MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.2
MỤC LỤC .3
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.7
DANH MỤC CÁC BẢNG.8
DANH MỤC CÁC HÌNH.10
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu . 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
4. Phạm vi nghiên cứu . 2
5. Giả thuyết khoa học. 2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
7. Phương pháp nghiên cứu . 3
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 4
1.2. Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông . 8
1.2.1. Khái niệm quá trình dạy học hóa học [29] . 8
1.2.2. Mục tiêu dạy học hóa học THPT [29],[30] . 9
1.2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học [8], [30] . 10
1.3. Tính tích cực trong học tập. 10
1.3.1. Khái niệm [5] . 10
1.3.2. Dấu hiệu của tính tích cực học tập [44] . 11
1.3.3. Những biện pháp nâng cao tính tích cực học tập [5] . 12
1.4. Phương pháp dạy học tích cực. 13
194 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao kết quả học tập phần kim loại hóa học lớp 12 ban cơ bản với đối tượng học sinh trung bình – yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NaOH thì hiện tượng quan sát được có giống
nhau không? Giải thích.
32 24 Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy
nước trong nhưng để lâu thì thấy nước vẩn đục, có màu vàng?
25 Vì sao khi cho dd FeCl3 vào dd Na2CO3 lại có kết tủa nâu đỏ và bọt
khí xuất hiện?
26 Có phản ứng hóa học xảy ra khi cho dd Fe(NO3)2 vào dd AgNO3
80
không? Hãy tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm, mô tả hiện tượng và
giải thích.
27 Khi cho đinh sắt vào dd muối đồng (II) thì có đồng được giải phóng
ra. Nếu cho lá đồng vào dd muối sắt (III) thì có hiện tượng gì xảy ra
không? Hãy tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm và giải thích.
28 Vì sao người ta lại dùng tôn (sắt tráng kẽm) để lợp nhà mà không
dùng sắt tây (sắt tráng thiếc)?
29 Có hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ dd Br2 vào dd FeCl2 không? Hãy tiến
hành thí nghiệm kiểm nghiệm và giải thích.
30 Có thể dùng những chất nào làm thuốc thử để phân biệt dd muối sắt
(II) và muối sắt (III)? Mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
33 31 Quặng sắt có lẫn nhiều đolomit, trong quá trình luyện gang, người ta
cho chất chảy nào sau đây vào?
A. Xinvinit. B. Boxit. C. Than đá. D. Đất sét.
32 Vì sao trong quá trình luyện gang người ta lại cho thêm chất chảy
vào?
33 Than cốc đóng vai trò gì trong quá trình sản xuất gang?
34 Vì sao dụng cụ bằng gang và thép cacbon dễ bị ăn mòn trong không
khí ẩm?
34 35 Vì sao crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt nhưng lại được
dùng mạ lên sắt để bảo vệ sắt?
36 Có hiện tượng gì xảy ra không khi nhỏ dd K2Cr2O7 vào ống nghiệm
chứa 2 ml dd FeSO4 và 1ml dd H2SO4? Hãy làm thí nghiệm kiểm
nghiệm và giải thích.
37 37 Vì sao khi cho Na vào dd FeCl3 lại xuất hiện kết tủa nâu đỏ?
38 Vì sao để bảo quản dd muối sắt (II) trong điều kiện thường người ta
thường cho thêm vào dung dịch muối một ít bột sắt hoặc đinh sắt?
39 Vì sao hỗn hợp Fe2O3 và Cu theo tỉ lệ mol 1:1 lại tan hết trong dd HCl
dư?
40 Vì sao khi cho thanh kẽm vào dd FeCl2 khối lượng thanh kẽm lại
giảm còn khi cho thanh kẽm có cùng khối lượng vào dd AgNO3 khối
lượng thanh kẽm lại tăng?
Khi sử dụng PPDH nêu vấn đề với đối tượng HS TBY, trong quá trình dạy HS nêu
81
và giải quyết vấn đề, GV cần chuẩn bị hệ thống những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS.
Những câu hỏi này cần được chia nhỏ và sắp xếp theo một trình tự logic để khi HS
tham gia trả lời lần lượt các câu hỏi, các em có được cảm giác là người đang khám
phá, nghiên cứu tri thức khoa học.
