Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm nõg cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương I: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 4

I. Hiệu quả - Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả 4

1. Quan niệm hiệu quả và phân loại hiệu quả 4

1.1. Quan niệm hiệu quả 4

1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh (hiệu quả kinh tế) 8

1.2.1. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân 8

1.2.2. Hiệu quả của chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp 9

1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối 9

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả 12

2.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 12

2.1.1. Nhân tố lao động 12

2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 13

2.1.3. Nhân tố tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý 14

2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 15

2.2.1. Nhân tố môi trường kinh doanh 15

2.2.2. Nhân tố môi trường tự nhiên 17

2.2.3. Nhân tố môi trường pháp luật 17

2.2.4. Nhân tố môi trường cạnh tranh 18

2.2.5. Nhân tố môi trường kinh tế 18

2.2.6. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế 19

3. Vai trò nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 19

II. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 22

1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 22

1.1. Lợi nhuận ròng 22

1.2. Doanh thu tiêu thụ 23

2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh (chỉ tiêu bộ phận) 24

2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 24

2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động 25

2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 25

III. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ 26

1. Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp 27

2. Nghiên cứu kiểm soát nắm bắt nhu cầu của thị trường để đề ra những phương án kinh doanh cụ thể 27

3. Tổ chức tốt quá trình cung cấp dịch vụ trên thị trường 28

4. Các biện pháp về phía nhà nước 29

Chương II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh 30

I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 31

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh 30

2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 31

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 32

3.1. Văn phòng công ty 33

3.2 .Cảng Hòn Gai 34

3.3. Cảng Vạn Gia - Thọ Xuân - Ninh Dương 35

3.4. Cảng Mũi Chùa 36

3.5. Xí nghiệp sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ 37

3.6. Xí nghiệp vận tải thuỷ 37

4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh 38

4.1. Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh 38

4.2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 39

4.3. Đặc điểm khách hàng của công ty 39

4.4. Đối thủ cạnh tranh 40

4.5. Đặc điểm lao động 41

II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh 42

1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua 42

1.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty năm 2000 42

1.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 43

1.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002 45

2. Phân tích tình hình thực hiện từng chỉ tiêu hiệu quả của Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh 49

2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 49

2.1.1. Lợi nhuận ròng 49

2.1.2. Doanh thu tiêu thụ 52

2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh (chỉ tiêu bộ phận) 53

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 53

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 54

2.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 56

3. Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 57

3.1. Những thành công đã đạt được 57

3.2. Những mặt còn tồn tại 58

3.3. Nguyên nhân 59

Chương III. Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh 61

I. Định hướng và mục tiêu hoạt động của Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh 61

II. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh 62

1. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường 63

2. Khai thác một cách tối đa các nhân tố nội lực của công ty 69

3. Xây dựng nguồn lực con người một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 71

4. Áp dụng thành tựu mới của Khoa học - Kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 74

