Nhà máy Pin Văn Điển được xây dựng từ 1958 đến tháng 10/1959, đến 1/1/1960 mẻ Pin đầu tiên ra đời, khai sinh nhà máy Pin Văn Điển, đứa con đầu lòng của ngành Pin Việt Nam. Nhà máy Pin được xây dựng trên diện tích đất rộng 3 ha tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04 8611565 - FAX: 04 8612549.
Ban đầu nhà máy được xây dựng do Trung quốc thiết kế và viện trợ toàn bộ máy móc, trang thiết bị. Sản lượng thiết kế ban đầu là 5 triệu chiếc pin/1năm. Sản phẩm các loại pin thuộc hệ MnO2/NH4CL/Zn, môi trường điện ly là công nghệ chưng hồ loại công nghệ cổ điển lạc hậu, máy móc thiết bị hầu hết thủ công, nguyên liệu, vật liệu ban đầu 100% do nước bạn cung cấp, từ tháng 1 năm 1960, nhà máy chính thức đi vào sản xuất theo kế hoạch, toàn bộ đầu vào, đầu ra do nhà nước cung cấp và tiêu thụ.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại công ty Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nặng nhọc và độc hại của con người và điều đáng chú ý là ngày nay thế giới đang đi vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ mối với đặc trưng cơ bản là sự ra đời của công nghệ mới hầu như thay đổi cơ bản nhiều điền kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà đó bắt thời cơ ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
* Tổ chức lao động và sử dụng con người. Đây là một nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhất là đối với nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vào sản xuất. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại từ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Những điều quan trọng hơn và có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức quản lý lao động để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm là ở chỗ doanh nghiệp biết sử dụng yếu tố con người, biết khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người làm cho họ gắn bó và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp. Điều đó tạo ra khả năng to lớn để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Điều đó phải đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải biết bồi dưỡng trình độ cho công nhân viên quan tâm tới đời sống, điền kiện làm việc của mỗi người trong doanh nghiệp biết khen thưởng vật chất và tinh thần một cách thoả đáng và tôn trọng con người.
* Tổ chức quản lý và tài chính
Quản lý sản xuất và tài chính tốt là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành cho doanh nghiệp biết được mức sản xuất tối ưu và phương pháp sản xuất tối ưu làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống. Nhờ vào việc bố trí các khâu sản xuất hợp lý có thể làm giảm được sự lãng phí về nguyên vật liệu giảm thấp tỷ lệ phế phẩm, chi phí ngừng sản xuất...
Vai trò của tài chính ngày càng tăng trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và tác động của nó tới việc hạ giá thành, tăng lợ nhuận ngày càng mạnh mẽ. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho việc mua sắm vật tư sẽ tránh được những tổn thất do ngừng sản xuất vì thiếu vật tư đồng thời qua việc sử dụng vốn sẽ kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm, từ đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát hao hụt vật tư, sản phẩm. Việc đẩy mạnh vòng chu chuyển của vốn có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn khiến cho giảm bớt chi phí về lãi vay tất cả sự tác động trên đều làm giảm bớt chi phí sản xuất, góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm.
* Tăng khối lượng sản xuất và tiêu thụ
Trong bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề then chốt. Việc sản phẩm tiêu thụ được nhiều hay ít phụ thuộc vào chất lưọng của sản phẩm và giá cả của nó. Muốn có một sản phẩm chất lượng cao và giá thành hợp lý thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc sản xuất, quản lý sản xuất và điều quan trọng là công nghệ sản xuất. Khi khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng lên cũng góp phần làm hạ giá thành sản phẩm xuống. Bởi vì lúc đó chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống tiêu thụ sản phẩm là một thứ dầu máy làm chảy trơn cho mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn có chất lượng tốt hơn để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Chương II
Phân tích thực trạng giá thành sản phẩm tại công ty pin Hà Nội
Phần I. Giới thiệu một số đặc điểm chủ yếu của Công ty Pin Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Nhà máy Pin Văn Điển được xây dựng từ 1958 đến tháng 10/1959, đến 1/1/1960 mẻ Pin đầu tiên ra đời, khai sinh nhà máy Pin Văn Điển, đứa con đầu lòng của ngành Pin Việt Nam. Nhà máy Pin được xây dựng trên diện tích đất rộng 3 ha tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04 8611565 - FAX: 04 8612549.
