Do đặc điểm của nguyên liệu là sản phẩm của nuôi trồng và đánh bắt nó phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu (tính thời vụ). Qua tìm hiểu cho thấy sản lượng thu mua của công ty chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bố trí sản xuất và tổ chức lao động, đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với những tháng này công ty phải huy động công nhân làm tăng ca, tăng giờ và thậm chí công ty còn huy động cả lao động gián tiếp xuống phân xưởng cùng sản xuất với công nhân để giải quyết nhanh chóng lượng nguyên liệu thu mua, tránh sự xuống cấp của nguyên liệu.
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân - Yên Hưng - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o với năm 2004 chiếm 65,89% tổng nợ phải trả, nhưng nợ dài hạn của công ty lại giảm 45,94%, chiếm 30,33% tổng nợ phải trả.
Qua phân tích cho thấy tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động mạnh qua các năm. Vì nợ phải trả của công ty bình quân qua 3 năm giảm 17,59%, trong đó nợ dài hạn liên tục giảm qua các năm, bình quân giảm 28,23%. Về nguồn vốn chủ sở hữu của công ty luôn tăng qua các năm, bình quân qua 3 năm tăng 1,35%. Điều này cho thấy công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhưng tổng nguồn vốn của công ty còn có sự biến động giảm (chưa bảo toàn được vốn). Vì vậy, công ty cần có các biện pháp quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.
Một số nhận xét sau khi nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân.
- Công ty có vị trí rất thuận lợi, nằm trên trục đường chính nối Hải Phòng với Quảng Ninh, mặt bằng của công ty rất rộng 20.000 m2. Thị trường cung cấp nguyên liệu dồi dào, tiết kiệm được chi phí vận chuyển nguyên liệu.
- Công ty có nguồn lao động tương đối ổn định. Cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm trong thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đông lạnh.
- Từ khi thành lập đến nay, công ty đã đáp ứng được nhu cầu thị trường về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm và công ty hoạt động đạt hiệu quả.
- Sản phẩm chủ yếu của công ty là tôm, mực, cá đông lạnh và các chế phẩm từ tôm và mực.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu sang Nhật, Trung Quốc và những đô thị lớn ở trong nước.
3.1.6. Tình hình tài sản của Công ty
Để tiến hành hoạt động SXKD, các doanh nghiệp, đơn vị cần phải có tài sản bao gồm tài sản lưu động (TSLĐ) và tài sản cố định (TSCĐ), để đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành liên tục và có hiệu qủa. Tình hình tài sản và cơ cấu tài sản của công ty được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4: Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm (2003 - 2005)
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh (%)
Giá trị
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
04/03
05/04
BQ
Tổng tài sản
7.749.235
100,00
5.721.463
100,00
5.932.242
100,00
73,83
103,68
87,49
I. TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn
2.906.519
37,51
2.721.699
34,39
3.306.242
55,73
93,64
121,48
106,65
1.Tiền
680.750
23,42
936.039
34,39
1.303.764
39,43
137,50
139,28
138,39
2. Các khoản phải thu
1.627.534
55,99
1.292.638
47,49
1.430.401
43,26
79,42
110,66
93,75
3. Hàng tồn kho
295.823
10,18
362.197
13,31
550.323
16,64
122,44
151,94
136,39
4. TSLĐ khác
302.412
10,41
130.825
4,81
21.754
0,67
43,26
16,63
26,82
II. TSCĐ và Đầu tư dài hạn
4.842.716
62,49
2.999.764
52,43
2.626.000
44,27
61,94
87,54
73,63
1. TSCĐ
4.835.716
99,86
2.992.764
99,77
2.619.000
99,73
61,89
87,51
73,59
2. Đầu tư dài hạn
7.000
0,14
7000
0,23
7000
0,27
100,00
100,00
100,00
Nguồn: Phòng Kế toán của công ty
Qua bảng 4 thấy: Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 26,17% nhưng năm 2005 so với năm 2004 lại tăng 3,68%. Bình quân 3 năm giảm 12,51%.
