LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG. 3
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG (NSLĐ). 3
1. Khái niệm về năng suất lao động. 3
2. Phân loại năng suất lao động. 3
3. Tăng năng suất lao động. 3
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG. 3
1. Các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội. 3
2. Các yếu tố làm tăng năng suất lao động cá nhân. 3
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VỚI CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH. 3
1. Tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động. 3
2. Tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. 3
3. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. 3
4. Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động với tăng trưởng kinh tế và việc làm. 3
5. Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tăng tiền lương. 3
IV. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 3
1. Chỉ tiêu tính năng suất lao động 3
2. Phương pháp phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp. 3
3. ý nghĩa của việc phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp. 3
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI 3
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP. 3
1. Quá trình hình thành và phát triển. 3
2. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp đầu máy Hà Nội. 3
3. Cơ cấu tổ chức tổ chức bộ máy. 3
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 3
5. Đặc điểm máy móc thiết bị. 3
6. Đặc điểm về nguồn lao động. 3
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI. 3
1. Phân tích chung về sự biến động của mức và tốc độ tăng năng suất lao động. 3
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. 3
3. Phân tích ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sử dụng lao động đến mức chênh lệch năng suất lao động. 3
4. Phân tích mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động bình quân và tăng tiền lương bình quân. 3
III. NHỮNG TỒN TẠI CHỦ YẾU. 3
1. Năng suất lao động bình quân có xu hướng tăng nhưng thiếu sự ổn định. 3
2. Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất chưa hợp lý. 3
3. Điều kiện và môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại chưa đảm bảo yêu cầu về tổ chức và phục vụ nơi làm việc, an toàn vệ sinh lao động. 3
4. Chưa khai thác tốt khả năng sử dụng thời gian lao động của công nhân. 3
5. Công tác định mức lỏng lẻo, chưa được quan tâm và quá thấp so với thực tế. 3
6. Mức tăng năng suất lao động bình quân thấp hơn mức tăng tiền lương bình quân. 3
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI. 3
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI. 3
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI. 3
1. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, công tác tổ chức sản xuất nhằm ổn định và tăng năng suất lao động ở mức cao. 3
2. Đánh giá lại mức lao động tại xí nghiệp. 3
3. Tổ chức sắp xếp nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của công nhân. 3
5. Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại xí nghiệp. 3
KẾT LUẬN 3
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp góp phần nâng cao năng suất lao động tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả sản xuất được thể hiện ở bảng 1:
Tổng sản lượng của năm 1998 là 1.426.353 nghìn T.km, năm 2002 là 1.945.775 nghìn T.km, tăng tuyệt đối là 519.424 nghìn t.km, tương ứng tăng36,42%.
Số km chạy năm 1998 là 5.097.620 km, năm 2002 là 6.337.724 km, tăng tuyệt đối là 1.239.621 km, tương ứng tăng 24,32%.
Do tổng sản lượng tăng lên, vì thế NSLĐ cũng không ngừng tăng lên. Năm 1998, NSLĐ là 954,082 nghìn T.km, năm 2002 là 1.223,758 nghìn t.km, tăng tuyệt đối là 269,676 nghìn T.km, tương ứng tăng 28,26%.
Đi đôi với việc tăng NSLĐ thì tiền lương bình quân cũng tăng. Năm 1998, tiền lương bình quân một lao động là 11,547 triệu đồng, năm 2002 là 16,422 triệu đồng. Tăng tuyệt đối là 1,875 triệu đồng, tương ứng tăng 42,22%.
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh từ 1998- 2002.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1999/1998
(%)
2000/1999
(%)
2001/2000
(%)
2002/2001
(%)
2002/1998
(%)
Tổng sản lượng
Nghìn T.km
1.426.353
1.490.999
1.647.785
1.672.958
1.945.775
4,5
10,51
1,53
16,31
36,42
Tổng km chạy
Km
5.097.620
5.376.499
5.984.435
6.097.259
6.337..241
5,47
11,13
1,88
3,93
24,31
Tai nạn chạy tàu
Vụ
28
39
35
48
48
39,28
-10,25
37,14
0
71,42
BQ km/vụ
Km/vụ
181.415
137.859
170.984
127.026
132.026
-24
24,03
-25,7
3,93
-27,22
Tổng quỹ lương
Tỷ đồng
17,263
18,224
20,227
24,862
26,111
5,56
10,99
22,91
5,02
51,25
Tổng số LĐ
Người
1.495
1.515
1.564
1.590
1.590
1,34
3,23
1,66
0
6,35
NSLĐBQ người
Nghìn T.km
954,082
984,158
1.053,57
1.052,175
1.223,758
3,15
7,05
-0,13
16,3
28,26
TLBQ tháng
Đồng/người
960.700
1.002.400
1.077.700
1.303.039
1.368.500
4,34
7,51
20,9
5,02
42,44
Nguồn: Phòng Tài vụ
5. Đặc điểm máy móc thiết bị.
