MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : NÂNG CAO HIỆU QỦA SẢN XUẤT KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU CƠ BẢN VÀ LÂU DÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3
I/ Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1.1/Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1.2/ Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
1.3/Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 5
2/ Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6
3/Những biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 8
3.1/Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp 8
3.2/ Xây dựng cấu trúc tổ chức hợp lý 9
3.3/Xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 9
3.4/Yếu tố con người-Sự quan tâm hàng đầu 10
3.5/Tạo vốn kinh doanh 10
3.6/Trình độ kỹ thuật và công nghệ 10
3.7/Nghiên cứu môi trường 11
II/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 11
1/Nhóm nhân tố khách quan 11
1.1/ Môi trường nhân khẩu học 11
1.2/Môi trường kinh tế 12
1.3/Môi trường công nghệ 13
1.4/Môi trường chính trị và luật pháp 14
1.5/Môi trường văn hoá xã hội 14
2/Nhóm nhân tố chủ quan 14
2.2/Lực lượng lao động 15
2.3/Cơ sở vật chất kỹ thuật 15
3/ Môi trường ngành: 17
3.1/Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn 17
3.2/Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế 18
3.3/Sức ép về giá của người mua 19
3.4/Sức ép về giá của người cung cấp 19
3.5/Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 28
I/ Vài nét về công ty TNHH Hoàng Hiệp 28
II/ Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty TNHH Hoàng
Hiệp 30
1/Đặc điểm về sản phẩm 31
2/Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 32
3/Đặc điểm lao động 34
4/Đặc điểm về nguyên vật liệu 37
5/Đặc điểm về thị trường 37
III/ Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Hoàng Hiệp 39
1/Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 39
2/Phát tích hiệu quả sản xuất của công ty TNHH Hoàng Hiệp 41
2.1/Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp 42
2.2/Phân tích thực trạng sử dụng các yếu tố đầu tư cơ bản 43
2.2.1/Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động 43
2.2.2/Phân tích thực trạng sử dụng hiệu quả sử dụng vốn lưu động 46
IV/Đánh giá tổng quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 49
1/ Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh 49
2/Nguyên nhân gây ra hạn chế 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH HOÀNG HIỆP 56
Biện pháp 1: Đổi mới trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh 58
Biện pháp 2: Huy động thêm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 61
Biện pháp 3: Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường 71
Biện pháp 4: Nhóm biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền in ấn ở công ty TNHH Hoàng Hiệp 65
Một số kiến nghị với nhà nước 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Hoàng Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều hành.
Vì vậy cần phải lựa chọn cơ cấu tổ chức hợp lý, xác định tính thống nhất quyền lực trong toàn bộ hệ thống thể hiện cụ thể quy chế hoạt động nhất là trong giai đoạn hiện nay người tổ chức phải tìm kiếm kiểu cơ cấu tổ chức thích ứng với sự thay đổi thường xuyên của môi trường, đồng thời cũng phải thường xuyên nghiên cứu và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty TNHH Hoàng Hiệp:
1.Đặc điểm về sản phẩm
Là một công ty sản xuất các sản phẩm nhãn mác bao bì và kinh doanh thương mại nên trước hết sản phẩm của công ty mang đặc điểm của các sản phẩm có sử dụng nhãn mác bao bì, cung cấp cho các loại hàng hoá dịch vụ có sử dụng sản phẩm mà công ty sản xuất ra. Tuỳ theo tính chất và đặc điểm của từng loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu công ty sẽ có những kế hoạch phân công tới từng bộ phận thực hiện.
Để thực hiện hoàn chỉnh một loại sản phẩm nói chung cần một quy trình công nghệ như sau:
Các khâu liên quan và máy móc sử dụng
Sản phẩm A
Thiết kế, chế bản.
Xuất fiml
Bình chụp bản
Công đoạn in Offset hoặc Letterpress
Công đoạn Cán mảng(nếu có)
Công đoạn Bế dập tạo khuôn.
KCS(kiểm tra loại bỏ sản phẩm hư hỏng)
Nhập kho thành phẩm.