Tài sản cố định (TSCĐ): Nhìn chung những năm qua tài sản của công ty luôn biến động giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2003, TSCĐ và Đầu tư dài hạn chiếm 62,49% tổng giá trị tài sản của công ty. Năm 2004 so với năm 2003 giảm 38,06% và chiếm 52,43% tổng giá trị tài sản; so với năm 2004, TSCĐ và Đầu tư dài hạn năm 2005 giảm 12,46%, chiếm 44,27% tổng giá trị tài sản của công ty. Sở dĩ có sự giảm mạnh như vậy là do trong 3 năm công ty chưa được đầu tư, trang bị, đổi mới máy móc nhưng trong quá trình hoạt động công ty vẫn phải trích khấu hao để trả nợ.
Tài sản lưu động (TSLĐ) và Đầu tư ngắn hạn của công ty những năm qua có sự biến động mạnh. Năm 2003 tài sản lưu động chiếm 37,51% tổng giá trị tài sản của công ty. Năm 2004 so với năm 2003 tài sản lưu động của công ty giảm 6,36% nhưng về tỷ trọng tăng, chiếm 34,39% tổng tài sản của công ty. Năm 2005 so với năm 2004 tài sản lưu động của công ty tăng cả về giá trị và tỷ trọng (tăng 21,48%) chiếm 55,73% tổng giá trị tài sản của công ty, bình quân 3 năm tài sản lưu động của công ty tăng 6,65%. Nhưng trong cơ cấu tài sản lưu động các khoản phải thu chiếm 55,99% trong tài sản lưu động (năm 2003), năm 2004 so với năm 2003 giảm 20,58% chiếm 47,49% tài sản lưu động, năm 2005 so với năm 2004 tăng 10,66% chiếm 43,26% tài sản lưu động của công ty. Như vậy, công ty bị chiếm dụng khá nhiều vốn trong tổng tài sản. Điều này đòi hỏi công ty phải có các biện pháp phù hợp để làm sao giảm bớt được các khoản phải thu trong thời gian tới.
Qua phân tích cho thấy tài sản cố định của công ty biến động giảm qua các năm, điều này cho thấy công ty còn bị hạn chế trong việc đổi mới công nghệ. Tài sản của công ty có sự biến động tăng, giảm qua các năm, nhưng về tỷ trọng thì tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy công ty từng bước chủ động về vốn trong sản xuất kinh doanh.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1. Phương pháp thống kê kinh tế: Đây là phương pháp được dùng phổ biến trong nghiên cứu hoạt động kinh tế – xã hội. Thực chất của phương pháp này là tổ chức điều tra thu thập tài liệu trên cơ sở quan sát số lớn, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu đã thu thập được bằng các biện pháp phân tổ thống kê, biểu đồ thống kê. Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như phân tích mức độ hiện tượng, phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số để nêu bật tình hình biến động về hiện tượng kinh tế.
3.2.1.2. Phương pháp phân tích kinh doanh: Dựa vào tài liệu đã thu thập về tình hình SXKD của công ty trong thời gian 3 năm, tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế.
3.2.1.3. Phương pháp dự tính, dự báo: Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng và tốc độ phát triển hiện tại, dựa trên các tiềm năng về nguồn lực (thị trường, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động) để dự kiến xu hướng, tốc độ biến động về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai.
3.2.2. Phương pháp cụ thể
3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Tài liệu thứ cấp: Đây là nguồn tài liệu có vị trí rất quan trọng, là nguồn tài liệu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Tài liệu này thu thập được chủ yếu thông qua sách báo, niên giám thống kê, các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết, đặc biệt là nguồn tài liệu lưu trữ của bộ phận thống kê kế toán, bộ phận kinh doanh, tổ chức hành chính, các tài liệu ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân, các tài liệu về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong chế biến thực phẩm.
Tài liệu sơ cấp: Tài liệu này thu thập được thông qua điều tra thực tiễn tình hình sản xuất ở phân xưởng, phương thức tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ở công ty.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê. Đây là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất thông qua việc đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp.
Tóm lại: Qua việc sử dụng tổng hợp các phương pháp trên, nêu bật một cách cụ thể, rõ ràng bản chất hiệu quả kinh tế ở công ty trong 3 năm (2003 – 2005), nhận thức rõ ràng những ưu điểm và nguyên nhân tồn tại, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới, trên cơ sở căn cứ khoa học đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế ở doanh nghiệp.
