Mục lục
Trang
Chương I: Cơ sở và thực tiễn của việc nghiên cứu mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện 1
1.1 Những khái niệm: 1.1.1 Chuyên san là gì? 1
1.1.2 Đặc điểm thông tin của tạp chí và tác động của nó với công chúng 4
1.1.2.1 Thông tin là gì? 4
1.1.2.2 Đặc điểm thông tin của tạp chí: 5
1.1.2.3. Công chúng báo chí là gì? 7
1.1.2.4. Tác động của thông tin trên tạp chí đối với công chúng: 9
1.1.3 Mô thức thông tin là gì? 12
1.1.3.1 Sự xuất hiện của mô thức trong hoạt động nghiên cứu báo chí, truyền thông 12
1.1.3.2. Xây dựng mô thức thông tin cho hoạt động báo chí xuất phát từ những yếu tố. 13
1.1.3.3 Nghiên cứu mô thức thông tin trên các bình diện 15
1.1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu mô thức thông tin trong hoạt động báo chí 29
1.2 Sự hình thành và phát triển của chuyên san Hồ sơ Sự kiện 30
1.2.1 Tôn chỉ, mục đích của chuyên san Hồ sơ Sự kiện 30
1.2.2 Tổng quan về chuyên san Hồ sơ Sự kiện khi ra đời đến nay 32
Chương 2: Đặc điểm về nội dung của mô thức thông tin chuyên san Hồ sơ Sự kiện 36
2.1 Chủ đề định hướng thông tin cho từng số 36
2.1.1 Đưa thông tin theo chủ đề là gì? 36
2.1.2 Tiêu chí để chọn lựa chủ đề của chuyên san Hồ sơ Sự kiện: 37
2.1.3 Tác dụng của việc đưa thông tin theo chủ đề 40
2.2 Tổ chức thông tin theo các loại mục 41
2.2.1 Các loại mục 42
2.2.2 Nội dung thông tin trên các loại mục 42
2.2.3. Cơ cấu bài trên các chuyên mục 47
2.2.4 Mô hình nội dung thông tin của chuyên san Hồ sơ Sự kiện 49
2.3 Phương pháp sử dụng thông tin: 50
2.3.1 Đăng tải các định nghĩa xung quanh chủ đề 51
2.3.2 Đăng tải lịch sử vấn đề, hoặc lịch sử các vấn đề có liên quan đến chủ đề lựa chọn 52
2.3.3 Thông tin bằng các con số: 52
2.3.3 Thông tin bằng các con số: 53
2.3.5 Đăng tải các vấn đề liên quan đến chủ đề từ quốc tế đến trong nước 57
Chương 3: Đặc điểm về hình thức của mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiên 59
3.1 Thể loại 59
3.2 Trình bày: 62
3.2.1 Mô hình thiết kế, trình bày của chuyên san Hồ sơ Sự kiện 62
3.2.2 ảnh: 67
3.2.3 Một số nét đặc biệt trong việc trình bày chuyên san: 68
3.3 Hình thức chuyên san Hồ sơ Sự kiện 69
3.3.1 Tên chuyên san và khổ giấy 69
3.3.2 Lề, bát chữ và cột: 70
3.3.3 Dạng chữ: 70
3.3.4 Đường ranh giới: 71
3.4 Ngôn ngữ, văn phong 71
3.4.1 Tít chính (đầu đề tác phẩm báo chí) 71
3.4.2 Sapo (tít phụ) 79
3.4.3 Box 88
Kết luận 92
109 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (Khảo sát từ tháng 01. 2007 đến hết tháng 06. 2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc vận dụng và phát triển sáng tạo trong thực tiễn công cuộc đổi mới. Tích cực tham gia tổng kết thực tiễn, giới thiệu các nhân tố mới, kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến, góp phần bổ sung hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ sự trong sáng và tính đúng đắn, khoa học của Học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng ta. Chú trọng đi sâu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn của cuộc sống đặt ra; những định hướng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Các ấn phẩm của Tạp chí Cộng sản trong đó có Chuyên san Hồ sơ Sự kiện luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính Đảng, tính khoa học và tính nhân văn, góp phần quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hành vi xã hội của đông đảo quần chúng và mọi tầng lớp nhân dân.