Tuy nhiên, các loại sản phẩm đó được phân chia theo từng cấp tuỳ theo yêu cầu của khách hàng (sản phẩm chất lượng cao hay thấp).
Trong nền kinh tế ngày nay, do sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập kinh tế đang diễn ra từng ngày, các loại sản phẩm nhập ngoại đều có sử dụng những loại nhãn mác, bao bì có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đi đôi với chất lượng của sản phẩm cạnh tranh rất mạnh với các lại sản phẩm trong nước, làm cho nhu càu về hình thức mẫu mã sản phẩm, chất lượng của nhãn mác cũng được đẩy lên rất cao, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất nhãn mác thường xuyên phải tiếp cận những công nghệ in mới cũng như thiết kế những kiểu dáng mẫu mã của các loại nhãn mác đi đôi với chất lượng của nhãn mác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc doanh thu của loại hình sản xuất này mang lại lợi nhuận rất cao nên nó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Ngoài ra khi sản xuất loại sản phẩm này đều không gây mất nhiều chi phí bảo quản dẫn đến giảm chi phí sản xuất kinh doanh và tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
-Một đặc điểm nữa về sản phẩm là được sản xuất theo nhu cầu thị trường, đặc điểm này có thuận lợi là không có nhiều hàng tồn kho ứ đọng hay thất thoát vốn, nhưng cũng chính đặc điểm này làm cho doanh nghiệp không chủ động được nhiều trong việc sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả cũng như tiết kiệm được nguyên vật liệu.
2.Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Để phục vụ tốt hơn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, mỗi công ty, doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn trong quá trình đầu tư máy móc thiết bị để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của dây chuyền sản xuất cũng như tiếp cận với những công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho sản phẩm của mình. Đó là yếu tố mang tính tất yếu cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay, công ty TNHH Hoàng Hiệp có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:
Bảng A: Thống kê hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Đơn vị: 1000đ
Các chỉ tiêu
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Hệ thống văn phòng làm việc
350.000
250.000
Hệ thống xưởng tạo khuôn bế dập
Hệ thống xưởng bình chụp bản
Hệ thống xưởng in Offset
Hệ thống xưởng in Letterpress
Hệ thống kho tàng
800.000
450.000
Phương tiện vận tảI
150.000
100.000
Máy móc thiết bị
2.500.000
1.500.000
Trong đó hệ thống máy móc thiết bị của công ty như sau:
Các loại máy móc thiết bị
Số lượng
Công suất
(kw/h)
Năm sử dụng
Quốc gia
cung cấp
Máy chế bản(máy vi tính)
10
2
1998
Sigapore
Máy in film
1
3
1998
Nhật
Máy in Offset 2 màu
3
30
1986
Nhật
Máy in Letterpress 3 màu
3
20
1986
Nhật
Máy in Offset 1 màu
3
15
1970
Nhật
Máy bế dập
4
10
1995
Việt Nam
Máy bế tự động
2
15
1990
Nhật
Máy cắt
3
10
1990
Nhật
Máy khoan
3
10
1995
Đài Loan
Máy dán hộp tự động
2
10
1990
Nhật
Máy ép thuỷ lực
2
10
1985
Đài Loan
Máy dập ghim
2
5
1990
Trung Quốc
Máy cán màng
3
15
1995
Việt Nam
(Theo nguồn: Phòng kỹ thuật tháng 7/2002)
*ảnh hưởng của cơ sở vật chất kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Như trên đã trình bày ta thấy rằng giá trị còn lại của hệ thống cơ sở vật chất của công ty là rất thấp so với nguyên giá ban đầu, do nhiều hệ thống đã khấu hao và các hệ thống đầu tư mới chưa có nhiều. Điều này đã gây nhiều bất lợi cho công ty trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật thấp kém, thứ nhất ảnh hưởng đến việc phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Hệ thống văn phòng làm việc xuống cấp, không đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho hoạt động quản lý của công ty. Sự sắp xếp giữa các phòng ban chưa tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và thành một tổng thể thống nhất nên không tạo ra được một bầu không khí, một môi trường làm việc thoải mái khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn. Hệ thống kho tàng các phân xưởng đã xuống cấp rất nhiều, thậm chí những nơi không còn đủ điều kiện đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh. Sự xuống cấp này đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và an toàn lao động, người lao động chưa yên tâm thoải mái làm việc và không đảm bảo cho bảo quản nguyên vật liệu, sản phẩm và hàng hoá. Mặc dù công ty đã có nhiều biện pháp để khắc phục giảm bớt những khó khăn về cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Phương tiện vận tải dùng để vận chuyển hàng hoá có số lượng hạn chế đôi khi chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển hàng hoá của doanh nghiệp. Nó gây ảnh hưởng trì trệ, không kịp thời và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
ảnh hưởng thứ hai của cơ sở vật chất hạ tầng như hiện nay của công ty là đã tạo ra được một môi trường không mỹ quan, không có sức hấp dấn với đối tác, đặc biệt là với ngân hàng cho vay. Chính điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty.
