MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I SỰ NHẬN THỨC VỀLỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT. 2
Chương II sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa 9
Phần kết luận 13
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở Công ty Vân Đồn thuộc bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tính vào mức luân chuyển của doanh nghiệp khi sản phẩm làm ra đã được tiêu thụ.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh mặt hàng:
Tại các doanh nghiệp thương mại, công việc này do phòng kinh doanh đảm nhiệm nên kế hoạch mặt hàng là do công việc của cán bộ kinh doanh hàng hoá, dựa trên cơ sở nhu cầu cụ thể của khách hàng (thị trường) và các nguồn hàng có thể huy động. Kế hoạch này là cơ sở để tiến hành các hoạt động thương mại ở doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lên được kế hoạch này mới có thể chủ động trong kinh doanh, trong việc thoả mãn nhu cầu của thị trường, mới tránh được hoạt động kinh doanh theo kiểu "phi vụ" hiện nay đang khá phổ biến ở các doanh nghiệp thương mại.
II.2. Xây dựng hệ thống phương pháp quản lý kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
Có các phương pháp về quản lý kinh doanh thương mại sau:
a) Các phương pháp quản lý hành chính:
Là sự tác động trực tiếp của cơ quan quản lý hay người lãnh đạo đến cơ quan bị quản lý hay người chấp hành nhằm mục đích bắt buộc thực hiện một hoạt động.
Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Không sử dụng đúng đắn phương pháp hành chính có thể dẫn đến tình trạng lộn xộn vô chính phủ.
Phương pháp này bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Phải thiết lập được hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Cơ quan bị lãnh đạo, bị quảnlý phải phục tùng cơ quan lãnh đạo. Cơ quan quản lý cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Tất nhiên ở đây cũng có tác động ngược chiều, để cơ quan quản lý cấp trên kịp thời điều chỉnh quyết định của mình cho phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai: Xác định chức năng nhiệm vụ rõ ràng của các bộ phận trong hệ thống tổ chức. Xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nó. Không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ thông tin thì rồi chạy theo hoặc bỏ ngỏ công việc khi thực hiện. Khi quy định chức năng, nhiệm vụ cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức.
Thứ ba: Tác động bằng hệ thống pháp chế đó chính là hệ thống pháp luật, các quyết định chỉ thị, mệnh lệnh, nội quy...
Phương pháp hành chính đặt ra yêu cầu chống tập trung quan liêu và hành chính quan liêu. Mỗi cấp quản lý phải không ngừng hoàn thiện phương pháp lề lối làm việc. Nó chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa bè phái, chia cắt lãnh thổ, phương pháp hành chính trực tiếp tác động tới người bị quản lý. Phương pháp hành chính thể hiện quyền lực cho cấp quản lý. Vấn đề sử dụng đúng mức không lạm dụng phương pháp hành chính có ý nghĩa lớn đối với thành công của doanh nghiệp.
b) Các phương pháp kinh tế:
Là sự tác động tới lợi ích vật chất của tập thể hay cá nhân nhằm làm cho họ quan tâm tới kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm vật chất về hành động của mình.
Phương pháp kinh tế lấy lợi ích làm động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Lợi ích cá nhân người lao động phải được coi là cơ bản và tác động lớn nhất đến hoạt động của con người. Vi phạm nguyên tắc khuyến khích lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất sẽ thủ tiêu động lực kích thích người lao động. Vai trò của lợi ích vật chất trong kinh tế thị trường đã được xác định rõ ràng. Lợi ích vật chất là động cơ của mọi hành động. Ănghen đã nhấn mạnh rằng lợi ích vật chất là cái làm chuyển động quảng đại quần chúng nhân dân lao động, đồng thời lợi ích vật chất cũng là chất kết dính các hoạt động riêng lẻ theo một mục đích chung. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã khẳng định rằng ở đâu không có sự thống nhất về mục đích thì đừng nói gì đến sự thống nhất về hành động. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, do tồn tại nhiều thành phần kinh tế nên tồn tại nhiều hệ thống lợi ích khác nhau. Thực chất của việc huy động sử dụng các thành phần kinh tế là sự kết hợp hài hoà các lợi ích. Nguyên tắc các bên cùng có lợi chi phối sự kết hợp hay chia rẽ hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp.
