Luận văn Một số biện pháp giải quyết lao động dôi dư và vấn đề thiếu lao động có trình độ, tay nghề tại Công ty Xe đạp VIHA

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG. 3

I. Một số khái niệm về lao động. 3

1.1. Một số định nghĩa về lao động. 3

1.2. Công việc và việc làm. 3

1.3. Định mức lao động. 4

1.4. Lao động dôi dư. 4

1.5. Sa thải lao động. 4

1.6. Tuyển chọn nhân lực. 5

II. Tất yếu khách quan cần giải quyết vấn đề lao động dôi dư và thiếu lao động có trình độ. 7

2.1. Chi phí lao động chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 7

2.2. Năng lực của người lao động quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 8

2.3. Quá trình phát triển dẫn tới thay đổi cơ cấu buộc cần có chính sách giải quyết vấn đề lao động. 9

III. Một số yếu tố ảnh hưởng tới lao động. 9

3.1. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 9

3.3. Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. 11

3.4. Đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ. 11

3.5. Những thay đổi trong cơ chế quản lý. 12

3.6. Vấn đề đào tạo lao động. 13

 

PHẦN II: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XE ĐẠP VIHA. 14

I. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Xe đạp VIHA. 14

1.1. Giới thiệu chung về công ty. 14

1.2. Hệ thống sản xuất của công ty. 15

1.2.1. Mô hình bộ máy quản trị. 15

1.2.2. Bộ máy quản trị 16

1.2.3. Hệ thống các phòng ban. 16

1.2.4. Một số chức vụ quản trị khác. 18

1.2.5. Hệ thống các phân xưởng. 19

1.2.6. Đặc điểm về công nghệ, cơ sở hạ tầng và máy móc trang thiết bị. 20

1.2.6.1. Đặc điểm một số công nghệ sản xuất của công ty. 20

1.2.6.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty. 22

1.2.7. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. 26

1.2.7.1. Đặc điểm chung về nguyên vật liệu của công ty. 26

1.2.7.2. Định mức sử dụng nguyên vật liệu. 27

1.2.3. Phương pháp hạch toán NVL, công cụ và dụng cụ 28

1.3. Những khó khăn thuận lợi của công ty. 29

1.3.1. Những thuận lợi. 29

1.3.2. Những khó khăn. 30

1.4. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. 31

1.5. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới. 34

1.5.1. Xây dựng nguồn nhân lực mạnh mẽ. 36

1.5.2. Tổ chức đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị 36

1.5.3. Tăng cường hoạt động tiếp thị và nghiên cứu thị trường. 37

1.5.4. Tổ chức tốt công tác hạch toán, kế toán. 38

II. Thực trạng lao động tại công ty. 38

2.1. Thực trạng việc làm của người lao động tại Công ty Xe đạp VIHA. 38

2.2. Khả năng đáp ứng công việc của người lao động 41

2.2.1. Lao động gián tiếp. 41

2.2.1.1. Số lượng và chất lượng lao động. 41

2.2.1.2. Phân tích khả năng đáp ứng công việc của lao động gián tiếp. 43

2.2.2. Lao động trực tiếp. 44

2.2.2.1. Số lượng và chất lượng lao động. 44

2.2.2.2. Phân tích khả năng đáp ứng công việc của người lao động. 46

2.3. Một số nguyên nhân dẫn tới vấn đề lao động dôi dư thiếu trình độ và thiếu lao động có trình độ tại công ty. 49

2.3.1. Công ty chựu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. 49

2.3.2. Công ty tiến hành mở rộng sản xuất. 50

2.3.3. Sản xuất các sản phẩm mới. 50

2.3.4. Quá trình đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ. 50

2.3.5. Xiết chặt cơ chế quản lý theo hướng thị trường. 51

2.3.6. Nguồn nhân lực cũ không còn phù hợp. 52

2.4. Một số biện pháp công ty đã áp dụng giải quyết tình hình lao động. 53

 

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 54

I. Phát triển sản xuất 54

1.1. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá. 54

1.2. Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất với cơ cấu hợp lý. 55

1.3. Nghiên cứu sản xuất thêm những mặt hàng mới. 55

1.4. Tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ mới. 56

II. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 56

2.1. Tổ chức đào tạo lại lực lượng lao động trong công ty. 56

2.2. Đào tạo lao động mới. 57

III. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường. 57

3.1. Tiến hành xa thải lao động dôi dư trong công ty. 57

3.2. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý thích ứng với thị trường. 58

