Luận văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội ( SEAPRODEX Hà Nội )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Những đóng góp của đề tài 2

6. Kết cấu luận văn 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XK CỦA CÔNG TY 4

I. THỰC CHẤT VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4

1) Bản chất của xuất khẩu(hoạt động thương mại quốc tế) 4

2) Tính tất yếu của hoạt động xuất khẩu 5

3) Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu 8

4) Các hình thức xuất khẩu hàng hoá 9

a) Xuất khẩu trực tiếp 9

b) Xuất khẩu uỷ thác 9

c) Gia công quốc tế 10

d) Hình thức hàng đổi hàng 11

e) Xuất khẩu theo nghị định thư 11

f) Xuất khẩu tại chỗ 12

II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 12

1) Đối với nền kinh tế thế giới 12

2) Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia 13

a) Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu 13

b) Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14

c) Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm 15

d) Là điều kiện thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại 15

3) Đối với một doanh nghiệp 15

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC KINH DOANH XK CỦA

DOANH NGHIỆP XNK 16

1) Nghiên cứu thị trường quốc tế 17

a) Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới 17

b) Lựa chọn khai thac mặt hàng kinh doanh 18

c) Lựa chon đối tác kinh doanh 18

d) Nghiên cứu giá cả trên thị trường thế giới 19

e) Thanh toán trong thương mại quốc tế 20

2) Lập phương án kinh doanh 20

3) Nguồn hàng cho xuất khẩu 21

4) Đàm phán kí kết hợp đồng 21

a) Các hình thức đàm phán 21

b) Hợp đồng kinh tế về xuất khẩu hàng hoá 22

c) Thực hiện hợp đồng 22

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẶT HÀNG THUỶ SẢN VÀ VAI TRÒ CỦA XUÁT KHẨU THUỶ SẢN TRONG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 32

1) Đặc điểm của mặt hàng thuỷ sản 23

a) Tiềm năng 23

b) Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản XK 25

2) Những nhân tố ảnh hưởng đến thuỷ sản 27

a) Những nhân tố ảnh hưởng đến mặt hàng thuỷ sản 27

b) Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản 29

3) Vai trò của XKTS trong hệ thống XK 30

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XNK THUỶ SẢN HÀ NỘI 33

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XNK THUỶ SẢN HÀ NỘI 33

1) Quá trình hình thành và phát triển 33

2) Chức năng và nhiệm vụ 38

3) Cơ cấu tổ chức bộ máy 39

a) Cơ cấu bộ máy văn phòng 39

b) Cơ cấu tổ chức 40

c) Các đơn vị trực thuộc công ty 41

4) Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty XNK thuỷ sản Hà Nội 41

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 42

1) Kim ngạch XKTS của công ty qua các năm(1996-2000) 42

2) Các mặt hàng xuất khẩu và vị trí của nó trong công ty 44

a) Một số hàng hoá của mặt hàng XK chính của công ty 44

b) Cơ cấu hàng TSXK của công ty 46

3) Thị trường xuất khẩu và vị trí của mỗi thị trường 48

a) Thị trường XK thuỷ sản Việt Nam 48

b) Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty 48

c) Đặc điểm một số thị trường chính của công ty 50

III. CÁC BIỆN PHÁP CÔNG TY ĐANG ÁP DỤNG ĐỂ ĐẨY MẠNH XK 55

1) Các biện pháp đang áp dụng và kết quả mang lại 55

a) Đảm bảo nguồn hàng cho xuất khẩu 55

b) Vấn đề về thị trường 59

2) Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh mà công ty đạt được 60

3) Một số đánh giá chung về doanh nghiệp 62

a) Thuận lợi 62

b) Nhược điểm 65

c) Nguyên nhân 66

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HĐXK THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY XNK THUỶ SẢN HÀ NỘI 67

I. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU 67

1) Những định hướng chung 67

2) Các mục tiêu phát triển đến năm 2005 68

II. CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK THỦY SẢN CỦA CÔNG TY 69

1) Biện pháp tạo và mở rông nguồn nguyên liệu ổn định 69

a) Nuôi trồng và phát triển nguồn thuỷ sản 69

b) Khai thác nguồn lợi thuỷ sản 72

c) Nhập khẩu nguồn nguyên liệu thuỷ sản 73

d) Chống thất thoát sau thu hoạch và quản lý thị trường nguyên liệu 73

2) Giải pháp về tăng cường năng lực công nghệ chế biến 74

3) Mở rộng và đa dạng hoá thị trường XKTS 76

4) Thu hút vốn và tăng cường đầu tư cho xuất khẩu thuỷ sản 80

a) Thu hút vốn 80

b) Đầu tư cho xuất khẩu thuỷ sản 81

5) Tăng giá cả xuất khẩu 82

6) Tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật với nước ngoài trong sản xuất, chế biến tôm XK và đẩy mạnh tiến độ hội nhập khu vực và thế giới 83

7) Tăng cường công tác quản lý chất lượng 84

8) Phát triển nguồn nhân lực 84

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP 85

KÊT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội ( SEAPRODEX Hà Nội ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như : Indonexia, Thái Lan, Trung Quốc, ... Trong đó đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất phải nói đến Indonexia. Nước này có lợi thế là giá tôm luôn được chấp nhận với giá cao hơn nước ta vì chất lượng tôm ở đây được người Nhật ưa chuộng hơn cả 2) Chức năng và nhiệm vụ của công ty XNK thuỷ sản Hà Nội a) Chức năng: Thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp đẩy mạnh xuất nhập khẩu thuỷ sản phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, kinh doanh có lãi nhằm phát triển toàn ngành thuỷ sản Thông qua xuất khẩu để thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng vật tư, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, nhằm trang bị kĩ thuật công nghệ cho ngành thuỷ sản. Thông qua xuất khẩu thuỷ sản mà chúng ta có thể phát huy được lợi thế so sánh của nước ta. Đồng thời có thể tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân lao động, nâng cao đời sống vật chất cho ngư dân miền biển Ngoài ra công ty cũng thực hiện nhập các mặt hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng khác theo nhu cầu của thị trường trong nước Đồng thời công ty còn làm tăng thu ngân sách cho nhà nước thông qua nộp thuế cho nhà nước ta và làm tròn các nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với xã hội b) Nhiệm vụ: Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được phép thực hiện chế độ tự chủ về tài chính có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh các ngành nghề : - Đặt trụ sở tại 20 Láng Hạ -Hà Nội - Có nguồn vốn kinh doanh - Có nguồn vốn ngân sách cấp và tự bổ sung - Ngành nghề kinh doanh là: + Khai thác, thu mua và chế biến hải sản + Xuất nhập khẩu thuỷ sản + Cung ứng vật tư cho ngành thuỷ sản + Xuất nhập khẩu tổng hợp - Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức: Công ty hạch toán độc lập, có con dấu riêng và hoạt động theo đúng pháp luật. 3) Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty a) Cơ cấu bộ máy văn phòng công ty: - Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như chịu trách nhiệm với SEAPRODEX Việt Nam và Bộ thuỷ sản về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.