Luận văn Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không ở Việt Nam

MỞ ĐẦU .4

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.4

2. Tính cấp thiết của đề tài. .4

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn .6

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .6

5. Phương pháp nghiên cứu.6

6. Bố cục của luận văn .7

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ DU LỊCH VÀ

HÀNG KHÔNG .8

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và hàng không .8

1.1.1. Một số lý luận cơ bản về Du lịch .8

1.1.2. Một số lý luận cơ bản về vận tải Hàng không .15

1.1.3. Mối quan hệ giữa hàng không và du lịch.17

1.2. Một số kinh nghiệm thiết kế, hoàn thiện quan hệ hàng không và du lịch

của một số nước và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam .23

Tiểu kết chương.25

Chương 2. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ HÀNG

KHÔNG Ở VIỆT NAM .28

2.1. Khái quát về ngành Hàng không và ngành Du lịch Việt Nam.28

2.1.1. Lịch sử phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.28

2.1.2. Lịch sử phát triển của ngành Hàng không Việt Nam. .31

2.2. Thực trạng phát triển của ngành hàng không và du lịch ở Việt Nam .39

2.2.1. Thực trạng phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.39

2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Hàng không Việt Nam.45

2.3. Đánh giá chung về mối quan hệ Du lịch - Hàng không Việt Nam.59

2.3.1. Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về hàng không và du lịch.59

