Luận văn Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Mai Động- Nhà máy sản xuất ống gang cầu

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I: Lý luận chung về chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm và một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 3

A. Chi phí sản xuât kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất. 3

I. Khái niệm, nội dung, phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh. 3

1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh. 3

2. Nội dung của chi phí sản xuất kinh doanh. 5

3. Phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh. 6

3.1. Chỉ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 6

3.2. Những khoản chi được bù đắp từ nguồn vốn khác 8

3.3. Việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh phải phù hợp với chế độ quy định. 8

II. Phân loại chi phí kinh doanh. 9

1. Vai trò, tác dụng của việc phân loại 9

2. Các tiêu thức phân loại chi phí kinh doanh: 10

2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. 10

2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích công dụng của chi phí. 11

2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất biến đổi của chi phí với mức độ hoạt động. 11

2.4. Các tiêu thức phân loại khác. 14

III. Một số chỉ tiêu cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh. 15

1. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh: 16

2. Tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh: 16

3. Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh: 17

4. Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh: 17

5. Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh: 18

6. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh. 18

B. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 19

I. Khái niệm, nội dung và chức năng của giá thành sản phẩm. 19

1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 19

2. Nội dung của giá thành sản phẩm. 20

2.1. Giá thành sản xuất sản phẩm 21

2.2. Giá thành toàn bộ sản phẩm đã tiêu thụ: 21

3. Chức năng của giá thành sản phẩm 21

3.1. Chức năng thước đo bù đắp chi phí: 22

3.2. Chức năng lập giá: 22

3.3. Chức năng đòn bẩy kinh tế: 23

II. Phân loại giá thành sản phẩm: 23

1. Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. 24

a. Giá thành kế hoạch. 24

b. Giá thành định mức. 24

c. Giá thành thực tế. 24

2. Phân loại theo phạm vi các chi phí cấu thành. 25

a. Giá thành sản xuất: 25

b. Giá thành tiêu thụ: 25

III. Các phương pháp tính giá thành áp dụng trong các doanh nghiệp 26

1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp 26

2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 26

3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 27

4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. 27

5. Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản xuất phụ 27

6. Phương pháp tính giá thành phân bước: 28

7. Phương pháp tính giá thành theo định mức. 28

IV. Các chỉ tiêu cơ bản về giá thành sản phẩm. 29

1. Mức hạ giá thành đơn vị hàng năm. 29

2. Tốc độ giảm giá thành. 29

3. Mức tiết kiệm do hạ thấp giá thành. 30

4. Tỷ trọng các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. 30

5. Mức hạ thấp chi phí trên một đơn vị sản phẩm. 30

6. Hệ số lợi nhuận trên giá thành. 31

C. Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 31

I. Sự cần thiết phải hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 31

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 33

1. Các nhân tố khách quan. 33

1.1. Sự tác động của cơ chế quản lý kinh tế đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. 33

1.2. Sự tác động của khoa học kỹ thuật đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. 34

2. Các nhân tố chủ quan tác động. 35

2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. 35

2.2. Quy mô sản xuất. 35

2.3. Sự tác động của việc tổ chức lao động, sử dụng con người. 35

2.4. Sự tác động của việc tổ chức sản xuất và tài chính. 36

II. Một số biện pháp chung nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 36

1. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và các chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế – tài chính. 37

2. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 37

3. Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nguyên vật liệu hợp lý. 37

4. Tổ chức tốt việc quản lý sản xuất. 38

5. Tổ chức lao động khoa học và hợp lý. 38

6. Tổ chức tốt công tác tài chính của doanh nghiệp. 39

Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu 40

I. Vài nét về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. 40

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Mai Động. 40

2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu: 43

3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất sản phẩm. 43

a. Đặc điểm quy trình công nghệ: 43

b. Quy trình tổ chức sản xuất: 45

4. Đặc điểm về tổ chức quản lý. 45

5. Tổ chức bộ máy kế toán tài chính của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. 48

a. Cơ cấu bộ máy kế toán: 48

b. Hình thức kế toán: 50

6. Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu. 51

II. Nội dung công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm của công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu. 54

