Lời cam đoan
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục so đồ
MỞ ĐẦU.1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .3
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP .4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.4
1.1.1. Khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp .4
1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp.5
1.1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp.5
1.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .6
1.2.1. Các báo cáo tài chính .6
1.2.2. Cơ sở dữ liệu khác.7
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.8
1.3.1. Phương pháp so sánh.8
1.3.2. Phương pháp tỷ lệ .9
1.3.3. Phương pháp phân tích nhân tố .10
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .11
1.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính.11
1.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính.17
92 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty CP luyện cán thép Gia Sàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự
biến động lớn, việc thu tiền bán hàng diễn ra không thường xuyên, tình hình thanh
toán chi trả cũng thường gặp khó khăn; chính vì vậy việc tổ chức đảm bảo nguồn
vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu – chi bằng tiền của doanh nghiệp cũng
gặp khó khăn hơn. Trong trường hợp này phân tích cần đi sâu xem xét, nhận định
cũng như đưa ra các dự báo về tình hình tài chính theo từng mùa vụ chứ không thể
so sánh theo từng kỳ thông thường.
* Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhằm thực hiện nhiều
mục tiêu, một trong những mục tiêu quan trọng là nhằm phục vụ cho công tác điều
hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khoa học hơn, các quyết định của
lãnh đạo doanh nghiệp phù hợp hơn với thực tiễn.
28
Là người ra quyết định trong doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, sử dụng các
kết quả phân tích tài chính trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh,
ra quyết định thì mới tạo được tiền đề và cơ sở cho công tác phân tích tài chính
doanh nghiệp được thực hiện và phát huy hiệu quả.
Nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất, con người được đề cập đến
với vai trò là những cán bộ quản lý và lực lượng lao động trong doanh nghiệp, đặc
biệt là đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp là những con người
toàn quyền quản lý và sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp và là
người chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề về tài chính trong doanh nghiệp.
Quyết định sử dụng đồng vốn của lãnh đạo doanh nghiệp là đúng đắn, phù hợp với
xu hướng phát triển thì doanh nghiệp sẽ có lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
vốn được sử dụng một cách tiết kiệm mang lại hiệu quả cao; ngược lại, nếu quyết
định sai, không phù hợp thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ trong sản xuất kinh doanh,
vốn sử dụng không hiệu quả.
Việc phân tích tài chính của một doanh nghiệp đòi hỏi phải có một bộ phận
chuyên trách đủ lớn, hạn chế kiêm nhiệm. Nếu trình độ của nhân viên tốt nhưng số
lượng nhân viên quá ít thì công tác phân tích tài chính cũng không thể thực hiện tốt
được, vì vậy, lực lượng cán bộ phân tích tài chính cần phải thường xuyên được nâng
cao, đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp phải chú trọng
đến việc đào tạo nhân lực và có chế độ đãi ngộ xứng đáng để phát huy hiệu quả
công tác phân tích tài chính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có các nhân tố bên trong doanh nghiệp như hệ thông thông tin
nộ bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống máy tính, phần mềm hỗ trợ việc tính toán
1.5.2. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Đầu tiên là, môi trường kinh doanh. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn
tại một cách đơn độc, sự tồn tại của các doanh nghiệp phải gắn với các điều kiện
môi trường. Môi trường kinh doanh là tổng thể những điều kiện nằm ngoài sự kiểm
soát của doanh nghiệp, có tác động tới hoạt động của doanh nghiệp nhưng không
29
chịu sự điều khiển trực tiếp của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh là một trong
những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường là môi trường ra đời và phát triển công tác phân tích tài
chính. Môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động phân tích tài chính dưới các
giác độ chủ yếu sau:
- Sự ổn định của nền kinh tế: ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh
nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động của nền
kinh tế có thể gây ra những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà phân tích tài chính
phải dự báo được, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản mục chi phí về đầu
tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay việc tìm nguồn tài
trợNền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó, nếu doanh nghiệp
muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình thì cũng phải phấn đấu để phát triển với
nhịp độ tương đương. Điều này đòi hỏi hoạt động phân tích tài chính phải được dự
báo xu thế phát triển, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất, thuế: Giá cả thị trường ảnh hưởng
lớn đến doanh thu, do đó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự tăng
giảm lãi suất và giá cả cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự tăng giảm chi phí tài chính
và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh
hưởng tới tình hình kinh doanh, khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư.
