tín dụng.2
1.1.4 Tín dụng ngân hàng.2
1.1.4.1 Khái niệm.2
1.1.4.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng.4
1.1.4.3 Phân loại tín dụng ngân hàng.4
1.1.4.4 Hiệu quảcủa tín dụng ngân hàng.5
1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ.6
1.2.1 Khái niệm vềDNV&N.6
1.2.2 Đặc điểm của DNV&N .7
1.2.3 Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế.7
1.2.3.1 Góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập đảm bảo đời
sống cho người lao động. .8
1.2.3.2 Có khảnăng tận dụng các nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
góp phần nâng cao khối lượng và chất lượng hàng hoá dịch vụ.8
1.2.3.3 Góp phần to lớn trong việc phát triển những nhà kinh doanh, những nhà
quản trịvà đội ngũcông nhân lành nghề. .9
1.2.3.4 Góp phần duy trì sựtựdo cạnh tranh, ngăn chặn độc quyền.9
1.2.3.5 Làm cơsởvệtinh cho các doanh nghiệp lớn.9
1.2.3.6 Góp phần quan trọng vào quá trình tích luỹkinh tế, tập trung sản xuất và là
cơsởkinh tếban đầu đểphát triển thành doanh nghiệp lớn.9
1.2.3.7 Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. .10
1.3 Sựcần thiết mởrộng và nâng cao hiệu quảcủa tín dụng ngân hàng.10
1.3.1 Vai trò của TDNH đối với sựphát triển của DNV&N .10
1.3.2 Tính tất yếu của việc phát triển hoạt động TDNH đối với DNV&N.12
1.3.3 Đặc điểm của hoạt động TDNH đối với DNV&N.12
1.4 Một sốbài học kinh nghiệm.13
1.4.1 Kinh nghiệm của các nước vềTDNH đối với DNV&N.13
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam vềTDNH đối với DNV&N.14
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢDNV&N TẠI CÁC NHTM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU.16
2.1 Thực trạng DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.16
2.1.1 Giới thiệu vềcác DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .16
2.1.2 Cơcấu nguồn vốn .18
2.1.3. Vềhiệu quảsản xuất kinh doanh. .20
2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.22
2.2.1 Hoạt động huy động vốn tại các NHTM ởtỉnh Bạc Liêu.22
2.2.2 Hoạt động tín dụng tài trợDNV&N tại các NHTM ởtỉnh Bạc Liêu. .28
2.2.2.1 Qui mô và tốc độtăng trưởng tín dụng đối với DNV&N.28
2.2.2.2 Tình hình nợquá hạn đối với cho vay DNV&N.34
2.2.3 Đánh giá chung vềcác DNV&N có quan hệtín dụng với các NHTM trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu. .37
2.3 Đánh giá những kết đạt được và những khó khăn trong việc tài trợDNV&N
của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.39
2.3.1 Đánh giá những kết quả đạt được .39
2.3.2 Đánh giá những khó khăn, tồn tại .40
2.3.2.1 Những khó khăn, tồn tại vềphía các doanh nghiệp.40
2.3.2.2 Những khó khăn, tồn tại từphía các NHTM.42
2.3.2.3 Những khó khăn, tồn tại từphía các cơquan quản lý Nhà nước.45
CHƯƠNG III.