Nhiệm vụ to lớn đang đặt ra cho Báo chí cách mạng nói chung và Tạp chí Cộng sản nói riêng là phải đi tiên phong trong việc kết hợp chặt chẽ công tác lý luận với tổng kết thực tiễn; chủ động, tích cực đấu tranh phê phán những luận điệu sai trái, phản động nhằm bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và sự nghiệp đổi mới, giữ vững định hướng chính trị, tôn chỉ, mục đích của mình. Bởi vậy, với mục đích đấu tranh trực diện trên mặt trận tư tưởng là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả cơ bản lâu dài và trực diện trước mắt.
Quyết định ngày 3-4-2003 của Bộ Chính trị, Tạp chí Cộng sản và các ấn phẩm của Tạp chí trong đó có chuyên san Hồ sơ Sự kiện có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Tuyên truyền, giáo dục về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đời sống sinh hoạt Đảng, của đất nước và của xã hội; những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; những vấn đề trọng tâm của công tác xây dựng Đảng; những vấn đề quốc tế.
Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, phát triển những nhân tố mới; những kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến, rút ra những vấn đề lý luận để làm công tác tuyên truyền, giáo dục. Cùng các cơ quan lý luận của Đảng đi tiên phong trong công tác lý luận, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn lý luận và hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên, động viên phong trào quần chúng hành động cách mạng, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc.
Đấu tranh chống các luận điệu sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng: Đấu tranh kịp thời, sắc bén những quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, đấu tranh kiên quyết chống tiêu cực tham nhũng, lãng phí quan liêu và các tệ nạn xã hội khác.
Sử dụng những thông tin khách quan, nhất là những thông tin từ chính phía thù địch để vạch trần những sai trái, đấu tranh trực diện trên mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; nâng cao nhận thức chính trị và tinh thâng cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong sự nghiệp cách mạng đất nước.
1.2.2 Tổng quan về chuyên san Hồ sơ Sự kiện khi ra đời đến nay
Chuyên san Hồ sơ Sự kiện ra đời trong bối cảnh, từ đại hội IX đến nay, tình hình quốc tế chính trị quốc tế diễn biến rất nhanh chóng và phức tạp. Sau sự kiện ngày 11-9-2001, Mỹ với chiêu bài chống khủng bố đã phát động chiến tranh đến nhiều nước, nhiều khu vực. Nhà cầm quyền Mỹ triển khai chiến lược “đánh phủ đầu” nhằm thực hiện âm mưu bá chủ, thao túng thế giới. Các cuộc xung đột dân tộc, tôn giáo vẫn diễn ra quyết liệt và phức tạp, đặt ra những vấn đề mới hết sức căng thẳng trong đời sống kinh tế và an ninh thế giới. Những sự kiện đó tác động không nhỏ đến các mặt tư tưởng, an ninh và kinh tế nước ta. Qúa trình mở rộng hội nhập và hợp tác quốc tế, các trào lưu tư tưởng bên ngoài, nhất là tư sản, xã hội – dân chủ đã và đang xâm nhập bằng nhiều con đường vào nước ta. Các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng giao lưu kinh tế, văn hoá, hoạt động của các phần tử cơ hội chính trị và chống đối trong nước để tiến hành chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ dưới các chiêu bài “Dân chủ”, “Nhân quyền”, “Tự do tôn giáo”, “Tự trị dân tộc” nhằm mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tình hình đó sẽ làm cho cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận càng phức tạp và gay gắt, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, sức thuyết phục và tính chủ động của công tác chính trị tư tưởng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Tên chuyên san: Hồ sơ Sự kiện
Trong phần si nhê có ghi: Ra ngày 10 và 25 hàng tháng
Đối tượng:
Cán bộ lãnh đạo quản lý cơ sở, cán bộ tuyên huấn các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân, các đối tượng ở nước ngoài thông qua Tạp chí Cộng sản điện tử
Nội dung, phạm vi và phương pháp:
Nội dung Hồ sơ Sự kiện sẽ nêu bật chủ đề của mỗi số. Ví dụ: vấn đề Tên lửa và đối đầu tên lửa Đông – Tây (số 16/25-3-2007); Thị trường chứng khoán (số 15/10-7-2007); Thiên tai và phòng chống thiên tai (số 21/10-10-2007)
Hồ sơ Sự kiện đề cập những sự kiện nổi bật, chủ yếu là những vấn đề sự kiện quốc tế, chú trọng khai thác những thông tin từ phía thù địch nhằm đấu tranh trực diện chống “diễn biến hoà bình” và các âm mưu, quan điểm, tư tưởng sai trái.