Tất cả các yếu tố trên có thể được nhà phân tích tài chính sử dụng để phân
tích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thị
trường tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật công nghệ.
Sự cạnh tranh về sản phẩm đang sản xuất và các sản phẩm tương lai giữa các
doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế tài chính của doanh nghiệp và có liên
quan chặt chẽ tới khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng. Bên cạnh
đó sự tiến bộ kỹ thuật công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật,
quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng với
thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho doanh nghiệp.
30
- Chế độ, chính sách Nhà nước trong lĩnh vực tài chính kế toán là những
nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến công tác phân tích tài chính. Chính sách
thuế, kế toán hợp lý và ổn định có tác động lớn đến việc xác định và tính toán
các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. Việc ban hành và áp dụng thống nhất các
chuẩn mực kế toán và kiểm toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích
tình hình tài chính doanh nghiệp.
Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là rất cần thiết đối với tất cả các
loại hình doanh nghiệp tồn tại trên nền kinh tế thị trường. Công tác phân tích tài
chính bao gồm nhiều nội dung, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Vì vậy,
để thực hiện tốt công tác phân tích tài chính đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu
kỹ các nội dung về phân tích tài chính doanh nghiệp để có thể vận dụng một cách
phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp mình.
31
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN CÁN THÉP GIA SÀNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP LUYỆN CÁN THÉP GIA SÀNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Luyện Cán thép Gia Sàng.
Tên giao dịch quốc tế: Gia Sang Steel Join Stock Company.
Tài khoản: 10 201000 443012-Ngân hàng Công thương Lưu Xá.
Địa chỉ: số 586 - Đường Cách mạng tháng 8 - Phường Gia Sàng - TP Thái Nguyên.
Điện thoại: 02803 855 443
Mã số thuế: 4600 100 155 016
Fax: 02803 751 695
Email: khkdgs@gmail.com
Nhà máy Luyện Cán thép Gia Sàng là thành viên thuộc công ty Gang Thép
Thái Nguyên, được khởi công xây dựng ngày 23/12/1971 theo quyết định số
03/HĐBT ngày 20/05/1970 của hội đồng Bộ trưởng (Nay là Thủ tướng Chính phủ).
Nhà máy được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức, với
tổng số vốn đầu tư ban đầu là 119.000.000 đồng (Theo thời giá năm 1970). Công
suất thiết kế là 62.500 tấn thép thỏi, 50.000 tấn thép cán và 5.000 tấn thép kéo dây
mạ kẽm. Sau 4 năm xây dựng, ngày 01/05/1975 mẻ thép đầu tiên đã ra lò, đúng vào
ngày quốc tế lao động, ngày đó đã trở thành ngày truyền thống của Nhà máy.
Ngày 28/08/1975, công nghệ luyện thép đã đi vào sản xuất và đến ngày
12/06/1976 là công nghệ kéo dây mạ kẽm, đây là chu trình khép kín của toàn bộ dây
chuyền công nghệ. Sản phẩm của nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam 1650-75,
1651-75, 1656-75, tiêu chuẩn Nga IOCT 380-71 và tiêu chuẩn Nhật Bản JIS3112.
Các sản phẩm thép của Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng (được cấp
chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002) trong thương hiệu TISCO đã đến với những công
trình trên mọi miền đất nước. Sau khi được cải tạo nâng cấp năm 2002, công ty sản
xuất được 112.466 tấn thép cán các loại/năm, vượt mức 12,46% công suất thiết kế.
