MỤC LỤC
Chương I Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
(I) Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3
1. Tiêu thụ sản phẩm: 3
2 Vai trò công tác tiêu thụ sản phẩm 4
3 ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5
II. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 6
1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm 6
2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm 9
3, Chính sách giá bán 12
4. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm 16
5. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 20
6. Phân tích và dánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ 23
III. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 26
1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 26
1.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 26
1.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 28
2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 29
2.1. Giá bán sản phẩm 29
2.2. Chất lượng sản phẩm 30
2.3. Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp 30
2.4. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm 31
2.5. Một số nhân tố khác 32
Chương II. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty bánh kẹo hải châu 33
I. Giới thiệu chung về công ty bánh kẹo hải châu 33
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 33
2. Cơ cấu tổ chức của công ty bánh kẹo hải châu 36
3. Cơ cấu sản xuất của công ty 40
4. nguồn nhân lực của công ty 40
5. Trang thiết bị công nghệ máy móc của công ty 41
II. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 42
1. Thị trường bánh kẹo hiện nay ở Việt Nam và những đặc điểm chủ yếu 42
2. Đặc điểm về nguyên vật liệu, sản phẩm của công ty 44
3, Đặc điểm về sản phẩm 45
III. Thực trạng hoạt động tiêu thụ ở công ty bánh kẹo hải châu 46
1. Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng 46
2. Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường 50
3. Tình hình tiêu thụ theo thời gian 54
IV. Phân tích các mặt hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm qua 55
1. Các chính sách tiêu thụ 55
1.1. Chính sách sản phẩm 55
1.2. Chính sách giá 56
1.3. Chính sách phân phối 57
1.4. Chính sách khuyếch trương 59
2. Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu 61
3. Công tác hoạch định chương trình bán 62
4. Công tác quản trị lực lượng bán hàng 62
V. Đánh giá ưu nhược điểm trong công tác tiêu thụ sản phẩm. 63
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 63
2. Những thành tựu 64
3. Những hạn chế 65
4. Những nguyên nhân chủ yếu 66
4.1. Nguyên nhân khách quan 66
4.2. Nguyên nhân chủ quan 67
Chương III. Phương hướng và biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Bánh kẹo Hải Châu 70
I. Phương hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 70
II. Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Bánh kẹo Hải Châu 72
1. Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng 72
2. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường 74
3. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm 75
4. Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm 76
5. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm 78
6. Hạ giá thành sản phẩm 80
7. Tăng cường biện pháp kinh tế tài chính 83
8. Mở rộng quảng cáo và xúc tiến bán hàng 84
Kết luận 86
Tài liệu tham khảo 87
Mục lục 88
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3714 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch giá thành - quản lý định mức vật tư
- Cấp phát vật tư, dụng cụ, thu hồi phế liệu
- Quản lý vật tư, kho hàng
- Kế hoạch tính theo sản phẩm - tổ chức mạng lưới Marketing, tổ chức bốc xếp vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm
- Xác nhận theo dõi công nợ khách hàng
* Phòng hành chính: Giúp cho giám đốc các mặt:
- Công tác hành chính quản trị
- Công tác đời sống
- Công tác y tế, sức khoẻ.
* Ban bảo vệ: Giúp cho giám đốc tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, an ninh chính trị xã hội trong doanh nghiệp, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ kinh tế, bí mật công nghệ. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
* Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Giúp việc cho giám đốc về một số công việc kinh doanh dịch vụ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm thuộc khu vực Hà Nội. Đưa sản phẩm đến tận nơi đại lý bán lẻ, hộ bán lẻ, người tiêu dùng. Thực hiện công tác triển lãm, hội chợ tại địa bàn Hà Nội.
* Các phân xưởng sản xuất:
- Quản lý thiết bị công nghệ sản xuất
- Quản lý công nhân
- Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp
- Ghi chép các số liệu ban đầu.
Tóm lại: Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban, mối quan hệ thống nhất, giúp đỡ lẫn nhau, điều này góp phần không nhỏ giúp cho Công ty thích ứng nhanh được với thị trường. Tuy nhiên, phòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm hầu hết công việc từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, điều hành sản xuất đến tiêu thụ, bộ phận tiếp thị cũng nằm trong phòng kế hoạch vật tư. Mặt khác, là một công ty lớn trong nền kinh tế thị trường mà Công ty chưa có phòng Marketing riêng rẽ, điều này ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
3. Cơ cấu sản xuất.
Công ty bánh kẹo Hải Châu có 5 phân xưởng, gồm 4 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng phụ trợ.