Hình thức, số lượng phát hành:
Hình thức: khuôn khổ 19x27 cm (khổ tạp chí) số trang 48 – 64 trang. Trình bày đẹp, hiện đại, 4 màu
Số kỳ: 1 tháng 2 số, số đầu tiên ra ngày 15-11-2006
Số lượng phát hành bình quân là 10.000 bản
Tổ chức thực hiện:
Số chuyên san đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ban Biên tập và phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc chỉ đạo và quản lý theo như các số thường kỳ. Tổng Biên tập chịu trách nhiệm toàn bộ, cuối cùng về số chuyên san trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương. Hằng tháng, Ban biên tập tổ chức rút kinh nghiệm từng số chuyên san. Số chuyên san phải được xuất bản đúng kỳ hạn và phải tuân thủ theo đúng luật và các quy định quản lý báo chí của Nhà nước. Việc xuất bản chuyên san không ngoài mục tiêu hỗ trợ, mở rộng, nâng cao vai trò và ảnh hưởng xã hội của những vấn đề mà các số thường kỳ tuyên truyền.
Các ban chuyên môn sẽ chuẩn bị nội dung cụ thể theo từng vấn đề mà Ban Biên tập xác định trong kế hoạch chung hàng năm, 6 tháng, 3 tháng.Cán bộ biên tập trong cơ quan có trách nhiệm viết bài và vận động các cộng tác viên viết bài cho các chuyên san. Số chuyên san phải huy động hình thành một đội ngũ cộng tác viên có trình độ, chuyên sâu, ở nhiều lĩnh vực lý luận, thực tiễn để làm hậu thuẫn, góp phần tích cực nâng cao tính lý luận, tính chiến đấu của Tạp chí xuất bản thường kỳ.
Các bài viết trên chuyên san phấn đấu không ngừng bảo vệ, tuyên truyền, xây dựng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổng kết thực tiễn kinh nghiệm cách mạng sáng tạo trong nước và quốc tế, góp phần chỉ đạo thực tiễn phát triển theo định hướng mà Đảng đã hoạch định. Hình thức các bài viết trong chuyên san ngắn gọn, súc tích, phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng là cán bộ, đảng viên ở cơ sở và quần chúng nhân dân rộng rãi.
Hình thành hai bộ phận biên tập cho chuyên san, có nhiệm biên tập, xếp số, trình bày trình Ban biên tập và đưa nhà in, kiểm tra morát Ngoài ra còn sử dụng các chuyên gia trên từng lĩnh vực, khâu công việc cần thiết.
Nếu tính từ đầu năm số 3 ngày 10-1-2007 đến số 38 ngày 25-6-2008 thì xuất bản được 34 số, có 2 số gộp thành 1 số (số tết 2008)
Chương 2: Đặc điểm về nội dung của mô thức thông tin chuyên san Hồ sơ Sự kiện
2.1 Chủ đề định hướng thông tin cho từng số
2.1.1 Đưa thông tin theo chủ đề là gì?
Có rất nhiều các sự việc diễn ra hàng ngày. Tất nhiên không thể có tờ báo nào phản ánh hết tất cả các sự việc diễn ra trên thế giới. Do đó việc chọn lựa thông tin để đưa và đưa như thế nào là điều hết sức quan trọng. Các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo in nói riêng chỉ đơn thuần đưa thông tin. Nhưng có những tờ báo đưa thông tin và bình luận về thông tin đó. Hoặc có những tờ báo như chuyên san Hồ sơ Sự kiện đưa thông tin không chỉ là những thông tin đó mà đưa cả những bối cảnh lịch sử, nhưng gì cơ bản nhất liên quan đến thông tin đó bằng cách đưa thông tin theo chuyên đề.
Như vậy đưa thông tin theo chủ đề là gì? Đó là cách lựa chọn những vấn đề, những sự kiện đã đang diễn ra hoặc đã diễn ra rồi nhưng được công chúng quan tâm. Nhằm đem lại cho công chúng một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự kiện đó bằng cách bình luận, đánh giá, nhận xét xung quanh vấn đề hay sự kiện.
Cách đưa thông tin này có thể là những cái mới xuất hiện trong đời sống xã hội tiêu biểu cho sự vận động phát triển không ngừng của cuộc sống. Việc phát hiện ra cái mới ở cách đưa thông tin như vậy chưa phải là điều có tính chất quyết định. Điều quan trọng hơn nhiều là phải phân tích đánh giá để hiểu biết đúng bản chất của cái mới để trên cơ sở đó thực hiện thông tin một cách hiệu quả.
