Luận văn Một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay

"Vội vàng" thể hiện cảm xúc hối hả, vội vàng cuống quýt của cái tôi trữ tình khát vọng trào dâng, một khát vọng sống hết mình, một ham muốn tận hưởng cái đẹp của thiên đường trần thế.

"Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt nữa

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi".

Bởi vậy giọng đọc phải nắm "bắt đúng nhịp điệu thơ", ngắt theo nhịp thơ nhanh chậm vừa phải thể hiện rung cảm và hiểu thấu độ nhân sinh của Xuân Diệu. Đọc "Vội vàng" nhất thiết phải bằng giọng điệu vừa đắm say, cuồng nhiệt vừa trào dâng cảm xúc hối hả, nuối tiếc cuống cuồng. Giọng thơ "Vội vàng" là một khát vọng sống không chỉ gấp gáp đơn thuần mà còn tột cùng của ham muốn cuộc sống trần thế. Hiểu được cái đẹp của tư tưởng nhân sinh này thì "tiếng đàn muôn điệu" của Xuân Diệu mới rung lên trong bạn những âm vang hối hả và nồng nhiệt. Đọc "Vội vàng" phải bắt đúng cái thần của thơ, phải say như Hoàng Cầm đọc "Bên kia sông Đuống".

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với giáo viên ở Hà Nội hoặc một số thành phố lớn do điều kiện kinh tế phát triển, người giáo viên có điều kiện học hỏi, tìm hiểu các kiến thức mới, nên việc giảng dạy văn học nói chung thơ trữ tình Xuân Diệu nói riêng có nhiều thuận lợi và chất lượng giảng dạy bước đầu khả quan. Đối với giáo viên ở một số trường nông thôn thì hoàn toàn ngược lại, một số người bỏ nghề hoặc coi nghề như nghề phụ. Một mặt "số giáo viên ra trường trong những năm gần đây vừa yếu về năng lực cảm thụ văn học, vừa yếu về nghiệp vụ sư phạm, nên các giờ văn diễn ra nặng nề khô khan" TCVH số 4 - Sđd . Có thể tổng quát rằng "thực tế dạy học văn ở trường phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục, đòi hỏi xã hội đối với môn học có lợi thế lớn trong việc hình thành các phẩm chất nhân cách cho thế hệ trẻ. Các tác giả lo lắng hết sức cho rằng học văn theo kiểu cũ khiến thực trạng tình hình dạy học văn bi đát đến mức báo động"(Trần Ngọc Tăng - TCNCGD số 5 - 1995) . Đây là những vấn đề cấp bách cần khắc phục nhanh chóng. Hiện nay, tồn tại ba xu hướng khai thác cái đẹp của tác phẩm văn chương nói chung và thơ trữ tình Xuân Diệu nói riêng: 1. Xu hướng duy mĩ: chú trọng phân tích cái đẹp qua hình thức ngôn ngữ. Giáo viên chỉ chú ý phân tích cái đẹp theo kiểu "tầm chương trích cú" mà không chú ý đến cái đẹp trong nội dung tư tưởng và học sinh còn thụ động trong cảm nhận tác phẩm văn học. 2. Xu hướng xã hội học dung tục: Chú trọng đến những vấn đề xã hội được thể hiện trong nội dung tác phẩm. Giáo viên chỉ phân tích tác phẩm theo cái mà tác giả miêu tả, thể hiện về xã hội mà chưa đi vào cái hay cái đẹp tác động tới tư tưởng tình cảm của học sinh. 3. Xu hướng tổng hợp: Đã chú trọng khám phá cái đẹp của tác phẩm trong chỉnh thể thống nhất toàn vẹn giữa nội dung đẹp và hình thức đẹp. Học sinh trở thành chủ thể thẩm mĩ, năng lực thẩm mĩ của các em được phát huy... Xu hướng này cũng khai thác cái đẹp trong mối quan hệ liên ngành với các ngành khoa học và nghệ thuật khác. * Về phương pháp giảng dạy văn học hiện nay: Câu hỏi 4: Về phương pháp giảng dạy thơ trữ tình Xuân Diệu hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì với kết quả và hứng thú học tập môn văn? Cách giảng dạy của giáo viên hiện nay chưa phù hợp với đặc trưng môn văn, chưa tạo được hứng thú say mê ở học sinh. Có nhiều giáo viên còn áp đặt ý kiến chủ quan của mình cho tác phẩm. Ví dụ về bài thơ vội vàng, nhiều giáo viên cho rằng đây là một bài thơ nói về sự hưởng thụ của con người trong tình yêu, tác giả kêu gọi mọi người hãy hiến dâng, sống hết mình cho tình yêu. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp giáo viên đã có phương pháp thích hợp để khai thác cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Giáo viên tìm tòi sáng tạo các biện pháp hữu hiệu để đưa ra một quan niệm đúng về tác phẩm. Câu hỏi 5: Khi học thơ Xuân Diệu em đã tiếp cận thơ ông bằng cách nào? Đối tượng Đọc diễn cảm Giảng bình Tranh luận với bạn Đọc bài nghiên cứu Tự cảm nhận Đàm thoại với thầy 11A3-THPT - Ninh Giang 10/45 = 22.2% 10/45 = 22.2% 5/45 = 11% 4/45 = 9% 4/45 = 9% 12/45 = 26.6% 11A1-THPT - Ninh Giang 10/45 = 22.2% 12/45 = 22.6% 4/45 = 9% 5/45 = 11% 4/45 = 9% 10/45 = 22.2% Qua bảng thống kê, chúng tôi thấy: Phần lớn học sinh cảm thấy hứng thú với các phương pháp: Đọc diễn cảm, giảng bình và đàm thoại với thầy. Tóm lại: từ thực tế cảm nhận việc dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu , chúng tôi thấy: - Việc khai thác cái hay cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu không những phụ thuộc vào tác phẩm mà còn phụ thuộc vào phương pháp, năng lực của giáo viên và năng lực tiếp nhận của học sinh. - Về năng lực giáo viên và học sinh đều có sự phân hóa nhất định. Có giáo viên khá giỏi, có khả năng hướng dẫn các em học tập nhưng cũng có một bộ phận giáo viên khả năng gợi mở cho học sinh còn kém. - Về phía học sinh, khoảng 80% học sinh có khả năng nhận thức được cái hay cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu . Còn khoảng 20% học sinh còn mù mờ hay chưa có khả năng cảm nhận được văn học nói chung, thơ trữ tình Xuân Diệu nói riêng. Như vậy, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu ra ở trên này đã tạo tiền đề vữmg chắc trong việc đề ra một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu sẽ được trình bày ở chương sau. Chương II: Một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình xuân diệu dạy ở trường THPT hiện nay. A.Cơ sở phương pháp luận của việc đề xuất một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở trường THPT hiện nay. - Đề xuất một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay trước hết phải căn cứ vào giá trị đích thực riêng biệt của từng tác phẩm. Cái đẹp tồn tại trong "thế giới nghệ thuật", "quan điểm nghệ thuật", trong "phong cách và tính sáng tạo văn học độc đáo" của Xuân Diệu. - Suy nghĩ và chỉ ra những biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu phải dựa vào hệ thống phương pháp dạy tác phẩm văn chương để tìm và vận dụng phương pháp thích hợp trong dạy, học tác phẩm Xuân Diệu. Những bài thơ trữ tình của Xuân Diệu được giảng trong chương trình là những tác phẩm nghệ thuật chân chính có giá trị nghệ thuật cao, nên ngoài việc nhận ra cái đẹp trong từng tác phẩm để khai thác còn cần phải hướng dẫn các em đánh giá và thưởng thức cái đẹp đó bằng sức nghĩ và xúc động của tâm hồn các em. Học sinh là người bạn đọc dưới góc độ nhà trường. Thầy giáo phải biết con người tinh thần của học sinh, phải thấy trình