Sử dụng các đòn bảy kinh tế là nội dung chủ yêu của phương pháp kinh tế. Các đòn bảy như tiền lương, tiền thưởng, giá cả, lợi nhuận, chi phí... có tác động tới người lao động. Nó có tác dụng kích thích hay hạn chế động lực làm việc của mỗi người. Các đòn bảy này phải được sử dụng đồng bộ. Bên cạnh sử dụng hệ thống đòn bảy còn phải sử dụng hệ thống đòn hãm như phạt vật chất và trách nhiệm vật chất khác.
Các phương pháp kinh tế cần phải được tôn trọng trong kinh tế thị trường.
c) Các phương pháp tuyên truyền giáo dục
Là tác động tới tinh thần và năng lực chuyên môn của người lao động để nâng cao ý thức và hiệu quả công tác.
Phương pháp này bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tác động thông qua hệ thống thông tin đa chiều tới toàn bộ hệ thống quản lý và người lao động. Hệ thống thông tin đa chiều có định hướng, chính xác và kịp thời sẽ có tác động kích thích chủ thể theo khuynh hướng đã dự kiến. Qua hệ thống cung cấp thông tin cũng tác động tới tư tưởng người lao động, uốn nắn kịp thời những tư tưởng thiếu lành mạnh, khơi dậy ý thức tinh thần trách nhiệm của mỗi con người.
- Phương pháp giáo dục thể hiện được sự khen chê rõ ràng. Nêu gương là cách quan trọng tác động gây chú ý và thuyết phục người khác làm theo, xử phạt nghiêm minh để giữ vững kỷ cương và ngăn chặn các khuynh hướng xấu.
- Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kết hợp chặt chẽ với cơ chế tuyển dụng, bố trí sử dụng và đào thải người lao động.
- Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề quan trọng trong hệ thống tuyên truyền vận động. Dân trí nâng cao không ngừng, con người được giải phóng và tự do tư tưởng là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác.
- Giáo dục truyền thống ở mỗi doanh nghiệp là việc làm có ý nghĩa và hiệu quả cao, làm cho mỗi người có ý thức đầy đủ về vị trí của doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân mình là nguồn động lực tác động để nâng cao trách nhiệm đối với công việc cho họ.
- Phải làm phong phú đời sống tinh thần, tăng niềm tin của mỗi người lao động và doanh nghiệp.
Phương pháp kinh tế và phương pháp tuyên truyền giáo dục là cách thức tác động gián tiếp đến người lao động, hiệu quả của nó không bộc lộ ngay mà nhiều khi mang tính chất của một quá trình.
Mỗi phương pháp quản lý đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm cần phải sử dụng tổng hợp các phương pháp trong quản lý.
II.3. Tổ chức thực hiện và điều khiển hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại
a) Nghệ thuật nhập hàng trong kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh thực tế là hoạt động mua và bán. Nhiều người cho rằng thương mại là bán, bán là kiếm được tiền. Song trên thực tế, mua bán là tiền đề và là cơ sở của hành vi kiếm tiền. Vì vậy, kiến thức về nhập hàng trong kinh doanh và nghệ thuật hàng hoá có một ý nghĩa rất lớn.
- Hiểu rõ tình hình về thị trường và thương mại: ở đây cần làm rõ quy luật lưu thông hàng hoá, đặc điểm mới của hướng tiêu dùng và tình hình biến động của cung cầu trên thị trường. Đó là những cơ sở để vạch ra kế hoạch nhập hàng phù hợp với xu thế.
- Để thành công trong kinh doanh, kế hoạch thu gom hàng hoá phải có cơ sở khoa học và gồm những nội dung sau:
+ Nguyên tắc thu mua được, bán được hợp pháp và có lãi.
+ Cơ cấu thu mua phải phù hợp với nhu cầu tiêu dùng như mẫu mã, kiểu dáng, quy cách... đồng thời phải chú ý tới hàng hoá chủ lực, với nguyên tắc 2-8. Có nghĩa là trong của hàng bao giờ cũng có 80% doanh thu từ 20% hàng hoá chủ lực. Vì vậy khi vạch kế hoạch mua bao giờ cũng phải xác định đúng đắn 20% hàng hoá chủ lực là hàng hoá gì?