5.1. Số lượng các loại đầu máy.
Thực hiện sự chỉ đạo của ngành đường sắt, xí nghiệp đầu máy Hà Nội không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, nhằm nâng cao chất lượng vận tải. Đặc biệt, sự chuyển biến lớn trong thời gian vừa qua là xí nghiệp đã nhập một loạt các loại đầu máy mới thay thế cho đầu máy hơi nước. Hiện tại,xí nghiệp đã loại bỏ hoàn toàn việc chạy đầu máy hơi nước và thay vào đó đầu máy chạy bằng dầu điezel. Tình hình các loại đầu máy được thể hiện ở bảng 2:
Toàn bộ các đầu máy hiện có của xí nghiệp đều phải mua sắm từ nước ngoài, chủ yếu là từ Liên Xô cũ và Trung Quốc. Hiện tại, xí nghiệp có 95 đầu máy. Đa số đầu máy từ trước năm 1980, đã khấu hao gần hết, đặc biệt là đầu máy hơi nước. Hiện tại, đầu máy hơi nước đã không sử dụng nữa. Để đảm bảo việc vận tải,xí nghiệp vừa nhập một số đầu máy mới do Trung Quốc sản xuất. Vì vậy, sản lượng vận tải cũng như giá trị tổng sản lượng của xí nghiệp được nâng cao rõ rệt. Việc thay thế đầu máy có ảnh hưởng rất lớn tới NSLĐ tại xí nghiệp, đặc biệt là từ năm 1999 đến năm 2000.
Bảng 2: Số lượng các loại đầu máy hiện có tại xí nghiệp.
Stt
Loại đầu máy
Ký hiệu
Công suất (Mã lực)
Số lượng
Thời điểm mua
Nước sản xuất
1
Diezel TY 7
TY 7
400
52
1979
Liên Xô cũ
2
Đông phong
D18E
1800
3
1997
Trung Quốc
3
Diezel D 12E
D12E
1200
22
1986
Tiệp Khắc
4
TGM 8
TGM8
1200
1
1982
Liên Xô cũ
5
P400
P400
400
2
1971
Trung Quốc
6
Diezel D19E
D19E
1900
10
2000
Trung Quốc
7
Diezel D14E
D14E
1400
5
2000
Trung Quốc
Tổng
95
Nguồn: Phòng Thống Kê- Kế hoạch.
5.2. Số lượng các loại thiết bị phục vụ sửa chữa.
Để đảm bảo cho việc vận tải an toàn, các đầu máy sau khi vận hành, định kỳ theo km sử dụng sẽ được đưa vào sửa chữa, bảo dưỡng. Vì thế, ngoài các loại đầu máy, xí nghiệp còn có một loạt các loại máy khác phục vụ cho việc sửa chữa. Tiến độ sửa chữa có ảnh hưởng rất lớn đến việc vận tải, do đó ảnh hưởng rất lớn đến NSLĐ tại xí nghiệp.
Bảng 3: Các thiết bị phục vụ sửa chữa đầu máy.
Stt
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy tiện
Chiếc
37
2
Máy bào
-
10
3
Máy phay
-
3
4
Máy khoan
-
28
5
Búa máy
-
4
6
Máy ép
-
3
7
Máy mài
-
9
8
Palăng
-
16
9
Cổng trục nâng
-
3
10
Ky đầu máy
-
11
11
Ky bánh xe
-
3
Nguồn: phòng Thống kê- Kế hoạch
Đa số thiết bị sửa chữa đều đã cũ kỹ, từ năm 1980 trở về trước, do đó, việc sửa chữa hết sức khó khăn. Đặc biệt là việc vận chuyển các thiết bị đầu máy. Trong khi đó các PaLăng và cổng trục lại hạn chế, do vậy điều kiện làm việc của công nhân rất vất vả và nặng nhọc.
6. Đặc điểm về nguồn lao động.
6.1. Cơ cấu lao động theo chức năng.
Bảng 4: Tình hình lao động tại xí nghiệp.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng số LĐ
Người
1.495
1.515
1.564
1.590
1.590
Số lao động nữ
Người
233
230
226
225
215
Tỷ lệ lao động nữ
%
15,58
15,18
14,45
14,15
13,52
Số lao động gián tiếp
Người
408
393
392
360
319
Tỷ lệ LĐ gián tiếp
%
27,29
25,94
25,06
22,64
20,06
Số LĐ trực tiếp
Người
1.087
1.122
1.172
1.230
1.271
Tỷ lệ LĐ trực tiếp
%
72,71
74,06
74,94
77.36
79,94
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động.
