Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉrõ học
xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ
không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉra sản phẩm mà học sinh có được
sau bài học. Đọc kĩsách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo đểtìm
hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục.
Trên cơsở đó xác định đích cần đạt tới của cảbài vềkiến thức, kĩnăng, thái
độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ltimedia hoá từng đơn vị kiến thức
- Xây dựng thư viện tư liệu
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến
trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước:
2.2.2.1. Xác định mục tiêu bài học
Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học
xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ
không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được
sau bài học. Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm
hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục.
Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái
độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
2.2.2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung
trọng tâm
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được
chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một
cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần
bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Căn cứ vào đó
để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung
dạy học trong toàn quốc.
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải
đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần
giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp
xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến
thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này
thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ
dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc
không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã
dày công xây dựng.
2.2.2.3. Multimedia hoá kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng
cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống,
hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc
multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ,
ảnh tĩnh, phim, âm thanh...
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong
bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó
hoặc từ Internet,... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh
chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia
Flash...
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt
liên kết.
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm
thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các
yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
2.2.2.4. Xây dựng các thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến
hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục
hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng
và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip
khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy
khác.
2.2.2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ
hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện
tử.
Tích hợp Multimedia trong trình diễn:
Để soạn một giáo án điện tử, chúng ta có thể sử dụng nhiều phần mềm
khác nhau: Microsoft Word, FrontPage, Dreamweave, PowerPoint... bên cạnh
đó còn nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế, xử lý hình ảnh: Adobe Photoshop 7.1,
Flash 5.0...
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt
động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong
PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage hay Dreamweaver (phần mềm
thiết kế web). Sau đó xây dựng nội dung cho các slide (hoặc các trang). Tuỳ
theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide/trang có thể là văn bản, đồ
hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...
Tích hợp Multimedia trong PowerPoint
Phần mềm thường được dùng để thiết kế một trình diễn là PowerPoint.
Đây là phần mềm chạy trên Windows cho phép người sử dụng tạo ra các màn
trình diễn đa dạng trên màn hình như: máy tính, máy phóng (projector), tivi...
PowerPoint có nhiều phiên bản: PowerPoint 2000, PowerPoint 2002,
PowerPoint 2003. Phiên bản càng mới càng dễ sử dụng và được tăng cường
nhiều hiệu ứng hơn.
Ngoài ra, để được những hình ảnh sinh động và đẹp mắt, đôi khi cần
thiết phải sử dụng thêm một số phần mềm hổ trợ như:
- Adobe Photoshop: Đây là chương trình dùng để xử lý và thiết kế hình
ảnh. Trong chương trình này còn có công cụ Adobe Image Ready giúp tạo
hình ảnh động (như AniGIF).
- Capture Professional: là chương trình cắt hình chuyên nghiệp rất dễ sử
dụng với dung lượng nhỏ gọn (1,2MB). Hoặc dùng SnagIt (9,1MB) và có thể
dùng rất nhiều phần mềm xử lý hình ảnh khác nữa...
Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử
- Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều:
Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ giáo viên đến học sinh và thông
tin phản hồi từ học sinh đến giáo viên. Thông tin phản hồi không chỉ diễn ra
sau tiết dạy mà nó có thể diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy.
- Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được giáo viên
chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc,
nói, viết,…Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các
phương tiện đó.
- Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin
của PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm
thanh,…trên màn hình chiếu.
- Tuy nhiên, vì PowerPoint không được thiết kế để giao tiếp với người
xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để thiết lập
kênh thông tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án điện tử, phương tiện
truyền thống: nói, viết,..thật ra vẫn cần thiết.
