Luận văn Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện Thoại Di Động Viettel

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 3

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 3

1. Sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Công ty 3

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 5

II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ VĂN HÓA CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 7

1. Mục tiêu kinh doanh của Công ty 7

2. Quan điểm phát triển của Công ty 7

3. Triết lý kinh doanh của Công ty 7

4. Văn hóa của Công ty 8

III. ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM VÀ GÓI CƯỚC CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 9

1. về công nghệ 9

2. Sản phẩm của Viettel Mobile 9

3. Các gói cước 10

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 12

I. MẤY ĐẶC ĐIỂM CHUNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DI ĐỘNG VIETTEL 12

1. Môi trường vĩ mô 12

2. Đặc điểm về lao động của Công ty 15

II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 16

1. Phân tích tình hình thuê bao và phát triển kênh phân phối của Công ty 16

1.1. Phân tích tình hình thuê bao cuả mạng 098 16

1.2. Phân tích tình hình phát triển kênh phân phối 17

2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 18

2.1. Yếu tố doanh thu và lợi nhuận 20

2.2. Hiệu quả sử dụng vốn 21

2.3. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động 21

2.4. Phân tích hiệu quả chi phí kinh doanh 23

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN,GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 25

I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 25

1. Cơ hội và thách thức 25

2. Mục tiêu, phương hướng phát triển và hành động của Công ty trong những năm tới 27

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 27

1. Triển vọng phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông 27

2. Một số biện pháp từ phía Công ty 28

2.1. Phát huy thế mạnh là một thành viên của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel 28

2.2. Tăng cường công tác phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 28

2.2.1. Phân tích và dự báo về sự biến đổi của môi trường kinh doanh trong giai đoạn tới 29

2.2.2. Đưa ra các dự báo chiến lược về khả năng phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng của thị trường bưu chính viễn thông Việt Nam 30

2.2.3. Dự báo được mức độ ảnh hưởng của môi trường đến tình hình kinh doanh của Công ty 30

2.3. Hoàn thiện chính sách giá 31

2.4. Có chính sách sản phẩm, dịch vụ phù hợp 31

2.5. Hoàn thiện chính sách Marketing 32

2.6. Phát triển mạng lưới, cơ sở hạ tầng thiết bị 32

2.7. Tăng cường thế mạnh hệ thống phân phối, tiêu thụ 32

2.8. Hoàn thiện chính sách nhân sự 33

2.9. Hoàn thiện chính sách tài chính 34

2.10. Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng, giải quyết các khiếu nại 34

