Thị trường các nước EU như Anh, Pháp, Đức,. tuy là những thị trường tiêu thụ mới mẻ đối với công ty song đã thể hiện rõ tiềm năng rất lớn mạnh. Đây là một thị trường đông dân (350 triệu người) lại có sức tiêu dùng vải cao (17 kg/ 1 người). Yêu cầu về hàng may mặc đặc biệt cao. Nhu cầu tiêu dùng để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10- 15% giá trị sản phẩm, còn 80- 90% là theo mốt, nên hàm lượng chất xám trong sản phẩm may là chính. Bởi vậy để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, công ty luôn chú ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là thời trang, mốt và chất liệu sử dụng cho sản xuất các mặt hàng may mặc. Hiện nay, đây là thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam và đang là thị trường đầy tiềm năng của công ty. Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu mà công ty được cấp quá thấp so với khả năng của công ty. Dù sao thì nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho hợp thị hiếu người tiêu dùng vẫn là biện pháp tối ưu để giành hạn ngạch và hợp đồng xuất khẩu cho công ty.
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng năm.
+ Công tác quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, quan hệ với các ngành chức năng, tổ chức tín dụng, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.
+ Công tác tuyển dụng, hội đồng cán bộ chuyên viên.
+ Công tác khen thưởng, kỷ luật cánbộ, chuyên viên.
+ Công tác bảo vệ thanh tra.
* Quyền hạn:
+ Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, các thủ trưởng đơn vị thành viên, các trợ lý và các hội đồng tư vấn.
+ Thành lập, giải thể các đơn vị thành viên, bộ phận, hội đồng tư vấn, đề bạt, điều chuyển, tiếp nhận, khen thưởng, kỷ luật cán bộ chuyên viên, ( kỹ thuật - nghiệp vụ ) thuộc hệ thống điều hành trong công ty và đề xuất, kiến nghị thay thế, xử lý vốn đối với những đối tượng thuộc cấp trên quản lý .
+ Quyết định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tài chính hàng năm, mục tiêu, quy mô lĩnh vực đầu tư, chọn lựa đối tác hợp tác sản xuất kinh doanh .
+ Ban hành chính sách công nghệ, chất lượng sản phẩm, khuyến khích phát triển thị trường, vận hành vốn, phân phối thu nhập để động viên lao động sáng tạo của mỗi thành viên.
+ Quyết định cuối cùng về điều chỉnh, sửa đổi các quyết định hiện hành trong hoạt động của công ty và giải quyết các phát sinh theo luật Doanh nghiệp Nhà Nước.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật - thương mại.
* Trách nhiệm: giúp tổng giám đốc trong các lĩnh vực:
+ Công tác nghiên cứu và quản lý công nghệ.
+ Công tác tiêu chuẩn, đo lường - chất lượng sản phẩm.
+ Đại diện của lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.
+ Công tác đào tạo.
+ Công tác sáng kiến.
+ Công tác xuất nhập khẩu và giao dịch thương mại.
+ Giao dịch tài chính, duyệt thu khi được tổng giám độc uỷ quyền.
* Quyền hạn:
+ Chỉ đạo việc tổ chức tiến hành nghiên cứu, công nghệ, thị trường.
+ Đình chỉ sản xuất, nghiên cứu khi xét thấy không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Ký kết các hợp đồng thương mại.
+ Ký duyệt phiếu thu - chi, các chứng từ thanh toán, hoá đơn… theo quyết định về tài chính.( Khi được tổng giám đốc uỷ quyền).
+ Quyết định kết quả đào tạo và khen thưởng sáng kiến.
+ Tham gia về công tác nhân sự, nâng bậc của hệ thống quản lý kỹ thuật kinh tế, nghiệp vụ
Phó tổng giám đốc kĩ thuật - sản xuất:
*Trách nhiệm: giúp Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực:
+ Công tác nghiên cứu và quản lý công nghệ.