Các kiểu giáo án điện tử dùng PowerPoint:
Quan sát một số giáo án điện tử, có thể tạm chia các giáo án điện tử thành 2
kiểu:
Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng PowerPoint và thiết bị projector để thay thế
bảng và phấn một cách đơn thuần, nếu theo kiểu này, thì việc giáo viên dùng
GAĐT trong việc giảng dạy chỉ đơn thuần là động tác “Click” chuột, và nếu
như thế thì chẳng bao lâu bài giảng sẽ trở nên nhàm chán.
Kiểu 2: Khai thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint. Giáo án kiểu 2
không chỉ thay thế bảng phấn, mà còn thay thế rất sinh động giáo cụ trực
quan, thí nghiệm, tài liệu minh họa,.. vậy ở kiểu này, để “Click” chuột đòi hỏi
giáo viên phải rất công phu khi trong quá trình biên soạn. Thực ra, muốn
“click” chuột để tiết dạy thật sự có hiệu quả thì người giáo viên phải vất vả
gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về tin
học, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, người giáo viên còn
cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo,
sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn. Dù bước
đầu thực hiện phương pháp giảng dạy bằng “giáo án điện tử” có khó khăn và
phức tạp đối với một số giáo viên, nhưng đây cũng thể hiện “ bản lĩnh ” của
người giáo viên đổi mới công nghệ dạy học để phù hợp với xu thế ngày nay là
tin học hóa toàn cầu.
Tích hợp Multimedia trong web
M« h×nh Web
Web Server
User
Sơ đồ 2.2: Mô hình tích hợp multimedia trong web.
Chúng ta có thể khai thác multimedia trên web khi máy được kết nối với
Internet. Trên Internet, chúng ta có thể:
- Xem phim, thảo luận,... trên web
- Nghe nhạc trên web: bạn có thể tải nhạc về máy để nghe.
- E - CARD (Thiệp điện tử): Hình ảnh, flash,..
- Chơi game trực tuyến trên mạng Internet.
- Học trực tuyến trên Internet (elearning).
- E-commerce: là kinh doanh trực tuyến (online) chủ yếu là thông qua
web. E-commerce còn được gọi là E-Business. Shopping là một ví dụ điển
hình nhất của E-commerce.
2.2.2.6. Chạy chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các
sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh
nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế.
2.2.3. Giáo án điện tử có lợi gì cho dạy học vật lý ở trường THPT
Giáo án điện tử có thể :
- Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “ bảng phấn ”
không thể làm được như: sơ đồ, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến làm
cho học sinh dễ tiếp cận nguồn tri thức.
- Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục
vụ bộ môn : phần mềm thí nghiệm vật lý ảo, phần mềm vật lý mô phỏng,
phần mềm phân tích video.
- Giáo viên có thể trao đổi, tham khảo giáo án điện tử của đồng nghiệp
và có thể sửa đổi nội dung cấu trúc phù hợp với phương pháp dạy học riêng
của mình.
Thế hệ học sinh ngày nay, ngay từ khi chào đời, có vẻ như đã quen với
việc tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh (nói theo ngôn ngữ
hiện nay là “ thông tin dạng multimedia ”) nhiều hơn các thế hệ trước. Do đó,
việc dạy học bằng giáo án điện tử, dù là cho bộ môn khoa học tự nhiên hay xã
hội, nếu khai thác đúng thế mạnh của multipedia, chọn bài dạy thích hợp với
kiểu dạy học này, sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn nhiều.
2.2.4. Một số trở ngại khi sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy
vật lý
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2000–2010 đã nhấn
mạnh: Các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ trở thành thiết bị dạy
học chủ đạo trong giảng dạy.
Tuy nhiên vấn đề này còn gặp không ít trở ngại:
- Giáo viên chưa được tập huấn nhiều về thiết kế bài giảng GAĐT nên
tự mày mò là chủ yếu. Các phần mềm dạy học do chuyên gia tin học soạn
thảo nhưng vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về sư phạm nên
phần giảng dạy của giáo viên nặng tính trình diễn. Mặt khác, tất cả sách giáo
khoa đang sử dụng chưa tính tới yếu tố sao cho phù hợp với việc áp dụng giáo
án điện tử.
