Ở ĐBSCL, mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh
tế, nhưng đó lại là thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu của các tỉnh này. Thất
nghiệp và thiếu việc làm ở mức vừa phải và tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì
ở mức cao trong nhiều năm. Tuy vậy, các vấn đề đảm bảo nước sạch và vệ sinh,
trình độ giáo dục và lao động có tay nghề, khả năng phòng chống thiên tai và đối
phó với những biến động của thị trường thế giới còn có rất nhiều khó khăn làm hạn
chế đến tình hình phát triển chung và tính bền vững của các thành quả xóa đói giảm
nghèo. Có nhiều nguyên nhân, kể cả những nguyên nhân về lịch sử và địa lý giải
thích tình trạng và cách thức phát triển hiện nay của các địa phương trên, song vấn
đề chính sách cũng có vai trò không nhỏ. Trong thời gian tới, những nổ lực hỗ trợ
công tác phòng chống thiên tai, tạo dựng những cơ chế phù hợp cho việc quản lý rủi
ro, cung cấp thông tin, trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương cần được đẩy
mạnh hơn nữa.
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mối tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Giang 0,46 0,52 0,06 0,654 0,686 0,032
11. Bạc Liêu 0,43 0,55 0,12 0,649 0,698 0,049
12. Đồng Tháp 0,41 0,46 0,05 0,648 0,682 0,034
13. Hậu Giang 0,49 0,685
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Báo cáo phát triển con người Việt Nam
Về giá trị chỉ số HDI: năm 1999 chỉ có Vĩnh Long đạt 0,695 trên mức trung
bình cả nước 0,689. Đến năm 2004, không còn tỉnh thành nào đạt giá trị chỉ số HDI
cả nước 0,731. Nếu so sánh với mức trung bình của vùng thì số tỉnh thành đạt 0,702
có 6 tỉnh Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang và Cần Thơ. Các
tỉnh thành này được Báo cáo phát triển con người Việt Nam 1999-2004 xếp vào
nhóm phát triển cao (HDI ≥ 0,7) và có thêm tỉnh Bến Tre. Còn nếu theo phân nhóm
HDI của UNDP thì không có tỉnh thành nào ở ĐBSCL thuộc nhóm phát triển cao.
50
Xét một cách tương đối, điều đó cũng đồng nghĩa là có 8,08 triệu người được hưởng
mức phát triển con người trung bình toàn vùng, chiếm 47,3% dân số ĐBSCL. Còn
khoảng 8,99 triệu người của 7 tỉnh khác đang ở dưới mức trung bình của vùng.
Nhưng nếu xét theo chỉ số HDI cả nước thì chưa một người dân nào của ĐBSCL
hưởng mức phát triển con người trung bình này.
Giá trị chỉ số GDP
Kiên Giang
Giá trị chỉ số HDI
Long An,Tiền Giang,
Cà Mau, Cần Thơ,
Bến Tre,Trà Vinh, Vĩnh Long
Sóc Trăng, An Giang,
Bạc Liêu, Đồng Tháp
Hình 2.8: Tương quan theo giá trị HDI và GDP của 12 tỉnh thành ĐBSCL năm 1999
Năm 2004: 12 tỉnh thành có mối quan hệ thuận chiều, nhưng đều là giá trị chỉ
số GDP và HDI cùng thấp (so với mức trung bình cả nước K= 0,556 và H= 0,731).
Duy nhất Cần Thơ có giá trị chỉ số GDP cao 0,58; nhưng giá trị chỉ số HDI là 0,720
thấp hơn cả nước.
Như vậy, xét theo giá trị chỉ số HDI và GDP thì trong 13 tỉnh thành chưa có
tỉnh nào đạt mối tương quan tốt. Với cách xem xét này, để đạt mức trung bình cả
nước về cả chỉ số HDI và GDP bình quân đầu người, sẽ có 1 tỉnh cần cải thiện chỉ
số tuổi thọ và chỉ số giáo dục, 12 tỉnh còn lại phải phấn đấu vươn lên ở cả hai chỉ
tiêu về HDI – phát triển con người và về GDP – phát triển kinh tế.
H= 0,689
K = 0,467
51
Giá trị chỉ số GDP
Cần Thơ
Vĩnh Long, Long An, Giá trị chỉ số HDI
Tiền Giang, Cà Mau,
Kiên Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng,
An Giang, Bạc Liêu,
Đồng Tháp, Hậu Giang
Hình 2.9: Tương quan theo giá trị HDI và GDP của 13 tỉnh thành ĐBSCL năm 2004
2.3.1.3. Theo hệ số
Tương quan theo hệ số giữa chỉ số phát triển con người và chỉ số phát triển
kinh tế lại cho chúng ta một bức tranh khác hơn nữa so với hai tương quan đã xem
xét trên đây.
