MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VỚI HÌNH THÀNH ĐÔ
THỊ MỚI 4
1.1. Lý luận chung về phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới 4
1.2. Sự cần thiết giải quyết hài hoà giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới 16
1.3. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở một số tỉnh, thành phố và ở một số nước trên thế giới 25
Chương 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VỚI HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 40
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới 40
2.2. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm gần đây 54
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VỚI HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 68
3.1. Phương hướng giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp gắn với hình thành đô thị mới của tỉnh 68
3.2. Những giải pháp chủ yếu giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới 75
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc-Đông Nam. Địa hình đồi núi thấp: Tập trung chủ yếu ở phía Tây của các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Đại Lộc, thành phố Tam Kỳ, Tiên Phước. Độ cao phổ biến từ 500-800m. Đặc trưng của loại địa hình này là đồi núi bị chia cắt mạnh, độ dốc từ 20-250 và trên 250. Địa hình đồng bằng: Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, ít biến đổi, tập trung chủ yếu phía Đông của tỉnh tạo thành dải kéo dài, rộng nhất ở khu vực Điện Bàn-Đại Lộc là 40km, phổ biến là 10-15km, kéo dài gần 100km dọc theo quốc lộ 1A. Do đặc điểm đồi núi ăn sát biển nên đồng bằng bị chia cắt và nhỏ hẹp, manh mún. Địa hình đồi gò: Phân bố ở khu vực chuyển tiếp vùng núi và đồng bằng, độ cao trung bình từ 50-100m. Đây là dạng địa hình đặc trưng của các loại đá biến chất và đá trầm tích, do quá trình kiến tạo đất được nâng lên theo dạng bát úp rất phổ biến, độ dốc từ 8 đến 150.
- Sông ngòi: Hệ thống sông tỉnh Quảng Nam đều bắt nguồn từ các núi cao ở phía Tây thuộc dãy Trường Sơn đổ vào sông Thu Bồn, sông Vu Gia rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Đại (Hội An), Cửa Hàn (Đà Nẵng). ở phía Nam có sông Tam Kỳ bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Tây huyện Núi Thành theo hướng Đông Bắc rồi ra cửa Kỳ Hà. Hệ thống sông ngòi, Sông Thu Bồn là sông lớn trong tỉnh, tổng chiều dài 97 km chạy qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An. Diện tích lưu vực 3.350 km2, lưu lượng bình quân 240 m3/s. Vùng thượng lưu có lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh, khu vực hạ lưu lòng sông rộng từ 300-500 m nước chảy chậm. Sông Vu Gia bắt nguồn từ dãy Trường Sơn do các nhánh sông Cái, sông Bung, sông Côn hợp lại, lưu vực khoảng 5.500 km2 chảy qua huyện Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn. Sông Vu Gia nối với hệ thống sông Thu Bồn qua sông Quảng Huế. Lưu lượng bình quân nhiều năm là 400m3/s; vào mùa khô 40-50 m3/s, mùa lũ đến 27.000m3/s. Hiện tại có thể khai thác vận tải đường sông từ ngã ba ái Nghĩa-Thượng Đức: 23km. Sông Tam Kỳ do 10 con suối nhỏ hợp thành bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây, chạy theo hướng Tây-Đông Nam đổ ra cửa An Hòa (Núi Thành). Diện tích lưu vực 800 km2. Do nằm trong vùng nhiều mưa, rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dòng chảy tương đối điều hòa theo mùa. Lưu lượng đỉnh lũ của dòng chính là 4.000-5.000 m3/s. Ngoài ra có các con sông khác: Sông Vĩnh Điện, Trường Giang, Quảng Huế, Bà Rén, An Tân và một số sông nhỏ khác.