độ văn hoá của học sinh để đủ sức tổ chức công việc dẫn dắt học sinh từng bước lĩnh hội tác phẩm. B.Một số biện pháp cụ thể Đề cập tới các biện pháp khai thác tác phẩm văn chương nói chung, thơ trữ tình Xuân Diệu nói riêng đã có một số người làm như phần đầu luận văn chúng tôi đã thống kê. Song vận dụng các biện pháp chung đó để đi vào tìm hiểu và giảng dạy thơ trữ tình Xuân Diệu dưới góc độ mĩ học là một điều không đơn giản. Vì thời gian và giới hạn của một luận văn tốt nghiệp chúng tôi chỉ bước đầu đề xuất một số biện pháp sau: 1.Đọc diễn cảm "Đọc diễn cảm là con đường đúng đắn nhất hiểu được thực chất của tác phẩm. Đọc diễn cảm là một kĩ năng cần thiết đối với con người có văn hoá"(1) V.P ổctôgôxki – Toạ đàm về công tác giảng dạy văn học. . Thật vậy "Con đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải bắt đầu từ đọc, gắn liền với đọc."(2) Phan Trọng Luận – Phương pháp giảng dạy văn học – NXB ĐHQG HN – 1996 – T80. . Đọc diễn cảm là một nghệ thuật. Thực trạng dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu hiện nay cho thấy các giờ văn chỉ tiến hành đọc để gây không khí. Đọc phải được coi như quá trình đồng cảm giữa nhà văn - giáo viên - học sinh thông qua tác phẩm. Sinh tử của giờ văn được quyết định bởi một giọng đọc truyền cảm hay không truyền cảm, và trong nhiều trường hợp đọc tốt bài thơ (văn) là tiết giảng văn đã thành công tới một nửa. Đọc diễn cảm đặt ra yêu cầu là phải đọc đúng và đọc hay: "Đọc đúng là trung thành với nội dung ý nghĩa văn bản. Đọc hay là phải biết phối hợp lao động đọc của mình, biết phát huy ưu thế và chất giọng - nhấn mạnh hiệu quả nghệ thuật trong kết cấu âm thanh, nhạc điệu, ngôn ngữ tác phẩm".(3) Phan Trọng Luận – Phương pháp giảng dạy văn học – NXB ĐHQG HN – 1996 – T80. Nhiệm vụ của người đọc phải bắt được đúng nhịp điệu tâm trạng, cảm xúc mà tác giả gửi gắm trong chữ nghĩa. Đối với thơ trữ tình thiên về cảm xúc, thiên về trực cảm và giàu nhạc tính. Do vậy nhịp thơ là sự thể hiện cảm xúc là "cái đẹp chủ yếu" trong các thi phẩm. Nắm được đặc tính đó nhất là khi nắm được nhịp điệu thơ, chúng ta sẽ làm nổi bật được cái đẹp của cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm. Cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu có những đặc trưng riêng đã trình bày ở chương trước. Đó là cái đẹp của mạch cảm xúc trữ tình mang chất Xuân Diệu khi cuồng nhiệt đam mê, khi lắng đọng tâm tình, lúc khẽ khàng bâng khuâng, mơ hồ. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc vang lên những cảm thụ của mình về cái đẹp trong lý tưởng thẩm mỹ, đời sống nội tâm phong phú, lối thụ cảm độc đáo biểu hiện ở hình thức ngôn ngữ, nhạc điệu... trong thơ trữ tình Xuân Diệu. "Cảm xúc bắt đầu từ đọc và được duy trì phát triển trong quá trình đọc"(4) Phương pháp dạy học văn T1. . Thơ trữ tình Xuân Diệu biểu hiện xúc cảm do vậy nhịp điệu thơ là sự thể hiện cảm xúc rất quan trọng, nên việc nắm bắt được giọng thơ sẽ làm nổi bật được cảm xúc thẩm mĩ của bài thơ. Việc đọc diễn cảm sẽ làm cho ngôn ngữ thơ cựa quậy và thể hiện đúng bản chất của nó. Nhưng người đọc phải nắm được mạch cảm xúc chung của bài thơ. Màu sắc hình ảnh cũng chứa đựng tâm lý của nguời sáng tác. Xuân Diệu nói "Cơn rung động về vần điệu âm thanh của nhà thơ cũng nằm trong sức rung động mạnh mẽ của cảm hứng sáng tạo".Và "việc đọc văn chỉ có thể kết quả khi người đọc vang lên được cái chủ quan của tác giả, cái ý định của tác giả khi phản ánh" . Thơ trữ tình Xuân Diệu đi theo hai mạch cảm xúc chính khi thì cuồng nhiệt đam mê, lúc lại lắng đọng nhẹ nhàng nên mỗi bài thơ có nhịp điệu khác nhau. Bởi vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh có những giọng đọc thích hợp để truyền thụ cái đẹp đến lòng người. "Vội vàng" thể hiện cảm xúc hối hả, vội vàng cuống quýt của cái tôi trữ tình khát vọng trào dâng, một khát vọng sống hết mình, một ham muốn tận hưởng cái đẹp của thiên đường trần thế. "Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt nữa Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi". Bởi vậy giọng đọc phải nắm "bắt đúng nhịp điệu thơ", ngắt theo nhịp thơ nhanh chậm vừa phải thể hiện rung cảm và hiểu thấu độ nhân sinh của Xuân Diệu. Đọc "Vội vàng" nhất thiết phải bằng giọng điệu vừa đắm say, cuồng nhiệt vừa trào dâng cảm xúc hối hả, nuối tiếc cuống cuồng. Giọng thơ "Vội vàng" là một khát vọng sống không chỉ gấp gáp đơn thuần mà còn tột cùng của ham muốn cuộc sống trần thế. Hiểu được cái đẹp của tư tưởng nhân sinh này thì "tiếng đàn muôn điệu" của Xuân Diệu mới rung lên trong bạn những âm vang hối hả và nồng nhiệt. Đọc "Vội vàng" phải bắt đúng cái thần của thơ, phải say như Hoàng Cầm đọc "Bên kia sông Đuống".... Song trong "Vội vàng" có những mâu thuẫn nội tâm của tác giả nên khi đọc người đọc cần có giọng đọc khác nhau: ở đoạn 1: Nổi bật ở ước muốn sống hết mình, ước muốn cuồng nhiệt háo hức và hăm hở níu giữ thời gian lại. Giọng đọc nhấn mạnh được cảm xúc đó từ các từ "muốn" "đừng" "buộc" để thể hiện được khát khao, bồng bột trong trái tim trẻ trung, yêu đời. Tôi muốn/ tắt nắng đi Cho màu/ đừng nhạt mất Tôi muốn/ buộc gió lại Cho hương/ đừng bay đi. Giọng đọc vừa sôi nổi ngắt nhịp 2/3 rõ ràng để nhấn mạnh ở những từ có cảm giác mạnh và có tính chất khẳng định của tác giả, âm điệu đều cho đến cuối câu để phát huy được tác dụng của các âm "i" nửa mở gợi được sự lan toả của hương sắc, gợi được không gian rộng lớn mà tác giả muốn chế ngự. Đọc đúng mà đọc hay không phải là chuyện dễ dàng vì "tính chân thực của nghệ thuật hình thành trên cơ sở kinh nghiệm của nhà văn hoà hợp nhất trí với người đọc". M. Gooki toàn tập Q15 - T116 ở đoạn 2: giọng đọc phải háo hức, sức sống đang trào dâng đầy ắp tâm hồn con người: ..."Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất, Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. Mỗi sáng sớm thần ru hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng// nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân". Sức sống ấy cần phải thoát ra ngoài, giọng đọc nên đắm say như một nhu cầu bộc bạch tâm tình. Giọng đọc phải nhấn mạnh ở các từ "này đây" để bật nổi thái độ của cái tôi trữ tình, của cảm xúc thẩm mỹ say sưa hưởng thụ những tinh tuý của thiên đường nơi trần thế. Nhịp thơ trong đoạn thơ rất linh hoạt, có lúc là 3/2/3 nhưng ngay sau câu (Này đây/ hoa của đồng nội/ xanh rì) và (Và này đây/ ánh sáng chớp hàng mi; Tháng giêng ngon/ như một cặp môi gần), và cuối đoạn giọng thơ trầm hơn. "Tôi sung sướng/ nhưng vội vàng một nửa. Tôi không chờ/ nắng hạ mới hoài xuân" thể hiện sự tiếc nuối của nhà thơ. Bởi vậy người đọc