Về mặt tuyệt đối, chỉ số HDI có giá trị (0,702) cao hơn chỉ số GDP (0,52). Do
đó, khi xem xét hệ số K/H của vùng ĐBSCL cho kết quả tương quan nhỏ hơn 1. Năm
1999 tỷ số này chỉ đạt 0,673 và đến năm 2004 tăng lên 0,741. Với giá trị trung bình
thế giới là 0,75 thì ĐBSCL vẫn chưa đạt được mức tương thích trung bình giữa phát
triển con người và phát triển kinh tế. Trong khi đó, hệ số tương quan giữa HDI và
GDP của cả nước đã tăng từ 0,678 lên 0,761. Như vậy, ĐBSCL vẫn đứng sau cả nước
về tương quan giữa hai chỉ số HDI và GDP. Điều này cho thấy sự đóng góp còn thấp
của phát triển kinh tế vào thành tựu phát triển con người ở khu vực ĐBSCL.
Xem xét toàn vùng thì có 5 tỉnh thành đạt K/H > 0,75 là Cà Mau, Kiên Giang,
Cần Thơ, An Giang và Bạc Liêu. Ngoài ra còn có Trà Vinh 0,743 đạt xấp xỉ mức
trung bình thế giới. Như vậy, với giá trị trung bình vùng ĐBSCL của hệ số K/H là
0,74 thì có 6 tỉnh thành đạt bằng và cao hơn. Nếu so với hệ số K/H của cả nước 0,76
thì chỉ có 3 tỉnh Cà Mau, Cần Thơ và Bạc Liêu đạt trên mức trung bình này.
H= 0,731
K = 0,556
52
Bảng 2.12: Tương quan giữa chỉ số GDP với chỉ số HDI theo hệ số
Hệ số K/H (GDP/HDI)
Chênh lệch
1999 2004
Cả nước 0,678 0,761 0,083
ĐB Sông Hồng 0,636 0,727 0,090
Tây Bắc 0,567 0,655 0,087
Đông Bắc 0,577 0,673 0,095
Bắc Trung Bộ 0,559 0,639 0,080
DH Nam Trung Bộ 0,621 0,706 0,085
Tây Nguyên 0,662 0,666 0,003
Đông Nam Bộ 0,812 0,884 0,072
ĐBSCL 0,673 0,741 0,068
1. Vĩnh Long 0,647 0,693 0,046
2. Long An 0,671 0,713 0,043
3. Tiền Giang 0,658 0,715 0,057
4. Cà Mau 0,676 0,766 0,090
5. Kiên Giang 0,693 0,754 0,061
6. Cần Thơ 0,686 0,806 0,120
7. Bến Tre 0,659 0,713 0,055
8. Trà Vinh 0,686 0,743 0,057
9. Sóc Trăng 0,687 0,735 0,048
10. An Giang 0,703 0,758 0,055
11. Bạc Liêu 0,663 0,788 0,125
12. Đồng Tháp 0,633 0,674 0,042
13. Hậu Giang 0,715
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Báo cáo phát triển con người Việt Nam
2.3.1.4. Nhận xét
Tóm lại, xét từ nhiều góc độ khác nhau mối tương quan giữa phát triển kinh tế
- phát triển con người của các tỉnh ĐBSCL tuy chưa hoàn toàn đầy đủ, song cũng
cho chúng ta thấy: còn ít nhất khoảng 2/3 số tỉnh thành còn ở tình trạng kém phát
triển cả về kinh tế và phát triển con người. Các tỉnh này có độ tương thích thấp, kinh
tế đóng góp, tác động còn ít vào phát triển con người.
Những phân tích trên đây cho thấy mặc dù trong năm qua, kinh tế khu vực
ĐBSCL đã liên tục đạt được tăng trưởng cao, nhưng “Tình trạng nghèo đói và cận
nghèo đói hiện nay vẫn là thách thức cấp bách nhất về phát triển con người…” Hơn
nữa, “bất cứ lợi ích nào mà người nghèo nhận được từ an sinh xã hội bị lấy lại thông
53
qua các phí và chi tiêu cho giáo dục và y tế. Chính phủ trợ cấp cho các hộ nghèo
nhất rồi lấy lại đúng khoản đó”, cho nên “an sinh xã hội cho người nghèo là con số
0, có khi là âm” (Nhà kinh tế trưởng của UNDP ở Việt Nam, Johnathan Pincus).