- Trở ngại lớn nhất trong giảng dạy bằng GAĐT chính là cơ sở vật chất.
Hiện nay các trường đều quan tâm cải tiến việc giảng dạy theo phương tiện
hiện đại. Tuy nhiên mức độ ứng dụng CNTT hầu hết chỉ mới dừng lại ở các
tiết học thao giảng. Trường nào quan tâm lắm cũng chỉ đưa GAĐT đến HS
vài ba lần/môn/năm. Ở bậc THPT, nhiều trường không đủ điều kiện để áp
dụng GAĐT.
- Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên phải biết phối hợp
giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn,
hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục
tiêu giảng dạy trong nhà trường.
- Thực tế cho thấy, để có sự đồng bộ về ứng dụng CNTT trong tất cả các
trường nói chung và các cấp học, giáo viên nói riêng lại là vấn đề rất khó vì
trình độ tin học của giáo viên thực sự chưa cao. Để chuẩn bị cho một bài
giảng đạt mức chuẩn, giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng rồi
mất đến hai ba ngày thiết kế mới hoàn thành, đó là chưa kể đến việc phải thiết
kế hình ảnh cho thích hợp trong bài giảng. Để thực hiện được các bài giảng
sinh động, chất lượng, ngoài lượng kiến thức cơ bản mà giáo viên cần truyền
đạt cho học sinh, giáo viên cần phải biết thêm các kỹ năng về tin học.
Ví dụ: Khi mô tả chuyển động của các vệ tinh quay quanh mặt trời trong bài
“Các định luật Keple ”, giáo viên phải dùng Flash để tạo hình ảnh minh họa
biểu diễn sự chuyển động đó. Hoặc, giáo viên cần phải có kĩ năng tìm kiếm để
có thể tìm được trên Internet phần mềm mô phỏng cho bài học này.
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy là điều nên làm. Muốn vậy, phải sớm
tháo gỡ rào cản kinh phí song song với việc tập huấn, hướng dẫn cho giáo
viên, dựa trên tiêu chí “đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ” để tạo hiệu ứng
tốt nhất cho tiết giảng.
2.3. Thực trạng sử dụng Internet của giáo viên vật lý ở các trường THPT
2.3.1. Nội dung phiếu điều tra: (Xem phụ lục)
2.3.2. Kết quả điều tra
Sau khi điều tra trên 140 giáo viên thuộc 21 trường (xem phụ lục), tôi thu
được kết quả như sau:
A/ ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG INTERNET ĐỂ TÌM TƯ LIỆU
DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT
1. Thầy (cô) có nhu cầu sử dụng Internet không?
có nhu cầu và yêu thích; 122 phiếu (87,14%)
có nhu cầu nhưng không thích; 17 phiếu (12,14%)
không có nhu cầu; 0 phiếu (0%)
Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có nhu cầu và hứng thú sử dụng Internet .
2. Thầy (cô) thường truy cập Internet nhằm mục đích nào sau
đây?(Khoanh tròn các phương án phù hợp)
Giải trí, tin tức (nghe nhac , xem phim, đọc báo, chat với bạn bè,
chơi game online...); 97 phiếu (69,28%)
Tìm tài liệu (dạy học, nâng cao kiến thức); 137 phiếu (97,85%)
Vào các diễn đàn để trao đổi thông tin dạy học; 69 phiếu (49,28%)
Vào các diễn đàn để trao đổi thông tin khác; 17 phiếu (12,14%)
Tạo blog hoặc website riêng; 20 phiếu (14,28%)
Chia sẻ, phổ biến thông tin mình có
cho mọi người; 31 phiếu (22,14%)
Làm những việc khác :……………………… 12 phiếu (8,57%).