32
Công ty có những biện pháp quản lý mới, áp dụng sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất,
giao khoán chỉ tiêu, hạ giá thành, đồng thời chuyển đổi sang thực hiện quản lý chất
lượng mới ISO 9001:2000, được tổ chức quốc tế QUACERT đánh giá và cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ngày 06/08/2003.
Năm 2006, Nhà máy đã tiến hành cổ phần hoá theo phương án đã được ban
đổi mới doanh nghiệp thông qua. Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng đã đổi tên
thành Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng, tên viết tắt là GISCO, không còn
là thành viên của Công ty gang thép Thái Nguyên, vốn điều lệ của Doanh nghiệp là
50 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ cổ phần của các cổ đông như sau: cổ phần nhà nước là
38,81%; bán cho người lao động theo giá ưu đãi là 41,19%; bán đấu giá công khai
ra bên ngoài là 20% vốn điều lệ. Doanh nghiệp thực hiện việc bán cổ phần vào
tháng 9 năm 2006, với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần.
Sau cổ phần hóa năm 2007, công ty đã đầu tư 35,5 tỷ đồng vào các hạng mục
sau: Hệ thống sản xuất oxy 500m3/giờ; dây truyền đúc liên tục và lò LP; cầu nhóp
bốc thép phế; máy phay rãnh vằn; mở văn phòng đại diện và chi nhánh bán hàng;
xử lý môi trường luyện thép. Năm 2008, tổng mức đầu tư là 19,3 tỷ đồng cho 5
hạng mục sau: lò nung phôi thép; trạm bán xăng dầu; máy phân tích quang phổ;
xưởng cơ khí và hệ thống máy cán.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức quản trị công ty bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm
tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp bằng hình thức bỏ
phiếu và bao gồm 5 thành viên. Ban kiểm soát là cơ quan giám sát của đại hội đồng
cổ đông có quyền kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty.
- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc: điều hành hoạt động của Công ty là
Tổng giám đốc Công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm. Tổng giám đốc
là đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị,
33
trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Tổng
giám đốc là các Phó tổng giám đốc, các trưởng phòng, ban giám đốc các đơn vị trực
thuộc công ty. Sơ đồ 2.1 là sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức quản trị của công ty.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản trị Công ty CP Luyện Cán thép Gia Sàng
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó tổng GĐ
phụ trách kinh
doanh
Phó tổng GĐ
phụ trách sản
xuất
Kế toán trưởng
Phòng
Kế toán thống
kê – tài chính
Văn phòng
Công ty
Phòng tổ chức
lao động
Phòng bảo vệ
tự vệ
Phòng kiểm tra
chất lượng
sản phẩm
Xưởng luyện
thép
Xưởng cán
thép
Phân xưởng
năng lượng
Trạm điện
110KV
Trạm gia
công cơ khí
Trạm sản
xuất Oxy-khí
nén
Phòng
Kế hoạch
kinh doanh
Chi nhánh tại
Hà Nội
Cửa hàng bán
và giới thiệu
sản phẩm
Cửa hàng
kinh doanh
xăng dầu
34
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ
Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng đăng ký các ngành nghề kinh
doanh sau:
- Chuyên sản xuất và kinh doanh thép xây dựng và thép chất lượng cao trên
dây chuyền công nghệ tiên tiến – quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001 – 2000.
Thép tròn trơn CT3 từ Ф 10mm – Ф 25mm.
Thép vằn CT5 từ D10mm – D25mm.
Thép vằn A3 từ D10mm – D25mm, thép góc các loại số 2,5; số 3, 4, 5, 6, 7 –
Độ dài cắt theo yêu cầu của khách hàng.
Sản xuất theo TCVN 1650-75; 1651-75; 1656-75. Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS 3112.