5. Tăng cường tiết kiệm chi phí 75

KẾT LUẬN 77

Tài liệu tham khảo 79

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm nõg cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như vận tải than, vận tải ximăng, clinker. Nhờ đó, công ty đã đứng vững và ngày càng phát triển có vị thế trong vận tải và xếp dỡ, có được sự tín nhiệm của bạn hàng. Doanh thu ngày càng tăng, lương cán bộ công nhân viên ổn định, mức tăng trưởng hàng năm tăng từ 7 - 15%. Hiện nay công ty có trụ sở chính tại 607 Đường Lê Thánh Tông - Tp Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh và có 5 đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên: Cảng Hòn Gai: Nằm ở thành phố Hạ Long Cảng Vạn Gia - Thọ Xuân: Nằm ở thị xã Móng Cái Cảng Mũi Chùa: Nằm ở thị trấn Tiên Yên Xí nghiệp sủa chữa phương tiện vận tải thuỷ: Nằm ở thành phố Hạ Long Xí nghiệp vận tải thuỷ: Nằm ở thành phố Hạ Long Các trạm đại diện tại Cửa Ông, Uông Bí, Cẩm Phả Công ty có đội ngũ lao động gồm gần 450 kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có ý thức tổ chức kỷ luật. 2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Vận tải hàng hoá bằng phương tiện thuỷ nội địa, đường biển Xếp dỡ hàng hoá cảng thuỷ nội địa, cảng biển Nhận uỷ thác hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Móng Cái - Bình Liêu - Bắc Phong Sinh Chế biến và tiêu thụ than mỏ Sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ nội địa Nhận các dịch vụ: Kiểm đếm, giao nhận và bảo quản hàng hoá trên phương tiện, lưu kho bãi, nhận thực hiện trọn gói các công đoạn: xếp dỡ từ tàu biển xuống phương tiện vận tải thuỷ, bảo quản, vận chuyển đến địa điểm giao hàng theo yêu cầu của khách hàng. Để thực hiện các dịch vụ trên, từ khi thành lập đến nay công ty đã đầu tư: Một đội tầu biển từ 500 - 1000 tấn chuyên vận chuyển Bắc - Nam, 10000 tấn phương tiện vận tải thuỷ nội địa vận chuyển các loại hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng trong phạm vi các tỉnh phía Bắc. Công ty liên doanh với các đơn vị cùng ngành nghề nhằm đáp ứng thoả mãn yêu cầu về vận chuyển hàng hoá của khách hàng. Quản lý và tổ chức xếp dỡ hàng hoá tại tất cả các cảng thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: gồm cảng nổi Hòn Gai, Mũi Chùa, Vạn Gia. Hệ thống kho bãi tại các cảng: Cảng Hòn Gai với cầu tàu có thể tiếp nhận tàu dưới 7000 tấn tại cầu tàu vào làm hàng, hệ thống kho bãi 10000 m2. Cảng Mũi Chùa tiếp nhận tàu dưới 1000 tấn tại cầu tàu và vùng chuyển tải Vạn Hoa tiếp nhận tàu từ 5000 - 7000 tấn, hệ thống kho kín 1500 m2 và bãi 20000 m2. Cảng Vạn Gia - Thọ Xuân: Tại cảng nổi Vạn Hoa có thể tiếp nhận tàu 10000 tấn vào làm hàng, cảng Thọ Xuân - Ninh Dương tiếp nhận tàu 300 - 400 tấn vào làm hàng và hệ thống kho kín 3000 m2. Bãi hàng rời, container 30000 m2 với việc tổ chức xếp dỡ và hệ thống kho bãi tại các cảng cùng các dịch vụ khác. Thực hiện việc xếp dỡ hàng hoá của khách hàng, Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh sử dụng cần cẩu tàu, đội cần trục bánh lốp có sức nâng từ 10 - 20 tấn và cầu nổi làm hàng cho tàu 1000 tấn không có cẩu. Với các loại gầu ngoạm từ 1,2 - 10 m2 và các thiết bị chuyên dùng khác. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh có trụ sở chính nằm tại Hòn Gai và 5 đơn vị thành viên trực thuộc. Được xắp xếp theo mô hình sau: Văn phòng công ty Cảng Hòn Gai Cảng Mũi Chùa Cảng Vạn Gia - Thọ Xuân Xí nghiệp sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ Xí nghiệp vận tải thuỷ Văn phòng công ty: Đây là trụ sở chính của công ty, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trên. Đứng ra ký kết hợp đồng vận tải, xếp dỡ, tìm đối tác, báo cáo kết quả kinh doanh, nộp thuế…. Các đơn vị thành viên trực thuộc: Chịu sự giám sát, điều hành từ văn phòng công ty. Tuy nhiên, các đơn vị thành viên này đều có quyền tự ký kết hợp đồng kinh doanh giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh chóng, không làm mất thời gian cũng như công sức của khách hàng. 3.1. Văn phòng công ty Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh tế Phòng sản xuất kinh doanh Phòng kỹ thuật vật tư Phòng kế toán - thống kê Phòng tổ chức hành chính Phòng bảo vệ Được xắp xếp theo mô hình sau: Giám đốc điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các phòng ban chức năng, có thể thông qua các phó giám đốc phụ trách chuyên môn hoặc có thể ra mệnh lệnh trực tiếp xuống các phòng ban. Một phó giám đốc phụ trách sản xuất nhiệm vụ chính là thực hiện nhiệm vụ sản xuất, quản lý phòng sản xuất kinh doanh và phòng kỹ thuật vật tư. Đưa ra các quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh và quản lý mọi hoạt động sản xuất của các đơn vị. Một phó giám đốc kinh tế phụ trách phòng kế toán - thống kê, phòng tổ chức hành chính, phòng bảo vệ. Nhiệm vụ chính là kinh doanh, tìm kiếm đối tác, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, có thể thay mặt giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế. Các phòng ban chức năng nhận mệnh lệnh trực tiếp từ các phó giám đốc phụ trách ngoài ra con nhận mệnh lệnh trực tiếp từ giám đốc mà không cần thông qua phó giám đốc phụ trách. Văn phòng công ty gồm 40 người: Phòng sản xuất kinh doanh: 15 người Phòng kỹ thuật vật tư: 8 người Phòng kế toán - thống kê: 5 người Phòng tổ chức hành chính: 4 người Phòng bảo vệ: 5 người 3.2. Cảng Hòn Gai Văn phòng cảng Các tổ xếp dỡ Tổ bảo vệ Tổ nhà ăn Tổ sửa chữa Tổ cần trục Tổ tổ hợp Được xắp xếp theo mô hình sau: Văn phòng cảng: Gồm khoảng 230 cán bộ công nhân viên Một giám đốc phụ trách Hai phó giám đốc: Một người phụ trách cảng Hòn Gai Một người phụ trách cảng nổi Hòn Gai 10 chỉ đạo ca Hai kế toán Tổ xếp dỡ: Gồm 9 tổ (từ tổ 2 đến tổ 10), mỗi tổ có 14 người trong đó có một tổ trưởng và hai tổ phó. Bảo vệ: gồm 17 người Nhà ăn: 11 người Tổ sửa chữa: 11 người Tổ cần trục: Gồm 3 tổ, mỗi tổ có 16 người trong đó có 1 tổ trưởng và hai tổ phó. Tổ tổ hợp: 5 người Cảng Hòn Gai gồm hai cảng: Cảng nổi Hòn Gai nằm ngoài vịnh Hạ Long, có nhiệm vụ xếp dỡ hàng hoá chủ yếu là các tàu có trọng tải lớn sau đó chuyển xuống các tàu nhỏ đưa vào bờ hoặc chuyển đi tới các tỉnh khác bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa. Cảng Hòn Gai có thể tiếp nhận tàu dưới 700 tấn vào làm hàng. Cảng có hệ thống kho bãi lớn gần 10000 m2 có thể xếp dỡ hàng hoá với khối lượng lớn, nhận cho thuê mặt bằng để hàng. 3.3. Cảng Vạn Gia - Thọ Xuân - Ninh Dương Được xắp xếp theo mô hình sau: Văn phòng cảng Tổ xếp dỡ Tổ điều độ Tổ bảo vệ Văn phòng cảng: Khoảng 90 người Một giám đốc phụ trách Hai phó giám đốc Hai kế toán Tổ xếp dỡ: Gồm 5 tổ (từ tổ 1 đến tổ 5), mỗi tổ gồm 14 người Tổ điều độ: 5 người Tổ bảo vệ: 10 người Cảng Vạn Gia - Thọ Xuân - Ninh Dương gồm hai cảng: Cảng nổi Vạn Gia: Có thể tiếp nhận tàu 10000 tấn vào làm hàng Cảng Thọ Xuân - Ninh Dương: Có thể tiếp nhận tàu 300 - 400 tấn vào làm hàng, hệ thống kho bãi 3000 m2. 3.4. Cảng Mũi Chùa Được xắp xếp theo mô hình sau: Văn phòng cảng Tổ xếp dỡ Tổ cần trục Tổ bảo vệ Văn phòng cảng: Khoảng 62 người Một giám đốc Một phó giám đốc Một kế toán và hai điều độ. Tổ xếp dỡ: Gồm 3 tổ, mỗi tổ có 14 người Tổ cần trục: có 1 tổ gồm 10 người Tổ bảo vệ: 5 người Tại cảng Mũi Chùa có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 1000 tấn, hệ thống kho kín 1500 m2, bãi 20000 m2. 3.5. Xí nghiệp sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ Được xắp xếp theo mô hình sau: Văn phòng xí nghiệp Tổ phụ trợ Tổ bảo vệ Tổ cơ điện Tổ sản xuất Tổ sơn Văn phòng xí nghiệp: Khoảng 95 người Một giám đốc Hai nhân viên phụ trách kỹ thuật vật tư Hai nhân viên tổ chức hành chính Hai kế toán Tổ phụ trợ: 6 người Tổ bảo vệ: 10 người Tổ cơ điện: 8 người Tổ sản xuất: Gồm 5 tổ, mỗi tổ có 10 người trong đó có 1 tổ trưởng và một tổ phó Tổ sơn: 11 người trong đó có một tổ trưởng và một tổ phó Nhiệm vụ của xí nghiệp là nhận sửa chữa các phương tiện vận tải của các đơn vị thành viên là tàu, thuyền, xà lan….Phụ trách sửa chữa lớn các phương tiện của công ty cũng như sửa chữa đột suất ngoài ra xí nghiệp cũng nhận sửa chữa các phương tiện vận tải bên ngoài. 3.6. Xí nghiệp vận tải thuỷ Được xắp xếp theo mô hình sau: Văn phòng xí nghiệp Các đoàn tàu Văn phòng xí nghiệp: Khoảng 105 người Một giám đốc Hai điều độ Hai kế toán Các đoàn tàu: 11 đoàn tàu Một đoàn tàu: Một đầu kéo 135 cv, gồm 5 người Hai xà lan mỗi xà lan có trọng tải 250 tấn, có 4 người. 4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh. 4.1. Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh Vận tải hàng hoá bằng phương tiện thuỷ nội địa, đường biển Xếp dỡ hàng hoá cảng thuỷ nội địa, cảng biển Nhận uỷ thác hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Móng Cái - Bình Liêu - Bắc Phong Sinh Chế biến và tiêu thụ than mỏ Sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ nội địa Nhận các dịch vụ: Kiểm đếm, giao nhận và bảo quản hàng hoá trên phương tiện, lưu kho bãi, nhận thực hiện trọn gói các công đoạn: xếp dỡ từ tàu biển xuống phương tiện vận tải thuỷ, bảo quản, vận chuyển đến địa điểm giao hàng theo yêu cầu của khách hàng. 4.2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Xét trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh là một doanh nghiệp có quy mô lớn, có địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh rộng khắp trong tỉnh, vận chuyển hàng hoá đi khắp mọi miền đất nước. Hiện nay, giá trị doanh nghiệp khoảng 7 tỷ đồng trong đó: (Nguồn: Phòng kế toán – thống kê) - 4.396.462.991 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu - Tài sản cố định cuối năm 2002: 4.096.623.100 đồng - Tài sản lưu động cuối năm 2002: 699.839.900 đồng Yếu tố sản xuất kinh doanh của công ty: Đối với hoạt động xếp dỡ hàng hoá: Để xếp dỡ hàng hoá công ty cần chủ yếu là con người (lao động có kinh nghiệm, được đào tạo đầy đủ, chấp hành kỷ luật lao động) và một số máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ xếp dỡ. - Cần trục - Cần cẩu - Gầu ngoạm … - Bãi, nhà kho để hàng hoá. Vận tải hàng hoá: Bao gồm tầu kéo, xà lan và người vận hành. Đòi hỏi tầu kéo và xà lan hoạt động tốt, không để xảy ra sự cố hỏng hóc trong quá trình vận chuyển hàng hoá, người vận hành có thể sửa chữa kịp thời các hỏng hóc đơn giản. Sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ: Gồm các tổ sản xuất, tổ sơn, tổ cơ điện tham gia vào sửa chữa chính. Đòi hỏi có bến bãi để neo đậu tầu thuyền, các thiết bị hiện đại phục vụ công việc sửa chữa. Hiện nay, hầu hết máy móc của công ty đều lạc hậu, cũ kỹ. 4.3. Đặc điểm khách hàng của công ty Khách hàng của công ty có thể chia làm ba loại: Khách hàng truyền thống Khách hàng thời vụ Khách hàng tiềm năng Khách hàng truyền thống: Đây là khách hàng quan trọng của công ty, góp phần lớn và ổn định vào doanh thu của công ty. Thường đây là các công ty lớn ký hợp đồng vận tải và xếp dỡ thường xuyên lâu dài với công ty, đó là các công ty