MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THUỶ
I/ Khái niệm tài sản cố định, vai trò tác dụng của tài sản cố định 3
1. Khái niệm tài sản cố định 3
2. Đặc điểm của tài sản cố định 4
3. Phân loại tài sản cố định 5
4. Vai trò và ý nghĩa của tài sản cố định đối với hoạt động của doanh nghiệp 8
II/ Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng vốn cố định và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Công trình đường thuỷ 10
1. Khái niệm hiệu quả 10
2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty 16
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 22
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THUỶ 25
1. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công trình đường thuỷ 25
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty Công trình đường thuỷ 26
II/ Khảo sát tình hình thực tế sử dụng TSCĐ và xác định hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty công trình đường thuỷ 30
1. Tình hình sử dụng TSCĐ 30
2. Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Công trình đường thuỷ. 33
III/ Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đường thuỷ trong 2 năm 1997, 1998. 37
1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty công trình đường thuỷ qua hai năm 1997 - 1998. 38
2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Công trình đường thuỷ. 43
3. Nhận xét chung về hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty công trình đường thuỷ. 46
PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THUỶ. 48
I/ Những biện pháp đề xuất chung 48
II/ Một số biện pháp chủ yếu áp dụng cho công ty công trình đường thuỷ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới. 51
KẾT LUẬN 54
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Công trình đường thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo dưỡng, sử dụng triệt để khả năng tiềm tàng giá trị tài sản cố định còn lại sẽ tham gia vào chu kỳ kinh doanh kỳ này và kỳ sau. Ngoài cách tính nàychúng ta sẽ phản ánh hiệu quả của chi phí khấu hao tài sản cố định riêng rẽ mà phần sau sẽ đề cập đến. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu (thể hiện năng lực kinh doanh của vốn cố định). Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh của đơn vị, nó có thể được sử dụng so sánh giữa các thời kỳ trong cùng một đơn vị hoặc giữa các đơn vị với nhau trong cùng một thời kỳ.
- Hệ số sinh lời vốn cố định: Hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong kỳ với số dư bình quân của vốn cố định. Và được coi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
HLNVCĐ =
LN
VCĐ
Trong đó: H: Hệ số sinh lợi vốn cố định
LN: Lợi nhuận thu được trong kỳ
VCĐ: Số dư bình quân vón cố định trong kỳ
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn cố định. Cứ một đồng tiền vốn cố định trong một thời kỳ nhất định bỏ ra sẽ thu được báo nhiêu đồng lợi nhuận, do đó chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn cố định sử dụng càng có hiệu quả. Nó để dùng đánh giá chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn vị có cùng qui mô trong cùng thời kỳ.
- Hệ số hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất kinh doanh :
Hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất kinh doanh được xác định bằng hai công thức:
Hd =
M
Và HS =
LN
Dsxkd
Dsxkd
Trong đó:
Hd : Hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất kinh doanh
M : Doanh thu trong kỳ
Dsxkd : Diện tích sản xuất kinh doanh
LN : Lợi nhuận trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị diện tích sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định đơn vị thu được bao nhiêu đòng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả sử dụng hợp lý hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định:
Hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định được xác định bằng hai công thức:
HMFTSCĐ =
M
Và HLFTSCĐ =
LN
FTSCĐ
FTSCĐ
Trong đó :
HMFTSCĐ : Hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định
FTSCĐ : Mức khấu hao tài sản cố định trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ với một chi phí cho tài sản cố định đã bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đốngoanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tài sản cố định sử dụng có hiệu quả.
Bên cạnh những chỉ tiêu tổng hợp trên người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh từng mặt của việc sử dụng vốn cố định trong kỳ.