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp giải quyết lao động dôi dư và vấn đề thiếu lao động có trình độ, tay nghề tại Công ty Xe đạp VIHA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình trạng máy móc của doanh nghiệp được thể hiện qua hai bảng sau : Bảng 1. Tình trạng máy móc thiết bị của công ty STT Thiết bị Nước sản xuất Tình trạng kĩ thuật 1 Máy đột các Việt Nam Đã sửa chữa nhiều lần 2 Loại Việt Nam Không đông cơ sửa chữa nhiều lần 3 Máy búa Trung Quốc Hỏng vòng bi, mất độ chính xác 4 C6200 Việt Nam Trượt dao mòn, trục khuỷu hàn lại 5 Máy tiện cắt tôn Ba lan Thay dây chở điện chở nhiều lần 6 Lò trở điện Liên Xô Độ chính xác thấp, lực ép giảm, mất đồng hồ. 7 Máy ép thuỷ lực Liên Xô Hỏng nặng 8 Máy ép phay nằm ngang Đức Hỏng điều khiển Để luôn duy trì hoạt động của máy móc, công ty đã thực hiện chế độ kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng xuất lao động, tháng 6 năm 2001 công ty có đầu tư mua một số máy móc thiết bị : Trị giá : 961 trđ. Trong đó : + Dây truyền thiết bị khung, phuốc : 563,9 trđ + Dây truyền thiết bị sơn tĩnh điện, dây truyền lắp ráp xe đạp: 397,2 trđ. Bảng 2. Trủng loại máy móc trang thiết bị của công ty TT Chủng loại Số lượng (chiếc) Chất lượng (%) 1 Máy tiện các loại 24 50 2 Máy phay 3 50 3 Máy khoan 3 60 4 Máy mài phớt 4 42 5 Máy mài một đá 2 47 6 Máy mài hai đá 3 47 7 Máy mài ba đá 1 52 8 Máy hàn càng tự động 2 70 9 Máy cắt tôn 3 55 10 Máy dập trục khuỷu 24 70 11 Máy hàn hơi 20 65 12 Máy Cabinsơn 2 60 13 Dàn khoan nhiều dầu 2 55 14 Máy ép vít 2 50 15 Máy lăn nhám ghi đông 1 45 16 Máy tóp tuýt 1 40 17 Máy kéo tuýt rà trục 2 45 18 Hệ thông máy khoan doa 5 57 19 Máy khử rung xe đạp 2 47 20 Hệ thống ghép tán moayơ 2 65 21 Máy đo hỗn hợp nhẹ 1 40 22 Máy biến áp 320kw 1 52 23 Hệ thống máy mài, dao cắt sắt 8 54 24 Máy hàn điện 2 60 25 Máy hàn bấm 1 47 26 Máy dập 125 tấn 2 49 27 Máy nén khí 3 75 28 Máy đo độ cứng 1 60 29 Lò than di động 1 65 30 Ô tô DAEWOO LADA 2 70 31 Lò sấy phớt 2kw 1 47 32 Tổng số : 131 Công ty có 131 đơn vị máy móc với 31 chủng loại cho sản xuất. Máy móc đã tương đối lạc hậu, nhiều máy đã khấu hao hết. Trung bình các máy còn 58,0916%. Do tình trạng máy móc, nên công ty thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng một các thường xuyên, đã đảm bảo quá trình sản xuất liên tục.Để tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường, hàng năm công ty có các kế hoạch mua sắm, cải tiến máy móc như : Năm 2001 nhập dây truyền sản xuất xe đạp của Hàn Quốc, năm 2002 nhập dây truyền phun sơn và nhiều cải tiến máy móc của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Thiết bị cho công tác quản trị. Công ty trang bị một máy fax, sáu máy điện thoại, mỗi phòng một máy tính, và một máy phô tô cho toàn công ty. Với trang bị đó, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu cho quá trình quản trị, nó thúc đẩy tốc độ công việc tăng lên rất nhiều. Để đáp ứng cho tăng khả năng của từng cá nhân, cần có sự trang bị đầy đủ hơn nữa,như mỗi ngưòi cần một máy tính, máy điện thoại, từ đó sẽ phát huy được năng lực của từng cá nhân,giúp công ty tăng năng xuất, tiết kiệm được chi phí thuê nhân công. 1.2.7. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. 