3. Những kiến nghị đối với Nhà nước 35

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

docx42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện Thoại Di Động Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100,00 103,56 100,00 2. Đặc điểm về lao động của Công ty Nguồn: Phòng Tổ chức lao động – Công ty Viettel Mobile. Mục tiêu công tác tổ chức lao động của Công ty Điện Thoai Di Động Viettel là: cơ cấu hiệu quả bộ máy, tuyển đủ vị trí, tăng chất lượng lao động, tăng chất xám nên ta thấy năm 2005, 2006 không tăng tổng quân số mà chỉ có sự luân chuyển giữa các vị trí và cân đối cơ cấu ngành nghề lao động. Theo như kết quả thống kê bảng 1 cho thấy, về chất lượng lao động, hàm lượng chất xám của năm 2005, 2006 so với năm 2004 được tăng lên một cách rõ rệt. Cụ thể đội ngũ lao động có trình độ đại học và cao học năm 2005 là 1029 người, chiếm tỉ trọng 62,06%, tăng 5,21% so với năm 2004, năm 2006 là 1123 người, chiếm tỉ trọng 67,73%, tăng 9,14% so với năm 2005. Đội ngũ lao động có trình độ cao đẳng năm 2005 là 278 người, chiếm tỉ trọng 16,77 %, tăng 5,3% so với năm 2004, nhưng đến năm 2006 số lao động này là 251 người, chiếm tỉ trọng 15,14%, giảm (9,71%) so với năm 2005. Bên cạnh đó, lao động trình độ trung cấp qua các năm đều có xu hướng giảm xuống: năm 2005 so với năm 2004 giảm (4,81%), năm 2006 so với năm 2005 giảm đáng kể (27,24%). Đội ngũ lao động khác lại có chiều hướng tăng lên năm 2005 so với năm 2004 tăng 5,62%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 3,19%. Điều này khẳng định hướng đi lâu dài và phát triển bền vững của Công ty trên thị trường nhằm tạo ra được các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, qua đó ngày càng nâng cao được uy tín và thương hiệu của Công ty nói riêng cũng như của Tổng Công ty nói chung trên thương trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. II. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty điện thoại di động viettel 1. Phân tích tình hình thuê bao và phát triển kênh phân phối của Công ty 1.1. Phân tích tình hình thuê bao cuả mạng 098 Bảng 2: Tình hình phát triển thuê bao của mạng di động viettel Các chỉ tiêu Năm 2005/2004 2006/2005 2004 2005 2006 CL % CL % Số thuê bao 590.564 1.957.678 3.457.579 1.367.114 231,49 1.499.901 76,62 Thị phần (%) 8,7 21,0 26,3 12,3 141,38 5,3 25,24 Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty Viettel Mobile. Tuy thành lập được chưa lâu nhưng tình hình phát triển thuê bao của mạng Viettel Mobile đang ở trên đà phát triển rất mạnh. * Về tổng số thuê bao của mạng: Sự tăng trưởng của mạng qua các năm là không thể phủ nhận. Năm 2005 số thuê bao của mạng là 1.957.678 thuê bao, tăng 1.367.114 thuê bao, tương ứng 231,49% so với năm 2004, năm 2006 là 3.457.579 thuê bao, tăng 1.499.901 thuê bao, tương ứng 76,62% so với năm 2005. * Về thị phần: Bảng 2 cho ta thấy thị phần của năm 2005 là 21%, tăng 141,38% so với năm 2004 và năm 2006 là 26,3%, tăng 25,24% so với năm 2005. Công ty sẽ phấn đấu tăng thị phần lên 32,9% vào năm 2007. Do đầu tư nhiều công nghệ mới và tiên tiến nên Viettel Mobile đã thu được một số lượng rất lớn khách hàng, nâng tổng thị phần tăng vọt hàng năm. Để có được kết quả như vậy là do sự đầu tư không nhỏ của toàn thể Công ty cũng như của Tổng Công ty cả về sức người, sức của để xây dựng Công ty ngày một lớn mạnh với một cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. 