Ngoài hệ thống sông suối, trên địa bàn tỉnh có hệ thống ao hồ phân bố ở các huyện. Có các hồ lớn như: Phú Ninh, Khe Tân, Việt An, Thạch Bàn, Vĩnh Trinh, và một số hồ khác như: Đồng Quan, Trung Lộc, Hố Giang, An Long, Cao Ngạn, Phước Hà... Đây là nguồn nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt cho nhiều vùng dân cư và đô thị, có vai trò điều tiết khí hậu khu vực cũng như tiềm năng về nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Nguồn nhân lực: Theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2005, dân số toàn tỉnh là 1.446.359 người, tỷ lệ tăng dân số năm 2005 là 1,47%. Hiện tại có 17% dân số sống ở khu vực đô thị (các thị xã và thị trấn), 83% dân số ở nông thôn; có 972.154 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 52,6%, số lao động hoạt động thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là 716.130 người, trong đó số lao động nữ chiếm 51,36%. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 15,9%, nông thôn chiếm 84,1%. Về cơ cấu và số lượng lao động phân bố ở các ngành như sau:
- Nông - lâm - thủy sản : 524.207 người, chiếm tỉ lệ 73,2%;
- Công nghiệp - xây dựng : 75.990 người, chiếm tỉ lệ 10,6%;
- Thương mại - dịch vụ : 115.933 người, chiếm tỉ lệ 16,2%.
Hiện nay, trình độ dân trí toàn tỉnh Quảng Nam nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, nhất là những khu vực miền núi. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng lao động thấp, đội ngũ công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề còn quá thiếu, lao động chưa có việc làm còn ở mức cao, nhất là trong độ tuổi thanh niên ở khu vực nông thôn. Tình trạng dịch chuyển lao động lành nghề, kỹ thuật cao đến làm việc ở các tỉnh, thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng khá phổ biến. Do vậy nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình đẩy mạnh, nhanh sự nghiệp CNH - HĐH. Hiện nay lao động đã qua đào tạo là 99.052 người chiếm tỉ lệ 14 % (so với lao động hoạt động kinh tế thường xuyên), cụ thể như sau:
ĐH - CĐ : 14.952 người, chiếm tỉ lệ 2,11%.
THCN : 23.254 người, chiếm tỉ lệ 3.29%.
CNKT : 60.846 người, chiếm tỉ lệ 8,6%.
Tỉ lệ phân bố nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam hiện nay là: ĐH và CĐ- THCN-CNKT với tỷ lệ tương ứng là: 1-1, 6-4; cả nước là: 1-1, 5-3,6. Theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực tỉ lệ phân bố hợp lý nhất là: 1-4-10, ở nước có nền công nghiệp phát triển là: 1-4-20 [3].
- Tiềm năng: Đất nông nghiệp toàn tỉnh năm 2005 có 113.373 ha (kể cả trong khu dân cư nông thôn và đô thị) chiếm 10,9% diện tích đất tự nhiên. Dự kiến diện tích đất nông nghiệp phát triển giai đoạn 2010-2015 là 187.447 ha. Đất lâm nghiệp có rừng toàn tỉnh năm 2005 có 443.869 ha. Dự kiến đến giai đoạn 2010-2015 diện tích đất lâm nghiệp là 740.682 ha, tăng 298.813 ha so với năm 2005, chiếm 71,17% diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên dùng toàn tỉnh năm 2005 là 27.829 ha, chiếm 2,67% tổng diện tích tự nhiên. Giai đoạn năm 2010-2015, diện tích đất chuyên dùng dự kiến là 39.158 ha, tăng 11.329 ha so với năm 2005, chiếm 3,76% quỹ đất toàn tỉnh. Trong cơ cấu phát triển đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng trong những năm gần đây có sự tăng mạnh quỹ đất đầu tư xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp. Đất khu dân cư nông thôn 6.322 ha, chiếm 0,61% diện tích đất tự nhiên. Đất ở đô thị 1.132 ha. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, năm 2005 chiếm 448.217 ha, bao gồm: đất đồi núi, đất bằng chưa sử dụng; đất mặt nước chưa sử dụng, sông suối, đồi núi đá... Thực hiện chủ trương phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, khai thác triệt để đất mặt nước đưa vào sử dụng, đến năm 2010-2015 giảm còn 65.738 ha, chỉ chiếm 6,32% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó đất nông nghiệp khai hoang trồng các cây lâu năm như: quế, tiêu, hạt điều,...là 83.879 ha; mở rộng đất lâm nghiệp là 230.010 ha cho khoanh nuôi và trồng mới.