+ Công tác sản xuất và cung ứng vật tư.
+ Công tác đào tạo cán bộ, chuyên viên, nhân công kĩ thuật sản xuất..
+ Kiểm tra theo dõi quá trình sản xuất.
* Quyền hạn:
+ Có quyền yêu cầu đình chỉ sản xuất khi xét thấy các tiêu chuẩn kĩ thuật bị vi phạm trong quá trình sản xuất.
+ Chỉ đạo, tổ chức, tiến hành sản xuất đảm bảo đúng tiến độ.
+ Phụ trách, chỉ đạo chung các phòng ban liên quan đến sản xuất, kĩ thuật trong công ty.
+ Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến trang thiết bị, máy móc...
Phòng quản lý chất lượng:
* Chức năng:
+ Lập kế hoạch chất lượng cho các sản phẩm sản xuất trong toàn công ty.
+ Xác định và có đủ cách thức kiểm soát quá trình, thiết bị và nguồn lực và kỹ năng cần thiết để đạt chất lượng yêu cầu.
+ Đảm bảo sự tương thích giữa quy trình sản xuât lắp đặt kỹ thuật, thủ tục kiể tra thử nghiệm và hệ thống văn bản áp dụng.
+ Cập nhật các kỹ thuật kiểm soát chất lượng, kiểm tra chất lượng, thủ tục kiểm tra và thử nghiệm bao gồm cả triển khai áp dụng thiết bị, dụng cụ mới.
+ Xác định mọi yêu cầu về đo lường đòi hỏi năng lực vượt qua khó khăn hiện tại nhưng sau một thời gian quy định sẽ đạt được.
+ Xác định và xây dựng hồ sơ chất lượng.
* Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra các loại sợi, chỉ từ ngoài nhập vào công ty, kiểm tra các sản phẩn khi nhận, kiểm tra để đảm bảo đúng địa chỉ giao hàng, ký mã hiệu, chất lượng, số lượng và dán tem dò kim loại.
+ Theo dõi, bố trí, sắp xếp các kho sợi chỉ vận chuyển nguyên phụ liệu, giám sát các quy trình công nghệ, quy định kỹ thuật.
+ Tổng kết chất lượng tháng để thực hiện thưởng phạt về chất lượng cho công nhân.
+ Cùng xí nghiệp may kiểm tra phụ liệu, nhãn mác… nhập kho và trước khi đưa vào sử dụng. Kết hợp với xí nghiệp xem xét và giải quyết sản phẩm không phù hợp.
+ Đảm bảo tất cả các loại vải đưa vào sản xuất đều đạt các chỉ tiêu về chất lượng.
Kế toán trưởng và phòng tài chính kế toán:
* Nhiệm vụ:
+ Xác định hiệu quả nguồn từ sản xuất kinh doanh đạtđược trong tháng và phối hợp cùng phòng nghiệp vụ xác định tổng quỹ thu nhập của công ty trong tháng, năm.
+ Đôn đốc kiểm tra các đơn vị thực hiện báo cáo và kiểm tra báo cáo để phân phối thu nhập đúng quy chế, kịp thời.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế phân phối thu nhập của các đơn vị và chi trả lương, thưởng tại các đơn vị trong công ty (cung cấp, hướng dẫn lập biểu, số, lưu trữ chứng từ đúng quy định).
+ Thực hiện phân phối các thu nhập khác đầy đủ, chính xác, đúng nguồn.
* Chức năng:
+Điều hoà, phân phối, tổ chức quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn.
+ Theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua hạch toán sản xuất và phân tích hoạt động kinh tế. Tham gia đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
+ Hướng dẫn các đơn vị trong công ty về nghiệp vụ thống kê, kế toán để phục vụ cho công tác hạch toán của phòng.
+ Đánh giá kết quả và hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, hạch toán lỗ lãi và phân phối thu nhập đồng thời thực hiện các chế độ và nghĩa vụ của công ty đối với Nhà Nước.