cần bắt đúng mạch cảm xúc trên để truyền đến người đọc những tình cảm linh hoạt đó của tác giả. Đặc biệt ở câu 11 "Tôi sung sướng/ nhưng vội vàng một nửa", cấu trúc câu thơ đột ngột thay đổi, ở vế thứ nhất: giọng hào hứng say sưa nhưng đến vế thứ hai giọng lại trầm hẳn xuống. Dấu chấm câu (.) mở ra hai thái độ, cần hạ giọng tạo cảm giác hụt hẫng trong trái tim đang trào dâng sức trẻ. Tôi sung sướng/ Nhưng - vội - vàng - một nửa ở đoạn 3: Xuân đang tới/ nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non/ nghĩa là xuân đã già, Mà xuân hết/ nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng/ nhưng lượng đời cứ chật... Cảm xúc càng về cuối bài càng trở nên khẩn thiết mãnh liệt. Giọng đọc phải thể hiện sự biến chuyển này, cảm xúc sẽ như chất xúc tác gây phản ứng dây chuyền tới người nghe. Nhịp thơ ngắt đều đặn 3/5 thể hiện sự suy tư triết lý về thời gian - con người. Người đọc cần ngắt nghỉ đúng những dấu ngắt câu (,) ở bốn câu thơ đầu đoạn, đây là những câu thơ mang tính định nghĩa cần nhấn mạnh ở các từ "nghĩa là", "rằng", "nhưng" để làm nổi bật trạng thái cảm xúc rộn ràng nhưng đầy mâu thuẫn của cái tôi tha thiết sống hết mình mà bỗng thấy mình bất lực. Âm điệu thơ rộn ràng nhưng tiềm ẩn một nỗi buồn, người đọc cần phải chọn giọng đọc cho phù hợp với tâm trạng tác giả đặc biệt là những câu hỏi cần lên giọng để khắc hoạ được giọng tâm tình của thi nhân như đang muốn chất vấn thiên nhiên: Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? ở đoạn cuối: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều... Không thể đọc với giọng đều đều mà phải hối hả, gấp gáp, dồn dập như thời gian đang đuổi theo ngay sau lưng. Giọng đọc nâng cao độ "Ta muốn"... để bày tỏ được khát vọng tận hưởng trọn vẹn cái đẹp của cuộc sống. Phải làm sao đọc đúng nhịp điệu tâm trạng, cảm xúc của bài thơ làm thế nào qua những câu thơ, mỗi chữ đều mang đến hơi thở nồng nàn đắm say của thi nhân. Đến đây cái tôi đã nhập cái ta, khổ thơ là cao trào của cảm xúc đọc để âm điệu ngấm vào mình, truyền tới người nghe. Bởi vậy phải nhấn mạnh các từ "riết", "say", "thâu", các kết từ cũng cần chú ý "và", "cho", ... để thấy được khát khao muốn chế ngự thiên nhiên và hơn thế muốn hoà tan nó vào mình. ở đoạn thơ này mỗi cặp câu đều có sự phối âm nhịp nhàng "ơn - ươn", "yêu - iêu", "ang - ang", "ươi - ươi" (mởn - lượn, yêu - nhiều, rạng - sáng, tươi - ngươi) nên giọng đọc vừa hối hả, da diết nhưng cũng phải tha thiết, du dương, có như vậy thì xúc cảm của bạn đọc mới hoà nhập với tình cảm nhà thơ. Cái đẹp của thơ trữ tình Xuân Diệu chính là ở những phút giây này, đậm nồng và chân tình cảm xúc, ham sống và khát vọng tận hưởng cuộc sống tận cùng. Như vậy, đọc "Vội vàng" phải chú trọng nhịp điệu, hệ thống từ ngữ đặc sắc âm điệu, đặc biệt là mạch cảm xúc thời gian. Chỉ khi nào bài thơ ăn sâu vào tâm hồn thì cái đẹp của quan niệm nhân sinh tiến bộ của bài thơ mới kích thích được lý tưởng thẩm mỹ ở các em khát khao sống đẹp và có ích. "Giọng đọc là thứơc đo tần số rung cảm của người đọc đối với tác phẩm và tác giả" Phương pháp dạy học văn - Sdd - T148 mà "Thơ duyên" là một trường hợp rất tiêu biểu cho "cái đặc sắc của tâm hồn và lời xúc cảm của Xuân Diệu" Nguyễn văn Long - Thơ Xuân Diệu - NXB Giáo dục 1993 T140 nên đọc "Thơ duyên" phải