1. Nội dung công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu. 54

1.1. Chi phí sản xuất sản phẩm. 55

1.2. Chi phí bán hàng. 59

1.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 60

2. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Mai Động - nhà máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003. 61

2.1. Phân tích tổng hợp tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu. 61

2.2. Phân tích chi phí sản xuất sản phẩm. 63

2.3. Phân tích chi phí bán hàng. 66

2.4. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp. 67

2.5. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. 69

2.6. Phân tích hiệu quả quản lý chi phí. 70

3. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003. 71

3.1. Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm ống gang cầu. 72

3.2. Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm phụ kiện. 73

4. Đánh giá chung về tình hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. 74

Phần III: Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành tại công ty Mai Động – nhà Máy sản xuất ống gang cầu 75

I. Đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. 75

1. Những thuận lợi. 75

2. Những khó khăn. 76

II. Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. 76

1. Biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. 77

2. Biện pháp hoàn thiện quy trình công nghệ của nhà máy. 77

3. Biện pháp nâng cao năng suất lao động. 79

4. Biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí bán hàng. 79

5. Biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. 79

6. Biện pháp nhằm tổ chức công tác tài chính doanh nghiệp. 80

7. Một số biện pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm rút ngắn vòng quay vốn, hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm cho công ty. 81

Kết luận 83

Danh mục tài liệu tham khảo 84

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Mai Động- Nhà máy sản xuất ống gang cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng năng suất lao động của họ. 6. Tổ chức tốt công tác tài chính của doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác tài chính của doanh nghiệp là biện pháp hữu hiệu để hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác tài chính doanh nghiệp biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau: Thứ nhất, đảm bảo kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trên cơ sở lựa chọn các hình thức và phương thức thích hợp để khai thác, thu hút vốn. Thứ hai, đảm bảo việc sử dụng vốn tự có, vốn huy động một cách tiết kiệm và hiệu quả để hạ thấp chi phí lãi tiền vay, tăng cường hiệu quả kinh tế, hạ thấp giá thành sản phẩm. Thứ ba, tổ chức tốt công tác tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc giám sát, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như kiểm tra, giám sát chặt chẽ chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm bằng cách lập các kế hoạch chi phí và kế hoạch giá thành sản phẩm. Sau đó tổ chức thực hiện các kế hoạch bằng các biện pháp kiểm tra tài chính như: kiểm tra tài chính đối với khoản chi phí nguyên vật liệu ở tất cả các khâu mua, vận chuyển, dữ trữ và sử dụng nguyên vật liệu, dựa trên các định mức tiêu hao vật tư doanh nghiệp đã xây dựng; kiểm tra tài chính đối với khoản tiền lương trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch tiền lương; kiểm tra tài chính đối với những khoản chi phí có tính chất tổng hợp như chi phí sản xuất chung phẩn xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Tóm lại: Các biện pháp trên chỉ mang tính chất chung đối với các doanh nghiệp. Do đó, đối với từng doanh nghiệp chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu những mặt mạnh và yếu của nó để đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu I. Vài nét về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Mai