Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty Rau quả Việt nam - Đặc biệt là thị trường Mỹ sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN MỘT: DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢNPHẨM LÀ MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 3

1. Khái niệm thị trường và cơ chế thị trường. 3

1.1 Khái niệm về thị trường. 3

1.2. Cơ chế thị trường 5

2. Phân loại thị trường và phân khúc thị trường 5

2.1. Phân loại thị trường 5

2.2. Phân khúc thị trường. 7

3. Chức năng của thị trường. 8

3.1. Chức năng thừa nhận. 8

3.2 Chức năng thực hiện. 8

3.3 chức năng điều tiết và kích thích. 8

3.4 chức năng thông tin 8

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG THỊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 9

1. Các quan niệm về duy trì và mở rộng thị trường. 9

2. Vai trò và sự cần thiết của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 10

2.1. Vai trò 10

2.2. Tăng cường công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay 11

3. Nguyên tắc chủ yếu của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 11

4. Nội dung cơ bản của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 12

4.1. Công tác nghiên cứu thị trường. 12

4.2. Các chiến lược thị trường 13

5. Một số chỉ tiêu đánh giá về duy trì và mở rộng thị trường. 16

5.1. Thị phần. 16

5.2. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ. 16

5.3. Chỉ tiêu tổng doanh thu. 16

5.4. Chỉ tiêu lợi nhuận 17

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 17

1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 17

2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18

3. Những phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 19

3.1. Đối với khách hàng. 19

3.2. Đối với đối thủ cạnh tranh và sản phảm thay thế. 20

3.3. Đối với bản thân doanh nghiệp. 21

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 22

I. LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM. 22

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả Việt nam. 22

2. Nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty. 23

3. Cơ cấu tổ chưc bộ máy quản lý của Tổng Công ty. 23

3.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Công ty 24

3.2.Cơ cấu bộ máy tổ chức 24

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 1

1.Vị trí địa lý. 1

2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. 2

2.1. Về sản phẩm. 2

2.2. Về thị trường tiêu thụ. 3

3. Đặc điểm đất đai, máy móc thiết bị và công nghệ chế biến 4

3.1. Tình hình đất đai của Tổng công ty 4

3.2. Máy móc thiết bị, công nghệ và các nhà máy chế biến của Tổng công ty 5

4. Đặc điểm về lao động. 7

5. Đặc điểm về nguyên vật liệu và nguồn cung ứng của Tổng công ty. 8

5.1. Nguồn cung cấp rau. 8

5.2. Thực trạng nguồn cung cấp quả. 9

6. Đặc điểm về tài chính của Tổng công ty 12

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 13

1. Tình hình sản xuất và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 13

1.1. Sản xuất Nông nghiệp 14

1.2. Sản xuất công nghiệp. 16

1.3. Kinh doanh xuất nhập khẩu. 19

1.4. Công tác liên doanh- Cổ phần hoá 20

2. Tình hình tiêu thụ của Tổng công ty 21

2.1. Hệ thống kênh phân phối của Tổng công ty 23

2.2. Tình hình tiêu thụ trong nước. 23

2.3. Tình hình tiêu thụ rau quả ở thị trường nước ngoài. 25

2.4. Giá bán một số sản phẩm chính của Tổng công ty. 27

3. Phân tích thị trường tiêu thụ của Tổng công ty 29

3.1. Thị trường trong nước. 29

3.2.Thị trường ngoài nước 29

IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM . 34

1. Những thành tích đạt được: 34

2. Những vấn đề cần được tiếp tục giải quyết. 36

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 37

PHẦN BA : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢVIỆT NAM - ĐẶC BIỆT LÀ THỊ TRƯỜNG MỸ SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ 40

I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010. 40

1. Một số quan điểm định hướng về duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 40

1.1.Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trước hết cần đa dạng hoá trong sản xuất, đa phuơng hoá trong tìm kíêm thị trường tiêu thụ rau quả. 40

1.2.Trong việc duy trì và mở rộng thị trường rau quả cần chú ý khai thác những sản phẩm cây trồng đặc sản truyền thống. 41

2. Định hướng. 41

2.1. Định hướng sản phẩm và thị trường trong nước. 41

2.2. Định hướng sản phẩm và thị trường nước ngoài 42

2.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. 42

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM - ĐẶC BIỆT LÀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 44