Giá trị chỉ số HDI tương đối cao trong khi hệ số K/H của vùng và đại đa số
các tỉnh thành thấp hơn mức trung bình chứng tỏ những cố gắng về các mặt giáo
dục, y tế đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong giá trị chỉ số HDI. Vì vậy,
bài toán đặt ra ở đây là một mặt phải tăng được sự đóng góp của chỉ số GDP nhiều
hơn nữa vào mục tiêu nâng cao chỉ số HDI. Mặt khác, cần tìm ra những khâu then
chốt để có thể phát huy được hiệu quả của những thành tựu về giáo dục và y tế vào
việc nâng cao không chỉ bản thân chỉ số HDI, mà phải nâng cao cả chỉ số GDP. Nói
một cách khác là hiệu quả đầu tư cho y tế và giáo dục cần được thể hiện rõ hơn nữa
trong việc giải quyết những mục tiêu bản chất của phát triển kinh tế.
Nhìn tổng thể, trong giai đoạn 1999-2004, chỉ số HDI ở tất cả các tỉnh đều được
cải thiện, dù với mức độ khác nhau và khoảng cách phát triển con người giữa các tỉnh
đã được thu hẹp. Có được sự cải thiện như vậy một phần quan trọng là nhờ tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và đến lượt mình, tăng trưởng lại phụ thuộc vào nổ lực của các tỉnh
trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của mình – ngoài các nhân tố khác. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại bất bình đẳng trong phân phối lợi ích tăng trưởng giữa các tỉnh. Hơn
nữa, bất bình đẳng nội tỉnh về phân phối thu nhập cũng hiện hữu. Điều này đã ảnh
hưởng đến mức độ thay đổi của chỉ số HDI giữa các tỉnh trong thời gian qua.
2.3.2. Mối tương quan giữa chỉ số E1 với chỉ số HDI
2.3.2.1. Theo xếp hạng
Thứ hạng HDI vùng ĐBSCL đang đứng thứ 5 trong 8 vùng của cả nước, tụt 1
hạng so với năm 1999. Trong khi đó, chỉ số E1 từ vị trí thứ 3 giảm xuống hạng 7.
Đây là khu vực mà trong những năm qua thực trạng giáo dục ở mức báo động, các
vùng khác có sự cải thiện giáo dục đáng kể, thay đổi vị trí thứ hạng trong bản đồ
giáo dục của cả nước, nhưng với ĐBSCL thì đi ngược lại xu thế này. Phải chăng
chính điều này làm kéo giảm thứ hạng chỉ số HDI của vùng so với cả nước?
54
Bảng 2.13: Tương quan giữa chỉ số E1 với chỉ số HDI theo xếp hạng
Tỉnh, thành
phố
Xếp hạng HDI
+/-
Xếp hạng E1 +/-
Chênh lệch
xếp hạng
1999 2004 1999 2004 1999 2004
ĐBSCL 4/8 5/8 -1 3/8 7/8 -4 1 -2
1. Vĩnh Long 13 16 -3 10 39 -29 3 -23
2. Long An 16 20 -4 11 42 -31 5 -22
3. Tiền Giang 18 21 -3 11 42 -31 7 -21
4. Cà Mau 20 18 2 21 45 -24 -1 -27
5. Kiên Giang 21 19 2 15 47 -32 6 -28
6. Cần Thơ 24 17 7 28 51 -23 -4 -34
7. Bến Tre 27 33 -6 32 42 -10 -5 -9
8. Trà Vinh 36 40 -4 32 53 -21 4 -13
9. Sóc Trăng 37 47 -10 40 53 -13 -3 -6
10. An Giang 38 41 -3 32 56 -24 6 -15
11. Bạc Liêu 39 34 5 32 53 -21 7 -19
12. Đồng Tháp 40 44 -4 15 51 -36 25 -7
13. Hậu Giang 42 50 0 -8
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Báo cáo phát triển con người Việt Nam
Xem xét chi tiết đến từng tỉnh thành cho thấy chỉ số giáo dục tụt hạng rõ nét
hơn. Năm 2004, 13/13 tỉnh thành ĐBSCL đều tụt hạng, giảm đáng kể nhất là Long
An, Tiền Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp trên 30 bậc; Bến Tre giảm 10 bậc; Sóc
Trăng giảm 13 bậc; còn lại giảm từ 20 – 30 bậc.