Toàn tỉnh hiện có 106.796 ha đất nông nghiệp, chiếm 10,19% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích cho các cây nguyên liệu đã được quy hoạch thành các vùng chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến chiếm 57.400 ha như mía 4.000 ha, sắn 12.000 ha, dứa 3.000 ha. Trên cơ sở ngành nông nghiệp thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành, nhanh chóng đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
Diện tích đất lâm nghiệp ở Quảng Nam chiếm 49,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Sản lượng rừng gỗ tự nhiên khoảng 37,6 triệu m3, rừng tre nứa khoảng 50 triệu cây. Có khoảng 43.00 ha rừng trồng, trong đó có khoảng 15.000 ha có trữ lượng gần 0,5 triệu m3 hơn 28.000 ha rừng mới trồng chưa có trữ lượng. Rừng Quảng Nam còn có nguồn đặc sản quý, trong đó đáng kể nhất là quế Trà My và sâm Ngọc Linh. Diện tích đất trống đồi trọc có khoảng 390.000 ha, trong đó có 330.000 ha đất đồi núi có khả năng phát triển trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây dược liệu, cây nguyên liệu giấy... [3].
Nguồn nước dồi dào có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho việc cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt mà cả cho phát triển năng lượng. Nước mưa và nước trong sông ngòi (dòng chảy sông ngòi) là hai thành phần của nước mặt quan trọng nhất được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
Quảng Nam có 125 km bờ biển, có nhiều cửa sông lạch lớn nhỏ, có khoảng 30.000 ha mặt nước (cả 3 loại: nước ngọt, lợ, mặn) trong đó có 10.000 ha bãi triều, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
Diện tích ngư trường rộng 40.000 km2, trữ lượng hải sản khoảng 90.000 tấn, khả năng cho phép khai thác hàng năm 42.000 tấn với 30% sản lượng khai thác có thể đưa vào xuất khẩu (tôm: 200 tấn; cá:10.900 tấn; mực:1.500 tấn). Trong đó: cá nổi 30.000 tấn; cá đáy 12.000 tấn; mực 10.000-12.000 tấn. Có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, bào ngư, tôm hùm, đặc biệt có yến sào ở Cù Lao Chàm [3].
Tỉnh có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và đánh giá được hơn 200 điểm quặng và mỏ, với hơn 35 chủng loại khoáng sản. Trong đó có một số khoáng sản có giá trị cao, cần được khai thác hợp lý, có hiệu quả để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Gồm có các khoáng sản sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, thiếc, thiếc-wonfram, titan, vàng, bạc, uran, niobi và đất hiếm.
2.1.2. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam [5]
Trong gần 10 năm qua, tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển KT-XH, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn (GCĐ 1994) năm 2005 đạt 5.250 tỷ đồng, tăng 12,36% so với năm 2004.
Giai đoạn 1997-2005, tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người trên địa bàn toàn tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân 10,23%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh vẫn còn thấp, năm 2005 đạt 380 USD/năm chỉ bằng 59,38% mức bình quân thu nhập của cả nước (640 USD/năm). Chỉ có hai địa phương có GDP bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của cả tỉnh đó là thành phố Tam Kỳ và thị xã Hội An. Các huyện còn lại GDP bình quân đầu người vẫn còn đạt thấp, đặc biệt 08 huyện miền núi đạt rất thấp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2005 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và có hiệu quả tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ; giảm nhanh tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp trong cơ cấu GDP. Ngành nông-lâm-thủy sản chiếm 47,7% năm 1997 đến năm 2005 còn 35,66%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 19,64% năm 1997 đến năm 2005 đạt 30,19%; ngành dịch vụ từ 32,43% năm 1997 lên 34,15% năm 2005.
- Nông-lâm-ngư nghiệp:
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,16%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành trong nông nghiệp có sự chuyển dịch và tăng hiệu quả: về cơ cấu giá trị sản xuất, giảm tương đối về tỉ trọng giá trị nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản; trong nông nghiệp tăng tỉ trọng chăn nuôi, trong thuỷ sản tăng tỉ trọng giá trị nuôi trồng.