có một giọng đọc thật đặc biệt. Trước hết người đọc cần phải đúng thanh âm thật truyền cảm để biểu đạt sự rung động tinh tế, sự hứng khởi và niềm giao cảm của Xuân Diệu với thiên nhiên, cuộc sống, sau nữa là phải đọc bằng "tiếng nói trái tim mình" để rạo rực, để băn khoăn như "buổi đầu gặp gỡ" người bạn tình của mình vậy. Nếu như ở "Vội vàng" cái đẹp bộc lộ ở mạch cảm xúc sôi nổi đến cực điểm, ở cái tôi "rạo rực và băn khoăn, nồng nhiệt" thì ở "Thơ duyên" cái đẹp bắt nguồn từ trực cảm, thấm vào mạch vận động bên trong của đời sống tâm linh và hoá thân trong mối tương giao với vạn vật. Giọng đọc xuất phát từ độ rung cảm trong "bài thơ dịu" càng rung cảm với đời sống tâm linh của "Thơ duyên" càng bắt được cái thần của nó. Đọc "Thơ duyên" thế nào để thấy được một khung cảnh buổi chiều thu thật đẹp. Đọc phải gợi được cái đẹp hài hoà kết duyên của thiên nhiên, vũ trụ. Cái đẹp của "Thơ duyên" là cái đẹp tràn đầy xúc cảm, giọng đọc thể hiện niềm vui, sự xao xuyến, thể hiện trái tim của nhân vật trữ tình đang trào lên với một niềm vui thanh khiết. ở khổ một cần đọc nhẹ nhàng, ngắt nhịp 2/2/3 đều đặn: Chiều mộng/ hoà thơ/ trên nhánh duyên, Cây me/ ríu rít/ cặp chim chuyền, Đổ trời/ xanh ngọc/ qua muôn lá Thu đến/ nơi nơi/ động tiếng huyền. Nhạc điệu thơ quyến luyến tình tứ, hàng loạt các điệp vần được sử dụng linh hoạt ở cả bài thơ. ở khổ một vần "uyên" được gieo ở 1,2,4 và thanh điệu cũng nhịp nhàng B - B - T - B. Bởi vậy giọng đọc cũng phải "duyên", phải mượt mà để hoà lên âm điệu chung cho "chiều mộng". Phải khẳng định rằng "Thơ duyên" là một bản nhạc êm dịu nhất trong các bản hợp xướng của thơ trữ tình Xuân Diệu. Cả bài thơ đều trầm bổng trong nhịp thơ 2/3/3 đều đặn, hợp vần uyển chuyển nhẹ nhàng như bước chân giai nhân. Đặc biệt chú ý khổ thơ thứ ba: Em bước/điềm nhiên/ không vướng chân Anh đi/ lững đững/ chẳng theo gần Vô tâm/ nhưng giữa bài thơ dịu Anh với em/ như một cặp vần. Khổ thơ mở ra một khoảng không gian bằng lặng và rộng rãi. Nhịp thơ khoan thai như thể hiện sự ngừng bước một vài giây để xác nhận lại, kiểm nghiệm lại tình cảm của mình trong nhân vật trữ tình. Vì vậy người đọc phải đọc từ từ để thể hiện tâm trạng. Giọng đọc nhẹ nhàng để nổi cái đẹp của tâm hồn trong sáng ở nhân vật trữ tình trong buổi đầu gặp gỡ. ở hai câu cuối khổ giọng đọc phải có sự thay đổi, nên chăng chuyển nhịp thơ sang 2/5 để thể hiện sự suy luận rất mới lạ của thi nhân. Sang khổ thơ tiếp, âm thanh lại nổi lên thúc giục ráo riết. Đọc cần chú ý tới mật độ dày đặc của các động từ, tính từ được động từ hoá: "về", "bay", "gấp gáp", "phân vân", "nghe", "lạnh", "xuống", các từ láy "gấp gáp", "phân vân": Mây biếc về đâu/ bay gấp gáp Con cò trên ruộng/ cánh phân vân Chim nghe trời rộng/ giang thêm cánh Hoa lạnh chiều thưa/ sương xuống dần. Nhịp thơ ngắt 4/3 tựa như có cái gì đó vội vã, nhanh nhạy như thời gian lúc chiều tà. Đặc biệt hệ thống từ láy có vai trò thẩm mỹ cao, nó không chỉ là tượng thanh, tượng hình mà chúng sinh ra từ ngữ giao và siêu cảm từ cộng hưởng diệu kỳ của vạn vật với lòng người. Như vậy, với "Thơ duyên" cần đọc chậm, lắng đọng mà thiết tha ngân vang như tiếng reo vui trong mạch ngầm hứng khởi và lạc quan. "Cảnh như theo lời thơ mà tan ra" (Hoài Thanh). Độ ngân của từ láy làm học sinh nhớ, "ý tứ lắng