MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ DOANH NGHIỆP TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN 3
I, Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả: 3
1. Khái niệm.3
2. Ý nghĩa.3
3, Các khái niệm hiệu quả: 3
II, Hiệu quả kinh tế và vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh 6
1, Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh: 6
1.1, Khái niệm: 6
1.2, Bản chất: 8
2, Đặc điểm của hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh: 9
3, Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay: 11
III, Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉtiêu hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp 14
1, Cơ sở xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh 14
2, Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh: 15
2.1, Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp: 16
2.1.1, Các chỉ tiêu doanh lợi: 16
2.1.2, Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế: 17
2.2, Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận: 18
2.2.1, Hiệu quả sử dụng vốn: 19
2.2.2, Hiệu quả dụng lao động: 21
2.2.3, Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu: 23
2.2.4, Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong doanh nghiệp: 24
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY THĂNG CÔNG TY THĂNG LONG - BỘ QUỐC PHÒNG. 24
I, Giới thiệu qua về Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng 24
1, Quá trình hình thành và phát triển: 25
2, Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: 25
3, Cơ cấu tổ chức của Công ty: 25
II, Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Thăng Long -Bộ quốc phòng 26
1, Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, tính chất sản phẩm: 26
2, Cơ cấu tổ chức của Công ty: 27
3, Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị của công ty: 29
4,Đặc điểm về lao động: 29
5, Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng: 30
III, Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng 31
1, Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 31
1.1, Chỉ tiêu doanh thu 31
1.2, Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách 33
1.3, Nguồn vốn kinh doanh 36
1.4, Chỉ tiêu chi phí 38
2, Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 40
2.1, Xét chi tiêu tổng hợp 40
2.1.1, Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 40
2.1.2, Mức doanh lợi 41
2.2, Xét theo chỉ tiêu bộ phận 43
2.2.1, Hiệu quả sử dụng vốn 43
3, Thành tựu đạt được 49
4, Những tồn tại và nguyên nhân 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY THĂNG LONG BỘ QUỐC PHÒNG 53
I, Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2001 53
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh.53
2, Công tác tài chính kế toán: 55
3, Chỉ tiêu kế hoặch: chỉ tiêu cụ thể. (bảng 16) 55
II, Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng. 55
1, Nhà nước: 55
2, Quân khu thủ đô: 57
3, Công ty Thăng Long: 57
3.1, Một số yêu cầu chủ yếu đối với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doannh của doanh nghiệp: 57
3.2,Cung cấp đầy đủ vốn lưu động để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty và sử dụng hợp lý nguồn vốn lưu động này. 58
3.3, Cải tiến và đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất: 62
3.4, Nâng cao trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể, cá nhân người lao động: 64
3.5, Tăng cường công tác nghiên cứu và nở rộng thị trường của công ty: 67
3.7, Hoàn thiện công tác tổ chức - quản lýsản xuất: 72
3.8, Mở rông, duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng và trình độ của phương thức khoán -quản: 73
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp nhằm giảm số lao động gián tiếp này.
5, Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng:
Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng bao gồm các đơn vị thành viên (2 chi nhánh, 3 Xí nghiệp, 3 Phân xưởng trực thuộc và các phòng ban) với nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh như đã xem xét ở phần II.1. Chính vì thế mà nguyên vật liệu sử dụng trong công ty là rất đa dạng, phong phú. Trong công ty thì sản phẩm của đơn vị này lại có thể là nguyên vật liệu cho một vài đơn vị khác, điều này có thể phát huy nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty. Thực tế nguyên vật liệu trên thị trường có sự cạnh tranh rất mạnh cả về chất lượng và giá cả nên đa phần các đơn vị mua nguyên vật liệu trên thị trường vì mục đích có lợi cho đơn vị mình, nhưng chính điều này lại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty cho nên công ty cần có biện pháp để giải quyết vấn đề này, tạo mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên...
III, Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng
1, Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Muốn đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh trước hết phải đánh giá được các kết quả cũng như yếu tố đầu vào.
1.1, Chỉ tiêu doanh thu
Thực trạng doanh thu của Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng từ năm 1998 đến nay được thể hiện qua các số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của
Công ty Thăng Long
Năm
Tổng doanh thu kế hoạch (triệu đồng)
Tổng doanh thu thực hiện (triệu đồng)
Tỷ lệ % thực hiện
Tốc độ doanh thu (%)
1998
130.000
132.000
101,54
1999
135.000
140.000
103,7
106,06
2000
150.000
167.691
111,33
119,78
Dự kiến 2001
163.000
Qua số liệu trên ta thấy rằng từ năm 1998 đến nay cả doanh thu so với kế hoạch và doanh thu thực tế đều tăng. Năm 1998 tổng doanh thu thực hiện là 132.000 triệu đồng và so với kế hoạch là tăng 1,54%. Năm 1998 tổng doanh thu thực hiện là 140.000 triệu đồng so với kế hoạch tăng 3,7%. Tốc độ tăng doanh thu năm 1999 so với 1998 là 106,06% tương đương với 8.000 triệu đồng. Đến năm 2000 doanh thu của Công ty đã tăng lên đáng kể so với kế hoạch và so với năm 1999. Tổng doanh thu của Công ty đạt được năm 2000 là 167.691 triệu đồng, so với năm 1999 tăng 27.691 triệu đồng tương đương 19,78%. Tỷ lệ doanh thu thực hiện so với kế hoạch năm 2000 là 111,33% tăng so với kế hoạch là 17.691 triệu đồng (11,33%).
Ta có thể biểu diễn tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của Công ty qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Kế hoạch thực hiện doanh thu của Công ty từ năm 1998-2000.
Nguyên nhân của việc tăng doanh thu cả so với kế hoạch và so với thực hiện từ năm 1998 đến nay của Công ty là do:
- Năm 1998 Công ty đã sử dụng tốt các dây chuyền sản xuất được đầu tư mới từ năm 1997 đồng thời có bổ sung thêm một số dây chuyền sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty từ đó làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty nâng lên. Chính vì vậy mà doanh thu thực hiện của Công ty so với kế hoạch tăng 1,54% tương đương với 2000 triệu đồng.
- Năm 1999 Công ty vẫn phát huy được ưu điểm của năm 1998 đó là sử dụng có hiệu quả các dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó Công ty còn phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị, khuyến khích các đơn vị tận dụng mọi nguồn lực để phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy mà tổng doanh thu của Công ty năm 1999 là 140.000 triệu đồng tăng so với kế hoạch là 5000 triệu đồng (tương ứng là 3,7%) và tăng so với năm 1998 là 8000 triệu đồng (tương đương 6,06%).
- Năm 2000 tổng doanh thu của Công ty đạt khá cao (167.691 triệu đồng) tăng so với kế hoạch là 17.691 triệu đồng (tương đương 11,33%). Tốc độ tăng doanh thu so với năm 1999 kế hoạchá cao (119,78%), tăng lên 27.691 triệu đồng (tương đương 19,78%). Năm 2000 đạt được kết quả này là do:
+ Công ty vẫn phát huy và tận dụng những ưu điểm của năm 1999. Bên cạnh đó Công ty đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn đã xảy ra trước đó để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Công ty thực hiện tổ chức lại sản xuất ở các xí nghiệp, bộ phận sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài như giải thể bộ máy hành chính của XN81. Công ty trực tiếp quản lý điều hành sản xuất ngay từ đầu năm làm cho cán bộ công nhân viên yên tâm lao động sản xuất.
+ Đảng uỷ, ban giám đốc Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đoàn kết, nhất trí, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng Công ty vững mạnh toàn diện.