Tổng số lao động không ngừng tăng qua các năm:
Năm 1998, số lao động là 1.495 người, năm 2002 là 1.590 người, tăng tuyệt đối là 95 người, tương ứng tăng 6,35%. Trong đó, số lao động nữ lại có xu hướng giảm. Năm 1998 là 233 người, chiếm 15,58%, năm 2002 là 215 người, chiếm 13,52%. Tỷ lệ lao động nữ quá thấp trong xí nghiệp. Điều này do ảnh hưởng của đặc tính nghề nghiệp.
Số lao động trực tiếp của xí nghiệp cũng tăng lên qua các năm. Năm 1998 là 1087, chiếm 72,71% tổng số lao động. Năm 2002 là 1271 người, chiếm 79,94% tổng số lao động. Số lao động trực tiếp năm 2002 so với năm 1998 tăng tuyệt đối 184 người, tương ứng tăng 16,93%.
Số lao động gián tiếp trong xí nghiệp vẫn còn cao. Cụ thể, năm 1998 là 408 người, chiếm 27,29% tổng số lao động. Năm 2002 là 319 người, chiếm 20,06% tổng số lao động. Số lao động gián tiếp năm 2002 giảm tuyệt đối 89 người, tương ứng giảm 21,81%. Mặc dù số lao động gián tiếp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng sự giảm xuống của lao động gián tiếp qua các năm đã nâng cao NSLĐ.
6.2. Cơ cấu lao động theo trình độ công nhân.
Đối với công nhân sửa chữa.
Bảng 5: Bậc thợ bình quân công nhân sửa chữa năm 2002
Bậc
2
3
4
5
6
7
Tổng
Số lao động
102
76
69
310
135
50
724
%
14,08
10,49
9,53
42,82
18,65
4,43
100
Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động.
Công nhân sửa chữa đầu máy trong xí nghiệp làm việc lâu năm, vì vậy, trình độ lành nghề của công nhân cao. Số công nhân lành nghề (từ bậc 5 đến bậc 7) chiếm tỷ lệ lớn 65,9%. Số công nhân bậc 5 chiếm tỷ lệ lớn 42,82%. Số công nhân mới (từ bậc 2 đến bậc 3) chiếm 24,57%. Điều này cho thấy một cách chung nhất trình độ lành nghề của công nhân sửa chữa tại xí nghiệp cao và có ảnh hưởng tới NSLĐ.
Đối với công nhân lái máy.
Bảng 6: Bậc thợ bình quân của công nhân lái máy năm 2002.
Bậc
1
2
3
Tổng
Tài xế
132
113
74
319
Phụ tài xế
90
120
0
210
Tổng số
222
233
74
529
%
41,96
44,04
14
100
Nguồn: Phòng Tổ chức- Lao động.
Số công nhân lái máy bậc 1 và bậc 2 chiếm đa số trong số công nhân lái máy, chiếm 86%, trong đó, số công nhân lái máy bậc 2 chiếm tỷ lệ 44,04%, bậc 1 chiếm 41,96%. Trong khi đó, số công nhân lái máy có tay nghề cao chiếm 14%. Như vậy, hiện tại, trình độ lành nghề của công nhân lái máy tại xí nghiệp ổn định ở mức cao. Số công nhân lái máy có ảnh hưởng trực tiếp tới NSLĐ vì việc vận tải phụ thuộc trực tiếp vào số công nhân lái máy.
II. Phân tích thực trạng năng suất Lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội.
1. Phân tích chung về sự biến động của mức và tốc độ tăng năng suất lao động.
Qua bảng 7 chúng ta thấy:
NSLĐ năm nhìn chung tăng lên qua các năm, mặc dù có sự biến động không đều đặn. NSLĐ năm 1998 là 954,08 nghìn T.km/người, năm 1999 là 984,10 nghìn T.km/người. NSLĐ năm 1999 so với năm 1998 tăng tuyệt đối 30,076 nghìn T.km/người, tương ứng tăng 3,15%. NSLĐ năm 2000 là 1.053,57 nghìn T.km/người, so với năm 1999 tăng tuyệt đối 69,412 nghìn T. km/người tương ứng tăng 7,05%. NSLĐ năm 2001 là 1.052,18 nghìn T. km/người, so với năm 2000 giảm 1,4 nghìn T.km/người, tương ứng giảm 0,13%. NSLĐ năm 2002 là 1.223,76 nghìn T.km/người, so với năm 2001 tăng 171,58 nghìn T.km/người, tương tứng tăng 16,3%. So sánh cả giai đoạn từ 1998 đến năm 2002, NSLĐ bình quân một lao động tăng 269,68 nghìn T.km/người, tương ứng tăng 28,26%.