2.3.2. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch và hàng không. .63

pdf29 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp và phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, các xu hướng hợp tác 7 phát triển du lịch với hàng không Việt Nam ở trong nước và thế giới trong hoàn cảnh mới từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp tăng cường mối quan hệ du lịch và hàng không Việt Nam. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn này gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản của quan hệ Hàng không và Du lịch. Chương 2. Thực trạng mối quan hệ giữa Du lịch và Hàng Không ở Việt Nam. Chương 3. Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Hàng không và Du lịch ở Việt Nam. 8 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ DU LỊCH VÀ HÀNG KHÔNG 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và hàng không 1.1.1. Một số lý luận cơ bản về Du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Con người vốn có tính tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ động thực vật và nền văn hóa của những vùng khác nhau. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đời sống con người. Đến nay, du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền cá nhân hay của một nhóm người nào đó mà du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Tuy nhiên, khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số quan niệm về du lịch phổ biến: Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương – những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào.[Trong: S.L.J.Smith. Tourism Analysis: A Handbook, Longman Scientific & Technical, Essex (England), 1991]. Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Du lịch vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. 9 1.1.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch. Các đặc tính của sản phẩm du lịch là : – Tính vô hình : Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá. – Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm. – Tính không đồng nhất: Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm. Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ. 1.1.1.3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống du lịch Du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp và liên ngành, nó được hợp thành bởi nhiều bộ phận (lĩnh vực) kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của du khach trong chuyến du lịch. Đó là các bộ phận: A. Vận chuyển du lịch  Vận tải đường không 10 - Ưu điểm: Vận tải đường không có ưu điểm là tốc độ cao, có đường nối các điểm đi, điểm đến ngắn nhất mà các phương tiện vận tải khác không thực hiện được. Do tốc độ kỹ thuật cao nên vận tải đường không tiết kiệm thời gian. Khi vận chuyển càng xa thì ưu điểm càng lớn. - Nhược điểm cơ bản của vận tải đường hàng không là giá thành cao. Vì trọng lượng phương tiện và nhiên liệu lớn, công suất động cơ cho một đơn vị vận tải lớn.  Vận tải đường thủy Nước ta ở vùng nhiệt đới, sông ngòi nhiều, bờ biển dài lại có vị trí quan trọng của đường giao thông hàng hải quốc tế. Một số luồng chính cũng như các cảng sông, biển, tàu bè có thể hoạt động quanh năm. - Ưu điểm: Vốn đầu tư xây dựng ít hơn vận tải đường sắt và vận tải đường bộ. Mức chi phí nhiên liệu thấp hơn so với vận tải đường sắt và vận tải đường bộ. - Nhược điểm: vận tải đường sông phụ thuộc theo mùa, tốc độ vận tải đường thủy thấp.  Vận tải đường sắt - Ưu điểm:Vận tải đường sắt là một trong những hình thức vận tải phổ biến nhất. Khả năng thông qua và khả năng vận chuyển lớn là ưu điểm chính của vận tải đường sắt. Đường sắt có thể hoạt động được quanh năm, năng suất lao động cao - Nhược điểm: Vận tải đường sắt có nhược điểm là vốn đầu tư xây dựng lớn, chưa linh hoạt.  Vận tải đường bộ - Ưu điểm: + Vận tải đường bộ là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân ở hầu hết các quốc gia. Vận tải đường bộ có ưu điểm cơ bản là tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, giá thành vận chuyển trên khoảng cách ngắn hạ hơn so với vận chuyển đường sắt và đường thủy. 11 + Tốc độ vận chuyển trực tiếp, thuận tiện và có thể hoạt động bất kể lúc nào trên các loại đường, thậm chí ở cả những nơi chưa có đường xá. + Tốc độ vận chuyển hàng của vận tải đường bộ nhanh hơn đường sắt cả về khoảng cách ngắn và khoảng cách dài. Vì vậy, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đang phát triển mạnh. Việc sử dụng rộng rãi các đoàn xe đầu kéo có trọng tải lớn, cải thiện đường sá và cải tiến tổ chức quản lý có tác dụng thúc đẩy vận tải đường bộ giữa các thành phố phát triển nhanh. Do những ưu điểm nên ngành vận tải hành khách bằng đường bộ cũng phát triển nhanh cả về vận tải nội tỉnh cũng như vận tải liên tỉnh. - Nhược điểm: Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, vận tải ô tô hỗ trợ đắc lực cho vận tải đường sắt và vận tải đường thủy, chi phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm cao nên giá thành vận tải ô tô cao hơn vận tải đường thủy và đường sắt.  