1.2.7.1. Đặc điểm chung về nguyên vật liệu của công ty. Công ty có nhiều sản phẩm đa dạng về trủng loại như: + Xe đạp nữ khung vòng, phụ tùng nội. + Xe đạp nữ khung vòng phụ tùng ngoại. + Xe đạp mini. + Xe đạp thể thao. + Xe đạp mi pha. + Xe đạp máy, công ty mới sản xuất tung ra thị trường. + Các loại linh kiện phụ tùng cho xe đạp và bàn ghế, giường theo đặt hàng. Đặc biệt trong mỗi kiểu xe gồm nhiều loại như: + Xe đạp mini 600. + Xe đạp dáng nhật. + Xe đạp xích hộp TX. + Xe đạp xích chóng. + Xe đạp hợp xích mạ. Mỗi xe đạp gồm 280 chi tiết, mỗi loại lại sử dụng phụ tùng riêng để tạo đặc trưng sản phẩm. công ty chỉ sản xuất một số linh kiện xe đạp như : khung, yên, moayơ, gácbaga, trục …còn các sản linh kiện khác thì phải nhập. Công ty còn tiến hành lắp ráp các loại xe với các linh kiện hoàn toàn nhập từ ngoài, như nhập nguyên liệu từ xí nghiệp phụ tùng Đông Anh, nhà máy thiết bị Đông Anh, công ty cao su Sao Vàng, chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng. Số lượng nguyên vật liệu mà công ty nhập về cho quá trình sản xuất là đa dạng. Do đó, việc quản lý NVL rất khó khăn và phức tạp, cần có sự quản lý và hạch toán tốt thì mới tiết kiệm được chi phí. 1.2.7.2. Định mức sử dụng nguyên vật liệu. Với đặc trưng cần nguồn nguyên vật liệu đa dạng và phong phú, công ty đã có những chính sách trong thu mua, lưu kho, định mức tiêu hao trong sản xuất nhằm giảm chi phí cho NVL. Do mua hàng lâu dài ở một số nhà cung ứng nên doanh nghiệp thường có kế hoạch nhập NVL theo các đợt đơn đặt hàng, nên đã tiết kiệm đựoc chi phí kho bãi. Tuy vậy, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất liên tục, những biến động về giá cả và sự khan hiếm, công ty đã nhập định kỳ một số lượng NVL. Để nhập chính xác số lượng NVL, cần tính mức chi phí cho sản phẩm, đặc biệt là mức tiêu hao NVL trong quá trình sản xuất. Trên cơ sở đó,công ty đã đề ra định mức tiêu hao NVL một cách hợp lý nhằm tiết kiệm tối đa và phù hợp khả năng của mình. Bảng 3. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu (NVL chính) STT Tên sản phẩm Đơn vị Tôn tấm Thép tròn Thép ống Thép lò xo Tổng trọng lượng Thép Khuôncối 1 ổ bánh xe đạp 0.298 0.709 _ _ 1.109 0.054 2 Yên xe đạp Chiếc 0.424 0.206 _ 0.101 0.738 0.034 3 Đèo hàng Eska Chiếc _ 0.704 _ 0.018 0.772 0.007 4 Đèo hàng Peugrot Chiếc 0.070 0.776 _ _ 0.847 0.008 5 Đũa tanh xe đạp Chiếc _ 0.093 _ _ 0.093 0.001 Đây là bảng định mức tiêu hao một số NVL thép phục vụ cho sản xuất một số sản phẩm chính, mức tiêu hao này đã phù hợp với năng lực của công ty. Đã thể hiện sự quan tâm của công ty tới vấn đế hao phí nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hướng tới công ty sẽ tiếp tục phấn đấu giảm chi phí NVL ở mức thấp hơn nhờ nâng cấp, cải tiến máy móc, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân và hạch toán trong mua sắm và dự trữ NVL. 1.2.3. Phương pháp hạch toán NVL, công cụ và dụng cụ Với sản phẩm đa dạng về trủng loại, nên việc áp dụng phương pháp hạch toán có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất. Công ty đã áp dụng phương pháp đối chiếu song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Giá NVL và công cụ dụng cụ được tính theo công thức : Giá nhập kho = Tổng giá thanh toán - thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Thủ kho sẽ căn cứ vào các chứng từ NVL để ghi thẻ kho. Kế toán cũng căn cứ vào chứng từ nhập xuất NVL để ghi số lượng và tính thành tiền, ghi vào thẻ kế toán. Cuối kỳ kế toán đối chiếu với từng nghiệp vụ nhập xuất. Đây là phương pháp có tính khả thi,do đặc trưng của NVL.Tuy vậy, việc kiểm tra thực tế chưa được đề cao,mà chỉ dựa trên giấy tờ, nên việc kiểm xoát hao phí, lưu tồn là rất khó khăn so với sản xuất thực tế, nên rất dễ xảy ra việc thống kê trùng, NVL tồn kho lâu.Hiện nay, công ty đang tiến hành áp dụng ISO 9002 việc sử dụng thẻ trong xuất nhập NVL sẽ được sử dụng, việc kiểm soát dẽ dàng hơn nhưng đòi hỏi một khối lượng công việc lớn và thưỡng xuyên đối với thủ kho và kế toán. + Một số tài khoản mà công ty sử