sản xuất than, sản xuất clinker, vật liệu xây dựng. Với những khách hàng này công ty luôn luôn quan tâm bởi vì khách hàng ký hợp đồng lâu dài với công ty là vì khách hàng tin tưởng ở công ty do vậy việc phục vụ của công ty là vận tải và xếp dỡ hàng hoá phải an toàn luôn đúng thời hạn giao hàng, thái độ phục vụ tốt. Khách hàng thời vụ: Đó là những khách hàng quan hệ làm ăn với công ty không thường xuyên, có thể nhiều lần hoặc một lần thường đó là khách hàng khi cần thì ký hợp đồng vận tải - xếp dỡ với công ty. Tuy không thường xuyên làm ăn với công ty nhưng đây là lượng khách hàng rất lớn đó là các tầu vận tải hàng có trọng tải lớn khi cập cảng tại Quảng Ninh đòi hỏi phải xếp dỡ hàng hoá xuống các cảng hay chuyển tải sang các tầu nhỏ hơn để chuyển hàng hoá đi các nơi trong nội địa Khách hàng tiềm năng: Đây là lượng khách hàng có nhu cầu vận tải và xếp dỡ nhưng chưa làm ăn với công ty mà đang quan hệ với đối thủ cạnh tranh, khách hàng có nhu cầu tìm đối tác cho vận tải và xếp dỡ hàng hoá nhưng chưa tìm được. Đó là lượng khách hàng rất lớn và là cơ sở để công ty mở rộng quy mô hoạt động, tăng doanh thu trong tương lai điều nay đòi hỏi công ty phải có chiến lược lâu dài nhằm có được lượng khách hàng này. 4.4. Đối thủ cạnh tranh Trong vài năm gần đây, công ty phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều công ty trong đó có cả công ty nhà nước và cả các công ty tư nhân mới được thành lập. Đối thủ cạnh tranh của công ty là những người có kinh nghiệm, có trình độ, nhiều công ty có thiết bị hiện đại luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tại mỗi cảng của công ty cũng có nhiều đơn vị xếp dỡ tham gia xếp dỡ hàng hoá, trong lĩnh vực vận tải tình trạng cạnh tranh càng gay gắt hơn khi mà trong tỉnh đã có hơn 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường thuỷ. Địa bàn khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Uông Bí có đến 5 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xếp dỡ ngoài ra còn có một vài công ty tư nhân cũng tham gia vào việc vận tải hàng hoá làm cho cạnh tranh nhất là trong vận tải ngày càng khốc liệt. Trong đó có những công ty lớn như công ty vận tải và xếp dỡ Cẩm Phả, các công ty vận tải thuỷ. Địa bàn Móng Cái: Trước đây khu vực này công ty hoạt động rất có hiệu quả, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của doanh nghiệp bởi đây có cửa khẩu Móng Cái, việc trao đổi hàng hoá diễn ra liên tục sôi động. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây hoạt đông sản xuất của công ty diễn ra rất khó khăn do có nhiều công ty tham gia vào xếp dỡ và vận tải hàng hoá. Có 4 công ty tham gia trong lĩnh vực vận tải và xếp dỡ nên xảy ra tình trạng tranh giành khách, thị phần công ty bị mất dần, còn có cả tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nhưng công ty cũng cần phải xem xét và có sự thay đổi để giữ được khách hàng truyền thống và tìm kiếm thêm những khách hàng mới. Đặc biệt cạnh trạnh được với các doanh nghiệp tại khu vực này. 4.5. Đặc điểm lao động Đội ngũ lao động lành nghề, ban quản trị năng động trong giải quyết công việc: Hiện nay công ty có 430 lao động, trong đó có 130 người có trình độ từ trung cấp trở lên ngoài ra còn có một số ít lao động thời vụ khi có việc thì đi làm không có việc thì nghỉ không ăn lương. Lực lượng lao động của công ty là những người có tay nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải và xếp dỡ, họ làm việc lâu năm, đã được đào tạo, chấp hành kỷ luật lao động và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc và hàng hoá của khách hàng. Ban quản trị phần lớn là những kỹ sư, cử nhân gắn bó với công ty, họ có trình độ có khả năng lãnh đạo công ty và đưa công ty phát triển. Có kinh nghiệm lâu dài: Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh đã có 35 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xếp dỡ. Qua thời gian, công ty đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình qua các thời kỳ nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường khi công ty chuyển từ bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh. Công ty không ngừng củng cố các mối quan hệ làm ăn trước đây, nâng cao uy tín, tìm kiếm khách hàng không chỉ bằng giá cả mà là những dịch vụ, thái độ phục vụ chu đáo, an toàn của công ty. Hàng hoá luôn bảo đảm đầy đủ, không sai sót, luôn luôn vận chuyển an toàn và đúng thời hạn. II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty Vận tải và Xếp dỡ Quảng Ninh 1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua 1.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty năm 2000 Bảng 1 kết quả kinh doanh của công ty năm 2000: Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2000 Thực hiện năm 2000 So sánh(%) Kế hoạch 2000 I Sản lượng 1 Vân tải sông - Hàng hoá vận chuyển Tấn 140.000 148.693 106,2 - Hàng hoá luân chuyển T.Km 5.500.000 5.784.118 105,16 2 Vận tải biển - Hàng hoá vận chuyển Tấn 100.000 117.471 117,47 - Hàng hoá luân chuyển T.Km 6.200.000 6.357.556 102,54 3 Xếp dỡ Tấn - Cảng Hòn Gai Tấn 60.000 62.666 104,44 - Cảng Vạn Gia-Thọ Xuân Tấn 11.000 11.192 101,74 - Cảng Mũi Chùa Tấn 9.000 12.560 139,55 II Doanh thu Đồng 13.500.000.000 13.976.218.481 103,52 III Tổng chi phí Đồng 13.400.000.000 13.860.745.516 103,44 IV Lợi nhuận Đồng 100.000.000 116.844.827 115,47 V Các khoản nộp Đồng 1.100.000.000 1.144.996.069 104,09 1 Nộp ngân sách Đồng 400.000.000 411.223.740 102,8 - Thuế GTGT Đồng 310.000.000 380.769.230 122,83 - Thuế thu nhập Đồng 15.000.000 15.028.567 100,19 - Thuế vốn Đồng 10.000.000 9.744.034 97,44 - Thuế môn bài Đồng 1.400.000 1.400.000 100 - Thuế khác Đồng 2 Các khoản nộp khác Đồng 717.274.418 - Bảo hiểm xã hội Đồng 550.000.000 572.956.455 104,17 - Bảo hiểm y tế Đồng 70.000.000 74.489.041 106,41 - Phí Công đoàn Đồng 40.000.000 40.000.000 100 - Thuế đất Đồng 46.000.000 46.530.000 101,15 VI Tổng quỹ lương Đồng 3.800.000.000 3.908.256.881 102,84 - Lương bình quân Đồng 630.000 650.000 103,17 - Tổng số lao động 502 500 Trong năm 2000, đây là năm mà công ty đã hoàn thành được mọi chỉ tiêu mà công ty đã đặt ra cho năm 2000. Khối lượng vận chuyển hàng hoá cả nội địa và đường biển đều vượt kế hoạch, tuy vượt không nhiều nhưng nó phản ánh được mức độ dự báo của ban quản trị doanh nghiệp là chính xác, đây là cơ sở để công ty bước vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2001. 1.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 Bảng 2 kết quả kinh doanh của công ty năm 2001: Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2001 Thực hiện năm 2001 So sánh(%) Kế hoạch 2001 Cùng kỳ năm 2000 I Sản lượng 1 Vận tải sông - Hàng hoá vận chuyển Tấn 145.000 170.998 118 115 - Hàng hoá luân chuyển T.Km 8.000.000 9.833.000 123 170 2 Vận tải biển - Hàng hoá vận chuyển Tấn 10.000 10.220 102 87 - Hàng hoá luân chuyển T.Km 5.600.000 5.721.800 102 90 3 Xếp dỡ Tấn - Cảng Hòn Gai Tấn 650.000 651.734 100 104 - Cảng Vạn Gia-Thọ Xuân-Ninh Dương Tấn 200.000 269.742 135 241 - Cảng Mũi Chùa Tấn 10.000 15.720 157 II Doanh thu Đồng 13.600.000.000 17.050.986.547 125,37 122 III Tổng chi phí Đồng 13.500.000.000 16.915.466.547 125,3 122,03 IV Lợi nhuận Đồng 100.000.000 135.540.000 135,5 116 V Các khoản nộp Đồng 1.122.000.000 