Như vậy, NSLĐ bình quân tăng từ năm 1998 đến năm 2000. Đến năm 2001, NSLĐ bình quân lại giảm xuống nhưng giảm ở mức thấp. Tăng mạnh nhất năm2002, NSLĐ tăng 17,26% so với năm 2001. Nếu lấy năm 1998 làm gốc thì năm 2002 so với năm 1998, NSLĐ bình quân 1 lao động tăng lên 28,26%.
Mặc dù NSLĐ bình quân 1 lao động giai đoạn 1998-2002 có tăng lên và giảm xuống nhưng NSLĐ bình quân ngày một lao động giai đoạn này thì tăng đều qua các năm. Năm 1998, NSLĐ ngày là 3.894,21 T.km/người, năm 1999 là 4.100,66 T.km/người. NSLĐ ngày năm 1999 tăng so với năm 1998 là 206,45 T.km/người, tương ứng tăng 5,3%. Năm 2000, NSLĐ là 4.483,29 T.km/người, so với năm 1999, tăng 382,63 T.km/người, tương ứng tăng 9,33%. Năm 2001, NSLĐ ngày là 4.574,67 T.km/người, so với năm 2000 tăng 91,38 T.km/người, tương ứng tăng 2,03%. Năm 2002, NSLĐ ngày là 5.098,99 T.km/người, so với năm 2001, tăng 524,32 T.km/người, tương ứng tăng 11,46%.
NSLĐ ngày tăng cao nhất là vào năm 2002, tốc độ tăng NSLĐ ngày là 11,46%. Năm 2001, NSLĐ ngày tăng chậm nhất chỉ 2,03%. Nếu so sánh NSLĐ năm 2002 so với năm 1998 thì trong cả giai đoạn, NSLĐ ngày tăng 1.204,8 T.km/người, tương ứng tăng 30,94%.
Tương tự như NSLĐ ngày, NSLĐ giờ cũng tăng đều qua các năm mặc dù tốc độ tăng không cao. Nhưng việc NSLĐ giờ tăng Bảng hiện một xu hướng tốt của quá trình tổ chức sản xuất. Năm 1998, NSLĐ giờ là 519,23 T.km/người, năm 1999 là 546,75 T.km/người. Năm 1999 so với năm 1998, NSLĐ giờ tăng 27,52 T.km/người, tương ứng tăng 5,3%. Năm 2000, NSLĐ giờ là 622,67 T.km/người, so với năm 1999, tăng 75,92 T.km/người, tương ứng tăng 13,86%. Năm 2001, NSLĐ giờ là 653,75 T.km/người, so với năm 2000 tăng 31,08 T.km/người, tương ứng tăng 4,99%. Năm 2002, NSLĐ giờ là 708,19 T.km/người, so với năm 2001, tăng 54,44 T.km/người, tương ứng tăng 8,33%.
NSLĐ giờ tăng mạnh nhất là năm 2000, tăng 13,86%. Trong khi đó, ta lại thấy, NSLĐ ngày và NSLĐ năm tăng mạnh nhất là năm 2002. Việc NSLĐ ngày và NSLĐ năm tăng lên do nhiều nhân tố tác động, mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau. Còn ở đây, ta có thể nhận xét rằng việc NSLĐ giờ tăng lên mà cao nhất là năm 2000 là do việc hiện đại hoá thiết bị, máy móc của xí nghiệp. Năm 2000, xí nghiệp đã nhập một số đầu máy mới từ Trung Quốc về. Do vậy, làm tăng hẳn NSLĐ giờ.
Sơ đồ 3: Biến động NSLĐ qua các năm
Bảng7: Mức biến động NSLĐ từ 1998- 2002.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
1999/1998
2000/1999
2001/2000
2002/2001
2002/1998
+
%
+
%
+
%
+
%
+
%
Tổng sản lượng
Nghìn T.km
1.426.353
1.490999
1.647.785
1.672.958
1.945.777
64646
4,5
156786
10,5
25.173
1,53
277.819
16,31
519424
36,42
Tổng số lđ
Người
1.495
1.515
1.564
1.590
1.590
20
1,3
49
3,2
26
1,66
0
0
95
6,35
T.số N-N lvtt
Ngày- người
366.275
363.600
367.540
365.700
381.600
- 2.675
-0,7
3.940
1,08
-1.840
-0,5
15900
4,35
15325
4,18
T.số G-N LVTT
Giờ- người
2.747.063
272.700
2.646.288
2.559.900
2.747.520
-20063
-0,7
-80.172
-2,9
-86388
-3,26
187620
7,33
457
0,017
NSLĐ năm
Nghìn T.km/người
954,08
984,16
1.053,57
1052,18
1.223,76
30,076
3,25
69,41
7,05
-1,4
-0,13
171,58
16,3
269,68
28,26
NSLĐ ngày
Nghìn T.km/người
3.894,21
4.100,66
4.483,29
4.574,67
5.098,99
206,45
5,3
382,63
9,33
91,38
2,03
524,32
11,46
1204,8
30,94
NSLĐ giờ
Nghìn T.km/người
519,23
546,75
622,67
653,75
708,19
27,52
5,3
75,92
13,86
31,06
4,99
54,44
8,33
118,96
36,39
Nguồn: Phòng Tổ chức- Lao động.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động.