- Công nghiệp:
Công nghiệp Quảng Nam 1997-2005 có tốc độ tăng trưởng cao, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 26,5%/năm, mức tăng trưởng này đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 1997 tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 19,64% trong toàn bộ nền kinh tế, đến năm 2005 chiếm 30,19%. Về giá trị tuyệt đối của ngành công nghiệp (GCĐ1994) năm 2005 tăng hơn 4 lần so với năm 1997. Đã xúc tiến đồng bộ việc hình thành các vùng kinh tế động lực phía Đông ven biển và một số vùng ở phía Tây quốc lộ IA. Khu kinh tế mở Chu Lai đã cơ bản hoàn thành về quy hoạch, Chính phủ đã có Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế mở Chu Lai, tạo ra những cơ hội lớn để thu hút các nhà đầu tư. Khu kinh tế mở Chu Lai đã đầu tư trên 30 công trình kết cấu hạ tầng quan trọng về giao thông, cảng, điện, nước, khu tái định cư, khu hành chính... Tính đến 31/07/2006, Khu kinh tế mở Chu Lai đã có 102 dự án đăng ký với tổng vốn đầu tư 1.020,5 triệu USD, trong đó có 53 dự án đã được cấp phép với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD và đã có 31 dự án đi vào hoạt động; Khu CN Điện Nam-Điện Ngọc đã có 39 dự án đầu tư được cấp phép hoạt động với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, trong đó có 22 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 17 dự án đang xây dựng nhà xưởng sản xuất; Khu CN Thuận Yên đến nay đã có 6 dự án (trong đó có 02 dự án mở rộng) đã đi vào sản xuất. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra Quyết định số 4628/QĐ-UB ngày 24/10/2003 về việc phê duyệt Đề án qui hoạch mạng lưới Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tổng số cụm công nghiệp là 150 với tổng diện tích qui hoạch trên 2.883,87 ha. Tính đến 01/07/2006, trên địa bàn tỉnh đang triển khai quy hoạch 30 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 1.200 ha, trong đó 12 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đang triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật với diện tích 666 ha. Đã có 74 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp, với tổng số vốn đăng ký gần 700 tỷ đồng, trong đó 21 dự án đang thi công và 35 dự án đã đi vào sản xuất, giải quyết trên 2.930 lao động tại địa phương.
- Dịch vụ:
Dịch vụ thực sự trở nên đa dạng và phát triển không ngừng, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá, năm 1997 đạt 14,966 triệu USD lên 108 triệu USD năm 2005. Du lịch ngày càng tăng trưởng nhanh, doanh thu ngành du lịch năm 2005 tăng 10 lần so với 1997. Dịch vụ vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng tăng nhanh. Đặc biệt năm 2006 hoạt động dịch vụ hàng hải tại cảng Kỳ Hà chuyển động theo hướng tích cực ... đã có bước phát triển đáng kể góp phần phát triển kinh tế- xã hội, nhất là các trung tâm đô thị.
* Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ:
Phát triển kinh tế vùng trong những năm qua theo hướng kết hợp nông nghiệp và công nghiệp chế biến. ở vùng trung du, đã hình thành một số vùng nguyên liệu như sắn, dứa, điều, bông, thuốc lá,... cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đã đi vào sản xuất, vùng Đông phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ khác.
Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên vấn đề khai thác tiềm năng của từng vùng chưa thể hiện rõ, cơ cấu kinh tế ngành có đặt ra nhưng sự liên kết giữa các ngành thiếu chặt chẽ, nhất là giữa nông nghiệp và công nghiệp. Khả năng liên kết giữa các vùng còn hạn chế, chính yếu tố này đã làm giảm khả năng khai thác tiềm năng thế mạnh của các vùng.
* Tình hình thu chi ngân sách qua các năm 1997 -2005
- Thu ngân sách: Năm 2005, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt 2.541,16 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với năm 1997, đạt tốc độ tăng bình quân qua các năm (1997-2005) là 28,5 %. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách vẫn còn thấp hơn nhiều với các tỉnh lân cận (Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Bình Định). Trong đó thu ngân sách địa phương đạt 1.949,79 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân qua các năm là 23,1%.