đọng" làm cho học sinh suy. Đọc cho "vang nhạc, sáng hình" để gợi cho học sinh liên tưởng về nhịp điệu sóng đôi cảnh vật. Nếu như ở "Thơ duyên" cái đẹp nổi trội ở duyên trời xe kết vạn vật thì ở "Đây mùa thu tới" lại là cái đẹp của thiên nhiên đầu thu. Bài thơ đặc sắc ở mạch ngầm cảm xúc, yêu cầu đọc thể hiện được độ sâu của cảm thụ lại có tác dụng truyền thụ tình cảm tới người nghe. Đọc "Đây mùa thu tới" phải làm thế nào thể hiện được cái đẹp giản dị ở nhịp bước nhẹ nhàng của thời gian qua từng lách lá, làn gió, màu sắc. Vì thế "ngữ điệu trong đọc diễn cảm đổi theo giọng đọc của nhà văn" Phương pháp dạy học văn: sđd . ở "Đây mùa thu tới", ngoài cảm giác chung của bài thơ là buồn: buồn vì hàng liễu rủ, buồn vì sự len lỏi của gió lạnh gợi sự cô đơn, buồn vì có sự tan tác chia lìa từ hoa cỏ, chim muông tới con người. Buồn vì có một cái gì cứ như là một nỗi nhớ nhung ngơ ngẩn phảng phất không gian và lòng người. Khổ thơ 1: giọng thơ buồn, lắng đọng ở hai câu thơ đầu: "Rặng liễu/ đìu hiu/ đứng chịu tang Tóc buồn/ buông xuống/ lệ ngàn hàng. Nhịp thơ 2/3/3 (hoặc 4/3) mang nỗi buồn nhẹ nhàng, hàm ẩn sự rung động trước bước đi của thời gian. Đọc chậm, đều để truyền thụ tới người nghe vẻ đẹp của "điệu hồn buồn" trong "Đây mùa thu tới". Nhưng đến hai câu thơ sau giọng thơ lại ngân vang như tiếng reo vui: "Đây mùa thu tới// mùa thu tới. Với áo mơ phai / dệt lá vàng". Khổ thơ đầu như một nốt nhấn độc đáo của "Đây mùa thu tới". Ba chuỗi vần được phối hợp nhuần nhuyễn với nhau trong khổ thơ. Vần "iu" (liễu), đìu hiu - chịu, tang - ngàn, hàng - vàng. Những khuôn âm liên tiếp, vừa níu kéo, vưà như đan xen thành từng chuỗi, đã giúp Xuân Diệu tạo hình được những dòng lá liễu đang rủ xuống ... Nhịp điệu câu thứ ba cũng phụ hoạ lối tạo hình: Câu thất ngôn thường ngắt nhịp 2/2/3, nhưng Xuân Diệu ngắt nhịp 4/3: Đây mùa thu tới/ mùa thu tới cơ hồ nhịp điệu đã mô phỏng được nhịp đi tới theo một vũ điệu nào đó của mùa thu. Dùng âm nhạc của ngôn ngữ để tạo hình như thế, Xuân Diệu đã tỏ rõ thi pháp tượng trưng ngấm vào ngòi bút của mình nhuần nhuyễn như thế nào. Nghệ thuật đọc diễn cảm là đọc vang lên những ngữ điệu ấy bằng cách đọc đúng nhịp, đọc bằng mắt, bằng rung động chân thành của trái tim. Hai câu thơ cuối đoạn có niềm vui nhưng giọng vui không thể lấn át cái buồn tịch mịch nhuốm vào nhân sinh quan của một thế hệ. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ gợi sự xa xăm và thương nhớ (đìu hiu, tóc buồn, lệ ngàn hàng...) để thấy cái đẹp gắn liền với cái buồn trong thơ trữ tình Xuân Diệu trước Cách mạng. Khổ thơ 2, 3 diễn tả biến thái tinh vi của thiên nhiên thông qua con mắt chủ quan của nhà thơ. Đọc nên nhấn mạnh vào các từ láy phụ âm "r". Hơn một loại hoa đã rụng cành. Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Bước chân của thời gian thể hiện khéo léo, tinh tế qua các từ: "rụng , rũa, run rẩy, rung rinh". Tác giả dùng bốn phụ âm "r" để diễn tả cái run rẩy, "nỗi lo sợ của những chiếc lá úa vàng đã cảm thấy sắp đến lúc phải lìa cành" Nguyễn Đăng Mạnh - Thơ chọn và lời bình - NXB Thái Bình - 1998 - T18 . Người đọc phải thấy được cái run rẩy của cành lá trước những luồng gió thu chớm lạnh, cái mỏng manh gầy yếu, khẳng khiu của cành lá trước mùa thu. Đọc sao để người nghe "đã muốn xuýt xoa trước là vì