Hàng năm Công ty CKHN tiến hành đăng ký mức lao động, đơn giá tiền lương với tổng Công ty . Biểu tổng hợp định mức lao động và đơn giá tiền lương được gửi kèm theo bảng giải trình xây dựng đơn giá tiền lương và định mức lao động theo đơn giá sản phẩm hàng năm. Việc đăng ký định mức lao động và đơn giá tiền lương được thực hiện trong hướng dẫn quy định tại thông tư số 13/LĐTBXH-TT và số 14/LĐTBXH-TT ban hành ngày 10/4/1997.
Sau khi xem xét tổng Công ty phê duyệt cho Công ty CKHN trên cơ sở định mức lao động , đơn giá tiền lương , quỹ lương được duyệt, đồng thời căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Công ty tiến hành trả lương cho lao động theo đúng quy định của pháp luật về tiền lương.
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác trả lương với vấn đề tạo động lực cho con người lao động ở Công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề số lượng và chất lượng bởi Công ty thường xuyên diễn ra các quá trình tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo, đào thải... điều đó phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế thị trường.
Tóm lại. nhìn chung với quy mô lao động như vậy của Công ty Cơ khí Hà Nội là tương đối lớn, trình độ tay nghề của công nhan cao, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ thích hợp... Tuy nhiên khả năng sử dụng lao động chưa tận dụng được hết khả năng và sáng tạo trong lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Vì thế để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và để tiền lương là động lực thúc đẩy người lao động thì trong Công ty cần có một kế hoạch, chiến lược về nguồn nhân lực như: đào tạo phát triển, trẻ hóa lực lượng lao động, tuyển chọn, tuyển mộ và sử dụng nguồn nhân lực...cho phù hợp với từng lính vực hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khoa học kỹ thuật công nghệ và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế thị trường.
Trong điều kiện hiện nay cơ chế đổi mới- cơ chế thị trường có sự tham ra đông đảo mạnh mẽ giữa các thành phần kinh tế,Các ngành nghề sản xuất khác nhau tạo nên một thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt nhất là khu vực sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc quản lý sử dụng nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp là một vấn đề khá quan trọng.
Cũng giống như các Công ty sản xuất kinh doanh khác, Công ty Cơ khí Hà Nội đã thực hiện một cách khoa học và hiệu quả việc sử dụng, quản lý nguồn nhân lực. Trong công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty được chia làm3 khâu rõ rệt: tuyển mộ, tuyển chọn trong lao động, sử dụng lao động, đào tạo và phát triển nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau hỗ trợ nhau để đi đến mục tiêu chung thống nhất của Công ty đó là kinh doanh có hiệu quả.
Mặt khác công tác quản lý nguồn nhân lực còn được Công ty tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau vơi một hệ thống nội quy, quy định cua Công ty, các chế độ chính sách, biện pháp tổ chức... như công tác sử dụng chế đọ theo dõi sự có mặt, vắng mặt của cán bộ công nhân viên theo ngày. Công ty còn áp dụng hình thức kiểm tra đột suất vào một ngày bất kỳ, kết quả được lập thành một bảng “ Báo cáo lao động” của ngày kiểm tra.
Bảng 6: Báo cáo lao động ngày 21-3-2002 ở một số đơn vị
Đơn vị tính: người
T.T
Đơn vị
T.