* Phân xưởng bánh I: Sản xuất các loại bánh quy: Hương Thảo, Hải Châu, Hướng Dương, Quy bơ, Quy kem, Quy hoa quả và Lương khô.
* Phân xưởng bánh II: Sản xuất các loại bánh kem xốp: Kem xốp thường, kem xốp thỏi, Kem xốp Sôcôla.
* Phân xưởng gồm 2 dây chuyền sản xuất tất cả các loại kẹo của Công ty, gồm có: kẹo cứng nhân Sôcôla, kẹo cứng trái cây, kẹo cứng sữa, kẹo mềm Sôcôla sữa, kẹo Tango, kẹo Vitamin A&C, kẹo sữa dừa...
* Phân xưởng sản xuất bột canh thường, iốt và bột canh cao cấp. Dây chuyền sản xuất bột canh máy móc thô sơ, công đoạn thủ công, đơn giản.
4. Nguồn nhân lực của Công ty
Công ty có lực lượng lao động dồi dào và có xu hướng tăng trong một số năm gần đây. Lực lượng lao động của Công ty được chia lam 2 bộ phận:
- Lao động gián tiếp: Chiếm từ 18 - 20% trên tổng số lao động toàn Công ty. Trong đó nhân viên quản lý chiếm 7 - 8% trên tổng số lao động. Số nhân viên quản lý này đa số đã được đào tạo.
- Lao đông trực tiếp: : Chiếm từ 80% lao động toàn Công ty. Trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 70 - 75%. Tỷ lệ này tương đối cao nhưng phù hợp với công việc sản xuất bánh kẹo ở các khâu bao gói thủ công vì họ thường có tính kiên trì, chịu khó, khéo tay.
Mặt khác, do đặc điểm sản xuất của Công ty có tính thời vụ nên vào dịp cuối năm và đầu năm thị trường cần nhiều sản phẩm nên Công ty phải tăng năng lực sản xuất cần thêm lao động. Do đó, hàng năm Công ty phải tuyển một số lao động thời vụ. Số lao động hợp đồng này có tay nghề không cao, đôi khi làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đây cũng là điểm yếu trong lực lượng lao dộng của Công ty.
5. Trang thiết bị máy móc công nghệ của Công ty:
Thiết bị công nghệ chủ yếu là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng và các kiểu mẫu mã sản phẩm, là yếu tố quan trọng góp phần tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm gần đây, chất lượng và quy mô sản phẩm của Công ty được nâng lên rất nhiều vì đã có sự đầu tư đổi mới một số thiết bị, dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại. Hiện nay, Công ty có 6 dây chuyền sản xuất chính gồm 2 dây chuyền sản xuất bánh quy, 2 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, 1dây chuyền sản xuất kẹo và 1 dây chuyền sản xuất bột canh:
Bảng 1: Tình hình trang thiết bị ở Công ty bánh kẹo Hải Châu.
STT
Tên thiết bị sản xuất
Công suất thiết kế
Trình độ trang thiết bị
1
Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp (CHLB Đức)
1 tấn/ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
2
Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ Socola (Đức)
0,5 tấn/ca
Tự động các công đoạn sản xuất
3
Dây chuyền sản xuất mềm (CHLB Đức)
3 tấn/ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
4
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng (CHLB Đức)
2,4 tấn/ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
5
Dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu (Đài Loan)
2,5 - 3 tấn/ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
6
Dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo (Trung Quốc)
2,5 - 3 tấn/ca
Thủ công bán cơ khí, nướng lò thủ công.
7
Dây chuyền sản xuất bột canh thường
15 tấn/ngày
Thủ công.
8
Dây chuyền sản xuất bột canh iốt
2 - 4 tấn/ca
Thủ công.
(Nguồn Phòng kế hoạch vật tư)
Tuy nhiên, tình hình chung về trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ. Bên cạnh những dây chuyền sản xuất hiện đại còn có những dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu như dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo (Trung Quốc viện trợ 1965) làm chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của thị trường gây ảnh hưởng đến uy tín và thị phần về sản phẩm này của Công ty.