GIẢI PHÁP MỞRỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢTÍN DỤNG TÀI TRỢ
DNV&N TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU.46
3.1 Phương hướng phát triển kinh tếtỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 .46
3.2 Các giải pháp giúp các DNV&N tiếp cận nguồn vốn tín dụng hiệu quả .48
3.2.1 Nâng cao khảnăng lập phương án sản xuất kinh doanh.48
3.2.2 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệtín dụng.49
3.3 Các giải pháp mởrộng và nâng cao hiệu quảtín dụng của các NHTM.50
3.3.1 Các giải pháp nhằm mởrộng tín dụng tài trợ DNV&N .50
3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn.50
3.2.1.2 Đẩy mạnh công tác tiếp thịvà thực hiện tốt chính sách khách hàng.52
3.2.1.3 Đơn giản hoá thủtục cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ đối với DNV&N.53
3.2.1.4 Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và áp dụng các hình thức cho vay phù hợp.54
3.2.1.5 Phát triển tín dụng thuê mua.55
3.2.1.6 Nâng cao khảnăng đáp ứng nhu cầu ngoại tệcho khách hàng.56
3.2.1.7 Tiêu chuẩn hoá và nâng cao năng lực nghiệp vụ đội ngũnhân viên tín dụng .56
3.2.1.8 Mởrộng các hình thức đảm bảo tín dụng.57
3.2.1.9 Nghiên cứu triển khai áp dụng nghiệp vụbao thanh toán.58
3.3.2 Các giải pháp nhằm hạn chếrủi ro tín dụng .58
3.2.2.1 Tăng cường khảnăng thu thập và xửlý thông tin DNV&N.58
3.2.2.2 Thẩm định năng lực điều hành của chủdoanh nghiệp.59
3.2.2.3 Tăng cường công tác phân tích tín dụng và thẩm định tín dụng.60
3.2.2.4 Kiểm tra và giám sát chặt chẽtình hình sửdụng vốn vay.66
3.2.2.5 Áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay, tăng cường xửlý và thu hồi nợquá hạn.66
3.4 Một sốgiải pháp hỗtrợkhác.67
3.4.1 Hỗtrợcông tác huy động vốn của các cơquan Nhà nước .67
3.4.2 Xúc tiến thành lập Quỹbảo lãnh tín dụng DNV&N.67
3.4.3 Tăng cường công tác xửlý tài sản giao dịch bảo đảm của các cơquan chức năng có liên quan. . 68
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8.018 triệu đồng so với năm 2001. Điều đó chứng tỏ được
nguồn vốn huy động của các NHTM là khá ổn định.
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của các TCTD năm 2005
28%
72%
Không kỳ hạn Có kỳ hạn
Đạt được kết quả huy động như trên là do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Mạng lưới các chi nhánh và điểm giao dịch của các ngân hàng rộng khắp tạo
thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp xúc giao dịch với ngân hàng.
- Do sự nổ lực của các NHTM trong công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm, đặc
biệt là các sản phẩm mới thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng làm cho
người dân hiểu biết nhiều hơn về hệ thống ngân hàng, cũng cố niềm tin, tạo sự yên tâm
của công chúng khi gởi tiền và giao dịch với ngân hàng.
- Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn thể hiện ngày càng rõ nét nhất là từ
khi có sự tham gia của các NHTMCP. Mỗi ngân hàng đều cố gắng tạo ra những lợi thế
riêng nhằm hấp dẫn, thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn, thông qua các biện pháp như áp
dụng các mức lãi suất linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao tính tiện ích
33
của sản phẩm .... điều này làm cho công chúng hướng về ngân hàng nhiều hơn, tạo ra
nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp với đặc điểm về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của họ.
Không chỉ các chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước với uy tín và thế mạnh vốn
có, các chi nhánh NHTMCP cũng đang ngày càng cũng cố vị thế của mình.
- Các ngân hàng đã nổ lực cố gắng đa dạng hoá sản phẩm huy động và nâng cao
tính tiện ích các sản phẩm huy động. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống
như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, một số
ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm tiết kiệm mới như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm
tích luỹ; tăng cường công tác khuyến mãi như dự thưởng, tặng quà...
rong hai năm trở lại đâyNgoài ra, t , một số NHTM trên địa bàn đã đưa vào sử
dụng dịch vụ thẻ. Các máy ATM được bố trí tại các địa điểm thuận tiện, tạo tính hấp
dẫn và đã bước đầu thu hút được một số tổ chức và cá nhân sử dụng thẻ góp phần tăng
trưởng nguồn tiền gửi không kỳ hạn.
Tuy nhiên công tác huy động vốn của các NHTM địa bàn còn gặp không ít khó
khăn và hạn chế nhất định như sau:
- Trong những năm gần đây tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn
gặp nhiều khó khăn do không những cạnh tranh thu hút nguồn vốn giữa các NHTM mà
còn cạnh tranh với các dịch vụ huy động của tổ chức khác như Bưu điện, Bảo hiểm …
- Các NHTM trên địa bàn vẫn chưa có chiến lược huy động vốn cho riêng mình.
Các ngân hàng phần nhiều chú trọng đến khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng
các dịch vụ tài chính, nhưng chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng tiền
gửi, nhất là khách hàng cá nhân. Các sản phẩm huy động của ngân hàng vẫn chưa thật
sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao.