Với chuyên san Hồ sơ Sự kiện không phải cái mới nào cũng là cái được phản ánh. Bởi trong thực tế đời sống có nhiều cái mới chỉ mang tính ngẫu nhiên, đơn lẻ. Chuyên san Hồ sơ Sự kiện lựa chọn thông tin về những cái mới tiêu biểu, điển hình nhất, thể hiện bản chất và xu thế vận động đích thực của đời sống, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội của mỗi quốc gia hay toàn thế giới.
Mỗi chủ đề được ban biên tập đưa vào ăn mỗi một số. Đó gồm tất cả những vấn đề trong nước, ngoài nước, những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia hay là vấn đề chung của toàn thế giới. Cái đặc biệt là chuyên san còn đưa những thông tin về các tổ chức lớn, các cuộc chiến tranh có tầm ảnh hưởng rộng khắp như các sự kiện, con số về tổ chức Liên Hiệp quốc, cuộc chiến tranh Irắc
Cách lựa chọn chủ đề, vấn đề để thông tin đến độc giả mang đậm dấu ấn của tôn chỉ mục đích của toà soạn và định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước.
2.1.2 Tiêu chí để chọn lựa chủ đề của chuyên san Hồ sơ Sự kiện:
Các chủ đề mà chuyên san Hồ sơ Sự kiện đã đưa
từ tháng 1.2007 đến tháng 6.2008
Số
Chủ đề thông tin từng số
số 3/10-1-2007
2006 Năm của Việt Nam
số 4/25-1-2007
Liên hợp quốc: thách thức và tương lai
Số 5+6/2-2007
Xuân 20 năm đổi mới Tết Việt Nam
số 7/10-3-2007
Chiến tranh thương mại
số 8/25-3-2007
Ma tuý và hiểm hoạ toàn cầu
số 9/10-4-2007
Nghèo đói và cuộc chiến chống nghèo đói
số 10/25-4-2007
Dầu mỏ vũ khí kinh tế
số 11/10-5-2007
Giáo dục: vấn đề sống còn của mỗi quốc gia
số 12/25-5-2007
Cách mạng màu sắc: màu sắc có cách mạng không
số 13/10-6-2007
Nhà báo - nghề báo
số 14/25-6-2007
Di dân, nhập cư: vấn đề của mọi quốc gia
số 15/10-7-2007
Thị trường chứng khoán
số 16/25-7-2007
Tên lửa và đối đầu tên lửa đông tây
số 17/10-8-2007
Liên minh, hợp tác và cạnh tranh
số 18/25-8-2007
Irắc: cuộc chiến và hệ quả
số 19/10-9-2007
Chiến tranh hiện đại
số 20/25-9-2007
Biển và kinh tế biển
số 21/10-10-2007
Thiên tai và chống thiên tai
số 22/25-10-2007
Dân số và vấn đề toàn cầu
số 23/10-11-2007
Giao thông - vấn đề của Việt Nam và thế giới
số 24/25-11-2007
Ô nhiễm môi trường: tác hại khôn lường
số 25/10-12-2007
Pakixtan mảnh đất nóng bỏng
số 26/25-12-2007
Du lịch - sức mạnh kinh tế, văn hoá và chính trị
số 27/10-1-2008
Năm 2007: Việt Nam và thế giới
số 28+29/ 25-1-2008
Lễ Tết Việt Nam và thế giới
số 30/25-2-2008
Biên giới quốc gia – bất khả xâm phạm
số 31/10-3-2008
Bầu cử Tổng thống Mỹ
số 32/25-3-2008
Lạm phát-song hành cùng với phát triển
số 33/10-4-2008
Cô xô vô vùng đất không bình yên
số 34/ 25-4-2008
Phong trào cảnh tả Mỹ La tinh
số 35/10-5-2008
Chạy đua vũ trang
số 26/25-5-2008
Festival và Lễ hội
số 37/10-6-2008
Giáo dục đại học
số 38/25-6-2008
Gia đình tế bào của xã hội
Có rất nhiều các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội. Nhưng không phải tờ báo nào, tạp chí nào, hay bất kỳ một phương tiện truyền thống đại chúng có thể phản ánh được hết. Lựa chọn chủ đề thông tin để đưa còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Đối với chuyên san Hồ sơ Sự kiện Tiêu chí lựa chọn chủ đề như sau:
Tác động: Đây là những thông tin có mức độ quan tâm của công chúng cao. Có nhiều người trong xã hội đang cần có thông tin. Thậm chí nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội nếu không được thông tin đầy đủ. Như những thông tin về ma tuý (số 8/25-3-2007), thị trường chứng khoán (số 15/10-7-2007)
Danh tiếng: Tên tuổi tạo nên thông tin. Thông tin về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (số 31/10-3-2008), như Tổng thư ký Liên hiệp quốc (số 4/25-1-2007)