rét, sau là vì hay" Thơ với lời bình - Vũ Quần Phương - NXBGD - 1990 - T39 : "Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò" Khổ 4: Mạch cảm xúc thời gian đã chuyển sang mạch liên tưởng khêu gợi hạnh phúc và tình yêu: "ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa của nhìn xa nghĩ ngợi gì" Cảm giác chung của bài thơ là buồn, nhưng nỗi buồn ngưng kết lại ở khổ cuối. Đây là nỗi buồn không rõ rệt, nỗi buồn mà thi nhân từng than thở " Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn". Ba khổ thơ đầu, cảm quan của Xuân Diệu gắn với cái đẹp của thiên nhiên và biến thái của lòng người. Khổ cuối mở ra hình tượng người thiếu nữ - mùa thu với cảm quan về cái đẹp thanh xuân của con người. Giọng đọc nên mềm mại và gợi tả bởi tác giả đã "hóa thân vào thiếu nữ để thể hiện tình yêu e ấp và trinh nguyên vừa gần gũi vừa xa vời" Cái tôi trữ tình và phương thức biểu hiện cái tôi tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng- Lưu Khánh Thơ-TCVH- Số 10-1994 . Đây là con người cá nhân " tự ý thức" nên giọng đọc cần tự nhiên thanh thoát, tự tin để khẳng định cảm quan riêng trong cái bâng khuâng mơ màng của thiếu nữ thấp thoáng một tình yêu trong trẻo và không lời. Thiếu nữ tựa cửa không nói gì và nhà thơ cũng không nói để mở ra cho người đọc một khoảng lặng im dể suy nghĩ: Đọc chậm hạ thấp giọng ở cuối bài thơ, đặc biệt là câu thơ cuối: ít - nhiều - thiếu nữ - buồn không nói Tựa cửa/ nhìn xa/ nghĩ - ngợi gì để tâm sự nhà thơ gửi gắm trong câu chữ lan toả vào lòng người đọc. Tiểu kết Đọc thơ trữ tình Xuân Diệu phải chú ý những đặc trưng riêng: đời sống tình cảm đa dạng nhiều cung bậc, lối thụ cảm mới lạ độc đáo mạch cảm xúc thời gian hiện tại nồng nàn tha thiết. Cái đẹp của tư tuởng thể hiện qua cái lạ và cái hấp dẫn của hệ thống ngôn từ kết hợp giữa các yếu tố Đông - Tây, kim - cổ của sự phối hợp hài hoà giữa các thanh điệu, các từ láy, vần, âm, hình ảnh giàu sức gợi tả ... Chú trọng nhất là nhạc điệu và mạch cảm xúc trữ tình làm nên cái đẹp riêng của hồn thơ trữ tình Xuân Diệu. Tuỳ theo yêu cầu của giáo viên mà hướng dẫn đọc dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Đọc cả bài, đọc từng đoạn, đọc để chứng minh cho lời giảng... Đọc để gây ấn tượng hoàn chỉnh về tác phẩm sau khi đã phân tích. Đó là những biện pháp dạy học nhằm bổ sung cho biện pháp đọc diễn cảm. Đọc để tạo tâm thế, tạo cảm xúc là biện pháp rất quan trọng cho đọc diễn cảm, góp phần không nhỏ cho đọc diễn cảm, góp phần không nhỏ cho sự cảm thụ cái hay cái đẹp của học sinh. Trong giờ dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu, cần đọc khi bước đầu phân tích tác phẩm (dành cho giáo viên) và đọc sau khi kết thúc việc phân tích (dành cho học sinh). "Đọc diễn cảm của giáo viên thường đánh giá sơ bộ tác phẩm và là chìa khoá cơ bản để hiểu nội dung của nó. Đọc diễn cảm của học sinh kết thúc quá trình đánh giá, tổng kết, phân tích, thể hiện thực tế việc hiểu và lý giải tác phẩm" (M.A.Rukikôva). Cần thiết phải hướng dẫn các em học tập đọc thành lời, tránh đọc thầm (đọc bằng mắt) và chuẩn bị cho việc đọc ở lớp bằng đọc ở nhà. Thơ mà không đọc vang lên thì phần lớn chất nhạc của thơ không đến được với người nghe, đặc biệt thơ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1001881.doc
Tài liệu liên quan