+ Số lượng hàng thu gom (nhập), về nguyên tắc số lượng thu gom theo kế hoạch lớn hơn hoặc bằng số lượng tiêu thụ theo kế hoạch. Cụ thể:
+ Nhập theo lô hàng: Trên cơ sở dự đoán số lượng hàng hoá có nhu cầu trong một thời gian nhất định căn cứ vào một số luận cứ, ta có thể xác định số lượng hàng hoá tối ưu cần nhập vào. Nếu ta gọi C là tổng chi phí, C1 là chi phí thu mua một lần hàng hoá, C2 là chi phí bảo quản một đơn vị hàng hoá trong một đơn vị thời gian, D là số lượng hàng hoá cần trong một đơn vị thời gian, Q là số lượng hàng hoá thu mua một lần và nếu giả thiết rằng Q luôn không đổi và số hàng lưu trữ trong kho luôn bằng Q/2 thì ta có:
Nhập hàng có giới hạn: Trong kho lúc nào cũng cần một số hàng nhất định, khi nào hàng trong kho giảm tới số lượng đó (giới hạn) thì tiếp tục nhập hàng, nhưng số lượng nhậpvào chỉ bằng số lượng bán ra.
Nhập hàng với số lượng thích hợp: Nếu dự kiến được số hàng hoá bán ra trong một thời gian nhất định thì phải có kế hoạch nhập số hàng đó vào. Cụ thể:
-
+
Lượng hàng thích hợp thu mua một lần
=
Lượng hàng Lượng hàng hoá Lượng hàng tồn
định bán ra tồn kho cuối kế hoạch kho đầu kỳ
Số lần lưu chuyển hàng hoá dự kiến
- Doanh nghiệp phải bắt đúng thời cơ để nhập hàng, thời cơ nhập hàng cũng là thời cơ thu được lợi nhuận lớn nhất. Vì vậy để nhập hàng hoá kịp thời, kinh doanh có lãi doanh nghiệp phải:
+ Tìm thời cơ trong thời gian hình thành hàng hoá (nhập vào giai đoạn phổ biến).
+ Tìm thời cơ trong kỳ tiêu thụ hàng hoá (nhập vào giai đoạn bán chạy nhất).
+ Tìm thời cơ ở đơn vị nhập hàng (mua bán ở những hãng nổi tiếng).
+ Tìm thời cơ ở trong các khâu buôn bán (thu mua hàng ở những khâu bán buôn đầu tiên).
+ Tìm thời cơ trong sự biến động chất lượng và thời vụ (mua hàng và thanh lý, tồn kho lâu ngày, hàng khó bảo quản).
b) Nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp thương mại:
- Bán hàng trong cơ chế thị trường:
Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh đều phải có mua và bán để tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận tạo ra do mua được giá thấp và bán được giá cao. Đối với kinh doanh thương mại, hoạt động bán hàng tốt có thể làm tăng tiền bán ra, còn hoạt động mua bán hàng tốt có thể làm giảm tiền mua vào và như vậy có nghĩa là lợi nhuận tăng lên.
Bán hàng là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền (H - T) nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định.
- Nội dung bán hàng văn minh bao gồm:
+ Khối lượng mặt hàng và chất lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ phải đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng (thị trường)
+ Phải không ngừng cải tiến thiết kế của hàng, quầy hàng và các loại cơ sở kinh doanh.
+ Tổ chức tốt lao động bán hàng, đảm bảo cho thời gian lao động của những người bán hàng được sử dụng có hiệu quả nhất.
+ Nghiêm chỉnh thi hành luật pháp trong kinh doanh.
+ Xây dựng một thái độ bán hàng văn minh, lịch sự. Tất cả vì khách hàng "khách hàng là người trả lương cho nhân viên bán hàng".
- Chuẩn bị và bổ sung hàng hoá: Hàng hoá trước khi đưa ra bán phải được chuẩn bị, nếu hàng hoá được chuẩn bị tốt trước khi bán thì sẽ góp phần nâng cao trình độ bán hàng và uy tín đối với khách hàng, đẩy nhanh tốc độ bán hàng giảm bớt những động tác không cần thiết đối với người bán hàng trong nhiều trường hợp có thể giảm bớt hao hụt hàng hoá trong quá trình bán hàng.