1.553.072.668 138,4 135,64 1 Nộp ngân sách Đồng 406.000.000 607.788.688 149,7 147,8 - Thuế GTGT Đồng 325.000.000 495.000.000 152 130 - Thuế thu nhập Đồng 20.000.000 32.762.276 163,8 218 - Thuế vốn Đồng 60.000.000 67.915.922 113,2 697 - Thuế môn bài Đồng 1.400.000 1.400.000 100 100 - Thuế khác Đồng 10.710.470 2 Các khoản nộp khác Đồng 716.000.000 925.284.000 132 129 - Bảo hiểm xã hội Đồng 550.000.000 750.000.000 136,4 130,9 - Bảo hiểm y tế Đồng 80.000.000 108.754.000 135,9 146 - Phí Công đoàn Đồng 40.000.000 40.000.000 100 100 - Thuế đất Đồng 46.000.000 46.530.000 101 100 VI Tổng quỹ lương Đồng 4.020.000.000 4.260.000.000 106 109 - Lương bình quân Đồng 670.000 710.000 106 109 - Tổng số lao động 500 500 Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2001, công ty gặp không ít khó khăn đó là: Vận tải không có chân hàng ổn định, nguồn vận tải than, điện, đạm vẫn do Tổng công ty đường sông chiếm lĩnh, nguồn than xuất khẩu được ưu tiên cho Công ty vật tư vận tải và xếp dỡ Cẩm Phả, chi nhánh vật tư vận tải xi măng ngoài ra còn có một số đơn vị vận tải ngoài quốc doanh cũng tham gia vận chuyển với cơ chế linh hoạt. Đứng trước những khó khăn trên, công ty đã chủ động khai thác vận tải nội địa, than đi Chinfon, Clinker, thạch cao cho tất cả các khách hàng truyền thống và khai thác thêm những khách hàng mới như Masuco - Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó vẫn tăng cường quan hệ với các đơn vị có lượng than xuất khẩu lớn như: Xí nghiệp dịch vụ chế biến than Quảng Ninh, Xí nghiệp tuyển than Hòn Gai, xí nghiệp cảng - Công ty Đông Bắc…. Bằng những cố gắng trên nên trong năm qua vận tải đã có việc làm ổn định, tăng khả năng quay vòng chuyến, đạt hiệu quả kinh tế, có việc làm ổn định cho công nhân. Là năm có doanh thu cao nhất trong ba năm trở lại đây. Về xếp dỡ: Khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị xếp dỡ tại vùng cảng nổi Quảng Ninh do đó giá xếp dỡ liên tục bị giảm để giành giật khách hàng. Đứng trước những khó khăn trên, công ty luôn nâng cao chất lượng xếp dỡ và các dịch vụ khác nên năm nay xếp dỡ là nguồn kinh doanh ổn định và có bước phát triển vững chắc. Đặc biệt khu Thọ Xuân - Ninh Dương có sản lượng xếp dỡ hàng hoá lớn bằng 241% so với năm 2000. Nhìn chung, trong năm 2001 công ty đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và vượt kế hoạch, các chỉ tiêu ở bảng báo cáo cho thấy đều vượt kế hoạch. Tài sản được bảo tồn và đầu tư thêm cần trục, máy gạt…. Các nghĩa vụ với nhà nước và người lao động đều được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề cần phải xem rõ nguyên nhân để giải quyết khắc phục là vận tải biển năm 2001 thấp hơn nhiều so với năm 2000 (bằng 87% hàng hoá vận chuyển năm 2000, bằng 90% hàng hoá luân chuyển năm 2000), tổng chi phí tăng lên nhiều thực hiện bằng 135% so với kế hoạch. 1.3. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002 Bảng 3 kết quả kinh doanh của công ty năm 2002: Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2002 Thực hiện năm 2002 So sánh(%) Kế hoạch 2002 Cùng kỳ năm 2001 I Sản lượng 1 Vân tải sông - Hàng hoá vận chuyển Tấn 180.000 195.459 108,59 114,3 - Hàng hoá luân chuyển T.Km 4.500.000 4.727.665 105,06 48,08 2 Vận tải biển - Hàng hoá vận chuyển Tấn 2.000 2.840 142,00 27,79 - Hàng hoá luân chuyển T.Km 1.500.000 1.590.400 106,03 27,8 3 Xếp dỡ Tấn - Cảng Hòn Gai Tấn 700.000 754.622 107,80 115,79 - Cảng Vạn Gia-Thọ Xuân Tấn 150.000 184.607 123,07 68,44 - Cảng Mũi Chùa Tấn 20.000 9.171 45,86 58,33 II Doanh thu Đồng 14.600.000.000 15.959.242.000 106,82 93,6 III Tổng chi phí Đồng 14.470.000.000 14.960.242.000 