(II) Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
1. Thị trường bánh kẹo hiện nay ở Việt Nam và những đặc điểm chủ yếu:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đời sống của dân cư cũng được nâng lên một mức đáng kể, từ đó nhu cầu ăn uống cũng có sự đòi hỏi cao hơn. Ngày nay, bánh kẹo đã trở thành những thứ không chỉ có trong những dịp lễ, Tết mà trở thành nhu cầu hàng ngày của những gia đình khá giả. Do đó, mà sản lượng bánh kẹo được tiêu thụ ở Việt Nam trong mấy năm gần đây luôn giữ được mức cao và khá ổn định. Thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Sản lượng tiêu thụ các loại bánh kẹo ở Việt Nam (1997 - 2000)
Năm
1997
1998
1999
2000
Số lượng tiêu thụ (tấn/năm)
87.698
88.172
88.987
89.698
(Tạp chí Con số và sự kiến 2000)
Lượng bánh kẹo hàng năm ở Việt Nam do 2 nguồn cung cấp chủ yếu là bánh kẹo do các doanh nghiệp sản xuất trong nước và bánh kẹo nhập ngoại.
* Trong nước có nhiều Công ty sản xuất bánh kẹo truyền thống như: Công ty bánh kẹo Hải Châu, Hải Hà, Hữu Nghị (Hà Nội), Tràng An, Lam Sơn, Công ty bánh kẹo đưòng Quảng Ngãi, Công ty Vinabico, Biên Hoà, Công ty TNHH Kinh Đô... và nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo tư nhân.
* Thị trường bánh kẹo ngoại nhập với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã. Ví dụ như sản phẩm bánh kẹo của Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Mỹ, Singapo, Đan Mạch, Đức... Hàng ngoại tràn ngập thị trường Việt Nam bằng con đường nhập lậu là chủ yếu, vừa có chất lượng cao giá cả lại rẻ nên bánh kẹo ngoại nhập cạnh tranh rất mạnh đối với thị trường cho người có thu nhập cao. Chính điều này là một khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước.
Bảng 3: Nguồn cung cấp bánh kẹo hàng năm ở Việt Nam.
Nguồn cung cấp
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
tấn
%
tấn
%
tấn
%
tấn
%
Lượng bánh kẹo trong nước
64.897
74
65.519
75,44
68.182
76,62
70.234
78.3
Lượng bánh kẹo ngoại nhập
22.801
26
21.653
24,56
20.805
23,38
19.464
21.7
Tổng
87.698
100
88.172
100
88.987
100
89.698
100
(Nguồn tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu trên ta thấy lượng bánh kẹo trong nước mấy năm trở lại đây càng chiếm thị phần cao dần so với tổng sản lượng bánh kẹo tiêu thụ cả nước. Nguyên nhân là: Các doanh nghiệp trong nước đã không ngừng đổi mới đầu tư máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và cộng với chính sách thuế nhập khẩu nguyên vật liệu được Nhà nước giảm và bảo hộ đã tạo ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Đối với các đối thủ trong nước, Công ty bánh kẹo Hải Châu chủ yếu phải cạnh tranh với một số cơ sở sản xuất bánh kẹo lớn.
Bảng 4: Sản lượng và thị phần của một số công ty sản xuất bánh kẹo.