Những khó khăn và hạn chế nêu trên làm cho các NHTM khó huy động được hết
tiềm lực tiết kiệm của các nhân và tổ chức dẫn đến không thể cân đối giữa nguồn vốn
huy động tại chỗ và dư nợ cho vay, do đó các NHTM luôn cố gắng tranh thủ các nguồn
34
2.2.2 Hoạt động tín dụng tài trợ DNV&N tại các NHTM ở tỉnh Bạc Liêu.
2.2.2.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNV&N
Qui mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM
Cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn, các NHTM trên địa bàn chú trọng đến
hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần trong nền kinh tế.
Bảng 2.5 Tình hình dư nợ tín dụng tại các TCTD
ĐVT: triệu
đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
1. Theo hình thái giá trị 1.285.017 1.734.219 2.393.216 3.266.543 3.617.584
- Bằng VND 1.264.449 1.711.650 2.369.652 3.247.483 3.606.661
-Bằng ngoại tệ (quy VND) 20.568 22.569 23.564 19.060 10.923
2. Theo thời hạn nợ 1.285.017 1.734.219 2.393.216 3.266.543 3.617.584
- Ngắn hạn 862.366 1.128.352 1.550.361 2.114.819 2.377.471
- Trung dài hạn 422.651 605.867 842.855 1.151.724 1.240.113
Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu
Dư nợ tín dụng mà chủ yếu là từ hoạt động cho vay tăng trưởng liên tục qua từng
năm từ 1.285.017 triệu đồng năm 2001 lên đến 3.617.584 triệu đồng năm 2005, tốc độ
tăng trưởng tín dụng bình quân 29,53% năm giai đoạn 2001 - 2005. Trong đó năm
2002 tăng 34,96% so với năm 2001, năm 2003 tăng 38,00% so với năm 2002, năm
2004 tăng 36,49% so với năm 2003, năm 2005 tăng 10,75% so với năm 2004. Mức
tăng trưởng dư nợ của các TCTD trên địa bàn trong những năm từ 2001 đến 2004 rất
cao, bình quân 36,48% năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng dư nợ của năm 2005 so với
năm 2004 rất thấp chỉ có 10,75% là do các nguyên nhân sau: thứ nhất, mức tăng trưởng
GDP năm 2005 của tỉnh Bạc Liêu là thấp nhất trong các năm từ 2001 đến 2005, chỉ
11,9%; thứ hai, do quá trình chuyển đổi các DNNN thành các công ty cổ phần nên dư
nợ đối với thành phần kinh tế này giảm đáng kể; thứ ba, một số NHTM tăng trưởng dư
nợ rất nhanh trong lĩnh vực bất động sản ở những năm trước, nay giảm dư nợ do thị
trường bất động sản trầm lắng.
35
Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm
dần. Nguồn vốn để cho vay ngắn hạn của các TCTD chủ yếu là từ vốn huy động ngắn
hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các thành phần kinh tế. Nếu năm 2001 dư
nợ ngắn hạn đạt mức 862.366 triệu đồng, chiếm 67,11% trong tổng dư nợ thì đến năm
2005 dư nợ ngắn hạn đạt mức 2.377.471 triệu đồng, chiếm 65,72% trong tổng dư nợ.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn bình quân hàng năm giai đoạn 2001 đến 2005 là
28,86%. Tuy nhiên tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2005 chỉ còn 12,42% do các
nguyên nhân như đã nêu trên.
Các TCTD rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay đối với
các khoản vay trung–dài hạn do thời gian thu hồi vốn chậm, độ rủi ro cao và nguồn vốn
để cho vay trung–dài hạn của các TCTD cũng rất thấp. Tuy nhiên, dư nợ trung dài hạn
của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng tăng trưởng liên tục qua các năm. Nếu
như năm 2001 dư nợ trung–dài hạn đạt 422.615 triệu đồng, chiếm 32,89% trên tổng dư
nợ thì đến năm 2005 đạt 1.240.113 triệu đồng, chiếm 34,28% trên tổng dư nợ. Tăng
trưởng dư nợ trung–dài hạn bình quân hàng năm giai đoạn 2001–2005 là 30,88%.