số
Đi làm
Nghỉ
T. số
Ca 1
Ca 2
Ca 3
Học c.tác
T, số
phép bù
ốm
Đẻ
K. việc
Có lý do
K. lý do
1
VPGĐ
20
19
19
1
1
2
VHXH
2
2
2
0
3
T. Chức
7
7
7
0
4
Tài vụ
15
14
14
1
0
1
5
VPGDTM
19
19
15
4
0
6
Y tế
7
6
6
1
1
7
Bảo vệ
30
29
17
6
6
1
1
8
Điều độ SX
16
15
15
1
1
9
QTĐS
50
48
46
2
2
1
1
10
Kỹ thuật
15
13
12
1
2
1
1
11
KCS
24
24
23
1
0
0
0
12
Cơ điện
92
83
75
5
5
7
5
1
1
13
XDCB
28
24
24
4
2
2
14
Vật tư
38
35
35
3
2
1
15
Ban QLDN
4
4
4
0
16
Thư viện
3
3
3
0
17
Máy CC
115
107
103
4
8
3
3
1
1
18
Bánh răng
36
32
32
4
1
1
2
0
19
Cơ khí lớn
57
50
44
6
7
3
2
2
20
X. đúc
106
93
77
10
6
13
7
6
21
thép cán
56
50
30
20
6
4
1
1
Công ty Cơ khí Hà Nội còn áp dụng hình thức theo dõi sát sao lao động hàng tháng. Dựa vào đó phòng tổ chức đưa ra các số liệu cụ thể về số lao động bao gồm: số lao động tăng trong tháng, số lao động giảm trong tháng, số lao động dôi dư... và chia rõ theo từng trường hợp cụ thể.
Bảng 7: Báo cáo tình hình việc làm
Đơn vị tính: người
Số LĐ đầu tháng
(người)
Số tăng trong tháng
Số giảm trong tháng
Số LĐ dôi dư
Số LĐ cuối tháng
Số LĐ tự xin nghỉ nộp BHXH cho Đơn vị
T.số
Trong đó
T.số
Trong đó
T. số
Trong đó
Tuyển mới
Thực hiện
Về hưu
Sa thải
T.hợp khác
nghỉ hưởng
70% LCB
nghỉ không lương
T 12/2000 là: 931
9
8
1
11
2
2
7
2
0
2
929
0
T 12/2001 là: 953
5
5
0
5
1
1
3
2
1
1
953
0
Đặc điểm sử dụng lao động của Công ty Cơ khí Hà Nội luôn biến động do khối lượng công việc không đều đặn và phụ thuộc vào thời gian giao hàng của hợp đồng. Công ty luôn đối mặt với tình trạng trái ngược nhau đó là thiếu hoặc thừa lao động. Để hạn chế bớt sự chênh lệch ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra các biện pháp có thể kể đến như: tận dụng số lao động ngay trong Công ty, ấp dụng hình thức hợp đồng lao động theo mùa vụ...để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động trong Công ty, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh.
5.3. Đặc điểm về máy móc.
Máy móc thiết bị là một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu với một doanh nghiệp sản xuất. Số lượng chất lượng máy móc thiết bị phản ánh năng lực hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật, mức đọ hiện đại hoá...nó còn là điều kiện để năng sản lượng nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí san xuất, hạ giá thành sản phẩm hay nói cách khác, máy móc thiết bị là yếu tố cơ bản và cần thiết để nâng cao căng suất lao động. Thực trạng máy móc thiết bị của Công ty cơ khí Hà nội được kê tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 8: Tổng hợp máy móc thiết bị
TT
Tên MMTB
T.gian
SX
(giờ)
Số lượng
(chiếc)
Giá trị thiết bị(usd)
Mức độ hao mòn
TB(%)
C.phí bảo dưỡng (usd)
1
Máy tiện
14000
147
7000
65
700
2
Máy phay
10000
92
4500
60
450
3
Máy bào
11000
24
4000
55
400
4
Máy mài
9000
137
4100
55
410
5
Máy doa
9000
15
5500
60
550
6
Máy cưa
14000
16
1500
70
1520
7
Máy chuốt ép
7000
8
5000
60
500
8
Máy búa
9000
5
4500
60
450
9
Máy cắt đột
8000
11
4000
60
400
11
Máy cắt tôn
14000
3
15000
40
1500
12
Máy hàn điện
14000
26
800
55
80
13
Máy hàn hơi
12000
9
400
55
40
14
Máy nén khí
10000