Phòng nghiệp vụ:
*Nhiệm vụ:
+ Cùng công đoàn công ty kiểm tra việc phổ biến quy chế phân phối thu nhập của các phòng, trạm và các xí nghiệp thành viên trong toàn công ty để thực sự quán triệt đến mọi người.
+ Chấn chỉnh hệ thống định mức lao động, xác định định biên theo công việc cho các đơn vị và kiểm tra phân loại lao động để xử lý hợp đồng lao động đúng thủ tục quy định với những người không đảm bảo chất lượng và tuyển dụng, đào tạo bổ sung đảm bảo kế hoạch sản xuất.
+ Hàng tháng giao kế hoạch sản xuất và theo giõi, kiểm tra để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất của các đơn vị thành viên.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế của các đơn vị ( Quản lý ngày, giờ, công lao động, sản lượng, chất lượng, nội quy kỷ luật và phương pháp kết quả tính điểm).
+ Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và doanh thu đạt được để xác định hệ số điều chỉnh lương và phân phối các khoản thu nhập đúng quy chế.
*Chức năng:
+ Giao dịch thị trường: các nhân viên Marketing và nhân viên bán hàng của phòng sẽ thực hiện hoạt động giao dich, xúc tiến bán hàng làm cơ sở cho việc phát triển và tìm kiếm bạn hàng, liên kết với nhân viên các phòng ban hữu quan để xác định tính khả thi của các hợp động tạo tiền đề cho việc ký kết hợp đồng.
+ Lên kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư: song song với những yêu cầu biến động của thị trường và khách hàng là những thay đổi của vấn đề sản xuất. Xây dựng và thay đổi kế hoạch sản xuất cùng với việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho sản xuất là chức năng quan trọng của phòng nghiệp vụ.
+ Xuất nhập khẩu: chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu như mở và đôn đốc mở L/C, lập và chuẩn bị các thủ tục xuất nhập khẩu, theo dõi tiến độ giao và nhận hàng.
+ Đào tạo chuyên dụng và đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập: sử dụng biện pháp khuyến khích lợi ích kinh tế để đảm bảo cả về lượng và chất cho lực lượng lao động.
+ Nghiệp vụ kho: dự trữ và bảo quản nguyên vât liệu cũng như hàng hoá đảm bảo cho sản xuất kinh doanh diễn ra theo đúng tiến độ kế hoạch, giữ nguyên vẹn về chất và lượng cho hàng hoá trong kho là yêu cầu mang tính kinh tế và kỹ thuật đồng bộ.
Phòng kỹ thuật:
*Nhiệm vụ và chức năng:
+ Trên cơ sở kế hoạch sản xuất của các đơn vị, cân đối xây dựng kế hoạch sử dụng, huy động và sửa chữa thiết bị theo công suất thực tế.
+ Ban hành mới, kiểm tra và sửa đổi để hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, định mức sử dụng vật tư, thiết bị cho phù hợp để có cơ sở ra kế hoạch và khoán quỹ lương đến các xí nghiệp thành viên.
+ Xây dựng hệ thống định mức, giờ công, giờ ngừng, dạng sửa chữa của từng loại thiết bị và khối lượng công việc cần giải quyết theo chức năng để giao khoán quỹ tiền lương cho xí nghiệp CKSC và công nhân bảo dưỡng tại các xí nghiệp. đồng thời xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ về mặt khối lượng và chất lượng của xí nghiệp CKSC và công nhân sửa chữa tại các xí nghiệp hàng tháng.
+ Trên cơ sở yêu cầu đòi hỏi của các đặc tính kinh tế kỹ thuật của các sản phẩm sản xuất mà xây dựng các quy trình công nghệ, quy trình kĩ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất, đồng thời chịu trách nhiệm xây dựng các sản phẩm mẫu nhằm đưa vào sản xuất đại trà.
B. tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ở công ty Dệt Kim Đông Xuân
I. Một vài đặc điểm về công ty Dệt Kim Đông Xuân:
1.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty Dệt Kim Đông Xuân:
Xn Cơ khí sửa chữa: lò hơi, cấp nước, làm lạnh, nén khí, tổ nguội, tiện…
Xn Dệt
Xn Xử lý hoàn tất
XN May
Sợi
Đảo sợi
Dệt
Kiểm tra
Mạng
Lộn vải
Kho vải mộc
Vải mộc
Tẩy sơ bộ
Kiềm
Nấu
Nhuộm
Vắt
Tẩy
Mở khổ vải ( làm mềm )
Sấy
Cán nguội
Kiểm tra
Cán nóng
In hoa
Kho vải thành phẩm
Vải thành phẩm
Kiểm tra vải sợi
Cắt
May
In thêu
Hoàn thiện: là, gấp, dán nhãn, đóng hòm,…
Xén, chần, bằng
Kiểm tra
Khuyết, lộn, xếp
Kho thành phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty đã được áp dụng chỉ tiêu ISO 9002, mỗi bước trong quy trình trên đều được kiểm soát bởi các bộ phận có liên quan như phòng kĩ thuật, phòng nghiệp vụ và được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ các nhân viên cũng như các cán bộ của công ty qua hoạt động của Ban ISO. Mỗi sản phẩm từ bán thành phẩm cho đến thành phẩm đều được kiểm soát, kiểm tra kiểm nghiệm nhằm đảm bảo khi sản phẩm đến các công đoạn sau của quy trình sản xuất thì không còn một sai sót gì làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Đặc điểm hệ thống tiêu thụ của công ty Dệt Kim Đông Xuân:
Xn Dệt
Xn Xử lí hoàn tất
May 1, 2, 3
Khách hàng
Hợp đồng: Sản phẩm xuất bán được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
Cửa hàng, đại lý, trung tâm phân phối, trung gian bán hàng (CoopMax, Vinatex…): Sản phẩm xuất bán theo thiết kế của công ty.
Hội trợ, triển lãm trong và ngoài nước: giới thiệu, trưng bày, bán và kí kết hợp đồng…
Vải mộc
Sản phẩm
Vải thành phẩm
Về căn bản, hệ thống kênh phân phối của công ty Dệt Kim Đông Xuân giống như các kênh phân phối bình thường khác. Nhưng xét trên khía cạnh sản phẩm, do đặc tính kĩ thuật của ngành sản xuất dệt may ảnh hưởng đến hệ thống phân phối thì công ty ngoài việc phân phối thành phẩm (sản phẩm hoàn tất) còn phân phối bán thành phẩm và nguyên liệu (vải mộc, vải thành phẩm) cho các công ty dệt may, các khách hàng công nghiệp và thương mại khác trong và ngoài nước...
3. Cơ cấu tổ chức lao động ở công ty Dệt Kim Đông Xuân:
3.1. Cơ cấu tổ chức lao động theo chức năng:
Đơn vị: Người
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Cty DKDX)
Qua cơ cấu tổ chức lao động của công ty ở sơ đồ trên ta thấy bộ phận sản xuất chiếm tỷ trọng lớn (912/1114; 922/1124) là hợp lý. Bộ phận điều hành quản lý và phục vụ như bảo vệ, văn phòng... trong toàn xí nghiệp có 202 người và được phân bố và dàn trải đều ở các phòng triển khai các hoạt động sản xuất của 6 xí nghiệp, đảm nhận công tác xuất nhập khẩu, quản lý chất lượng, kĩ thuật sản xuất và nghiên cứu thị trường là rất hợp lý. Song công tác nghiên cứu thị trường ở công ty Dệt Kim Đông Xuân còn gặp nhiều khó khăn.