- Chế tạo lắp đặt thiết bị luyện kim
- Sản xuất, mua bán Oxy
- Mua bán xăng dầu, vận tải đường bộ
- Cung cấp, lắp đặt, thí nghiệm, điều chỉnh các thiết bị điện
- Nhập khẩu các vật tư, nguyên liệu cho Luyện và Cán thép
- Xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất: thép cán, thép kéo
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
Trong các lĩnh vực kinh doanh thì Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng
có thế mạnh với sản phẩm chính là thép. Công ty là một đơn vị sản xuất các sản phẩm về
thép có sản lượng lớn, hàng năm cung cấp một lượng sản phẩm thép đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu sang các nước bạn với những sản phẩm chính như:
- Thép thỏi SD295A 340Kg
- Thép tròn trơn CT3 từ Ф 8mm - Ф 25mm
- Thép vằn CT5 từ Ф l0mm - Ф 18mm
- Thép vằn xương cá A3
- Thép góc các loại số L25 - L75
Nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm Công ty cổ phần Luyện cán thép
Gia Sàng đã đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị tiên tiến. Cụ thể, đầu tư đổi mới lò
35
luyện thép, cán thép với cơ cấu tự động, luyện thép bằng 4 lò hồ quang điện, tự động
hoá góp phần nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Từ quy trình công
nghệ sản xuất trên có thể mô tả lại quy trình Luyện thép của công ty như sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ luyện cán thép của công ty
2.1.4. Hiện trạng sử dụng lao động tại công ty
Một trong những nhân tố được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm nhằm làm
góp phần giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục đó là
lao động. Vì vậy việc đánh giá đúng vai trò của lao động, xác định đúng số lượng và
chất lượng lao động luôn là vấn đề chiến lược lâu dài của công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên ngoài yêu cầu do
ngành nghề quy định và phấn đấu vì mục tiêu phát triển kinh tế, công ty cũng chú ý
đến việc đảm bảo các mục tiêu xã hội: Tạo công ăn việc làm cho lao động nhất là
lao động địa phương, chăm lo mức sống và điều kiện sinh hoạt cho cán bộ công
nhân viên trong công ty.
Nguyên
liệu
Lò điện
(Nấu luyện)
Đúc thép
thỏi
Xử lý tháo
gỡ khuôn
Nhập kho bán
thành phẩm
Sàn làm
nguội
Cán tinh
Cán thô
Cán thỏi
Lò nung
Cán dây
Ф10
Máy cuộn
nhập kho
Cắt đóng bó
nhập kho (thép
cán chính)
36
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ rất đa
dạng, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Trình độ lao động của công ty
STT Chỉ tiêu
Quý 1/2010 Quý 1/ 2011 So sánh
Số lượng
(người)
Cơ
cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ
cấu
(%)
Số lượng
tăng (giảm)
(người)
Cơ
cấu
(%)
I. Tổng số
lao động
683 100 736 100 53 7,76
1. Lao động
trực tiếp
534 78,18 578 78,53 44 8,24
2. Lao động
gián tiếp
149 21,82 158 21,47 9 6,04
II. Trình độ 683 100 736 100 53 7,76
1. Đại học 105 15,37 116 15,76 11 10,48
2. Cao đẳng 50 7,32 56 7,61 6 12
3. Trung cấp 147 21,52 163 22,15 16 10,88
4. Lao động
phổ thông
381 55,78 401 54,48 20 5,25
III. Giới tính 683 100 736 100 53 7,76
1. Nữ 288 42,17 304 41,3 16 5,56
2. Nam 395 57,83 432 58,7 37 9,37
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2011
Với tính ổn định về chủng loại sản phẩm, trong suốt giai đoạn 2009 -
2011, công ty đã cung cấp ra thị trường các sản phẩm thép có chất lượng cao và