+ Lãnh đạo Công ty đã quyết tâm thực hiện tổ chức lại sản xuất tại 3 phân xưởng: cơ khí, carton, nhựa, thực hiện cơ chế khoán quản trị 3 phân xưởng này và thí điểm khoán đối với XN56. Chính thực hiện cơ chế khoán, quản đã nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị góp phần kết quả hoạt động của toàn Công ty
1.2, Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của kinh doanh. Đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Tình hình về lợi nhuận của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 1998-2000 (đơn vị tính triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 1999 so với năm 1998
Năm 2000 so với năm 1999
Tổng doanh thu
132.000
140.000
167.691
8.000
27.691
Các khoản giảm trừ (thuế doanh thu, xuất khẩu)
30.000
40.000
42.000
10.000
2.000
Doanh thu thuần
102.000
100.000
125.691
-2.000
25.691
Giá vốn hàng bán
99.200
97.000
122.476
-2.200
25.476
Lợi nhuận gộp
2.800
3.000
3215
200
215
Chi phí bán hàng
400
500
415
100
-85
Chi phí quản lý doanh nghiệp
600
600
450
0
-150
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
1.800
1.900
2.350
100
450
Lợi nhuận hoạt động tài chính
100
80
60
-20
-20
Lợi nhuận hoạt động bất thường
0
20
-50
20
-70
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.900
2.000
2.360
100
360
Lợi nhuận phụ thuộc vào các khoản làm tăng lợi nhuận như doanh thu và các khoản làm giảm lợi nhuận như giá vốn hàng bán các loại chi phí
Sự tăng giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận được thể hiện
So với năm 1998 lợi nhuận năm 1999 đã tăng lên 100 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2000 so với năm 1999 tăng lên 360 triệu đồng. Điều này do ảnh hưởng của các nhân tố:
- Doanh thu thay đổi doanh thu thường có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận khi doanh thu tăng sẽ làm lợi nhuận tăng và ngược lại nếu các yếu tố khác không đổi. Doanh thu năm 1999 so với năm 1998 tăng 8000 triệu đồng làm lợi nhuận tăng lên 27.691 triệu đồng vào năm 1999. Doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng lên 27.691 triệu đồng do đó làm cho lợi nhuận của năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 27.691 triệu đồng.
- Các khoản giảm trừ có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Chính vì vậy năm 1999 so với năm 1998 khoản giảm trừ tăng 10.000 triệu đồng làm cho lợi nhuận của năm 1999 giảm đi 10.000 triệu đồng so với năm 1998. Còn năm 2000 lợi nhuận giảm so với năm 1999 là 2.000 triệu đồng do các khoản giảm trừ của năm 2000 tăng so với năm 1999.
-Do ảnh hưởng của giá vốn hàng bán thay đổi: đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nếu giá vốn càng tăng thì lợi nhuận càng giảm. Do vậy ảnh hưởng của giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận của năm 1999 so với năm 1998 tăng 2.200 triệu đồng còn lợi nhuận năm 2000 giảm 25.476 triệu đồng so với năm 1999.
- Do ảnh hưởng của chi phí bán hàng: đây cũng là một loại chi phí nên chi phí bán hàng càng tăng thì lợi nhuận càng giảm. ảnh hưởng của chi phí bán hàng đã làm cho lợi nhuận của năm 1999 giảm 100 triệu đồng so với năm 1998 còn năm 2000 so với năm 1999 lại làm tăng lợi nhuận lên 85 triệu đồng.
- Do ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp: Mức chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 1999 so với năm 1998 là không thay đổi do đó không ảnh hưởng đến sự tăng giảm lợi nhuận của năm 1999 so với năm 1998. Còn đếm năm 2000 Công ty đã giảm được 150 triệu đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp so với năm 1999 và do đó làm tăng lợi nhuận của năm 2000 lên 150 triệu đồng so với năm 1999.