Lao động nữ chiếm ~75%, đặc điểm này không có lợi cho xí nghiệp về mặt đảm bảo ngày công lao động thực tế theo chế độ, thời gian nghỉ đẻ, nghỉ thai sản, con ốm mẹ nghỉ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng bù lại lao động nữ có tổ chức kỷ luật cao và đặc biệt là cần cù, chịu khó. Tuổi trung bình của lao động trong xí nghiệp là trẻ khoảng 30 tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hóa đội ngũ lao động. Đặc điểm này có lợi cho công ty về mặt lao động trẻ.
Do giá nhân công thành thị là cao nên công ty thường tổ chức tuyển mộ và đào tạo nhân công ở các tỉnh lân cận như Nam Định, Thái Bình, Hải Hưng... và một số tỉnh khác. Công ty đã sắp xếp và phân bố công việc khoa học và ổn định tránh tình trạng công nhân phải làm việc quá căng hoặc có những lúc không có việc làm.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân, công ty đã có nhà ăn để có thể phục vụ bữa ăn cho công nhân làm ca. Ngoài ra hàng năm công ty đã trực tiếp mời các thầy giáo có kinh nghiệm về bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ đồng thời nâng cao tay nghề cho công nhân.
Chủ trương của công ty trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ rất được chú trọng, ngoài việc tổ chức lớp học do công ty tổ chức, ban lãnh đạo cũng khuyến khích cán bộ đi học thêm các lớp ngoài giờ hỗ trợ họ cả về thời gian và vật chất bởi vì đây chính là chính sách làm giảm chi phí ẩn trong sản xuất kinh doanh.
3.2. Cơ cấu tổ chức lao động theo trình độ:
Các XN, phòng ban
Tổng cộng
Nữ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Cấp II
Cấp III
Xn Dệt kim
97
66
3
0
5
0
53
36
XN XLHTất
85
69
7
2
3
0
19
54
Xn May 1
208
185
4
1
1
0
44
158
Xn May 2
234
203
3
1
1
0
121
108
Xn May 3
225
196
5
0
0
2
124
94
Xn CKSC
73
4
4
0
5
0
18
46
P. Nghiệp vụ
62
41
20
5
16
0
6
15
P. TC-KT
18
17
14
1
3
0
0
0
P. Kĩ thuật
34
20
17
9
3
0
2
3
P.QLCLượng
43
42
4
1
1
0
23
14
Văn Phòng
42
14
4
0
3
0
20
15
Y tế-nhà trẻ
18
18
3
0
7
8
0
0
Tổng cộng
1139
875
88
20
48
10
430
543
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Bộ phận Lao động-Tiền Lương)
Qua phân tích số liệu trên ta thấy số lao động có trình độ cao (đại học, cao đẳng, trung cấp) chiếm ~13,7% tổng số lao động. Điều này đảm bảo cho tính khoa học, kĩ thuật cao trong quản lý và sản xuất, đảm bảo sức sáng tạo và tính nghiêm túc trong công việc. Số lao động có trình độ đại học còn hạn chế (chiếm 7.7%) ố ảnh hưởng không tích cực đến công tác quản lý, công ty cần tuyển mộ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý và sản xuất.
II. Hiện trạng tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân:
1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty DKĐX:
1.1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu tại công ty.
Hàng dệt may là những yếu tố thiết yếu trong đời sống nhân dân, với mọi đối tượng tiêu dùng. Tuy nhiên công ty cần căn cứ vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan để có biện pháp kinh doanh từng loại hàng cụ thể phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Nội dung nghiên cứu thị trường mà công ty tiến hành bao gồm: nghiên cứu nhu cầu hàng dệt may trong phạm vi quốc tế, nghiên cứu khả năng cung ứng của các đơn vị nguồn hàng, nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế, nghiên cứu sự cạnh tranh mặt hàng dệt may trên thị trường quốc tế.