chủng loại đa dạng như thép dẹt, thép góc, thép I, thép C, thép tròn, thép vằn,
gang. Có thể tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời
gian này qua bảng sau:
37
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu thuần 1.074.376.320.593 1.620.784.478.879 2.051.372.039.945
2. Lợi nhuận gộp 92.419.571.394 90.785.770.290 76.266.555.378
3. Doanh thu HĐ tài chính 10.104.285.670 32.456.893.396 33.571.846.999
4. Chi phí tài chính 20.914.877.653 56.062.884.677 66.251.496.100
5. Chi phí bán hàng 30.349.951.092 22.372.927.219 26.440.787.388
6. Chi phí quản lý DN 11.633.544.382 15.557.599.509 15.004.989.311
7. LN thuần từ HĐ KD 39.625.483.937 29.249.252.281 2.141.129.578
8. Thu nhập khác 1.981.567.013 34.389.899 2.409.320.081
9. Chi phí khác 1.572.012.638 280.506 467.603.602
10. Lợi nhuận khác 409.554.375 34.109.393 1.941.716.479
11. Tổng LN trước thuế 40.035.038.312 29.283.361.674 4.082.846.057
12. Thuế TNDN hiện hành 3.357.667.329 3.756.702.448 439.484.606
13. Lợi nhuận sau TNDN 36.677.370.983 25.526.659.226 3.643.361.451
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CP LUYỆN CÁN THÉP GIA SÀNG
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính
2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính bảng cân đối kế toán
- Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá về tình hình sử dụng và
phân bổ tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp có hơp lý hay không, có mang lại
hiệu quả hay không. Cụ thể ta đi phân tích sự biến động của cơ cấu tài sản và nguồn
vốn trong ba năm từ 2010 đến 2011 theo Bảng 2.3 như sau:
38
Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2010 31/12/2011 So sánh năm 2011/2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
tăng/
giảm
(%)
Tỷ
trọng
tăng/
giảm
(%)
TÀI SẢN 956.162.470.622 100 1.008.040.998.804 100,00 51.878.528.182 5,43
A. Tài sản NH 665.282.706.459 66,60 634.470.902.083 59,49 -30.811.804.376 -4,63 -7,11
1. Tiền và các khoản tđ tiền 31.633.993.269 4,85 23.743.959.378 3,85 -7.890.033.891 -24,94 -1,00
2. Đầu tư TCNH 3.757.000.000 0,58 1.195.950.000 0,19 -2.561.050.000 -68,17 -0,38
3. Phải thu NH 287.705.266.482 44,11 378.272.859.699 61,34 90.567.593.217 31,48 17,23
4. Hàng tồn kho 314.740.121.668 48,26 204.709.444.440 33,19 -110.030.677.228 -34,96 -15,06
5. TSNH khác 14.388.640.915 2,21 8.794.568.315 1,43 -5.594.072.600 -38,88 -0,78
B. Tài sản DH 327.141.321.627 33,40 419.998.871.814 40,51 92.857.550.187 28,38 7,11
1. Các khoản PT DH 74.656.700.000 22,82 160.000.000.000 38,10 85.343.300.000 114,31 15,27
2. TSCĐ 96.568.768.929 29,52 95.947.627.348 22,84 -621.141.581 -0,64 -6,67
3. Các khoản ĐT TC DH 147.290.000.000 45,02 152.165.000.000 36,23 4875.000.000 3,31 -8,79
4. TS DH khác 8.625.852.698 2,64 11.886.244.466 2,83 3.260.391.768 37,80 0,19
NGUỒN VỐN 956.162.470.622 100 1.008.040.998.804 100,00 51.878.528.182 5,43
A. Nợ phải trả 473.273.960.412 50,57 535.222.457.019 55,48 61.948.496.607 13,09 4,91
1. Nợ ngắn hạn 482.821.704.036 97,49 555.092.110.145 96,50 72.270.406.109 14,97 -0,99
2. Nợ dài hạn 12.429.826.408 2,51 20.106.273.448 3,50 7.676.447.040 61,76 0,99
B. Vốn CSH 482.883.510.210 49,43 472.811.041.785 44,52 -10.072.468.425 -2,09 -4,91
39
+ Phân tích biến động cơ cấu tài sản:
Để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản của công ty, xem xét số liệu ở