2.1. Phân tích hiện đại hoá thiết bị.
Thực hiện sự chỉ đạo của Liên hiệp đường sắt Việt Nam, xí nghiệp đầu máy Hà Nội không ngừng thay đổi cơ chế quản lý và đặc biệt là việc hiện đại hoá máy móc, thiết bị. Đầu năm 2000, xí nghiệp được sắm mới 15 đầu máy hiện đại, nâng công suất năm 2000 lên 26.000 mã lực, thay thế cho các loại đầu máy hơi nước trong quá trình vận tải.
Bảng 8: Tình hình máy móc thiết bị ảnh hưởng đến NSLĐ.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2002
2000
/ 1999
2002
/2000
Tổng sản lượng
Nghìn T.km
1.490.999
1.647.785
1.945.777
10,51
18,08
Tổng số lao động
Người
1.515
1.564
1.590
3,23
1,66
Tổng số đầu máy
Trong đó:
- TY 7
- D18E
- D12E
- TGM 8
- Hơi nước
- JP6 (hơi nước)
- P400
- D19E
- D14E
Máy
116
52
3
22
1
28
6
2
0
0
105
52
3
22
1
10
0
2
10
5
95
52
3
22
1
0
0
2
10
5
-9,48
9,52
Tổng công suất
Mã lực
86.200
90.600
76.600
5,1
-19,86
Công suất thực hiện
Mã lực
51.720
60.600
65340
17,17
7,82
Tỷ lệ thực hiện
%
60
66,88
90
NSLĐ năm
Nghìn T.km/người
984,16
1053,57
1223,76
7,05
16,14
Nguồn: Phòng Tổ chức- Lao động.
NSLĐ bình quân một lao động năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 9,33%. Việc tăng NSLĐ trong năm 2000 do tác động của nhiều nhân tố, nhưng qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy, nhân tố chủ đạo là do việc hiện đại hoá thiết bị.
Tổng số đầu máy năm 1999 là 116 máy, năm 2000 chỉ còn 105 máy, giảm 11 đầu máy. Nhưng ta lại thấy, trong tổng số 116 đầu máy thì có tới 34 đầu máy hơi nước, chiếm 24,31%. Trong khi đó, số đầu máy hơi nước này đã quá cũ, được sử dụng từ trước năm 1970, công suất thực tế chỉ đạt 60%. Năm 2000, xí nghiệp đã nhập 15 đầu máy Diezel và loại bỏ hoàn toàn 24 đầu máy hơi nước. Số đầu máy còn lại chỉ hoạt động phụ trợ. Mặc dù tổng công suất năm 2000 chỉ tăng so với năm 1999 là 5,1% nhưng công suất hoạt động thực tế lại tăng 17,17%. Việc mua sắm thêm đầu máy chạy bằng dầu điezel đã làm tăng đáng kể công suất thực tế và xí nghiệp loại bỏ được 24 đầu máy hơi nước đã giảm được đáng kể chi phí cho vận tải.
Năm 2002, NSLĐ tăng so với năm 2001 là 16,3%. Năm 2001, NSLĐ giảm so với năm 2000, nhưng mức giảm không đáng kể, chỉ 0,13%. Trong khi đó, số lượng đầu máy hiện có của xí nghiệp giảm 10 đầu máy hơi nước, năm 2002 còn 95 đầu máy. Tổng công suất hiện có là 72.600 mã lực, giảm so với năm 2000 là 19,86%, nhưng công suất thực tế lại tăng cao là 7,82%.
Năm 1999 công suất thực hiện chỉ đạt 60%, năm 2000 công suất thực hiện cũng mới chỉ đạt 66,88% mặc dù đã có sự tăng lên của công suất thực hiện giữa năm 2000 so với năm 1999 nhưng ta thấy tỷ lệ này vẫn còn thấp. Đến năm 2002 do loại bỏ toàn bộ số đầu máy hơi nước và thay vào đó là chạy bằng đầu máy diezel nên công suất thực tế tăng lên 90%. Chính vì vậy mà NSLĐ năm 2002 tăng cao.