Đối với hệ thống máy móc thiết bị của công ty ngoài những máy móc mới đầu tư gần đây còn đại đa số máy móc đã quá cũ cộng với sự phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ in ấn, đã làm cho hiệu quả trong quá trình sản xuất chưa đạt hiệu quả cao, dẫn đến hiệu qủa làm ra sản phẩm kém chất lượng, năng suất lao động thấp, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, làm chi phí sản xuất kinh doanh cao gây giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Đặc điểm lao động:
Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo được số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động, nhưng do tính chất công việccủa công ty là ít ổn định, có thời gian khối lượng công việc nhiều và ngược lại nên trong mấy năm qua công ty không chú trọng phát triển số lượng lao động mà chỉ quan tâm đến việc nâng cao chất lượng lao động mà thôi và giải quyết tình trạng thiếu lao động bằng việc thuê ngoài lao động để hoàn thành nhiệm vu sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm vè lao động sản xuất của công ty là lao động kỹ thuật được đào tạo cơ bản từ các trường của ngành in, tuỳ theo từng bộ phận trong phân xưởng sản xuất công ty sẽ bố trí thích hợp cho từng vị trí đảm bảo sự thông suốt trong quá trình sản xuất cũng như phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người.
Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong công ty như sau: cơ cấu lao động theo chức năng:
bảng 4: Cơ cấu lao động theo chức năng
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỉ trọng
1.Lao động gián tiếp:
15
30%
-Quản lý
5
10%
-Ký thuật
10
20%
2.Lao động trực tiếp:
35
70%
-Phân xưởng bình chụp bản, in
15
30%
-Phân xưởng bế cán
10
20%
-Phân xưởng KCS
10
20%
Tổng
50 người
100%
(Theo nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương tháng 2/2002)
Nhìn vào bảng trên ta thấy với 50 cán bộ công nhân viên của công ty, lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ(30%) trong đó có 10% là lao động quản lý, đây là một bộ máy quản lý đã được tinh giảm, gọn nhẹ, chứng tỏ ban giám đốc chú trọng đến chất lượng lao động hơn là số lượng lao động. Công ty cũng là doanh nghiệp làm việc theo chế độ một thủ trưởng, sự chồng chéo trong quản lý được hạn chế tối đa.