14
6000
60
140
15
Máy trục các loại
10000
65
8000
55
800
16
Lò luyện thép
8000
4
110000
55
11000
17
Lò luyện gang
8000
2
50000
65
800
18
Máy khoan
12000
64
2000
60
200
Ta có thể nói rằng, chủng loại máy móc thiết bị được trang bị cho các phân xưởng sản xuất của Công ty cơ khí Hà nội là rất lớn và đồ sộ. Tuy nhiên theo dõi về mức độ hao mòn trung bình thấy rằng số máy móc thiết bị này hao mòn quá nửa. Phần lớn các máy móc công cụ được sản xuất tại Liên xô từ những năm1955-1960, gần như đã hao mòn hết, song để đầu tư thay mới hoặc hiện đại số máy móc này đòi hỏi phải có số vốn đầu tư khá lớn. Hiện nay công ty cũng đã tiến hành hiện đại hoá một số máy móc thiết bị thông qua mua nhập từ nước ngoài và kể cả do công ty tự chế tạo. Một số máy có trình độ hiện đại hơn như:
1. Máy tiện SUT sản xuất tại Slovakisz- 1980 - 03 chiếc
2. Máy tiện đứng SKJ – 32 –36 // 01 chiếc
3. Máy tiện dài SUT – 160 // 01 chiếc
4. Máy doa lớn saqd // 01 chiếc
5. Cần trục 10 tấn sản xuất tại Liên xô 1986 01 chiếc
6. Máy hàn tự động esba la.e –1000 sx tại Thụy điển 01 chiếc
7. Máy hàn điện bán tự động lar 630 // 03 chiếc
8. Máy hàn điện bán tự động lax // 02 chiếc
9. Máy mài phẳng sản xuất tại ý 1980 01 chiếc
Một số máy công cụ khác do công ty tự chế tạo cải tiến lắp thêm bộ phận bán tự động, hiển thị số thế hệ mới CNC và LNC. Số máy này thực tế đã nâng ca năng lực sản xuất cho Công ty cơ khí Hà nội mà nhiều nơi khác không thể có được như cắt gọt vất thể kim loại có chiều dài đến 16 mét, đường kính đến 3,2 mét, doa được những xi lanh cơ lớn... và với độ hiện đại của máy đã giảm được sự độc hại và sức cơ bắp cho người lao động. Được biết Công ty hiện nay được nhà nước duyệt đầu tư xây dựng một phần xưởng đúc hiện đại trị giá 159 tỷ đồng, đã được cấp 50 tỷ đồng và khởi công xây dựng những ngày đầu của năm 2001. Đây cũng là một sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước cùng với sự cố gắng của cán bộ – công nhân viên Công ty.
5.4. Đặc điểm về vốn và cơ cấu nguồn vốn
Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển được cũng phải có vốn nói cách khác qui mô vốn lớn hay nhỏ sẽ biểu hiện sức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên diều quan trọng là nguồn vốn đó ở đâu vốn chủ sở hữu, vốn do vay nợ, doanh nghiệp đó huy động vốn đó như thế nào... đặc điểm về vốn của Công ty được biểu hiện theo bảng dưới đây:
Bảng 9: Bảng cân đối kế toán ngày 31- 12-2000
(ĐVT: triệu đồng)
Tài sản
Nguồn vốn
Chỉ tiêu
Đ.năm
C.năm
Chỉ tiêu
Đ.năm
C.năm
I. TSLĐ&ĐTNH
36487
44439
I. Nợ phải trả
32240
39097
1. Tiền mặt
8
64
1.Nợ ngắn hạn:
32114
34768
2. Tiền gửi NH
573
2895
-Vay ngắn hạn
21716
2363
3. Dự phòng giảm giá ĐTNH
-10307
0
-Phải trả người bán
1553
22
4.Phải thu của kh. hàng
2976
2934
-Người mua trả trước
4610
652
5. Trả trước người bán
7002
7848
-Phải nộp Nhà nước
18878
1969
6. Phả thu khác
329
417
-Phải trả CNV
1287
1218
7. Dự phòng phải thu khó đòi
1357
0
-Phải trả phải nộp khác
1060
1202
8. Hàng mua đang đi đường
0
0
2. Nợ dài hạn:
126
4322
9. Nguyên vật liệu tồn kho
4806
6810
-Vay dài hạn
126
3675