- Do ảnh hưởng của thu chi hoạt động tài chính: Năm 1999 so với năm 1998 chi hoạt động tài chính tăng lên 20 triệu đồng do đó làm cho lợi nhuận năm 1999 giảm đi 20 triệu đồng so với năm 1998. ảnh hưởng của thu chi hoạt động tài chính cũng ảnh hưởng làm lợi nhuận của năm 2000 cũng giảm 20 triệu đồng so với năm 1999.
- Do ảnh hưởng của thu chi hoạt động bất thường nó đã làm cho lợi nhuận của năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là 20 triệu đồng còn lợi nhuận năm 2000 so với năm 1999 lại giảm đi 70 triệu đồng.
Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của Công ty từ năm 1998- 2000 (đơn vị tính triệu đồng)
Năm
Nộp ngân sách theo kế hoạch
Nộp ngân sách thực hiện
Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch (%)
Tốc độ tăng khoản nộp ngân sách (%)
1998
20.000
20.000
100
1999
20.500
21.000
102,44
105
2000
21.000
23.000
109,52
109,52
Qua bảng số liệu trên ta thấy mức nộp ngân sách của Công ty ngày càng tăng từ năm 1998-2000 do doanh thu qua các năm này ngày càng tăng. Đồng thời số thực hiện cũng tăng hơn so với kế hoạch. Năm 1998 mức nộp ngân sách của Công ty bằng với kế hoạch nộp ngân sách. Đến năm 1999 mức nộp ngân sách tăng so với kế hoạch là 500 triệu đồng chiếm 102,44% thực hiện so với kế hoạch tăng 2,44%. Năm 2000 số nộp ngân sách là 23.000 triệu đồng tăng so với kế hoạch là 2.000 triệu đồng (tương đương 9,52%). Ta thấy từ năm 1998-2000 tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch cũng tăng lên. Tốc độ tăng khoản nộp ngân sách năm 1999 so với năm 1998 là 105% năm 2000 so với năm 1999 là 109,52%. Như vậy từ năm 1998-2000 Công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước về nộp ngân sách. Công ty cần phát huy và đảm bảo tốt việc đóng góp đối với Nhà nước.
1.3, Nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc sử dụng các nguồn lực của Công ty...từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng:
Bảng 5: Nguồn vốn kinh doanh của công ty từ năm 1998-2000.
Chỉ tiêu
Năm
Vốn lưu động
Vốn cố định
Tổng vốn
Tốc độ tăng vốn lưu động
Tốc độ tăng vốn cố định
C. lệch triệu đồng
%
C. lệnh triệu đồng
%
1998
11.537
22.310
338.47
1999
12.979
23.533
36.512
1442
112,5
12.23
105,48
2000
14.863
25.957
40.820
1884
114,52
2.424
110,3
Qua bảng số liệu về tốc độ tăng nguồn vốn qua các năm thấy rằng từ năm 1998-2000 cả nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động đều tăng nhưng tốc độ tăng của nguồn vốn lưu động nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn cố định. Đây là một xu hướng tốt của Công ty tạo cho Công ty tăng nguồn vốn kinh doanh hàng năm của mình có nhiều vốn lưu động hơn và thể hiện tài sản cố định của Công ty cũng được tăng lên. Chính những điều này tạo điều kiện để Công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Công ty ta có bảng số liệu sau
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 1998-2000
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Vốn lưu động/tổng vốn
32,88%
35,05%
36,41%
Vốn cố định/ tổng vốn
67,12%
64,95%
63,59%
Số liệu ở bảng trên cho ta biết cơ cấu nguồn vốn của Công ty Thăng Long từ những năm 1998-2000. Tỷ trọng vốn lưu động ngày càng tăng qua các năm do đó tỷ trọng vốn cố định giảm qua các năm.