Thuộc loại này bao gồm những chỉ tiêu sau:
+ Hệ số hao mòn vốn cố định: được xác định bằng tỷ số giá trị còn lại của tài sản cố định với tổng nguyên giá của tài sản cố định tại thời điểm kiểm tra:
Hệ số hao mòn vốn cố định
=
ồ giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm kiểm tra
ồ nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm kiểm tra
Nếu hệ số hao mòn vốn cố định càng tiến gần về 1 chứng tỏ tài sản cố định được đổi mới, công ty có chú ý đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị và những tài sản cố định khác. Ngược lại hệ số này càng tiến gần về 0 thì tài sản cố định đang sử dụng tại công ty càng cũ cho thấy công ty không chú trọng đến đầu tư và hiện đại hoá tài sản cố định.
Chỉ tiêu này một mặt phản ánh số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi để bảo toàn vốn, mặt khác chỉ tiêu, mặt khác chỉ tiêu này còn phản ánh hiện trạng và năng lực vốn và năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị tại thời điểm kiểm tra.
+ Hệ số bảo toàn vốn cố định:
Bảo toàn vốn cố định ở các doanh nghiệp được thực hiện ở quá trình sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh, đảm bảo cho tài sản cố định không bị hư hỏng trước thời hạn, không bị mất mát hoặc ăn chia về vốn, không được tạo ra lãi giả làm giảm vốn cố định. Trong điều kiện có trượt giá tăng lên thì số vốn cố định cũng phải được tăng theo cho phù hợp số vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ được xác định như sau:
VCĐck = [(VCĐđk - VCĐt - VCĐg)] x Htg x Hvh
Trong đó:
VCĐck : Vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ báo cáo
VCĐđk : Vốn cố định phải bảo toàn đầu kỳ báo cáo
VCđt : Vốn cố định tăng trong kỳ báo cáo
VCĐg: Vốn cố định giảm trong kỳ báo cáo
Htg: Hệ số trượt giá trong kỳ báo cáo
Hvh: Hệ số hao mòn vô hình kỳ báo cáo (nếu có)
Sau khi xác định vốn cố định hiện có lúc cuối kỳ và vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ ta xác định được hệ số bảo toàn vốn cố định như sau:
Hệ số bảo toàn vốn cố định
=
Vốn cố định hiện có ở cuối kỳ
Vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ
Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển vốn cố định và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đã không bảo toàn được vốn cố định.
+ Chỉ tiêu về kết cấu tài sản cố định:
Căn cứ vào phương pháp phân loại người ta có thể xây dựng hàng loạt các hệ số (chỉ số) về kết cấu tài sản cố định của đơn vị, các hệ số này đều được xây dựng trên một nguyên tắc chung là: Tỷ số giữa giá trị của một loại hay một nhóm tài sản với tổng giá trị tài sản cố định tại thời điểm kiểm tra. Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định sẽ phản ánh thành phần và quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng tài sản cố định hiện có. Đây là chỉ tiêu quan trọng mà nhà quản lý cần phải quan tâm để có biện pháp đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
+ Các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định:
Thuộc loại này gồm các chỉ tiêu như: Hệ số kết cấu nguồn vốn ngân sách, tín dụng dài hạn ngân hàng, vốn góp cổ phần, vốn vay... Hệ số kết cấu của 1 loại nguồn vốn nào đó sẽ tỷ lệ giữa giá trị của nguồn vốn đó với tổng giá trị của các nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định. Nghiên cứu các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định một mặt sẽ giúp cho người quản lý có biện pháp mở rộng, khai thác các nguồn vốn, mặt khác để kiểm tra hoặc theo dõi tình hình thanh toán, chi trả các khoản vay đúng hạn.
Các chỉ tiêu trên mới chỉ cung cấp những thông tin bước đầu cần thiết về hiệu quả sử dụng vốn cố định nhà quản trị tài chính và các cán bộ kế toán cần kết hợp xem xét đặc điểm sử dụng tài sản cố định thực tế của doanh nghiệp. Có như vậy những ý kiến đánh giá phân tích cũng những giải pháp đề ra mới sát đúng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định: Xây dựng cơ cấu tài sản cố định hợp lý là điều kiện chủ yếu để khai thác đồng bộ, triệt để của công suất máy móc thiết bị. Liên quan đến vấn đề này, ta cần phân tích cơ cấu tài sản cố định thực tế kết hợp với xem xét toàn diện những phương hướng kinh doanh, tình hình thị trường, khả năng các nguồn tài trợ... trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư cho phù hợp nhằm tạo ra cơ cấu tài sản cố định hợp lý.