10.Công cụ dụng cụ trong kho
701
900
-Nợ dài hạn
0
675
11Chi phí SX-KD dở dang
9956
9807
II. Vốn chủ sở hữu
26522
35570
12. Thành phẩm tồn kho
6375
10952
1. Nguồn vốn kinh doanh
26277
34398
13.Tạm ứng
929
1168
2. Lãi chưa phân phối
64
215
14. Thế chấp, ký quỹ, ký cược
1267
491
3. Quỹ khen thưởng phúc lợi
81
127
II. TSCĐ&ĐTDH
22275
30228
4. Nguồn KPSN
100
830
1. TSCĐ hữu hình
13646
22002
Nguyên giá TSCĐ
38751
47789
Hao mòn luỹ kế
-25105
-25787
2.Góp vốn l doanh
7898
7898
3. Chi phí XDCBDD
730
328
Tổng cộng
58762
74668
Tổng cộng
58762
74668
(Nguồn phòng kế toán tài chính Công ty Cơ khí Hà Nội)
Đ Để đánh giá, phân tích ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
+Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời = ồTSLĐ / ồ nợ lưu động
Đầu kỳ = 36487/32114 = 1,14
Cuối kỳ = 44439/ 39097 = 1,28
Về mặt lý thuyết, tỷ suất này nằm trong khoảng từ 1,6 - 2,4 thì mới phản ánh khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp là tốt và doanh nghiệp mới sử dụng tốt các nguồn vốn. Do vậy với tỷ suất trên biểu hiện khả năng thanh toán hiện thời của công ty là kém. Tuy nhiên so sánh cuối kỳ với đầu kỳ thì khả năng này có chiều hướng tốt.
+ Tỷ suất thanh toán tức thời = (Tài sản tương đương tiền/ nợ lưu động)
Đầu kỳ = (8+753+10307+2967+7002+329+1357)/32114 = 0,7
Cuối kỳ =(64+2895+2934+7848+4171+10307)/ 34756 = 0,7
Với tỷ xuất khả năng thanh toán tức thời trên có thể đánh giá khả năng thanh toán tức thời của công ty là còn yếu (tỷ suất = 1 thì mới đảm bảo là tốt). Do vậy Công ty cần chuẩn bị tốt hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của mình.
+ Hệ số tự chủ về vốn = (vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn)*100
Đầu kỳ = (26522/58762)*100 = 45,1%
Cuối kỳ = (25570/ 74668)*100 = 47,6%
Hệ số này <50% có ý nghĩa khả năng tự chủ về vốn của công ty chưa tốt. Tuy nhiên so với đầu kỳ thì cuối kỳ hệ số này có tăng chứng tỏ sự cố gắng có hiệu quả của công ty trong việc tạo ra khả năng tư chủ về vốn cho Công ty.
5.5. Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm
Qua tìm hiểu thực tế nhu cầu thực tại và tương lai nhằm nâng cao khả năng thích ứng với thị trường các sản phẩm của Công ty và để có kế hoạch sản xuất cụ thể, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Thời kỳ đầu chuyển sang cơ chế thị trường Công ty phải đối mặt với muôn vàn khó khăn tưởng chừng không có lối thoát, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Công ty là MCC (máy công cụ). Trước tình hình đó Công ty đã cử nhiều đoàn cán bộ đi điều tra nghiên cứu thị trường. Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm bằng việc đầu tư sản xuất các thiết bị phụ tùng cung cấp cho các ngành: mía đường, xi măng, thủy điện, khai khoáng... Bên cạnh đó tiến hành đầu tư thêm và sản xuất thép cán đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Hiện nay Công ty đang là đơn vị dẫn đầu trong toàn quốc về sản xuất mặt hàng cơ khí,đặc biệt cung cấp phụ tùng, thiết bị cho ngành sản xuất mía đường. Vì thế công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã đạt kết quả khá cao.