Cơ cấu trong lao động các phân xưởng cũng được sắp xếp một cách hợp lý, đối với các phân xưởng từ thiết kế chế bản đến phòng bình chụp bản, in ấn đến khâu cuối cùng là KCS, đảm bảo một cách tối đa công suât, năng lực của từng bộ phận. Với cơ cấu nhân sự như vậy công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-Cơ cấu lao động theo trình độ:
Bảng 5: Cơ cấu lao động theo trình độ
Chỉ tiêu lao động
Đại và sau đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân kỹ thuật
Cán bộ quản lý
5
2
0
Cán bộ kỹ thuật
5
5
0
Công nhân bậc 6-7
5
Công nhân bậc 4-5
15
Công nhân bậc 2-3
13
Tổng số
10
7
0
33
Tỉ trọng
20%
14%
0
66%
(Theo nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương tháng 02/2002)
Số lượng lao động quản lý là 5 người, trong đó có 5 người có trình độ đại học và trên đại học, còn lại là cán bộ kỹ thuật t người, cao đẳng_trung cấp chiếm tỉ lệ không nhỏ. Như vậy với bộ máy quản lý nhỏ gọn nhưng lại có tỷ trọng cán bộ có trình độ cao chiếm phần lớn nên công việc quản lý của công ty vẫn được tổ chức một cách khoa học và hiệu quả.
Trong số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao, nhưng đó chưa phải là số lượng cán bộ đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Công ty cần chú trọng tuyển thêm cán bộ kỹ thuật về các phân xưởng phụ trách trực tiếp quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
Công ty có số lượng công nhân kỹ thuật bậc cao tương đối lớn, đó là những công nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, là những công nhân bậc thầy cho các lớp công nhân trẻ mới vào làm, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Nhưng mặt khác số công nhân bậc cao này cũng gây ra những bất ổn cho công ty trong quá trình sản xuất, tuy là những công nhân lành nghề đã quen với nếp sống kỷ luật của công ty nhưng nó đồng nghĩa với tuổi tác của công nhân này đã cao, sắp hết tuổi lao động. Nhiều người trong số họ sức khỏe đã giảm đi nhiề ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Vì vậy công ty cần phải chuẩn bị tuyển người và đào tạo nâng cao tay nghề của các lớp công nhân trẻ, kịp thời thay thế cho các lớp thế hệ trước.
Cũng qua bảng trên ta thấy số công nhân bậc 2-3 của công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn trong bảng, tổng số công nhân kỹ thuật, chủ yếu các công nhân này ở phân xưởng in Offset và Letterpress, một phân xưởng đang được công ty chú trọng và cần phải đẩy mạnh năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy công ty cần chú trọng đào tạo, nâng bậc cho công nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Vởy nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu của công ty có đặc điểm là nguyên vật liệu của ngành in ấn và sản xuất bao bì, bao gồm: giấy, mực, bản kẽm, xăng dầu... và các nhiên liệu này là nếu không được bảo quản tốt sẽ nhanh bị thái hoá dẫn đến chất lượng nguyên vật liệu không tốt làm chất lượng sản phẩm cũng giảm theo, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường ngày nay việc xuất hiện nhiều những công ty sản xuất in ấn nhãn mác phục vụ nhu cầu các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có sử dụng bao bì, chính vì vậy cũng xuất hiện rất nhiều các nhà cung cấp cac nguyên vật liệu phục vụ cho ngành in ấn. Do vậy việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của công ty gặp rất nhiều thuận lợi mặc dù còn nhiều loại nguyên vật liệu đặc chủng sử dụng trong lĩnh vực in Letterpress còn khan hiếm trên thị trường miền bác, nên công ty không phải mất nhiều chi phí dự trữ nguyên vật liệu trong kho, mà công ty có điều kiện trực tiếp mua trên thị trường cho sản xuất sản phẩm theo từng đợt hàng.
5.Đặc điểm về thị trường .
*Về thị trường cung ứng nguyên vật liệu và hàng hoá kinh doanh.
Đối với thị trường cung ứng nguyên vật liệu cho công ty như giấy Bãi Bằng, công ty giấy Tân Mai và một số công ty tư nhân... đều là những thị trường đầu vào trong nước. Đặc điểm này có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau:
-ảnh hưởng tích cực: công ty không phải chịu chi phí nhập ngoại, chi phí cho việc nghiên cứu thị trường đầu vào của mình và do có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh với nhau nên giá thành có thể được giảm.
-ảnh hưởng tiêu cực: chủng loại, chất lượng sản phẩm hạn chế.