1. Mở rộng thị trường Mỹ 44

1.1. Thuận lợi đối với Tổng công ty khi mở rộng thị trường Mỹ sau hiệp định thương mại 45

1.2. Khó khăn đối với Tổng công ty khi mở rộng thị trường Mỹ sau hiệp định thương mại 45

1.3. Triển vọng mở ra đối với Tổng công ty rau quả Việt Nam khi mở rộng thị trường Mỹ 47

2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 47

2.1. Thị trường đầu vào của Tổng công ty. 47

2.2. Thị trường đầu ra của Tổng công ty. 48

3. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty 49

3.1. Chính sách sản phẩm 49

3.2. Chính sách về giá cả. 50

3.3. Chính sách phân phối. 50

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Tổng công ty 51

5. Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý của Tổng công ty 52

6. Khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn của Tổng công ty 52

7. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 53

7.1. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả. 53

7.2. Thực hiện chính sách gắn bảo hộ với chiến lược xuất khẩu. 54

7.3. Tài trợ cho xuất khẩu 54

7.4. Đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu 54

7.5. Tăng cường công tác xuất khẩu 55

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC THAM KHẢO: NỘI DUNG CHÍNH HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ 58

MỤC LỤC 64

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty Rau quả Việt nam - Đặc biệt là thị trường Mỹ sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển khai trông giống măng Bát Độ. Giống lê chịu nhiệt, cây Kiwi đã được triển khai tại Lạng Sơn, Bắc Cạn, ổi tứ quý được trồng ở Quảng Ngãi, đặc biệt giống vải hạt đang được khảo nghiệm tại Bắc Giang, Lạng Sơn. Hiện tại các giống cây trên đang sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, có nhiều triển vọng. Cây cà chua, đã xây dựng được vùng nguyên liệu ở 5 tỉnh với diện tích 642 ha, tăng 418 ha so với năm 2000. Đã xác định được giống chủ lực chính vụ là VF10, một số giống khác đang được khảo nghiệm. Tổng công ty đã kết hợp với các địa phương xây dựng 5 mô hình trồng cà chua năng suất cao, đã chủ động tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân. Công tác kinh doanh giống rau quả. Về giống rau: Tổng công ty đã sản xuất thu mua và cung ứng120 tấn, dự trữ quốc gia 62 tấn, nhập khẩu 33 tấn, tổ chức khảo nghiệm trồng thử, chọn lọc nâng cấp 26 loại giống rau. Về giống quả: đã tổ chức ghép và sản xuất 1 vạn cây nhãn, 4 vạn cây có múi sạch bệnh, 50 vạn cây dưa nuôi cấy mô. Tổng công ty đã tập trung củng cố cơ sở sản xuất hoa đưa sản xuất đi vào ổn định. Trong năm 2001Tổng công ty đã có hoa để cung cấp quanh năm và đang cố gắng đẩy mạnh công tác kinh doanh rau sạch cho thị trường. Tổng công ty đã chú trọng công tác đầu tư phát triển xây dựng nhà lưới, nhà ươm, cải tạo nâng cấp nhiều công trình, tham gia có hiệu quả các chưong trình. Dự án về giống của nhà nước. Chi nhánh Tổng công ty tại Lạng Sơn trong năm 2001 đã phát huy được lợi thế, có mối quan hệ với đối tác Trung Quốc đã cung cấp cho các đơn vị cho Tổng công ty, các địa phương 8,1 triệu chồi dứa Cayen, 155 tấn hạt giống rau, 50.207 gốc tre măng Bát Độ đảm bảo chất lượng và kinh doanh có hiệu quả. 1.2. Sản xuất công nghiệp. Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp của Tổng công ty. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 KH TH %KH KH TH %KH KH TH %KH 1. Giá trị tổng sản lượng(tr.đ) 195635 199548 102 236214 240938 102 311862 327455 105 2. Sản phẩm sản xuất chủ yếu (tấn) 14183 14183 100 16083 17209 107 23713 26559 112 - Sản phẩm dứa 4191 4820 115 5912 6917 117 7795 9276 119 - Đồ hộp các loại 3308 3374 102 3504 3924 112 3519 4012 114 - Nước quả 5975 4720 79 6806 5921 87 10165 10267 101 - Sản phẩm 1117 1128 101 1439 1612 112 1670 1921 115 (Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam) Giá trị sản lượng qua các năm đều tăng lên. Tuy vậy, mức tăng sản phẩm chính là dưa hộp đã không đạt kết quả mong muốn do có nhiều khó khăn về thị trường và về nguyên liệu. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Tổng công ty đã đẩy manh nước tinh khiết, hải sản và thực phẩm đông lạnh… góp phần tăng giá trị sản phẩm công nghiệp của Tổng công ty. Sản xuất công nghiệp mặc dù có tăng nhưng vẫn còn trong tình trạng khó khăn nhiều mặt, đặc biệt là nguên liệu không đủ cho các nhà máy chế biến, thường xuyên bị thiếu nguyên liệu, lại phải mua với giá trôi nổi trên thị trường dẫn tới giá thành sản phẩm cao, sản xuất kém hiệu quả, hàng sản xuất ra không tiêu thu được. Mặt khác do thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng và không ổn định nên nhiều nhà máy chế biến rau quả không sử dụng hết công suất, công nhân thiếu việc làm dẫn đến đời sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Chỉ có Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao do có nguồn nguyên liệu tại chỗ và được trang bị thêm dây chuyền nước quả nên chủ động được nguyên liệu và sản xuất vẫn giữ được tương đối ổn định, công nhân có việc làm thường xuyên. Các nhà máy và công ty khác chỉ trông chờ vào 2 vụ sản xuất dua chuột và cũng chỉ sản xuất 2-3 tháng trong năm. Những năm trước đây khi còn sản xuất hàng trả nợ Nga thì mặt hàng dưa chuột vẫn coi là mặt hàng chủ lực và sản xuất với khối lượng lớn, nhưng từ năm 1997 đến nay nhà nước không giao chỉ tiêu trả nợ Nga nữa thì viếc sản xuất mặt hàng dua chuột chỉ ở mức cầm chừng. Năm 1999 Tổng công ty không giao kế hoạch sản xuất dưa chuột cho các nhà máy, công ty. Các đơn vị tự tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hang tiêu thụ để lo tổ chức sản xuất cho công nhân có công ăn việc làm, đã sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều gấp hai lần năm 1998 (năm 1998 chỉ sản xuất được 950 tấn) riệng vụ đông năm 1999 đã sản xuất được trên 1200 tấn, năm 2000 trên 1500 tấn. Cũng chính do thị trường tiêu thụ đang khó khăn, các đơn vị chỉ dự kiến sản xuất với mức độ nhất định nên sản xuất dưa chuột vụ đông năm 1999 đến 2000 khác với những năm trước: Không có tình trạng tranh chấp trong việc thu mua nguyên liệu giữa các đơn vị, nên giá mua nguyên liệu không những không tăng mà càng về cuói vụ giá nguyên liệu lại giảm hơn. Sản phẩm dưa chuột vụ đông của hầu hết các đơn vị chưa được tiêu thụ, đây là một khó khăn lớn đòi hỏi mỗi đơnvị phải tích cực chủ động tìm mọi biện pháp tiêu thụ để thu hồi vốn càng nhanh càng tốt. Ngoài hai vụ sản xuất dưa chuột ra, các nhà máy còn trông chờ vào vụ vải thiều, nhưng thị trường tiêu thu sản phẩm vải hộp là Nhật lại không ổn định.Từ năm 1997 khách hàng Nhật yêu cầu mua 20 Container xấp xỉ 210 tấn năm nay ta vẫn hi vọng vào thị trường này để sản xuất khối lượng lớn sản phẩm, nhưng mãi tới gần vụ thu hoạch vải, khách hang Nhật trả lời chính thức là không mua nữa. Khách hàng mới là Pháp và Đức cũng gần tới vụ sản xuất mới kí hợp đồng với công ty I và công ty III với số lượng cũng không nhiêù. Thị trường tiêu thụ vải hộp trong nước chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh thì năm nay vải hộp của Thái Lan nhập về bán giá rẻ hơn nên vải hộp của phía bắc không cạnh tranh nổi. Chính vì vậy mà năm nay các nhà máy, công ty chỉ sản xuất được 490 tấn sản phẩm vải hộp (năm 2000 sản xuất tới 625 tấn). Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Duy Hải vẫn là đơn vị khó khăn nhất, ngoài việc sản xuất hàng trả nợ Nga thì sản phẩm đi các thị trường khác không đủ đièu kiện để sản xuất vì sản xuất ra bị thua lỗ không lấy gì bù đắp được, nên thời gian công nhân không có việc làm kéo dài, đời sống không được cải thiện. Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình điều kiện sản xuất có phần thuận lợi hơn, cộng với mối quan hệ với nhiều khách hàng trong những năm qua, nên ngoài sản phẩm chính là dứa xuất đi Mỹ công ty còn sản xuất được một số sản phẩm xuất đi thị trường khác như măng củ, xuất đi Nhật dứa xuất đi Nhật, Châu Âu... Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Mỹ Châu vẫn giữ được truyền thống ổn định sản xuất từ khi chuyển đổi nhiệm vụ sang sản xuất bao bì kim loại thì đời sống CBCNV được nâng lên rõ rệt. Theo báo cáo sơ bộ của nhà máy qua các năm thì hiệu quả sản xuất kinh doanh trung bình của nhà máy đạt: doanh thu 14500 triệu đồng, nộp ngân sách 1217 triệu đồng,lợi nhuận 1200 triệu đồng, thu nhập bình quân 1200000 đồng/ người/tháng. Đây là nhà máy đạt các chỉ tiêu tài chính tốt nhất kể cả lợi nhuận và thu nhập cao nhất trong tất cả các đơn vị sản xuất thuộc Tổng công ty (trừ các đơn vị liên doanh). Hai công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Quảng Ngãi và Kiên Giang mới được lắp đặt thêm dây chuyền thiết bị sản xuất nước quả Trung Quốc công xuất 1500 tấn/ năm. Do phía Trung Quốc thực hiện hợp đồng không tốt trong việc đưa thiết bị sang thiếu, không đồng bộ, cử chuyên gia không đủ trình độ sang lắp đặt và hiệu chỉnh kéo dài thời gian quá quy định, dẫn đến việc tổ chức sản xuất quá chậm nên 2 đơn vị này không thực hiện được kế hoạch sản xuất nước quả, làm cho sản lượng nước quả chung của Tổng công ty giảm nhiều so với kế hoạch bộ giao. Ngoài các đơn vị sản xuất trên Tổng công ty còn liên doanh với nước ngoài sản lượng sản xuất của các công ty này đạt khá. Nhìn chung sản xuất công nghiệp tuy có nhiều khó khăn như đã nêu trên, nhưng các đơn vị đã có nhiều cố gắng phấn đấu để tìm ra lối thoát và bước đi thích hợp cho đơn vị mình. Sự cố gắng và nỗ lực ấy thể hiện không đều, có đơn vị năng động thì vươn lên được, có đơn vị đang bế tắc dậm chân tại chỗ. 1.3. Kinh doanh xuất nhập khẩu. Bảng 12: Kinh doanh xuất nhập khẩu từ 1999-2001. Chỉ tiêu Tổng kim ngạch XNK (USD) Xuất khẩu (USD) Nhập khẩu (USD) 1999 KH 32.975.132 20.926.241 11.870.252 TH 31.128.525 20.089.191 11.039.334 %KH 94,4 96 93 2000 KH 41.975.351 20.304.316 19.932.017 TH 43.041.525 22.131.704 20.609.706 %KH 102,54 109 103,4 2001 KH 59.998.724 24.443.085 32.093.087 TH 60.478.714 25.176.378 35.302.396 %KH 100,8 103 110 (Nguồn Tổng công ty rau quả Việt Nam) Các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm rau quả tươi, các loại rau quả chế biến (đóng hộp, đông lạnh,sấy muối), gia vị, nông sản, thực phẩm, hải sản.. . Các mặt hàng nhập khẩu gồm vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và hàng tiêu dùng các loại. Cơ cấu hàng xuất khẩu, mặt hàng rau chiếm tỷ lệ lớn nhất (năm1999 64,21%) chủ yếu là rau quả hộp ( năm 1999 là 43,5%) và hiện nay các mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch cao nhưng nếu tính riêng kim ngạch xuất khẩu rau quả thì tốc độ tăng trưởng còn thấp hơn so với mức tăng trưởng xuất khẩu rau quả trong cả nước. Nói chung hầu hết các đơn vị làm công tác XNK của Tổng công ty đều có cố gắng ngay từ đầu năm, chủ động trong công tác kinh doanh đa dạng nhiều chủng loại mặt hàng xuất khẩu duy trì được các mặt hàng có thế mạnh của mình như: gia vị ( tiêu, hồi, tỏi, ớt..), nông sản (sắn lác, gạo), rau quả tươi (thanh long, rau gia vị..), hải sản, dược liệu… giữ được thị trường truyền thống và bắt đầu mở rộng được một số thị trường mới. 1.4. Công tác liên doanh- Cổ phần hoá a. Công tác liên doanh: Cho đến nay Tổng công ty có 4 liên doanh (TOVECO, DONA NEWTOWER, JAVECO, LUVECO), mặc dù có nhiều khó khăn nhưng các liên doanh luôn bám sát mục tiêu của dự án. - Để đẩy mạnh sản xuất, liên doanh TOVECO đã xin tăng vốn pháp định cũng như vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, hiện nay nhà máy có thể sản xuất nhiều chủng loại hộp đáp ứng gấp 4 lần nhu cầu hiện nay. - Liên doanh DONA NEWTOWER đã từng bước khai thác thi hiếu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, trên cơ sở thế mạnh của mình công ty đã khai thác