Trong khi đó, chỉ số HDI tuy có chiều hướng tụt hạng (8/12 tỉnh) song biên độ
thay đổi không lớn, chỉ có Sóc Trăng giảm 10 bậc; còn 4 tỉnh tăng hạng. Do đó,
chúng ta thấy chênh lệch xếp hạng giữa chỉ số HDI và chỉ số E1 qua hai năm cũng
khác biệt rất rõ. Năm 1999 chênh lệch thứ hạng dao động dưới 10 bậc, duy nhất
Đồng Tháp chênh lệch 25 bậc. Đến năm 2004 biên độ đã nới rộng hơn, khoảng cách
chênh lệch tách xa dần, và một điều thấy rõ rằng chênh lệch thứ hạng đều là số âm,
nghĩa là thứ hạng HDI luôn cao hơn thứ hạng E1. Cần Thơ có khoảng chênh lệch
thứ hạng lớn nhất -34 bậc, thật khó lý giải đối với một thành phố được xem là phát
triển đi đầu của khu vực ĐBSCL? Phải chăng chênh lệch phát triển nội vùng còn
quá lớn, giữa thành thị và nông thôn, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã làm
55
phân tầng rõ nét? Khoảng chênh lệch dưới 10 bậc có các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng,
Đồng Tháp và Hậu Giang.
Hình 2.10: Chênh lệch xếp hạng chỉ số HDI và E1 năm 2004
Xếp hạng theo HDI
HDI CAO 1 HDI CAO
E1 THẤP E1 CAO
11 Vĩnh Long, Long An,
Bến Tre Tiền Giang, Cà Mau,
21 Kiên Giang, Cần Thơ
61 51 41 31 21 11 1
Xếp hạng theo E1
Trà Vinh, Sóc Trăng, 41
An Giang, Bạc Liêu Đồng Tháp
51
HDI THẤP HDI THẤP
E1 THẤP 61 E1 CAO
Hình 2.11: Tương quan theo xếp hạng HDI và E1 của 12 tỉnh thành ĐBSCL năm 1999
Năm 1999 mối tương quan này có đầy đủ nhóm các tỉnh thuận chiều và ngược
chiều. Trong đó, có 6/12 tỉnh thuận chiều HDI và E1 cùng cao (thứ hạng < 31), đó là
56
Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang và Cần Thơ. Ngược lại, Trà
Vinh, Sóc Trăng, An Giang và Bạc Liêu có thứ hạng HDI và E1 cùng thấp (> 31).
Nhóm tương quan ngược chiều có tỉnh Bến Tre thứ hạng HDI cao nhưng E1 thấp và
Đồng Tháp có thứ hạng HDI thấp nhưng E1 cao.
Bức tranh sinh động đó đã thay đổi hoàn toàn vào năm 2004, những tỉnh có
thứ hạng chỉ số E1 cao đã không còn xuất hiện. Đồng Tháp vốn xếp hạng E1 cao vào
năm 1999 nay cũng được đưa vào nhóm có HDI và E1 cùng thấp. Bến Tre có HDI
xếp hạng cao nay lại bị tụt xuống nhóm thuận chiều thấp. Như vậy, tương quan xếp
hạng giữa chỉ số phát triển con người và chỉ số giáo dục chỉ còn phân thành hai
nhóm E1 thấp + HDI cao hay HDI thấp.
Xếp hạng theo HDI
HDI CAO 1
E1 THẤP
Vĩnh Long, Long An, 12
Tiền Giang, Cà Mau,
Kiên Giang, Cần Thơ 22
64 52 42 32 22 12 1
Xếp hạng theo E1
Bến Tre, Trà Vinh, 42
Sóc Trăng, An Giang,
Bạc Liêu, Đồng Tháp, 52
Hậu Giang
HDI THẤP 64
E1 THẤP
Hình 2.12: Tương quan theo xếp hạng HDI và E1 của 13 tỉnh thành ĐBSCL năm 2004
Như vậy, xét theo mối tương quan xếp hạng thì toàn vùng ĐBSCL chưa có
tỉnh thành nào đạt được độ tương thích tốt giữa chỉ số HDI và E1. 7/13 tỉnh có mối
quan hệ thuận chiều cùng thấp, 6 tỉnh còn lại vốn tương thích tốt cùng cao (năm
1999) nay lại có tương quan ngược chiều.
57
Điều này cho thấy, giáo dục ĐBSCL trong thời gian qua chưa đóng góp hợp lý
vào sự phát triển của chỉ số phát triển con người. Ta sẽ khẳng định vấn đề này rõ
hơn qua việc xem xét mối tương quan giữa chúng với góc độ tiếp cận khác.