STT
Công ty
1997
1998
1999
2000
SL(tấn)
%
SL(tấn)
%
SL(tấn)
%
SL(tấn)
%
1
Hải Châu
4.512
5,14
5.487
6,22
5.916
6,65
6.207
6,92
2
Hải Hà
9,845
11,23
10.096
11,45
10.987
12,35
11.795
13,15
3
Tràng An
2.152
2,45
2.458
2,79
2.765
3,11
2.924
3,26
4
Hữu Nghị
1.600
1,82
1.862
2,11
2.021
2,27
2.135
2,38
5
19/5
1.800
2,05
1.965
2,23
2.392
2,69
2.628
2,93
6
Vinabicô
4.300
4,9
4.801
5,45
5.310
5,97
5.427
6,05
7
Lubicô
2.500
2,85
2.814
3,19
3.024
3,4
3.113
3,47
8
Quảng Ngãi
1.700
1,94
1.965
2,23
2.261
2,54
2.413
2,69
9
Lam Sơn
2.300
2.62
2.590
2,94
2.899
3,26
3.068
3,42
10
Biên Hoà
2.700
3.08
2.918
3,31
3.690
4,15
4.036
4,50
11
Doanh nghiệp khác
54.289
61.9
51.216
58,09
47.722
53,63
45.952
51,23
Cộng
87.698
100
88.172
100
88.987
100
89.698
100
(Nguồn phòng kế hoạch vật tư)
Qua bảng số liệu ta thấy, Công ty bánh kẹo Hải châu luôn có số lượng tiêu thụ đứng thứ hai tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, đứng sau Hải Hà là một Công ty sản xuất bánh kẹo có sản lượng tiêu thụ hàng năm gần gấp đôi so với Hải Châu. Với sản lượng tiêu thụ lớn và chiếm được thị phần tương đối (ằ 7%), Hải Châu luôn có xu hướng mở rộng thị phần xứng đáng với uy tín đạt được của Công ty trên thị trường bánh kẹo Việt Nam.
2. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản phẩm của Công ty:
Để tạo ra hàng hoá có chất lượng cao và tiêu thụ với tốc độ nhanh. Một trong những vấn đề quan trọng là phải cung cấp 1 cách kịp thời và đầy đủ nguyên vật liệu sản xuất cho chu trình hoạt động sản xuất. Từ khi chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh, Công ty đã dành được quyền tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, Công ty không còn được bao cấp nguyên vật liệu như trước nữa do đó cung ứng vật tư và nguyên vật liệu cũng vất vả hơn, đòi hỏi sự linh hoạt, năng động, nhạy bén. Chính vì vậy, nguyên vật liệu do Công ty tự lo luôn có chất lượng tốt, đảm bảo đúng, đủ các yêu cầu trong sản xuất, phục vụ kịp thời tiến trình sản xuất hơn nữa đặc điểm của nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo là các loại thực phẩm dễ bị hỏng theo thời gian nên không thể nhập được một lúc với số lượng lớn mà nhập sao cho đạt mức tối ưu nhất, hiệu quả cao nhất. Trong quá trình mua nguyên vật liệu. Thiết bị sản xuất, Công ty phân tích, đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, có hàng hoá cung cấp đạt chất lượng cao.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn cao và tiến tới đạt được tiêu chuẩn Quốc tế. Công ty đã lựa chọn các loại nguyên vật liệu và các nhà cung cấp sau:
+ Đường: mua tại nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, Biên Hoà.
+ Glucô: mua tại Công ty mỹ nghệ thực phẩm 19/5, liên hiệp HTX Minh Dương.
+ Nha: mua tại Cát Quê - Dương Liễu.
+ Hương liệu: nhập từ các nước Pháp, Mỹ thông qua Công ty uỷ thác.
+ Bột mỳ: Nhập của Nhật, Pháp.
+ Bơ: Nhập từ úc, Hà Lan, ý.
+ Dầu Shortening, Magarin nhập từ Malaixia, Singapo..
+ Phẩm màu thực phẩm: Thụy Sĩ, Pháp.
+ Cà phê: Nghệ Tĩnh, Buôn Ma Thuột.
+ Bột Cacao nhập từ Singapo, Malaixia.
+ Các nguyên liệu khác (trứng gà, bột bỗng gạo, sáp ong, vani...) đều mua tại các thị trường trong nước.
Do hầu hết các nguyên vật liệu đều nhập ngoại nên ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và chất lượng của sản phẩm, điều chủ yếu là ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của Công ty. Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với phòng kế hoạch vật tư luôn phải tìm tòi, thăm dò trên thị trường những nguyên vật liệu thay thế, những nguồn cung cấp thuận tiện, kịp thời đáp ứng tốt về chất lượng và giá cả hợp lý đó là vấn đề đặt ra cho phòng kế hoạch vật tư cũng như Công ty để tồn tại và phát triển cùng với sự biến động nhanh chóng của thị trường.
3. Đặc điểm về sản phẩm:
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và góp phần phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã và quy cách bao bì đóng gói. Hiện nay, Công ty có 69 loại sản phẩm khác nhau, được chia làm 3 loại:
- Bánh các loại.
- Kẹo các loại.