- Thu hồi và bảo toàn vốn cố định: Giải pháp này bao gồm những nội dung: chọn phương pháp khấu hao, trích lập, phân phối và sử dụng quỹ khấu hao, xử lý các trường hợp mất mát hoặc hư hỏng về tài sản cố định trước thời gian thanh lý. Đánh giá lại tài sản cố định khi thời giá thay đổi đồng thời điều chỉnh hạch toán khấu hao tài sản cố định cho phù hợp. Nhằm thu hồi nguồn vốn đầu tư tránh mất mát hoặc hư hỏng tài sản cố định được xác định trên cơ sở tài sản cố định ở thời điểm gốc với hệ số trượt giá và hệ số hao mòn vô hình (nếu có).
NGt = NG0 x Htg x Hvh
Trong đó:
NGt : Nguyên giá của TSCĐ được đánh giá lại tại thời điểm kiểm tra (thời điểm t bất kỳ).
NG0: Nguyên giá của TSCĐ đó tại thời điểm gốc.
Do vậy, 1 tài sản cố định được đánh giá lại khi giá cả thị trường thay đổi, chủ động điều chỉnh giá hạch toán và mức khấu hao tương ứng với mặt bằng mới thì giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ được xác định theo công thức:
Trong đó:
NGCL : Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại
MK: Mức khấu hao luỹ kế của TSCĐ đó tới thời điểm đánh giá lại.
Đây là một trong những biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn cố định cũng như nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cố định trong công tác quản trị vốn nói chung và quản trị vốn cố định nói riêng.
- Nhượng bán và thanh lý tài sản cố định: Giải pháp này bao gồm nhiều vấn đề như: ra quyết định nhượng bán thanh lý tài sản cố định chưa cần dùng đang dùng nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc những tài sản cố định đã đến thời kỳ sửa chữa lớn nhưng việc đầu tư sửa chữa lớn không mang lại hiệu quả...
- Trách nhiệm vật chất: Giải pháp này tăng cường đến chất lượng vật chất của những người bảo vệ và sử dụng, tận dụng công suất và máy móc thiết bị, khuyến khích phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng thu nhập cho doanh nghiệp bằng cách xây dựng và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thưởng phạt? phạt đối với cá nhân và tập thể người lao động trong việc bảo quản và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Giải pháp về khả năng thanh toán trong việc mua bán tài sản cố định, trích nộp quỹ khấu hao, thu hồi các khoản nợ dây dưa liên quan đến vốn cố định... là những vấn đề quan trọng nhằm bảo toàn vốn cố định cho doanh nghiệp.
Phần II
Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng vốn cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty công trình đường thuỷ
I/ Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Công trình đường thuỷ
1. Đặc điểm chức năng nhiệm vụ của Công ty Công trình đường thuỷ
Được thành lập 1972 với tên gọi Công ty Công trình đường sông I thuộc Cục đường sông. Năm 1986 đổi tên thành xí nghiệp công trình đường thuỷ thuộc Liên hiệp các xí nghiệp quản lý đường sông I - 1989 đổi tên thành Công ty Công trình đường thuỷ thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Công trình đường thuỷ:
Trụ sở: I - 15 Thái Hà - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ: 11.938.112.786 đồng
Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng các công trình đường sông như cảng sông, ụ, ấu, mố xuất, cầu tầu...
Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân có tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
Doanh nghiệp có nhiệm vụ:
+ Làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của nhà nước.
+ Thực hiện đầy đủ nội dung trong đơn xin thành lập và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty Công trình đường thuỷ.
a) Tổ chức bộ máy của Công ty Công trình đường thuỷ
- Công ty Công trình đường thuỷ có các phòng ban như: Ban giám đốc, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật thi công, phòng lao động tiền lương.
+ Ban giám đốc:
1 Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về mọi công việc sản xuất kinh doanh của công ty.