1.2. Phân tích tình hình phát triển kênh phân phối Bảng 3: kết quả về tình hình phát triển kênh phân phối Kênh tiêu thụ Năm 2005/2004 2006/2005 2004 2005 2006 CL % CL % Tổng số 12.839 18.365 28.257 5.526 43,04 9.892 53,86 Cửa hàng trực tiếp 39 78 122 39 100,00 44 56,41 Đại lý 732 1.205 1.135 473 64,62 -70 -5,81 Điểm bán thẻ 12.068 17.082 27.000 5.014 41,55 9.918 58,06 Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty Viettel Mobile. Tình trạng hoạt động của các kênh phân phối trong Công ty cũng là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty. Do vậy Công ty Điện Thoại Di Động Viettel cần chú trọng tiến hành nhiều biện pháp để tăng số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra thông qua các kênh phân phối này: * Về tổng số cửa hàng tiêu thụ: Qua bảng 3 ta thấy tổng số lượng các cửa hàng đều có xu hướng tăng cao qua các năm. Năm 2005 tổng số là 18.365 cửa hàng, tăng 5.526 cửa hàng, tương ứng 43,04% so với năm 2004, năm 2006 tổng số là 28.257 cửa hàng, tăng 9.892 cửa hàng, tương ứng 53,86% so với năm 2005. * Cửa hàng trực tiếp: Đây là nơi bố trí nhân viên chính thức trong Công ty làm việc, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phục vụ khách hàng, là nơi bán sản phẩm chủ yếu của Công ty (các loại điện thoại, sim, card, thẻ nhớ,..). Năm 2005 số lượng cửa hàng trực tiếp tăng 100% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 56,41% so với năm 2005 điều này đã thể hiện sự chú trọng của Công ty vào khâu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. * Đại lý: Công tác phát triển các đại lý nếu được làm tốt sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thị phần thuê bao của Công ty. Vì việc triển khai tốt các đại lý đã tạo tiền đề cho phát triển hơn 3/4 thuê bao mới của mạng. Tuy nhiên Công ty cũng đã phải rà soát loại danh sách các đại lý không đạt yêu cầu trong tổng số hiện có để cải thiện tình hình của kênh phân phối này. Năm 2005 số lượng các đại lý là 1.205, tăng 64,62% so với năm 2004, năm 2006 là 1.135, giảm (5,8%) so năm 2005. * Điểm bán thẻ: Đây cũng là một lực lượng nòng cốt phát triển mạng lưới bán sim, card ở khắp mọi nơi, là khâu phục vụ nhanh và tiện lợi nhất đối với người tiêu dùng. Năm 2005 có 17.082 điểm bán, tăng 5.014 điểm bán, tương ứng 41,55% so với năm 2004 và năm 2006 là 27.000 điểm bán, tăng 9.918 điểm bán, tương ứng 58,06% so với năm 2005. Ngoài các hệ thống kênh phân phối trên Công ty mới phát triển thêm kênh cộng tác viên với chức năng giúp đỡ Công ty và các kênh phân phối khác hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời Công ty đã duy trì những chính sách về kênh phân phối mạch lạc rõ ràng, phù hợp với yêu cầu kinh doanh. 2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 4: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty di động Viettel (2004 – 2006) TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005/2004 2006/2005 2004 2005 2006 tuyệt đối % tuyệt đối % 1 Tổng Doanh Thu Tr.đồng 466.003,321 1.780.140,389 3.564.576,003 1.314.137,068 282,00 1.784.435,614 100,24 2 Tổng số công nhân viên Người 1.601 1.658 1.658 57 3,56 0 0,00 3 Vốn kinh doanh Tr.đồng 644.204,494 1.431.258,325 2.993.447,304 787.053,831 122,17 1.562.188,979 109,15 4 Vốn cố định Tr.đồng 534.689,730 1.130.694,077 2.454.626,789 596.004,347 111,47 1.323.932,713 117,09 5 Vốn lưu động Tr.đồng 109.514,764 300.564,248 538.820,515 191.049,484 174,45 238.256,266 79,27 6 Lợi Nhuận Trước Thuế Tr.đồng 42.946,462 73.110,554 440.771,782 30.164,092 70,24 367.661,228 502,88 7 Thuế TNDN Tr.đồng 12.025,009 20.470,955 123.416,099 8.445,946 70,24 102.945,144 502,88 8 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 30.921,453 52.639,599 317.355,683 21.718,146 70,24 264.716,084 502,88 9 Tỉ suất lợi nhuận/ Doanh thu % 6,64 2,96 8,9 -3,68 -55,42 5,95 200,68 10 Năng suất lao động bình quân Tr.