dụng hạch toán NVL: NVL chính : (TK 152.1) là loại vật tư : sắt, thép, đồng và tôn,được mua từ cửa hàng tư nhân ( Cửa hàng thép số 9, đường Láng, Hà Nội ) hoặc tổng công ty thép Việt Nam tại Hà Nội, loại vật tư này phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Phụ tùng: ( TK 152.2) là các bán thành phẩm mua ngoài. Do công ty lắp ráp nhiều loại xe, nên cũng nhập một lượng khá phong phú các phụ tùng từ các doanh nghiệp khác, để phục vụ cho việc lắp ráp và hoàn chỉnh như: săm, lốp, bi, đĩa, đũa được mua tại công ty thiết bị Đông Anh, công ty Cao Su Sao Vàng v.v.Các phụ tùng như : khung, moayơ, vành, nan hoa được công ty trực tiếp sản xuất. Vật liệu phụ: ( TK 152.3) Là vật liệu phục vụ cho việc hoàn chỉnh như : Véc ni, chỉ vàng, cánh đánh bóng,vải ráp. Nhiên liệu : ( TK 152.4) là loại cung cấp năng lượng cho máy móc hoạt động, như : xăng, dầu, than và dầu tưới muội Phụ tùng thay thế : ( TK 152.5) là các loại phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất như : các loại vòng bi, dao phay, dây curoa. Phế phẩm ( TK 152. 7) là các loai đồ thải như : đùi đĩa, xích, líp. + Đối với các công cụ dụng cụ. Công cụ phục vụ cho sản xuất sản phẩm : (TK 153.1) là các loại như : đá mẫu, dũa, mũi khoan, quần áo bảo hộ lao động và xà phòng. Bao bì luân chuyển: ( TK 153.2) Đó là các loại sọt để đựng hàng, ni lông bọc, hòm đựng moayơ. Qua một vài tài khoản cho thấy số lượng nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú, thêm đó là loại khó kiểm tra, đòi hỏi một khối lượng công việc lớn trong hạch toán, và dự trữ trong hoạt động xuất nhập NVL. 1.3. Những khó khăn thuận lợi của công ty. 1.3.1. Những thuận lợi. Doanh nghiệp xe đạp VIHA là một doanh nghiệp nhà nước, nên có môi trường hoạt động dễ dàng hơn, và được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước như: Công ty có diện tích đất rộng, sát mặt đường, rất thuận lợi về giao thông, tiện cho việc xây dựng, quy hoạch các phân xưởng trên một diện tích đất. Trong các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty sẽ được ưu tiên hơn.Hàng năm công ty nhận được những khoản đầu tư cho mở rộng sản xuất, với số vốn lớn mà công ty không thể có, tạo điều kiện cho công ty nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc giao dịch với các ngân hàng cũng được tiến hành nhanh tróng hơn như :vay vốn hay trả chậm khi mua hàng, công ty có thể nhờ ngân hàng bảo lãnh, đó là điều kiện thuận lợi cho công ty chớp các cơ hội kinh doanh, có thể trụ vững trên thị trường qua các cuộc biến động kinh tế. Các doanh nghiệp khác cũng yên tâm hơn khi liên doanh liên kết với công ty, mà không sợ công ty phá sản. Nhà nước luôn có những chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước phát triển như: Việc giảm thuế, hay các khoản phúc lợi xã hội cho các doanh nghiệp của mình. Đồng thời, tâm lý của người Việt Nam muốn có sự ổn định trong công việc, nên công ty đã thu hút được một lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao. Với một đội ngũ công nhân viên trình độ và tay nghề giỏi, nhiệt tình với công việc, chắc chắn sẽ đưa công ty tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Với uy tín rất lâu trên thị trường, công ty đã thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước, đây là một điều mà doanh nghiệp non trẻ không thể ngay một thời gian có thể khẳng định được. Trong vài năm gần đây công ty đang tiến hành cải tiến và mua mới máy móc thiết bị, là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.3.2. Những khó khăn. Là một doanh nghiệp nhà nước có nhiều thuận lợi, nhưng khả năng tự quyết của các doanh nghiệp nhà nước nói chung, công