1 Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về đôn đóc các công việc về phần kỹ thuật của công ty.
1 Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm về phần quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
1 Phó giám đốc phụ trách chi nhánh miền Nam: Có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các công việc sản xuất kinh doanh tại chi nhánh miền Nam của Công ty.
1 Phó giám đốc phụ trách chi nhánh miền Tây: có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các công việc sản xuất kinh doanh tại chi nhánh miền Tây của Công ty.
* Phòng Kế toán tài chính:
+ 1 Kế toán trưởng
+ 1 Kế toán tổng hợp
+ 1 Kế toán giá thành và TSCĐ, thu hồi vốn
+ 1 Kế toán thanh toán
+ 1 Kế toán ngân hàng và thủ quỹ
Chịu trách nhiệm tổ chức công tác về kế toán tài chính của Công ty, tư vấn quản lý cho ban giám đốc.
* Phòng Kỹ thuật thi công:
+ 1 trưởng phòng
+ Các nhân viên của phòng
Chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công công trình của toàn bộ Công ty nói chung hay của từng đơn vị xí nghiệp nói riêng.
* Phòng Lao động tiền lương:
+ 1 trưởng phòng
+ Các nhân viên trong phòng
Chịu trách nhiệm về tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
* Phòng Quản lý thiết bị:
+ 1 trưởng phòng
+ Các nhân viên
Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị của toàn bộ Công ty.
* Phòng Hành chính y tế
+ 1 trưởng phòng
+ Các nhân viên
Chịu trách nhiệm về sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
* Văn phòng đoàn thể:
+ 1 trưởng phòng
+ Các nhân viên
Chịu trách nhiệm về các công việc đoàn thể trong Công ty.
* Phòng Kinh tế kế hoạch:
+ 1 trưởng phòng
+ Các nhân viên trong phòng
Chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch kinh doanh đưa lên ban giám đốc xét duyệt.
Cụ thể mô hình của Công ty Công trình đường thuỷ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
kinh doanh
Phó giám đốc
Chi nhánh MN
Phó giám đốc
Chi nhánh MT
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Phòng KTTC
Phòng KTTC
Phòng LĐTL
Phòng TB
Phòng KTKH
Phòng YT
VP ĐT
XN
6
XN TCCGG
4
XN
75
XN
22
XN
20
XN
18
XN
12
XN
10
XN
8
XN
4
b) Tổ chức công tác kế toán ở Công ty Công trình đường thuỷ
Công ty áp dụng theo hình thức kế toán tập trung có sử dụng máy vi tính. Hình thức sổ kế toán đăng ký đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ đối chiếu luân chuyển, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam.
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh toán
Kế toán ngân hàng thủ quỹ
Kế toán
tổng hợp
Kế toán giá thành, TSCĐ, thu hồi vốn
Theo mô hình trên hàng tháng, quý và năm phòng Kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và chi tiết, lập các báo cáo kế toán, phân tích các hoạt động kinh tế của toàn Công ty.
Phòng Kế toán tài chính góp phần quan trọng vào việc quản lý các hoạt động kế toán tài chính.
Hàng tháng, quý, năm phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và chi tiết, lập báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty. Phòng Kế toán gồm 5 người, mỗi người đảm nhiệm một công việc cụ thể, gắn với trách nhiệm công việc là trách nhiệm cá nhân mỗi người. Công việc cụ thể như sau:
* Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chung mọi công việc của phòng kế toán tài chính.
* Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp từ các đơn vị và công nợ nội bộ của Công ty.
* Kế toán giá thành, TSCĐ, thu hồi vốn: Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành giá thành các công trình, phụ trách về TSCĐ của toàn công ty, thực hiện đôn tốc việc thu hồi các loại vốn.
* Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi và hạch toán, thanh toán với ngân sách nhà nước, với các thành phần kinh tế và các cá nhân khác.
* Kế toán ngân hàng, thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về các công việc có liên quan đến ngân hàng, quỹ tiết kiệm, tín dụng... và hoàn thành công tác thủ quỹ.