Động. Công ty Mai Động ngày nay tiền thân là liên xưởng cơ khí số 1 được thành lập vào ngày 20/6/1990 theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất của 8 xưởng công ty hợp doanh nằm rải rác trong thành phố. Đóng tại số 310 phố Minh Khai quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, công ty Mai Động là một doanh nghiệp nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của sở công nghiệp Hà Nội, do nhà nước đầu tư vốn thành lập với tên giao dịch MaiDong Coporation viết tắt là “MTCR” trực thuộc sở công nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng theo quy định, được mở tài khoản tại ngân hàng. Thời gian đầu, công ty chỉ là một doanh nghiệp Nhà nước nhỏ chuyên sản xuất các mặt hàng đơn giản, phục vụ sản xuất lĩnh vực nông nghiệp ở miền Bắc nước ta. Trong quá trình phát triển nhà máy liên tục được mở rộng với sự gia nhập của sản xuất đúc Hà Nội năm 1969 đến năm 1971 xí nghiệp cơ khí Đống Đa cũng được sát nhập vào nhà máy. Với quy mô tương đối lớn nhà máy tiến hành chuyên môn hoá sản xuất kỹ thuật cao nên đã đạt tới một số thành tựu lớn như đạt 2,5 tấn máy ép thuỷ lực, nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy ép song động lực 250T đã được thành phố tặng bằng khen và đóng biển “công trình chào mừng đại hội Đảng lần thứ IX”. Ngoài việc sản xuất trang thiết bị dây chuyền rèn, dập. Nhà máy còn đào tạo cho công nhân sử dụng, lắp đặt các trang thiết bị và hướng dẫn vận hành cho khách, nhà máy còn sản xuất và cung cấp các chi tiết máy thay thế để khách hàng tự sửa chữa. Nhà máy cũng nhận đại tu máy do nhà máy sản xuất cho người tiêu dùng. Từ năm 1987 đến năm 1988 do sản phẩm của nhà máy ra theo đặt hàng và phân phối theo chỉ tiêu của uỷ ban kế hoạch nhà nước nên việc sản xuất rất thuận lợi, vật tư, tiền vốn sản xuất được cung cấp đầy đủ để phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch. Đây chính là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nhà máy với nhiều đóng góp vào việc khôi phục và phát triển sản xuất nhất là sản xuất công nghiệp sau chiến tranh. Ngày 16/11/1992 theo quyết định số 2837/QĐUB thành phố Hà Nội về việc cho phép thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, nhà máy đã có sự cải tổ lại bộ máy của mình nhưng vẫn mang tên giao dịch là nhà máy cơ khí Mai Động, thuộc sở công nghiệp Hà Nội. Đây cũng là giai đoạn thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi, khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Do sự bao tiêu của Nhà nước không còn nữa, do doanh nghiệp chưa thích ứng được thị trường kinh doanh, thị trường tiêu thụ lại bị hẹp, khiến cho một số sản phẩm chủ yếu như máy đột, máy dập, búa hơi tiêu thụ chậm. Nhà máy phải luôn luôn thay đổi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Trong thời gian này còn có sự cạnh tranh của hàng hoá nhập ngoại, đặc biệt là sản phẩm cùng loại của Trung Quốc mẫu mã đẹp, giá cả thấp hơn đã làm cho sản phẩm của nhà máy không có chỗ đứng trên thị trường, lực lượng lao động của nhà máy không có việc làm, số công nhân nghỉ việc lên tới 400 người. Nhà máy rơi vào tình trạng yếu kém bấp bênh. Để tìm được hướng đi phù hợp, đảm bảo đời sống đời sống cán bộ công nhân viên và tránh sự phá sản cho nhà máy. Ban lãnh đạo cùng với các phòng ban chức năng đã đi sâu nghiên cứu thị trường, tiến hành các hoạt động chào hàng có hiệu quả nhằm mở rộng thị trường vào phía Nam. Đồng thời Công ty còn chú trọng việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, thông qua các lớp bồi dưỡng kỹ thuật do giáo viên trường đại học Bách Khoa hướng dẫn. Chính vì những cố gắng đó mà trong khi nhiều nhà máy cơ khí khác phải đóng cửa thì nhà máy cơ khí Mai Động vẫn duy trì và sản xuất ổn định. Ngày 16/8/1998 sở công nghiệp Hà Nội căn cứ vào quyết định số 2424/ QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội đã đổi tên nhà máy cơ khí Mai Động thành công ty Mai Động, đánh dấu một bước ngoặt của công ty. Công ty đã có nhiều chuyển biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của công ty đã được áp dụng những thiết bị tiên tiến như: lò thép hồ quang, lò cao tần, hệ thống lò nấu gang, cùng đội ngũ cán bộ luyện kim chuyên môn cao của công ty, công ty đã có nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, được cục đo lường chất lượng Hà Nội cấp giấy phép chứng nhận. Các sản phẩm chủ yếu hiện nay của công ty gồm: - Sản phẩm ống dẫn nước có mối nối bằng gang theo tiêu chuẩn ISO 13-78 với áp lực thử nước đạt 30 kg/m3 đến 25 kg/m3 - Phụ kiện đường ống dẫn nước gồm 300 chủng loại khác nhau phục vụ đường ống các cỡ rất phù hợp. - Các loại van nước, bơm nước như bơm li tâm sản xuất theo tiêu chuẩn UNICEF. - Các sản phẩm cơ khí như máy búa nén, máy đột, máy dập, máy ép thuỷ lực, máy ép ma sát các cỡ. - Các loại máy công tác dùng trong ngành xây dựng như máy ép gạch, các loại khuôn đúc bê tông. Công ty đã cho ra những sản phẩm đạt chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm. Công ty Mai Động là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành công nghiệp thủ đô xây dựng thành công hệ thống QLCL ISO 9002-1994 và đến tháng 12/2002 đã chuyển đổi thành công hệ thống QLCL ISO 9001-2002 và là một trong 17 doanh nghiệp được bộ công nghệ tặng danh hiệu “Ngôi sao chất lượng” năm 2001. Cuối năm 2002 công ty Mai Động đã sát nhập thêm nhà máy đúc Mai Lâm và xí nghiệp thiết kế công cụ dụng cụ công nghiệp. Đến nay công ty Mai Động là doanh nghiệp đầu tiên của sở công nghiệp Hà Nội vận dụng thành công cơ cấu quản lý mới “công ty có nhiều xí nghiệp thành viên vận hành theo mô hình công ty mẹ- công ty con”. Đến đầu năm 2004 Công ty Mai Động đã chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu: Chức năng chính của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu là sản xuất và kinh doanh các loại ống gang cầu và sản phẩm phụ kiện. Để thực hiện tốt chức năng của mình công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tổ chức sản xuất kinh doanh các loại ống gang cầu và sản phẩm phụ kiện theo sự chỉ đạo của sở công nghiệp và công ty Mai Động. - Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế (lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi). - Quản lý và sử dụng hợp lý lao động, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và nguồn vốn do Nhà nước cấp. - Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. - Tích cực áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đồng thời bảo vệ môi trường. - Đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở các dự án được duyệt. - Thực hiện tiết kiệm trong quá trình sản xuất. - Đảm bảo trật tự an toàn nhà máy và xã hội… 3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất sản phẩm. a. Đặc điểm quy trình công nghệ: Quy trình sản xuất sản phẩm ống gang cầu và phụ kiện là quy trình sản xuất liên tục, khép kín, bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác cao. Quy trình sản xuất được thực hiện bởi phân xưởng sản xuất có sự giám sát của khối kỹ thuật (phòng KCS ). Quy trình sản xuất ống và phụ kiện đòi hỏi sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Nguyên vật liệu chính sử dụng trong sản xuất là: các loại gang như gang Cao Bằng, gang Liên Xô, gang Trung Quốc, gang hồi liệu, sô đa, oxy, chất cầu hoá, bột thạch anh, huỳnh thạch, rỉ sắt… Nguyên liệu phụ: chất tạo mầm, phấn chì, hồ tinh bột, cát trắng, cát vàng, sơn đen, sơn chống rỉ… Quy trình sản xuất của nhà máy sản xuất ống gang cầu có thể chia thành các khâu sau: Khâu lò đứng: Nguyên liệu là gang (gang Cao Bằng, gang Liên Xô, gang Trung Quốc, gang hồi liệu…), vôi, sắt phế liệu… được đưa vào theo một tỷ lệ nhất định. ở khâu này nguyên liệu đưa vào sẽ được nung nóng chảy ở