Đồng thời giám đốc là người xác định phương hướng và bước đi chiến lược của đơn vị trong từng thời kì, trên cơ sở tham khảo ý kiến tham mưu của các bộ phận Ngoài ra giám đốc còn phụ trách hai phòng kinh tế tài chính và phòng tổ chức, bảo vệ, thanh tra.Và giám đốc còn phụ trách hoạt động đầu tư liên doanh với nước ngoài. - Phó giám đốc :Có ba phó giám đốc cùng chịu trách nhiệm các phần việc của mình như sau: + Một phó giám đốc phụ trách khối sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản, nông sản thực phẩm, cụ thể là phụ trách: phòng kinh doanh XNK thuỷ sản, cửa hàng thuỷ đặc sản và ba xí nghiệp (Xí nghiệp giao nhận thuỷ sản XK Hải Phòng, Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản Hà Nội, Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuỷ) + Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh vật tư (Phòng kinh doanh vật tư) + Một phó giám đốc phụ trách phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp và phòng hành chính pháp chế - Kế toán trưởng:Đồng thời là trưởng phòng kinh tế tài chính, là người trợ giúp cho giám đốc khi ra các quyết định cũng như tham gia công tác quản lý về tài chính. Nhưng nhiệm vụ của kế toán trưởng không chỉ giới hạn trong phạm vi khối văn phòng mà là quản lý toàn bộ hoạt động về kinh tế tài chính của toàn bộ công ty b) Cơ cấu tổ chức công ty: * Văn phòng công ty:Gồm 4 bộ phận kinh doanh và 3 phòng quản lý - Các phòng kinh doanh: + Phòng kinh doanh XNK thuỷ sản :Chuyên kinh doanh XNK hàng thuỷ sản là chủ yếu + Phòng kinh doanh XNK tổng hợp:Chuyên kinh doanh vật tư hàng hoá phục vụ cho công nghiệp thuỷ sản, các mặt hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng + Phòng kinh doanh vật tư: Bộ phận này chuyên nhập máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu phục vụ ngành thuỷ sản. + Cửa hàng thuỷ đặc sản Các phòng kinh doanh này tự chủ về bộ máy kinh doanh sử dụng lao động và chi trả lương, thưởng, thu nhập cho các bộ phận công nhân viên dựa theo qui định khoán của công ty trên cơ sở kết quả kinh doanh của phòng - Phòng kinh tế tài chính: Là phòng rất quan trọng tham gia tích cực vào hoạt động quản lý tài chính của công ty thông qua việc giám sát thực hiện các phương án kinh doanh từ khi bắt đầu cho đến quyết toán, lên báo cáo Đây cũng là bộ phận sẽ tổng hợp kết quả kinh doanh toàn công ty để báo cáo với nhà nước và với cấp trên. - Phòng hành chính pháp chế: Là phòng có nhiệm vụ tham mưu và giúp đỡ giám đốc về công việc hành chính và thực hiện các công việc sự vụ - Phòng tổ chức và thanh tra: Là phòng có nhiệm vụ tham mưu và giúp đỡ giám đốc công ty về biên chế công ty và thực hiện các công việc sự vụ c) Các đơn vị trực thuộc công ty: Các xí nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc (Có ban giám đốc, kế toán trưởng, có con dấu riêng và tài khoản riêng) Các xí nghiệp có: Xưởng chế biến: 1-2 xưởng Phòng kinh doanh:1-2 phòng Phòng kế hoạch và vật tư: 1 phòng Phòng tài chính kế toán:1 phòng Phòng tổ chức hành chính:1 phòng Riêng xí nghiệp giao nhận thuỷ sản Hải Phòng có kho đông lạnh - Xí nghiệp giao nhận thuỷ sản Hải Phòng: 43 Lê Lai-Hải Phòng. Thành lập theo quyết định 637/TS-QĐ ngày 19/12/1986 của Bộ thuỷ sản. Hạch toán theo phân cấp chi nhánh xuất khẩu thuỷ sản Hà Nội - Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản Hà Nội: Nhân Chính-Hà Nội. Thành lập theo quyết định 545/TS-QĐ ngày 24/09/1987 của Bộ thuỷ sản - Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuỷ-Thái Bình Ngoài ra năm 1989 công ty được phép của nhà nước, Bộ thuỷ sản, công ty thuỷ sản tham gia góp vốn liên doanh với liên bang Nga, công ty liên doanh SEASAFICO trụ sở tại liên bang Nga. Năm 1992 công ty thành lập chi nhánh SEASAFICO tại Hà Nội và đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại Hải Phòng trị giá 2,5 triệu USD 4) Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội ( Xem trang bên ) II.Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty XNk thuỷ sản Hà Nội 1) Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty qua các năm (1996-2000) Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội là một công ty không chỉ xuất khẩu thuỷ sản mà còn xuất khẩu rất nhiều mặt hàng khác nhau và không thể không nói đến một mảng hoạt động kinh doanh của công ty đem lại doanh thu khá lớn cho công ty đó là nhập khẩu. Tuy nhiên trong khuân khổ của đề tài chúng ta chỉ nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu, cụ thể là xuất khẩu thuỷ sản. Thông qua các số liệu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty để là rõ hơn vai trò của xuất khẩu trong doanh nghiệp này. Bảng 4: Kết quả hoạt động XK của công ty trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000 Năm Sản lượng (tấn) Doanh số XK (1000 USD) Tỷ lệ phát triển liên hoàn (%) 1996 1336 8061 100 1997 1408 7986 99,6 1998 1137 6032 75,5 1999 1171 7148 118,5 2000 3154 16712 233,8 Tổng 8206 45939 Bảng 4 ta đã sử dụng phương pháp so sánh doanh thu của năm này so với doanh thu của năm trước để thấy được tốc độ của từng năm kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng hay giảm so với năm trước. Công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn Doanh thu năm i Tốc độ phát triển liên hoàn = ------------------------- (%) Doanh thu năm (i-1) Nhìn vào bảng 4 ta thấy khái quát chung tình trạng xuất khẩu thuỷ sản nhìn chung trong một số năm trở lại đây doanh số xuất khẩu của công ty rất khả quan, đặc biệt là năm gần đây nhất năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 16712 (1000 USD) cao nhất từ xưa đến nay, cùng với sự tăng lên của doanh số thì năm 2000 sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của công ty cũng tăng cao nhất đạt 3154 tấn thuỷ sản xuất khẩu, và điều đó đồng nghĩa với việc tăng của kim ngạch xuất khẩu của năm 2000 so với năm 1999 là tăng 133,8%. Nếu doanh nghiệp cứ duy trì tốc độ tăng này thì sẽ làm cho công ty ngày càng lớn mạnh Bên cạnh sự tăng lên của năm 2000 thì năm 1998 là năm có tỷ lệ tăng so với năm 1997 giảm 24,5 %, và năm 1998 cũng là năm có sản lượng xuất khẩu thấp nhất trong những năm nghiên cứu là 1137 tấn với doanh số xuất khẩu cũng thấp nhất là 6032 (1000USD) nguyên nhân chủ yếu ở đây là do các nước nhập khẩu chính của công ty chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ và do việc đánh bắt thuỷ sản của ta chưa có sự đồng bộ trong các khâu Từ năm 1996 cho đến năm 1998 tỷ lệ phát triển liên hoàn luôn bị giảm, năm 1997 so với năm 1996, năm 1998 so với năm 1997 đều giảm và doanh số xuất khẩu cũng giảm theo điều này chứng tỏ rằng hoạt động xuất khẩu của công ty thời gian đó gặp nhiều khó khăn. Để có những bước đi vững chắc hơn tập thể cán bộ công ty đã xây dựng những biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu và điều đó được thể hiện trong năm 1999 và năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng một phần do chất lượng chế biến tăng, việc đầu tư cho công nghệ chế biến thuỷ sản ngày càng nhiều do đó việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc chú trong vào đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế Theo số liệu cho thấy rằng tỷ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm của công ty tăng 20% /năm. Cho thấy rằng công ty đã phấn đấu tăng doanh số xuất khẩu thuỷ sản, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty và đáp ứng được yêu cầu của Bộ thuỷ sản và ban lãnh đạo. 2) Các mặt hàng xuất khẩu và vị trí của nó trong công ty a) Một số đặc điểm của mặt hàng xuất khẩu chính của công ty Công ty SEAPRODEX Hà Nội kinh doanh đa dạng các mặt hàng thuỷ sản trong đó 3 sản phẩm chủ yếu chiếm phần lớn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu * Tôm đông lạnh: Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao. Chi phí thu mua và bảo quản của mặt hàng này rất lớn, bình quân chi phí thu mua và chế biến để có được 1 tấn tôm xuất khẩu là 5500 USD Giá trị kinh tế của các loại tôm rất khác nhau. Giá trị thu được của một tấn tôm xuất khẩu cỡ 8-12 (con/kg) sẽ lớn gấp 2 lần một tấn tôm xuất khẩu loại 25-35 (con/kg). Đây cũng là một khó khăn cho ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam vì phần lớn tôm đánh bắt được đều có kích cỡ trung bình hoặc nhỏ từ 50-70 đến 100-125 (con/kg) Về đặc điểm kỹ thuật : Tôm là loại thực phẩm tươi sống, do đó rất dễ bị hư hỏng nếu để quá lâu và chế biến, bảo quản không tốt. Chính