2.3.5.3. Sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực
Trong dạy học môn hóa học ở trường phổ thông, TNHH là một phương tiện dạy
học không thể thiếu để giúp HS nghiên cứu những hiện tượng hóa học và để rèn luyện
kỹ năng thực hành và giải các bài tập thực nghiệm. Sử dụng TNHH là một PPDH rất
quan trọng, góp phần quyết định chất lượng lĩnh hội môn hóa học. TNHH giúp HS dễ
hiểu bài và hiểu một cách sâu sắc hơn. Thông qua TNHH quá trình học tập – nhận
thức của HS xuất phát từ quá trình nhận thức cảm tính từ trực quan đến tư duy trừu
tượng và rút ra kiến thức, khái niệm qua hoạt động tư duy. Ngoài ra, TNHH còn giúp
nâng cao lòng tin của HS vào khoa học, phát triển tư duy của HS và góp phần nâng
cao hứng thú học tập môn hóa học.
Nội dung chương 6,7 SGK hóa học 12 ban cơ bản gồm chủ yếu các bài nghiên
cứu về các nguyên tố và các hợp chất hóa học rất thuận tiện để GV tăng cường sử
dụng TNHH. Sau đây là một số TNHH có thể thực hiện khi giảng dạy chương 6,7:
Bảng 2.3: Hệ thống các thí nghiệm có thể thực hiện chương 6,7
Bài STT Tên TN Hóa chất, dụng cụ Loại TN –
PP sử dụng
25 1 Natri tác dụng
với oxi
Na, bình chứa khí oxi đã được
điều chế sẵn, môi sắt, đèn cồn.
TN GV –
minh họa
2 Natri tác dụng
với Cl2
Na, bình chứa khí clo đã được
điều chế sẵn, môi sắt, đèn cồn.
TN GV –
minh họa
3 Natri tác dụng
với nước
Na, ống nghiệm, nước cất, dd
phenolphtalein, ống nhỏ giọt, kẹp
gỗ, giá để ống nghiệm.
TN GV –
minh họa
4 Tính chất lưỡng
tính của
NaHCO3
Dd NaHCO3, dd HCl, dd NaOH,
dd CaCl2, dd Ca(OH)2, ống
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TH HS – TN
nêu vấn đề
82
5 Tính chất
Na2CO3
Dd Na2CO3, quỳ tím, dd BaCl2,
dd HCl, ống nghiệm, ống nhỏ
giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.
TH HS – TN
kiểm nghiệm
26 6 Tính chất
CaCO3,
Ca(HCO3)2
CaCO3, dd HCl, dd Ca(OH)2, đèn
cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí,
bình kíp đơn giản (điều chế CO2),
ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống
nghiệm.
TN GV – TN
nêu vấn đề
7 TN làm mềm
nước cứng tạm
thời
Dd Ca(HCO3)2, dd Ca(OH)2, dd
Na2CO3, đèn cồn, ống nghiệm,
ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống
nghiệm.
TN HS – TN
nêu vấn đề
27 8 Al tác dụng với
oxi
Bột nhôm, môi sắt, đèn cồn TN GV – TN
kiểm nghiệm
9 Al tác dụng với
H2O, với dd
NaOH
Lá Al, dd HgCl2, nước cất, dd
NaOH, ống nghiệm, ống nhỏ giọt,
kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.
TN GV – TN
nêu vấn đề
10 Tính chất lưỡng
tính của Al2O3
Al2O3, dd HCl, dd NaOH, ống
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TN GV – TN
nêu vấn đề
11 Điều chế và thử
tính chất lưỡng
tính của
Al(OH)3
AlCl3, dd NH3, dd H2SO4 loãng,
dd NaOH, ống nghiệm, ống nhỏ
giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.
TN GV – TN
nêu vấn đề
28 12 Nhận biết các
mẫu nước
4 ống nghiệm chứa lần lượt: nước
cất, dd Ca(HCO3)2, dd CaCl2,
dd Ca(HCO3)2 và CaCl2, dd
Na2CO3, dd HCl, dd NaOH, ống
nghiệm,ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TN HS – TN
thực nghiệm
29 13 Nhận biết các
chất rắn: CaO,
Al2O3, MgO.