- Chi ngân sách: Năm 2005, tổng chi ngân sách của Quảng Nam đạt 1.791,84 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so năm 1997, đạt tốc độ tăng bình quân qua các năm 22%. Trong đó chi đầu tư phát triển tăng bình quân 28,3% giai đoạn 1997-2005, chi thường xuyên đạt tốc tăng bình quân 14,7 %.
* Tình hình xuất nhập khẩu qua các năm 1997-2005:
- Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2005 đạt 108 ngàn USD, đạt tốc độ tăng bình quân qua các năm 23,07%. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sản phẩm may mặc (2.258.000 SP); thuỷ hải sản (3.133 tấn); sản phẩm gỗ (339.454 SP); nguyên liệu giấy (168.700 tấn); song mây sơ chế (68 tấn); vỏ quế (102 tấn); nhân hạt điều (220 tấn) ... Thị trường xuất khẩu tập trung ở các nước Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, các nước EU, Hàn Quốc, Đức, Hồng Kông, Lào,....
- Nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 110 ngàn USD, gấp 4 lần so với năm 1997. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là hàng tư liệu sản xuất (chiếm 76,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu may; giấy in báo. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu từ các nước Nhật, Singapore, Indonesia, Malaysia, Đài Loan,...
* Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn:
Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn có xu hướng tăng mạnh, giai đoạn năm 1997-2005 tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn toàn tỉnh đạt 7.319.076 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân của tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 31,20 %, trong đó vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (không kể vốn trong nhân dân) năm 2003 là 2.025.621 triệu đồng, chiếm 28% so với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 1997-2005. Khối lượng đầu tư và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, vốn thu hút vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây lắp là chủ yếu, vốn đầu tư cho thiết bị còn quá thấp. Ngành công nghiệp trong năm 2005 đầu tư 565.254 triệu đồng, chiếm 28% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh.
2.1.3. Hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống các công trình giao thông vận tải: Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh được phân bổ một cách hợp lý với trục chính từ Bắc xuống Nam và các trục ngang từ Đông sang Tây cùng với các trục phụ xương cá tạo nên sự giao lưu thuận lợi cho tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh các tuyến quốc lộ đã và đang được Trung ương đầu tư nâng cấp như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14B, 14E, 14D; tỉnh và các địa phương đã tập trung nguồn vốn vào việc khai thông, nâng cấp các tuyến đường trọng yếu từ tỉnh về các huyện; nâng cấp các tuyến đường từ huyện về các trung tâm cụm xã; đặc biệt tập trung khai thông các tuyến đường lên các xã vùng cao biên giới.... Đến nay, tất cả các huyện đều có đường ô tô đến trung tâm huyện, chỉ còn 25 xã/10 huyện chưa có đường cho xe cơ giới vào đến trung tâm xã.
Hệ thống đường sông của tỉnh Quảng Nam hầu hết là dạng sông tự nhiên. Các phương tiện có thể khai thác trên các tuyến sông có trọng tải 5-25 tấn hàng và loại từ 25-30 khách. Đó là tính tối đa vào mùa mưa, còn mùa khô lưu lượng phương tiện giao thông qua các tuyến sông cuả tỉnh rất ít và hạn chế. Việc tổ chức khai thác vận tải trên các tuyến sông chủ yếu là do các đơn vị ngoài quốc doanh đảm nhận, việc xếp dỡ hàng hóa của các bến bãi dưới hình thức tự nhiên và thô sơ. Sông trên địa bàn tỉnh có dòng chảy luôn thay đổi, luôn chuyển dòng bồi, lắng hoặc xói lở vào mùa mưa lũ. Nhưng việc đầu tư nạo vét luồng lạch, củng cố các hệ thống tín hiệu giao thông chưa được quan tâm thích đáng. Với chiều dài bờ biển là 125km, nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa chủ yếu từ khai thác. Cảng cá được bố trí tại các vùng trọng điểm