2.3.2.2. Theo giá trị
Bảng 2.14: Tương quan giữa chỉ số E1 với chỉ số HDI theo giá trị
Tỉnh, thành phố
Giá trị chỉ số
HDI +/-
Giá trị chỉ số
E1 +/-
1999 2004 1999 2004
Cả nước 0,689 0,731 0,042 0,84 0,86 0,02
ĐB Sông Hồng 0,723 0,757 0,034 0,81 0,89 0,08
Tây Bắc 0,564 0,611 0,047 0,68 0,72 0,04
Đông Bắc 0,641 0,684 0,043 0,72 0,85 0,13
Bắc Trung Bộ 0,662 0,704 0,042 0,75 0,89 0,14
DH Nam Trung Bộ 0,676 0,722 0,046 0,76 0,88 0,12
Tây Nguyên 0,604 0,646 0,042 0,64 0,83 0,19
Đông Nam Bộ 0,751 0,792 0,041 0,80 0,86 0,06
ĐBSCL 0,669 0,702 0,033 0,77 0,80 0,03
1. Vĩnh Long 0,695 0,721 0,026 0,80 0,84 0,04
2. Long An 0,686 0,715 0,029 0,79 0,83 0,04
3. Tiền Giang 0,684 0,713 0,029 0,79 0,83 0,04
4. Cà Mau 0,680 0,718 0,038 0,77 0,82 0,05
5. Kiên Giang 0,678 0,716 0,038 0,78 0,81 0,03
6. Cần Thơ 0,671 0,720 0,049 0,76 0,79 0,03
7. Bến Tre 0,668 0,701 0,033 0,75 0,83 0,08
8. Trà Vinh 0,656 0,686 0,03 0,75 0,78 0,03
9. Sóc Trăng 0,655 0,680 0,025 0,74 0,78 0,04
10. An Giang 0,654 0,686 0,032 0,75 0,77 0,02
11. Bạc Liêu 0,649 0,698 0,049 0,75 0,78 0,03
12. Đồng Tháp 0,648 0,682 0,034 0,78 0,79 0,01
13. Hậu Giang 0,685 0,80
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Báo cáo phát triển con người Việt Nam
Về giá trị chỉ số HDI: năm 1999 chỉ có Vĩnh Long đạt 0,695 trên mức trung
bình cả nước 0,689. Đến năm 2004, không còn tỉnh thành nào đạt giá trị chỉ số HDI
cả nước 0,731. Nếu so sánh với mức trung bình của vùng thì số tỉnh thành đạt ≥
0,702 có 6 tỉnh tỉnh Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang và Cần
Thơ. Các tỉnh thành này được Báo cáo phát triển con người Việt Nam 1999-2004
58
xếp vào nhóm phát triển cao (HDI ≥ 0,7) và có thêm tỉnh Bến Tre. Còn nếu theo
phân nhóm HDI của UNDP thì không có tỉnh thành nào ở ĐBSCL thuộc nhóm phát
triển cao. Xét một cách tương đối, điều đó cũng đồng nghĩa là có 8,08 triệu người
được hưởng mức phát triển con người trung bình toàn vùng, chiếm 47,3% dân số
ĐBSCL. Còn khoảng 8,99 triệu người của 7 tỉnh khác đang ở dưới mức trung bình
của vùng. Nhưng nếu xét theo chỉ số HDI cả nước thì chưa một người dân nào của
ĐBSCL hưởng mức phát triển con người trung bình này.
Về giá trị chỉ số E1: xét theo mức trung bình cả nước thì không một tỉnh thành
nào ở vùng ĐBSCL đạt 0,835 năm 1999 và đạt 0,855 năm 2004. Nhưng nếu xét
theo mức bình quân của vùng thì có 7 tỉnh thành đạt mức 0,77 năm 1999 và 0,8 năm
2004. Điều đáng lưu ý là 7 tỉnh thành này không được giữ nguyên, Bến Tre có
chuyển biến tăng, năm 2004 đạt 0,83 trên mức trung bình của vùng. Ngược lại
Đồng Tháp đến năm 2004 chỉ số giáo dục là 0,79 thấp hơn mức bình quân của
vùng. Xem xét này một lần nữa cho ta thấy Cần Thơ đều chưa đạt mức trung bình
của vùng ở cả hai năm.
Giá trị chỉ số E1
Giá trị chỉ số HDI
Long An,Tiền Giang,
Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long
Cần Thơ, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng,
An Giang, Bạc Liêu,
Đồng Tháp
Hình 2.13: Tương quan theo giá trị HDI và E1 của 12 tỉnh thành ĐBSCL năm 1999
Năm 1999: 11/12 tỉnh thành có mối quan hệ thuận chiều, nhưng đều là giá trị
chỉ số E1 và HDI cùng thấp (so với mức trung bình cả nước H= 0,689 và E1= 0,835).
H= 0,689
E1 = 0,835
59
Duy nhất Vĩnh Long có giá trị chỉ số HDI cao 0,695; nhưng giá trị chỉ số E1 là 0,8
thấp hơn cả nước. Và đây cũng là tỉnh đứng đầu khu vực về giá trị của cả hai chỉ số.
Năm 2004: Vĩnh Long cùng được xếp vào nhóm quan hệ thuận chiều thấp và
như vậy 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL đều có giá trị chỉ số HDI và E1 dưới mức
trung bình cả nước H= 0,731 và E1= 0,855.