nguyên liệu nông sản của địa phương và cả nước ngày càng đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. - Liên doanh hoa JAVECO bước vào hoạt động từ năm 1997 nhưng do công ty mẹ của phía đối tác Nhật Bản gặp khó khăn về tài chính nên phía Nhật xin rút khỏi liên doanh từ 01/06/1999 chỉ còn lại phía Việt Nam.Sau khi giải quyết thủ tục, Tổng công ty đã giao cho công ty giống rau quả để tiếp tục sản xuất. - Liên doanh sản xuất nước quả LUVECO bắt đầu đi vào hoạt động từ 14/4/1999. Hiện tại liên doanh đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về vốn lưu động. Sản phẩm mới sản xuất với số lượng nhỏ và đang cố gắng ổn định để sản xuất được những sản phẩm đặc thù của mình. b. Công tác cổ phần. Công ty in Mỹ Châu là công ty cổ phần hoá đầu tiên của Tổng công ty đã chính thức đi vào hoạt động từ 10/3/1999 với vốn đầu tư là 17 tỷ đồng.Trong năm 1999 công ty đã xây dựng tôt kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn.Để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã mạnh dạn đầu tư hàng loạt máy móc, hệ thống sản xuất và nâng cao trình độ cho người sản xuất. Công ty là đơn vị thích ứng nhanh với cơ chế mới, năng động, sáng tạo tập thể lãnh đạo có sự nhất trí cao. Trong năm 2001 công ty Mỹ Châu đã tiến hành thực hiện 6 dự án với tổng số vốn đầu tư là 26893 triệu đồng (dây chuyền tự động dập lon 2 mảnh, dây chuyền in sấy trên kim loại, dây chuyền cắt sắt tự động, máy in trên sắt KORREX3, dây chuyền tráng sấy trên kim loại, máy dập lon 2 mảnh tự động) Với hàng loạt những máy móc hiện đại đó kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng. Năm 2001 doanh thu đạt 93770 triệu đồng, nộp ngân sách 11385 triệu đồng, lợi tức trước thuế 7640 triệu đồng. Ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh trên Tổng công ty còn hoạt động trên các lĩnh vực như tư vấn đàu tư xây dựng cơ bản.. . tất cả đều đem lại những thành quả nhất định tuy chưa được như mong muốn nhưng đã giúp cho Tổng công ty nắm bắt và có thêm được nhiều kinh nghiệm cho những bước đi tiếp theo. 2. Tình hình tiêu thụ của Tổng công ty Trong 10 năm qua Tổng công ty đã có những cố gắng lớn trong việc phát triển thị trường. Nhung thị trường chưa ổn định, có năm thêm được thị trường này lại mất thị trường khác, kim ngạch ở mỗi thị trường cũng luôn thay đổi. Đặc biệt trước đây, kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty chủ yếu là hàng trả nợ Nga. Nhưng từ khi thị trường này bị tan vỡ đồng thời các thị trường khác hầu như đã được an bài thì vấn đề tìm khe hở để chen chân vào thật không đơn giản. Hơn nữa hàng rào thuế quan đã hạn chế hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rất nhiều. Ngoài ra tình hình kinh tế thế giới nhất là kinh tế trong khu vực bất ổn định đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xuất khẩu của nước ta nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty nói riêng. Do đó công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng do chủ động nắm bắt được tình hình, Tổng công ty đã chủ động tìm kiếm được bạn hàng khác ngoài Nga như: Singapore,Nhật, Mỹ, Đài loan... Bên cạnh những khó khăn, Tổng công ty cũng gặp được một số thuận lợi nhất định nhất là nước ta không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế mở rộng quan hệ hội nhập với khu vực và thế giới. Việt nam đã là thành viên của tổ chức ASEAN, chuẩn bị tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO) và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời thiết lập và mở rộng mối quan hệ hợp tác với tất cả các nước. đó là hoạt động cơ bản của nền kinh tế đối ngoạik, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá Việt nam trong đó có rau quả. Song thách thức lớn là nền kinh tế nước ta xuất phát từ cơ sở thấp kém, lại đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Theo tài liệu của FAO, trong mấy thập kỷ gần