Ban đầu nhà máy được xây dựng do Trung quốc thiết kế và viện trợ toàn bộ máy móc, trang thiết bị. Sản lượng thiết kế ban đầu là 5 triệu chiếc pin/1năm. Sản phẩm các loại pin thuộc hệ MnO2/NH4CL/Zn, môi trường điện ly là công nghệ chưng hồ loại công nghệ cổ điển lạc hậu, máy móc thiết bị hầu hết thủ công, nguyên liệu, vật liệu ban đầu 100% do nước bạn cung cấp, từ tháng 1 năm 1960, nhà máy chính thức đi vào sản xuất theo kế hoạch, toàn bộ đầu vào, đầu ra do nhà nước cung cấp và tiêu thụ.
Để chủ động sản xuất, phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, nhà máy đã tích cực nghiên cứu thay thế nhiều nguyên liệu nhập ngoại. Năm 1962 được nhà nước cho phép, nhà máy Pin đã mở mỏ khai thác quặng măng gan thiên nhiên tại Cao Bằng, thay thế loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất pin. Đến năm 1979, khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, nhà máy pin lại mở thêm một mỏ khai thác măng gan nữa tại Hà Tuyên - năm 1983, Tổng cục hoá chất quyết định sát nhập nhà máy pin Xuân Hoà với nhà máy pin Văn Điển, mang tên nhà máy pin Hà Nội, đến năm 1989 thì đổi tên thành xí nghiệp liên hợp pin Hà Nội, đến năm 1989 thì đổi tên thành xí nghiệp liên hợp pin Hà Nội. Để phù hợp với cơ chế thị trường, tháng 7/1996 lại được đổi tên thành công ty pin Hà Nội cho đến nay (nay là công ty pin Hà Nội).
Với bề dầy truyền thống 41 năm tồn tại và phát triển, đã trải qua bao bước thăng trầm cùng đất nước dù trong thời bình hay trong thời chiến tranh phá hoại, Công ty pin Hà Nội vừa sản xuất, vừa sơ tán để bảo toàn lực lượng, vừa tham gia trực tiếp chiến đấu với máy bay Mỹ, nhưng năm nào Công ty cũng hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho và cho đến nay công ty đã có những thành tích sau:
+ Huân chương lao động hạng III năm 1965.
+ Huân chương lao động hạng II năm 1981.
+ Huân chương kháng chiến hạng II năm 1973.
+ Huân chương chiến công hạng III năm 1996.
+ Các sản phẩm Pin R20 và R6p liên tục được tặng huy chương vàng tại hội trợ triễn lãm quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1993 đến năm 1998, Top 100 hàng Việt Nam được ưu thích do báo Đại đoàn kết bình chọn năm 1997, 1998 và năm 1999 đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do báo Sài Gòn tiếp thị và phòng thương mại công nghiệp Việt Nam tổ chức; năm 2000 vừa qua sản phẩm của công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002.
2. Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất của Công ty pin Hà Nội.
2.1. Chức năng:
- Sản xuất các loại pin phục vụ tiêu dùng cho xã hội và an ninh quốc phòng.
- Trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng của công ty.
- Khai thác, tuyển quặng MnO2 phục vụ sản xuất và các ngành sản xuất khác.
2.2. Nhiệm vụ:
Công ty pin Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ sau:
+ Có trách nhiệm nộp đủ ngân sách nhà nước quy định.
+ Tuân thủ pháp luật về chế độ kế toán, tài chính do nhà nước ban hành.
+ Bảo đảm an toàn lao động, cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, bảo vệ môi trường.
+ Tự bù đắp chi phí, chịu trách nhiệm phát triển và bảo toàn đồng vốn của nhà nước giao cho sử dụng.
+ Chủ động học tập, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động thay đổi công nghệ mới để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh.
2.3. Các mặt hàng sản xuất của công ty Pin Hà Nội.
Công ty pin Hà Nội sản xuất các sản phẩm chủ yếu là các loại pin thông dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội và an ninh quốc phòng như:
- Pin R20 nhãn hiệu con thỏ.