CaO, Al2O3, MgO, nước cất, ống
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TN HS – TN
thực nghiệm
83
14 Nhận biết các
dd: NaCl,
MgCl2, AlCl3.
Dd: NaCl, MgCl2, AlCl3, NaOH,
ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ,
giá để ống nghiệm.
TN HS – TN
thực nghiệm
30 15 So sánh khả
năng phản ứng
của Na, Mg, Al
với nước
Na, Mg, Al, nước cất, dd
phenolphtalein, đèn cồn, ống
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TN thực
hành của HS
16 Nhôm tác dụng
với dd kiềm
Al, dd NaOH, đèn cồn, ống
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TN thực
hành của HS
17 Tính chất lưỡng
tính của Al2O3
Dd AlCl3, dd NH3, dd H2SO4
loãng, dd NaOH, ống nghiệm, ống
nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống
nghiệm.
TN thực
hành của HS
31 18 Fe tác dụng với
O2
Dây Fe, bình chứa khí oxi, đèn
cồn, mẫu than gỗ.
TN GV –
minh họa
19 Fe tác dụng với
Cl2
Dây Fe, bình chứa khí clo, đèn
cồn
TN GV –
minh họa
20 Fe tác dụng với
dd HCl
Đinh sắt, dd HCl, dd NaOH, ống
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TN GV –
minh họa
32 21 Điều chế
Fe(OH)2
Dd FeCl2, dd NaOH, đèn cồn, ống
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TN GV – TN
nghiên cứu
22 Tính khử của
muối sắt (II)
Dd FeSO4, dd H2SO4 loãng, dd
KMnO4, ống nghiệm, ống nhỏ
giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.
TN GV – TN
nghiên cứu
23 Tính oxi hóa
của muối sắt
(III)
Fe, Cu, dd FeCl3, dd KI, ống
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TN GV – TN
nghiên cứu
34 24 Thử tính oxi hóa
của K2Cr2O7
Dd K2Cr2O7, dd H2SO4 loãng, dd
FeSO4, ống nghiệm, ống nhỏ giọt,
kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.
TN GV – TN
nghiên cứu
84
25 Sự chuyển hóa
giữa ion cromat
và ion đicromat
Dd K2Cr2O7, dd H2SO4 loãng, dd
NaOH, ống nghiệm, ống nhỏ giọt,
kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.
TN GV – TN
nghiên cứu
37 26 Nhận biết các
kim loại riêng
biệt: Al, Fe, Cu,
Na
Al, Fe, Cu, Na, nước cất, dd HCl,
ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ,
giá để ống nghiệm.
TN HS – TN
thực nghiệm
27 Nhận biết các dd
riêng biệt:
AlCl3, CuCl2,
NaCl, FeCl2,
FeCl3
dd: AlCl3, CuCl2, NaCl, FeCl2,
FeCl3, NaOH, ống nghiệm, ống
nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống
nghiệm.
TN HS – TN
thực nghiệm
28 Tính chất muối
sắt (III)
Dd FeCl3, quỳ tím, dd Na2CO3,
ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ,
giá để ống nghiệm.
TN GV –
nghiên cứu
39 29 Điều chế FeCl2 Đinh sắt, dd HCl, ống nghiệm,
ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống
nghiệm.
TN thực
hành của HS
30 Điều chế
Fe(OH)2
Dd FeCl2, dd NaOH, đèn cồn, ống
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá
để ống nghiệm.
TN thực
hành của HS
31 Thử tính oxi hóa
của K2Cr2O7
Dd K2Cr2O7, dd H2SO4 loãng, dd
FeSO4, ống nghiệm, ống nhỏ giọt,
kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.
TN thực
hành của HS
Để việc sử dụng TNHH mang lại hiệu quả cao trong việc phát huy tính tích cực
của HS thì GV nên lưu ý:
- Cần kết hợp sử dụng thí nghiệm với các PPDH tích cực như đàm thoại ơrixtic,
dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng bài tập hóa học, để tổ chức các hoạt
động dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau.