đây, nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy các nước có nền nông nghiệp xuất khẩu. Trong khi đó hàng rau quả của Việt nam chất lượng thấp, mẫu mã còn đơn điệu, giá thành cao, số lượng lại quá nhỏ bé so với thế giới đồng thời còn phải cạnh tranh với nhiều nước xuất khẩu truyền thống. Trước hết phải kể đến các nước trong khu vực, khi thực hiện hiệp định AFTA, mặc dù sản phẩm rau quả ché biến của ta xếp vào danh mục giảm thuế chậm nhất nhưng đến năm 2006 thì mức thuế của ta chỉ còn 5 % dẫn đếntlà phải cạnh tranh với các mặt hàng rau quả chế biến trong khu vực vào Việt nam. Đồng thời vẫn phải cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thị trường Quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều khách hàng nước ngoài đặt vấn đề mua rau quả của Việt nam như: chuối tươi, vải hột, dứa và nhiều sản phẩm rau quả khác. Đặc biệt sau khi Việt nam ký hiệp định với Mỹ, hiệp định xuất khẩu rau quả sang liên bang Nga và các nước khác, sẽ tạo lập thêm các hành lanh thương mại mới cho ngành rau quả. Tiêu thụ sản phẩm là vòng cuối cùng của chu ký chuyển vốn của công ty, nhận được tiền bán hàng (hoặc người mua chấp nhận trả tiền). Để đánh giá được hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trước hết phải dựa trên sự phân tích một số chỉ tiêu cơ bản sau: Bảng 13: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty từ 1999-2001 Chỉ tiêu ĐV tính 1999 2000 2001 So sánh 00/99 01/00 Giá trị sản xuất NN Tỷ đồng 34 35 36,5 103 104 Giá trị sản xuất CN Tỷ đồng 200 240,9 291,5 120 121 Doanh thu Tỷ đồng 682 719 791,9 105 110 Tổng kim ngạch XNK Tr.USD 40 43,1 48,6 108 111 Sản lượng tiêu thụ Tấn - Rau quả tươi Tấn 83710 93720 106841 112 114 - Rau Tấn 42700 47200 52395 110 111 - Quả Tấn 41400 46520 54446 113 117 - Đồ hộp Tấn 77150 79230 83192 103 105 - Rau Tấn 35000 37000 38486 105 105 - Quả Tấn 42150 42570 44706 101 106 (Nguồn Tổng công ty rau quả Việt nam) Thông qua báo cáo tổng kết kinh doanh của Tổng công ty hàng năm, nhìn chung mọi hoạt động của Tổng công ty đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhưng không có biến động lớn, như giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1999 đạt 34 tỷ đồng nhưng năm 2000 chỉ đạt 35 tỷ đồng và năm 2001 là 36,5 tỷ đồng, nhưng nếu ta so sánh giữa năm 1999 với năm 2001 thì có sự tăng lên rõ rệt chỉ trong vòng 3 năm đã tạo ra một khoảng cách đáng kể như là doanh thu năm 1999 là 682 tỷ nhưng năm 2001 đã là 719,9 tỷ (tăng 16,11%). Để thấy rõ thực trạng tiêu thụ sản phẩm chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu những vấn đề chính sau: 2.1. Hệ thống kênh phân phối của Tổng công ty Kênh phân phối giống như các đường dây nối liền Tổng công ty với các thị trường và người tiêu dùng, muốn sản phẩm hàng hoá tiêu thụ nhanh thì Tổng công ty cần chú trọng tới xây dựng tốt hệ thông kênh phân phối sản phẩm. Sơ đố 3: Hệ thống kênh phân phối chủ yếu của Tổng công ty Kênh 1: Người tiêu dùng Người tiêu dùng Bán lẻ Bán buôn Đại lý Kênh 2: Tổng công ty Bộ phận Marketing quốc tế phòng xuất nhập khẩu Người tiêu dùng nhà nhập khẩu nước ngoài Các đơn vị uỷ thác trong và ngoài nước Các công ty thương mại Ngay từ ban đầu Tổng công ty đã xác định việc tiêu thụ của mình là xuất khẩu nên kênh hai của Tổng công ty là phổ biến hơn. 2.2. Tình hình tiêu thụ trong nước. Như chúng ta đã biết nước ta được sự ưu đãi của thiên nhiên nên có sự đa dạng về các loại rau quả trong nước, từ Bắc đến Nam nhiều loại rau quả mang hương vị đặc trưng của từng vùng như miền Bắc có vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, Bắc Giang, bưởi Phú Thọ, Hoà Bình, mận Lào Cai, Yên Bái... Miền Nam có Thanh long, chôm chôm, măng cụt... ở Kiên Giang, Hậu Giang. Rau được phát triển ở tất cả các vùng các tỉnh như khu vực quanh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Đà Lạt... nên sự hình thành thị trường trong nước thường mang