- Pin R6 nhãn hiệu con thỏ.
- Pin R14 nhãn hiệu con thỏ.
- Pin R40 nhãn hiệu con thỏ.
- BTO nhãn hiệu con thỏ.
- PO2 nhãn hiệu con thỏ.
3. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty.
3.1. Công nghệ sản xuất.
Từ trước tới nay ngành pin Việt Nam nói chung và công ty pin Hà Nội nói riền đều sử dụng công nghệ pin chưng hồ điện để sản xuất pin.
Từ trước tới nay ngành pin Việt Nam nói chung và công ty pin Hà Nội nói riêng đều sử dụng công nghệ pin chưng hồ điện để sản xuất pin. Công nghệ này có ưu, nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ chế tạo.
+ Tính năng điện của pin tương đối ổn định.
+ Giá thành thấp.
- Nhược điểm:
+ Dây truyền sản xuất có nhiều công đoạn khiến cho năng suất lao động thấp.
+ Chi phí cho một đơn vị điện lượng cao.
+ Khả năng cơ giới hoá, tự động hoá thấp, mặt bằng sản xuất lớn.
+ Môi trường sản xuất luôn ẩm ướt.
Tuy nhiên do công nghệ này có ưu điểm trên nên nó vẫn còn tồn tại và chiếm ưu thế ở Việt Nam và ở các nước đang phát triển.
Từ năm 1986 - năm khởi đầu của thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường, hàng ngoại ồ ạt đổ vào với giá rẻ, sản xuất trong nước bị điêu đứng, trong đó có mặt hàng pin. Song bằng sự năng động và sáng tạo, nhà máy đã nhanh chóng lấy lại được thế cân bằng, củng cố và đi lên bằng chính nội lực và trí tuệ của mình là đầu tư chiều sâu. Nhiều dây chuyền pin mới với công nghệ tiên tiến đã được lắp đặt đưa vào sản xuất, đó là công nghệ sản xuất pin bằng giấy tẩm hồ và công nghệ sản xuất pin kiềm. Đây là hai công nghệ mà các nước phát triển đang sử dụng hiện nay:
- Ưu điểm của công nghệ này là:
+ Pin có dung lượng lớn hơn dung lượng pin hồ điện.
+ Dây chuyền sản xuất ngắn gọn.
+ Khả năng cơ giới hoá, tự động hoá cao, mặt bằng sản xuất nhỏ gọn.
+ Môi trường sản xuất khô ráo sạch sẽ.
+ Thời gian bảo quan pin dài, an toàn cho các thiết bị phụ tải.
Ta có thể thấy rõ tính ưu việt của công nghệ pin tẩm hồ điện qua các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
Công nghệ
Hiệu điện thế
Danh nghĩa (V)
Thời gian phóng điện (tháng)
Thời gian bảo quản (tháng)
Độ suy giảm dung lượng (%)
1. Pin hồ điện
1,5
530
6
30
2. Pin tẩm hồ
1,5
700
12
20
* Quy trình công nghệ sản xuất pin hồ điện như sau:
MnO2, NH4Cl, Graphít
Chưng hồ
Đánh bóng đá
Đánh bóng đá
Lắp giá
chính tâm
Rót hồ
Dập bao than (cực dương)
Kiểm nghiệm U
I
Tháo giá chính tâm
Tháo giá chính tâm
Tháo giá chính tâm
Tháo giá chính tâm
Làm nguội
Đậy nắp
Rót si
Lắp mũ
Tháo giá chính tâm
mũ
Lồng tóp nhãn
Viền mép
Đánh bóng đá
n mép
Kiểm nghiệm
U,I
Kiểm nghiệm U
I
Kiểm nghiệm U
I
Kiểm nghiệm U
I
Đánh bóng đáy
Đánh bóng đá
Đánh bóng đá
Đánh bóng đá
Lồng tóp đôi
Đóng hộp
Kho thành phẩm
Trộn bột
Sàng bột nghiệm U
I
Kiểm nghiệm U
I
ột
ủ bột
Dập bao than
Bao gói quấn chỉ
ống kẽm cực âm
Muội C2H2, Điện dịch Cọc than Giấy gió lụa,
nước, t0 800C
3.2 Kết cấu sản xuất của Công ty Pin Hà Nội:
* Mối liên hệ giữa các phân xưởng sản xuất chính - phụ trợ
a. Các phân xưởng sản xuất chính của Công ty đều thuộc loại CMH theo công nghệ
- Phân xưởng kẽm:
+ Nhiệm vụ của phân xưởng kẽm là sản xuất ống kẽm (cực âm) chocác loại pin để cung cấp cho các phân xưởng pin hồ điện và phân xưởng pin tẩm hồ.