Như vậy tình tình thực hiện doanh thu của Công ty đang tiến chuyển theo chiều hướng tốt, doanh thu năm sau cao hơn năm trước (xem bảng tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở mục dưới). Điều đó chứng tỏ Công ty đang thực hiện công tác bán hàng ngày càng tiến triển tốt trên cơ sở nâng cao chất lượng và uy tín đối với khách hàng.
Tuy nhiên vấn đề tìm kiếm thị trường và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong tình hình hiện nay vẫn còn là một vấn đề khá nan giải và đòi hỏi phát huy công tác này một cách mạnh mẽ và triệt để hơn, mang lại hiệu quả cao trong công tác SXKD cho Công ty đặc biệt trong công tác trả lương lao động và hoạt đông tạo động lực cho người lao động vì có tiêu thụ sản phẩm Công ty mới có lợi nhuận, khi đó người lao động ngoài tiền lương còn nhận được một khoản thù tiền lao trích từ lợi nhuận của Công ty. điều này khuyến khích tinh thần làm việc và khả năng sáng tạo của người lao động. đưa Công ty ngày càng đứng vững trên thị trường kinh doanh.
5.6. Trình tự và phương pháp lập kế hoạch
Đ Trình tự xây dựng kế hoạch dài hạn 5 năm- 10 năm (kế hoạch định lượng)
Định hướng phát triển KT XH trong nước
Nghiên cứu thị trường
Các nguồn lực của
DN được bổ sung sau đầu tư
Các nguồn lực hiện có và nhu cầu đầu tư nâng cao
Phât hiện nhu cầu cung ứng sản phẩm ngoài nước
Kế hoạch
định hướng
Đ Trình tự kế hoạch xây dựng năm
Nghiên cứu thị trường
C. sách PTKTXH trong nước
N. cầu cung ứng SP ngoài nước
Các nguồn lực hiện có của DN
Các nguồn lực của DN được bổ sung sau đầu tư
Kế hoạch
sản lượng
Cân đối
Mục tiêu
Hỗ trợ
Kế hoạch SX
Kế hoạch cung ứg v. tư
K. hoạch sd T.bị
K. hoạch
lđ- tiền lương
K. hoạch giá thành sp
K. hoạch tiếu thụ sp
K. hoạch tài chính
K. hoạch đầu tư từng phần
K. hoạch p.p với DN khác
K. hoạch đào tạo lđ
K. hoạch sửa chữa T. Bị
K. hoạch sửa chữa XDCB
K. hoạch chế tạo dụng cụ
Kế hoạch KH- KT
Đ Trình tự xây dựng kế hoạch tháng, quý.
Kế hoạch sản lượng sản xuất trong kỳ
Chuẩn bị thiết kế kĩ thuật- công nghệ
C. Bị vật tư
C. Bị lđ
Chuẩn bị tài chính
Chuẩn bị thiết bị,
dụng cụ, giá lắp
Xưởng gia công cơ khí
X.CKL
X.B.R
XMCC
Hoàn chỉnh sản phẩm
Sản phẩm nhập kho
C.bị bán thành phẩm
X.GCAL
X. KCS
Kế hoạch tiêu
thụ sp
X.mẫu
X đúc gang
X đúc thép
5.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây.
Trong bối cảng kinh tế Châu á vừa trải qua cuộc khủng hoảng lớn. Đặc biệt là cuộc khủng bố tại Mỹ ngày 11/09/2001, nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ về giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu. Vì thế, sau vài năm phát triển với tộc đọ cao hiện nay nền kinh tế của chúng ta đang bị chững lại. là một doanh nghiệp Công ty Cơ khí Hà Nội cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định.