nhiệt độ hơn 1000˚C sau đó được đưa chảy vào ống khác để tiến hành cầu hoá. Khâu cầu hoá: Khâu cầu hoá sử dụng nguyên liệu chính là chất cầu hoá, oxy, sô đa… cho vào theo một tỷ lệ nhất định để tiến hành cầu hoá gang vừa được nung nóng chảy. Khâu ly tâm, thử áp: Khâu này sử dụng các loại vật liệu như chất tạo mầm, bột rắc khuôn, mỡ công nghiệp, nhựa đường…để tiến hành quay li tâm để tạo ra hình ống và thử áp suất ống. Khâu ủ: Khâu này sử dụng dầu diezen để tiến hành ủ. Sau khi đã quay thành hình ống, các ống này sẽ được cho vào lò để tiến hành ủ, thời gian cho một mẻ ống ủ hoàn thành mất khá nhiều thời gian, nhiệt độ lò ủ lên tới vài ngàn độ C. Sau quá trình ủ sẽ cho ra những sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu, sản phẩm nào không đạt chất lượng sẽ bị loại ra. Khâu hoàn thiện: Khâu này gồm hai công việc là láng xi măng và sơn đóng kiện. Láng xi măng: Sử dụng cao lanh, xi măng và cát trắng để láng xi măng cho ống. Sơn đóng kiện: Sử dụng bột ma tít, sơn đen, sơn chống rỉ, xăng, đai sắt, nẹp sắt… để tiến hành sơn và đóng kiện sản phẩm. b. Quy trình tổ chức sản xuất: Quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm VL, BTP Lò nung nóng chảy Dây chuyền kéo ống Dây chuyền đúc phụ kiện Hoá ống Để vào khuôn ủ ống Tháo khuôn đúc Bơm thử Gia công nguội Thành phẩm Sơn + đóng kiện Sơn 4. Đặc điểm về tổ chức quản lý. Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, bộ máy quản lý của Công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu được tổ chức như sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu Giám đốc QM PGĐ sản xuất PGĐ kỹ thuật PGĐ công nghệ Phòng kế toán- Tài chính PX phụ trợ PX hoàn thiện PX đúc ly tâm PX đúc Phòng tổng hợp * Ban giám đốc gồm: Giám đốc: là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ việc huy động vốn đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi đến việc đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên, phân phối thu nhập theo luật định, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Giám đốc còn là người toàn quyền quyết định, là người chịu trách nhiệm toàn bộ đối với pháp luật. Phó giám đốc sản xuất: phụ trách khối phân xưởng sản xuất. Thay mặt giám đốc chịu trách nhiệm triển khai và điều hành sản xuất theo kế hoạch của nhà máy. Đồng thời trực tiếp phụ trách an toàn lao động của nhà máy. Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách trực tiếp và chỉ đạo các công việc kỹ thuật, đầu tư chiều sâu công tác tổ chức đào tạo cán bộ, phụ trách công tác định mức tiền lương, là người trực tiếp phân công giao nhiệm vụ cho các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ của nhà máy. Phó giám đốc công nghệ: phụ trách việc kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình chuẩn bị sản xuất và nghiệm thu sản phẩm, theo dõi xác minh tình trạng nguyên vật liệu, trang thiết bị công nghệ, đồ dùng sản xuất. * Các phòng ban chức năng thuộc phòng tổng hợp: Phòng kinh tế – kế hoạch: quản lý tổng hợp các công việc liên quan đến kế hoạch sản xuất, khai thác ký kết hợp đồng kinh tế, tổng hợp tiền lương của công nhân sản xuất, định mức vật tư và bán thành phẩm. Phòng kế toán tài chính: làm công tác kế toán tài chính, lập các báo cáo theo quy định mẫu biểu của bộ tài chính, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, phân tích kế toán quản trị, trợ giúp giám đốc trong việc ra các quyết định về vốn, tài chính… Phòng cung ứng, quản lý vật tư, thành phẩm: theo dõi, cung cấp vật tư cho các đơn vị trong toàn công ty, xuất nhập vật tư, giao sản phẩm đã ký kết của giám đốc cho khách hàng. Phòng tổ chức đào tạo: quản lý toàn diện các công việc như tổ chức nhân sự, công tác BHXH, công tác quy hoạch và đào tạo các bộ phận. Phòng hành chính quản trị: thực hiện các công tác hành chính quản trị, công tác lưu trữ, cấp phát tài liệu, công tác đối