- Bột canh các loại.
* Bánh các loại: Bánh kem xốp (8 loại), Bánh quy kem (4 loại), bánh quy bơ, Bánh quy hoa quả, Bánh hộp khác (7 loại), Lương khô (4loại).
Bánh kem xốp và bánh Lively, Opera, Pettit là những loại bánh cao cấp đang được người tiêu dùng hàng ngày ưa chuộng và tiêu thụ với số lượng chủ yếu lớn ở thành thị.
Bánh Hương Thảo, Quy Hải Châu, Hương Cam là những loại bánh được tiêu thụ nhiều nhất vì là loại bình dân, chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Sản phẩm này được coi là sản phẩm tiêu biểu của Công ty. Lương khô tổng hợp được sản xuất từ bánh vụn kết hợp với một số phụ kiện khác, vì sản lượng sản xuất không lớn, chất lượng tốt, giá cả hợp lý đồng thời là mặt hàng ít có đối thủ cạnh tranh nên sản phẩm luôn bán chạy và được coi là sản phẩm tiêu biểu của Công ty.
* Kẹo các loại: Do sản xuất bằng thủ công, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước nên chất lượng chưa cao do đó phần lớn đem tiêu thụ ở những vùng có thu nhập thấp. Song, Công ty đã đưa ra rất nhiều mẫu mã mới, chủng loại kẹo đa dạng (24 loại), mới đây Công ty nhập dây chuyền công nghệ hiện đại của CHLB Đức sản xuất kẹo mềm và kẹo cứng có chất lượng cao (kẹo mềm Socola, kẹo hộp đặc biệt, kẹo cứng nhân Socola) chính vì vậy mà sản phẩm kẹo của Công ty vẫn còn đứng vững trên thị trường, được người tiêu dùng tín nhiệm.
* Bột canh là sản phẩm luôn giữ uy tín cho Công ty. Sản lượng có chất lượng đảm bảo ở mức giá cao và giá cả được người tiêu dùng chấp nhận so với các sản phẩm thay thế. Hiện nay, sản phẩm bột canh của Công ty có 5 loại, nhưng có 2 loại: Bột canh thường và bột canh iốt (150gr) được tiêu thụ mạnh nhất và là sản phẩm tiêu biểu cho Công ty đem lại thế mạnh cạnh tranh trên thị trường cho Công ty hiện nay.
(III) Thực trạng hoạt động tiêu thụ ở Công ty bánh kẹo Hải Châu:
1. Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng:
Công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu được giao cho Phó giám đốc kinh doanh và phòng kế hoạch vật tư đảm nhận. Ba mặt hàng chính của Công ty là bánh các loại, kẹo các loại và Bột canh đã có mặt trên thị trường. ở hầu hết các khu vực trong cả nước, thậm chí một vài sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan... Trong mấy năm gần đây, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã quan tâm chú ý đến việc đa dạng hoá sản phẩm, ngày càng đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã chủng loại, Công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại nên sản phẩm của Công ty ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Nhờ vậy mà khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh qua các năm:
Bảng 5.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty bánh kẹo Hải Châu (1998 - 2000)
Đơn vị tính: Tấn
Sản phẩm
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
So sánh 1999/1998
So sánh 2000/1999
1. Bánh quy các loại
3841,256
3961,76
4828
103,14%
121,87%
Hương Thảo
635,52
706,66
1072
111,20%
151,70%
Hải Châu
1904,47
1675,56
1959
87,98%
116,92%
Lương khô
1216,7
1369,06
1586
112,52%
115,85%
Hướng Dương
52,236
22
43
42,12%
195,45%
Quy kem
26,03
47,87
103
183,9%
215,17%
Quy hoa quả
3,5
6,1
1
174,29%
16,39%
Quy Saltenis
-
7,68
3
-
39,06%
Bánh Marie
-