Vận tải đường ống Vận tải đường ống là hình thức vận tải đặc biệt để vận chuyển dầu mỏ, hơi đốt và nước sạch. Trong những năm gần đây ngành vận tải này phát triển rất nhanh - Ưu điểm: tiêu hao năng lượng ít, chi phí quản lý thấp. - Nhược điểm: tốc độ vận chuyển thấp (3-6km/1h). Việc xây dựng đường ống sẽ kém hiệu quả nếu không có khối lượng vận chuyển lớn, thời gian khai thác lâu và không đảm bảo hoạt động liên tục của đường ống.  Vận tải cáp treo - Ưu điểm: vận tải đường cáp treo thích hợp với nhiều loại địa hình và thời tiết. Cáp treo có độ an toàn cao (gấp 30 lần so với đi bằng ô tô). Kinh phí xây dựng và sửa chữa đường cáp treo tương đối thấp, diện tích đất sử dụng ít, không gây ô nhiễm môi trường. - Nhược điểm: vận chuyển chậm hơn các phương tiện khác, mỗi cabin trở được không nhiều khách.. 12 B. Lưu trú Khi khách du lịch ra khỏi nhà của mình thì nhu cầu ở lại qua đêm được đặt ra tại những nơi mà họ đến. Vì vậy, bộ phận lưu trú luôn giữ vị trí quan trọng trong kinh doanh du lịch. Tham gia vào phục vụ lưu trú có các loại hình như: khách sạn, nhà trọ, motel, bãi cắm trại.... Trong đó, mỗi loại nhằm thỏa mãn nhu cầu có tính đặc trưng riêng. Trong du lịch, khách sạn là loại hình phục vụ lưu trú có tính phổ biến nhất, cùng với sự phát triển của du lịch thì khách sạn cũng có sự phát triển rất đa dạng. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Sự hiện diện của các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như Accord, IHG, Mariot, Movenpick, Park Hyatt, Starwood, Hilton, Victoria đã góp phần tạo bước tiến cho công nghệ khách sạn, thay đổi diện mạo và tăng cường năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả trong những năm qua có thể kể đến là: Sofitel Metropole, Sheraton, Intercontinental (Hà Nội), Park Hyatt Saigon, Caravelle, New World (TP Hồ Chí Minh), Furama (Đà Nẵng), The Nam Hải (Quảng Nam), Six senses Hideway Ninh Van Bay (Khánh Hòa), Palace (Lâm Đồng) Bên cạnh khách sạn, các loại hình du lịch cộng đồng với trọng tâm là nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), tập trung ở các khu vực ngoại thành, làng xã, thôn bản, vùng dân tộc ít người, vùng cao (Tây Nguyên, miền núi), đồng bằng sông Cửu Long đã giúp khách hiểu thêm về văn hóa bản địa và có trải nghiệm ấn tượng với cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam. Các loại hình căn hộ du lịch cao cấp ở khu đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, biệt thự du lịch ở Đà Nẵng, Hải Phòng, làng du lịch ở Lâm Đồng, tàu thủy lưu trú du lịch ở Quảng Ninh tuy chưa nhiều những cũng góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, giúp khách có nhiều lựa chọn khi đi du lịch Việt Nam. 13 Các cơ sở lưu trú du lịch đã chú trọng mở rộng dịch vụ phục vụ nhu cầu đa dạng của khách. Những dịch vụ bổ sung như chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sắc đẹp, phòng họp phục vụ hội nghị, hội thảo, vui chơi giải trí đang có xu hướng tăng tỷ trọng trong doanh thu của hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch Trong ngành du lịch, kinh doanh lưu trú có một vị trí rất quan trọng, điều đó thể hiện trong cơ cấu doanh thu của ngành. Ví dụ ở Việt Nam, doanh thu từ kinh doanh khách sạn chiếm tới 60-70% tổng doanh thu của ngành. Đồng thời, nó có ảnh hưởng quan trọng đến cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng phục vụ của ngành Du lịch. Chính vì vậy, phát triển hệ thống phục vụ lưu trú là một vấn đề quan trọng nhằm phát triển ngành du lịch. C. Ăn uống Ăn uống cũng là một nhu cầu không thể thiếu được đối với khách du lịch và phục vụ ăn uống trở thành một hoạt động kinh doanh đáng kể trog du lịch. Tham gia phục vụ ăn uống trong du lịch có các loại hình như nhà hàng, quán bar, quán cafe.... tồn tại độc lập hoặc có thể là bộ phận trong khách sạn, trên máy bay, tàu hỏa. Hiện nay, ở nước ta chưa có quy định cụ thể về phân loại nhà hàng. Nhưng trong thực tế, ở nước ta và các nước khác, các loại nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch thường là các nhà hàng cao cấp, nhà hàng Buffet, nhà hàng đặc sản, nhà hàng ăn nhanh, nhà hàng gia đình, caíéteria, coffee shop,.Các cơ sở này vừa phục vụ khách du lịch vừa có thể phục vụ cư dân địa phương. Trong phục vụ ăn uống du lịch, các nhà kinh doanh thường khai thác nét ẩm thực truyền thống, đặc trưng của địa phương nơi khách đến du lịch, chẳng hạn như đến Hà Nội du khách được thưởng thức phở Hà Nội, các món ăn Hà Nội. Cũng như bộ phận lưu trú, các tập đoàn và các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực ăn uống hình thành và phát triển nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ và cạnh tranh.