MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề chung về thuế
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm
1.1.2.Phân loại thuế và yếu tố cấu thành của một sắc thuế
1.2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm
1.2.2. Vai trò của thuế TNDN
1.2.3. Nội dung cơ bản của thuế TNDN
1.3. Vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chính sách thuế TNDN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Nội dung cơ bản của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam
2.2. Kết quả áp dụng chính sách thuế TNDN ở Việt Nam trong thời gian qua 25
2.2.1.Kết quả của việc thu thuế
2.2.2.Kết quả của việc ưu đãi, miễn giảm thuế
2.3.Đánh giá về chính sách thuế TNDN mới áp dụng ở Việt Nam
2.3.1.Những tác động tích cực
2.3.2.Những hạn chế của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TNDN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Mục tiêu của việc hoàn thiện
3.2. Một số biện pháp cần hoàn thiện chính sách thuế TNDN
3.2.1. Về phạm vi áp dụng luật thuế TNDN
3.2.2. Về chi phí hợp lý
3.2.3. Quy định về chuyển lỗ
3.2.4. Với các vấn đề phát sinh do không rõ về hiệu lực thi hành
3.2.5. Về ưu đãi, miễn giảm thuế
3.2.6. Về kê khai nộp thuế, quyết toán thuế
3.3. Điều kiện nhằm thực hiện tốt các biện pháp
3.3.1. Cải cách hệ thống hành thu
3.3.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách giỏi về chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực thuế
3.3.3. Cơ quan hoạch định chính sách thuế TNDN phải có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có liên quan
3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, định hướng cải cách thuế
3.3.5. Hoạt động tư vấn thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng cần phải được coi trọng phát triển
LỜI KẾT LUẬN
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à 6,9% cao nhất các nước Đông Nam Á (mức trung bình của các nước trong khu vực là 3,9%; 6% của Thái Lan; 3,4% của Inđônêsia; 5,5% của Malaysia; Philippin: 4%; Singapo : 0,5%; Lào : 5,5% và Camphuchia: 5%).
Cũng qua bảng số liệu, ta thấy thuế TNDN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thu của Ngân sách Nhà nước. Năm 1999 chiếm 18,65% tổng thu của NSNN, năm 2003 chiếm 27,04%. Đồng thời tỷ lệ số thu thuế TNDN cũng không ngừng gia tăng trong tổng thuế và lệ phí, những năm qua ổn định ở mức 19 - 29%.
Nếu xét theo cơ cấu thu thuế TNDN theo khu vực kinh tế gồm thu từ DN quốc doanh (DNNQ), DN ngoài quốc doanh(DNNQD), DN có vốn ĐTNN và Hộ kinh doanh cá thể, thì số thu thuế TNDN được thể hiện ở bảng sau:
Bảng3: Cơ cấu thu thuế TNDN theo khu vực kinh tế
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số thu thuế và phí
74.444
90.518
99.048
110.170
120.243
Số thuế TNDN nộp NSNN
14.644
23.370
25.838
31.398
35.832
Trong đó:
- DNQD
(%trong tổng thu thuế TNDN)
- DN có vốn ĐTNN
(%trong tổng thu thuế TNDN) - Thuế chuyển TN ra nước ngoài
(%trong tổng thu thuế TNDN) - DNNQD
(%trong tổng thu thuế TNDN)
- Hộ kinh doanh cá thể
(%trong tổng thu thuế TNDN)
- Dầu thô
(%trong tổng thu thuế TNDN)
6.157
42,04
711
4,85
156
1,07
585
3,99
1.848
12,62
5.187
35,43
8.604
36,82
905
3,87
337
1,44
664
2,84
2.000
8,56
10.860
46,47
10.081
39,01
1.247
4,83
570
2,21
944
3,65
2.127
8,23
10.869
42,07
12.832
40,87
1.966
6,26
489
1,56
1.378
4,39
2.945
9,38
11.788
37,54
14.961
41,74
2.923
8,16
690
1,93
1.780
4,97
3.406
9,51
12.072
33,69
Nguồn : Báo cáo của Phòng chính sách thuế I - Vụ CST - Bộ tài chính
Từ bảng số liệu ta thấy số thu từ dầu thô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế TNDN cũng như so với các nguồn khác. Số thu năm 2000 là cao nhất (chiếm 46,47%trong tổng thu thuế TNDN) và thấp nhất là năm 2003 thì tỷ lệ này cũng đạt 33,69%. Chính vì vậy, số thu từ dầu thô sẽ có ảnh hưởng lớn đến tỷ trọng thu thuế TNDN trong nguồn thu của NSNN.