Xung đột: Những cuộc đấu tranh giữa người với người, giữa các quốc gia hay với sức mạnh thiên nhiên đều lôi kéo người đọc. Xung đột là yếu tố cơ bản của đời sống xã hội. Như Cuộc chiến ở Cô xô vô (số 33/10-4-2008) , Cuộc chiến Irắc (số 18/25-8-2007), Pakixtan mảnh đất nóng bỏng (số 25/10-12-2007), Thiên tai và phòng chống thiên tai (số 21/10-10-2007)
Gần gũi: Quan tâm thích thú những điều diễn ra gần họ Giáo dục đại học (số 37/10-6-2008), Giao thông (số 23/10-11-2007), ô nhiễm môi trường (số 24/25-11-2007), Lạm phát (số 32/25-3-2008)
Cấp thời: Nhìn vào chủ đề của từng số từ số 3/10-1-2007 đến số 38 ngày/25-6-2008 ta có thể thấy những thông tin đang được công chúng quan tâm nhưng không phải là sự chọn lựa một cách ngẫu nhiên. Thông tin ở chuyên san không những mới, thích đáng và hữu ích nhưng phải đưa đúng lúc.
Tháng 3 là tháng mà cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra quyết liệt thì số 31/10-3-2008 chủ đề là Bầu cử tổng thống Mỹ
Vào giữa năm 2007 cả nước đang “sốt” thị trường chứng khoán thì số 15/10-7-2007 chủ đề là Thị trường chứng khoán
Tháng 5 Lễ Hội Festival tổ chức tại Huế thì số 26/25-5-2008 chủ đề là Festival và Lễ hội.
Tháng 6 là lúc chuẩn bị có kỳ thi đại học chủ đề của số 37/10-6-2008 là Giáo dục đại học
Tuy nhiên chúng ta thấy rằng những yếu tố chọn chủ đề cho chuyên san không tách bạch mà chủ đề có tính này bao gồm cả những tính khác. Những chủ đề có tính xung đột bao gồm cả gần gũi, tác động Chúng hàm chứa lẫn nhau.
2.1.3 Tác dụng của việc đưa thông tin theo chủ đề
Những người làm báo theo lối cũ là những người gác cửa thông tin, lựa chọn những thông tin phức tạp, vứt bỏ nhiều và chỉ cho một số thông tin xuất hiện trên trang báo. Còn những nhà báo của thế kỷ 21 tiếp tục tổ chức và lý giải thông tin. Cách đưa tin theo chủ đề phương một phương cách như vậy. Nó giúp công chúng hình dung một cách đầy đủ hơn về những thậm chí đã diễn ra rồi. Nó phân tích nguyên nhân, kết quả thậm chí có thể đưa ra dự báo xu thế phát triển của sự kiện.
Cách đưa thông tin theo chủ đề đã cho thấy rõ sự định hướng thông tin cho từng số. Nhiều người ví cơ quan báo chí là một đơn vị “sản xuất thông tin”. Để cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới, phong phú và tạo thành dư luận xã hội lành mạnh thì việc tổ chức nội dung của chuyên san vẫn giữ vững định hướng chung của toà soạn. Cách đưa thông tin theo chủ đề của chuyên san đều thực hiện mục đích là định hướng dư luận xã hội - thể hiện tiếng nói của Đảng, Nhà nước trong tổ chức quản lý điều hành xã hội; bên cạnh đó còn có mục đích thực hiện những vấn đề cụ thể mà từng số báo hướng tới như tổ chức nội dung tờ báo cho ai đọc; bao nhiêu phần trăm số người quan tâm đến nội dung tờ báo, trang báo sắp xuất bản; nội dung có tác dụng gì đối với bạn đọc
Bất kỳ một nền báo chí, một tờ báo, tạp chí của quốc gia, giai cấp nào cũng không bao giờ đứng ngoài các vấn đề chính trị và định hướng thông tin chính trị, kể cả những tờ báo do tư nhân xuất bản. Những chủ đề mà chuyên san thông tin là những vấn đề chính trị xã hội trong nước và quốc tế. Việc phân tích đánh giá bình luận những vấn đề , sự kiện đó làm cho thông tin báo chí thêm đa dạng, nhiều chiều giúp độc giả nhận diện những góc khuất của các vấn đề nhằm cổ vũ động viên các phong trào quần chúng, tạo thành khối đại đoàn kết dân tộc. Thông tin những những hiện tượng tiêu cực trong xã hội giúp loại trừ làm lành mạnh xã hội
Chủ đề có thể ví như một cái trục đề tài viết xung quanh nó. Mọi yếu tố trong chuyên san đều hoạt động xung quanh chủ đề này. Mọi việc đều ít nhiều liên quan đến nó. Các chủ đề của chuyên san Hồ sơ Sự kiện được phát triển đầy đủ, là ý tưởng cốt lõi của nhà báo để hướng tới những cá nhân. Như vậy cũng giúp ích rất nhiều khi đọc giả dễ dàng lựa chọn thông tin cần thiết cho mình.