đồng 291,070 1.073,667 2.149,925 782,597 268,87 1.076,258 100,24 11 Thu nhập bình quân/ người/ tháng Đồng 1.837.069 2.747.175 5.376.706 910.106 49,54 2.629.531 95,72 12 LNST/ Vốn kinh doanh % 4,80 3,68 10,60 -1,12 -23,38 6,92 188,26 13 LNST/ Số lao động bình quân Trđ/ người 19,314 31,749 191,409 12,435 64,38 159,660 502,88 14 Vòng quay vốn lưu động Số vòng 4 6 7 2 50,00 1 16,67 15 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng W và tăng v Chỉ số - - - -  2,47 -  1,02 Nguồn: Phòng Tài chính – Công ty Viettel Mobile. Trong các năm 2005, 2006 ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận, cụ thể như sau: 2.1. Yếu tố doanh thu và lợi nhuận * Yếu tố về doanh thu Ta thấy doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 1.314.137,068 triệu đồng, tương ứng 282%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.784.435,614 triệu đồng, tương ứng 100,24%. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty là do: + Trước hết do có nguồn đầu tư của Tổng Công ty cũng như của Nhà nước cho phép Công ty triển khai một cách thuận lợi các chiến lược cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty. + Vấn đề về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tận dụng được đường dây cáp Bắc Nam sẵn có của quân đội, thêm vào đó lại được lắp mới rất nhiều các thiết bị hiện đại (Lắp 2 MSC trong quý 4 năm 2006, nâng cấp MSCDNG tư 240 lên 500K thuê bao, lắp đặt HRL licence 2000K sub và mở rộng lên 2500K sub cho HLR,…), điều này cũng tạo đà phát triển tốt cho việc nâng số lượng thuê bao của mạng. * Yếu tố lợi nhuận Qua bảng 4 ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng năm 2005 so với năm 2006 của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu là do: tốc độ tăng trưởng của chi phí giảm, các dịch vụ thực hiện năm 2006 nhiều hơn năm 2005: Năm 2005 lợi nhuận sau thuế là 52.639,599 triệu đồng, tăng 70,24% so với năm 2004 và năm 2006 lợi nhuận sau thuế là 317.355,683 triệu đồng, tăng 502,88% so với năm 2005. * Tỉ suất lợi nhuận/ Doanh thu Nhìn vào bảng 4 ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 so với năm 2004 giảm (3,68%). Điều đó chứng tỏ năm 2005 phát triển không tích cực bằng năm 2004, nhưng đến năm 2006 ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu là 8,9%, tăng 200,68% so với năm 2005. ý nghĩa của chỉ tiêu này nói lên rằng cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 8,9 đồng lợi nhuận. Điều này thể hiện sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng và thiết bị hiện đại từ năm 2005 đã bắt đầu phát huy tác dụng. 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vốn cố định, vốn lưu động hàng năm ta thấy đều có sự tăng trưởng lớn. Điều đó là do Công ty đã phối hợp với Tổng Công ty cùng với sự giúp đỡ từ phía Nhà nước nâng cấp chất lượng nguồn vốn để tạo điều kiện cho Công ty có thể mua sắm được nhiều cơ sở hạ tầng thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao được hiệu quả kinh doanh cũng như có được chỗ đứng vững chắc trong môi trường cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt. * Lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh Năm 2005 so với năm 2004 lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh có chiều hướng giảm (1,12%) nhưng đến năm 2006 lại có sự tăng trưởng đáng kể, tăng 6,92%, có nghĩa là Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình và cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 10,60 đồng lợi nhuận. * Vòng quay vốn lưu động Công ty đã biết cách sử dụng tốt nguồn vốn lưu động của mình cụ thể là qua các năm số vòng quay của vốn lưu động đều tăng, năm 2005 là 6 vòng, tăng 2 vòng so với năm 2004, năm 2006 là 7 vòng, tăng 1 vòng so với năm 2005. 2.3. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động * Năng suất lao động bình quân (cũng chính là một chỉ tiêu hiệu quả lao động quan trọng của Công ty) Năng suất lao động là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chung của Công ty nên Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp và chính sách thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động. Năm 2005 qua bảng số liệu 4 cho thấy rằng một lao động có thể tạo ra được 1.073,667 triệu đồng doanh thu, tăng 782,597 triệu đồng, tuơng ứng 268,87% so với năm 2004. Năm 2006 mỗi lao động có thể tạo ra được 2.149,925 triệu đồng doanh thu, tăng 1.076,258 triệu đồng, tương ứng 100,24% so với năm 2005. Có được sự tăng trưởng như vậy là do doanh thu qua các năm tăng lên trong khi số lượng lao động vẫn giữ nguyên, đã làm cho hiệu suất sử dụng lao động cũng tăng theo. * Thu nhập bình quân Năm 2005 thu nhập bình quân của người lao động là 2.747.175 đồng/ tháng, tăng 49,54% so với năm 2004 và năm 2006 là 5.376.706 đồng/ tháng, tăng 95,72% so với năm 2005. Với mức độ tăng tiền lương bình quân như vậy ta thấy rằng, mức sống của CBCNV trong Công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao điều đó cũng đồng nghĩa với việc kết quả làm việc của họ sẽ ngày càng tốt hơn vì đây là mức lương đáng mơ ước so với mặt bằng chung của xã hội xét trong thời điểm hiện tại. * Chỉ số mối quan hệ tốc độ tăng W và tốc độ tăng thu nhập bình quân Đây là một chỉ tiêu nói lên hiệu quả sử dụng lao động của Công ty. Bảng trên cho thấy chỉ số này năm 2005/2004 là 2,47 và năm 2006/2005 là 1,02 – đều lớn hơn 1. Chứng tỏ Công ty đã bảo đảm mối quan hệ trên là hợp lý, có nghĩa là năng suất lao động qua các năm đều tăng nhanh hơn thu nhập bình quân. * Lợi nhuận sau thuế/ Số lao động bình quân (Hệ số doanh lợi của lao động) Năm 2005 một lao động có thể tạo ra được 31,749 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 12,435 triệu đồng/ người, tương ứng 64,38% so với năm 2004. Năm 2006 một lao động có thể tạo ra được 191,409 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 159,660 triệu đồng/ người, tương ứng 502,88% so với năm 2005. Để đạt được năng suất lao động và hệ số doanh lợi của lao động cao như vậy ở Viettel Mobile là do: năm 2005 so với năm 2004 số lao động tăng 57 người nhưng năm 2006 so với năm 2005 ta có thể nhận thấy là lại không tăng thêm một lao động nào. Điều đó chứng tỏ mặc dù mới bước vào lĩnh vực Bưu chính Viễn thông nhưng lực lượng lao động của Công ty đã đạt được trình độ khá chuyên nghiệp trong nghiệp vụ của mình, bắt kịp với thị trường Viễn thông đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt tạo được con số tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lợi nhuận mà bất cứ một doanh nghiệp đang kinh doanh về dịch vụ Viễn thông nào cũng phải mơ ước. 2.4. Phân tích hiệu quả chi phí kinh doanh Bảng 5: Chi phí sản xuất kinh doanh năm (2004 -2006) tt Hạng mục ĐVT Năm so sánh tăng giảm (%) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 1 Tổng chi phí Tr.đ 423.056,859 1.707.029,835 3.123.804,221 303,50 83,00 Chi phí trực tiếp Trđ 380.751,173 1.541.075,641 2.792.282,874 304,75 81,19 Chi phí bán hàng Trđ 38.075,117 159.662,331 311.283,959 319,34 94,96 Quảng cáo, khuyến mãi Trđ 21.702,817 85.967,820 167.606,242 296,11 94,96 Hoa hồng, đại lý Trđ 16.372,300 73.694,511 143.677,717 350,12 94,96 Chi phí quản lý doanh nghiệp Trđ 4.230,569 6.291,863 20.237,387 48,72 221,64 2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 30.921,453 52.639,599 317.355,683 70,24 502,88 3 Tỉ suất lợi nhuận/Chi phí % 7,31 3,08 10,16 -57,87 229,87 Nguồn: Phòng Tài chính – Công ty Viettel Mobile. * Tổng chi phí Qua bảng 5 ta thấy tổng chi phí năm 2005 là 1.707.029,835 triệu đồng, tăng 303,5% so với năm 2004 và năm 2006 là 3.123.904,221 triệu đồng, tăng 83% so với năm 2005 trong đó chi phí trực tiếp chiếm tỉ trọng cao nhất. Vậy