PHẦN THƯ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2003 – 2005)
4.1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong chế biến thuỷ sản đông lạnh
4.1.1.1. Đặc điểm của hoạt động chế biến thuỷ sản đông lạnh
- Nguyên liệu chính dùng để chế biến là thuỷ hải sản tươi sống hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp ở thị trường trong nước. Số lượng, chất lượng, giá cả nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Do đặc điểm của nguyên liệu là những sinh vật sống, quá trình thu mua phải ăn khớp nhịp nhàng với quá trình sản xuất (nguyên liệu không thể dự trữ với quy mô lớn và thời gian lâu như là sản xuất các sản phẩm khác), cho nên số lượng nguyên liệu thu mua phải căn cứ vào khả năng sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
+ Chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, nguyên liệu phải được tuyển chọn kỹ trước khi đưa vào sản xuất.
+ Giá cả nguyên liệu lên xuống hàng ngày, theo từng vùng, từng mùa vụ khai thác đòi hỏi doanh nghiệp cần thường xuyên thăm dò khảo sát để xác định giá thu mua sát với giá thị trường.
- Công nghệ chế biến thuỷ sản có ảnh hưởng rất quan trọng đến kết quả và hiệu quả SXKD. Công nghệ tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), mẫu mã chủng loại sản phẩm đa dạng phong phú, chi phí chế biến thấp. Công nghệ lạc hậu thì VSATTP không đảm bảo, mẫu mã đơn điệu, chi phí chế biến cao, hiệu quả SXKD thấp.
- Về mặt tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có đặc điểm: Tiêu thụ trong nước phụ thuộc rất lớn vào tập quán tiêu dùng của người Việt Nam (chủ yếu tiêu thụ sản phẩm tươi sống). Sản phẩm thuỷ sản đã qua chế biến mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thực phẩm tiêu dùng trong nước, tập trung ở các đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất có mật độ đông dân cư, mức thu nhập cao hơn và đòi hỏi chất lượng chế biến cao, có thể tiêu dùng được ngay. Do vậy, sản phẩm thuỷ hải sản đông lạnh chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại ở khu vực và thế giới về chất lượng, mẫu mã, giá cả và VSATTP.
4.1.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến thuỷ hải sản đông lạnh
Công nghệ chế biến thuỷ hải sản đông lạnh tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân là một quy trình sản xuất bán tự động, liên tục qua nhiều công đoạn với nhiều khâu chế biến khác nhau. Nguyên liệu chính để chế biến thuỷ sản đông lạnh là các loại tôm, cá, ghẹ và thuỷ sản khác. Có thể khái quát quy trình sản xuất chế biến thuỷ sản của công ty qua sơ đồ 2.
Thuỷ sản tươi sống
Bán thành phẩm
Cấp đông
T = - 450C
Thành phẩm bảo quản kho lạnh
T = - 180C -150C
Sơ chế
Phân loại,
cỡ hạng
xếp khuôn
Ra đông,
đóng gói
Xuất bán
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh
Thuỷ sản tươi sống trong đó tôm là loại nguyên liệu chủ yếu được đưa vào chế biến, bao gồm các loại tôm:
Tôm he Tôm sắt
Tôm bột Tôm sú
Ngoài ra công ty còn chế biến một số thuỷ sản khác như :
Cá gồm cá thu, cá lục, cá nhòng.
Ghẹ có ghẹ nâu mảnh và xanh mảnh.
Thuỷ sản khác có: mực, ngao, sò, vạng, ngán, bề bề...
Nguyên liệu trên được đưa vào chế biến, sản phẩm đông lạnh gồm 4 nhóm hàng chính
+ Tôm đông lạnh
+ Cá đông lạnh
+ Ghẹ đông lạnh
+ Thuỷ sản khác đông lạnh
Tôm là loại nguyên liệu chủ yếu được đưa vào chế biến như sau: Trước khi nhập kho nguyên liệu, tôm được rửa sạch và bảo quản trong các bể lạnh và để đảm bảo độ tươi sống cho nguyên liệu, thời gian lưu kho không quá 45 giờ.
Quy trình sản xuất tôm được thể hiện theo sơ đồ 2 bao gồm 4 giai đoạn chủ yếu sau:
- Giai đoạn 1: giai đoạn sơ chế
Tôm được bảo quản trong bể lạnh được xuất ra chế biến vào giai đoạn 1 tức là sơ chế. Công nhân được bố trí 6 người 1 bàn và chế biến theo từng loại tôm.
+ Loại nguyên con (ký hiệu là HOSO) là những con tôm tươi, không giãn đốt, rửa sạch và chuyển sang bàn phân cỡ hạng.