ty nói riêng còn hạn chế, nên công ty có thể bỏ qua các cơ hội kinh doanh tốt, công ty vẫn chựu những cơ chế vận hành cứng nhắc, không phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Hai địa điểm sản xuất của công ty cách xa nhau bảy km nên việc trao đổi thông tin và hoạt động quản trị không được thuận lợi. Đội ngũ lao động của công ty có độ tuổi trung bình cao khoảng 45 tuổi, đặt công ty trước những vấn đề: Khả năng nhạy bén trong công việc của người lao động không cao, nguy cơ trong tương lai số lao động có trình độ sẽ nghỉ hưu.Do đó, công ty cần đào tạo lại lực lượng lao động để cập nhật những kiến thức mới đồng thời bồi dưỡng đào tạo đội ngũ lao động kế cận.Trong thời đại tốc độ, các loại xe máy và ô tô trở nên thịnh hành nhu cầu xe đạp bị giảm xút. Công ty đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các công ty xe đạp khác : xe đạp Thống Nhất, xe đạp Xuân Hoà, đặc biệt là xe đạp Nhật và xe đạp Trung Quốc. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tham gia hội nhập AFTA, thực hiện hiệp định thương mại Việt- Mĩ, công ty phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt trên sân chơi không còn sự bảo hộ của nhà nước. 1.4. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời gian vừa qua công ty đã giành được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Đảm bảo được đời sống của công nhân và đóng góp một khoản không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Bảng 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây STT Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001 2002 1 Giá trị SXKD Tr đ 11.69 10.08 10.769 12.500 15.380 2 Tổng doanh thu _ 15.89 14.199 14.358 14.520 15.400 3 Nộp ngân sách _ 551 559 1061 1190 1264 4 Tổng quỹ lương _ 2317 2.278 2.532 2.650 2.855 5 Lao động thường xuyên Người 321 320 311 310 307 6 Thu nhập bình quân đầu người Trđ 0.613 0.650 0.690 0,780 1,224 7 Tiêu thụ sản phẩm + Xe đạp các loại. Chiếc 25.809 22.674 22.674 24.520 24.761 + Moay ơ Đôi 42.772 52.817 52.817 37.500 55.400 +Yên mạ Cái _ _ _ 6.800 13.800 +Bàn ghế học sinh Bộ _ _ _ _ 9.200 8 Lợi nhuận Trđ 57 76 76 65 85 Bảng 5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm CT Năm Lợi nhuận LN trên doanh thu Năng xuất lao động Thu nhập bình quân SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1998 57 _ 0.004 _ 36.44 _ 0.613 _ 1999 76 133,3 0.005 149.2 31.52 86.51 0.65 106.0 2000 76 100 0.005 98.89 34.63 109.9 0.69 106.2 2001 65 85,52 0.004 84.57 40.32 116.4 0.78 113.0 2002 85 130,8 0.006 123.3 50.09 124.2 1.224 156.9 Qua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, cho thấy công ty trong những năm vừa qua đã giành được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu lợi nhuận liên tục tăng, trừ năm 2001 do những biến động về nhân sự năm 1999, 2000, và hàng loạt các biến động của nền kinh tế. Đây cũng là năm công ty đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh như: xe đạp Thống Nhất, xe đạp Xuân Hoà. Đặc biệt,xe Nhật với chất lượng cao, xe Trung Quốc có giá rẻ. Xu hướng nhu cầu của nhân dân đang tập trung vào xe máy, một loại hàng thay thế có sức hút lớn, thêm vào đó thị trường đang xuất hiện loại xe máy Trung Quốc giá rẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng thu nhập của người Việt Nam. Để khắc phục tình trạng đó công ty đã chuyển hướng thị trường về các vùng nông thôn, tiếp tục duy trì tìm hướng đi mới cho đầu ra sản phẩm ở thành phố thị xã, như kế hoạch sản xuất bàn ghế học sinh cũng là một hướng đi đúng đem lại nguồn thu đáng kể vào năm 2002 ( bàn ghế học sinh bán được 1200 chiếc). Hết năm 2001 công ty mở được 650 đại lý chủ yếu ở nông thôn phía bắc, thêm vào đó, công ty tăng cường đầu tư cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mại. Việc đầu tư cho công nghệ dây chuyền đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ trong năm 2002.Với kết quả doanh thu tăng cao hơn năm 2001là 30,8% và sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.Với sản phẩm chất lượng cao hơn, và nhiều chủng loại, sản phẩm đầu ra của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, người lao động có việc làm, và thu nhập ổn định hơn. Tuy vậy,mức lợi nhuận trên một đồng doanh thu ở mức không cao và không ổn định, do chi phí cho sản xuất còn lớn, chưa ổn định. Việc nhập thêm các dây chuyền mới cho sản xuất vào năm 2001, 2002 là cơ sở của việc tăng năng suất và giảm chi phí, hạn chế tổn thất.Do tay nghề người công nhân chưa cao không thể khai thác được công dụng của máy móc, thêm vào đó tính linh hoạt trong quản lý còn thấp, nguyên nhân dẫn đến tỷ xuất lợi nhuận thấp là do khả năng đáp ứng công việc của người lao động.Hiện nay, công ty đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng ISO 9002 phiên bản năm 2000, chắc chắn tỷ lệ này sẽ được cải thiện vào năm 2003, mục tiêu của công ty là giảm 20% chi phí.Nguyên nhân tập trung là: Vấn đề tiêu thụ hàng hoá không được tốt, nên doanh thu hàng năm của công ty không ổn định, cơ cấu lao động chưa được hợp lý. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhất là hướng tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có hướng đi rất đúng, năng xuất lao động liên tục tăng lên khoảng 10%, đã khẳng định hướng đi đúng đắn của công ty, trong tìm và phát triển sản phẩm mới, cũng như việc sắp xếp lại đội ngũ lao động. Với việc đảm bảo đời sống cho người lao động, qua mức thu nhập bình quân ngày một tăng, cao nhất năm 2002 tới 56% chứng tỏ bước đầu cho một hướng đi đúng đắn của công ty.Như vậy, trong những năm qua công ty đã gặp phải một số khó khăn cần giải quyết sau: + Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp khác trên thị trường, sản phẩm của công ty không còn phù hợp với nhu cầu thị trường. + Lao động của công ty còn chưa đáp ứng với nhu cầu sản xuất, trong cơ chế mới. + Máy móc, thiết bị đã cũ và lạc hậu làm giảm năng xuất lao động, tăng chi phí sản xuất. + Chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, trong khu vực và trên thế giới. Trước tình hình đó, năm 2002 công ty đã có những bước đi mạnh giạn, với hạng loạt các thay đổi: tăng cường lực lượng cho bộ phận marketing, tìm hướng đi mới cho tiêu thụ sản phẩm, với các loại sản phẩm mới. Mua sắm máy móc thiết bị mới, như mới nhập dây chuyền phun sơn mới.Tuyển thêm đội ngũ lao động trẻ năng động và sáng tạo. Chuẩn bị thực hiện mô hình ISO 9002 vào năm 2003.Chắc chắn, trong tương lai công ty sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường. 1.5. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tham gia vào rất nhiều tổ chức quốc tế như: Tham gia hội nhập AFTA, thực hiện toàn bộ hiệp định thương mại Việt-Mĩ, đó là cơ hội và cũng là thác thức nói chung đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nói riêng với Công ty Xe đạp VIHA. Cùng với những khó khăn, thách thức nội bộ và bên ngoài, công ty đã tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Kế hoạch đó một phần được thể hiện qua bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2003. Bảng 6: Kế hoạch sản xuất năm 2003 của doanh nghiệp VIHA STT Chỉ tiêu Đơn vị tính KQSX Năm 2002 Kế hoạch 2003 SL TL(%) 1 Giá trị SXKD Trđ 15.380 19.994 130 2 Doanh thu _ 15.400 18.480 120 3 Nộp ngân sách _ 1.264 1516,8 120 4 Sản phẩm chủ yếu Xe đạp các