Đối với thị trường cung ứng hàng hoá: công ty chủ yếu chủ động đến với các công ty sản xuất các sản phẩm có sử dụng nhãn mác, bao bì như công ty Trung Thành, công ty Lever Haso, các công ty như công ty giầy, công ty may mặc... Tuy nhiên, việc các công ty này có bán được sản phẩm của mình trên thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều những yếu tố như giá nguyên vật liệu, việc nhập ngoại các sản phẩm của khác... đã gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của công ty làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra công ty phải bỏ một khoản chi phí lớn đi nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, ký kết hợp đồng và kiểm tra từng lô hàng trước khi nhập hàng.
*Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
-Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩmlà các sản phẩm của ngành in, hiện nay công ty đã chiếm được đa số thị phần ở khu vực miền bắc nhất là các sản phẩm in trên công nghệ Letterpress và Flexo. Công ty gần như độc quyền cung cấp sản phẩm này cho các tỉnh phía bắc và đã tạo được uy tín, chiếm được lòng tin của khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng do người tiêu dùng Việt Nam nói chung và miền bắc nói riêng chưa thật sự có nhữn cái nhìn đầy đủ về những loại mẫu mã hàng hoá cùng với chất lượng hàng hoá trong nước cho nên ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp có sản phẩm sử dụng nhãn mác...
Mặt khác, thị trường này có đặc điểm lớn là phụ thuộc theo thời vụ, thời tiết nên nhu cầu về các loại thiết bị này là không ổn định kéo theo sự bất ổn trong sản xuất. Thị phần của doanh nghiệp chiếm 50% miền bắc nhưng ở thị trường này số chủng loại nhãn mác lại hạn chế do sự quản lý còn chưa thông thoáng trong việc sản xuất nhãn mác và nhu cầu của người tiêu dùng trong khi đó công ty vẫn chưa xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường miền trung và miền nam, là thị trường có rất nhiều những khu công nghiệp cũng như các nhà máy sản xuất các sản phẩm có sử dụng sản phẩm do công ty sản xuất... vì ở thị trường này đã có nhà cung ứng về máy móc thiết bị có chất lượng và công suất cao hơn, đó là một đối thủ cạnh tranh lớn kìm hãm công ty trong việc mở rộng thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
-Đối với thị trường kinh doanh như:
+Mua bán hàng tư liệu sản xuất; máy móc, nguyên liệu, hoá chât, vật tư, trang thiết bị dùng trong công nông nghiệp.
+Mua bán hàng tiêu dùng: bách hoá, vải sợi, may mặc, kim khí điện máy, thiết bị văn phòng, xe gắn máy, xe hơi, VLXD.
+Đại lý ký gửi hàng hoá
Trong những năm đầu thành lập công ty chưa thật sự tham gia vào những lĩnh vực này bởi vì trong chiến lược phát triển của công ty là củng cố và đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho người tiêu dùng đi đôi với việc đầu tư các công nghệ mới, từ đó tạo uy tín cho doanh nghiệp của mình rồi tiếp đến phát triển các ngành, nghề khác mà công ty đã đăng ký kinh doanh. Điều đó cho thấy chiến lược phát triển của công ty là phát triển theo từng bước, tạo uy tín, tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ của mình.
III.Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Hoàng Hiệp.
1.Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
bang ngang
bảng ngang
Qua bảng trên đây ta có thể thấy rằng năm 1999 và năm 2001 công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, riêng năm 2000 công ty đã không hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị sản lượng hàng hoá và doanh thu, tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách đã được công ty hoàn thành vượt mức. Điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất của công ty tăng lên qua các năm.
Là một doanh nghiệp sản xuất nhãn mác, bao bì linh hoạt trong cơ chế thị trường. Vì vậy, cơ cấu mặt hàng ngày càng được đa dạng và phong phú, vừa đảm bảo tính chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất. Mặt khác do có những thay đổi trong việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, đầu tư mới dây chuyền công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên trong 3 năm gần đây tốc độ tăng trưởng của công ty không ngừng tăng lên cùng với sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh.