+ Loại bỏ đầu (A1) là những con tôm không còn được tươi song vẫn còn màu sắc tự nhiên, không giãn đốt được ghỡ bỏ đầu và chuyển sang bàn phân cỡ hạng.
+ Loại bóc vỏ, bỏ đầu, rút ruột (A2) là những con tôm không còn màu sắc tự nhiên, đã bị giãn đốt được bóc vỏ, bỏ đầu, rút ruột và chuyển sang bàn phân cỡ hạng.
Sản phẩm của giai đoạn sơ chế là tôm bán thành phẩm được chuyển sang giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Phân cỡ hạng
Tất cả các loại tôm sau khi qua sơ chế được chuyển sang bàn phân cỡ hạng. Phân hạng thì tiêu chuẩn căn cứ vào độ tươi sống của sản phẩm mà phân thành hạng 1 và hạng 2 (xem bảng 5).
Phân cỡ là tính số con/1 kg
ví dụ: 8 – 12 con/kg
- Giai đoạn 3: giai đoạn xếp khuôn
Sau khi phân cỡ hạng, tôm được tiến hành vào khuôn theo từng cỡ, loại và đổ nước vào để cấp đông ở nhiệt độ – 450C. Sau 5 giờ thì bộ phận ra khuôn tiến hành ra đông. Mỗi khuôn được gọi là 1 Block.
- Giai đoạn 4: Ra đông, đóng gói và bảo quản thành phẩm
Sau khi được tách khuôn thì thành phẩm được đưa vào túi PE dán kín miệng cho vào đóng kiện theo từng loại, từng cỡ hạng và đưa vào bảo quản tại kho thành phẩm trước khi tiêu thụ ở nhiệt độ -180C.
Ngoài các mặt hàng trên, công ty còn tiến hành sản xuất các mặt hàng cao cấp như:
+ Tôm sạch, là loại tôm được sản xuất ở phòng vô trùng.
+ Tôm xay, sau khi tiến hành bóc vỏ, bỏ đầu, rút ruột ở phòng vô trùng. Tôm được tiến hành xay nhỏ, trộn với vật liệu phụ, các gia vị và được chế biến thành các thành phẩm có giá trị như trả tôm, nem tôm... Đó đều là những thành phẩm có chất lượng cao mà người tiêu dùng ưa thích.
Đặc điểm của sản phẩm đông lạnh
Các loại thuỷ sản được tiến hành sản xuất trên cùng 1 dây truyền sản xuất. Sau khi chế biến sản phẩm đòi hỏi phải có một chế độ bảo quản nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Bảng 5: Bảng phân cỡ hạng tôm
Hạng
Cỡ (con/kg)
Hạng
Cỡ (con/kg)
Hạng 1 (H1)
6 - 8
8 - 12
13 - 15
16 - 20
21 - 25
26 - 30
31 - 40
41 - 50
51 - 60
61 - 70
71 - 90
91 - 120
100 - 200
200 - 300
300 - 500
Brocken
Hạng (H2)
6 - 8
8 - 12
13 - 15
16 - 20
21 - 25
26 - 30
31 - 40
41 - 50
51 - 60
61 - 70
71 - 90
91 - 120
100 - 200
200 - 300
300 - 500
Brocken
Nguồn: Phòng Kế toán của công ty
Ghi chú: Hạng1 ( H1 ) là loại còn màu sắc tự nhiên.
Hạng 2 ( H2 ) là loại không còn màu sắc tự nhiên.
Brocken là loại tôm vụn.
4.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
4.1.2.1. Tình hình thu mua nguyên liệu cho sản xuất
Công ty xác định rõ ràng là: Muốn sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả trước hết phải tổ chức thật tốt khâu thu mua nguyên liệu vì thu mua là khâu đầu tiên để quá trình sản xuất được liên tục, đặc biệt là trong công nghiệp chế biến thuỷ sản. Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, chi phí nguyên liệu ảnh hưởng giá thành sản phẩm. Nguyên liệu chế biến của công ty là thuỷ hải sản tươi sống gồm tôm, cá, ghẹ và một số thuỷ sản khác như mực, sò, ngao, vạng... có yêu cầu rất cao về mặt chất lượng (kích cỡ, độ tươi sống) và rất khó dự trữ bảo quản. Nếu thiếu nguyên liệu, sản xuất sẽ bị gián đoạn. Nếu dự trữ nguyên liệu quá lớn, gây ra ứ đọng vốn, hao hụt trọng lượng, bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt. Giá nguyên liệu ít ổn định, lên xuống hàng ngày. Do vậy, công tác tổ chức thu mua phải khoa học chặt chẽ.