- GV nên sử dụng thí nghiệm làm phương tiện và nguồn kiến thức để giúp HS khai
thác và tự lực tìm ra kiến thức mới, nghĩa là tăng cường sử dụng TNHH theo phương
pháp nghiên cứu hơn là phương pháp minh họa.
85
- Với đối tượng HS TBY, khi sử dụng thí nghiệm, GV nên chuẩn bị hệ thống câu
hỏi và dùng lời nói dẫn dắt HS khai thác thí nghiệm; với những nội dung thích hợp
GV có thể giao nhiệm vụ học tập cho HS làm việc theo cá nhân hoặc nhóm, để qua đó
HS tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức cho mình.
- Sử dụng các thí nghiệm vui trong hoạt động học tập của giờ luyện tập góp phần
làm tăng hứng thú học tập của HS. Ví dụ khi dạy bài luyện tập “Tính chất của kim
loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng”, GV có thể tiến hành thí nghiệm
đốt tàu chiến địch hoặc thí nghiệm bốc vỏ trứng mà không cần dùng tay và yêu cầu
HS giải thích hiện tượng quan sát dựa trên các kiến thức đã học.
- Trong một số trường hợp GV không đủ điều kiện tiến hành thí nghiệm thật trên
lớp thì có thể thay thế bằng hình ảnh, mô phỏng hoặc phim thí nghiệm. Tác giả đã sưu
tầm một số phim thí nghiệm và mô phỏng phục vụ cho việc dạy học chương 6,7 SGK
hóa học 12 ban cơ bản (Kèm theo đĩa CD).
2.3.6. Biện pháp thứ sáu: Tăng cường kiểm tra đánh giá
Trong dạy học, việc kiểm tra đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận
định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. HS TBY có đặc điểm là ý
thức tự giác học tập chưa cao, chưa có động cơ học tập, vì vậy cần tăng cường
kiểm tra đánh giá để giúp các em có thói quen học bài thường xuyên hơn, góp phần
nâng cao ý thức học tập của các em. Trong một tiết học, GV có thể kiểm tra đánh
giá ở bất kì thời điểm nào với những hình thức phù hợp, nhưng không nên gây tâm
lí căng thẳng cho HS. Với các HS có sự tiến bộ GV cần có lời động viên, khen ngợi
giúp các em tự tin hơn trong học tập.
• Kiểm tra đầu giờ học (kiểm tra miệng)
GV nên thường xuyên có khâu kiểm tra trước khi học bài mới để HS có ý thức
hơn trong học tập. Để việc kiểm tra đầu giờ học mang lại hiệu quả cao, GV cần lưu
ý:
86
- Để có thể kiểm tra nhiều HS, giáo viên nên kết hợp trả lời miệng với viết bảng.
GV gọi cùng một lúc 2-3 em lên bảng, chia bảng ra làm hai hay ba phần, mỗi phần
viết câu hỏi cho riêng từng em.
- Thay vì chỉ kiểm tra một số HS, GV có thể kiểm tra được cả lớp bằng cách cho
các em làm bài kiểm tra viết với thời gian ngắn (từ 5 đến 10 phút). GV có thể tiến
hành theo hình thức này vài lần trong một học kì giúp HS tạo thói quen phải luôn
học bài ở nhà.
- Ngoài kiểm tra lí thuyết, GV có thể kiểm tra cả việc làm bài tập ở nhà của HS
bằng cách gọi HS lên bảng sửa một số bài tập đơn giản không chiếm quá nhiều thời
gian ảnh hưởng đến việc dạy bài mới.
- Tăng cường kiểm tra việc tự học của HS ở nhà. GV có thể nhờ tổ trưởng kiểm
tra vở bài tập của các HS còn lại trước khi vào tiết học hoặc vào đầu tiết học GV đi
vòng quanh lớp học xem qua tập một lượt tổng quát. Trong trường hợp không có
nhiều thời gian GV có thể gọi một số HS đem vở bài tập lên để GV kiểm tra trong
quá trình kiểm tra miệng HS.