Công tác nghiên cứu nhu cầu của công ty được các cán bộ nghiên cứu thị trường phòng nghiệp vụ và kĩ thuật đồng thời tiến hành. Đối tượng nghiên cứu chính của công ty là các khách hàng công nghiệp và thương mại trong và ngoài nước, với đối tượng này công ty cần xác định ai là người tiêu dùng cuối cùng hàng dệt may của công ty từ đó có chính sách sản phẩm phù hợp, song song với nó là xác định khả năng tài chính hợp pháp, hình thức tổ chức, hình thức kinh doanh cũng như mạng lưới bán lẻ và uy tín đối với khách hàng của các khách hàng công nghiệp và thương mại. Qua phân tích số liệu lịch sử của các quý, năm trước để xác định số lượng, cơ cấu mặt hàng đã tiêu thụ, tốc độ chu chuyển của từng mặt hàng trên cơ sở đó công ty dự đoán khả năng mua của các đơn vị khách hàng trong thời gian tới. Ngoài ra công ty cử cán bộ trực tiếp đến các thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tại nước ngoài và các đơn vị bán lẻ để nghiên cứu nhu cầu, hoặc bằng điện thoại, fax chào hàng qua đó xác định nhu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty DOXIMEX đang phát triển mạng lưới bán lẻ của mình tại các thị trường nội địa, thông qua tổ chức bán lẻ hàng hoá để nghiên cứu thị trường.
Từ việc nghiên cứu đó công ty sẽ biết đâu là hàng hợp thị hiếu, bán nhanh, nơi nào hàng cần, số lượng bao nhiêu, hàng nào thu lãi nhiều, để biết rõ khả năng bán sản phẩm trên thị trường quốc tế của công ty là bao hiêu, thị trường nào, thành phần kinh tế nào...có sự ưa thích nhất đối với hàng hoá của công ty. Từ việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu, công ty có những chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nghiên cứu nhu cầu thị trường gắn liền với công tác tiếp thị thị trường xuất khẩu, phương châm cơ bản của công ty trong tổ chức kinh doanh xuất khẩu là nắm vững nguồn hàng bằng cách giữ quan hệ với các bạn hàng truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng.
1.2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu tại công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện thông qua hai hình thức chính:
Thuê gia công tạo nguồn xuất khẩu: Công tác thuê gia công tạo nguồn được thực hiện trên cơ sở hoạt động xuất khẩu hàng dệt may mà công ty không có hoặc thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hay quy mô sản xuất nhỏ, lợi nhuận thu được từ đó không đủ để thực hiện sản xuất trong khi nếu để các công ty khác có quan hệ liên kết với công ty thực hiện sẽ có hiệu quả hơn. Công tác thuê gia công tạo nguồn hàng cho xuất khẩu được các cán bộ tạo nguồn thực hiện liên kết với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may khác trong nước song song với việc nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu mà trong nước không có (như vải, sợi...). Công tác thuê gia công tạo nguồn qua liên doanh liên kết giúp công ty tuy không phải bỏ thời gian vào sản xuất nhưng vẫn có hàng hoá để xuất khẩu nhằm duy trì các quan hệ với bạn hàng và vẫn có một khoản hoa hồng nhất định từ việc bán sản phẩm của các công ty khác. Công ty mà DOXIMEX thường xuyên có quan hệ liên doanh, liên kết là các công ty dệt 19/5, công ty dệt Hà nội Hanosimex...
Tổ chức sản xuất tạo nguồn: Hoạt động tổ chức sản xuất tạo nguồn thực chất là hoạt động sản xuất ra hàng hoá nhằm thực hiện hoạt động xuất khẩu. Khi thực hiện sản xuất tạo nguồn công ty thực hiện mọi quy trình của hoạt động sản xuất từ thiết kế mẫu mã sản phẩm hoặc xây dựng mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng, thử nghiệm mẫu mã cho đến đưa vào sản xuất đại trà rồi thực hiện xuất khẩu. Ưu điểm của tổ chức sản xuất tạo nguồn là công ty tận dụng được các nguồn lực của bản thân, thực hiện sản xuất rồi đem xuất khẩu tới cho khách hàng vì vậy hoạt động này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời giúp công ty cũng như bạn hàng kiểm soát được mọi quá trình sản xuất nhằm khắc phục những sai sót một cách nhanh chóng.
1.3. Giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu.
Các công tác giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng tại công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện bởi các phó tổng giám đốc hoặc trực tiếp bởi Tổng giám đốc, bởi các nhà quản lý lãnh đạo của công ty là những người nắm rõ nhất tình hình thực tế các nguồn lực cũng như khả năng mở rộng nhằm phục vụ sản xuất cho các hợp đồng được kí kết. Trước khi thực hiện kí kết hợp đồng thì các cán bộ của phòng Nghiệp vụ, phòng Kĩ thuật thực hiện tổ chức nghiên cứu, đánh giá các khả năng, nhu cầu của đối tác cũng như giới thiệu về khả năng sản xuất, đáp ứng của công ty. Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá của các phòng ban thì công tác giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng được tiến hành. Công tác giao dịch của công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp qua thư tín, các phương tiện truyền thông... Bên cạnh những nhà quản lý của công ty khi tham gia đàm phán, kí kết hợp đồng là các nhà tư vấn pháp luật, công nghệ của cả hai bên.
Kí kết hợp đồng là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu tại công ty Dệt Kim Đông Xuân, khâu này thường được quan tâm chú trọng nhằm đảm bảo cho việc kí kết thành công hợp đồng theo nguyên tắc tuân thủ luật pháp và hai bên cùng có lợi.
1.4. Tổ chức sản xuất thực hiện hợp đồng.
Công tác tổ chức sản xuất thực hiện hợp đồng ở công ty Dệt Kim Đông Xuân được điều khiển và quản lý bởi các phòng ban hữu quan trong công ty như phòng Nghiệp vụ, phòng Kĩ thuật... Các phòng ban này sẽ lên kế hoạch sản xuất và phân bổ kế hoạch đến khối sản xuất (các xn dệt, may) nhằm đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng, song song giám sát công tác sản xuất tại khối sản xuất với mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm và giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất. Bên cạnh sự quản lý giám sát của các phòng ban hữu quan trong công ty là sự tham gia của các chuyên gia kĩ thuật sản xuất của các đối tác kinh doanh. Mỗi khi kí kết và thực hiện hợp đồng, công ty Dệt Kim Đông Xuân đều đưa ra biện pháp này nhằm đem lại sự tin tưởng cho đối tác và cũng là một thuận lợi cho công ty khi bất cứ có một sai sót hoặc thay đổi so với yêu cầu của đối tác thì lập tức có chuyên gia của khách hàng để phối hợp điều chỉnh kịp thời.
Mỗi hợp đồng khi thực hiện đều được công ty Dệt Kim Đông Xuân lưu lại quá trình thực hiện vào hồ sơ và thông báo cho đối tác nhằm kiểm soát kịp thời quá trình này. Bên cạnh đó, tác nghiệp quản lý sản xuất tại nơi sản xuất cũng được theo dõi chặt chẽ thông qua hệ thống thông tin nội bộ.
1.5. Tổ chức hoạt động thanh toán hợp đồng xuất khẩu.
Hoạt động thanh toán sau khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một công tác quan trọng. Nó đảm bảo cho việc công ty được thanh toán số hàng hoá đã xuất khẩu cho đối tác, thu hồi vốn đưa vào quá trình tái sản xuất và phân bổ lợi nhuận đến các thành viên của công ty. Công tác này tại công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện bởi bộ phận xuất nhập khẩu của phòng Nghiệp vụ đảm trách. Bộ phận này có trách nhiệm giao dịch với các đối tác xuất khẩu nhằm thực hiện thành công hợp đồng đồng thời cũng có trách nhiệm thực hiện hoạt động thanh toán sau khi thực hiện sản xuất phục vụ hợp đồng. Đội ngũ cán bộ của bộ phận xuất nhập khẩu là tập thể có trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong công tác hoạt động xuất khẩu đặc biệt là công tác thanh toán quốc tế.