vì vậy, việc xuất khẩu tôm đòi hỏi phải được tiến hành nhanh chóng để đảm bảo chất lượng, đảm bảo giá trị xuất khẩu của sản phẩm. Việc chế biến và bảo quản phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt để sản phẩm tôm đông lạnh có thể được tiêu thụ trên thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, ...Công ty đã phải đầu tư một lượng vốn lớn để nâng cấp dây chuyền chế biến và hệ thống bảo quản (kho lạnh), nhằm mục đích chế biến các sản phẩm tôm đông lạnh đáp ứng được hệ thống chỉ tiêu của các thị trường này. Hệ thống chỉ tiêu này được qui định các xí nghiệp tại các nước xuất khẩu đều phải có điều kiện sản xuất và chế biến nhất định * Sản phẩm mực:Sản phẩm mực của công ty bao gồm mực nang, mực ống, mực khô lột da..., chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng đóng góp một phần vào tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty. Vị thế của mặt hàng mực ngày càng được khẳng định trong xuất khẩu và là mặt hàng cũng phải được bảo quản và chế biến tốt * Sản phẩm cá: Là mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong ba loại trên trong đó có cá nhồng, cá thu, cá thu file, cá chèm, cá chim. ..là mặt hàng có chủng loại khá đa dạng và phong phú và cũng chưa phát huy hết được thế mạnh của nó Ngoài ra còn có các sản phẩm khác như:Sứa, ghẹ, ốc, ngao, điệp, moi kho, ..cũng được công ty chú trọng xuất khẩu. Mặt hàng giá trị gia tăng đang được công ty đầu tư rất nhiều vào loại mặt hàng này vì đây là mặt hàng tiềm năng.Bảng 5 thể hiện rõ lượng hàng giá trị gia tăng của doanh nghiệp năm 2000 so với năm 1999, mặt hàng tôm tăng 104% còn mặt hàng mực chỉ tăng 7% nhưng bình quân trong hai năm tăng 56%. Khả năng đến năm 2001 sẽ còn đạt cao hơn nữa Bảng 5:Bảng tổng kết so sánh hàng giá trị gia tăng XK năm 2000/1999 Tên hàng Năm 2000 Năm 1999 So sánh giá trị cùng kỳ năm trước Số lượng (kg) Giá trị (USD) Số lượng (kg) Giá trị (USD) Tôm 132.450 684.679,2 70.796,20 335.087,6 204% Mực 111.781,7 35.732,62 55.737,30 333.154,5 107% Tổng 244.231,7 1.041.999 126.533,5 668.242 156% b) Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của công ty: Bảng 6:Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty từ năm(1996-2000) Mặt hàng Lượng (kg) Trị giá (USD) Tỷ lệ (%) Năm 1996 1.319.242,84 7.827.476 100 Tôm đông 884.481,25 6.368.265,79 81,4 Mực đông 86.653,91 658.563,05 8,4 Các mặt hàng khác 348107,68 800.647,16 10,2 Năm1997 1265.441,80 7.986.670,7 100 Tôm đông 877.350,32 6.316.921,2 79 Mực đông 146.630,81 1.114.390,95 14 Các mặt hàng khác 241.460,67 555.358,55 7 Năm 1998 1.000.153,04 6.032.333,29 100 Tôm đông 596.870,45 4.297.464,09 71 Mực đông 152.324,21 1.157.664,53 19 Các mặt hàng khác 250.958,38 577.204,67 10 Năm 1999 1.074.779,49 7.148.996,89 100 Tôm đông 827.465,20 5.957.749,34 83 Mực đông 117.438,51 892.533,35 13 Các mặt hàng khác 129.875,78 298.714,20 4 Năm 2000 3.134.059,79 16.816.325,80 100 Tôm đông 1.320.463,76 9.968.446,65 59,3 Mực đông 561.437,45 4.113.576,54 24,5 Các mặt hàng khác 1.252.158,58 2.734.302,61 16,2 Sản phẩm xuất khẩu của công ty là các mặt hàng hải sản được khai thác và chế biến tai các cơ sở trong khu vực Miền Bắc bao gồm các loại tôm, mực cá đông lạnh dạng block, đông rời IQF, hàng khô, hàng tươi sống, sản phẩm có giá trị gia tăng. Trong thời gian qua, cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của công ty ngày càng phong phú đa dạng với chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tôm (chiếm tỷ trọng khoảng 70%-80% giá trị thuỷ sản xuất khẩu). Đây là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao và dễ được thị trường chấp nhận Nhìn vào bảng 6 ta thấy tỷ trọng tôm đông trong nhóm mặt hàng xuất khẩu của công ty những năm trở lại đây tỷ trọng có xu hướng giảm dần cụ thể là năm 1999 tỷ trọng tôm cao nhất trong các năm nghiên cứu là 83% nhưng sản lượng xuất khẩu không phải là cao nhất đạt hơn 800 