Như vậy có thể thấy rằng, việc NSLĐ năm 2000 tăng cao là do nguyên nhân chủ yếu của việc hiện đại hoá thiết bị. Nhưng bên cạnh việc mua sắm mới, năm 2001, xí nghiệp đã loại bỏ gần hết số lượng máy hơi nước. Điều này đã khiến cho việc một số lao động lái đầu máy hơi nước và công nhân sửa chữa đầu máy không có việc làm thường xuyên, chúng ta sẽ phân tích ở phần sau.
2.2. Phân tích ảnh hưởng của kết cấu công nhân.
Qua bảng 9, ta thấy, nhìn chung, sự biến động về kết cấu công nhân viên có xu hướng thuận lợi cho xí nghiệp, Bảng hiện ở việc tăng dần số công nhân trực tiếp sản xuất và sự giảm dần số cán bộ quản lý (mặc dù vẫn ở mức cao, năm 1998 là 27,29%, năm 2002 là 20,06%). Từ đó, ảnh hưởng tới việc tăng NSLĐ nói chung. Năm 1998, tỷ trọng công nhân trực tiếp là 72,71%, đến năm 1999 tăng lên 74,06% và đến năm 2002 thì tăng lên 79,94%. Cùng với việc tăng của công nhân trực tiếp thì tỷ trọng các bộ quản lý cũng giảm dần, năm 1998 là 27,29%, năm 1999 là 25,94% và đến năm 2002 là 20,06%.
Năm 1999 so với năm 1998, NSLĐ một công nhân tăng 3,15%, NSLĐ của một công nhân sản xuất tăng 0,51% do số công nhân viên nói chung tăng 1,3%, trong đó, số công nhân sản xuất tăng 3,22% và số cán bộ quản lý giảm 3,67%. Năm 2000 so với năm 1999, NSLĐ một công nhân viên tăng 7,05%, NSLĐ một công nhân sản xuất tăng 5,8% do ảnh hưởng của số công nhân viên tăng 3,23%, trong đó, số công nhân sản xuất tăng 4,46% và số cán bộ quản lý giảm 0,25%.
Tuy nhiên, không phải lúc nào tổng số công nhân viên tăng, số công nhân trực tiếp tăng thì NSLĐ cũng tăng. Năm 2001 so với năm 2000, mặc dù số công nhân viên tiếp tục tăng lên 1,66%, số công nhân trực tiếp sản xuất tăng 4,95% (là mức tăng cao nhất) và số lao động quản lý giảm 8,16% nhưng NSLĐ một công nhân viên lại giảm 0,13% và NSLĐ một công nhân trực tiếp sản xuất giảm 3,26%. Như vậy, không thể khẳng định được sự tăng lên của lao động sẽ có ảnh hưởng thuận chiều với NSLĐ, nếu không có sự tổ chức quản lý chặt chẽ. Năm 2002, NSLĐ một công nhân viên tăng16,3% (mức tăng cao nhất), NSLĐ một công nhân trực tiếp sản xuất cũng tăng 12,5%, tuy nhiên tổng số công nhân viên lại không thay đổi so với năm 2001, trong khi đó thì số công nhân trực tiếp sản xuất vẫn tăng lên 3,3% và số lao động gián tiếp giảm 11,4%.
NSLĐ một công nhân viên tăng với tốc độ tăng lớn hơn NSLĐ một công nhân trực tiếp sản xuất. Năm 1999 so với năm 1998 NSLĐ một công nhân viên tăng 3,15%, trong khi đó, NSLĐ một công nhân sản xuất trực tiếp chỉ tăng 0,51%. Năm 2000 so với năm 1999, NSLĐ một công nhân viên tăng 7,05%, trong khi đó NSLĐ một công nhân trực tiếp sản xuất tăng 5,8%. Ngược lại với sự tăng NSLĐ của một công nhân viên với một công nhân sản xuất trực tiếp thì việc giảm NSLĐ năm 2001 so với năm 2000 thì NSLĐ của một công nhân viên giảm ít hơn NSLĐ một công nhân sản xuất. Nhưng đến năm 2002 thì NSLĐ lại tăng nhanh cả công nhân viên và công nhân trực tiếp sản xuất. Mức tăng cao này có thể chủ yếu do việc thay đổi tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Đặc biệt là sự vận hành của đầu máy, công suất thực hiện đạt 90%.
.
Sơ đồ 4: Biến động công nhân viên và công nhân trực tiếp sản xuất.