• Kiểm tra trong khi dạy bài mới
Quá trình kiểm tra đánh giá có thể diễn ra xen kẽ với giảng bài mới trong tiến
trình của bài lên lớp hóa học, nhất là những bài học có sự kế thừa kiến thức cũ để giải
quyết vấn đề học tập. GV đặt câu hỏi liên quan đến bài cũ, rồi yêu cầu HS đứng tại
chỗ trả lời.
Ví dụ khi dạy phần điều chế kim loại kiềm, GV có thể đặt một số câu hỏi như
sau:
- Em hãy nhắc lại nguyên tắc chung để điều chế kim loại từ đó suy ra nguyên tắc
chung điều chế kim loại kiềm.
- Có những phương pháp nào để điều chế kim loại?
- Từ vị trí các kim loại kiềm trong dãy điện hóa, em hãy cho biết các ion kim loại
kiềm có dễ bị khử thành kim loại hay không? Vậy có thể lựa chọn phương pháp nào
để điều chế kim loại kiềm?
87
Những kiến thức GV yêu cầu nhắc lại rất cơ bản, hoặc là những câu hỏi GV đã
cho trước các em HS về chuẩn bị. Thông qua kiểm tra, HS thường xuyên được củng
cố lại kiến thức cũ, từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức mới vững chắc hơn và thấy
được sự liên quan giữa các kiến thức đã học.
Đối với những tiết luyện tập, ôn tập thì GV có nhiều thời gian hơn để đi xuống
lớp kiểm tra bài làm của các em ở nhà, qua đó phát hiện những kiến thức bị hỏng
của HS để chấn chỉnh kịp thời.
• Kiểm tra cuối tiết học
Việc kiểm tra của GV tại thời điểm này thường là kiểm tra những kiến thức GV
vừa dạy giúp GV biết được khả năng tiếp thu của HS để kịp thời điều chỉnh; qua đó
GV còn biết được những đối tượng nào thường hay lơ là, không chú ý trong lớp học
để nhắc nhở, những HS chậm tiếp thu GV sẽ có những biện giúp đỡ các em kịp thời.
GV chỉ nên hỏi những câu hỏi ngắn gọn, bám sát trọng tâm của tiết học trong thời
gian không quá 5 phút. GV có thể kết hợp các câu hỏi kiểm tra với việc hệ thống
hóa kiến thức bài học bằng SĐTD để yêu cầu HS tham gia vào quá trình lập sơ đồ
tư duy bài học. Đồng thời GV cũng có thể yêu cầu HS tự thiết lập SĐTD nội dung
bài học theo nhóm hoặc cá nhân. Với nhóm HS, GV yêu cầu các em trình bày vào
bảng phụ và treo lên bảng khi hoàn thành, sau đó GV gọi đại của một nhóm bất kì
lên trình bày. Với cá nhân HS, GV yêu cầu các em lập sơ đồ tư duy vào vở ghi bài,
sau đó GV gọi đại diện một số HS đem tập lên để GV kiểm tra.
• Một số lưu ý trong kiểm tra đánh giá:
- Khi kiểm tra cần phối hợp điểm mạnh của hai phương pháp trắc nghiệm khách
quan và tự luận. Cần phân hóa câu hỏi kiểm tra thành 3 cấp độ: câu hỏi tái hiện, câu
hỏi giải thích – minh họa, câu hỏi suy luận. Ngoài kiểm tra việc tái hiện các kiến
thức, lặp lại các kỹ năng đã học cần lưu ý khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo
trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
- GV cần chuẩn bị sẵn danh sách những em sẽ được gọi lên kiểm tra, chuẩn bị
các câu hỏi và bài tập phù hợp với trình độ các em, không nên hỏi dễ quá hoặc khó
quá. Với học sinh TBY câu hỏi cần đơn giản, vừa sức và bám sát trọng tâm.
88
- GV không nên tạo áp lực quá lớn với những buổi kiểm tra đầu giờ, tăng cường
kiểm tra những HS yếu, HS chưa có ý thức tự giác học để các em không chủ quan.