+ Phân xưởng kẽm thuộc vào loại chuyên môn hoá theo công nghệ.
* Quá trình sản xuất bắt đầu từ
Kẽm thỏi
Kẽm tấm
Kẽm đồng xu
ống kẽm
Nấu Dập Dập ống Cắt via
- Phân xưởng pin tẩm hồ:
+ Nhiệm vụ của phân xưởng là sản xuất bột cực dương và dập ép cực dương cho các loại pin để tự mình sản xuất pin R6 và cung cấp cho phân xưởng pin hồ điện.
+ Phân xưởng pin tẩm hồ thuộc vào loại chuyên môn hoá thao công nghệ, quá trình sản xuất bắt đầu từ:
Phối liệu MnO2, NH4Cl, điện dịch, muội C2H2...
ráp
Dập ép
Bột cực dương
Cực dương
SXpin đơn R6
Thànhphẩm pin R6
Nhập kho
Trộn bộ ống kẽm lắp ráp
- Phân xưởng pin hồ điện:
+ Nhiệm vụ của phân xưởng là sản xuất pin các loại: R20, R14, R40, BTO, PO2.
+ Phân xưởng pin hồ điện thuộc vào loại chuyên môn hoá theo công nghệ. Quá tình sản xuất bắt đầu tư:
SX pin đơn
Thành phẩm
Nhập kho
nhận ống kẽm lắp ráp thành phẩm
ráp
nhận cực dương
b. Phân xưởng phụ trợ:
- Phân xưởng cơ khí: Làm nhiệm vụ sửa chữa thiết bị và chế tạo phụ tùng thay thế cho toàn bộ hệ thống máy của Công ty, chế tạo khuôn mẫu v.v.. cho các phân xưởng, đơn vị.
- Ngành điện: Làm nhiệm vụ sửa chữa, lắp đặt các hệ thống điện trong sản xuất và sinh hoạt của Công ty.
- Ngành hơi, nước: Làm nhiệm vụ sản xuất hơi, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng (trang tiếp).
Bảng ngang
- Giám đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách công tác tài chính kế toán, tổ chức, hành chính, bảo vệ, kế hoạch, lao động, đời sống. Là người quyết định phương án sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc làm việc dưới sự trợ giúp của các phó giám đốc và các trưởng phòng chức năng.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách công tác kỹ thuật, sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý kỹ thuật trong các khâu của quá trình công nghệ sản xuất, xây dựng cơ bản, công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
- Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách công tác chuẩn bị vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp giám đốc giải quyết các vấn đề về chiến lược Marketing...
- Phòng thị trường và tiêu thụ: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, tổ chức hệ thống kênh phân phối.
- Phòng vật tư: Tổ chức thu mua, dự trữ, bảo quản, cấp phát vật tư phục vụ sản xuất.
- Phòng tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về quản lý và sử dụng hiệu quả đồng vốn, quản lý các hoạt động tài chính của Công ty, phụ trách các khoản thanh toán trong và ngoài công ty.
- Phòng tổ chức - hành chính - bảo vệ: Quản lý toàn bộ nhân sự, bố trí sản xuất, đề bạt cán bộ, tăng lương theo cán bộ công nhân viên, quản lý các hoạt động hành chính trong công ty như: Văn thư, mua sắm cấp phát văn phòng phẩm... đảm bảo an ninh, tài sản của công ty.