Biểu đồ 2.4 Tăng trưởng dư nợ tín dụng của các TCTD
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
2001 2002 2003 2004 2005
Ngaén haïn Trung daøi haïn
Qui mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với các DNV&N
36
Do số lượng các DNV&N tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây và các
DNNN đang thực hiện việc đổi mới, sắp xếp lại nên các NHTM trên địa bàn tỉnh tập
trung khai thác đối tượng khách hàng là các DNV&N. Đồng thời cho vay đối với
DNV&N không những mang lại nguồn thu lớn cho các NHTM từ lãi cho vay mà các
NHTM còn được hưởng lợi từ các dịch vụ cung cấp cho các DNV&N.
Bảng 2.6 Dư nợ tín dụng DNV&N tại các NHTM
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
1. Theo hình thái giá trị 425.216 514.784 610.408 730.574 827.652
- Bằng VND 406.648 493.215 586.844 711.514 813.729
-Bằng ngoại tệ (quy VND) 18.568 21.569 23.564 19.060 13.923
2. Theo thời hạn nợ 425.216 514.784 610.408 730.574 827.652
- Ngắn hạn 348.971 359.735 408.814 480.214 636.171
- Trung dài hạn 76.245 155.049 201.594 250.360 191.481
Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu
Từ năm 2001 đến năm 2005 có đến 04 chi nhánh NHTM cổ phần và 02 chi nhánh
NHTM quốc doanh được thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm
2005, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 09 chi nhánh ngân hàng và 01
chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động trong lĩnh vực cho vay DNV&N.
Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại các NHTM liên tục tăng qua các
năm từ 104 doanh nghiệp năm 2001 tăng lên 245 doanh nghiệp năm 2005. Tương tự,
số lượng hộ SXKD cá thể có quan hệ tín dụng với các NHTM cũng tăng từ 2.364 hộ
năm 2001 lên đến 5.863 hộ năm 2005.
Dư nợ tín dụng của các NHTM mà chủ yếu là hoạt động cho vay DNV&N cũng
tăng trưởng liên tục qua các năm, từ 425.216 triệu đồng năm 2001 tăng lên 827.652
triệu đồng năm 2005. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 18,12% trên năm. Trong
đó năm 2002 tăng 21,06 % so với năm 2001, năm 2003 tăng 18,58% so với 2002, năm
2004 tăng 19,69% so với năm 2003, năm 2005 tăng 13,29% so với năm 2004. Tính đến
ngày 31/12/2005, dư nợ của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đối với
37
DNV&N đạt 827,652 triệu đồng, chiếm 22,88% trên tổng dư nợ cho vay của hệ thống
TCTD trên địa bàn tỉnh.
Biểu đồ 2.5 Tăng trưởng dư nợ tín dụng DNV&N tại các NHTM
2001 2002 2003 2004 2005
425.21
514.78
610.40
730.574
827.652
0
10000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
900000
Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNV&N
Cơ cấu tín dụng DNV&N của các NHTM diễn tiến theo hướng tăng dần tỷ trọng
cho vay ngoại tệ từ năm 2001 đến năm 2003. Điều đó cho thấy các NHTM chú trọng
phát triển khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, dư nợ ngoại tệ năm 2004 và 2005 đã giảm so với các năm trước đó do hầu
hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu là các DNNN đang trong quá trình cổ phần hoá gặp một số khó khăn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, một phần kinh doanh thua lỗ làm giảm dư nợ ngoại tệ.
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với dư nợ trung – dài hạn
vì đa số nhu cầu vốn của các DNV&N là để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và do hạn
chế về nguồn vốn cho vay trung – dài hạn của các NHTM.
38
Cùng với sự tăng trưởng nhanh dư nợ cho vay thì cơ cấu tỉ lệ cho vay trung và dài
hạn cũng tăng lên nhưng mức tăng không đáng kể. Cho vay trung và dài hạn đạt 76.245
triệu đồng, chiếm 17,93% trên tổng dư nợ cho vay DNV&N năm 2001 tăng lên
191.481 triệu đồng, chiếm 23,14% trên tổng dư nợ cho vay DNV&N. Tốc độ tăng
trưởng bình quân 25,89% năm. Điều đó cho thấy đầu tư tín dụng của các NHTM đã có
sự chuyển hướng cho vay trung dài hạn để đầu tư chiều sâu nhưng vẫn còn rất chậm.