108,94
42
-
38,55%
Bánh Pettit
-
10,26
11
-
107,21%
Quy cao cấp
2,8
7,63
8
272,5%
104,85%
2. Kem xốp các loại
606,01
849,94
914
140,25%
107,54%
Kem xốp thỏi
91,02
66,18
54,34
72,71%
82,11%
Kem xốp thường
462,27
656,55
689
142,03%
104,94%
Kem xốp phủ Socola
20,87
37,03
65
177,43%
175,53%
Kem xốp thượng hạng
19,25
75,16
90
390,44%
119,74%
Chocobis
12,6
15,02
15,66
119,21%
104,26%
3. Bột canh
5539,63
6471,19
7168
116,82%
110,77%
Bột canh thường
2734,93
3049,9
3342
111,52%
109,58%
Bột canh iốt
2804,7
3421,29
3826
121,98%
111,83%
4. Kẹo các loại
1212,33
1127,22
1446
92,98%
128,28%
Kẹo cứng
962,33
812,22
996
84,40%
122,63%
Kẹo mềm
250
315
450
126%
142,86%
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư)
Bảng 5.2: Sơ đồ tiêu thụ các sản phẩm chính của Công ty qua các năm (1998 - 2000)
Chú thích:
Kẹo
Bánh qui
Bột canh
Kem xốp
Sản lượng (tấn)
0
3961,76
4828
5539,63
6471,19
7168
1446
Năm
2000
1999
1998
606,01
849,94
1127,22
1212,33
3841,256
1446
914
Qua hai bảng số liệu trên, nhìn chung ta thấy số lượng sản phẩm thị trường được tăng đều qua các năm. Cụ thể:
* Khối lượng bánh tiêu thụ tăng dần. Năm 1999 sản lượng bánh tiêu thụ tăng 3,14% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 21,87% so với năm 1999. Do Công ty chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã đẹp, đa dạng chủng loại nên kích thích tiêu thụ tăng lên.
Loại bánh Hải Châu luôn được tiêu thụ mạnh nhất. Năm 1998 chiếm 49,58% năm 1999 chiếm 42,29% và năm 2000 chiếm 40,58%, so với tổng khối lượng bánh tiêu thụ trong năm. Nhưng khối lượng tiêu thụ bánh Hải Châu bị giảm dần qua các năm. Năm 1999 lượng bánh Hải Châu giảm tới 12,02%, nhưng năm 2000 lại có tăng đôi chút 16,92% so với năm 1999.
Bên cạnh đó, Lương khô cũng là một mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở Công ty. Lượng Lương khô tiêu thụ tăng liên tục qua các năm. Năm 1999 tăng 12,52% và năm 2000 tăng 15,85% so với năm 1999. Khối lượng tiêu thụ cũng rất lớn so với tổng lượng bánh tiêu thụ trong năm.
Có một số sản phẩm bánh mới được Công ty đưa vào sản xuất năm 1999 như Quy Saltenis, Bánh Marie, Bánh Pettit, Cheer. Do còn mới lạ với thị trường do vậy mà lượng tiêu thụ rất ít và giảm một cách trầm trọng (giảm khoảng 60 - 65%).
Mặt hàng Bánh quy kem và Quy cao cấp tăng qua các năm, lượng tiêu thụ bánh quy kem năm 1999 tăng 83,9% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 115,17% so năm 1999 bánh quy cao cấp cũng tăng 172,5% năm 1999 so với năm 1998. Từ đó cần có chính sách để nâng cao sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ với 2 loại sản phẩm này.
* Bánh kem xốp là mặt hàng tiêu thụ cũng rất mạnh ở Công ty, tạo uy tín lớn cho Công ty từ khi nó được đưa vào tiêu thụ trên thị trường. Năm 1999 lượng kem xốp tiêu thụ rất mạnh tăng 40,25% so với năm 1998. Loại kem xốp thường là loại sản phẩm tiêu thụ lớn nhất trong tổng khối lượng kem xốp tiêu thụ (trung bình chiếm trên 80%). Năm 2000 tiêu thụ được 689 tấn. Loại kem xốp phủ Socola thượng hạng hiện nay đang là sản phẩm có chất lượng cao và được ưa chuộng trên thị trường. Lượng tiêu thụ 2 loại sản phẩm này tăng nhanh liên tục qua 2 năm trở lại đây. Cần có biện pháp tốt để giữ vững và đẩy mạnh tiêu thụ hai loại sản phẩm trên của Công ty.