Nhận xét: Đa phần giáo viên sử dụng Internet để tìm tư liệu và trao đổi
thông tin phục vụ cho công việc nhiều hơn là cho nhu cầu giải trí.
3. Thầy (cô) thường tìm kiếm tài liệu dạy học từ nguồn nào? (Khoanh
tròn các phương án phù hợp).
Sách, báo, tạp chí... 114 phiếu (81,42%)
Internet 120 phiếu (85,71%)
Đồng nghiệp 89 phiếu (63,57%)
Thư viện 104 phiếu (74,28%)
Từ các nguồn khác 37 phiếu (26,42%)
Không tìm tư liệu ở đâu cả 0 phiếu (0%)
Nhận xét: Đa số giáo viên tìm kiếm tài liệu dạy học từ Internet.
4. Thầy (cô) thường tìm kiếm loại tài liệu nào ? (Khoanh tròn các
phương án phù hợp)
Phương pháp giảng dạy, học tập 75 phiếu (53,57 %)
Kiến thức môn học, chuyên ngành 119 phiếu (85 %)
Phim, hình ảnh, thí nghiệm minh họa 102 phiếu (72,85 %)
Bài giảng điện tử 90 phiếu (64,28 %)
Lịch sử vật lý 43 phiếu (30,71 %)
Vật lý vui 53 phiếu (37,85 %)
Chuyện kể danh nhân 27 phiếu (19,28 %)
Đề thi, kiểm tra, bài tập 101 phiếu (72,14 %)
Phần mềm hỗ trợ dạy học 87 phiếu (62,14 %)
Tin tức về vật lý 79 phiếu (56,42 %)
Sách tham khảo 58 phiếu (41,42 %)
Tài liệu khác: ………………… 14 phiếu (10 %)
Nhận xét : Giáo viên thường tìm tài liệu nâng cao kiến thức chuyên môn và
tìm tài nguyên cho bài giảng điện tử: phim, ảnh, thí nghiệm minh hoạ, phần
mềm …
5. Thầy (cô) thường vào Internet bao nhiêu lần trong một tuần?
1-2 lần/ tuần; 38 phiếu (27,14%)
3-5 lần/ tuần ; 34 phiếu (24,28%)
6 lần trở lên/ tuần; 37 phiếu (26,42%)
Không xác định ; 4 phiếu (2,85%)
6. Thầy (cô) thường dùng trung bình bao nhiêu thời gian trong một
tuần để truy cập Internet nhằm mục đích tìm tư liệu dạy học vật
lý ở trường THPT?
1-5 giờ/ tuần ; 36 phiếu (25,71%)
6-10 giờ/ tuần ; 50 phiếu (35,71%)
Từ 10 giờ trờ lên/ tuần ; 24 phiếu (17,14%)
Không xác định ; 4 phiếu (2,85%)
Nhận xét: Giáo viên dùng khá nhiều thời gian cho việc truy cập Internet.
B/ ĐIÊU TRA NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN KHI TRUY
CẬP INTERNET ĐÊ TÌM TƯ LIỆU CHO DẠY HỌC VẬT LÝ Ở
TRƯỜNG THPT
7. Thầy (cô) thường gặp khó khăn chủ quan gì khi sử dụng Internet?
Không biết cách tìm tư liệu trên Internet sao cho hiệu quả ;
27 phiếu (19,28%)
Khả năng ngoại ngữ còn hạn chế; 112 phiếu (80 %)
Khả năng tin học còn hạn chế; 89 phiếu (63,57 %)
Ngại tiêu tốn nhiều thời gian ; 123 phiếu (87,85 %)
Những khó khăn khác:…………………; 18 phiếu (12,85 %)
8. Trở ngại nào khiến thầy(cô) chưa thể tích hợp đa phương tiện vào
giảng dạy? (chọn các phương án phù hợp).