2.2 Tổ chức thông tin theo các loại mục
Trang và mục là những bộ phận cấu thành của tờ báo và tạp chí. Mỗi số báo tạp chí đều có số lượng trang cố định theo quy định. Việc phân định các loại mục góp phần định hình khu vực thông tin cho độc giả. Các chuyên mục thường hướng vào những nội dung thông tin mang tính chuyên đề với các chức năng , nhiệm vụ tờ báo đảm nhiệm.
Định hình các trang, mục theo từng chuyên đề, lĩnh vực cụ thể giúp độc giả không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm thông tin, đồng thời góp phần hình thành thói quen tiếp nhận thông tin ổn định theo trang, mục.
Tổ chức chuyên trang, chuyên mục trên báo, tạp chí giữ vững tính ổn định để tạo phong cách cách nội dung, hình thức cho tờ báo, tạo chí. Duy trì ổn định dài ngày của các chuyên trang, chuyên mục tất cả tạo nên bản sắc của tờ báo, tạp chí. Mỗi một tờ báo, tạp chí không định hình rõ chuyên trang, chuyên mục sẽ làm độc giả khó nhận diện thông tin quan trọng
2.2.1 Các loại mục
Chuyên san Hồ sơ Sự kiện có 8 chuyên mục ổn định. Đó là các chuyên mục: Hồ sơ, Vấn đề và bình luận, Bên lề sự kiện, Kinh tế hội nhập, 2 tuần trong 5 phút, Văn học nghệ thuật, Văn hoá xã hội, Cửa sổ nhìn ra thế giới
2.2.2 Nội dung thông tin trên các loại mục
Chuyên mục: Hồ sơ
Chuyên san phản ánh những vấn đề chính trị xã hội đã và đang diễn ra trong nước và thế giới. Những vấn đề đó được bình luận thông qua các sự kiện để giúp độc giả có một cái nhìn toàn cảnh. Một nét đặc biệt mới của chuyên san mà các tạp chí khác chưa có đó là chuyên mục Hồ sơ. Chuyên mục Hồ sơ giao động trong khoảng 8 đến 10 trang (chiếm 1/6 dung lượng trang ). Chuyên mục này tập hợp một cách có hệ thống những khái niệm, những vấn đề mang tính lịch sử tạo nên những kiến thức “nền” cho độc giả tiếp cận với vấn đề toàn diện hơn.
Chuyên đề: Ma tuý hiểm hoạ toàn cầu (số 8/3/2007) chuyên mục Hồ sơ có đưa ra khái niệm Ma tuý là gì?Chuyên đề: Nghèo đói và cuộc chiến chống đói nghèo (số9/4-2007) chuyên mục Hồ sơ làm đưa ra khái niệm: Nghèo và ngưỡng nghèo; nghèo tuyệt đối; nghèo tương đối
Chuyên đề: Liên hợp quốc: thách thức và tương lai (số 4/25-1-2007) chuyên mục Hồ sơ đưa ra Lịch sử thành lập; tôn chỉ mục đích; cơ cấu Liên hợp quốc; các cơ quan, tổ chức của Liên hợp quốc
Chuyên đề: Irắc: cuộc chiến và hệ quả (số 18/25-8-2007) chuyên mục Hồ sơ đưa ra lịch sử đất nước, con người Irắc
Có thể việc đưa ra chuyên mục Hồ sơ là một nét rất độc đáo của chuyên san này. Tất cả tạo thành một bức tranh với nhiều màu sắc, mở ra cả những bối cảnh lịch sử dẫn đến những vấn đề tiếp theo của phần Vấn đề và bình luận.