* Sản phẩm bột canh luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng hàng hoá được tiêu thụ ở Công ty. Sản phẩm bột canh là sản phẩm tiêu biểu của Công ty hiện nay, hàng năm lượng tiêu thụ bột canh vẫn không ngừng tăng lên. Năm 1999 so với năm 1998 tăng 16,82%, năm 2000 so với năm 1999 tăng 10,77%. Đặc biệt là sản phẩm bột canh iốt để tăng cường sức khoẻ. Bột canh là sản phẩm thế mạnh, tạo lập uy tín cho Công ty trên thị trường bởi vì trước đây Hải Châu độc quyền sản xuất bột canh nhưng hiện nay Công ty đang bị cạnh tranh quyết liệt đối với sản phẩm này. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bột canh để đẩy mạnh tiêu thụ và giữ vững thị trường.
* Sản phẩm kẹo trước đây có mức tiêu thụ thấp. Nhưng năm 2000 vừa qua sản phẩm kẹo cũng có mức tiêu thụ đáng kể 1446 tấn năm 2000, tăng 28,28% so với năm 1999. Đặc biệt sản phẩm kẹo cứng luôn chiếm tỷ trọng tiêu thụ cao hơn trong tổng khối lượng tiêu thụ kẹo các loại (trung bình chiếm trên 70%). Có được kết quả như vậy là do năm 1999, Công ty mới đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại của CHLB Đức đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của thị trường đảm bảo hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của Công ty đặt ra.
Mặc dù những số liệu trên chỉ là tương đối bởi vì qua thời gian, công suất thực tế của dây chuyền sản xuất không đạt, làm ảnh hưởng mức tiêu thụ của Công ty. Nhưng đây là ví dụ giúp chúng ta thấy rõ hơn về thực trạng tiêu thụ đối với từng loại sản phẩm để có những biện pháp hỗ trợ, đẩy mạnh mức tiêu thụ những sản phẩm còn hạn chế để đạt hiệu quả sản xuất tối ưu.
2. Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường.
Trong những năm gần đây, mỗi năm đòi hỏi sự thích ứng về sản phẩm ngày càng tăng. Để hoà nhập với cơ chế thị trường sôi động và sự cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt thì Công ty bánh kẹo Hải Châu đã hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng khắp với 110 đại lý (trong đó 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm) được giải đều khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, do tình hình thị trường miền Nam rất phức tạp, còn là thị trường mới đối với Công ty do vị trí địa lý quá xa. Bảng sau đây cho ta thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ ở các vùng trên 3 miền Bắc - Trung – Nam.
Bảng 6.1: Tình hình tiêu thụ tính theo doanh thu của các vùng
(năm 1999 - 2001)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Doanh thu tiêu
thụ năm 1999
Tỉ trọng (%)
Doanh thu tiêu
thụ năm 2000
Tỉ trọng (%)
Doanh thu tiêu
thụ năm 2001
Tỉ trọng (%)
1. Hà Nội
27.742,6
-
41.282,3
-
48.232,89
-
2. Khu vực miền Bắc
31.618,63
100
44.197,674
100
53.072,709
100
Hoà Bình (1 đại lý)
679,71
2,15
1.977,411
4,47
2.540,3
4,79
Sơn La (3)
542,85
1,72
1.207,876
2,73
1.406,898
2,65
Lai Châu (3)
295,16
0,93
685,609
1,55
1.543,739
2,91
Hà Tây (3)
1.359,42
4,29
2.978,58
6,74
3.093,56
5,83
Vĩnh Phúc (2)
1.058,46
3,35
1.678,221
3,80
1.594,832
3,00
Phú Thọ (3)
1.242,4
3,93
1.726,005
3,91
3.464,092
6,53
Tuyên Quang (1)
1.155,5
3,65
1.626,006
3,68
1.792,3
3,38
Hà Giang (1)
208,16
0,66
410,615
0,93
412,347
0,78
Hà Bắc (3)
1.019,56
3,22
2.658,34
6,01
2.100,678