[10] 14 D. Các hoạt động giải trí Cung cấp các hoạt động giải trí là một bộ phận không thể kém phần quan trọng trong du lịch vì nó tạo nên sự hấp dẫn, thu hút và lôi kéo khách du lịch. Bộ phận kinh doanh giải trí bao gồm hoạt động của các công viên giải trí, vườn thú, bác thảo, viện bảo tàng,.... Ngoài ra, các hoạt động mua sắm đặc biệt là hàng hóa lưu niệm cũng góp phần rất quan trọng trong sự hấp dẫn du lịch, hoặc các hoạt động văn hóa, các công trình kiến trúc, các nhà thờ mặc dù không mang tính chất thương mại song lại mang lại khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. E. Lữ hành và các hoạt động trung gian Các sản phẩm du lịch chủ yếu được tạo ra bởi nhà cung ứng thuộc các bộ phận nói trên. Tuy nhiên, các nhà cung ứng này thường không thể bán trực tiếp các sản phẩm của mình cho khách vì nhiều lý do. Trong đó phải nói đến những bất lợi về khả năng đáp ứng các nhu cầu có tính đồng bộ của khách hàng và cung của các bộ phận này thường mang tính chất cố định còn cầu về các hàng hóa và dịch vụ du lịch lại phát tán khắp mọi nơi. Những hạn chế đó làm nảy sinh sự cần thiết của các tổ chức trung gian – các tổ chức kinh doanh lữ hành. Sự ra đời của các tổ chức này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của du lịch thông qua các vai trò sau: - Thực hiện các hoạt động trung gian nối liền giữa khách du lịch với các nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn được khoảng cách giữa khách du lịch với các nhà cung ứng và nâng cao hiệu quả cung ứng, hiệu quả kinh doanh. - Có khả năng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ, trọn gói thông qua việc liên kết các dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch nhằm tạo cho khách hàng sự chủ động cao, tiện lợi và hiệu quả trong các chuyến đi du lịch. 15 Có hai loại kinh donah lữ hành chủ yếu, đó là đại lý du lịch (travel agency) và công ty lữ hành (tour operator ). Đại lý du lịch là tổ chức trung gian thay mặt cho du khách sắp xếp với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch và nhận tiền hoa hồng của các đơn vị này. Còn công ty lữ hành thường phối hợp các dịch vụ du lịch riêng lẻ thành một sản phẩm lữ hành hoàn chỉnh thông qua mạng lưới đại lý du lịch để bán cho khách hàng. Khác với các đại lý du lịch mang tính phân tán thì các công ty lữ hành lại mang tính tập trung cao. Mặc dù chỉ có một số các công ty nhưng lại chiếm phần lớn của các thị trường sản phẩm du lịch trọn gói và trở thành những bạn hàng lớn của các hãng hàng không và các tập đoàn khách sạn. Như vậy, tham gia vao hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm nhiều bộ phận (lĩnh vực) kinh doanh khác nhau hợp thành một chuỗi sản phẩm có tính phong phú, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều đó cho thấy. để phát triển du lịch cần phải coi trọng và đầu tư một cách đồng bộ cho tất cả các bộ phận tham gia cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch. 2.1.2. Một số lý luận cơ bản về vận tải Hàng không 2.1.2.1. Khái niệm về vận tải Hàng không - Theo nghĩa rộng: vận tải hàng không là tập hợp các yếu tố kinh tế - kỹ thuật, nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay 1 cách có hiệu quả. - Theo nghĩa hẹp: vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung, hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện từ 1 địa điểm này đến 1 địa điểm khác bằng máy bay. 16 2.1.2.2. Đặc điểm của vận tải Hàng không - Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là đường thẳng, không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước, không phải đầu tư xây dựng. Tuyến đường trong vận tải hàng không được hình thành trong không gian căn cứ vào định hướng là chính, cho nên có thể nói khoảng cách giữa hai điểm vận tải chính là khoảng cách giữa hai điểm đó. Tuy nhiên việc hình thành các đường bay trực tiếp nối liền giữa hai sân bay cũng phụ thuộc ít nhiều vào điều kiện địa lí, đặc thù khí tưọng của từng vùng, nhưng cơ bản, tuyến đường di chuyển của máy bay là tương đối thẳng nếu không kể đến sự thay đổi độ cao của máy bay trong quá trình di chuyển. Thông thuờng đường hàng không bao giờ cũng ngắn hơn vận tải đường sắt và ô tô khoảng 20% và đường sông là 30%. - Tốc độ vận tải cao nhưng thời gian vận chuyển ngắn, nếu xét về tốc độ thì vận tải hàng không có ưu thế nhất. Nếu chúng ta so sánh trên môt quãng đường 500 km thì máy bay mất một tiếng, tàu hoả đi mất 8,3 tiếng, ô tô đi mất 10 tiếng và tàu biển mất khoảng 27 tiếng. - Vận tải