II. Khảo sát tình hình thực tế sử dụng TSCĐ và xác định hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Công trình đường thuỷ
1. Tình hình sử dụng STCĐ.
* Đặc điểm vốn cố định của công ty Công trình Đường Thuỷ.
Công ty công trình đường thuỷ là đơn vị thi công xây lắp, bao thầu với chuyên ngành chính là thi công xây lắp các công trình thuỷ công thuộc ngành giao thông đường thuỷ.
Các công trình chủ yếu mà công ty thường thi công là: cầu cảng, mố suất, cầu tầu.... Vì vậy hàng hoá mà công ty cung cấp là các công trình thuỷ có thể đi vào sử dụng.
Từ khi được thành lập (1972) cho đến nay đơn vị thường xuyên được giao nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình thuỷ công theo kế hoạch trong ngành và nhà nước giao.
Xuất phát từ đặc điểm và phương thức kinh doanh trên, vốn cố định của công ty có một số đặc điểm nổi bật sau:
- Nguồn vốn cố định chủ yếu do nhà nước cấp.
- Nhiều TSCĐ được cấp từ khi thành lập đến nay vẫn còn sử dụng. Hàng năm nhà nước và công ty bổ xung, sửa chữa và thay thế một số TSCĐ đã không còn khả năng sử dụng.
- Tài sản cố định hàng hoá của công ty chiếm 40% trong tổng số tài sản.
- Hiệu quả của các TSCĐ không còn cao do sự lạc hậu của nó.
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty chỉ có TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ tài chính không có trong danh mục TSCĐ của công ty. Mặt khác , hàng năm công ty thường tu bổ tài sản cố định để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của nó nên trong danh mục TSCĐ và đầu tư dài hạn có khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm khoảng 0,5% trong tổng tài sản của công ty.
* Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty trong 2 năm 1997, 1998.
Từ năm 1986 do chính sách của nhà nước tăng cường tự chủ mở rộng sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh, đơn vị đã tự chủ vay vốn đầu tư của ngân sách nhà nước và sử dụng khuyến khích phát triển sản xuất để mua sắm thêm một số trang thiết bị phục vụ sản xuất và thay thế cho một số trang thiết bị được nhà nước cấp sát ban đầu đã hết giá trị sử dụng hoặc lạc hậu quá. Và từ khi thực hiện quyết định 217 của hội đồng nhà nước về hạch toán kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh. Đơn vị đã chuyển từ chế độ hạch toán bao cấp sang phương thức hạch toán kinh doanh độc lập, và công ty đã dần dần đi vào ổn định.
Bảng : Tình hình tăng giảm TSCĐ trong 2 năm 1997, 1998.
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
So sánh 98/97
ST
%
TSCĐ và đầu tư dài hạn:
7.911.134.412
8.129.533.865
218.399.453
2,76
- TSCĐ hữu hình:
7.800.226.587
7.880.005.472
79.778.885
1,02
+ Nguyên giá
16.732.149.202
18.093.465.992
1.361.316.790
8,14
+ Giá trị hao mòn
8.931.922.615
10.213.460.520
1.281.537.905
14,3
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
110.907.825
249.528.393.
138.620.568
125
Nhìn vào bảng phân tích tình hình tài sản cố định của công ty. Ta thấy tài sản cố định của công ty năm 1998 tăng so với năm 1997 là 2,76% tương ứng với số tiền là 218.399.453 (đồng).
Trong đó tài sản cố định hữu hình tăng với tỉ lệ 1,02% tương ứng với số tiền là 79.778.885(đồng). Như vậy tài sản cố định hữu hình tăng với tỉ lệ thấp hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn, điều này có thể do đặc điểm về tính sử dụng lâu dài của tài sản cố định hữu hình nên công ty chỉ bổ sung một số ít tài sản cố định hữu hình mới do yêu cầu cần thiết phải bỏ sung trong khi thi công các công trình.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 98 tăng lên so với năm 97 với tỉ lệ rất cao, tương ứng là 125% với số tiền là 183.620.568 (đồng). Từ chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy, công ty rất trú trọng việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trong công ty nhằm dần dần hoàn thiện trụ sở của công ty, nhà kho, cửa hàng, và cũng là để phục vụ cho quá trình kinh doanh và bảo quản các tài sản cố định, nguyên vật liệu... được thuận lợi hơn và có hiệu quả hơn.
2. Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Công trình đường thuỷ.
Phân tích các hoạt động kinh tế nói chung cũng như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng đều được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Mỗi phương pháp phân tích đều có mục đích nhằm cung cấp thông tin cho quản lý. Thông qua việc nghiên cứu đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản cố định chỉ rõ chất lượng công tác của doanh nghiệp , tình hình sử dụng tài sản cố định, những nhân tố kém tăng giảm tài sản cố định và hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Phát hiện những khả năng tiềm tàng để đề xuất những biện pháp khắc phục yếu kém và có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong kỳ tới.
Tất cả các phương pháp sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định đều lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và kinh tế chính trị, xã hội học chủ nghĩa làm cơ sở.
Các phương pháp thường sử dụng là phương pháp so sánh, phương pháp thay thế, phương pháp liên hoàn, phương pháp chênh lệch. Ngoài ra trong một số trường hợp người ta còn dùng các phương pháp đồ thị hay phương pháp chỉ số.
Tại công ty Công ty Công trình đường thuỷ nhiều năm qua đã và đang sử dụng phương pháp so sánh để xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty. Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để xác định kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu. Người ta có thể so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối.
Bằng phương pháp so sánh tuyệt đối, công ty so sánh lượng tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua các kỳ kinh doanh. Cụ thể, kết quả phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty năm 1997 và 1998, ta có một số kết quả so sánh sau:
- So sánh vốn cố định bình quân năm 1998 và năm 1997.
VCĐbq 1998 - VCĐ bq 1997 = 7.840.116.129 - 7.775.868.282
= 64.247.747 (đồng).
Như vậy, vốn cố định bình quân năm 1998 đã tăng lên so với năm 1997là 64.247.747 (đồng) tương ứng với mức tăng là 0,83%.
Để đánh giá một cách chính xác xem việc tăng tài sản cố định của công ty có đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty hay không, công ty đã dùng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận để có những kết luận cụ thể.
- So sánh doanh thu năm 1998 so với năm 1997.
DT98 - DT 97 = 14.924.291.333 (đồng)
- So sánh LN năm 198 so với năm 1997.
LN98 - LN97 = 53.728.093 (đồng).
Như vậy doanh thu năm 1998 tăng so với năm 1997 là 14.924.291.333 (đồng) với tỉ lệ tăng 23,15%.
Lợi nhuận 1998 tăng so với lợi nhuận 1997 là 53.728.093. Với tỷ lệ tăng 3,69%. Qua việc sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, ta thấy năm 1997 và 1998 công ty đang kinh doanh có lãi, doanh thu mỗi năm 1 tăng lên. Dẫn đến lợi nhuận cũng tăng lên và tỉ lệ tăng này đều lớn hơn tỉ lệ tăng của vốn cố định bình quân. Từ thực tế này ta thấy việc đầu tư tài sản cố định hàng năm và công ty sử dụng chung rất có hiệu quả. Tuy nhiên, với phương pháp so sánh tuyệt đối, việc đưa ra các quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh chưa thể chính xác, công ty cần phải dựa vào các kết quả của phương pháp so sánh bằng số tương đối. Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Việc gắn phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối sẽ giúp cho công ty đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn hơn.