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu dư nợ tín dụng DNV&N phân theo thời hạn nợ năm 2005
77%
23%
Ngắn hạn Trung dài hạn
Bảng 2.7 Dư nợ DNV&N tại các NHTM phân theo thành phần kinh tế
ĐVT: triệu đồng
Năm DNNN DNTN Cty CP, TNHH
Hộ SXKD
cá thể
Cty có vốn
ĐTNN Cộng
2001 169.260 125.209 76.336 54.411 425.216
2002 202.416 141.768 98.323 72.277 514.784
2003 224.585 185.132 127.924 72.767 610.408
2004 198.215 285.261 171.448 75.650 730.574
2005 134.735 334.216 260.917 97.784 827.652
Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu
Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2003, dư nợ khu vực DNNN đều
tăng qua các năm. Nếu dư nợ đối với các DNNN năm 2001 đạt 169.260 triệu đồng thì
đến năm 2003 lên đến 224.585 triệu đồng, bình quân tăng trưởng 15,19% năm giai
39
đoạn 2001 đến 2003. Điều đó cho thấy nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh
của các DNNN ngày càng tăng. Tuy nhiên, mức dư nợ đối với khu vực này đã giảm
mạnh vào năm 2004 và chỉ đạt 198.215 triệu đồng và chỉ còn 134.735 triệu đồng vào
cuối năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trong hai năm trở lại đây các
DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần, một số DNNN làm ăn thua lỗ, hầu hết là
thiếu tài sản bảo đảm tiền vay, vốn tự có thấp… nên các NHTM cũng e ngại khi cấp tín
dụng cho các doanh nghiệp này.
Dư nợ của các NHTM đối với DNV&N thuộc khu vực ngoài Nhà nước tăng đều
qua các năm từ 255.956 triệu đồng năm 2001 tăng lên 692,917 triệu đồng năm 2005,
bình quân tăng 28,27% mỗi năm trong giai đoạn 2001 đến 2005. Đặc biệt, đối với hộ
kinh doanh cá thể, mức dư nợ tăng từ 76.336 triệu đồng năm 2001 lên 260.917 triệu
đồng năm 2005, bình quân tăng 35,97% mỗi năm. Chúng ta có thể thấy ngược lại với
xu hướng giảm dư nợ đối với DNNN thì dư nợ đối với khu vực ngoài Nhà nước tăng
mạnh qua các năm. Nguyên nhân là do một số các DNNN trong quá trình sắp xếp lại,
đồng thời các DNV&N ở khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh về số lượng làm cho
nhu cầu vốn của các DNV&N thuộc khu vực này tăng mạnh, từ đó các NHTM cũng
chuyển hướng sang đầu tư cho các DNV&N.
Biểu đồ 2.7 Cơ cấu dư nợ DNV&N theo thành phần kinh tế năm 2005
12% 16%
40%
D N N N D N T N , T N H H , Cty CP
H o ä SX K D caù th e å Cty co ù v o án Ñ T N N
40
2.2.2.2 Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay DNV&N
Bảng 2.8 Nợ quá hạn DNV&N tại các NHTM tỉnh Bạc Liêu
Năm Nợ quá hạn (triệu đồng) Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%)
2001 34.763 8,18
2002 39.642 7,70
2003 44.521 7,29
2004 49.400 6,76
2005 52.640 6,36
Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu
Trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động tín dụng đối với DNV&N của các
NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tăng trưởng khá nhanh nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ lại có xu hướng giảm rõ rệt. Nếu như năm 2001, nợ quá hạn của các NHTM
đối với DNV&N chiếm 8,18% trên tổng dư nợ cho vay DNV&N thì đến năm 2005 tỷ
lệ này giảm xuống còn 6,36%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã giảm đáng kể
qua các năm nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức cao trên 5% và nếu nợ quá hạn này trở
thành nợ khó đòi, nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các
NHTM.