103,39 88,44 IV Lợi nhuận Đồng 130.000.000 135.000.000 103,85 99,6 V Các khoản nộp Đồng 1 Nộp ngân sách Đồng 530.400.000 538.400.000 101,51 88,58 - Thuế GTGT Đồng 442.000.000 450.000.000 101,81 90,91 - Thuế thu nhập Đồng 35.000.000 35.000.000 100,00 106,83 - Thuế vốn Đồng 52.000.000 52.000.000 100,00 76,57 - Thuế môn bài Đồng 1.400.000 1.400.000 100,00 100 - Thuế khác Đồng 2 Các khoản nộp khác Đồng 776.000.000 777.654.334 100,21 84,04 - Bảo hiểm xã hội Đồng 600.000.000 600.000.000 100,00 80 - Bảo hiểm y tế Đồng 90.000.000 91.654.334 101,84 84,28 - Phí Công đoàn Đồng 40.000.000 40.000.000 100,00 100 - Thuế đất Đồng 46.000.000 46.000.000 100,00 98,86 VI Tổng quỹ lương Đồng 3.612.000.000 3.663.600.000 101,50 86 - Lương bình quân Đồng 700.000 710.000 101,50 100 - Tổng số lao động 430 430 Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh Bước vào sản xuất kinh doanh năm 2002, công ty cũng đã xác định được những khó khăn mà công ty sẽ gặp phải: Ngoài những khó khăn của năm 2001, theo dự báo khối lượng nguyên vật liệu xây dựng vận chuyển vào các tỉnh phía Nam sẽ giảm, sự cạnh tranh trong xếp dỡ ngày càng khốc liệt hơn, giá cả sẽ giảm tiếp….ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của công ty tuy nhiên công ty sẽ phấn đấu doanh thu năm nay sẽ phải đạt 16 tỷ đồng so với 14,6 tỷ đồng theo kế hoạch nhà nước giao. Về vận tải: Trong năm nay, công ty tăng cường hợp tác, quan hệ tốt với các đơn vị có hàng chuyển tải than xuất khẩu, than nội địa, than đi xi măng, vận chuyển và xếp dỡ trọn gói thạch cao, Clinker. Duy trì tốt việc vận chuyển than đi các tỉnh miền Trung theo phương án thương thuyền, chỉ đạo khai thác hàng ra. - Về vận tải sông: Nói chung chân hàng vận tải than xuất khẩu khá phong phú. Thêm vào đó là một số chủ hàng có chân hàng vận tải than tiêu thụ nội địa, Clinker, thạch cao có ký hợp đồng bốc xếp - vận tải trọn gói nên tạo thuận lợi cho việc bố trí phương tiện (Hà Tu, Masuco…). Tuy nhiên, công ty vẫn chưa tạo được những chân hàng ổn định chuyên tuyến, chuyên luồng với khối lượng lớn. Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng 114,3% năm 2001 nhưng khối lượng luân chuyển chỉ bằng 48,08% năm 2001. Tuy vượt kế hoạch nhưng so với năm 2001 thì lại giảm rõ rệt. - Về vận tải biển: Công ty vẫn vận tải than cho Long Thọ - Huế là ổn định, còn lại vẫn trong tình trạng lúc vận tải lúc lại nghỉ không ổn định. Tuy vựơt kế hoạch là 142,6% cho khối lượng vận chuyển và 106,03% cho khối lượng luân chuyển nhưng so với năm 2001 thì cũng lại sụt giảm rất nhiều chỉ bằng 27,8%. Điều nay chứng tỏ công ty làm ăn không ổn định, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục và nâng cao hiệu quả vận tải. Về xếp dỡ: - Khu vực Hòn Gai năm nay khá hơn nhiều: Than nội địa hầu như giành thị phần trọn vẹn (Hà Tu, Hoàng Phương), mở rộng hơn các chủ hàng của Fancol, Vitranchart và lập lại quan hệ đã từng có truyền thống với Ninh Bình. Nhưng nói chung vẫn cứ trong tình trạng nước lên - thuyền nổi và mặt hàng chủ yếu vẫn là than nội địa, thạch cao, clinker, xi măng bốc xếp tại cảng nổi Hòn Gai, Cẩm Phả. Vượt kế hoạch là 107,8%, vượt so với năm 2001 là 115%, đây là cố gắng rất lớn của công ty khi mà 6 tháng đầu năm công ty mới chỉ thực hiện xếp dỡ được 281.026 tấn. - Khu vực Móng Cái (Vạn Gia - Thọ Xuân - Ninh Dương): Tại khu vực này đang xảy ra cạnh tranh rất quyết liệt, tại khu vực Thọ Xuân - Ninh Dương hiện nay đã chính thức có 4 doanh nghiệp đựoc phép xếp dỡ hàng hoá. Tình trạng tranh giành khách hàng, ghìm giá và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100858.doc
Tài liệu liên quan