Cụ thể, công ty dùng phương pháp so sánh số tương đối để xem xét các chỉ tiêu như:
M (doanh thu thực hiện kỳ nghiên cứu)
HMVCĐ (hiệu suất sử dụng VCĐ =
VCĐ ( số dư bình quân VCĐ kỳ n;/cứu)
64.456.731.821
HMVCĐ1997 = = 8,29
7.775.868.282
79.381.023.154
HMVCĐ 1998 = = 10,12
7.840.116.029
Qua đây ta thấy. HMVCĐ 1998> HMVCĐ 1997, tức là hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 1998 lớn hơn hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 1997. Hay, trong năm 1998, công ty cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì tương ứng thu về 10,12 đồng doanh thu, còn năm 1997 cũng bỏ ra 1 đồng vốn cố định công ty chỉ thu về 8,29 đồng doanh thu. Như vậy khả năng sản sinh ra doanh thu trên 1 đồng vốn cố định tăng 1,83 đồng tương ứng với 22,07%. Con số này có thể cho ta thấy được việc khai thác giá trị tài sản cố định trong năm 1998 là khá có hiệu quả. Công ty cần phát huy tiến độ kinh doanh và cố gắng hơn nữa để đạt hiệu quả sử dụng tài sản cố định một cách tối ưu nhất.
- Chỉ tiêu tiếp theo mà công ty sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định là hệ số sinh lợi vốn cố định, tức là công ty xem xét mức độ sản sinh lợi nhuận của vốn cố định.
LN
Cụ thể , HLVCĐ=
VCĐ
1.456.722.140
HLVCĐ 1997 = = 0,18 đ
7.775.868.282
1.510.450.233
HLVCĐ 1998 = = 0,19
7.840.116.029
Nhìn vào kết quả tính trên ta thấy, năm 1997 cứ 1 đồng vốn cố định được sử dụng, đem lại cho công ty 0,18 đồng lợi nhuận. Con số này đối với năm 1998 có cao hơn, cụ thể là 0,19 đồng song với mức tăng 0,01 đồng năm 98 so với 97 và tỉ lệ tăng 5% , cho ta thấy kết quả là rất thấp nếu đem so sánh với mức tăng của doanh thu trên 1 đồng vốn cố định. Từ đó ta thấy công ty vẫn còn 1 số chi phí khá lớn dẫn đến lợi nhuận có tỉ lệ tăng thấp.
- Nhằm đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn việc sử dụng tài sản cố định, công ty dùng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định.
M LN
HMFTSCĐ = và Hl FTSCĐ =
FTSCĐ F TSCĐ
Năm 1997 chỉ tiêu HMFTSCĐ = 7,22 và HLFTSCĐ = 0,16
Năm 1998 chỉ tiêu HMFTSCĐ= 7,76 và HL FTSCĐ= 0,15
Như vậy hiệu quả sử dụng chi phí tài sản tính theo doanh thu của công ty năm 1998 tăng lên so với năm 1997 là 0,54 đồng trên 1 đồng khấu hao tài sản cố định và tăng với tỉ lệ 7,5%.
Còn chỉ tiêu, hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định tính theo lợi nhuận năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,01 đồng trên 1 đồng giá trị khấu hao tài sản cố định, tỉ lệ giảm 6,25%. Điều này càng khẳng định cho ta thấy rằng, năm 1998 công ty có các khoản chi phí vượt trội so với năm 1997 làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm đi tương đối nếu tính trên khả năng sinh lợi khi sử dụng 1 đồng khấu hao tài sản cố định.
Qua việc phân tích phương pháp xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty thông qua một số chỉ tiêu trên, ta thấy: Nhìn chung việc sử dụng tài sản cố định của công ty đã đem lại kết quả tốt, Lợi nhuận và doanh thu đều tăng lên khi tăng tài sản cố định, tuy nhiên tỉ lệ tăng của lợi nhuận/1 đồng tài sản cố định 1998 so với 97 thấp hơn tỉ lệ tăng của doanh thu tính trên 1 đồng tài sản cố định, điều này được lý giải do năm 1998 công ty có các khoản chi phí lớn hơn năm 1997, và nếu tăng chi phí lớn hơn mức tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận có mức tăng nhỏ hơn mức tăng của doanh thu. Vì vậy, công ty cần quản lý các khoản chi phí chặt chẽ hơn để kết quả kinh doanh có hiệu quả hơn.
III/ Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đường thuỷ trong 2 năm 1997, 1998.
- Trong những năm vừa qua nền kinh tế trong khu vực vừa trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của cá nhân mỗi nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tình hình sản xuất kin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33980.doc