bảng 2.3 ta có bảng phân tích sau:
Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu tài sản
Đvt: Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
+/- %
1,Tài sản ngắn hạn 665.282.706.459 634.470.902.083 -30.811.804.376 -4,63
2,Tổng tài sản 956.162.470.622 1.008.040.998.804 51.878.528.182 5,43
3,Tỷ trọng TSLĐ
(3)=(1)/(2)
69,58 62,94 -6.64 -9,54
4,Tài sản dài hạn 290.879.764.163 373.570.096.721 82.690.332.558 28,43
5, Tỷ suất đầu tư
(5)=(4)/(2)
30,42 37,06 6,64 21,82
Năm 2011 tài sản lưu động giảm so với năm 2010, giảm 30.811.804.376
đồng, tương ứng 4,63%. Nguyên nhân chính là do sự giảm đi đáng kể của tỷ trọng
khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, khoản mục hàng tồn kho, đầu tư tài
chính ngắn hạn và khoản mục tài sản ngắn hạn khác. Riêng khoản mục phải thu
ngắn hạn lại tăng lên đáng kể. Như vậy, VLĐ của công ty giảm qua các năm nghiên
cứu là do sự tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng. Sự thay đổi về giá trị cũng như
tỷ trọng của các khoản mục này cũng phản ánh phần nào tình hình tài chính kém ổn
định của công ty trong các năm nghiên cứu.
Tài sản cố định năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010, tăng
82.690.332.558 đồng ứng với mức tăng 28,43%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng
lên đáng kể của 2 khoản mục: các khoản phải thu dài hạn và tài sản dài hạn khác.
TSCĐ năm 2011 lại có xu hướng giảm xuống, nhưng nhìn chung là không đáng kể.
Việc các khoản phải thu dài hạn của doanh nghiệp tăng lên một cách nhanh chóng
qua 2 năm phản ánh vấn đề đáng lo ngại đối với công ty trước tình hình thanh toán
và vấn đề chiếm dụng vốn.
40
Tài sản lưu động của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng tài sản của
doanh nghiệp (chiếm trên 60%), vì công ty là loại hình doanh nghiệp sản xuất nên
cần phải có lượng dự trữ về nguyên vật liệu đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của sản
xuất, do đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao, khoản mục hàng tồn kho chiếm đa
phần tỷ trọng tài sản lưu động là hợp lý.
+ Phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng tăng lên đều đặn qua các năm. Tại
thời điểm năm 2010 con số này là 979.356.343.961 đồng, tăng 4,97%. Đến
31/12/2011, vốn kinh doanh của công ty đạt được là 1.036.715.653.646 đồng, tăng
5,86 % so với năm 2010.
Trong đó, nợ phải trả năm 2011 so với năm 2010, tăng 79.946.853.149 đồng
với tỷ lệ tăng là 16,14%. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011giảm 22.587.543.464
đồng tương ứng giảm 4,67% so với năm 2010. Điều này đã làm thay đổi cơ cấu tài
trợ của công ty:
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty tại thời điểm năm 2010 là 50,57% nợ
phải trả và 49,43% vốn chủ sở hữu. Đến năm 2011 thì nợ phải trả chiếm 55,48% và
vốn chủ sở hữu chiếm 44,52%.
Cơ cấu này cho thấy tính tự chủ về hoạt động tài chính của Công ty giảm.
Tuy nhiên để đưa ra kết luận chính xác, cần đi vào đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể sau:
Nợ phải trả bao gồm 2 khoản mục: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Năm 2011 nợ
phải trả tăng 72.270.406.109 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,97 % so với năm
2011.Nợ dài hạn tăng 7.676.447.040 đồng với tỷ lệ tăng 61,76% trong năm 2011.