- Phòng kế hoạch và lao động: Xây dựng các kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm. Thực hiện công tác điều độ sản xuất, quản lý việc bố trí, sử dụng lao động theo kế hoạch. Xây dựng định mức lao động, định mức về tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất. Xây dựng đơn giá tiền lương cho từng bước công việc. Tính lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Phòng kỹ thuật công nghệ - môi trường: Quản lý về mặt công nghệ đối với quá trình sản xuất sản phẩm và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ ứng dụng các thành tự đã nghiên cứu vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Quản lý máy móc thiết bị, nghiên cứu cải tiến hợp lý các thiết bị sản xuất, tham mưu các vấn đề về kỹ thuạt cơ điện. Xây dựng kiểm tra, giám sát lịch sửa chữa, đại tu máy móc thiết bị.
- Phòng KCS: Phụ trách công tác theo dõi, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng bước công việc của quá trình sản xuất. Tìm các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, phối hợp với các phòng chức năng và phân xưởng sản xuất để xây dựng các biện pháp khắc phục.
- Phòng đời sống: Tổ chức chăm lo bữa cơm và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên.
3.4. Đặc điểm về lao động tiền lương:
Trong thời kỳ bao cấp kế hoạch hoá, cơ chế quản lý, bộ máy quản lý hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng này không chỉ có ở khối lượng hành chính sự nghiệp mà còn tồn tại ở những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Công ty Pin Hà Nội cũng không nằm ngoài hiện trạng chung của đất nước. ở giai đoạn đó công ty có một đội ngũ lao động có trình độ tương đối thấp, năng xuất lao động thấp, lao động gián tiếp nhiều.
Nhưng đến nay công ty đã tinh giảm biên chế, làm gọn bộ máy quản lý, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ công nhân viên phải tự vận động và phát huy hơn nữa vai trò và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó công ty còn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động. Đến nay đội ngũ công nhân viên sản xuất trực tiếp đã đủ trình độ, khả năng làm chủ những dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến. Khối lượng gián tiếp đã được học tập và có khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác phân tích, nghiên cứu khoa học và quản lý. Và sau đây ta có cơ cấu lao động của công ty năm 2000.
Tổng số lao động 650 người. Trong đó nữ chiếm 45%, nam chiếm 55%.
Về trình độ:
+ Trên đại học 1 người chiếm 0,15%.
+ Trình độ đại học 4 người chiếm 6,68%.
+ Trình độ trung cấp 49 người chiếm 7,5%.
+ Công nhân kỹ thuật 556 người chiếm 85,6%.
+ Công nhân bậc 5 đến bậc 7 là 260 người chiếm 76,9%.
+ Công nhân bậc 1 đến bậc 3 là 98 người chiếm 15%.
+ Công nhân bậc 4 chiếm 45%.
Về lao động gián tiếp 150 người chiếm 23%.
Lao động trực tiếp 500 chiếm 77%.
(Các số liệu trên thu thập từ phòng tổ chức lao động và tiền lương).
* Về mặt tiền lương công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ, công nhân viên, từ đó tạo được tâm lý phấn khởi nhiệt tình làm tăng năng suất lao động. Hiện nay mức lương bình quân của công ty là khá cao 1307888 VND/1 người/1 tháng.
3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Nhiệm vụ, chức năng của công ty là sản xuất kinh doanh các loại pin việc sản xuất pin đòi hỏi rất nhềiu chủng loại vật tư để cấu thành ra sản phẩm.
Gồm có hơn 1000 loại vật tư trong đó có 97 loại vật tư chính, vật liệu phụ, có mức 42 loại, nhiên liệu có mức 12 loại.
Nguồn gốc chủ yếu nhập khẩu còn trong nước chưa sản xuất được.
- Trong vật liệu chính chú trọng là kiềm thổ chiếm 60% gía thành (theo giá thị trường thế giới) nguồn cung cấp chủ yếu là nhập ngoại.
MnO2 điện giải chiếm 15% - 20% giá thành (phải nhập ngoại).
* Vật liệu phụ gồm các loại như: nhãn, tóp PVC, các loại giấy lót, hộp giấy, dầu tẩm, vòng gưng, giấy đệm nhãn v.v...
* Nhu cầu vật tư hàng năm:
Với sự gia tăng ngày càng cao về sản lượng sản xuất hàng năm nên nhu cầu vật tư hàng năm của công ty cũng đã tăng theo tỷ lệ tương ứng nhu cầu sản xuất cũng như để đảm bảo an toàn dự trữ bảo hiểm. Cụ thể qua bảng sau:
Đơn vị: tấn.
Năm
Tên vật tư
1998
1999
Kẽm thôi
1266
1500
MnO2
510
540
NH4CL
552
480
C2H2
174
190
Zncl2
96
98
Gruphát
228
240
Cộc than R20
270
300
Cộc than R6
30
40
Giấy tẩm hồ R6P
5
7
....
- Các nguyên vật liệu trên đa số phải nhập ngoại bởi vì mặt hàng trong nước sản xuất ra thường giá cao hơn rất nhiều.
+ Định mức tiêu hao vật tư: Đây là yếu tố rất quan trọng có ảnh huởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác định mức tiêu hao vật tư được công ty rất quan tâm và hàng năm đều có tính toán phân tích xem xét tình hình thực hiện tăng, giảm và các vấn đề khác.
+ Phương pháp xây dựng định mức vật tư của công ty thường dùng theo phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát và được kiểm chứng qua việc giao hạch toán cho các đơn vị phân xưởng.
3.6. Máy móc thiết bị:
Công ty pin Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1960 trải qua 40 năm xây dựng và phát triển sản xuất cho đến nay ở công ty đang tồn tại nhiều máy móc thiết bị và nhà xưởng thuộc các thế hệ khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty số lượng dây chuyền sản xuất.
Với công suất thiết kế ban đầu khi thành lập công ty năm 1960 là 5 triệu chiếc pin quy chuẩn /1 năm. Đến nay (2000) công ty đã sản xuất được 100 triệu chiếc pin quy chuẩn/ 1 năm. Với số lượng này cho thấy sự phát triển rất lớn về mặt sản lượng sản xuất và đồng nghĩa với việc gia tăng nhiều về số lượng máy móc thiết bị... ngoài ra công ty còn quan tâm rất nhiều đến đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và xây dựng mới, cải tạo lại nhà sản xuất, nhà làm việc và điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động...
Và sau đây có thể kể tên một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Lò nấu kẽm : 2 cái
+ Máy cán kẽm : 2 cái
+ Máy dập 16T (đập đồng xu) : 10 cái
+ Máy dập 250T (dập ống kẽm) : 3 cái
+ Máy dập 200T (dập ống kẽm) : 3 cái
+ Máy cắt via : 10 cái
+ Máy dập 16T (dập nắp giấy) : 10 cái
v.v....
Ngoài ra công ty còn có các dây chuyền sản xuất như:
+ Dây chuyền sản xuất pin R20S : 3 dây chuyền
+ Dây chuyền sản xuất pin R14S : 1 dây chuyền
+ Dây chuyền sản xuất pin R6P : 2 dây chuyền
v.v....
Với thực trạng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến như hiện nay của công ty, công ty hoàn toàn có đủ năng lực và khả năng sản xuất cung ứng cho thị trường các loại pin kể trên kể cả về số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm pin.
3.7. Về đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay công ty pin Hà Nội có các đối thủ cạnh tranh là:
Nhà máy pin Xuân Hoà, nhà máy pin Vĩnh Phú, công ty pin Ngọc Khánh, công ty pin AQMN (Đồng Nai), ngoài ra còn có các sản phẩm pin nhập ngoại.
Do đặc thù của công ty pin Hà Nội là một doanh nghiệp ra đời sớm nhất ở Miền Bắc và là một doanh nghiệp luôn
Đi đầu trong việc đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề của các bộ công nghiệp viên...chính vì thế mà chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao và không thua kém pin ngoại cùng loại đang lưu thông tại thị trường Việt Nam. Nhờ có uy tín chất lượng sản phẩm của công ty mà công ty Pin hà Nội đã trở thành đơn vị hàng đầu trong nghành sản xuất pin cả nước.
Hiện nay mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty đã không ngừng được mở rộng khắp 3 miền Nam - Trung - Bắc, thị phần pin con thỏ của công ty chiếm khoảng 40% thị phần pin nội địa cả nước.