Tư liệu chủ yếu sử dụng ngoại
ngữ; 37 phiếu (26,42%)
Không biết cách tìm tư liệu trên
Internet; 22 phiếu (15,71%)
Trình độ tin học, việc sử dụng
các thiết bị chiếu còn hạn chế;
49 phiếu (35%)
Thiếu tư liệu thích hợp cho từng
bài; 63 phiếu (45 %)
Thời lượng chương trình học
không cho phép;
61 phiếu (43,57%)
Có tích hợp được cũng không
hiệu quả; 7 phiếu (5 %)
Cơ sở vật chất chưa cho phép;
55 phiếu (39,28%)
Thời gian đầu tư cho bài
giảng khá nhiều;
61 phiếu (43,57%)
Tự thấy không cần thiết
0phiếu (0%)
Nhận xét: Tất cả giáo viên đều nhận thấy được vai trò của công nghệ thông
tin đối với việc dạy học nhưng họ gặp khá nhiều rào cản.
C/ ĐIỀU TRA TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TRUY CẬP INTERNET ĐỂ TÌM TƯ
LIỆU DẠY HỌC
9. Thầy (cô) đã biết truy cập Internet chưa? (khoanh tròn 1 phương án trả
lời)
Chưa biết 3 phiếu (2,14%)
Biết nhưng chưa thành thục (Biết công dụng và ý nghĩa của Internet
đối với đời sống, công tác giảng dạy các môn học nói chung và vật
lý nói riêng, nhưng chưa biết cách tìm kiếm tư liệu cho hiệu quả);
73 phiếu (52,14%)
Thông qua các thủ thuật tìm kiếm, đã biết tìm thông tin như ý bằng
một trong các công cụ truy tìm sau đây: Google, Yahoo, MSN,
Excite, My Search....; 73 phiếu (52,14%)
10. Thầy (cô) thường sử dụng công cụ tìm kiếm nào sau đây?
Google ; 125 phiếu (89.28%)
Yahoo; 13 phiếu (9,28 %)
MSN; 16 phiếu (11,42%)
Các công cụ khác; 5 phiếu (3,6%)
11. Thầy (cô) có sử dụng từ khóa để tìm tư liệu trên Internet không?
(Người dùng gõ các từ khóa (keyword)- từ có chứa nội dung chính - vào các
công cụ tìm kiếm để nó trả về danh mục các trang Web có chứa thông tin
cần tìm).
Có; 89 phiếu (63,57%)
Không; 5 phiếu (3,57%)
Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có khả năng truy cập Internet .
12. Thầy (cô) đã biết sử dụng các phép toán trên lên từ khóa chưa?
(Để mở rộng các chức năng tìm kiếm, cũng như tạo thêm nhiều tiện dụng
cho người dùng, các máy truy tìm cũng đã hỗ trợ thêm nhiều phép toán lên
từ khóa: phép "+", phép "-", dấu ngoặc kép " ", OR, AND và NOT, NEAR,
dấu ngoặc đơn ().
Có; 43 phiếu (30,71 %)
Không; 85 phiếu (60,9 %)
13. Thầy (cô) có tìm được tất cả các tài liệu mà mình muốn khi sử dụng
các công cụ tìm kiếm không?
Có ; 46 phiếu (32,85%)
Không; 82 phiếu (58,57%)
Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có khả năng truy cập Internet nhưng họ
chưa biết cách tìm kiếm tư liệu sao cho hiệu quả.
14. Thầy (cô) có nhu cầu được giới thiệu địa chỉ các trang web vật lý
trong và ngoài nước không?
Có ; 95 phiếu (67,85%)
Không; 32 phiếu (22,85%)
15. Thầy (cô) có nhu cầu được giới thiệu một số công cụ hỗ trợ phiên
dịch trên các trang web nước ngoài không? (Lạc việt, Evtran, từ điển
online…)
Có; 106 phiếu (75,71%)
Không; 34 phiếu (24,28%)
Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có mong muốn được hỗ trợ cho việc truy
cập Internet.