Bảng 2.9 Nợ quá hạn DNV&N của các NHTM phân theo thời hạn vay
ĐVT: triệu đồng
Năm Nợ quá hạn ngắn hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
ngắn hạn/
Tổng DN
Nợ quá hạn
trung, dài hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
trung, dài
hạn/Tổng DN
2001 13.683 3,22 21.080 4,96
2002 16.624 3,23 23.018 4,47
2003 20.216 3,31 24.305 3,98
2004 27.485 3,76 21.915 3,00
2005 33.483 4,05 19.157 2,31
Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu
Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn
ngắn hạn lại có chiều hướng gia tăng. Năm 2001 nợ quá hạn ngắn hạn ở mức 13.683
triệu đồng, chiếm 3,22% trên tổng dư nợ DNV&N và chiếm 39,36% trên tổng nợ quá
hạn thì đến năm 2005 tăng lên 33,483 triệu đồng, chiếm đến 4,05% trên tổng dư nợ và
41
chiếm 63,61% trên tổng nợ quá hạn đối với DNV&N. Điều đó cho thấy, với các yếu tố
khác không đổi, dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng làm cho nợ quá hạn cũng tăng theo.
Biểu đồ 2.8 Cơ cấu nợ quá hạn DNV&N phân theo thời hạn năm 2005
64%
36%
Nợ quá hạn ngắn hạn Nợ quá hạn trung, dài hạn
Bảng 2.10 Nợ quá hạn DNV&N tại các NHTM phân theo thành phần kinh tế
ĐVT: triệu đồng
Năm DNNN DNTN Cty CP, TNHH
Hộ SXKD
cá thể
Cty có vốn
ĐTNN Cộng
2001 17.482 5.394 9.719 2.168 34.763
2002 18.660 5.854 12.887 2.241 39.642
2003 20.344 8.673 13.197 2.307 44.521
2004 24.625 9.328 13.332 2.115 49.400
2005 23.144 13.695 13.582 2.219 52.640
Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu
Tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM tăng cao phải kể đến nợ quá hạn của các DNNN.
Nếu năm 2001 nợ quá hạn tại các NHTM của các DNNN ở mức 17.482 triệu đồng thì
đến năm 2005 đã đến mức 23.144 triệu đồng, chiếm 17,18% trong tổng dư nợ cho vay
khu vực DNNN của các NHTM năm 2005. Các DNV&N thuộc khu vực ngoài Nhà
nước có tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm, đặc biệt là đối với các hộ kinh doanh cá thể
từ 12,73% năm 2001 giảm xuống còn 5,21% năm 2005. Tỷ lệ nợ quá hạn của các công
ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân cũng được kềm chế ở mức dưới 5%
trên tổng dư nợ khu vực này. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn thuộc khu vực ngoài Nhà nước
có chiều hướng giảm xuống trong những năm qua, nhưng vẫn còn cao có chiều hướng
42
gia tăng về số tuyệt đối từ 17.281 triệu đồng năm 2001 lên 29.496 triệu đồng năm 2005
và chiếm một tỷ lệ khá cao đến 56,03% trong tổng nợ quá hạn DNV&N.
Bảng 2.9 Cơ cấu nợ quá hạn DNV&N phân theo thành phần kinh tế năm 2005
44%
26%
26%
4%
DNNN DNTN, Cty CP, TNHH Hoä SXKD caù theå Cty coù voán ÑTNN
Nợ quá hạn của các NHTM đối với DNV&N còn ở mức khá cao xuất phát từ
những nguyên nhân như sau:
- Nguyên nhân về phía các doanh nghiệp: doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro trong
hoạt động kinh doanh dẫn đến việc sử dụng vốn không đạt hiệu quả và mất khả năng
thanh toán, quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng
mục đích.
- Nguyên nhân về phía các NHTM: không phân tích khả năng sử dụng vốn và
hoàn trả nợ của doanh nghiệp khi xem xét và quyết định cho vay, do vậy đã đưa vốn
vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, không kiểm tra thường
xuyên tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, hoặc cũng có thể do nguyên nhân
từ phía đạo đức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay để vì mục đích kiếm lợi
riêng cho bản thân.
43
Vấn đề nợ quá hạn hiện nay trong cho vay DNV&N ở các NHTM cần được xử lý
bằng các giải pháp thích hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất rủi ro hoạt động tín dụng
tài trợ DNV&N góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM.
Nhìn chung chất lượng tín dụng DNV&N của các NHTM được đánh giá là khá
tốt trong điều kiện các NHTM đều chuyển hướng đầu tư tín dụng cho các DNV&N.
Đây là tiền đề để các NHTM tiếp tục mở rộng hoạt động tín dụng đối với loại hình
doanh nghiệp này.