Bảng 10: Tổng kết tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của Công ty
đơn vị: Doanh thu(DT); Chi phí(CP); Lợi nhuận(LN): Triệu đồng
Lao động bình quân(LĐbq): người
Thu nhập bình quân(TNbq ): nghìn đồng/tháng/ người
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
DT
59714
60104
72230
74434
81850
44053
CP
48302
49763
58231
62244
66564
34121
Nộp NS
1623
1593
1655
1836
2552
2067
LN
150
155
200
342
440
266
LĐbq
1260
1290
1090
TNbq
690
674
856
782
852
739
Nộp NS/DT(%)
27,27
24,67
46,92
LN/DT(%)
2,58
4,59
6,04
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện tiền lương và thu nhập P. Tổ chức
Nhìn vào bảng trên ta thấy tuy doanh thu hai năm 1997, 1998 hầu như tăng không đáng kể, trong khi đó mức tăng chi phí lại tăng cao hơn mức tăng doanh thu song Công ty vẫn thực hiện chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước. Đặc biệt trong năm 1999 các chỉ tiêu trên đều thực hiện kém hiệu quả thậm chí còn giảm mạnh.
Tuy nhiên nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thực hiện của các năm chúng ta lại thấy có nét khả quan, và tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu giảm, còn các chỉ tiêu khác đều tăng. Đặc biệt tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đều tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ Công ty tuy gặp khó khăn nhiều nhưng vẫn duy trì được hiệu quả hoạt động của mình.
Bảng 11: So sánh các chỉ tiêu kinh tế
TT
chỉ tiêu
Thực hiện 2000
(1)
Năm 2001
So sánh%
KH
(2)
TH
(3)
3/1
3/2
1
Giá trị TSL(giá cđ 94)
38,825
46,494
47,423
122,15
102,00
2
Tổng doanh thu
48,048
55,600
63,413
131,98
111,05
2.1
Doanh thu SXCN
43,405
52,600
57,587
132,67
109,48
Tong đó:
+MCC
+Phụ tùng các ngành
+ Thép cán
6,000
23,999
14,306
5,500
33,100
14,000
7,354
32,168
18,065
122,57
139,26
126,28
133,71
97,18
129,04
2.2
Kinh doanh T.Mại
3,365
3,000
5,825
173,11
194,17
3
TNBQ người/ tháng
721,000
808,000
940,500
130,44
116,4
4
Các khoản thu NS
2,881
4,664
161,89
5
Giá trị HĐ ký trong năm
42,956
50,972
118,66
Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động Công ty năm 2001
Song để tiến kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Công ty Cơ khí Hà Nội luôn đề ra những mục tiêu phát triển cho mình cho những năm tới, đó là năng suất, chất lượng và hiệu quả đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các chương trình đầu tư nâng cao kho học kỹ thuật côn nghệ tiên tiến hiện đại. Đặc biệt là công tác trả lương lao động với hoạt động tạo động lực cho người lao động phải được thực hiện một cách hợp ký và gắn với thực tế thì mới gây được sự hứng thú công việc cho người lao động, khích thích tinh thần làm việc của họ. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác trả lương lao động với hoạt động tạo động lực cho người lao động ở Công ty Cơ khí Hà Nội trong phần II dưới đây.
II. phân tích thực trạng trả lương với vấn đề tạo động lực cho lao động ở Công ty cơ khí hà nội
1. Phân tích thực trạng trả lương lao động ở Công ty Cơ Khí Hà nội
1.1.Các quy định chung của công ty
Hàng năm Công ty CKHN tiến hành đăng ký mức lao động, đơn giá tiền lương với tổng Công ty . Biểu tổng hợp định mức lao động và đơn giá tiền lương được gửi kèm theo bảng giải trình xây dựng đơn giá tiền lương và định mức lao động theo đơn giá sản phẩm hàng năm. Việc đăng ký định mức lao động và đơn giá tiền lương được thực hiện trong hướng dẫn quy định tại thông tư số 13/LĐTBXH-TT và số 14/LĐTBXH-TT ban hành ngày 10/4/1997.