Tóm lại, xét theo giá trị chỉ số HDI và E1 thì trong 13 tỉnh thành chưa có tỉnh
nào đạt mối tương quan tốt. Với cách xem xét này, để đạt mức trung bình cả nước,
cả 13 tỉnh thành cần cải thiện chỉ số phát triển con người và chỉ số phát triển giáo
dục. Và để đạt mức trung bình của vùng (H= 0,702 và E1= 0,8) thì có 5 tỉnh cần
vươn lên ở cả hai chỉ số là Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu và Đồng
Tháp; 2 tỉnh cải thiện chỉ số phát triển con người là Bến Tre, Hậu Giang và phải
phấn đấu vươn lên ở chỉ tiêu giáo dục là Cần Thơ.
Giá trị chỉ số E1
Giá trị chỉ số HDI
Vĩnh Long, Long An,
Tiền Giang, Cà Mau,
Kiên Giang, Cần Thơ,
Bến Tre, Trà Vinh,
Sóc Trăng, An Giang,
Bạc Liêu, Đồng Tháp,
Hậu Giang
Hình 2.14: Tương quan theo giá trị HDI và E1 của 13 tỉnh thành ĐBSCL năm 2004
2.3.2.3. Theo hệ số
Giá trị của hệ số E1/H (E1/HDI) biểu đạt phần đóng góp của nhân tố giáo dục
vào chỉ số phát triển con người của cộng đồng, phản ánh giáo dục là mục tiêu của
quá trình phát triển.
H= 0,731
E1 = 0,855
60
Tương quan giữa chỉ số phát triển giáo dục E1 với chỉ số phát triển con người
HDI của vùng ĐBSCL năm 1999 là 1,15 giảm xuống còn 1,14 năm 2004. Trong khi
đó, hệ số này của cả nước giảm từ 1,21 xuống 1,17. Tuy thấp hơn mức trung bình cả
nước, nhưng hệ số E1/H của vùng vẫn còn ở mức cao.
Bảng 2.15: Tương quan giữa chỉ số E1 với chỉ số HDI theo hệ số
Hệ số E1/H (E1/HDI)
Chênh lệch 1999 2004
Cả nước 1,212 1,170 -0,042
ĐB Sông Hồng 1,120 1,176 0,055
Tây Bắc 1,206 1,178 -0,027
Đông Bắc 1,123 1,243 0,119
Bắc Trung Bộ 1,133 1,264 0,131
DH Nam Trung Bộ 1,124 1,219 0,095
Tây Nguyên 1,060 1,285 0,225
Đông Nam Bộ 1,065 1,086 0,021
ĐBSCL 1,151 1,140 -0,011
1. Vĩnh Long 1,151 1,165 0,014
2. Long An 1,152 1,161 0,009
3. Tiền Giang 1,155 1,164 0,009
4. Cà Mau 1,132 1,142 0,010
5. Kiên Giang 1,150 1,131 -0,019
6. Cần Thơ 1,133 1,097 -0,035
7. Bến Tre 1,123 1,184 0,061
8. Trà Vinh 1,143 1,137 -0,006
9. Sóc Trăng 1,130 1,147 0,017
10. An Giang 1,147 1,122 -0,024
11. Bạc Liêu 1,156 1,117 -0,038
12. Đồng Tháp 1,204 1,158 -0,045
13. Hậu Giang 1,168
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Báo cáo phát triển con người Việt Nam
HDI = 0,702 1,05 có hiện tượng nhân tố giáo dục đã
lấn phần đóng góp của nhân tố kinh tế và nhân tố tuổi thọ vào HDI. Chứng tỏ giáo
dục ĐBSCL không có sự đóng góp hợp lý vào thành quả HDI của cộng đồng.
Phân tích hệ số E1/H ở các tỉnh ĐBSCL đều cho thấy có giá trị lớn hơn 1,05 và
13 tỉnh thành này đều có giá trị chỉ số HDI < 0,8. Điều này cũng cho ta kết luận:
nhân tố giáo dục đã lấn phần đóng góp của nhân tố kinh tế và nhân tố tuổi thọ vào
61
HDI. Ngoài ra, hệ số E1/H lớn hơn 1 còn chứng tỏ người dân ĐBSCL có phúc lợi
giáo dục cao trong HDI.
Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng có tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ
nhóm dân số 6-23 tuổi đi học các cấp là khá cao. Với giá trị này, giáo dục đã góp
phần làm gia tăng chỉ số phát triển con người HDI. Tuy có tỷ lệ đi học các cấp giáo
dục thấp nhất cả nước 61,5% và tỷ lệ người lớn biết chữ 89,8% đứng thứ 3 trên Tây
Bắc và Tây Nguyên (năm 2004) nhưng chỉ số giáo dục ĐBSCL vẫn xếp vào hàng
cao trong khu vực, đạt từ 0,75 – 0,85. Tuy nhiên ĐBSCL có chỉ số phát triển con
người chưa cao do đó khi xem xét hệ số E1/H ta thấy rõ vấn đề này.
2.3.2.4. Nhận xét
Xem xét mối tương quan giữa chỉ số phát triển con người HDI và chỉ số giáo
dục E1 ở nhiều góc độ khác nhau cho thấy tính tương thích còn thấp và có hiện
tượng nhân tố giáo dục lấn phần đóng góp của các nhân tố khác vào chỉ số HDI. Chỉ
số E1 đạt khá cao song chỉ số HDI lại không cao tương đồng, do đó độ chênh tỷ số
này lớn hơn 1. Như vậy sâu trong nội hàm của chỉ số HDI đang có sự mất cân xứng.
Chỉ số giáo dục được xây dựng trên tỷ lệ biết chữ của người lớn (từ 15 tuổi trở
lên) và trên tỷ lệ ghi danh theo học các bậc tiểu học, trung học và đại học gộp lại.
Nhưng tỷ lệ biết chữ chiếm 2/3 hệ số, trong khi tỷ lệ ghi danh ở tiểu, trung và đại
học chỉ chiếm 1/3 hệ số. Nói cách khác, căn bản quan trọng để tính toán chỉ số giáo
dục giữa các quốc gia là tỷ lệ biết chữ.
Theo định nghĩa khái niệm “kỹ năng biết chữ của người lớn” trong cuộc khảo
sát quốc tế về tình trạng biết chữ của người trưởng thành được thực hiện từ 1994 -
1998 (IALS, International Adult Literacy Survey), có nghĩa là “sự hiểu biết và khả
năng sử dụng thông tin để có thể vận dụng một cách hiệu quả các kiến thức đòi hỏi
trong một xã hội tri thức của thế kỷ 21”.
Nói cách khác, biết chữ có nghĩa là kiến thức và kỹ năng xử lý thông tin mà
con người cần phải có khi đọc các tài liệu thường gặp hằng ngày trong công việc
làm, ở gia đình hay trong cộng đồng.
62
Khi thực hiện cuộc khảo sát này để tính tỷ lệ biết chữ của một nước, người ta
không đo lường cá nhân về kiến thức lý thuyết hay khả năng nhớ thuộc lòng các
thông tin, mà chỉ khảo sát khả năng triển khai và giải thích ý nghĩa của các tài liệu
dưới nhiều dạng khác nhau: văn xuôi, văn vần, các tài liệu hướng dẫn, các thông
báo, biểu mẫu xin việc, bảng biểu thống kê, tài liệu định lượng, các tính toán...
Căn cứ trên điểm số các thang đo lường ấy, người ta phân chia dân chúng
trong mỗi nước theo các mức biết chữ và tính tỷ lệ trong từng mức, từ 1 (thấp nhất)
đến 5 (cao nhất). Mức 3 đòi hỏi kỹ năng tương đương với tốt nghiệp trung học phổ
thông và năm đầu đại học. Mức 4 và 5 đòi hỏi kỹ năng xử lý thông tin cao hơn,
tương đương với trình độ đại học.
Như vậy, nếu tỷ lệ biết chữ ở ĐBSCL là 89,8% (2004), tức vào hàng thứ 6
trong 8 vùng cả nước, điều này cũng chưa đủ để nói lên chất lượng nền giáo dục
nếu chưa biết được tỷ lệ phần trăm số người ở mỗi mức biết chữ, trong năm mức
nói trên, ở lớp tuổi 15 - 65.
Hiện nay, dường như chưa có dữ kiện thống kê nào cho biết được các tỷ lệ này
ở ĐBSCL nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Điều mà chúng ta mong mỏi
đạt tới không phải là tỷ lệ biết chữ 92,2% như cả nước hiện nay hay cao hơn nữa,
nếu tỷ lệ ấy gồm đa số người dân ở mức 1, nghĩa là mức biết chữ thấp nhất. Điều
mà ta mong mỏi là tỷ lệ cao ở mức biết chữ từ bậc 3 trở lên, tức là trình độ học vấn
tương đương trung học phổ thông. Đó là mức dân trí cần thiết mà các nước đang cố
gắng đạt đến trong nền kinh tế tri thức toàn cầu.