tính khu vực là hơn cả. Việc phân ra các thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty thực sự là một vấn đề khó khăn và nan giải. Hơn thế nữa mặt chính của Tổng công ty là chuyên sâu vào xuất khẩu rau quả ra các thị trường trên thế giới nên việc tiêu thụ rau quả ở thị trường trong nước của Tổng công ty thực sự là không đáng kể trong doanh thu hàng năm của Tổng công ty. Theo con số ước tính của phòng kinh doanh, thu ở thị trường trong nước của Tổng công ty chỉ đạt 10 tỷ đồng (trong đó tổng doanh thu là 719 tỷ) chiếm 1.39%. Nhưng bên cạnh đó các công ty con thuộc Tổng công ty lại có sức mạnh trong việc tiêu thụ rau quả ở thị trường trong nước như công ty xuất nhập khẩu rau quả I, nông trường Đồng Giao... cũng có một lượng hàng đáng kể tiêu thụ trên thị trường nội địa góp phần lớn vào làm cân bằng mức nhu cầu của thị trường trong nước để làm giảm sự du nhập một số mặt hàng rau quả tươi nhập khẩu từ thị trường quốc tế vào trong nước và một điều hơn thế nữa là nước ta kéo dài từ Bắc đến Nam nên có sự đa dạng về rau quả nhưng nhu cầu đòi hỏi của thị trường trong nước là phải cân đối nên có sự trao đổi hàng hoá từ Bắc vào Nam và ngược lại là một điều hiển nhiên. Vì điều đó cũng đã tạo ra một sự thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh rau quả ở thị trường trong nước. Bảng 14: Tình hình tiêu thụ rau quả ở thị trường trong nước của Tổng công ty. (Đơn vị tính: Tấn) Sản phẩm 1999 2000 2001 So sánh ( % ) 00/99 01/00 BQ 1. Rau quả tươi 7563,4 8972,6 10782,4 118,63 119,17 119,4 - Rau sạch 4360,3 5427,5 7041,3 149,40 120,73 139,56 - Quả các loại 3202,8 3545,1 3542,4 110,68 105,53 111,12 2. Rau quả chế biến 963 1030 1113,43 106,95 108,1 107,53 - Đồ hộp rau quả 582 621 635 106,70 102,25 104,48 + Rau hộp 211 237 243 112,32 102,53 107,42 + Quả hộp 372 384 392 103,22 102,08 102,46 - Rau quả sấy chiên 274 289 312 105,47 107,96 110,05 - Rau quả gia vị muối 107 120 166,43 112,14 138,69 128 3. Tông số 8526,4 10003 11895,8 117,31 118,92 118,12 (Nguồn : Tổng công ty rau quả Việt Nam) Thông qua biểu trên ta thấy tình hình tiêu thụ rau quả của Tổng công ty tăng lên qua các năm chứng tỏ Tổng công ty phát triển và mở rộng được thị trường tiêu thụ rau quả trên phạm vi toàn quốc. Tổng sản phẩm tiêu thụ tăng lên khá nhanh tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,12%. Trong những sản phẩm chủ yếu thì rau quả tươi tăng lên đáng kể, năm 2000 tăng 18.63% so với năm 1999, năm 2001 tăng 20,17% so với năm 2000. Trong công tác tiêu thụ rau quả thì việc tiêu thụ rau các loại tăng nhanh nhất, năm 2000 so với năm 1999 tăng 49,4%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 29,73%, còn quả các loại tốc độ tăng bình quân là 8,12%. Nguyên nhân của việc tiêu thụ rau quả sạch tăng nhanh là do tình hình thu nhập của các hộ gia đình tăng lên, bên cạnh đó tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi ảnh hưởng đến chất lượng rau quả. Tuy nhiên giá của sản phẩm rau sạch còn quá cao so với tình hình thu nhập của nhiều hộ gia đình nhất là các hộ ở vùng nông thôn. Đối với sản phẩm rau quả chế biến đây là loại sản phẩm rất phong phú về chủng loại, phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Tình hình tiêu thụ năm 2000 tăng 6,95% so với năm 1999, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 8,1%, bình quân 3 năm tăng 4.62%. Trong đó các loại sản phẩm tiêu thụ năm sau so với năm trước tăng lên không ngừng, đồ hộp rau quả năm 2000 tăng 6.70% so với năm 1999, năm 2001 tăng 2,25% so với năm 2000, bình quân trong 3 năm tăng 4.62%, rau quả sấy chiên bình quân tăng 6.25%, rau quả gia vị muối tăng 28%. Như vậy tình hình tiêu thụ rau quả của Tổng công ty trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và giúp Tổng công ty công ty phát triển đi lên, mặt khác Tổng công ty đã tạo ra những mặt hang mới va phát huy nâng cao chất lượng sản phẩm để đứng vững trên thị trường và cạnh tranh với những công ty khác. Bên cạnh đó tình hình tiêu thụ trong nước của Tổng công ty cũng có nhiều hạn chế do hoạt động tiêu thụ rau quả hầu như do tư thương đảm nhận (ước chiếm 1/2 sản lượng trong nước). 