2.2.3 Đánh giá chung về các DNV&N có quan hệ tín dụng với các NHTM trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu.
Theo số liệu báo cáo tổng kết của NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu
trong năm 2005 có tổng số 254 doanh nghiệp đang vay vốn tại các NHTM trên địa bàn
với tổng dư nợ đạt 566.735 triệu đồng. Dư nợ bình quân mỗi doanh nghiệp tương
đương 2.231 triệu đồng. Trong đó có 10 DNNN với tổng dư nợ đạt 134.735 triệu đồng,
dư nợ bình quân mỗi doanh nghiệp đạt 13.474 triệu đồng; 244 doanh nghiệp ngoài
quốc doanh gồm Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt dư nợ 432.000 triệu đồng, bình quân mỗi doanh
nghiệp dư nợ tương đương 1.770 triệu đồng; 5.863 hộ kinh doanh cá thể đạt dư nợ
260.917 triệu đồng, bình quân mỗi hộ kinh doanh cá thể dư nợ tương đương 40,4 triệu
đồng.
Hầu hết các DNV&N hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Trong
tổng số 6.117 DNV&N có vay vốn tại các NHTM có đến 5.693 DNV&N hoạt động
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chiếm đến 93,07% trong tổng số DNV&N đang
hoạt động trên địa bàn. Trong lĩnh vực sản xuất có 424 DNV&N, chiếm 6,93% trong
tổng số DNV&N đang vay vốn tại các NHTM.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, hầu hết trình độ
công nghệ kỹ thuật còn thấp. Do đó, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra
chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, năng lực cạnh tranh chưa cao.
44
Hầu hết trình độ các chủ DNV&N còn thấp và chưa qua các khoá đào tạo về quản
lý doanh nghiệp. Việc điều hành của một doanh nghiệp phát triển một cách tự phát, chủ
yếu dựa vào những kinh nghiệm và mang tính gia đình. Nguồn nhân lực vẫn còn hạn
chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn.
Đa số các doanh nghiệp đều có báo cáo tài chính khi vay vốn ngân hàng nhưng
mức độ chính xác không cao (so với báo cáo tài chính gởi cho các cơ quan chính quyền
có liên quan như Cục thống kê, cơ quan Thuế). Trình độ hạch toán kế toán của các
DNV&N rất hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của các NHTM, việc quản lý
chứng từ kế toán rất lỏng lẻo và hầu như 100% DNV&N không được kiểm toán.
Khả năng tự chủ về tài chính chưa cao, hầu hết các DNV&N đang vay vốn tại các
NHTM trên địa bàn có tỷ lệ vốn vay và các khoản phải trả rất lớn. Hoạt động nhờ vào
nguồn vốn vay từ các NHTM hoặc từ tín dụng thương mại lớn là một bất lợi đối với
các DNV&N. Một khi các nguồn vốn này bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những hạn chế về vốn, kỹ thuật và nhân lực nên sức cạnh tranh của
sản phẩm dịch vụ chưa cao. Để có thể mở rộng mạng lưới phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm trong khi cạnh tranh ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp này buộc
phải đẩy mạnh chính sách bán hàng trả chậm dẫn đến tình trạng nợ phải thu khá lớn và
khó kiểm soát.
Nhìn chung hoạt động của các DNV&N còn mang tính tự phát cao, chưa xây
dựng được kế hoạch kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn, chưa theo qui hoạch
định hướng ngành nghề kinh doanh vì vậy các doanh nghiệp này sẽ rất khó khăn trước
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
45
2.3 Đánh giá những kết đạt được và những khó khăn trong việc tài trợ DNV&N
của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
2.3.1 Đánh giá những kết quả đạt được
Song song với sự phát triển kinh tế của tỉnh là sự phát triển nhanh về số lượng các
DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nên các NHTM có thêm nhiều cơ hội để tăng dư
nợ tín dụng đối với DNV&N. Sau một thời gian hoạt động đã có một lượng khách hàng
là các DNV&N nhỏ ổn định, các NHTM định hướng mở rộng tín dụng tín dụng đi đôi
với an toàn và hiệu quả.