nghìn kg, trong khi đó tỷ trọng tôm chiếm ít nhất là năm 2000 chỉ chiếm 59,3% trong cơ cấu mặt hàng, tuy năm 2000 tỷ trọng có giảm đi nhưng sản lượng xuất khẩu lại tăng và cao nhất trong các năm Những năm gần đây tỷ trọng tôm giảm dần nhường chỗ cho tỷ trọng của mặt hàng mực tăng lên từ 8,4% giá trị sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu năm 1996 đến 19% năm 1998 và 24,5% năm 2000. Do vậy mực là mặt hàng xuất khẩu lớn đứng thứ hai sau tôm, đây là mặt hàng có xu hướng ngày càng phát triển nhưng giá trị xuất khẩu thấp chưa tương xứng với tiềm năng khai thác và sản lượng xuất khẩu (năm 2000 sản lượng mực tăng gấp 5 lần sản lượng mực năm 1999 từ hơn 100 nghìn kg lên đến hơn 500 nghìn kg mà giá trị mực xuất khẩu cũng tăng lên khoảng gấp 4 lần) chưa có sự cân bằng. Hiện nay công ty đang có xu hướng chuyển dần từ sản xuất sản phẩm xuất khẩu thô sang sản xuất sản phẩm cao cấp, ăn liền như: Tôm Nobashi sứa muối, nghêu luộc. ..là những sản phẩm được chế biến dưới dạng món ăn đặc sản thu được giá trị xuất khẩu cao hơn những mặt hàng truyền thống trước đây, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty Các mặt hàng khác cũng có tỷ trọng tăng lên từ năm 1996 có tỷ trọng là 10,2 đến năm 2000 là 16, 2% với sản lượng xuất khẩu cũng tăng từ hơn 300 nghìn kg đến hơn 1 triệu kg các mặt hàng khác xuất khẩu. Sự đa dạng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tăng dẫn đến sự thay thế nhau của các mặt hàng nhiều hơn và giảm được rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu hàng thuỷ sản. 3) Thị trường xuất khẩu và vị trí của mỗi thị trường a) Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: Năm 1999 sản phẩm thuỷ sản của nước ta đã có mặt ở 64 thị trường tăng 7 thị trường so với năm 1998. Điều quan trọng hơn là đã có những sự thay đổi về chất để khẳng định chỗ đứng và uy tín của mình trên thị trường thế giới. Bằng cách đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta đã có vị thế vững chắc hơn tại các thị trường Châu âu và Mỹ vốn được coi là khó tính Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, bao gồm 5 Châu lục với 5 thị trường chính là Nhật, EU, Mỹ, các nước Đông Nam á và Trung Quốc. Trong đó Nhật vẫn là thị trường lớn chiếm khoảng 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, tiếp đến là thị trường Châu Âu, thị trường Bắc Mỹ cũng đang có xu hướng gia tăng. Bảng 7: Xuất khẩu vào các thị trường chính năm 1999 Thị trường Nhật EU Mỹ HK + TQ Các nước khác Giá trị(tr USD) 381,3 90,02 129,4 116,8 220,06 Tỷ trọng (%) 40,7 9,6 13,8 12,5 23,5 b) Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty: Nhìn vào bảng 8 ta thấy Nhật Bản vẫn là thị trường chính của công ty trong nhiều năm (chiếm khoảng 60%-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty), tuy nhiên trong thời gian gần đây tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản có dấu hiệu giảm sút (năm 1996 so với năm 2000 giảm 24%). Rõ ràng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty chủ yếu tập trung vào thị trường Nhật Bản, điều này đem lại thuận lợi cho công ty trong kinh doanh nhưng dễ dẫn đến bị khống chế về các điều kiện thương mại do bị lệ thuộc lớn vào một thị trường Nhận định được nguy cơ này, năm 1999, năm 2000 công ty chuyển hướng mạnh sang các thị trường mới như :Mỹ, Châu Âu, Đài loan, Hàn Quốc, Trung quốc. ..