Như vậy, Nợ phải trả tăng 79.946.853.149 đồng năm 2011 xuất phát từ việc
công ty tăng huy động vốn từ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Trong đó các
khoản nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong các khoản nợ phải trả
(chiếm trên 96%) ở 2 năm nghiên cứu. Do đó công ty cần quan tâm đến khoản mục
này để có các biện pháp thanh toán kịp thời nhằm giảm bớt vốn chiếm dụng và nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
41
Trong nguồn vốn của công ty, vốn đầu tư của chủ sở hữu luôn chiếm tỷ
trọng cao. Năm 2010 tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 77,67%. Năm 2011 chỉ tiêu
này chiếm 81,47% trong tổng vốn chủ sở hữu, tăng 3,8%. Tuy nhiên, việc thay
đổi tỷ trọng này lại không phải do chỉ tiêu này tăng giảm qua các năm là lại do
tổng vốn chủ sở hữu thay đổi. Cả 2 năm 2010 và 2011 vốn đầu tư của chủ sở
hữu đều không đổi, bằng 375.997.100.000 đồng. Đây là vấn đề mà các nhà
quản trị của Công ty đáng phải quan tâm.
Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đvt: Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
+/- %
1.Tổng nợ phải trả 473.273.960.412 535.222.457.019 61.948.496.607 13,09
2.Vốn chủ sở hữu 482.883.510.210 472.811.041.785 -10.072.468.425 -2,09
3.Tổng nguồn vốn 956.157.470.622 1.008.033.498.804 51.876.028.182 5,43
4.Hệ số tài trợ
(4)=(2)/(3)
0,51 0,47 -0,04 -7,12
5.Hệ số nợ trên tổng
nguồn vốn (5)=(1)/(3)
0,49 0,53 0,04 7,27
6.Hệ số nợ trên
VCSH (6)=(1)/(2)
0,98 1,13 0,15 15,50
Có thể khái quát cân bằng tài chính của Công ty theo góc độ ổn định nguồn
tài trợ các năm 2010 và 2011 qua các sơ đồ sau:
42
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty năm 2010
Đvt: Việt Nam đồng
Tổng tài sản
bình quân
956.162.470.622
Tài sản ngắn hạn
bình quân
69,58 %
665.282.706.459
Nguồn vốn CSH
50,50%
482.883.510.210
Nguồn tài trợ
ổn định
51,17%
489.230.975.621 Tổng nguồn
tài trợ
956.162.470.622
Nợ DH 0,66%
6.347.465.411
Nợ ngắn hạn
48,83%
466.926.495.001
Nguồn tài trợ
tạm thời
48,83%
466.926.495.001
Tài sản dài hạn
bình quân
30,42 %
290.879.764.163
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty năm 2011
Đvt: Việt Nam đồng
Tổng tài sản
bình quân
1.008.033.498.804
Tài sản ngắn hạn
bình quân
62,94 %
634.470.902.083
Nợ DH 1,61%
16.268.049.928
Nguồn tài trợ
ổn định
48,52 %
489.079.091.713
Tổng nguồn
tài trợ
1.008.033.498.804
Nguồn vốn CSH
46,90 %
472.811.041.785
Nợ ngắn hạn
51,48%
518.956.907.091
Nguồn tài trợ
tạm thời
51,48%
518.956.907.091
Tài sản dài hạn
bình quân
37,06%
373.570.096.721
43
Căn cứ vào các sơ đồ phản ánh nguồn tài trợ tài sản của công ty tại các năm
2010 và 2011 nhận thấy quy mô vốn kinh doanh của công ty tăng lên khá rõ qua các
năm. Tuy nhiên sự tăng lên này không diễn ra đồng đều với cả hai nguồn tài trợ của
công ty cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Tỷ trọng nguồn tài trợ ổn định trong năm 2010
chiếm một tỷ trọng khá cao (51,17%), nhưng đến năm 2011 nguồn tài trợ này chỉ
còn chiếm 48,52% trên tổng nguồn tài trợ của công ty. Từ đó cho thấy tính linh hoạt
trong việc sử dụng vốn hoạt độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271395_5893_1951901.pdf