2.3. Tình hình tiêu thụ rau quả ở thị trường nước ngoài. Trong những năm vừa qua Tổng công ty đã có rất nhiều cố gắng tìm mọi biện pháp khắc phục nhằm bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. Các đơn vị xuất khẩu thành viên đều đã chú trọng tìm kiếm thị trường và linh hoạt trong kinh doanh, ban lãnh đạo của Tổng công ty đã có chủ trương chỉ đạo rất đúng đắn. Nhờ vậy mà nhìn chung trong những năm qua Tổng kim ngạch XNK nói chung và kim ngạch xuất khẩu nói riêng đều tăng, nhưng với cơ cấu mặt hàng khác nhau qua từng năm. Bảng 15: Tình hình tiêu thụ một số loại sản phẩm chính từ 1999 – 2001 (Đơn vị tính: Tấn) Sản phẩm 1999 2000 2001 So sánh ( % ) 00/99 01/00 BQ 1. Rau quả tươi 982,92 1051,38 1124,98 106,96 107 106,98 -Thanh long 709,62 794,79 897,32 112,00 112,9 112,45 -ớt tươi 78,82 85,25 92,93 108,15 109,01 108,58 -Nhãn tươi 9,72 10,34 11,02 106,42 106,59 106,51 -Rau quả khác 184,75 161,00 123,71 87,14 76,84 81,99 2. Rau quả đóng hộp 8442,00 5716,63 5652,6 67,71 89,88 85,31 Dứa miếng 2507,22 1714,88 1663,6 68,38 97,01 62,70 Dưa chuột bao tử 112,06 295,23 552,17 263,43 187,03 225,23 Vải hộp 309,24 318,36 329,47 102,94 103,49 103,22 Nước quả 43,34 17,50 10,49 37,76 59,94 48,85 Các SP khác 5527,12 3310,65 3096,87 60,98 93,54 77,26 3. rau quả sấy 3317,52 3512,12 3643,82 105,85 103,75 104,8 Chuối sấy 272,52 736,34 1098,23 270,19 259,15 246,67 Loại khác 3045,00 2775,77 1735,59 91,16 62,53 76,84 4. Nông sản thực phẩm 21549,76 24575,49 27915,3 114,04 113,59 113,82 Chế biến 467,00 249,17 216,68 36,96 105,02 70,99 Chè khô 622,08 1457,76 3108,53 234,33 213,24 223,79 Cà fê 110,42 70,72 72,98 64,05 103,19 83,62 Điều nhân 245,14 32,00 37,34 13,05 52,8 58,42 Đỗ xanh lạc nhân 146,60 301,38 612,25 205,57 203,15 204,36 Loại khác 49778,53 22646,58 23867,52 114,50 105,39 109,94 (Nguồn: Phòng quản lý sản xuất Tổng công ty rau quả Việt Nam) Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ rau quả của Tổng công ty nhằm mục đích chủ yếu là tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, phần tiêu thụ trong nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (13,5%- 16%). Qua biểu trên ta thấy tình hình tiêu thụ rau quả tươi năm 2000 so với năm 1999 tăng 6,96%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 7%, bình quân trong ba năm tăng 6,93%. Tuy nhiên việc kinh doanh rau quả tươi có nhiều hạn chế do chúng ta thiếu trang bị chuyên dùng, thiếu kỹ thuật trong công tác bảo quản chế biến vận chuyển rau quả tuơi, việc kinh doanh tỷ lệ rủi ro cao. Còn về công tác tiêu thụ rau quả đóng hộp năm 2000 so với năm 1999 giản 32,27%, năm 2001 so với năm 2000 giảm 10,12%, bình quân trong 3 năm giảm 14,69%. Nguyên nhân giảm sút là do chất lượng và mẫu mã của sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, giá nông sản đồ hộp của một số nước Châu á Thái Bình Dương như Indônêxia, Thái Lan... trên thị trường thấp hơn của ta nên hàng của ta không cạnh tranh nổi vì vậy tiêu thụ chậm. Đối với rau quả sấy, năm 2000 so với năm 1999 tăng 5,86%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 3,75%, bình quân trong 3 năm tăng 9,57%. Sản phẩm rau quả sấy tình hình tiêu thụ tăng không cao do chủng loại sản phẩm của Tổng công ty chưa đa dạng, chất lượng chế biến chưa cao, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp. Với nông sản thực phẩm chế biến tốc độ tăng nhanh qua các năm, 2000 so với năm 1999 tăng 14,04%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 13,59% bình quân trong ba năm tăng 13,82%. Tình hình tiêu thụ nông sản tăng nhanh qua cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10483.DOC
Tài liệu liên quan