nghề cá của tỉnh nhằm phục vụ cho các tàu thuyền đánh bắt hải sản. Các cảng cá đã và đang đầu tư gồm có: Cù Lao Chàm, An Hoà-Núi Thành, Tam Phú -Tam Kỳ. Hiện tại có cảng Kỳ Hà thuộc xã Tam Quang huyện Núi Thành với ba cầu cảng. Một phần Cảng Kỳ Hà đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Cảng tự do phục vụ cho khu phi thuế quan. Hiện nay cầu cảng số 1 (220m) do quân đội Mỹ xây dựng năm 1966 đang được quân đội tiếp quản phá dỡ tàu cũ. Cầu cảng số 2 đưa vào khai thác từ năm 2002 đang phát huy hiệu quả tốt và một Cầu cảng chuyên dùng của Công ty Elfga. Đường sắt chạy qua tỉnh Quảng Nam dài 85 km, thuộc tuyến đường sắt Thống Nhất, là tuyến đường sắt quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao lưu giữa hai miền Nam Bắc. Trong những năm qua, ngành đường sắt đã tập trung nâng cấp tuyến để đảm bảo vận chuyển hàng hóa, hành khách an toàn, tiện nghi và nhanh chóng. Tuy nhiên, giao thông đường sắt hiện nay vẫn không thuận lợi bằng giao thông đường bộ và vẫn còn nhiều tồn tại nên chưa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của tỉnh. Tỉnh có sân bay Chu Lai nằm trên địa phận huyện Núi Thành, cách Tam Kỳ 20 km và cách sân bay Đà Nẵng 87 km về phía Đông Nam theo đường chim bay. Sân bay có độ cao 8 m so với mực nước biển. Diện tích toàn bộ khu vực sân bay Chu Lai là 2.275 ha. Sân bay Chu Lai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành sân bay dự bị quốc tế của sân bay Đà Nẵng (một trong 6 sân bay quốc tế của cả nước) và được Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quy hoạch thành sân bay trung chuyển hàng hoá quốc tế đang trình Chính phủ phê duyệt. Hiện nay sân bay đã được đầu tư đường dẫn vào nhà ga (3km) và hệ thống cấp điện bằng ngân sách Khu kinh tế mở. Cụm cảng hàng không miền Trung đầu tư nhà ga 300 hành khách, giai đoạn 1 cho máy bay loại nhỏ ATR 72 và Folker, mở đường bay Chu Lai-Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2 năm 2007 sẽ cải tạo nâng cấp cho máy bay loại vừa Boing 747, Airbus 320, sau đó sẽ chuyển thành sân bay vận tải khi có nhu cầu. Đường sắt qua tỉnh là tuyến đường quan trọng trong hệ thống đường sắt Việt Nam và trong tương lai đây là một trục đường sắt xuyên á. Do đó nó phải đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước ASEAN, hòa nhập được với đường sắt của các nước ASEAN và để đảm bảo an toàn vận tải, nâng cao tốc độ chạy tàu.
- Hiện trạng về bưu chính viễn thông: Toàn tỉnh có 60 bưu cục và 113 bưu điện văn hoá xã với dung lượng tổng đài là 56.899 số máy điện thoại trên mạng, đạt 3,96 điên thoại/100 dân và 11.557 số thuê bao internet có trên mạng, mật độ 0,8 thuê bao/100 dân. Số xã vùng nông thôn, miền núi có máy điện thoại 166/197 còn 31 xã chưa có máy điện thoại tập trung ở các xã thuộc các huyện Phước Sơn, Tây Giang, Nam Giang và Nam Trà My [5].
- Về cung cấp điện: Toàn tỉnh có 17/17 huyện, thị xã có điện lưới quốc gia, với 223/233 xã, phường thị trấn có điện, chiếm tỷ lệ 89,78%. Số xã chưa có điện hầu hết tập trung ở 3 huyện: Tây Giang, Nam Trà My và Nam Giang. Tỷ lệ số hộ sử dụng điện đạt 92% sản lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người năm là 186 kWh/ năm. Hiện nay nguồn cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt chủ yếu được lấy từ lưới 110 kV qua các trạm cung cấp: trạm Hòa Cầm (50 MVA); trạm Điện Nam-Điện Ngọc (25 MVA); trạm Tam Kỳ (50 MVA); trạm Kỳ Hà (40 MVA); trạm Thăng Bình (16 MVA). Nguồn điện được truyền tải phân phối đến các địa phương phục vụ sản xuất và sinh hoạt gồm: 373,1 km đường dây 35 kV; 1.727,2 km đường dây 15/22 kV; 19 TBA 35 kV trung gian tổng dung lượng 104.100 kVA; 1.138 TBA phụ tải/239.856 KVA. Trên địa bàn tỉnh có 6 trạm thủy điện đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt 10 MVA. Sản lượng điện thương phẩm bình quân tăng 17%. Về hiện trạng các trạm biến áp nguồn và lưới điện đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh [5].