Nội dung chính thông dụng của chuẩn bị hàng hoá để bán là làm vệ sinh, kiểm tra phẩm chất phân loại, sửa chữa hư hỏng hoặc khuyết tật củae hàng hoá nếu có, lắp ráp, ghép đồng bộ, bao gói sẵn,.. cần có các phương án dự trữ tại điểm kinh doanh để làm căn cứ định lượng và bổ sung hàng hoá cho các của hàng, quầy hàng. Phải kịp thời bổ sung hàng hoá cho các nơi công tác.
- Phương pháp làm giá bán: Làm giá bán có nghĩa là quyết định về mức giá mà chúng ta đòi hỏi phải có cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Khi cần định giá cần phải:
+ Biết các chi phí kinh doanh
+ Thăm dò giá cả các đối thủ cạnh tranh
+ Tìm được giá mà khách hàng chấp nhận
+ So sánh giá của sản phẩm với giá của hàng hoá hiện hành.
Quy trình bán hàng:
Đây là hệ thống các thao tác kỹ thuật và các công việc phục vụ có liên hệ với nhau trong quá trình bán hàng được sắp xếp theo một trình tự nhất định tuỳ thuộc vào sự khác nhau về phương pháp bán, về đặc điểm hình thành nhu cầu của khách hàng.
Các thao tác kỹ thuật và các công việc phục vụ thường gồm có từ khâu tiếp khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu.
+ Biết các chi phí kinh doanh.
+ Thăm dò giá cả các đối thủ cạnh tranh
+ Tìm được giá mà khách hàng chấp nhận
+ So sánh giá của sản phẩm với giá của hàng hoá hiện hành.
Quy trình bán hàng:
Đây là hệ thống các thao tác kỹ thuật và các công việc phục vụ có liên hệ với nhau trong quá trình bán hàng được sắp xếp theo một trình tự nhất định tuỳ thuộc vào sự khác nhau về phương pháp bán, về đặc điểm hình thành nhu cầu của khách hàng.
Các thao tác kỹ thuật và các công việc phục vụ thường gồm có từ khâu tiếp khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu hàng hoá ... đến việc thu tiền và giao tiền cho khách hàng. Khi xây dựng quy trình bán hàng cần trên cơ sở lợi dụng những lợi thế về địa điểm, cơ sở vật chất kỹ thuât, trình độ nghiệp vụ của người bán hàng... mà lựa chọn phương án tiết kiệm nhất nhằm đảm bảo nâng cao năng suất lao động bán hàng và chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.
II.4. Phân tích đánh gia hiệu quả kinh doanh :
Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại chính là lợi nhuận hay nói cách khác, lợi nhuận chính là mục đích của kinh doanh .
Với doanh nghiệp, lợi nhuận thu được không phải chỉ tính trên một đơn vị hàng hoá kinh doanh cao là được mà là tổng lợi nhuận tôí đa. Lợi nhuận tối đa thu được do bán được nhiều hàng hoá, do thu được nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại được xác định bằng công thức sau đây:
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - tổng chi phí
Tổng doanh thu bao gồm: doanh thu hàng hoá , tiền thu từ dịch vụ thương mại, tiền do đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác, do thu đựoc bồi thường, lãi tiền gửi ngân hàng, các khoản thu khác.
Tổng chi phí bao gồm: chi phí lưu thông, chi phí cho hoạt động dịch vụ, tiền bị phạt, chi phí mua hàng, thuế, bảo hiểm , các chi phí khác.
Sau khi đã tính toán tổng lợi nhuận, doanh nghiệp cần xác định mức doanh lợi đề phân tích hiệu quả kinh doanh . Hiện nay có ba cách tính doanh lợi như sau:
+ Cách tính thứ nhất:
Tổng lợi nhuận
P1 = ----------------------- x 100
Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Cách tính thứ hai:
Tổng lợi nhuận
P2 = --------------------- x 100
Doanh số bán thực hiện
Chỉ tiêu này xác định mỗi đồng doanh số bán ra thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Cách tính thứ ba:
Tổng lợi nhuận
P3 = ------------------------------- x 100
Tổng chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả chi phí, một đồng chi phí đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua cách tính này cho thấy cái lợi của giảm chi phí kinh doanh . Giảm chi phí kinh doanh sẽ tăng lợi nhuận làm cho mức doanh lợi cao.