Kết quả thu mua nguyên liệu của công ty được thể hiện qua bảng 6.
Qua bảng 6 thấy: 3 năm qua sản lượng nguyên liệu thu mua của công ty có sự biến động mạnh.
Năm 2003 tổng sản lượng nguyên liệu thu mua của công ty là 513.365,3 kg nguyên liệu thuỷ sản các loại. Trong đó, tôm là loại nguyên liệu chủ lực cho chế biến với 442.899,3 kg chiếm 86,27% tổng nguyên liệu thu mua của công ty, còn lại 13,73% là các thuỷ sản khác.
Năm 2004 so với năm 2003 tổng sản lượng nguyên liệu của công ty tăng 65,13%, cụ thể tăng 334.369,9 kg. Năm 2005 so với năm 2004 sản lượng nguyên liệu của công ty giảm 36,17%, giảm 306.604,3 kg. Mặc dù công ty nằm gần vùng thu mua nguyên liệu nhưng sản lượng thu mua nguyên liệu của công ty có sự giao động mạnh, như vậy chứng tỏ công ty vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.
Qua thực tế tìm hiểu cho thấy nguyên liệu của công ty phần lớn được thu mua tại các bến cảng. Công ty mua trực tiếp từ tàu, thuyền của người dân đánh bắt thuỷ hải sản nhưng công ty lại chưa có một hợp đồng chính thức lâu dài với họ.
Bảng 6: Tình hình thu mua nguyên liệu của Công ty qua 3 năm (2003 - 2005)
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh (%)
Số lượng
(kg)
Giá trị
(1000đ)
Số lượng
(kg)
Giá trị
(1000đ)
Số lượng
(kg)
Giá trị
(1000đ)
04/03
05/04
BQ
1.Tôm
442.899,3
13.294.121,3
827.294,4
39.672.524,9
535.321,5
29.351.434
186,79
64,71
109,94
Tôm he
80.867
3.839.405,8
121.283,1
4.589.753,3
68.053,7
4.341.856,5
149,98
56,11
91,74
Tôm bột
92.796,5
3.954.320,6
137.283,2
5.466.790,4
95.279,7
4.021.477
147,94
69,40
101,33
Tôm sú
23.622,7
2.079.364,2
168.972,0
15.194.651,0
194.865,3
17.383.967
745,29
115,32
287,21
Tôm rảo
245.613,1
3.421.030,7
399.756,1
14.421.330,2
177.122,8
3.604.133,5
162,76
44,31
84,92
2. Cá
16.424,3
199.106,6
15.130,3
195.577,6
3.168,5
38.297,5
92,12
20,94
43,92
Cá thu
11.775,3
173.035,2
11.810,7
175.820,8
803,2
12.541
100,30
0,46
6,76
Cá phèn
4.566,3
25.176,6
3.319,6
19.756,8
-
-
72,69
-
-
Cá nhòng
82,7
894,8
-
-
2.365,3
25.756,5
-
-
-
3. Ghẹ mảnh
34.650,0
412.200,0
5.249,5
76.906,5
2.529,7
35.693
15,15
48,19
27,02
4. Thuỷ sản khác
19.391,7
175.104,1
61
582
111,2
2.873,5
0,31
182,29
7,52
Mực
18.872,9
172.139,7
-
-
81,7
2.553,5
-
-
-
Sò
385,6
1.287,9
10
33,3
-
-
2,59
-
-
Ngao, ngán
133,2
1.676,5
51
548,7
29,5
320
38,29
57,84
47,06
Tổng số
513.365,3
14.080.532
847.735,2
39.945.591
541.130,9
29.428.298
165,13
63,83
102,67
Nguồn:Phòng Kế toán của công ty
Biểu đồ 1: Số lượng nguyên liệu thu mua của Công ty
qua 3 năm (2003 - 2005)
Mặt khác, công ty còn phải cạnh tranh gay gắt với công ty thuỷ sản (II) mà công ty này cũng có địa bàn đặt tại huyện Yên Hưng và một số công ty ở những huyện lân cận. Do vậy, các nhà cung cấp nguyên liệu rất nhạy bén với sự thay đổi của giá cả và gây không ít khó khăn cho việc thu mua nguyên liệu của công ty. Mặc dù công ty đã mua nguyên liệu tại các bến cảng để đảm bảo độ tươi sống và sự đảm bảo về giá để có thể cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành của thành phẩm với các công ty khác.