16. Thầy (cô) có tài liệu, thông tin để chia sẻ không?
Có; 78 phiếu (55,71%)
Không; 61 phiếu (43,57%)
17. Thầy (cô) có nhu cầu chia sẻ tài liệu, thông tin với người khác
không?
Có ; 116 phiếu (82,85%)
Không; 24 phiếu (17,14%)
18. Thầy (cô) thường chia sẻ thông tin, tài liệu ở đâu?
Forum; 27 phiếu (19,28%)
Blog; 15 phiếu (10,71%)
Thư, email; 85 phiếu (60,71%)
Ở nơi khác…………………… 6 phiếu (4,28%)
Nhận xét: Đa số giáo viên đều có tài nguyên và muốn chia sẻ cho cộng đồng
sử dụng Internet.
2.3.3. Kết luận được rút ra từ kết quả điều tra.
Đa số giáo viên có nhu cầu sử dụng Internet để tìm tư liệu cho chuyên
môn. Tuy nhiên, họ vấp phải khá nhiều khó khăn về mặt chủ quan và rất mong
muốn được hỗ trợ để vượt qua những rào cản ấy.
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC
NHỮNG KHÓ KHĂN MÀ GIÁO VIÊN VÀ HỌC
SINH GẶP PHẢI KHI KHAI THÁC INTERNET
3.1. Biện pháp khắc phục những khó khăn khách quan
- Nhà trường cần nối Internet ở tất cả các tổ bộ môn, mỗi giáo viên cần
được hỗ trợ một máy tính xách tay và nhà trường có wireless phủ sóng toàn
trường.
- Mỗi phòng học đều có sẵn các máy chiếu và máy tính có nối Internet.
- Tổ chức các khóa học bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức tin học trong
đó có bồi dưỡng kĩ năng khai thác Internet.
- Có những chính sách khuyến khích cụ thể cho những giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học
3.2. Biện pháp khắc phục những khó khăn chủ quan
3.2.1. Giới thiệu một số website vật lý
3.2.1.1. Các website vật lý tiếng việt
Đây là website khoa học do các nhà khoa học gốc Việt đang làm việc ở các
trường đại học lớn trên thế giới, du học sinh và cộng đồng Người Việt lập
lên.
Website này cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích về nhiều lĩnh vực, trong đó
Vật Lý là một mảng đồ sộ các bài viết chất lượng về: thiên văn học, lịch sử
thiên văn, lịch sử vật lý, tiểu sử các danh nhân, các phát minh, các giải
vật lý, thuật ngữ về vật lý, từ vựng vật lý, từ vựng thiên văn ...
Website của Câu lạc bộ Vật lý và Tuổi trẻ (Physics and Youth Club) là
trang web mà một người yêu Vật lý không thể không biết đến. Trang web có
bài viết phong phú về nhiều chủ đề: Lịch sử vật lý, Danh nhân Vật lý, Vật
lý lý thú, Vật lý hiện đại, Thiên văn học, Đề thi.... Có cả Tài liệu Vật lý
cho download miễn phí.
Website mang tên Thư Viện Khoa Học(Vietnamese Library of Science,
VLoS) này là nơi lưu trữ các loại văn bản khoa học bao gồm thư viện đề thi ,
nghiên cứu khoa học, quy trình công nghệ, tài liệu giảng dạy, giới thiệu
sách và ngân hàng ý tưởng.
Đây là website của những nhà giáo giảng dạy môn vật lý trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Những mục chính của web bao gồm: Đố vui vật lý, Giảng
dạy, Học tập, Kiến thức - Lịch sử vật lý, Ngân hàng đề thi... và những
mục hấp dẫn khác như: Thiên văn, Vật lý vui, Thư giãn, Tin tức vật lý và
ứng dụng.