ta có thể nhận thấy tổng chi phí qua các năm đều tăng trong đó năm 2005 tăng nhanh hơn tổng doanh thu. Tuy nhiên, năm 2006 tốc độ tăng có thấp hơn nhiều so với năm 2005 và cũng tăng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu so với năm 2005. Vậy có thể kết luận rằng Công ty đã quản lý tốt chi phí đồng thời tăng nhanh quy mô kinh doanh và nâng cao được chất lượng sản phẩm dich vụ dẫn đến doanh thu và lợi nhuận năm 2006 tăng mạnh. * Tỉ suất lợi nhuận/ Chi phí Đây là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của Công ty. Năm 2005 tỉ suất lợi nhuận trên chi phí so với năm 2004 có chiều hướng giảm (57,87%) nhưng lại có sự tăng lên đáng kể vào năm 2006 đạt 10,6%, tăng 229,87% so với năm 2005. Điều này có nghĩa là tình hình sử dụng chi phí năm 2006 đã có được những biện pháp quản lý tốt hơn, giảm được các tổn thất và chi phí không đáng có, đây cũng là một tiêu thức quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Như vậy, thông qua việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Điên Thoại Di Động Viettel (2004 – 2006) ta thấy rằng Công ty đã đạt được những thành công bước đầu trên con đường kinh doanh của mình. Điều đó đã thể hiện rõ nhất qua lợi nhuận mà Công ty thu được đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của Tổng Công ty Viễn Thông Quân Đội Viettel. Bên cạnh đó còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho 1.658 lao động. Tuy đạt được những thành quả như vậy nhưng Công ty vẫn còn những hạn chế nhất định trong hoạt động quản lý cũng như kinh doanh của mình. Chương III: Mục tiêu, phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty điện thoại di động viettel I. mục tiêu, phương hướng phát triển trong giai đoạn tới của công ty điện thoại di động viettel 1. Cơ hội và thách thức Là một doanh nghiệp Quân đội mới bước vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Viễn Thông nên Công ty Điện Thoại Di Động Viettel có những cơ hội và những thách thức nhất định sau: - Công ty Điện thoại Di Động Viettel trực thuộc Tổng Công ty Viễn Thông Quân Đội Viettel (thuộc Bộ Quốc Phòng) nên có được sự hỗ trợ lớn từ Bộ Quốc Phòng và Chính Phủ về mặt chính sách cũng như nguồn vốn, nhân lực, mạng lưới (đặc biệt là tận dụng được hạ tầng Viễn thông Quân đội mà cụ thể ở đây là sử dụng năng lực nhàn rỗi của mạng đường trục Bắc nam Quân đội). Đây là một thế mạnh mà không một công ty nào khi mới tham gia thị trường Viễn thông có thể có được. - Công ty tham gia thị trường Viễn thông khi Chính phủ đang có những ưu đãi, khuyến khích đầu tư để xoá bỏ tính độc quyền trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và đẩy mạnh sự phát triển công nghệ kỹ thuật số của nước ta. Thực tế mức độ thâm nhập thị trường Viễn thông còn thấp, tốc độ tăng trưởng ở lĩnh vực này rất cao nên thị trường Viễn thông rất có tiềm năng. Hơn thế nữa dịch vụ 098 còn là một dịch vụ được đón chờ sau nhiều năm chỉ có VNPT (với kênh phân phối rộng khắp gồm gần 1.200 đại lý, 27.000 điểm bán thẻ, hình ảnh cửa hàng trực tiếp tương đối tốt, về số lượng khách hàng Công ty đã chiếm 26,3% thị phần của cả nước). - Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như ngày nay Viettel Mobile ra đời sau nên có điều kiện thuận lợi lớn về việc lựa chọn công nghệ hiên đại tiên tiến cho việc phát triển dịch vụ của mình, vận dụng được kinh nghiệm của đơn vị đi trước nên có điều kiện hơn cho việc định giá và giảm được chi phí thử nghiệm. - Đội ngũ nhân viên của Công ty tuy không đông đảo, nhưng có tầm hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực, còn rất trẻ, nhiệt tình trong công việc, không ngừng tìm tòi nghiên cứu nhằm khai thác ứng tối đa tính năng ứng dụng của hệ thống. Bên cạnh những cơ hội trên Công ty cũng gặp phải những thách thức sau: - Công ty ra đời trong hoàn cảnh mà lĩnh vực kinh doanh Bưu chính Viễn thông được coi như một ngành độc quyền của Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông (VNPT). Vì vậy Công ty phải cạnh tranh với một đơn vị có tiềm lực rất lớn (đã có gần 10 năm tích luỹ tài chính, bài học kinh doanh, đội ngũ cán bộ và cơ sở khách hàng lớn). Cũng vì đặc thù ra đời sau nên việc kinh doanh của Viettel Mobile phải phụ thuộc rất nhiều vào VNPT (như kết nối, thuê bao đường truyền dẫn nội hạt và liên tỉnh, việc tiếp xúc với khách hàng, hợp tác về mặt kỹ thuật). - Khi gia nhập thị trường Viễn thông Viettel Mobile đang được thị trường nhìn nhận là nhà cung cấp giá thấp. Điều này dễ dẫn đến cách so sánh tương ứng về chất lượng, kênh phân phối rộng lớn nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các đại lý (hình ảnh, năng lực, truyền thông,…), cách tính cước đột phá nhưng được hiểu là giá rẻ, chưa truyền thông được 2 gói cước khác biệt Z60 và Flexi, chưa có chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt. - Một số vấn đề về nguồn lao động cũng rất đáng lo ngại: thiếu cán bộ có trình độ, kinh nghiệm tại một số vị trí chủ chốt, một phần lao động trong quá khứ có năng suất và hiệu quả lao động thấp, nghỉ thai sản nhiều, mặt bằng trình độ nhân viên không đồng đều. - Về vấn đề đầu tư tài chính còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh, tỉ lệ nợ khó đòi chưa được xử lý tốt nên còn rất lớn, giá trị đầu tư cho các tỉnh lớn nhưng hiệu quả thì chưa tương xứng. - Trong thời gian gần đây Nhà nước khuyến khích mở cửa thị trường Viễn thông. Chính vì vậy Công ty đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ không chỉ riêng VNPT mà còn các công ty Viễn thông với các mạng di động khác (Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn, Công ty Viễn thông Hàng hải, Công ty Viễn thông Điện lực, các doanh nghiệp ISP mới). Trong một môi trường cạnh tranh cả về chiều rộng và chiều sâu như thế, Công ty phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác thuộc Tổng Công ty không những để vận động và phát triển, khẳng định mình trong thời kỳ mới mà còn phải vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong ngành Bưu chính Viễn thông. 2. Mục tiêu, phương hướng phát triển và hành động của Công ty trong những năm tới + Thực hiện tốt nhiệm vụ của Tổng Công ty giao cho theo mục tiêu phát triển nhanh mạng điện thoại di động, nâng cao thị phần số thuê bao của Viettel Mobile so với các đối thủ cạnh tranh khác. + Phân cấp quản trị cho các trung tâm trực thuộc nhằm tạo điều kiện cho các trung tâm đó phát huy thế mạnh trong kinh doanh, đủ sức xây dựng Công ty lớn mạnh. + Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện tốt các công tác sau bán như bảo hành, dịch vụ tiếp nhận,… + Tổ chức tốt bộ máy nhân sự, mở các khoá học thường xuyên đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ công nhân viên. + Tăng cường nghiên cứu thị truờng trong khu vực cũng như trên thế giới nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO. + Công ty cần tăng cường các biện pháp kịp thời đảm bảo cho việc thực hiện tốt kế hoạch năm 2007. Bảng 6: Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của Công ty năm 2007 Các chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch năm 2007 Tổng Doanh Thu Tr.đồng 6.758.394,002 Tổng Chi Phí Tr.đồng 5.579.730,088 Lợi Nhuận Sau Thuế Tr.