Chuyên san Hồ sơ sự kiện là một chuyên san mỗi số đưa theo các chuyên đề khác nhau và mang đầy tính khoa học.
Chuyên mục: Vấn đề và bình luận
Các bài viết của chuyên mục này xung quanh chủ đề đã lựa chọn. Có thể lấy một vài số chuyên san làm ví dụ
Chuyên đề: Biên giới quốc gia - bất khả xâm phạm (số 30/25-2-2008) chuyên mục Vấn đề và bình luận gồm có bài viết: Tranh chấp Nam cực: cuộc chiến chưa có hồi kết; Nga và Trung Quốc với việc giải quyết vấn đề biên giới; Dai dẳng tranh chấp biên giới Trung Ấn
Chuyên đề: Cô xô vô vùng đất không bình yên (số 33/10-4-2008) chuyên mục Vấn đề và bình luận có các bài viết: Độc lập cho Cô xô vô hay là khởi đầu sự bành trướng của chủ nghĩa ly khai quốc tế; Khi ván bài Cô xô vô được lật ngửa; Hiệu ứng Đô mi nô sau khi Cô xô vô độc lập; Quan hệ Nga – phương Tây với vấn đề Cô xô vô; Cô xô vô: những nghịch lý
Chuyên đề: Lạm phát – song hành cùng với phát triển (số 32/25-3-2008) chuyên mục Vấn đề và bình luận có các bài viết: Lạm phát và bão giá từ góc nhìn vĩ mô; Lạm phát, rổ hàng hoá và người nghèo; Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết; Chính sách tiền tệ và vấn đề chống lạm phát ở nước ta hiện nay; Người dân, doanh nghiệp và Nhà nước chung sức để vượt qua “bão giá”
Chuyên đề: Thiên tai và phòng chống thiên tai (số 21/10-10-2007) chuyên mục Vấn đề và bình luận có các bài viết: Bảo vệ môi trường là phòng chống thiên tai một cách lâu dài; Tìm kiếm cứu nạn: sứ mệnh và thách thức; Dự phòng là mục tiêu hàng đầu; Chủ động phòng tránh tác động xấu của thiên tai đến sức khỏe nhân dân; Khi khí hậu Trái đất nóng lên 4độ C
Chuyên mục: Bên lề sự kiện
Chuyên mục vẫn xung quanh các chủ đề mà chuyên san lựa chọn. Có thể lấy ra đây một vài ví dụ.
Chuyên đề: Chiến tranh hiện đại (số 19/10-9-2007) chuyên mục Bên lề sự kiện có các bài viết: Vũ khí địa chấn - huyền thoại và hiện thực; Chiến tranh thông tin và các loại hình chiến tranh thông tin; Trôi nổi vũ khí chợ đen
Chuyên đề: Di dân, nhập cư: vấn đề của mọi quốc gia (số 14/25-6-2007) chuyên mục Bên lề sự kiện có các bài viết: Vấn nạn nhập cư trái phép vào châu Âu; Phụ nữ và trẻ em – đối tượng kinh doanh béo bở của bọn tội phạm quốc tế; Một người Ai len ở Niu oóc
Chuyên đề: Giao thông - vấn đề của Việt Nam và thế giới (số 23/10-11-2007) chuyên mục Bên lề sự kiện có các bài viết: Hệ thống giao thông thông minh: một giải pháp toàn diện; Để xứng tầm là phương tiện vận chuyển hành khách lớn nhất; Tắc đường vô cớ: vì đâu nên nỗi?; Thành phố Hồ Chí Minh; Thuỷ Tinh chiếm thế thượng phong
Chuyên đề: Tên lửa và đối đầu tên lửa Đông – Tây (số 16/25-7-2007) chuyên mục Bên lề sự kiện có các bài viết: Cuộc chiến đánh cắp bí mật tên lửa; Khi Trung Quốc tham gia vào thị trường khoảng không vũ trụ; Huyền thoại về hai nhà sáng chế tên lửa Nga
Chuyên đề: Thị trường chứng khoán (số 15/10-7-2007) chuyên mục Bên lề sự kiện có các bài viết: Sôi động thị trường chứng khoán; Thị trường chứng khoán “ảo” nguy cơ thật của nền kinh tế Việt Nam; Thị trường chứng khoán: “sân chơi” không phải dễ chơi