Bảng 9: Biến động kết cấu công nhân viên từ năm 1998 – 2002.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
1999/1998
2000/1999
2001/2000
2002/2001
Tổng sản lượng
Nghìn T.km
1.426.353
1.490999
1.647.785
1.672.958
1.945.777
4,53%
10,51%
1,53%
16,31%
Tổng số LĐ
Người
1.495
1.5151
1.564
1.590
1.590
134%
3,23%
1,66%
0
CNSX trực tiếp
-
1.087
1.122
1.172
1.230
1.271
322%
4,46%
4,95%
3,3%
Cán bộ quản lý
-
408
393
392
360
319
-3,67%
-3,67%
-8,16%
-11,4%
Tỷ lệ CNSX
%
72,71
74,06
74,97
77,36
79,94
-
-
-
-
Tỷ lệ cán bộ quản lý
%
27,29
25,94
25,06
22,64
20,06
-
-
-
-
NSLĐ/1 CNV
Nghìn T.km/người
954,08
984,16
1.053,57
1.052,18
1.223,76
3,15%
7,05%
-0,13%
16,3%
NSL CĐ/1NSX
Nghìn T.km/người
1.322,19
1.328,88
1.405,96
1.360,13
1.530,9
0,51%
5,8%
3,26%
12,56%
Nguồn: Phòng Tổ chức- Lao động.
2.3. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng hợp lý thời gian lao động.
Việc sử dụng thời gian làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất cũng như toàn bộ công nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến NSLĐ của từng công nhân cũng như của toàn bộ xí nghiệp. Quản lý thời gian làm việc hợp lý, khoa học vừa làm cho công nhân viên nâng cao NSLĐ, vừa giúp cho công nhân viên làm việc thoải mái, tránh được lãng phí thời gian, và lại vừa giúp được việc lãng phí lao động, tiết kiệm chi phí.
Phân tích việc sử dụng hợp lý thời gian có ảnh hưởng đến NSLĐ, việc phân tích nhằm rút ra được số lao động có thể tiết kiệm được nhờ việc sử dụng thời gian hợp lý. Sau đó thông qua tốc độ tăng NSLĐ của việc sử dụng thời gian hợp lý, xác định ảnh hưởng của nó tới NSLĐ. Số lao động tiết kiệm được nhờ sử dụng hợp lý thời gian theo công thức:
Trong đó:
: Số lao động tiết kiệm được từ nhân tố sử dụng hợp lý thời gian làm việc của công nhân.
T0, T1: Quỹ thời gian làm việc bình quân của một công nhân năm trước và năm sau.
L1: Số lao động kỳ sau hoặc kỳ thực hiện được điều chỉnh với NSLĐ như kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch.
d1: Tỷ trọng công nhân sản xuất trong tổng số lao động kỳ sau hoặc kỳ thực hiện
Thông qua bảng 10, ta có thể thấy rằng, mặc dù tổng số công nhân viên tăng lên qua các năm (năm 1998 là 1.495 người, năm 1999 là 1.515 người, năm 2001 là 1.590 người) nhưng quỹ thời gian làm việc bình quân một công nhân lại giảm (năm 1998 là 1.873,5 giờ, năm 1999 là 1.800 giờ, năm 2000 là 1.692 giờ, năm 2001 còn 1.610 giờ). Tuy nhiên, đến năm 2002 thì số công nhân viên không tăng lên so với năm 2001 nhưng quỹ thời gian làm việc bình quân một công nhân lại tăng lên 1.728 giờ.
Số lao động tiết kiệm được qua năm 1998 so với năm 1999 là - 24 người, tức là do việc giảm quỹ thời gian làm việc mà năm 1999 so với năm 2000 đã lãng phí 24 người. Năm 2000 so với năm 1999, lãng phí 75 người, năm 2001 so với năm 2000 lãng phí 63 người. Trong khi đó, năm 2002, so với năm 2001 tiết kiệm được 83 người. Như vậy, có thể thấy rằng, thời gian làm việc ảnh hưởng rất lớn đến NSLĐ.
Giả sử rằng, NSLĐ 1 công nhân viên như năm 1999 là 984,16 nghìn km/người, thì năm 1999, tổng sản lượng không thực hiện do lãng phí lao động là 23.619,84 nghìn T.km (23.619,84= 24 x 984,16). Tương tự như vậy, năm 2000, tổng sản lượng không thực hiện được là 79.017,75 nghìn T.km/người (79.017,75= 1.053,57 x 75). Năm 2002, do sử dụng thời gian lao động tốt hơn năm 2001 (nhưng chưa phải là tốt so với thực tế kế hoạch) đã nâng tổng sản lượng lên 101.572,08 nghìn T.km.