Sau khi xem xét tổng Công ty phê duyệt cho Công ty CKHN trên cơ sở định mức lao động , đơn giá tiền lương , quỹ lương được duyệt, đồng thời căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Công ty tiến hành trả lương cho lao động theo đúng quy định của pháp luật về tiền lương.
* Quy chế trả lương
Quá trình xây dựng, chỉnh lý quy chế lương của Công ty CKHN có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và công đoàn đúng theo thoã ước lao động tập thể của Công ty với người lao động. Cơ chế trả lương của Công ty đảm bảo khuyên khích thoã đáng việc xây dựng đào tạo cán bộ và công nhân trẻ, có chú ý đến những người cao tuổi để phát huy sức mạnh của mọi người trong Công ty nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Quy chế trả lương của Công ty được thực hiện theo nguyên tắc: Phân phối theo lao động, trả lương phụ thuộc vào hiệu quả công việc của từng cá nhân, bộ phận
Phương thức trả lương được xây dựng thông qua phương pháp tính điểm (cho các yếu tố liên quan đến năng lực, trình độ , thâm niên, khối lượng chất lượng công việc của người lao động...) trên cơ sở đó đánh giá kết quả từng tháng thông qua hệ số lương.
Quy chế trả lương của từng bộ phận của Công ty được phổ biến công khai đến từng người lao động để họ có thể đóng góp ý kiến của mình và để cho quá trình thực hiện được thuận lợi, công bằng trong trả lương mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và sử dụng quỹ tiền lương.
Hệ thống thang bảng lương, phụ cấp chức vụ được áp dụng theo các quy định tại nghị định 26/cp của chính phủ ngày 13/5/1993 về vấn đề nâng lương hàng năm và thanh toán các chế độ chính sách như nghỉ lể, phép, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế theo luật định cho người lao động làm việc tại Công ty , đồng thời hoàn thiện cơ chế trả lương nhằm thúc đẩy sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả và tiếp biên.
Hình thức thanh toán lương: Tiến hành thanh toán lương trực tiếp tới người lao động theo quy chế trả lương hiện hành của Công ty phù hợp với nộ dung yêu cầu của công văn số 4320/LĐTBXH ngày 29/121998 của BLĐTBXH.
Nguyên tắc chung xác định lương
Được quy định tai điều 1 phương thức trả lương của Công ty CKHN, cụ thể là:
- Tiền lương cấp bậc và phụ cấp chức vụ theo nghị định 26/cp để tính cho các ngày nghỉ theo chế độ như lể, phép, ốm đau đóng BHXH và BHYT theo luật.
- Những ngày thực tế đi làm tiền lương hưởng theo công việc được giao và hiệu quả công tác.
Phân cấp xác định lương.
Được quy định tại điều 2 phương thức trả lương tại Công ty CKHN.
- Quản đốc tổ trưởng xác định lương cho công nhân viên của lĩnh vực tổ mình phụ trách.
- Giám đốc xưởng xác định lương cho phó Giám đốc xưởng, các quản đốc trưởng ngành và nhân viên thuộc xưởng.
- Trưởng phòng ban xác định cho các cấp và các đơn vị mình phụ trách.
- Giám đốc Công ty xác định lương cho giám đốc xưởng, trưởng các phòng ban và các đơn vị thuộc Công ty
-Lương của ban giám đốc Công ty được xác định trên cơ sở bình quân lương của trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty.
1.2. Quy trình xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương của Công ty
Dựa trên những cơ sở pháp lý của Bộ Công Nghiệp, các thông tư của BLĐTBXH về các nghị định của chính phủ. Công ty đã xác định phương pháp xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương năm.
(1) Xác định lương cho sản phẩm kế hoạch trên cơ sở xác định đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm kế hoạch của các xưởng, phân xưởng.
Việc xác định đơn giá tiền lương được Công ty Cơ Khí Hà Nội áp dụng theo thông tư số 13/ LĐTBXH- TT (ngày 10/4/1997 ) quy định: Các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Nhà nước đều phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bình tiên tiến của doanh nghiệp và các thông số tiền lương do Nhà nước quy định. Khi thay đổi về định mức lao động và các thông số tiền lương thì thay đổi đơn giá tiền lương.