loại Chiếc 24.700 25.935 105 Moay ơ sắt Đôi 56.350 85.652 152 Yên mạ Cái 13.800 19.320 140 Bàn ghế học sinh Bộ 9.200 12.420 135 5 Tiêu thụ sản phẩm Xe đạp các loại Chiếc 24.761 28475,2 115 Moay ơ sắt Đôi 55.400 83100 150 Yên mạ Cái 13.800 19320 140 Bàn ghế học sinh Bộ 9.200 12.420 135 6 Tổng quỹ lương Trđ 2.855 3140,5 110 7 Thu nhập bình quân _ 1,224 1,9217 157 8 Lợi nhuận _ 85 110.5 130 Qua bảng kế hoạch của công ty cho thấy sự quyết tâm phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong công ty. Nâng cao năng suất và tiếp tục khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty quyết tâm thực hiện tăng mọi chỉ tiêu so với năm 2002 như: + Chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh tăng 130% so với năm 2002. + Chỉ tiêu lợi nhuận tăng :130% + Chỉ tiêu doanh thu tăng: 120%. v.v. Để thực hiện được kết quả đề ra, công ty đã đề ra kế hoạch hành động cho năm 2003 và các năm tiếp theo. 1.5.1. Xây dựng nguồn nhân lực mạnh mẽ. + Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong vấn đề sản xuất kinh doanh. Nắm vững vấn đề đó, công ty quyết định nâng cao trình độ cho công nhân viên chức qua các hình thức : công ty đào tạo và công nhân viên tự đào tạo. Đặc biệt, công ty đang tổ chức cho nhân viên các phòng tham gia học tập về ISO 9002, đây là cơ hội tốt để đội ngũ nhân viên có thể tiếp cận được với những kiến thức mới về cơ chế quản lý. Nó sẽ giúp công ty đạt được những chỉ tiêu đề ra, như rút ngắn thời gian thông tin, tránh sự ùn tắc giữa các phòng ban và các phân xưởng, nâng cao năng xuất trong công việc, giảm chi phí nhờ tránh được những sai hỏng.Đồng thời tiếp tục tuyển lao động trẻ nhằm chuẩn bị cho thay thế cho đội ngũ lao động xắp về hưu, cũng là thổi vào công ty thêm tính linh hoạt và sống động. + Có chính sách ưu đãi với người lao động, quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, từ đó mới khuyến khích được họ tập trung hết mình vào công việc, làm tăng năng xuất lao động, qua mức tăng thu nhập bình quân là tăng 157%. + Công ty tiếp tục chỉnh đốn lại cơ cấu nhân viên giữa các phòng ban cho hợp lý hơn. Tăng nhân sự ở phòng sản xuất kinh doanh, nhất là bộ phận marketing, nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá cho thị trường, đầu tư cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tìm kiếm thị trường mới và nghiên cứu sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu mới. 1.5.2. Tổ chức đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị + Công ty tiếp tục nâng cấp và cải tiến hệ thống máy móc. Trong năm nay, mục tiêu của công ty sẽ nhập một số hệ thống máy móc, thay thế cho những máy móc đã cũ, nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Tận dụng khai thác hết năng xuất của những dây truyền công nghệ mới nhập về, năm 2001 và năm 2002. + Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ cho máy móc, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, hạn chế tối đa giờ chết do máy móc. + Phòng kỹ thuật và phòng tổng hợp liên kết với nhau để đưa ra những định mức trong lao động và sản xuất, nhằm kết hợp một cách tốt nhất giữa con người và máy móc. + Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công nghệ thiết bị mới đưa về đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.Tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất. 1.5.3. Tăng cường hoạt động tiếp thị và nghiên cứu thị trường. Trong những năm qua, khả năng tiêu thụ sản phẩm cuả công ty là yếu, hàng tồn nhiều, sinh ra tình trạng dôi dư trong lao động do không có việc làm.Việc không tiêu thụ được là do: sản phẩm của công ty đã mất tính phù hợp với thị trường, sản phẩm