Bảng 7: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1.Tổng thiết bị
2.144,911
2.494,7
468,719
2.Phụ tùng
233,303
314,08
450,478
3.Vật tư
2,6
7,127
9,353
4.Sản xuất
106,589
2.211,873
6.340,554
Tổng cộng:
2.459,403
5.054,793
7.269,104
(Theo nguồn: Phòng kinh doanh tháng 03/2001)
Qua bảng trên ta thấy năng lực sản xuất của công ty không ngừng tăng lên, giá trị tổng sản lượng cao và tăng mạnh trong 3 năm 1999, 2000, 2001 đặc biệt là có sự nhảy vọt của năm 2000.
Qua bản báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy rằng trong những năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cơ bản là có hướng phát triển tốt. Chỉ tiêu tổng lợi nhuận đối với mọi doanh nghiệp vẫn được đặt lên hàng đầu vì đó là mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp theo đuổi. Tuy tổng doanh thu của năm 2000 là 411.090 nghìn đồng giảm 0,51% so với năm 1999 với mức giảm tuyệt đối là 2110 nghìn đồng, nhưng nguyên nhân của sự giảm này là do doanh nghiệp giảm việc sản xuất các mặt hàng không đem lại khả năng sinh lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Sang đến năm 2001 tổng doanh thu của công ty đã tăng mạnh lên 63.400 nghìn đồng tăng 818,9% so với năm 2000, sự phát triển nhảy vọt này là do sự đầutư vào việc sản xuất một cách đúng đắn và hiệu quả.
Lợi nhuận của năm 2000 là 20.170 nghìn đồng tăng so với năm 1999 là 517,3% mức tăng tuyệt đối là 16.930 nghìn đồng, sang năm 2001 lợi nhuận của doanh nghiệp tiếp tục tăng lên đến 25.380 nghìn đồng, tăng so với năm 2000 là 25,8%, mức tăng tuyệt đối là 5.210 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện kinh doanh tốt, đặc biệt là chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua.
Qua việc phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp ta có thể thấy được công ty thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mặc dù doanh thu năm 2000 giảm so với năm 1999 nhưng lợi nhuận năm 2000 so với năm 1999 tăng lên gấp nhiều lần và tăng doanh thu năm 2001/2000 lớn hơn tốc độ chi phí. Đó là điều kiện cần thiết để công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua công ty TNHH Hoàng Hiệp đã luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, cùng với việc tăng kết quả sản xuất kinh doanh, công ty cũng góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách n thông qua việc đóng thuế: Thuế doanh thu(6%), thuế VAT(10%) và thuế thu nhập doanh nghiệp (32%).
Không chỉ dừng lại ở mức kết quả đạt được như trên, trong những năm gần đây công ty đã xây dựng cho mình các chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh để tiếp tục sản xuất và mở rộng sản xuất các loại sản phẩm công nghệ cao, lắp đặt thêm các dây chuyền sản xuất mới, không ngừng nâng cao trình độ năng lực của công nhân viên nhằm phát triển ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp nói riêng.
2.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Hiệp
Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại nhưng công ty đã có những cố gắng to lớn để trụ vững, ổn định và có những bước đi lớn để đạt được hiệu quả cao. Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 50 công nhân nhằm đảm bảo đời sống của họ, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xã hội và tăng thu cho ngân sách nhà nước.
2.1. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp:
Cũng như mọi doanh nghiệp nhà nước khác, doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu mà công ty TNHH Hoàng Hiệp coi là động lực thúc đẩy sự phát triển. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có được nhờ thực hiện sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Theo sự phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở trên, ta mới chỉ biết doanh nghiệp có phát triển theo chiều rộng hay không, nhưng để biết được sự phát triển theo chiều sâu của công ty ta phải xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp.