Đây là thị trường có nhiều tiềm năng song có yêu cầu về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng khá cao vì thế hoạt động của công ty mới ở bước đầu thăm dò.Tuy nhiên bạn hàng Trung Quốc được xem là tiềm năng hơn cả vì trong năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Trung Quốc đạt mức kỉ lục đạt 5,5 triệu USD chiếm 32,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Trong đó tỷ trọng của thị trường Nhật ngày càng giảm thay thế đó là các thị trường đều được công ty chú trọng và giảm bớt sự ảnh hưởng của thị trường Nhật vào kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong đó năm 1996 tỷ trọng của thị trường Nhật chiếm cao nhất là 79% với sản lượng xuất là 1,1 triệu kg chiếm 85% tổng khối lượng xuất khẩu thuỷ sản và thấp nhất là năm 2000 với tỷ trọng là 41% với kim ngạch xuất khẩu là hơn 6 triệu USD Năm 1997 tỷ trọng thị trường Hồng Kông được nâng cao hơn so với năm trước và là năm mà thị trường Hồng Kông có tỷ trọng lớn nhất với kim ngạch là hơn 2,6 triệu USD chiếm tỷ trọng 34%. Năm 1996 và năm 2000 thị trường Hồng Kông đều có tỷ trọng là 17% Như vậy, phạm vi thị trường xuất khẩu của công ty còn hạn hẹp, chủ yếu là thị trường trung gian, quan hệ với các thị trường còn mang tính thụ động,.đây là những vấn đề lớn cần phải giải quyết bằng cách đề ra các giải pháp thiết thực để đa phương hoá thị trường trong quá trình quy hoạch của công ty Hoạt động kinh doanh của công ty đa dạng vì vậy khách hàng của công ty cũng thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau. Sản phẩm là hàng thuỷ sản xuất khẩu của công ty chủ yếu là nguyên liệu sơ chế dưới dạng đông lạnh hoặc sấy khô nên khách hàng chính là khách hàng công nghiệp rất ít khách hàng thương mại, gồm : Nhóm khách hàng mua hàng để tái chế và mua để tái xuất sang các thị trường khác. Đến nay công ty đã thiết lập được quan hệ với rất nhiều khách hàng thuộc rất nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó có những khách hàng Châu á là khách hàng truyền thống của công ty, như khách hàng Nhật, Hông Kông, Singapore, Hàn Quốc và các khách hàng mới của công ty là: Mỹ, Châu âu ...Phần lớn các khách hàng của công ty đều quan hệ mua bán với công ty theo hợp đồng thương vụ, thiếu những hợp đồng lớn dài hạn. Trong mua bán các khách hàng thường tập trung vào những điều khoản chất lượng, rủi ro về sản phẩm và vận chuyển, thời hạn giao hàng là những điều khoản rất khó thực hiện. Việc gia tăng các mối quan hệ mật thiết với khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường theo cơ cấu sản phẩm hiện tại và dự báo như trên, là những định hướng lớn cho một hướng đi đúng đắn hơn c) Đặc điểm một số thị trường chính của công ty: *Thị trường Nhật Bản: Trong những năm đầu của thập niên 90, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật chiếm khoảng 65%-75% tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Mức tăng về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật rất nhanh từ 12,5 tỉ USD năm 1991 lên 16,7 tỉ USD năm 1996. Do nghề khai thác cá biển của Nhật đang bị giảm sút nhưng nhu cầu thuỷ sản trong nước lại rất cao và lại luôn tăng nên Nhật phải nhập khẩu một khối lượng lớn hàng thuỷ sản. Nhưng năm 1997-1998 do ảnh hưởng của biến động kinh tế trong khu vực, sự mất giá của đồng Yên và việc chính phủ Nhật tăng thuế bán hàng đã khiến hàng thuỷ sản Việt Nam xuất vào Nhật giảm mạnh về khối lượng và giá trị, đưa tỷ trọng thị trường này xuống 43% (1997) và 40,7% (1999). Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Do đó, bất cứ biến động nào của thị trường này cũng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thuỷ sản nước ta. Thực tế trong 3 năm gần đây thuỷ sản vẫn đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng trong nước nên giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật giảm. Nhưng sang năm 1999, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật đạt 381,3 triệu USD chiếm 40,7% tăng 6,5% so với năm 1998. Nhật cũng là thị trường nhập khẩu mực và bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam. Thực tế cho thấy thị trường có xu hướng không ổn định, cung tăng thì giá giảm Việc nước ta hưởng ứng thuế ưu đãi về nhập khẩu thuỷ sản vào Nhật đã tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng thuỷ sản Việt Nam, nhất là tôm so với các nước trong khu vực. Đến cuối năm 1999, đầu năm 2000 thị trường Nhật đã có những dấu hiệu phục hồi rõ ràng và đang đi vào ổn định như trứơc.