Thế nhưng nhìn lại bảng số liệu về chỉ số phát triển con người trong báo cáo,
ta thấy tỷ lệ phần trăm ghi danh theo học từ bậc tiểu học lên đến đại học ở ĐBSCL
chỉ là 61,5%, đứng thấp nhất toàn quốc. Nếu tình trạng này không được cải thiện,
nhất là ở bậc trung học phổ thông và đại học, thì trong tương lai dù tỷ lệ biết chữ có
tăng lên kéo theo sự gia tăng chỉ số giáo dục, nhưng đa số dân chúng còn ở mức độ
biết chữ thấp, điều đó cũng không thể lạc quan và cũng không nói lên được sự gia
tăng về chất lượng của nền giáo dục, hay khả năng đáp ứng của nó trong nền kinh tế
hội nhập và phát triển.
63
Nói tóm lại, tỷ lệ người lớn biết chữ cao là một điều kiện thuận lợi để đông
đảo người dân ĐBSCL tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, đa số dân cư là nông dân và
mức độ phổ cập giáo dục mới ở mức tiểu học. Trình độ văn hóa còn thấp như vậy
hạn chế cả sự phát triển các nhu cầu về tinh thần cũng như các điều kiện thỏa mãn
chúng của họ. Ngoài ra việc không biết và không thông thạo ngoại ngữ của gần như
toàn bộ dân cư nông thôn và một bộ phận đáng kể dân thành thị đang là một trong
những trở ngại lớn nhất đối với việc đón nhận các cơ hội về thông tin và tri thức
toàn cầu đang mở rộng. Hơn nữa, do thu nhập còn thấp, nên đa số người dân chưa
có nhiều điều kiện cải thiện nhanh chóng trình độ văn hóa và chất lượng đời sống
tinh thần của mình; ưu tiên hàng đầu của họ vẫn là thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu
và đối phó với các rủi ro, hoặc là để con cái họ tiếp tục học ở cấp cao hơn.
2.3.3. Mối tương quan giữa chỉ số GDP với chỉ số E1
2.3.3.1. Theo xếp hạng
Trong khi thứ hạng chỉ số GDP của ĐBSCL vẫn giữ nguyên vị trí thứ 3 trong
8 vùng cả nước, thì chỉ số E1 giảm từ hạng 3 xuống hạng 7. Mặc dù thu nhập bình
quân đầu người đã tăng từ 4.200 nghìn đồng (tương đương 1.496 USD PPP) năm
1999 lên 7.093 nghìn đồng (tương đương 2.239 USD PPP) năm 2004, vẫn thấp hơn
mức trung bình cả nước 8.720 nghìn đồng (2.745 USD PPP), nhưng ĐBSCL vẫn
xếp thứ 3 (sau Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ). Phải chăng điều này cũng
không có nhiều ý nghĩa trong việc duy trì và cải thiện tình hình giáo dục ở ĐBSCL?
Đây là khu vực mà trong những năm qua thực trạng giáo dục ở mức báo động. Các
vùng khác có sự cải thiện giáo dục đáng kể, thay đổi vị trí thứ hạng trong bản đồ
giáo dục của cả nước (Bắc Trung Bộ từ hạng 5 lên hạng 1, Tây Nguyên từ hạng 8
lên hạng 6) nhưng với ĐBSCL thì đi ngược lại xu thế này.
Xem xét chi tiết đến từng tỉnh thành cho ta thấy rõ nét hơn. 13/13 tỉnh thành
ĐBSCL đều tụt hạng, giảm đáng kể nhất là Long An, Tiền Giang, Kiên Giang và
Đồng Tháp trên 30 bậc; Bến Tre giảm 10 bậc; Sóc Trăng giảm 13 bậc; còn lại giảm
từ 20 – 30 bậc.
64
Bảng 2.16: Tương quan giữa chỉ số GDP với chỉ số E1 theo xếp hạng
Tỉnh, thành phố
Xếp hạng GDP +/-
Xếp hạng E1 +/-
Chênh lệch xếp
hạng
1999 2004 1999 2004 1999 2004
ĐBSCL 3/8 3/8 0 3/8 7/8 -4 0 -4
1. Vĩnh Long 15 23 -8 10 39 -29 5 -16
2. Long An 11 19 -8 11 42 -31 0 -23
3. Tiền Giang 15 21 -6 11 42 -31 4 -21
4. Cà Mau 11 12 -1 21 45 -24 -10 -33
5. Kiên Giang 9 13 -4 15 47 -32 -6 -34
6. Cần Thơ 11 8 3 28 51 -23 -17 -43
7. Bến Tre 19 24 -5 32 42 -10 -13 -18
8. Trà Vinh 15 20 -5 32 53 -21 -17 -33
9. Sóc Trăng 15 25 -10 40 53 -13 -25 -28
10. An Giang 11 15 -4 32 56 -24 -21 -41
11. Bạc Liêu 21 11 10 32 53 -21 -1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH024.pdf