Và sau đây ta có số liệu và biểu đồ phản ánh thị phần của công ty Pin Hà Nội so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước:
Năm 1999
Năm 2000
Công ty Pin Hà Nội
40%
42%
Công ty Pin AQ
35%
37%
Công ty pin Xuân Hoà
10%
12%
Pin ngoại
15%
9%
Qua trên ta thấy pin ngoại dần dần đã mất chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Đây là kết quả nỗ lực phấn đấu của các công ty pin trong nước, qua đó ta thấy rằng các đối thủ của công ty pin trong nước cũng không ngừng phát triển. Điều này công ty cần xem xét để có một định hướng đúng đắn để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
Phần II : phân tích thực trạng giá thành sản phẩm tại công ty pin Hà Nội 2.1. ý nghĩa của phân tích giá thành sản phẩm Trong bất kì hình thái kinh tế nào giá cả là mối quan tâm hàng đầu của người mua và người bán . Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng , là cơ sở phản ánh và đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đồng thời giá thành sản phẩm còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho các nhà quản lý có cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn kịp thời . Phân tích giá thành là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho giá thành cao hay thấp so với hoạch đã đề ra . Nó giúp nhà quản lý thấy rõ được mặt nào cần phải phát huy , mặt nào được và chưa được . Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp đề ra các biện pháp thực thi để từ đó doanh nghiệp ra các quyết định tối ưu . Việc lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau có mang tính khoa học hiện thực hay không phụ thuộc vào mức độ chính xác kết quả của phân tích giá thành kì trước .2.2. Nhiệm vụ và nội dung phân tích giá thành sản phẩm: Công ty pin Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước , có chế độ hạch toán độc lập , sản xuất các loại pin phục vụ cho dân sinh và an ninh quốc phòng . Sản phẩm chính của công ty là pin R40 , R20 , R14 , R6 , BTO , PO2 . Do nhu cầu thực tế của thị trường , một số loại mặt hàng như pin BTO , PO2 sản xuất ra với số lượng rất thấp so với tổng sản lượng .Vì vậy để phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty và điều kiện nhất định bản thân nên trong phần phân tích này chủ yếu phân tích các loại sản phẩm R40, R20 , R14 và R6 . Việc phân tích giá thành của sản phẩm được thực hiện qua các bước sau :Bước 1 : Đánh giá chung biến động của toàn bộ giá thành sản phẩm . Việc đánh giá chung nhằm cung cấp thông tin tổng quát về tình hình tiết kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm và tính được tỉ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản lượng hàng hoá .Bước 2 : Phân tích tình hình kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được .Công việc của bước này là phân tích , đánh giá 2 chỉ tiêu
- Mức hạ giá thành : Phản ánh qui mô tiết kiệm chi phí - Tỷ lệ hạ giá thành : Phản ánh tốc độ hạ giá thành của nhiệm vụ kế hoạch và kết quả thực hiện .* Xác định nhân tố ảnh hưởng .Bước 3 : Phân tích tình hình thực hiện chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hoá . Việc phân tích này giúp cho doanh nghiệp biết được để có 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá thì doanh nghiệp phải cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao , lợi nhuận thu được càng lớn .Bước 4: Phân tích các khoản mục và yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm : Kết quả thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm . Phân tích đơn vị giá thành sản phẩm theo yếu tố . Phân tích nguyên nhân làm thay đổi khoản mục .
2.3. Đánh giá chung tình hình biến động của toàn bộ giá thành sản phẩm 2.3.1. Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị Đơn vị: đồng
Sản phẩm
Năm trước 1998
Năm nay
1999
TH so với NT
TH so với KH
(NT)
KH
TH
Mức
%
Mức
%
Pin R20
830,17
820,56
825,48
- 4,69
-0,56
+4,92
+0,599
Pin R14
597,27
579,12
584,12
-13,15
-2,201
+5
+0,863
Pin R40
7593,67
7374,17
7437,87
-158,8
-2,052
+63,7
0,863
Pin R6P
362,17
347,6
358,6
-3,57
-0,985
+11
+3,164
Nguồn: Phòng kế toán tài chính Bảng 2.3-1 : Bảng phân tích tình hình thực hiện giá thành đơn vị .Qua bảng trên ta thấy: - Doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch giá thành một cách tích cực , các chỉ tiêu kế hoạch giá thành đều thấp hơn giá thành năm trước đối với mọi sản phẩm
- Kết quả giá thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24346.DOC