Chuyên mục: Kinh tế và hội nhập
Cũng đúng như tên của chuyên mục, các bài viết trong mục này tập trung vào chủ đề kinh tế. Có thể lấy một vài ví dụ
Chuyên đề: Phong trào cánh tả Mỹ La tinh (số 34/25-4-2008) chuyên mục Kinh tế và hội nhập có bài viết: An ninh lương thực: Nỗi lo và giải pháp
Chuyên đề: Lễ tết Việt Nam và thế giới (số28+29/25-1-2008) chuyên mục Kinh tế hội nhập có các bài: Kinh tế thế giới: tầm nhìn 2007 và triển vọng 2008; Ngoại thương Việt Nam ra biển lớn; Việt Nam sau một năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới; Thế giới: hết thời thực phẩm giá rẻ
Chuyên đề: Bầu cử Tổng thống Mỹ (số31/10-3-2008) chuyên mục Kinh tế và hội nhập có bài viết: Cuộc đua lãi suất VND: Những nguy cơ tiềm ẩn
Chuyên đề: Liên minh, hợp tác và cạnh tranh (số 17/10-8-2007) chuyên mục Kinh tế và hội nhập có bài viết: Liên minh thuế quan khu vực - biểu tượng của kỷ nguyên mới; Xuất khẩu Việt Nam đến năm 2010
Chuyên mục: 2 tuần trong 5 phút
Đó là chuyên mục có các tin vắn trong hai tuần
Chuyên mục: Văn học_nghệ thuật
Gồm các bài viết về văn học và các lĩnh vực nghệ thuật khác
Chuyên đề: Irắc: cuộc chiến và hệ quả (số 18/25-8-2007) chuyên mục Văn học_ nghệ thuật có các bài viết: Những người thắp sáng ngọn lửa hồng trên văn đàn “lục địa đen”
Chuyên đề: Biển và kinh tế biển (số 20/25-9-2007) chuyên mục Văn học _nghệ thuật có bài: Dòng văn chương du học sinh Việt Nam
Chuyên đề: Dân số - vấn đề toàn cầu (số 22/25-10-2007) chuyên mục Văn học_nghệ thuật có bài: Toà nhà biết hát – Nhà hát ô pê ra Xít ni
Chuyên mục: Văn hoá_xã hội
Gồm các bài viết về văn hoá và xã hội
Chuyên đề: Ô nhiễm môi trường tác hại khôn lường (số 24/25-11-2007) chuyên mục Văn hoá_xã hội có các bài viết: Mắc Đô nan lợi ít, hại nhiều!; Cảnh báo một số phương thức lửa đảo phổ biến
Chuyên đề: Pakixtan mảnh đất nóng bỏng (số 25/10-12-2007) chuyên mục Văn hoá_xã hội có các bài viết: Vũ trường trung niên và những điều chưa kể; Thiền và Yôga trong thời đại kinh tế tri thức
Chuyên mục: Cửa sổ nhìn ra thế giới
Gồm những bài viết về những câu chuyện thời sự chính trị thế giới.
Chuyên đề: Du lịch - sức mạnh kinh tế, văn hoá và chính trị (số 26/25-12-2007) chuyên mục Cửa sổ nhìn ra thế giới có các bài viết: Về cuộc bầu cử Đu ma quốc gia Nga; Hội nghị quốc tế về hoà bình Trung Đông: Tia sáng trong màn đêm
Chuyên đề: Chiến tranh thương mại (số 7/10-3-2007) chuyên mục Cửa sổ nhìn ra thế giới có bài viết: Bước tiến quan trọng trong giải quyết khủng hoảng ở Palextin; Trung Quốc – Châu Phi: mối quan hệ đối tác chiến lược
Chuyên đề: Ma tuý - hiểm hoạ toàn cầu (số 8/3-2007) chuyên mục Cửa sổ nhìn ra thế giới có bài viết: áp ga ni xtan không yên ả
2.2.3. Cơ cấu bài trên các chuyên mục
Số
Hồ sơ
Vấn đề và bình luận
Bên lề sự kiện
Kinh tế và hội nhập
Văn học nghệ thuật
Văn hoá xã hội
Cửa sổ nhìn ra thế giới
số 3
2
4
2
2
3
3
2
số 4
1
3
5
2
2
2
3
số 5+6
2
7
11
3
2
5
3
số 7
3
4
4
2
1
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2673.doc