3,96
Hải Phòng (5)
2.943,6
9,31
5.163,778
11,68
5.805,000
10,94
Lạng Sơn (2)
747,68
2,36
1.236,578
2,80
1.445,00
2,72
Thái Nguyên (2)
4.087,87
12,93
3.387,674
7,66
3.706,00
6,98
Nam Định (4)
4.626,11
14,63
3.300,744
7,47
4.800,00
9,04
Ninh Bình (1)
1.359,25
4,30
2.671,806
6,05
2.293,598
4,32
Quảng Ninh (3)
2.721,25
8,61
3.527,686
7,98
4.190,00
7,89
Thái Bình (3)
5.442,5
17,21
6.293,018
14,24
7.000,00
13,19
Yên Bái (3)
108,75
0,34
762,811
1,73
2.519,365
4,75
Hải Dương (2)
1.908,6
6,04
2.448,153
5,54
2.770,00
5,22
Hưng Yên (2)
209,8
0,66
456,763
1,03
595,00
0,11
3. Khu vực miền Trung
13.857,58
100
17.390,18
100
20.781,296
100
Nghệ An (4)
5.569,3
40,19
7.608,548
43,75
9.000,00
43,31
Hà Tĩnh (3)
1.508,6
10,89
1.896,019
10,9
2.250,00
10,83
Quảng Bình (1)
43,28
0,31
69,815
0,4
89,00
0,43
T.T Huế (1)
65,47
0,47
88,316
0,51
110,00
0,53
Thanh Hoá (4)
6.670,93
48,14
7.727,482
44,44
9.332,296
44,9
4. Khu vực miền Nam
5.601,35
100
8.010,374
100
8.779,59
100
Đà Nẵng (1)
908,43
16,22
1.143,259
14,27
1.350,00
15,38
Đắc Lắc (2)
1.542,6
27,54
1.949,071
24,33
1.811,832
20,64
Gia Lai (1)
609,03
10,87
851,642
10,63
759,768
8,65
Lâm Đồng (1)
72,47
1,3
91,878
1,15
112,770
1,28
Khánh Hoà (2)
173,5
3,1
201,304
2,51
225,8
2,57
Phú Yên (2)
186,42
3,33
199,220
2,49
243,2
2,77
TP HCM (3)
2.108,9
37,64
3.574,00
44.62
4.276,22
48.71
(Nguồn phòng kế hoạch vật tư)
Bảng 6.2: Sơ đồ tình hình tiêu thụ theo KV thị trường.
Doanh thu ((
13857,58
5601,35
8010,374
(Tính theo Doanh thu năm 1999 - 2000)
HN
MB
MT
HN
MB
MT
MN
MN
Năm
Doanh thu tr (Triệu đồng)
44.197,674
41.282,3
31.618,63
277742,6
17.390,18
1999 2000
MB
HN
MT
MN
Ghi chú:
Hà Nội Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, mặc dù sản lượng tiêu thụ ở các vùng đều tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ ở các vùng chênh lệch nhau tương đối lớn. Cụ thể:
Khu vực Hà Nội có mức tiêu thụ tương đối lớn, đứng thứ hai sau khu vực miền Bắc mặc dù với diện tích rất là hẹp so với các khu vực khác, chứng tỏ rằng Hà Nội là một thị trường hiện tại và tiềm năng lớn của Công ty, lượng tiêu thụ năm 2000 tăng đáng kể so với năm 1999 (4,8%). Dự kiến mức tiêu thụ năm 2001 là 48.232,89 triệu đồng tăng 16,84% so với năm 2000. Khu vực miền Bắc là thị trường hấp dẫn của Công ty. Sản lượng thị trường luôn chiếm khoảng 40% so với tổng sản lượng thị trường trên cả nước, với sự năng động của đội ngũ Marketing của Công ty, thị trường miền Bắc được khai thác triệt để, Công ty mở rộng thị trường đến hầu hết các tỉnh cả những tình miền núi xa xôi như Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang. Từ đó lượng tiêu thụ khu vực miền Bắc luôn tăng qua các năm. Năm 2000 doanh thu tiêu thụ khu vực miền Bắc đạt 44197,674 triệu đồng (chiếm 39,88% so tổng doanh thu tiêu thụ trên cả nước). Dự kiến sang năm 2001 lượng tiêu thụ còn tăng 20,08% so với năm 2000 (đạt 53,702 tỷ đồng). Riêng tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có mức tiêu thụ cao hơn các tỉnh khác trong khu vực miền Bắc, 3 tỉnh này có thị trường tiềm năng rất lớn cần được khai thác triệt để và có hiệu quả.
Đối với thị trường Miền Trung được coi là thị trường dễ tính. Mấy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10596.DOC