tuy đa dạng nhưng chỉ liên quan tới xe đạp, mà nhu cầu về xe đạp trên thị trường đang có xu hướng giảm. Khả năng tiếp thị còn yếu, nên nhãn hiệu xe đạp VIHA không có nhiều người biết đến, do hoạt động quảng cáo chưa thực sự đến được nhiều với người tiêu dùng. Do đó, để tăng khả năng tiêu thụ công ty đã quyết định đầu tư cho hoạt động quảng cáo và khuyến mại, đồng thời tăng cường nhân lực cho hoạt động quảng cáo.Lên kế hoạch nghiên cứu thị trường, tìm ra những nhu cầu mới, để nhanh trong đáp ứng, giành vị trí là doanh nghiệp đầu tiên đưa sản phẩm ra thị trường. Tiếp tục với hướng đi mở rộng lĩnh vực sản xuất, sản xuất bàn ghế học sinh, giường, tủ là những sản phậm phụ nhưng lại là một hướng đi mới đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp. Đặc biệt, công ty đang tập chung cho việc sản xuất xe đạp máy, đây là một sản phẩm có giá thành cao, nhưng nó lại có một tiềm năng tiêu thụ lớn, có khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Xác định được tầm quan trọng của sản phẩm xe đạp máy hiện nay, ban quản trị công ty đề chính sách tập trung sức mạnh của các phòng ban để cải tiến hoàn thiện xe đạp máy để có kế hoạch đưa vào sản xuất có tính quy mô nhằm chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Mở hướng liên kết, liên doanh với nước ngoài như : Đài Loan nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. 1.5.4. Tổ chức tốt công tác hạch toán, kế toán. Do áp dụng mô hình ISO 9002, các phòng ban đều phải xem xét lại việc hạch toán của phòng ban mình, để thực hiện theo đúng nguyên tắc của ISO. Việc hạch toán nguyên vật liệu sẽ được thực hiện qua các phiếu luân chuyển, cuối kỳ kế toán sẽ thống kê các phiếu đó, nắm được tình hình tiêu thụ và sử dụng nguyên vật liệu. Việc tập hợp công điểm cũng đợc tổ chức tính sao cho phù hợp với mô hình ISO. Như vậy, trong năm 2003 Công ty Xe đạp VIHA sẽ có nhiều công việc cần thực hiện.Việc áp dụng mô hình ISO 9002 phiên bản năm 2000 sẽ tạo đà rất mạnh cho công ty khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Với kế hoạch thực hiện đã đề ra, chắc chắn công ty sẽ hoàn thành được những chỉ tiêu kế hoạch của năm 2003. ii. thực trạng lao động tại công ty. 2.1. Thực trạng việc làm của người lao động tại Công ty Xe đạp VIHA. Sau một loạt những bước đi táo bạo, khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty được cải thiện. Đem lại việc làm cho người lao động, khẳng định bước đi của ban quản trị là đúng. Là cơ sở để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, theo hướng đa dạng hoá, đầu tư nâng cấp trang thiết bị. Được thể hiện qua bảng : Chỉ tiêu 1998-2000 2001 2002 SL TL% SL TL% SL TL% Tổng lao động công ty 317 100 310 100 307 100 1.Lao động gián tiếp. +Có việc làm ổn định +Có việc làm không ổn định 80 25.2 98 100 99 100 75 23.7 98 100 99 200 5 1.58 0 0 0 0 2.Lao động trực tiếp +Có việc làm ổn định +Có việc làm không ổn định 234 73.8 212 212 208 100 221 69.7 212 212 208 100 13 4.1 0 0 0 0 Như vậy, trong giai đoạn 1998-2000 công ty lâm vào tình trạng khủng hoảng tiêu thụ sản phẩm. Do chất lượng hàng không cao, sản phẩm chỉ là xe đạp, và các linh kiện xe đạp, có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp xe đạp trong và ngoài nước, như xe đạp thống nhất, xe đạp nhật. Đặc biệt có sự cạnh tranh của mặt hàng thay thế xe máy Trung Quốc với giá rẻ. Trong năm 1999 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á, là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tiêu thụ được hàng hoá của công ty. Buộc công ty phải hạn chế sản xuất, gây nên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100724.doc
Tài liệu liên quan