Việc xây dựng đơn giá tiền lương dựa trên cơ sở sau:
- Xác định nhiệm vụ kế hoạch năm kế hoạch: Để lập kế hoạch sản xuất Công ty căn cứ vào năng lực sản xuất của mình và nhu cầu thị trường, đồng thời lựa chọn các chỉ tiêu để xây dựng đơn giá tiền lương như: Tổng sản phẩm, tổng doanh thu, lợi nhuận... Căn cứ vào kế hoạch để tính các chỉ tiêu về năng suất lao động, số lượng lao động và mức chi phí tiền lương, đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Ta có thể tham khảo bảng kế hoạch sản xuất năm 2002 của Công ty như sau:
Bảng 12: Kế hoạch sản xuất năm 2002 của Công ty Cơ Khí Hà Nội.
1. Giá trị tổng sản lượng (theo giá cố định 1994)
65 tỷ đồng tăng 37% so với năm 2001
2. Doanh thu bán hàng
76,5 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2001
Trong đó: Doanh thu sản xuất công nghiệp
Gồm: MCC & phụ tùng
Thép cán
Thiết bị phụ tùng
66,25 tỷ đồng
9,87 tỷ đồng
14 tỷ đồng
41,38 tỷ đồng
3. Thu nhập bình quân
1triệu/ người/ tháng.
Việc xác định nhiệm vụ năm kế hoạch phải đảm bảo sát với thực tế và gắn với kết quả của việc thực hiện sản xuất kinh doanh của năm liền trước. Tổng sản phẩm bằng hiện vật được quy đổi tương ứng theo phương pháp định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm.
Ta có thể xác định đơn giá tiền lương qua công thức sau:
Trong đó: VĐG: Đơn giá tiền lương
VGiờ: Tiền lương giờ bình quân
của DN
T SP: Mức lao động của đơn vị
sản phẩm hoặc sản phẩm
quy đổi.
VĐG = VGiờ x TSP
(2) Việc xác định mức lao động tổng hợp trên một đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh, mức thời gian và các nhân tố điều chỉnh.
Định mức lao động trong doanh nghiệp Nhà nước là cơ sở để kế hoạch hoá lao động tổ chức, sử dụng lao động cho phù hợp với qui trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động.
Các sản phẩm dịch vụ trong doanh nghiệp phải có định mức lao động và điều chỉnh nó khi có sự thay đổi về kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh.
Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm(kể cả sản phẩm quy đổi ), mức biên chế lao động tổng hợp của doanh nghiệp phải được hình thành từ định mức nguyên công (nguyên công nghệ, nguyên công phục vụ), từ định mức biên chế của từng bộ phận cơ sở và lao động quản lý.
Khi xây dựng mức lao động tổng hợp trên một đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp phải xác định mức độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân, đồng thời tổ chức xây dựng mức lao động để áp dụng và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Theo thông tư số 14/LĐTBXH-TT của BLĐTBXH ngày 10/4/1997, mức lao động được xác định như sau:
Trong đó:
TSP : mức lao động tổng hợp
TCN : mức lao động công nghệ
TP : mức lao động công nhân phụ
TQL : mức lao động quản lý
TSP = TCN +TP+TQL
(Đơn vị tính múc lao động tổng hợp là giờ - người.)
Định mức lao động là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng và quyết toán đơn giá tiền lương cho người lao động. Theo thông tư liên bộ 20/LB-TT quy định: “ mọi sản phẩm dịch vụ đều có định mức lao động và đơn giá tiền lương... khi có sự thay đổi về định mức lao động và tiền lương thì đơn gia tiền lương được xác định lại”.
Để xây dựng mức lao độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác trả lương với vấn đề tạo động lực cho con người lao động ở Công ty cơ khí Hà Nội.DOC