ngoại. Phòng kỹ thuật cơ khí: có trách nhiệm về kỹ thuật, cung cấp đầy đủ bản vẽ, kể cả nghiên cứu tổ chức sản xuất trong phân xưởng, nghiên cứu và thiết kế đổi mới quy trình công nghệ và mẫu mã sản phẩm của công ty. Phòng kỹ thuật luyện kim: nghiên cứu, thực hiện nghiêm chỉnh, phản ứng kịp thời xử lý những hư hỏng trong khâu đúc phôi, kiểm tra tổng hợp và phân tích tình hình thực hiện quy cách chế tạo sản phẩm để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Phòng công nghệ KCS: có chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, theo dõi xác minh tình trạng nguyên vật liệu, trang thiết bị công nghệ, đồ dùng sản xuất. Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, công tác bảo mật của công ty, tiếp đón hướng dẫn khách ra vào công ty, theo dõi giờ đi làm của cán bộ công nhân viên. * Bộ phận trực tiếp sản xuất: Phân xưởng đúc li tâm: dùng các nguyên vật liệu và nhiên liệu để nấu gang nóng chảy phục vụ quay ống và đúc phụ kiện. Phân xưởng phụ trợ: là phân xưởng chuyên phục vụ các khâu mà sản xuất cần như sửa chữa máy móc tư trang thiết bị. Phân xưởng hoàn thiện: tiến hành hoàn thiện sản phẩm ống như láng xi măng, sơn và đóng kiện Phân xưởng đúc: chuyên làm nhiệm vụ đúc phụ kiện ống. 5. Tổ chức bộ máy kế toán tài chính của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. a. Cơ cấu bộ máy kế toán: Tại nhà máy sản xuất ống gang cầu công tác hạch toán kế toán được tổ chức tập trung tại phòng kế toán tài chính từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến việc lập báo cáo. Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học và hợp lý là điều kiện cần thiết để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán, phát huy đầy đủ vai trò hạch toán kế toán trong công tác quản lý tài chính của công ty. Hiện nay, công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu Thủ quỹ Kế toán NVL và CCDC Kế toán lương và TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán trưỏng ( kế toán tổng hợp) Phó phòng kế toán ( kế toán tiêu thụ) Với mô hình như trên, mỗi phần hành kế toán đảm nhận chức năng cụ thể như sau: Kế toán trưởng (kế toán tổng hợp): là người quản lý tổng hợp các công việc của phòng về công tác tài chính- kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế kinh doanh hàng tháng, quý, năm, lập báo cáo tài chính, cung cấp số liệu tài chính kịp thời để giám đốc nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt các quy định quản lý tài chính do bộ tài chính ban hành. Phó phòng kế toán (kế toán tiêu thụ): có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ, giám đốc chặt chẽ số liệu và tình hình biến động của từng loại thành phẩm, theo dõi quá trình tiêu thụ, kê khai thuế GTGT đầu ra, cùng phòng kế hoạch, kho vật tư thành phẩm đối chiếu sổ sách nhập- xuất- tồn trong tháng đảm bảo chính xác, kịp thời, làm biên bản đối chiếu công nợ và đi đòi nợ. Thực hiện các công việc khác khi trưởng phòng giao. Kế toán tiền lương và TSCĐ: Kế toán tiền lương: kế toán có nhiệm vụ tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền công và trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán TSCĐ: kế toán có nhiệm vụ theo dõi số liệu hiện có và tình hình biến động về số lượng và giá trị của từng loại TSCĐ. Tính trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp quy định. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước. Tổ chức chứng từ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của công ty để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về số hiện có và tình hình biến động nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi sau khi đã kiểm tra các chứng từ ban đầu và có sự phê duyệt của trưởng phòng. Trên cơ sở đó ghi vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp có liên quan để theo dõi tình hình biến động của các khoản phải thu, phải trả của nhà máy từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Thực hiện đối chiếu số liệu với các bên có liên quan. Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tránh gây mất mát, nhầm lẫn trong thu chi. Kiểm tra chất lượng tiền tồn quỹ, đảm bảo cân đối thu chi. Theo dõi thuế GTGT, lập bảng kê nộp thuế cho cục thuế Hà Nội. b. Hình thức kế toán: * Hệ thống tài khoản sử dụng: Hệ thống tài khoản của nhà máy được áp dụng thống nhất theo hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141TC/CĐKT của Bộ tài chính. * Hình thức sổ kế toán: Việc tổ chức ghi chép, tổ chức chứng từ, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán được nhà nước áp dụng theo hình thức “Nhật ký chứng từ”. Sơ đồ kế toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ”. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết NKCT Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái BCTC Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra Hiện nay, nhà máy đang sử dụng các chương trình máy tính để trợ giúp trong việc tính toán và lập các bảng biểu. 6. Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu. Mặc dù là một doanh nghiệp mới thành lập nhưng nhà máy sản xuất ống gang cầu đã tìm được đúng hướng đi cho mình, đồng thời biết tận dụng những ưu thế của mình như trang thiết bị hiện đại, công nhân được đào tạo tay nghề cao…nên đã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Biểu hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng 1: “ Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu”. Qua bảng phân tích số liệu như trên ta có thể đưa ra một số nhận xét sau: Nhà máy sản xuất ống gang cầu tuy là một doanh nghiệp sản xuất còn non trẻ nhưng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển đã đạt được một số thành tựu nhất định. Nhà máy đã dần dần hoà mình, bắt kịp được với tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành nói riêng. Nhờ sự nỗ lực của bản thân biết phát huy những thế mạnh của mình và nhờ có sự quan tâm của nhà nước, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước, được các doanh nghiệp, các nhà thầu trong và ngoài nước hết sức tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Từng bước tự hoàn thiện, khẳng định vai trò, vị trí của mình trong ba năm 2001, 2002, 2003 nhà máy đã đạt được một số thành tựu nhất định thể hiện qua một số chỉ tiêu sau đây: Thứ nhất là chỉ tiêu doanh thu trong mối liên hệ với chi phí. Chi phí của nhà máy qua ba năm: năm 2002 so với năm 2001 tổng chi phí giảm 16.168.623 VNĐ tương ứng với tốc độ giảm 0,047%; năm 2003 so với năm 2002 tổng chi phí tăng 708.136.076 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng là 1,99%. Trong đó chi phí sản xuất kinh doanh là chủ yếu, chi phí sản xuất kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,43%; năm 2003 so với năm 2002 tăng 1,8%. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng tăng đều qua ba năm: chi phí tài chính năm 2002 so với năm 2001, năm 2003 so với năm 2002 tăng lần lượt là 3,06% và 3,54%; tỷ lệ tăng của chi phí khác lần lượt là 6,28% và 5,08%. Bên cạnh đó, nhờ có sự nỗ lực cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn nhà máy mà doanh thu qua ba năm không ngừng tăng lên cụ thể: doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng 371.331.541 đồng (tăng 0,96%) mà chi phí lại giảm 0,047% đã cho thấy nhà máy đã quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả chi phí; doang thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.349.250.056 đồng (tăng 3,46%), năm 2003 do doanh nghiệp có sự mở rộng quy mô sản xuất nên chi phí tăng lên là một tất yếu song tỷ lệ tăng chi phí (1,99%) vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu do đó doanh nghiệp đã sử dụng chi phí có hiệu quả. Ta xem xét đến chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế của nhà máy liên tục tăng trong ba năm. Cụ thể: năm 2002 so với năm 2001 lợi nhuận tăng 118.447.672VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 53,59%; năm 2003 so với năm 2002 tăng 325.066.402 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 95,46%. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu, lợi nhuận này cũng tăng dần qua ba năm: năm 2002 so với năm 2001 lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 60,78%; năm 2003 so với năm 2002 tăng 103,24% đây là tốc độ tăng rất tốt mà doanh nghiệp cần phải cố gắng duy trì. Lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bởi các lợi nhuận này cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể: lợi nhuận tài chính năm 2002 so với năm 2001, năm 2003 so với năm 2002 tăng lầm lượt là 8,98% và 30,08%; lợi nhuận khác tăng lần lượt là 4,16% và 13,53%. Thứ ba là chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước. Nộp ngân sách Nhà nước của nhà máy qua ba năm tăng. Năm 2002 so với năm 2001 nộp ngân sách Nhà nước tăng 305.940.851 đồng tương ứng với tốc độ tăng 10,14%; năm 2003 so với năm 2002 tăng 413.195.041 đồng tăng 12,44%. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước đồng thời cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, sản lượng tiêu thụ tăng dẫn đến thuế GTGT phải nộp tăng, lợi nhuận tăng dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp tăng góp phần làm tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước. Tiếp đến, ta xem xét chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, đích thực nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế là kết quả cuối cùng, là cái mà doanh nghiệp thực nhận được sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Trong những năm đầu của quá trình phát triển tuy lợi nhuận của nhà máy thu được chưa cao nhưng qua từng năm lợi nhuận này không ngừng tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước, đây là một dấu hiệu đáng mừng của nhà máy vì nó chứng tỏ nhà máy đã chọn đúng hướng đi. Lợi nhuận sau thuế của nhà máy năm 2002 so với năm 2001 tăng 80.544.417 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 53,59%, năm 2003 so với năm 2002 tăng 221.045.153 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 95,76% một tốc độ tăng rất tốt mà doanh nghiệp cần phải duy trì trong những năm tới. Cuối cùng ta xem xét đến chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người. Thu nhập bình quân đầu người của nhà máy liên tục tăng qua ba năm. Năm 2002 so với năm 2001 thu nhập bình quân đầu người tăng 336.624 đồng tương ứng với tốc độ tăng la 2,78%. Năm 2003 so với năm 2002 thu nhập bình quân đầu người tăng 429.169 đồng tương ứng với tốc độ tăng 3,45%. Điều này cho thấy đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. II. Nội dung công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm của công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu. 1. Nội dung công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu. Quá trình sản xuất ống gang cầu là một quá trình rất phức tạp, nó đòi hỏi nhiều thời gian và trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, quá trình sản xuất cần rất nhiều loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu khác nhau. Sản phẩm sản xuất ra với khối lượng lớn, đa dạng về chủng loại, kích cỡ, sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao, chất lượng tốt. Chi phí phát sinh cho quá trình sản xuất sản phẩm ống và phụ kiện rất đa dạng và phức tạp nên được tập hợp, theo dõi trên các tài khoản chi tiết. Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất rất đa dạng, được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, chi phí mua nguyên vật liệu phát sinh lớn, được theo dõi chi tiết và tập hợp theo từng khâu sản xuất. Giá cả nguyên vật liệu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36157.doc
Tài liệu liên quan