hàng không an toàn so với các phương thức vận tải khác thì vận tải hàng không ít tổn thất nhất do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ vận tải hiện đại nhất máy bay lại bay ở độ cao trên 9 cây số, trên từng điện li, nên trừ lúc cất cánh và hạ cánh, máy bay hầu như không bị tác động bởi các điều kiện thiên nhiên như sét, mưa bão trong hành trình. - Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao. Do tốc độ cao và chủ yếu chỉ chuyên chở hành khách và hàng hóa có giá trị cao, hàng giao ngay, hàng cứu trợ khẩn cấp do vậy đòi hỏi độ an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển. Vận tải hàng không không cho phép sai sót do tính nghiêm trọng của tai nạn huỷ diệt, vì thế Vận tải hàng không đòi hỏi những 17 tiêu chuẩn rất khắt khe về công nghệ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. - Hãng Boeing khi thiết kế máy bay Boeing thế hệ mới ( B767) đã trang bị cho máy bay những máy tính mạnh nhất để có khả năng tính trước được và xử lí được 4 triệu tình huống có thể xảy ra khi bay. - Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác, và được đơn giản hoá về thủ tục và các chứng từ do máy bay bay thẳng, ít qua các trạm kiểm tra, kiểm soát. 1.1.2.3. Vị trí của vận tải hàng không: - Vận tải hàng không chiếm 20-30% tổng kim ngạch của buôn bán quốc tế, nhưng chỉ chiếm khoảng 1-2 % tổng khối lượng hàng hóa trong chuyên chở quốc tế. - Là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. - Có vị trí số một trong việc vận chuyển hàng hóa giao khẩn cấp, giao ngay như: những mặt hàng đáp ứng thời cơ thị trường, cứu trợ, hàng nhạy cảm về thời gian, hàng có giá trị cao. - Có vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế giữa các nước, là cầu nối giữa các nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Là phương tiện chính trong du lịch quốc tế. - Là mắt xích quan trọng trong quá trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế.  Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và buôn bán quốc tế nói riêng. 1.1.3. Mối quan hệ giữa hàng không và du lịch 1.1.2.1. Mối quan hệ giữa phát triển vận tải hàng không đối với du lịch Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nhu cầu mở rộng quan 18 hệ và hội nhập với toàn thế giới trở thành nhu cầu bức thiết và thể hiện cao nhất trong mong muốn được đi lại, di chuyển đến những nơi ngày càng xa địa phương đang sống. Các phương tiện đi lại cũng tăng dần về số lượng và chủng loại. Sự phát triển này đã làm mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái đất, theo thống kê, hiện nay có tới hơn 300 triệu khách du lịch đi qua biên giới các nước bằng các phương tiện vận chuyển hành khách quốc tế. Vận tải bao gồm vận tải đường bộ, đường thủy, đường không, đường sắt Mỗi hình thức vận chuyển có đặc điểm riêng phù hợp với nhu cầu và khả năng đi lại của du khách. Tuy nhiên, trong số đó, nhu cầu di chuyển bằng hàng không vẫn là cao nhất. Hàng không không chỉ là phương tiện có độ cơ động cao, tốc độ di chuyển nhanh, nó còn giúp hành khách đi được tới những nơi xa xôi mà đường sắt và đường thủy không thể đi đến, nó là cầu nối có hiệu quả nhất trong sự giao lưu giữa các vùng , các quốc gia. Vận tải hàng không có thể di chuyển với số lượng hành khách lớn, đến những nơi xa và trong một thời gian ngắn nhất. Hàng không là ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn cho chính bản thân ngành, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân khác, giảm thời gian hao phí lao động dành cho việc đi lại, khắc phục khoảng cách vận chuyển lớn. Trước tính ứng dụng cao của vận tải hàng không, các quốc gia trên thế giới đã mở rộng chính sách ưu đãi, đầu tư phát triển xây dựng các sân bay cũng như mở cửa, cấp thị thực, giảm những rắc rối trong thủ tục xuất nhập cảnh đối với hàng không. Ngoài mục đích thu lợi nhuận, sự phát triển của hàng không là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới cũng như là cầu nối giao lưu, mở rộng văn hóa, tín ngưỡng, thương mại giữa các quốc gia, các vùng Trong khi đặc trưng cơ bản của du lịch là việc tách rời về cung và cầu của sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch thường cách xa nơi ở thường xuyên 19 của khách, do đó vận tải là khâu trung gian nối liền cung – cầu du lịch và trở thành một điều kiện cơ bản để phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng. Khi đi du lịch, du khách mong muốn được hưởng những dịch vụ hoàn hảo nhất trong suốt chuyến đi. Mặt khác, thời gian dành cho việc đi lại chiếm tới 30% trong quỹ thời gian thực hiện chuyến du lịch, trong tổng chi phí của khách du lịch bỏ ra cho quá trình du lịch, chi phí cho việc vận chuyển qua các điểm chiếm trung bình 38%, vì thế mà du khách lại càng