Hình thức thanh toán chủ yếu công ty áp dụng trong hoạt động xuất khẩu là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), ngoài ra còn các hình thức thanh toán khác như TT, CNF... phục vụ cho các khách hàng truyền thống và các khách hàng có yêu cầu. Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng đảm bảo cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu về khả năng nhận được thứ mình cần là tiền và hàng. Sau khi trình đủ các chứng từ xuất khẩu hàng hoá cho ngân hàng thì tiền sẽ được chuyển tới tài khoản của công ty Dệt Kim Đông Xuân tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
2. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty:
Đối với công ty DOXIMEX, việc củng cố và giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm các thị trường mới là vấn đề sống còn. Đặc biệt là trong tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng may mặc ở Việt Nam như hiện nay.
Công ty đã sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau, bằng các hình thức và biện pháp khác nhau trên khắp các Châu lục. Riêng thị trường xuất khẩu hàng may mặc hiện đã có tới 10 thị trường và trong tương lai con số đó chắc chắn sẽ còn tăng thêm. Xem số liệu trong bảng sau:
Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty theo thị trường
Đơn vị: USD
Thị trường
1998
1999
2000
2001
2002
Nhật Bản
4.043.839
3.715.572
3.358.893
3.162.436
2.234.249
EU
66.314
100.502
288.225
216.665
-Đức
39.876
35.545
-Đan Mạch
22.346
163.950
-CH Ailen
32.392
19.275
16.321
-Anh
7.581
10.219
105.000
108.000
-áo
18.857
-Pháp
35.016
92.344
Mỹ
555.994
Hungari
11.346
Tổng cộng
4.110.153
3.715.572
3.459.395
3.484.677
3.018.254
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Cty Dệt Kim Đông Xuân)
Qua những số liệu trên ta có thể thấy thị trường ổn định nhất của công ty là thị trường Nhật Bản. Nhật là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong các hợp đồng xuất nhập khẩu tơ sợi, hàng dệt may. Tuy nhiên họ chủ yếu là nhập khẩu tơ sợi về để sản xuất và xuất khẩu đi các nước khác chứ sản lượng nhập khẩu hàng may mặc không nhiều. Thị trường Nhật Bản là thị trường khó tính luôn đòi hỏi cao về chất lượng, các dịch vụ sản phẩm, thời hạn giao hàng và giá cả phải chăng. Đây cũng là một thị trường quen thuộc đối với các cán bộ kinh doanh của công ty do họ đã có nhiều năm hoạt động trên thị trường này và đã xây dựng được những mối quan hệ bạn hàng bền vững, chặt chẽ. Do vậy đây là một thị trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của DOXIMEX.
Thị trường các nước EU như Anh, Pháp, Đức,... tuy là những thị trường tiêu thụ mới mẻ đối với công ty song đã thể hiện rõ tiềm năng rất lớn mạnh. Đây là một thị trường đông dân (350 triệu người) lại có sức tiêu dùng vải cao (17 kg/ 1 người). Yêu cầu về hàng may mặc đặc biệt cao. Nhu cầu tiêu dùng để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10- 15% giá trị sản phẩm, còn 80- 90% là theo mốt, nên hàm lượng chất xám trong sản phẩm may là chính. Bởi vậy để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, công ty luôn chú ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là thời trang, mốt và chất liệu sử dụng cho sản xuất các mặt hàng may mặc. Hiện nay, đây là thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam và đang là thị trường đầy tiềm năng của công ty. Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu mà công ty được cấp quá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100853.doc