Như vậy vốn lưu động có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Vốn lưu động năm 1998 là 11.537 triệu đồng (chiếm 32,88% tổng vốn kinh doanh). Đến năm 1999 vốn lưu động là 12.979 triệu đồng tăng lên 1.442 triệu đồng so với năm 1998 và năm 1999 vốn lưu động chếm 35,05% (tăng so với 1998 là 2,17%). Vốn lưu động năm 2000 là 14.863 triệu đồng (chiếm 36,41%). Ta thấy số tuyệt đối của năm 2000 so với năm 1999 tăng 1.884 triệu đồng nhiều hơn so với số tuyệt đối của năm 1999 so với năm 1998 là 442 triệu đồng. Nhưng tỷ trọng của năm 2000 so với năm 1999 chỉ tăng 1,36% thấp hơn mức tăng tỷ trọng của năm 1999 so với năm 1998 là 0,81%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn cố định của năm 2000 so với năm 1999 tăng lên nhiều (2.424 triệu đồng) so với mức tăng nguồn vốn cố định của năm 1999 so với năm 1998 (1.223 triệu đồng). Chính vì vậy tổng nguồn vốn của năm 2000 so với năm 1999 tăng lên là 4.308 triệu đồng còn tổng nguồn vốn của năm 1999 so với năm 1998 chỉ tăng lên 2.665 triệu đồng.
1.4, Chỉ tiêu chi phí
Thực trạng chi phí của Công ty được thể hiện
Bảng 7: Tình hình chi phí của Công ty từ năm 1998-2000
Năm
Tổng chi phí
Mức thay đổi chi phí
Chênh lệch
(triệu đồng)
Tỷ lệ đạt được so với năm trước (%)
1998
130.200
1999
138.100
7.900
106,07
2000
165.341
27.241
119,73
Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 1998 - 2000 tổng chi phí của Công ty đều tăng qua các năm tuy nhiên mức tăng và tốc độ tăng có khác nhau. Năm 1998 tổng chi phí của Công ty là 130.200 triệu đồng. Đến năm 1999 tổng chi phí là 138.100 triệu đồng tăng lên so với năm 1998 là 7.900 triệu đồng (tương ứng 6,07%) Trong khi đó tốc độ tăng doanh thu của năm 1999 so với năm 1998 là 6,06% thấp hơn so với tốc độ tăng chi phí so vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 1999 không bằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 1998. Năm 2000 tổng chi phí của Công ty là 165.341 triệu đồng tăng lên so với năm 1999 là 27.241 triệu đồng (tương đương 19,73%). Ta thấy chi phí của năm 2000 tăng lên rất nhiều so với năm 1999 nhưng không phải vì vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2000 lại thấp hơn. Thực tế qua xem xét ở phần chỉ tiêu doanh thu cho ta biết doanh thu của năm 2000 cũng tăng nhiều so với năm 1999, tăng 27.691 triệu đồng tương đương 19,78%. Do tốc độ tăng doanh thu của năm 2000 so với năm 1999 tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí cho nên hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Thăng Long năm 2000 cao hơn so với năm 1999.
Để dễ dàng quan sát ta có thể biểu diễn chi phí của Công ty qua biểu đồ
Biểu đồ 2: Tổng chi phí của công ty từ năm 1998-2000
Thực trạng doanh thu và chi phí của Công ty Thăng Long được phản ánh qua biểu đồ 3:
Qua biểu đồ doanh thu và chi phí ta thấy từ năm 1998-2000 doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng lên. Năm 1999 so với năm 1998 thì tốc độ tăng doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng chi phí còn năm 2000 so với năm 1999 thì tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng chi phí. Chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 1999 không bằng năm 1998 còn đến năm 2000 thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã được tăng lên.
2, Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1, Xét chi tiêu tổng hợp
2.1.1, Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế =Tổng doanh thu/Tổng chi phí
Hay:
H = TR/TC
Qua số liệu về tổng doanh thu, tổng chi phí của Công ty từ năm 1998 - 2000 ta có
H98=132.000/130.200=1,01382
H99=140.000/138.100=1,01376
H2000=167.691/165.341=1,01421
Ta thấy rằng cả 3 năm từ 1998-2000 hiệu quả kinh tế đều >1 điều này chứng tỏ rằng từ năm 1998-2000 khi bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu về lớn hơn một đồng doanh thu. Trong 3 năm thì năm 2000 hiệu quả kinh tế cao nhất là 1,01421. Năm 1998 hiệu quả kinh tế đạt 1,01382 và đến năm 1999 hiệu quả kinh tế giảm đi so với năm 1998 lúc này nó chỉ đạt 1,01376. Độ tăng giảm hiệu quả kinh tế trong 3 năm từ năm 1998 đến năm 2000 là không đáng kể.
Sau khi xem xét chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho chúng ta thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2000 cao hơn so với 2 năm 1998 và 1999, hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 1999 thấp hơn năm 1998.
Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Chính vì vậy chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các năm tăng giảm như trên là do năm 1999 so với năm 1998 tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng chi phí nên hiệu quả kinh tế của năm 1999 thấp hơn hiệu quả kinh tế năm 1998. Còn năm 2000 so với năm 1999 thì tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí nên hiệu quả kinh tế của năm 2000 cao hơn hiệu quả kinh tế năm 1999.
Như vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh tế thì Công ty phải tiết kiệm để giảm chi phí không cần thiết và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để tăng doanh thu. Doanh nghiệp cũng có thể tăng chi phí để tăng doanh thu khi cần thiết nhưng phải đảm bảo tốc độ tăng chi phí chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu. Có như vậy Công ty mới đạt được hiệu quả kinh tế.
Để giảm chi phí, Công ty có thể tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí về tiền lương bằng cách giảm bớt số lao động gián tiếp, giảm chi phí bất thường, chi phí quản lý doanh nghiệp...
Để tăng doanh thu Công ty cần tăng cường thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ lao động có tay nghề cao. Việc tăng cường máy móc thiết bị sẽ giúp Công ty nâng cao năng suất lao động. Đầu tư vào việc mua sắm thiết bị Công ty sẽ có khả năng sản xuất các sản phảm đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Việc tăng doanh thu còn do công tác tiếp thị quảng cáo nhằm mở rộng thị trường và sự đa dạng hoá loại sản phẩm của Công ty
2.1.2, Mức doanh lợi
*Mức doanh lợi của doanh thu
Chỉ tiêu mức doanh lợi của doanh thu phản ánh một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu lợi nhuận
Bảng 8: Hệ số doanh lợi của doanh thu của Công ty Thăng Long
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Lợi nhuận (triệu đồng)
1.800
1.900
2.350
Doanh thu (triệu đồng)
132.000
140.000
167.691
Hệ số doanh lợi của doanh thu
0,01364
0,01357
1,01401
Qua bảng số liệu trên ta thấy
- Năm 1999 so với năm 1998 hệ số doanh lợi của doanh thu giảm 0,00007
Do ảnh hưởng của:
+ Doanh thu thay đổi làm thay đổi hệ số doanh lợi của doanh thu 1800/140000-0,01364=-0,00078
+ Lợi nhuận thay đổi làm hệ số doanh lợi của doanh thu thay đổi
001357-1800/140000=0,00071
-Năm 2000 so với năm 1999 hệ số doanh lợi của doanh thu tăng 0,00044
Sự tăng hệ số doanh lợi của doanh thu năm 2000 so với năm 1999 là do ảnh hưởng của doanh thu và lợi nhuận thay đổi.
-Doanh thu thay đổi làm hệ số doanh lợi của doanh thu thay đổi
1900/167691-0,01357=-0,00224
- Lợi nhuận thay đổi làm hệ số doanh lợi của doanh thu thay đổi
0,01401-1900/167691=0,00268
Từ năm 1998 đến năm 2000 ta thấy hệ số doanh lợi của doanh thu năm 1999 giảm so với 1998 chứng tỏ hiệu quả của năm 1999 không bằng năm 1998. Đến năm 2000 hệ số doanh lợi của doanh thu đã tăng và lớn nhất trong 3 năm nó phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty năm 2000 cao hơn hai năm trước đó.
*Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của kinh doanh phản ánh trong năm một đồng vốn kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Bảng 9: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh của Công ty từ năm
1998-2000
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Lợi nhuận (triệu đồng)
1.800
1.900
2.350
Vốn kinh doanh (triệu đồng)
33.847
36.512
40.820
Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh
0,053
0,052
0,058
Theo số liệu trên thì hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2000 là cao nhất chứng tỏ năm 2000 Công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhất trong 3 năm từ 1998-2000.
Năm 1998 hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh là 0,053. Năm 1999 hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh là 0,052 giảm so với năm 1998 0,001. Năm 2000 hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh tăng lên so với năm 1999 là 0,006. Con số này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của năm 2000 tăng lên tương đối nhiều so với năm 1999, từ đó có thể nói năm 2000 hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty được nâng cao so với năm 1999.
*Hệ số doanh lợi của vốn tự có
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số doanh lợi của vốn tự có được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Hệ số doanh lợi của vốn tự có của Công ty từ năm 1998-2000
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Lợi nhuận (triệu đồng)
1.800
1.900
2.350
Vốn tự có (triệu đồng)
20.400
21.840
23.500
Hệ số doanh lợi của vốn tự có
0,088
0,087
0,1
Cũng như chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số doanh lợi của vốn tự có năm 2000 cao nhất là 0,1. Năm 1998 hệ số doanh lợi của vốn tự có là 0,088. Năm 1999 hệ số doanh lợi của vốn tự có giảm so với năm 1998 là 0,001. Năm 2000 hệ số doanh lợi của vốn tự có tăng so với năm 1999 là 0,013. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn tự có cao nhất năm 2000, thấp nhất năm 1999.
Qua xem xét chỉ tiêu về mức doanh lợi của Công ty từ năm 1998-2000 ta thấy năm 2000 mức doanh lợi theo cả 3 chỉ tiêu hệ số doanh lợi của doanh thu, hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh và hệ số doanh lợi của vốn tự có đều là cao nhất. Điều này càng cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2000 cao hơn những năm trước.
2.2, Xét theo chỉ tiêu bộ phận
2.2.1, Hiệu quả sử dụng vốn
Thực trạng tình hình sử dụng vốn của công ty được thể hiện qua bảng số liệu:
Bảng 11: Thực trạng tình hình sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của công ty Thăng Long năm 1998-2000
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1, Vốn cố định
22.310
23.533
25.957
2, Vốn lưu động
11.537
12.979
14.863
3, Tổng vốn kinh doanh
33.847
36.512
40.820
4, Doanh thu
132.000
140.000
167.691
5, Lợi nhuận
1.800
1.900
2.350
6, Số vòng quay vốn KD =(4)/(3)
3,9
3,83
4,12
7, Số vòng quay vốn CĐ =(4)/(1)
5,92
5,95
6,46
8, Số vòng quay vốn LĐ=(4)/(2)
11,44
10,79
11,28
9, Hiệu quả sử dụng VCĐ =(5)/(1)
0,08068
0,08074
0,09053
10, Hiệu quả sử dụng VLĐ =(5)/(2)
0,15602
0,14639
0,15811
11, Số ngày một vòng quay VLĐ =365/(8)
31,9
33,8
32,4
Qua bảng số liệu trên ta thấy
-Lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn lưu động là:
Năm 1998: 0,15602 đồng
Năm 1999: 0,14639 đồng
Năm 2000: 0,15811 đồng
Lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn lưu động trong 3 năm từ 1998-2000 của công ty thì năm 2000 đạt cao nhất 0,15811 đồng. Năm 1999 lợi nhuận tạo ra từ một đồng vốn lưu động là 0,14639 thấp nhất trong 3 năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2000 cao hơn so với 2 năm trước và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 1999 là thấp nhất trong 3 năm.
-Lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn cố định là:
Năm 1998: 0,08068 đồng
Năm 1999: 0,08074 đồng
Năm 2000: 0,09053 đồng
Từ năm 1998-2000 hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng tăng thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả. Năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là 0,00006 đồng. Năm 2000 lợi nhuận tạo ra từ đồng vốn cố định tăng 0,00979 đồng.
-Số vòng quay vốn kinh doanh của công ty
Năm 1998: 3,9 vòng
Năm 1999: 3,83 vòng giảm so với năm 1998 là 0,07 tương đương 1,8%
Năm 2000: 4,12 vòng tăng so với năm 1999 là 0,29 tương đương 7,57%
Ta thấy số vòng quay của vốn kinh doanh từ năm 1998-2000 có xu hướng năm 1999 giảm so với năm 1998 là 1,8% còn năm 2000 so với năm 1999 tăng là 7,57%. Qua đó thấy rằng việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty Thăng Long ở năm 2000 đạt hiệu quả cao nhất trong 3 năm còn năm 1999 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thấp hơn so với 2 năm còn lại.
-Số vòng quay vốn lưu động của công ty
Năm 1998: 11,44
Năm 1999: 10,79
Năm 2000: 11,28
Trong 3 năm từ năm 1998-2000 năm 1998 số vòng quay vốn lưu động của công ty là cao nhất 11,44 vòng và thấp nhất là 10,79 năm 1999.
Năm 1999 so với năm 1998 số vòng quay vốn lưu động lại giảm 0,65 vòng. Đến năm 2000 thì số vòng quay vốn lưu động lại tăng so với năm 1999 là 0,49 vòng tương đương 4,54%.
-Số vòng quay vốn cố định đạt được qua các năm
Năm 1998: 5,92
Năm 1999: 5,95
Năm 2000: 6,46
Số vòng quay vốn cố định của công ty từ năm 1998-2000 càng ngày càng tăng. Năm 1999 tăng 1,005 lần so với năm 1998 tương đương với số vòng quay tăng là 0,03. Số vòng quay vốn cố định của năm 2000 so với năm 1999 là 0,51.
Số vòng quay vốn cố định của công ty càng nhiều sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao được hiệu quả kinh tế của công ty.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu về vốn cho công ty. Khi tăng tốc độ chu chuyển về vốn lưu động có thể làm gỉam được vốn lưu động mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc công tác, phục vụ và kinh doanh như cũ. Đồng thời do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động công ty có thể mở rộng quy mô kinh doanh tăng thêm doanh thu nhưng không phải tăng thêm vốn lưu động hay tăng nhưng với tốc độ tăng vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Việc tăng số vòng quay vốn lưu động không những tiết kiệm được vốn lưu động mà còn góp phần làm giảm các chi phí như chi phí bán hàng, tiền lãi phải trả vốn lưu động.
Thực tế qua xem xét ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty từ năm 1998-2000 tương đối cao nhưng hiệu quả kinh tế của công ty lại không cao đó cho thấy các khoản chi phí của công ty so với doanh thu là cao và để nâng cao hiệu quả kinh tế thì công ty phải giảm các khoản chi phí đến mức có thể. Bên cạnh đó cần phải bổ sung tạo thêm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để công ty có điều kiện đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động tạo ra sản phẩm có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo đủ vốn cho các hoạt động kinh doanh làm cho kinh doanh có hiệu quả hơn...
2.2.2, Hiệu quả sử dụng lao động
Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của công ty Thăng Long _Bộ quốc phòng được thể hiện qua một số chỉ tiêu
*Mức sinh lời bình quân trên một lao động
Bảng 12: Mức sinh lời bình quân trên một lao động
Chỉ tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1001911.doc