Website này đưa lên những thông tin khá phong phú qua các mục: Tin tức
khoa học, Vật lý phổ thông, Vật lý chất rắn, Vật lý hạt nhân, Vật lý
lượng tử, Vật lý năng lượng cao, Vật lý thiên văn, Lịch sử vật lý, Vật lý
và triết học, Vật lý và cuộc sống...
Trang web này của Thầy Trương Tinh Hà - Giảng viên Khoa Vật Lý - ĐHSP
Tp.Hồ Chí Minh xây dựng để lưu trữ các tài liệu quang học, vật lý học, tin
học, giảng dạy Vật lý,... nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của
bản thân, đồng thời giúp đỡ các bạn sinh viên, giáo viên có thêm một nguồn
tư liệu để tham khảo.
Bách khoa toàn thư mở
Đây là web site bách khoa toàn thư mở và thuộc sở hữu cộng đồng. Trang
web này rất hữu ích cho các bạn yêu thích Vật lí. Bạn có thể chỉnh sửa nội
dung của trang này.
3.2.1.2. Các website vật lý nước ngoài
Trang web mô phỏng một cách sinh động chuyển động của hệ con lắc đơn
,con lắc lò xo...bằng ngôn ngữ lập trình Java với những tham số có thể thay
đổi tùy thích.
Trang web hay,trình bày các vấn đề: Cơ, Sóng, Điện và từ ... được viết bằng
ngôn ngữ lập trình Java , mô phỏng rất trực quan với những thông số thay đổi
tùy ý.
Trang web giới thiệu sản phẩm: mô phỏng các hiện tượng Điện, Quang,
Chuyển động cơ học, Sóng... có tiện ích thú vị là nó cho phép thiết kế và lắp
ghép các dụng cụ điện thành mạch điện , các dụng cụ quang học thành hệ
quang học... qua đó biểu diễn luôn hoạt động của hệ.
Trang web chứa các thông tin liên quan đến giải Nobel như: tên của người
đoạt giải, công trình đoạt giải, các bài phỏng vấn, các hoạt động tại lễ trao giải
Nobel. Ngoài ra, trang web còn có các hoạt động giáo dục, các bài giảng, các
trò chơi multimedia rất hay xung quanh nhiều đề tài lý thú trong khoa học.
Trang web trình bày về thế giới mà kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện
tử... khám phá được bằng những phim ảnh, phần mềm mô phỏng minh họa
sinh động. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ về cấu tạo của kính
hiển vi, lịch sử phát triển của nó,…
Tập hợp các bài giảng Vật lý do Tom Henderson – giáo viên khoa học của
trường PTTH Glenbrook South, Glenview (Illinois-Mỹ). Các bài giảng được
trình bày dễ hiểu cùng các hình ảnh minh họa sinh động.
Trang web này thật sự là một địa chỉ thú vị nếu bạn muốn tìm hiểu về các ảo
giác (iilusion). Tại đây, bạn có thể tải về các đoạn video minh họa các thí
nghiệm về ảo giác.
Trang web của trường ĐH Berkeley (Mỹ) cung cấp những hướng dẫn về các
thí nghiệm biểu diễn (demonstration) cho môn Vật lý.
Trang web cung cấp những hướng dẫn về các thí nghiệm biểu diễn
(demonstration) cho môn Vật lý.
Đây là trang web đăng bài thu hoạch của dự án "Khoa học sinh động ", một
chương trình phi thương mại hướng tới tất cả học sinh trung học của hiệp hội
AQUOPS- Hiệp hội những người sử dụng máy tính ở bậc tiểu học và trung
học vùng Québec AQUOPS(Canada). Bài thu hoạch được trình bày bằng
PowerPoint và phải có các hình ảnh, âm thanh, văn bản và có thể có các đoạn
video. Những học sinh tham gia dự án này phải làm sinh động hóa một thí
nghiệm hay một nội dung kiến thức trong chương trình trung học.
3.2.2. Giới thiệu một số công cụ h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH004.pdf