đồng 848.638,018 Tổng Số Lao Động Người 1723 Thị Phần Thuê Bao Của Mạng % 32,9% Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty Viettel Mobile. Ii. một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện Thoại Di Động Viettel 1. Triển vọng phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới (2006 - 2010) có thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5% - 8,5%. Vì vậy xét trên toàn cảnh bao gồm cả chính sách vĩ mô của Nhà nước, sự phát triển của nền kinh tế, cũng như kế hoạch phát triển và định hướng đầu tư của ngành Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 đã chỉ rõ: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ thông tin hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, có tốc độ bao phủ rộng rãi trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện cho toàn xã hội đều có thể được sử dụng. Xây dựng ngành Bưu chính Viễn thông trong xu thế hội nhập công nghệ để trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn, hoạt động có hiệu quả đóng góp ngày càng cao vào sự tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển hiện nay, Viễn thông là thị trường phát triển nhanh và sôi động hơn Bưu chính nên việc phát triển thị trường cũng như giải pháp cho thị trường này cần được lựa chọn cho phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong và ngoài nước, đồng thời ngành Bưu chính Viễn thông và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cần có những biện pháp làm thế nào để sản phẩm, dịch vụ Viễn thông của mình có được chỗ đứng vững chắc trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. 2. Một số biện pháp từ phía Công ty 2.1. Phát huy thế mạnh là một thành viên của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel Là một trong nhiều đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân Đội Viettel được giao nhiệm vụ về mảng điện thoại di động, Công ty cần củng cố lại vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động, nâng cao tính hiệu quả, tạo uy tín với Tổng Công ty. Trong hoạt động kinh doanh cần bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, với các trung tâm trực thuộc Công ty để phối hợp với họ trở thành một hệ thống hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. 2.2. Tăng cường công tác phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Môi trường kinh doanh là môi trường sống của doanh nghiệp, nó tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển cũng như đặt ra không ít những thách thức đối với doanh nghiệp. Để xây dựng kế hoạch - chiến lược thị trường doanh nghiệp nào cũng phải căn cứ vào kết quả phân tích môi trường sống đó để định ra hành động cho mình. Thực vậy, kết quả của việc phán đoán và đề ra kế hoạch chiến lược chỉ có thể đạt được sau khi hiểu rõ về môi trường kinh doanh. Có thể nói đây là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng của công tác lập kế hoạch. Với Vietel Mobile là Công ty mới gia nhập thị trường thì việc phân tích môi trường kinh doanh là là rất cần thiết. Chỉ có thế Công ty mới hiểu được mình nên làm gì, nên xây dựng kế hoạch theo hướng nào là hiệu quả cao nhất. Để có thể phán đoán đúng, sát với tình hình môi trường, Công ty cần giải quyết 3 nội dung cơ bản sau: 2.2.1. Phân tích và dự báo về sự biến đổi của môi trường kinh doanh trong giai đoạn tới Trong định hướng phát triển của Nhà nước đối với Viễn thông Việt Nam chủ trương gây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng và rộng rãi đối với tất cả các thành phần kinh tế là đã khá rõ. Trong giai đoạn tới, nhiệm vụ của các nhà quản trị Công ty là phải làm sao nắm bắt kịp và chính xác thông tin về chủ trương phát triển nhất là đối với các chính sách của Bộ Thông Tin và Truyền Thông. Trước mắt việc cần tiến hành ngay đó là cập nhật các luật về Viễn thông cũng như các văn bản dưới luật đã và sẽ tiếp tục được ban hành. Đây là các điều kiện cho phép hay không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện Thoại Di Động Viettel.docx
Tài liệu liên quan