Bảng 10: Quỹ thời gian làm việc của công nhân viên.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng sản lượng
Nghìn T.km
1.426.353
1.490.999
1.647.785
1.672.958
1.945.777
Tsố CNV
Người
1.495
1.515
1.564
1.590
1.590
Số CNTTSX
Người
1.087
1.122
1.172
1.230
1.271
Tỷ trọng CNTTSX
%
72,71
74,06
74,94
77,36
79,94
Thời gian LVBQ năm
Giờ
1.837,5
1.800
1.692
1.610
1.728
NSLĐ năm 1 CN
Nghìn T.km/người
954,08
984,16
1.503,57
1.052,18
1.223,76
Số LĐ tiết kiệm được nhờ sử dụng hợp lý thời gian LĐ
Người
-
- 24
- 75
- 63
83
Nguồn: Phòng tổ chức - Lao động
2.4. Phân tích ảnh hưởng của tổ chức sản xuất.
Việc hiện đại hoá thiết bị của xí nghiệp mang lại nhiều kết quả to lớn trong việc nâng cao chất lượng vận tải, nâng cao tổng sản lượng và nâng cao NSLĐ của người lao động. Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực của việc hiện đại hoá thiết bị như phân tích ở phần 2.1, thì cũng khiến cho xí nghiệp phải gặp nhiều khó khăn cho việc tạo việc làm ổn định cho người lao động. Số lao động dôi dư do việc hiện đại hoá thiết bị có ảnh hưởng tới NSLĐ.
Bảng 11: Số lao động dôi dư không có việc làm thường xuyên.
Năm
NSLĐ 1 CNV (nghìn T.km)
Số LĐ không có VLTX
1999
984.16
5
2000
1.053,57
23
2001
1.052,18
57
2002
1.223,76
11
Nguồn: Phòng Tổ chức- Lao động
Cùng với việc hiện đại hoá thiết bị, việc nhập thêm các đầu máy mới chạy bằng dầu diezel và điều khiển bằng kỹ thuật số, thay cho các đầu máy hơi nước, đã dẫn tới việc xuất hiện tình trạng dư thừa lao động không đủ trình độ tay nghề. Số lao động này là những công nhân sửa chữa và lái đầu máy hơi nước. Đa số những công nhân này đã làm việc tại xí nghiệp lâu năm, có thâm niên công tác trên 20 năm. Chính vì vậy, những công nhân này đã không đáp ứng được nhu cầu công việc của sự đổi mới. Một số công nhân trẻ hơn có đủ khả năng học tập cho đi đào tạo lại. Số còn lại, do tuổi tác cao và không có ý muốn đi học, được chuyển làm một số công việc khác và một số ít nghỉ hưởng lương chờ việc và chờ xét duyệt về hưu.
Năm 1999, số lao động dôi dư chỉ có 5 lao động, đến năm 2000, do thay thế một số đầu máy, số lao động dôi dư đã lên tới 23 người. Đặc biệt là năm 2001, do loại bỏ hầu hết số đầu máy hơi nước, số lao động dôi dư tạm thời tăng lên 57 lao động. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới NSLĐ năm 2001, làm cho NSLĐ năm 2001 giảm so với năm 2000 là 0,13%. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc giảm NSLĐ năm 2001 do số công nhân nghỉ từ sắp xếp lại việc làm, nghỉ chờ giải quyết chế độ hưu trí, nên số ngày làm việc thực tế 1 lao động trong năm giảm xuống thấp nhất so với các năm (số ngày làm việc thực tế năm 2001 là 230 ngày/người, số giờ thực tế bình quân 7 giờ).
Trong khi đó, do yêu cầu của việc vận tải và vận hành thiết bị, xí nghiệp vẫn phải tuyển thêm lao động để đảm bảo cho việc sửa chữa và lái đầu máy mới. Năm 2001, số lao động là 1.590, tăng so với năm 2000 là 26 lao động.
Việc giảm NSLĐ năm 2001 chỉ là tạm thời do chưa ổn định được cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý. Đến năm 2002, sắp xếp lại lao động, số lao động dôi dư của xí nghiệp chỉ còn 11 người, giảm so với năm 2001 là 46 lao động (những người này nghỉ chờ chế độ hưu trí), ổn định được tổ chức, NSLĐ năm 2002 tăng cao, 16,3% so với năm 2001, trong khi đó tổng số lao động không thay đổi.
2.5. Phân tích khả năng giảm lượng lao động hao phí để tăng năng suất lao động.
NSLĐ cũng có thể được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Giảm lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cũng có nghĩa là tăng NSLĐ. Qua bảng số liệu 12, chúng ta có thể thấy được rằng:
Mặc dù NSLĐ năm có xu hướng tăng lên qua các năm, mức biến động NSLĐ năm không ổn định, năm 1998, năm 1999 và năm 2000 tăng, năm 2001 lại giảm. Nhưng NSLĐ giờ của công nhân viên tăng đều đặn qua các năm và lượng lao động hao phí để sản xuất ra 1 nghìn T.km giảm đều đặn qua các năm. Năm 1998, lượng lao động hao phí để sản xuất ra một nghìn T.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100112.doc