Trong trường hợp thực hiện yêu cầu nhiệm vụ của nhà nước mà lợi ích của doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì nhà nước phải bù lỗ phần thiếu hụt ấy hoặc thực hiện một số khoản miễn giảm (chẳng hạn nộp thuế) cho doanh nghiệp .
Phần II
Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty
vân đồn thuộc bộ đội biên phòng quảng Ninh trong
những năm gần đây
I/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vân đồn Tỉnh Quảng Ninh.
I.1. Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ của Công ty.
a. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
- Công ty Vân đồn thuộc Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo nghị định 388 của Hội đồng Bộ Trưởng. Công ty được thành lập theo quyết định số 307QĐ-UB tỉnh ngày 22 tháng 2 năm 1993 của UBND tỉnh Quảng Ninh, với ngành nghề kinh doanh , khai thác chế biến tiêu thụ than, nuôi trồng đánh bắt hải sản, nhà nghỉ, xây dựng cơ bản đồn trạm biên phòng nhà ở vùng biên mua bán vật liệu xây dựng, kinh doanh lương thực, thực phẩm, xây dựng thuỷ điện, thuỷ lợi nhỏ dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải bốc xúc vận chuyển đất đa than mỏ.
Với số vốn: 3.900.000.000đ VN
Trong đó: Vốn cố định: 2.800.000.000đ VN
Vốn lưu động là: 1.100.000.000đ VN
Công ty Vân Đồn là doanh nghiệp nhà nước được hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại Ngân hàng, có con dấu riêng.
Trụ sở giao dịch chính số 2 Lê Thánh Tông thành phố Hạ Long - Quảng Ninh và có 2 chi nhánh tại:
1. Chi nhánh đại diện tại thị xã Móng cái - Quảng Ninh
2. Chi nhánh đại diện tại phường Cẩm Đông thị xã Cẩm Phả-Quảng Ninh
Tuy công ty mới được thành lập vài năm gần đây ở thời kỳ xoá bao cấp với đường lối đổi mới các cơ sở sản xuất kinh doanh chuyển sang cơ chế thị trường, trước tình hình đó công ty đã từng bước tháo gỡ những khó khăn ban đầu thành lập.
b. Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Với nhiệm vụ của công ty để đạt được chỉ tiêu và hoàn thành kế hoạch của cấp trên giao cho công ty, đã tổ chức phát động phong trào thi đua lao động tập thể xã hội chủ nghĩa phát triển kinh doanh cả về số lượng và chất lượng. Từ đó công ty liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều phòng ban, nhiều cá nhân đạt danh hiệu nhân viên bán hàng giỏi chiến sỹ thi đua có thể nói cán bộ công nhân viên của công ty đã phát huy tính sáng tạo tài năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
II/ Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
- Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận sau:
1. Ban giám đốc
2. Phòng kinh tế kế hoạch
3. Phòng kỹ thuật
4. Phòng vật tư
5. Phòng tài vụ
6. Phòng hành chính
7. Phòng bảo vệ
8. Phòng tổ chức lao động tiền lương
Và hai đại diện chính để mở rộng hoạt động kinh doanh cho Công ty trong khu vực.
Theo cơ cấu này người lãnh đạo công ty được sự trợ giúp của người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị ra các quyết định hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyền quyết định đó. Do đó người lãnh đạo Công ty vốn chịu hoàn toàn về mọi mặt hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi công ty, việc truyền mệnh lệnh vẫn theo trực tuyến quy định, những người lãnh đạo các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho người thực hành ở các đơn vị cấp dưới.
Mô hình tổ chức
Giám đốc
Phòng giám đốc
phụ trách S X - KD
Phòng giám đốc vật tư kỹ thuật
Phòng KT - KH
Phòng
vật tư
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận sản xuất
Phòng
kỹ thuật
Phòng tài vụ
Phòng tổ chức lao động
Phòng bảo vệ
Phòng hành chính
Theo mô hình cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý này người lãnh đạo giải quyết thường xuyên các mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến vơí bộ phận chức năng cách tổ chức này tạo điều kiện cho người lãnh đạo sử dụng được tài năng chuyên môn của một số chuyên gia, có thể tiếp nhận thường xuyên với họ mà không qua một cơ cấu tổ chức phức tạp.
* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
Công ty Vân Đồn có 7 phòng ban nghiệp vụ mỗi phòng ban có một chức năng, nhiệm vụ riêng tạo thành khối thống nhất để hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà cấp trên giao phó.
* Phòng kinh tế kế hoạch:
Có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng kế hoạch hàng quý, hàng năm để gửi lên cấp trên và kế hoạch hàng tháng gửi xuống các phòng ban, đại diện, mặt khác còn có nhiệm vụ tạo nguồn hàng, tiếp thị, tìm đối tác mới để ký kết hợp đồng tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng của phòng bởi ký kết được hợp đồng sau đó mới tổ chức thực hiện theo nội dung ký kết, như vậy việc điều độ sản xuất và xây dựng các định mức về lao động định mức bán hàng.
- Xây dựng định mức tiền lương
- Xét duyệt thanh toán lương hàng tháng
Ngoài ra còn có chức năng tổng kết.
+ Tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, Thống kê tổng hợp báo cáo các đơn vị liên quan. Có thể nói phòng kinh tế - kế hoạch có chức năng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
* Phòng vật tư:
Nhiệm vụ của phòng là luôn phải bảo đảm vật tư cho Công ty. Tổ chức cung ứng vật tư, bảo đảm vật tư tốt để cho quá trình hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục.
* Phòng tổ chức lao động:
Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức sản xuất, quản lý lao động, thực hiện các chính sách với người lao động.
* Phòng hành chính;
Chức năng và nhiệm vụ của phòng là việc quản lý các cơ sở, các thiết bị, văn phòng, trang trí nội thất giữa chức năng tiếp khách và công tác văn thư cho công ty.
* Phòng bảo vệ:
Nhiệm vụ của phòng là phải bảo đảm an toàn về cơ sở vật chất, các thiết bị máy móc nhà xưởng của toàn công ty và quản lý việc ra vào trong công ty.
* Phòng kỹ thuật:
Có chức năng quản lý về kinh nghiệm sản xuất và thiết kế các định mức vật tư, kỹ thuật sao cho đảm bảo tiến độ sản xuất.
* Phòng tài vụ: có chức năng tham mưu cho giám đốc quản lý tình hình thu chi tài chính; xây dựng kế hoạch vốn, phí, theo dõi, quản lý, phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty.
III. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty:
III.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty:
* Sản phẩm và thị trường của công ty:
Công ty Vân Đồn là đơn vị chuyên sản xuất khai thác chế biến và tiêu thụ than. Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản dịch vụ nhà nghỉ, xây dựng cơ bản phục vụ trong lực lượng vũ trang. Kinh doanh vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng khác nhằm phục vụ thiết yếu các ngành kinh doanh quốc dân, bởi vậy sản phẩm chủ yếu và hàng hoá kinh doanh của Công ty bao gồm:
* Than các loại: than đá (than cục xô)
Cám : 3A
Cám : 4A
Cám : 5A
Cám : 6A
Nguyên khai
* Các mặt hàng kinh doanh: Vật liệu xây dựng các loại
* Lương thực: gạo, mỳ, ngô phục vụ cho người và phát triển cho việc chăn nuôi gia súc.
* dịch vụ sửa chữa phương tiện, thuỷ bộ, phục vụ trong ngành và các ngành khác.
* Bốc xúc vận chuyển đất đa cho một số mỏ thuộc công ty than Việt Nam
III.2. Thị trường của công ty:
Công ty Vân đồn có một thị trường trong nước rất rộng lớn có thể nói là từ Bắc vào Nam. Ngoài những thị trường truyền thống mà công ty đã phục vụ như: Một số công ty xi măng của Trung ương thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam.
- Công ty xi măng Hoàng Thạch
- Công ty xi măng Bỉm sơn
- Công ty xi măng Hà Tiên 1
- Công ty xi măng Hà tiên 2
- Nhà máy giấy Bãi bằng
- Nhà máy phân đạm Hà bắc.v.v.
Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất tại địa phưong bao gồm:
- Nhà máy xi măng Hà Tu
- Nhà máy gạch ngói Hạ Long 1
- Nhà máy gạch ngói Hạ long 2
- Nhà máy gạch ngói Hạ long 3
- Công ty gốm xây dựng Hạ long
Đầu tư phương tiện để làm dịch vụ bốc đất đá cho một số mỏ thuộc tổng công ty than Việt nam tại Quảng Ninh.
Cung ứng lương thực, thực phẩm cho một số vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, trong lực lượng bộ đội biên phòng.
Trên đây là một số thị trường truyền thống mà công ty đã phục vụ vào những năm gần đây sang năm 1998 và 1999 công ty sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài như thị trường Trung quốc về hải sản, than đá.v.v...
Hiện công ty đang hợp tác và ký kết làm dịch vụ hàng chuyển tải cho nước bạn mà có nhà máyliên doanh dầu thực vật đóng tại địa bàn Quảng Ninh.
Mặt khác công ty đang đầu tư một số trang thiết bị như máy móc phương tiện công nghệ mới để phục vụ cho việc sản xuất vật liệu xây dựng, bốc xúc, vận chuyển đất đá than mỏ để đẩy nhanh mạnh khối lượng đất đá tăng năng suất lao động để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường không chỉ trong nước mà cả thị trường nước ngoài để từ đó mở rộng thị phần của công ty.
Trong những năm vừa qua, công ty đã nỗ lực phấn đấu toàn diện, chuyển hướng linh hoạt trong kinh doanh nên đã hoà nhập được với cơ chế thị trường. Mặt hàng thị trường kinh doanh được ngày càng mở rộng, phương thức kinh doanh có những bước hoàn thiện. Do vậy công ty đã đạt được một số thành tích nhất định kết quả đó được thể hiện ở biểu số II và biểu đó I.
III.3.Tình hình kinh doanh của công ty:
Hoà nhịp với các đơn vị kinh tế khác, công ty Vân đồn, thuộc Bộ Đội biên phòng Quảng Ninh được phép kinh doanh những mặt hàng phục vụ cho các nhu cầu của những đơn vị và cá nhân thuộc khu vực Quảng Ninh và các đơn vị kinh tế ngoài tỉnh.
Phòng sản xuất và phòng kinh doanh của công ty phối hợp với nhau trong tất cả các khâu của qúa trình kinh doanh.
* Bộ phận kinh doanh của công ty thực hiện công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường các khách hàng để nắm chắc số lượng các đơn vị có nhu cầu về loại hàng hoá, dịch vụ ép đối chiếu xem xét với điều kiện của đơn vị để quyết định về loại hàng hoá dịch vụ có thể kinh doanh được, số lượng các khách hàng thực tế có nhu cầu mua hàng của đơn vị.
Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, bộ phận kinh doanh tìm hiểu các nguồn hàng để đáp ứng.
ở công ty đối với một số nhu cầu như than, các loại gạo, xi măng,... đơn vị tổ chức hoạt động mua hàng tại các đơn vị sản xuất. Một số nhu cầu dịch vụ như sửa chữa, chế biến than, và nhu cầu các dịch vụ khác. Bộ phận kinh doanh báo cáo lãnh đạo công ty để có kế hoạch sản xuất khai thác, giao cho bộ phận sản xuất xây dựng và triển khai thực hiện.
Hoạt động mua hàng hoá và bán hàng hoá, dịch vụ được thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, hợp đồng cho thuê kho, bến bãi,
Năm 1996 Tổng doanh thu các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty là 8.719.785.236đ song sang năm 1997; tình hình kinh doanh của công ty có giảm sút tổng doanh thu chỉ đạt 8.301.683.340đ (bằng 95,2% năm 1996). Sáu tháng đầu năm 1999 tình hình kinh doanh của công ty có khá hơn. Tổng doanh thu đạt được 6.083.058.180đ. đánh dấu những bước cải tiến mới trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty tập trung vào mặt hàng than, gạo.
Biểu số 2: doanh thu của công ty ( Một số lĩnh vực chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24942.DOC