Tùy thuộc vào nội dung của bài mới nhiều hay ít mà GV linh hoạt trong kiểm tra
đánh giá, có thể không kiểm tra đầu giờ nhưng lại kiểm tra những kiến thức cũ qua
tiết dạy bài mới.
- GV cần tăng cường kiểm tra năng lực tự học của HS thông qua kiểm tra việc
làm bài tập và soạn bài ở nhà theo yêu cầu của GV.
- Có thể dùng các phương pháp khác nhau trong đánh giá, ngoài GV đánh giá HS,
GV cần tạo điều kiện cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. GV phải thật khách
quan và chính xác trong khâu đánh giá. Với HS TBY cần khuyến khích bằng lời
khen, lời động viên và những điểm tốt để các em tự tin vươn lên trong học tập.
2.3.7. Biện pháp thứ bảy: Gây hứng thú học tập cho học sinh
Đối với học sinh TBY, việc gây hứng thú học tập là vô cùng cần thiết, góp phần
thúc đẩy động cơ học tập cho HS. Có rất nhiều biện pháp để gây hứng thú trong dạy
học môn hóa học, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu những biện pháp tác động
trực tiếp đến tâm lý của các em trong quá trình GV thực hiện bài lên lớp.
2.3.7.1. Liên hệ kiến thức bài giảng với thực tế cuộc sống
Hóa học là một môn học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Bài giảng sẽ hay
hơn, phong phú và sinh động hơn khi GV biết cách đưa vào những tư liệu sống. Một
thực tế hiện nay là ở một số trường phổ thông, HS đang mất dần hứng thú học tập
đối với môn hóa học. Nguyên nhân do các em phải học quá nhiều mà chưa thấy
được nhiều lợi ích của việc học những kiến thức ấy. Sự tiếp nhận kiến thức một
cách khô khan khiến nhiều HS cảm thấy chán, không hứng thú với môn hóa học.
Liên hệ kiến thức bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp
rất hiệu quả tạo nên động cơ và hứng thú học tập ở HS. Trong học tập, nếu HS thấy
được ý nghĩa của tri thức đó trong đời sống, trong thực tiễn hoạt động của mình thì
các em sẽ tích cực nhận thức và tiếp thu tri thức đó trong tâm trạng thoải mái, mong
chờ. Các em sẽ thấy bài giảng thêm hấp dẫn, từ đó tăng hứng thú với môn học và
kiến thức thu nhận được sẽ vững chắc hơn.
89
Những biện pháp gắn liền giảng dạy hóa học với thực tiễn trong tiến trình thực
hiện bài lên lớp hóa học:
- Mỗi bài giảng GV cần xem xét những kiến thức nào có liên quan đến thực tế
(sản xuất và quốc phòng, khoa học và đời sống), GV chuẩn bị tư liệu và ví dụ minh
họa, xem xét nên đưa vào thời điểm nào trong bài dạy. GV chú ý nên lựa chọn
những tư liệu thật đặc sắc và không nên đưa quá nhiều tư liệu vào sẽ làm phân tán
HS chú ý vào trọng tâm bài giảng. Một trong những tư liệu gần gũi rất dễ đưa vào
bài học là ứng dụng của những chất mà các em đang học trong đời sống, sản xuất.
GV cần chú trọng việc làm rõ mối liên hệ giữa tính chất của các chất với ứng dụng
của nó thông qua câu hỏi “Vì sao chất đó lại có ứng dụng này?” hoặc “Vì sao nó lại
được sử dụng trong thực tiễn để ?”
- Cho HS sưu tầm các mẫu vật, tự tìm tư liệu về ứng dụng của các chất để trình
bày trước lớp thông qua các dự án, qua các bài tập nghiên cứu ngoài giờ học.
- Cho HS làm các bài tập có nội dung liên quan đến thực tế cuộc sống (bài tập
thực tiễn). Một số dạng bài tập thực tiễn có thể sử dụng trong giảng dạy như:
• Bài tập nhận biết, tách, tinh chế hoặc điều chế các chất
Ví dụ 1: Khi dạy xong bài “Nước cứng”, GV có thể củng cố bài cho HS bằng bài tập
nhận biết sau: Có 4 cốc đựng riêng biệt các chất sau: nước cất, nước có tính cứng
tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định
loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hóa học. Viết PTHH của các
phản ứng đã xảy ra.