Đối với thị trường này một xu hướng nữa là sự quan tâm nhiều hơn đến trình độ quản lý chất lượng trong việc nhập khẩu, như :điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh, trình độ công nhân, trình độ quản lý chất lượng, quản lý SXKD, trình độ công nghệ. Do vậy việc nâng cấp điều kiện sản xuất và năng lực quản lý là điều kiện để thu hút khách hàng Nhật - một khách hàng có tiềm năng nhất của công ty và của nước ta * Thị trường EU: Bắt đầu từ tháng 11 năm 1990, quan hệ Việt Nam – EU đã được bình thường hoá. Đến cuối tháng 7 năm 1995, EU đã giành cho Việt Nam qui chế tối huệ quốc (MFN) và qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đó là một sự mở đường cho các doanh nghiệp VIệt Nam mở rộng thị trường sang EU. EU là một thị trường rộng lớn bao gồm 15 quốc gia và 400 triệu người tiêu dùng nên nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản là rất lớn. Vì thế, thị trường EU ngày càng chiếm tỷ trọng lớn đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, năm 1997 xuất khẩu thuỷ sản sang EU chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước, đến năm 1998 tỷ trọng này càng tăng tới 14% và đến đầu năm 1999, EU là thị trường lớn thứ hai về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam Với sự tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản, thị phần của EU sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế cân bằng với thị trường Nhật. Về mặt giá cả, thị trường EU không cao, nhưng ổn định, thích hợp với sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. EU là thị trường có tính đa dạng cao, với nhiều nhóm dân cư có yêu cầu rất khác nhau trong thói quen tiêu thụ thuỷ sản. Có thể tập trung vào hai nhóm sản phẩm chính sau: Các sản phẩm thuỷ sản dùng cho nhu cầu cao cấp của người dân Châu Âu bản địa và các sản phẩm thuỷ sản dùng cho nhu cầu của cộng đồng người Châu á, trong đó có người Việt Kiều Khách hàng EU có đòi hỏi cao trong đảm bảo tính nhất quán về chất lượng và an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất * Thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hông Kông: Trung Quốc là thị trường thuỷ sản lớn nhất Châu á với đặc điểm vừa tiêu thụ vừa tái chế xuất khẩu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới, với các sản phẩm rất đa dạng, từ sản phẩm cao cấp nhất (mặt hàng tươi sống), đến các loại hải sản ướp đá, chế biến khô, ướp muối nhạt. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng nhanh việc tái chế xuất khẩu nên nhập nhiều nguyên liệu thô. Tuy nhiên, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất chính ngạch vào thị trường này còn quá ít, do quan hệ thương mại và thanh toán giữa hai bên còn nhiều khó khăn. hàng thuỷ sản chủ yếu xuất bằng đường tiểu ngạch với các loại sản phẩm tươi sống, ướp muối, ướp đá và sản phẩm khô giá trị chưa cao. Thêm vào đó, việc Hông Kông trở về đại lục Trung Quốc, thị trường này trở nên rất quan trọng đối với ngành thuỷ sản nước ta. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này năm 1999 là 116,881 triệu USD chiếm 12,5% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước, và quí I/2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã là 33,937 triệu USD chiếm 32% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước quí I/2000. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Nếu chỉ tính riêng Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 1999 đạt 47,437 triệu USD, tăng 78% so với năm 1998 Riêng cá đông lạnh đạt 9,604 triệu USD, chiếm tỷ trọng tương đối cao (8,65%) trong sản lượng cá đông lạnh xuất khẩu của cả nước, tiếp đó là mực và bạch tuộc đạt 3,023 triệu USD. Đây là thị trường dễ tính và tiêu thụ mạnh các sản phẩm khô như mực còn da, vây cá, sứa muối, ... Giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Hông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100636.doc
Tài liệu liên quan