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
1999/1998
2000/1999
1.Doanh thu trên đồng chi phí
1.5038
1.4805
2.0811
-1,55
40,6
2.Sức sản xuất của vốn
3.9529
3.3257
20.7771
-15,9
525
3.Doanh lợi theo DT thuần
0,873%
5,488%
1,183%
529
-78,4
4.Doanh lợi theo vốn KD
3,09%
16,32%
13,96%
428,2
-14,5
5.Doanh lợi theo chi phí
1.18%
7,26%
1,39%
515,3
-80,8
Qua 2 biểu đồ trên ta thấy chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí là tương đối cao, đặc biệt là sang năm 2000 là 2,0811 tăng 41% so với năm 1999.
Sức sản xuất của vốn
Điều này cho thấy, công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất và tiêu thụ khiến cho một đồng chi phí bỏ ra thu về được nhiều đồng doanh thu hơn. Đây là một điều kiện cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn ở công ty khá cao, năm 1998, một đồng vốn sản xuất tạo ra 3,9529 đồng doanh thu; năm 1999 là 3,3257 đồng và năm 2000 là 20,7771 đồng; tăng 524,7% so với năm 1999.Điều nàychứng tỏ công ty đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh, tuy rằng năm 2000 chỉ tiêu này giảm so với năm 1999 do doanh thu giảm trong khi vốn kinh doanh lại tăng lên.
Năm 2000 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của doanh nghiệp tăng lên rất nhiều so với năm1999 với tỷ lệ là 519,9% điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 2001 thì tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm 86% so với năm 2000 do tốc độ tăng doanh thu hơn nhiều lần so với tốc độ tăng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2000 và 2001 đều tăng lên so với năm 1999, tuy vậy năm 2001 lại thấp hơn so với năm 2000 do tốc độ tăng lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng vốn kinh doanh. Nếu năm 1999, với 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì sẽ thu được 0,0309 đồng lợi nhuận thì năm 2000 là 0,1632 đồng và năm 2001 là 0,1396 đồng, tăng lên 428,2% và 351,8% so với năm 1998. Điều này chứng tỏ trình độ lợi dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên.
Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của doanh nghiệp năm 2000 và 2001 tăng lên 627,8% và 58,5% so với năm 1999, chứng tỏ sự tiét kiệm chi phí của năm 2000 và 2001 tăng lên so với năm 1999.
2.2.Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu tư cơ bản:
2.2.1. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động :
Số lao động trong kỳ và tổng chi phí tiền lương trong vài năm gần đây được thống kê như sau:
Bảng 9: Tình hình sử dụng lao động của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số lượng lao động bình quân trong kỳ
Người
20
30
50
Tổng chi phí tiền lương
Nghìn đồng
30.630
40.000
50.000
Thu nhập bình quân
Nghìn đ/người
654,7
884,2
1.980
Số lao động hiện có
Người
20
30
50
Qua số liệu trên ta có bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty như sau:
Bảng 10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1998
1999
2000
1.Chỉ tiêu năng suất lao động
Nghìn đồng/người
234,24
208,194
883,245
2.Kết quả sản xuất trên 1 đồng chi phí tiền lương
đồng/ đồng
31,875
21,521
79,376
3.Lợi nhuận bình quân tính cho 1 lao động
Nghìn đồng/người
1,964
11,21
12,69
4.Hệ số sử dụng lao động
%
67,35
64,98
68,49
Biểu năng xuất lao động Lợi nhuận bình quân 1 lao động
Trong 3 năm qua thì số lao động bình quân trong công ty không thay đổi nhiều, nhưng chi phí tiền lương tăng lên với tốc độ ngày càng tăng, chứng tỏ công nhân được sử dụng nhiều về mặt thời gian(làm thêm giờ)
Chỉ tiêu năng suất lao động tuy có giảm so với năm 1999, nhưng sang đến nam 2001 chỉ tiêu này tăng lên rất nhiều, bằng 703,98% và 804,56% so với năm 1999 và năm 2000. Con số này khá cao chứng tỏ tuy số lượng lao động không nhiều nhưng làm việc có hiệu quả.
Như trên đã phân tích, mặc dù năng suất bình quân và kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương của công ty n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24333.DOC