Ví dụ 2. Khi dạy xong bài “Luyện tập nhôm và hợp chất của nhôm”, có thể cho HS
làm bài tập sau: Trong phòng thí nghiệm (với đầy đủ các phương tiện và điều kiện
cần thiết) có các chất sau: amoni clorua rắn, đá vôi, dung dịch axit clohiđric, dung
dịch kali hiđroxit, dung dịch natri cacbonat. Từ những chất đó làm thế nào để:
a) Tạo ra kết tủa nhôm hiđroxit từ dung dịch nhôm clorua?
b) Tạo ra kết tủa nhôm hiđroxit từ dung dịch natri aluminat?
Hãy xây dựng sơ đồ điều chế và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
90
• Bài tập phòng tránh và xử lí các tai nạn thông thường trong phòng thí
nghiệm, trong cuộc sống
Ví dụ. Nếu bị bỏng do quá trình tôi vôi thì người ta sẽ chọn phương án tối ưu nào sau
đây để sơ cứu?
A. Dùng nước rửa sạch vôi tôi rồi rửa lại bằng dung dịch amoni clorua.
B. Dùng khăn lau sạch vôi tôi rồi rửa bằng dung dịch amoni clorua 10%.
C. Chỉ rửa sạch vôi tôi bằng nước rồi lau khô.
D. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng nước xà phòng loãng.
• Bài tập mô tả, giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và trong
cuộc sống
Ví dụ 1: Khi mới cắt, miếng natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một
lát trong không khí thì bề mặt đó không còn sáng nữa mà bị xám lại. Hãy giải thích
nguyên nhân và viết PTHH của các phản ứng có thể xảy ra.
Ví dụ 2. Hãy giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động núi đá vôi.
Ví dụ 3. Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để khử cặn có
thể dùng giấm pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch. Em hãy giải
thích cách làm đó và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra nếu có.
• Bài tập về cách sử dụng và bảo quản các chất thường gặp trong phòng thí
nghiệm, trong đời sống và lao động, sản xuất
Ví dụ 1. Muốn bảo quản các kim loại kiềm người ta ngâm kín chúng trong dầu hỏa.
Hãy giải thích việc làm này.
Ví dụ 2. Trên bề mặt vỏ trứng gia cầm có những lỗ khí nhỏ nên không khí và vi sinh
vật có thể xâm nhập, hơi nước trong trứng thoát ra, lượng cacbon đioxit tích tụ trong
trứng làm trứng nhanh bị hỏng. Để bảo quản trứng tươi lâu, người ta đã nhúng trứng
vào dung dịch nước vôi rồi vớt ra để ráo để các lỗ khí được bịt lại. Theo em các lỗ
khí đó được bịt lại bởi chất gì?
Ví dụ 3. Dung dịch muối sắt (II) trong không khí sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).
Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) cần cho thêm vào dung dịch này chất nào? Giải
thích.
91
• Bài tập về sản xuất hóa học: xử lí nguyên liệu, tinh chế sản phẩm, vận
dụng lí thuyết phản ứng, bài tập hiệu suất phản ứng
Ví dụ 1. Trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit
nóng chảy, catot bằng than chì bị mòn dần. Hãy giải thích vì sao catot bị mòn dần.
Ví dụ 2. Có một mẫu boxit dùng để sản xuất nhôm có lẫn tạp chất là sắt (III) oxit,
silic đioxit. Làm thế nào để từ mẫu này có thể điều chế được nhôm tinh khiết? Viết
PTHH của các phản ứng xảy ra.
Ví dụ 3. Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được
800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất lượng sắt
bị hao hụt là 1%.
- Tạo điều kiện cho HS được làm các thí nghiệm đơn giản trên lớp, thí nghiệm
thực hành, thí nghiệm ngoại khóa ở nhà.