Do đặc điểm của nguyên liệu là sản phẩm của nuôi trồng và đánh bắt nó phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu (tính thời vụ). Qua tìm hiểu cho thấy sản lượng thu mua của công ty chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bố trí sản xuất và tổ chức lao động, đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với những tháng này công ty phải huy động công nhân làm tăng ca, tăng giờ và thậm chí công ty còn huy động cả lao động gián tiếp xuống phân xưởng cùng sản xuất với công nhân để giải quyết nhanh chóng lượng nguyên liệu thu mua, tránh sự xuống cấp của nguyên liệu.
4.1.2.2. Kết quả chế biến của Công ty
Như chúng ta đã biết sản phẩm của ngành thuỷ sản rất đa dạng và phong phú. Đối với công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân, sản phẩm của công ty bao gồm 4 nhóm hàng chính đó là tôm, cá, ghẹ và thuỷ sản khác đông lạnh.
Kết quả chế biến của Công ty được thể hiện qua bảng 7.
Qua bảng 7 cho thấy: Tổng sản lượng của công ty năm 2003 đạt 249.688 kg, trong đó tôm đông lạnh là 202.164 kg chiếm 80,97% tổng sản lượng chế biến thuỷ sản của công ty. Xét về mặt giá trị năm 2003 tổng sản lượng chế biến của công ty đạt 16.279.099 nghìn đồng.
Năm 2004 là năm công ty đạt cao nhất về sản lượng cũng như giá trị. Cụ thể về sản lượng đạt 414.994 kg sản phẩm, về giá trị đạt 45.708.740 nghìn đồng tăng gấp 2,8 lần so với năm 2003; trong đó giá trị sản lượng tôm đông lạnh là 45.459.079 nghìn đồng chiếm 97,05% tổng giá trị sản lượng của công ty. Các sản phẩm cá, ghẹ và thuỷ sản khác năm 2004 so với năm 2003 có sự giảm mạnh do những sản phẩm này khó tiêu thụ nên công ty đã không tập trung chế biến những sản phẩm này mà chỉ tập chung vào mặt hàng chính là tôm.
Năm 2005 so với năm 2004 các chỉ tiêu đều giảm do giá sản phẩm tiêu thụ giảm, vì vậy công ty phải điều chỉnh giá nguyên liệu đầu vào do đó sản lượng thu mua của công ty giảm nên kết quả chế biến của công ty giảm. Tổng sản lượng của công ty chỉ đạt 291.060 kg, giá trị tổng sản lượng là 32.878.436 nghìn đồng, giảm 28,1% so với năm 2003 (giảm 12.830.304 nghìn đồng).
Nhưng nếu ta so năm 2005 với năm 2003 thì tổng sản lượng của công ty tăng 16,6% (tăng 41.374 kg), giá trị tổng sản lượng tăng gấp 2,01 lần. Điều này cho thấy sản phẩm của công ty có giá trị gia tăng cao qua mỗi năm.