đòi hỏi cao hơn cho chất lượng của phương tiện vận chuyển. Điều kiện giao thông cần phải đảm bảo an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, được hưởng những dịch vụ khách hàng tốt nhất trong cả chuyến đi như có chỗ nghỉ ngơi, ăn uống Bên cạnh đó, phương tiện phải không làm mất quá nhiều thời gian dành cho đi lại và hành khách có thể thực hiện được hết các mục đích đi du lịch trong quỹ thời gian giới hạn của mình.Nếu như trước đây, hành trình bằng tàu biển từ Paris tới Tokyo mất ba tháng thì ngày nay du khách chỉ mất chừng mười giờ bay. Ngành hàng không đã chứng tỏ được ưu thế của nó trong việc thỏa mãn những nhu cầu đi lại của khách du lịch. Hàng không có khả năng vận chuyển tầm xa, tốc độ cao, tiết kiệm thời gian vận chuyển. Với cự ly vận chuyển trên 1000km, vận tải bằng hàng không hoàn toàn chiếm ưu thế so với các phương tiện vận chuyển khác. Theo báo cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế thì :  Với khoảng cách vận chuyển từ 1000 đến 4000km hàng năm có 200 tỷ hành khách; trong đó khách du lịch 50% được vận chuyển bằng máy bay.  Với khoảng cách trên 4000km thì người ta chỉ đi lại bằng máy bay. Hàng không thực sự là sự lựa chọn lý tưởng cho những chuyến du lịch xa và dài ngày. Hàng không có tính cơ động rất cao, nhờ có hàng không mà du khách 20 có thể du ngoạn và tìm hiều những phong tục tập quán độc đáo, giao lưu văn hóa.với các dân tộc khác. Hàng không là trung tâm, động lực cho sự phát triển của ngành du lịch.Trong những thành tựu phát triển của du lịch thì hàng không đóng góp một vai trò quan trọng. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á – là điểm đến mong đợi của khách du lịch trên thế giới. Nhà nước xem việc thúc đẩy việc hợp tác giao lưu cùng bạn bè năm châu là chiến lược trọng điểm, Việt Nam đang tạo mọi cơ hội tốt nhất trong việc quảng bá hình ảnh đất nước đến thế giới, và hàng không là một công cụ không thể thiếu. Một dịch vụ bay tốt, một hình ảnh hàng không mang đậm nét truyền thống dân tộc sẽ là khởi đầu tốt cho chuyến du lịch sau đó. Tuy vậy, không chỉ phục vụ khách quốc tế, hàng không còn đang trở thành phương tiện vận chuyển công cộng của cư dân cả nước. Với địa hình kéo dài, khoảng cách giữa các điểm đến du lịch trên lãnh thổ Việt Nam cách nhau khá xa, do đó việc vận tải của hãng hàng không là cần thiết để phát triển du lịch của quốc gia, của vùng. Hiện tại Việt Nam đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 40 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á. 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa sự phát triển Du lịch với vận tải Hàng không Hàng không là phương tiện giúp khách du lịch có thể di chuyển một cách nhanh chóng và an toàn hơn, hay nói cách khác, hàng không chính là động lực thúc đẩy quá trình phát triển du lịch. Nhưng ngược lại, du lịch lại là nguồn cung cấp khách quan trọng cho hàng không. Sự phát triển của du lịch đã làm tăng nhu cầu đi lại của du khách bằng đường hàng không. Hơn nữa xu hướng du lịch đang mở rộng đến những vùng đất xa xôi, sự xuất hiện của nhiều loại hình du lịch độc đáo như thăm các di tích văn hóa cổ, các nền văn hóa hoang sơ đã tăng khả năng thu hút khách qua đường hàng không. Mọi 21 hoạt động thúc đẩy du lịch đều có tác động tích cực đến việc phát triển hàng không. Các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, chiến lược giảm giá, cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh của các hãng hàng không đều nhằm thu hút khách du lịch di chuyển bằng máy bay. Hầu hết các hãng hàng không đều sẵn sàng hợp tác, tính giá ưu đãi cũng như tạo mối quan hệ với các công ty du lịch để tìm kiếm nguồn khách qua các công ty này. Các công ty du lịch thường có nguồn khách ổn định thì cũng tạo tính ổn định về lượng khách cho các hãng hàng không. Chi phí hàng không trong tổng chi phí cho toàn bộ chuyến đi của một du khách tương đối lớn. Một du khách trung bình tiêu tốn 30% cho đi lại, trong đó chi hàng không là lớn nhất và có khoảng 70% lượng người đi du lịch dùng phương tiện hàng không. Tại Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2016 có tới 10.012.735 khách du lịch quốc tế trong tổng số 8.260.623 khách quốc tế đến Việt Nam đã dùng phương tiện hàng không. Trong các năm trước tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sử dụng phương tiện hàng không còn lớn hơn nhiều. Trong giai đoạn hiện nay, khi du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm thì cuộc cạnh tranh thu hút khách quốc tế giữa các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang rất gay gắt. Các quốc gia tích cực mở thêm nhiều đường bay, xây dượng sân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004697_1_976_2002787.pdf
Tài liệu liên quan