- Tình hình cấp nước: Nguồn nước ngầm phục vụ cấp nước cho ăn uống sinh hoạt được khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau. Số người sử dụng nước giếng khoan chiếm tỷ lệ 30,3% dân số. Hiện trạng sử dụng nước phục vụ công nghiệp. Hiện nay tổng lưu lượng nước sử dụng trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 21.870 m3/ngày. Theo số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh có 64 hồ chứa lớn nhỏ, 154 trạm bơm, 242 đập dâng, khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp [5].
2.1.4. Tình hình đô thị hóa và phân bổ dân cư
Theo cơ cấu hành chính hiện nay, Quảng Nam có 15 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Quy mô, vai trò, chức năng của các đô thị Quảng Nam hình thành tương ứng theo cơ cấu hành chính đó, có thể khái quát như sau:
- Đô thị Tam Kỳ: Ranh giới thị xã được xác định:
+ Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình và Phú Ninh.
+ Phía Đông giáp biển Đông.
+ Phía Nam giáp huyện Núi Thành.
+ Phía Tây giáp huyện Phú Ninh.
Thành phố Tam Kỳ gồm 09 phường và 04 xã. Gồm có 9 phường: An Mỹ, An Sơn, Hoà Hương, Phước Hoà, An Xuân, An Phú, Trường Xuân, phường Tân Thạnh, phường Hoà Thuận và 4 xã Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Phú và Tam Ngọc; Trong đó có 01 Phường và 03 xã thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai (xã Tam Thanh, Tam Ngọc, Tam Thăng và phường An Phú).
Tam Kỳ nằm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho Khu kinh tế mở Chu Lai, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Thành phố Tam Kỳ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT và dịch vụ của tỉnh Quảng Nam, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Kinh tế Tam Kỳ phát triển theo hướng nền kinh tế đa thành phần, chủ yếu phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch. Trong các năm qua kinh tế thành phố luôn có mức tăng trưởng kinh tế cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Ngày 17/10/2005, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 1933/QĐ-BXD công nhận Tam Kỳ là đô thị loại III.
- Đô thị Hội An:
Đô thị Hội An nằm ở ven biển miền Trung, trên trục kinh tế Liên Chiểu- Kỳ Hà-Dung Quất, sát với thành phố Đà Nẵng và Khu công nghiệp-đô thị Điện Nam-Điện Ngọc, nằm trong vùng du lịch Huế-Lăng Cô-Cảnh Dương-Đà Nẵng- Hội An đã được Chính phủ và Tổng Cục du lịch xác định là một trong bốn khu du lịch tổng hợp và là một trong 16 khu du lịch chuyên đề trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010. Hiện nay, Hội An là một trung tâm văn hoá, trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Nam, có đô thị cổ được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, được UNESCO tặng giải thưởng kiệt xuất về thành tích quản lý, bảo vệ tốt Di sản, hội đủ điều kiện thuận lợi để phát triển và thực tế hơn 10 năm qua đã phát triển mạnh du lịch, góp phần quan trọng phát triển kinh tế lan tỏa trong vùng.
Quy hoạch điều chỉnh thị xã Hội An đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 3145/QĐ-UBND ngày 25/8/2005. Hiện tại, các ngành, địa phương đang trình hồ sơ đề nghị nâng cấp đô thị Hội An là đô thị loại III.
Ngày 03/4/2006, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 602/QĐ-BXD công nhận Hội An là đô thị loại III.
- 12 thị trấn trong tỉnh đóng vai trò trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế xã hội của huyện, đó là: Nam Phước, huyện Duy Xuyên; ái Nghĩa, huyện Đại Lộc; Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn; P.rao, huyện Đông Giang; Tân An, huyện Hiệp Đức; Nam Giang, huyện Nam Giang; Núi Thành, huyện Núi Thành; Khâm Đức, huyện Phước Sơn; Đông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- bia viet tat.doc