Tính đến 31/12/2005 đã có 254 doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM trên địa bàn
với dư nợ 566.735 triệu đồng, chiếm 15,66% trên tổng dư nợ. Nếu tính bao gồm các hộ
kinh doanh cá thể thì có đến 6.117 DNV&N vay vốn tại các NHTM trên địa bàn với dư
nợ lên đến 827.652 triệu đồng, chiếm 22,88% trên tổng dư nợ của các TCTD. Tốc độ
tăng trưởng dư nợ bình quân DNV&N hàng năm của các NHTM giai đoan đoạn năm
2001 – 2005 là 18,12%. Đặc biệt là các DNV&N khu vực ngoài quốc doanh có tốc độ
tăng dư nợ bình quân hàng năm 28,27%. Ngoài ra, các NHTM cổ phần còn mở rộng tín
dụng ra các doanh nghiệp ngoài tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau…
Nguồn vốn tín dụng của các NHTM đã phần nào đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn
lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu
đầu tư cho tài sản cố định như nâng cấp nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, đổi mới
công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh.
Đi đôi với tăng trưởng tín dụng là việc nâng cao chất lượng tín dụng. Các NHTM
luôn tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, cán bộ
quản lý nhằm nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng phân tích tình
hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ năng dự toán vốn
lưu động và kỹ năng thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, kỹ năng
thẩm định tài sản đảm bảo …
46
Hoạt động huy động vốn đạt được những kết quả khá tốt. Các NHTM luôn có các
biện pháp huy động thích hợp, các chương trình khuyến mại như tiết kiệm dự thưởng ...
nhằm thu hút nguồn tiền gửi của tổ chức và dân cư. Ví dụ Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn liên tục đưa ra các “Chương trình tiết kiệm dự thưởng bằng vàng
AAA”, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có “Chương trình tiết kiện trúng vàng”…
Vì vậy, nguồn vốn huy động tại chổ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng nguồn
vốn, ngày càng sử dụng ít vốn điều chuyển từ Hội sở các NHTM. Từ đó, các ngân hàng
tăng tính tự chủ về tài chính và giảm chi phí sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở. Trong
tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức
kinh tế chiếm tỷ trọng rất lớn. Đặc biệt, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng
trưởng nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao hơn so với huy động vốn từ dân cư. Điều
này giúp giảm chi phí huy động vốn do tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền
gửi thanh toán.
Khu vực DNV&N phát triển sẽ là nơi đào tạo những nhà doanh nghiệp và nhà
quản lý tài năng, đồng thời cũng là nơi đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho xã
hội. Cùng với sự phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung, năng lực của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, cán bộ thừa hành của các NHTM trên địa bàn ngày càng tiến bộ, đáp ứng
được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường và đủ khả năng để tiếp tục mở rộng
và nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới. Việc kết hợp kinh nghiệm của
những cán bộ lâu năm, nhiệt tình năng nổ, và kiến thức cập nhật của đội ngũ nhân viên
trẻ tạo điều kiện cho các nhân viên có thể trao đổi, bổ sung kiến thức cho nhau làm cho
việc mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngày càng tốt hơn.
2.3.2 Đánh giá những khó khăn, tồn tại
2.3.2.1 Những khó khăn, tồn tại về phía các doanh nghiệp
Trong thời gian qua, các DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều cố gắng
để đạt được những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên,
47
các DNV&N cũng còn rất nhiều khó khăn, tồn tại làm cho việc tiếp cận nguồn vốn tín
dụng của các NHTM cũng gặp nhiều khó khăn như:
- Các DNV&N chưa có chiến lược phát triển lâu dài, phương án hoặc dự án sản
xuất kinh doanh sơ sài, tính khả thi không cao, vốn tự có tham gia ít nên rất khó thuyết
phục ngân hàng cấp tín dụng.
- Hầu hết các DNV&N không hiểu về cơ chế tín dụng của các NHTM, có tâm lý e
ngại thủ tục vay vốn ngân hàng rất rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của các
ngân hàng khó khăn.
- Hầu hết các DNV&N đều thiếu kinh nghiệm trong quan hệ với ngân hàng, các
chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ giao dịch với ngân hàng thiếu tự tin trong quan hệ, đàm
phán, thuyết trình với ngân hàng.
- Phần lớn các DNV&N thiếu tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Trong khi đó họ
chưa đủ uy tín để ngân hàng cho vay tín chấp. Một số doanh nghiệp dùng vốn tự có để
đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, văn phòng … nhưng việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45338.pdf