- Ở những bài giảng về sản xuất hóa học GV có rất nhiều cơ hội liên hệ thực tế
thông qua các kiến thức như:
+ Hướng dẫn HS chọn nguyên liệu (rẻ tiền, dễ kiếm), phương pháp điều chế
thích hợp trong sản xuất một chất cụ thể.
+ Áp dụng các nguyên tắc khoa học để nâng cao hiệu suất sản xuất như tăng
nồng độ chất phản ứng (làm giàu quặng, dùng dung dịch bão hòa, nén khí dưới áp
suất cao); sử dụng chất xúc tác; tăng diện tích tiếp xúc (sử dụng nguyên tắc ngược
dòng, nghiền nhỏ quặng, ). Đối với các phản ứng thuận nghịch thì cần lấy dư chất
phản ứng và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ, áp suất thích hợp. Ngoài ra còn sử dụng
chu trình kín để tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu.
+ Những phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình sản xuất.
+ Vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống độc hại, bảo hiểm và an toàn trong
quá trình sản xuất.
+ Sự tận dụng chất thải của các ngành công nghiệp khác bằng việc xây dựng khu
công nghiệp liên hợp.
2.3.7.2. Dùng các câu chuyện kể về hóa học
Trong giảng dạy, việc sử dụng các câu chuyện kể có nội dung hóa học đem lại
92
nhiều tác dụng rất tích cực. Nó giúp cho HS được thư giãn, giảm bớt sự căng thẳng,
đồng thời làm tăng sự chú ý và hứng thú của HS đối với bài giảng và môn hóa học.
Qua các câu chuyện kể, GV có thể cung cấp thêm kiến thức và mở rộng tầm hiểu
biết của HS một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả mà HS lại nhớ những kiến
thức này lâu hơn. Kể chuyện còn giúp làm tăng thiện cảm của HS đối với GV, tạo ra
sự gắn bó thầy trò, và qua đó GV có thể giáo dục đạo đức, tư tưởng cho HS.
Một số dạng chuyện kể hóa học GV có thể sử dụng trên lớp:
- Chuyện kể về các nhà hóa học.
- Chuyện kể về lịch sử các phát minh sáng chế, lịch sử tìm ra các nguyên tố, các
đơn chất và hợp chất hóa học.
- Kể về ứng dụng và các thành tựu mới của hóa học trong đời sống hàng ngày.
- Chuyện có thực trong đời sống xã hội có nội dung hóa học.
GV cần lưu ý khi sử dụng các câu chuyện kể:
- Cần phải lựa chọn những câu chuyện hay, có nội dung hấp dẫn, phù hợp với
nội dung bài dạy, sau đó lập dàn ý và gia công (bỏ bới những tình tiết, nội dung
không cần thiết và thêm những tình tiết minh họa cho hấp dẫn).
- Khi sử dụng GV cần chọn trước thời điểm xuất hiện của câu chuyện (nên kể
vào bài nào và phần nào của bài giảng).
- Trong quá trình kể chuyện GV có thể tìm những chỗ có thể đặt câu hỏi cho HS
trả lời.
- Phần cuối có thể nêu ra kết luận hay bài học nếu thấy cần thiết.
Ví dụ 1. Khi dạy bài Nhôm GV có thể kể chuyện “Kim loại có cánh”, như sau:
Em có biết kim loại nào có thể được xem là kim loại có cánh không? Vì sao?
Đó chính là nhôm. Thực tế người ta dùng hợp kim của nhôm. Nhôm chiếm vị trí
hàng đầu trong số các kim loại được sử dụng để chế tạo máy bay. Trong một chiếc
may bay, tính theo trọng lượng thì nhôm chiếm đến 50 – 60%. Vỏ ngoài của vệ tính
nhân tạo là hợp kim Al - Ti.
Trong công nghiệp ô tô, chế tạo thiết bị cơ khí dùng một phần nhôm thay cho sắt
thép. Năm 1974, mỗi chiếc xe ô tô do Mỹ sản xuất sử dụng 36 kg nhôm thay cho sắt
thép làm giảm nhẹ trọng lượng ô tô, nhờ vậy mỗi năm tiết kiệm 70 vạn tấn dầu cho
93
nước này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_28_7506105748_5682_1869356.pdf