Bảng 7: Kết quả chế biến của Công ty qua 3 năm (2003 - 2005)
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
Tổng số
Mặt hàng
Tôm đông lạnh
Cá đông lạnh
Ghẹ đông lạnh
Thuỷ sản khác đông lạnh
2003
Sản lượng sản phẩm
Cơ cấu
Giá trị sản lượng
Kg
%
1000đ
249.688
100,00
16.279.099
202.164
80,97
15.331.988
15.713
6,29
203.957
18.359
7,35
485.344
13.452
5,39
257.810
2004
Sản lượng sản phẩm
Cơ cấu
Giá trị sản lượng
Kg
%
1000đ
414.994
100,00
45.708.740
402.770
97,05
45.459.079
9.654
2,33
142.865
2.559
0,61
106.549
11
0,01
247
2005
Sản lượng sản phẩm
Cơ cấu
Giá trị sản lượng
Kg
%
1000đ
291.060
100,00
32.878.436
287.445
98,76
32.794.755
2.372
0,81
34.829
1.171
0,40
46.128
72
0,03
2.724
Nguồn: Phòng Kế toán của công ty
Biểu đồ 2: Số lượng sản phẩm chế biến của Công ty
qua 3 năm (2003 - 2005)
Do đặc trưng của chế biến thuỷ sản là các sản phẩm đều được chế biến trên cùng dây truyền công nghệ, hơn nữa giá trị sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguyên liệu (kích cỡ, chủng loại). Do vậy việc đánh giá chi phí (tính giá thành) cho đơn vị sản phẩm cùng loại là rất khó, mặc dù đề tài không hình thành được biểu bảng tính giá thành cho một tấn sản phẩm từng loại nhưng qua tham khảo tài liệu, sổ sách kế toán của công ty cho thấy: Trong tổng chi phí sản xuất thì chi phí về nguyên liệu luôn chiếm tỷ trọng cao chiếm 80 – 85% giá thành sản xuất, hệ số tiêu hao nguyên liệu còn lớn từ 1,8 – 2,3 kg/1 thành phẩm. Điều này cho thấy sự tận dụng nguyên liệu của công ty còn hạn chế. Do vậy công ty cần có những biện pháp quản lý, sử dụng nguyên liệu một cách có hiệu quả để giảm chi phí nguyên liệu, giảm giá thành trong sản xuất.
Các khoản chi phí khác như BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định còn tương đổi lớn. công ty cần khắc phục giảm giá trong các khâu như quản lý doanh nghiệp, chi phí nhiên liệu và dụng cụ...
Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng thứ 3 sau chi phí nguyên liệu và chi phí sản xuất chung. Do đặc điểm lao động trong khu vực là tương đối rẻ, công ty đã tận dụng điều này và tiết kiệm được một khoản lớn và góp phần hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên để thu hút lao động và sử dụng lao động có hiệu quả công ty cần có kế hoạch đào tạo sơ cấp cho những lao động phổ thông và nâng cao tay nghề cho các công nhân khác nhằm nâng cao khả năng sản xuất của công nhân cũng như tạo sự tin tưởng của công nhân đối với công ty.
Vấn đề làm giảm chi phí cho các yếu tố đầu vào luôn là vấn đề bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân luôn phải xác định được phương hướng sản xuất và tìm ra biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, đó là một trong những “bí quyết” đóng vai trò trọng yếu đến thắng lợi trong kinh doanh.
4.1.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
4.1.2.3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và hoàn thành vòng chu chuyển vốn. Kết quả tiêu thụ thể hiện tính hữu ích của sản phẩm hàng hoá được thị trường chấp nhận, doanh nghiệp thu hồi được toàn bộ chi phí liên quan đến chế tạo sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Đối với doanh nghiệp tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại, là quá trình thực hiện lợi nhuận, đó là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp. Kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp thể hiện ở bảng 8.
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số lượng
( Kg )
Doanh thu
( 1000đ )
Số lượng
( Kg )
Doanh thu
( 1000đ )
Số lượng
( Kg )
Doanh thu
( 1000đ )
Tôm đông lạnh
205.875
16.617.847
401.476
46.676.526
276.860
33.269.502
Cá đông lạnh
22.357
297.229
6.430
113.589
5.684
152.720
Ghẹ đông lạnh
18.357
486.507
2.575
112.162
1.467
52.426
Thuỷ sản khác
11.338
225.979
1.576
16.985
207
2.419
Tổng số
257.927
17.627.562
412.057
46.919.262
284.218
33.477.067
Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty
Qua bảng 8 cho thấy: Năm 2003 tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty là 257.927 kg sản phẩm các loại, doanh thu đạt 17.627.562 nghìn đồng. Năm 2004 là năm tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty đạt cao nhất 412.057 kg sản phẩm các loại và đạt doanh thu là 46.919.262 nghìn đồng. Điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2004 sản lượng chế biến của công ty là nhiều nhất. So với năm 2004 tổng sản phẩm tiêu thụ của năm 2005 chỉ đạt 68,96%, cụ thể là đạt 284.182 kg sản phẩm các loại và doanh thu của công ty năm 2005 giảm 28,6%, cụ thể giảm 13.442.195 nghìn đồng.
Biểu đồ 3: Số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty
qua 3 năm (2003 - 2005)
4.1.2.3.2. Các kênh tiêu thụ của Công ty
Tuỳ theo mỗi doanh nghiệp mà chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân - Yên Hưng - Quảng Ninh.docx