Để đánh giá chính xác về tác dụng của Luật thuế TNDN đối với nền kinh tế và hiệu quả SXKD của DN thì ta nên tách số thu từ dầu thô ra khỏi số thu thuế TNDN vì số thu này rất lớn sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Ta chỉ cho số thu từ dầu thô vào khi xem xét mối tương quan với các khoản thu khác.
Bảng 4: Cơ cấu thu thuế TNDN từ các khu vực kinh tế
không kể dầu thô
Năm
Chỉ tiêu
% trong thuế TNDN
1999
% trong thuế TNDN 2000
% trong thuế TNDN 2001
% trong thuế TNDN 2002
% trong thuế TNDN 2003
Tổng thu thuế TNDN
100
100
100
100
100
DNQD
65,1
68,78
67,34
65,44
62,97
DN có vốn ĐTNN
7,52
7,23
8,33
10,03
12,30
Thuế chuyển TN ra nước ngoài
1,65
2,69
3,81
2,49
2,90
DNNQD
6,19
5,31
6,31
7,03
7,49
Hộ kinh doanh cá thể
19,54
15,99
14,21
15,01
14,34
Qua số liệu hai bảng trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Nguồn thu cao nhất là thu từ khu vực kinh tế Quốc doanh. Mức thu cao nhất là năm 1999: 42,04% (tính cả dầu thô); mức thu năm 2003 là 41,75% tăng 2,2% so với năm 2002. Đây là kết quả phản ánh việc đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các DNNN đã giúp các DN này làm ăn có hiệu quả hơn. Nếu loại bỏ số thu từ dầu thô ra khỏi tổng thu thuế TNDN thì số thu từ khu vực kinh tế Quốc doanh thường ở mức trên 60%. Qua bảng số liệu ta cũng thấy rằng tỷ trọng số thu ở khu vực này đang có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Điều này không phản ánh khu vực này làm ăn kém hiệu quả mà do các khu khác, theo chính sách phát triển của Nhà nước tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đã lấn chiếm thị phần sang khu vực quốc doanh. Bên cạnh đó, do việc sắp xếp và cơ cấu lại các DNNN, thực hiện cổ phần hoá nên số lượng các DNNN ngày càng giảm đi. Điều đó dẫn đến số thu từ khu này trong tương lai sẽ tăng chậm hoặc không cao nhưng các doanh nghiệp vẫn làm ăn có hiệu quả.
Thu từ các DN có vốn ĐTNN ngày càng tăng mạnh. Lý do là các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều vì Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn giảm thuế TNDN. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn đánh giá Việt Nam là thị trường nhiều tiềm năng, có chi phí nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào và khả năng đa dạng hoá rủi ro. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại đối với thị trường Việt Nam là hệ thống pháp luật chưa rõ ràng, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài còn thiếu. Trong tương lai số thu từ khu vực này sẽ tăng trưởng mạnh vì chúng ta ngày càng chú trọng đến các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có số thu ngày càng tăng trong những năm trở lại đây; trong khi đó số thu từ hộ kinh doanh cá thể thì tăng giảm không ổn định. Với xu thế mở cửa hiện nay, thì các DNNQD ngày càng chứng tỏ khả năng phát triển và hiệu quả SXKD của mình với sự tăng lên không ngừng về qui mô, số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, trong tương lai số thu từ các DNNQD sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Số thu thuế từ việc chuyển thu nhập ra nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp và tăng giảm không đồng đều. Đây là nguồn thu khó quản lý. Do vậy, từ năm 2004 trở đi Luật thuế mới đã bãi bỏ loại thuế này.
Từ 1/1/2004 luật thuế TNDN sửa đổi bổ sung đã có hiệu lực. Luật thuế mới này có nhiều thay đổi đáng kể. Do trình độ, hiệu quả của nền kinh tế và của Doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay và các năm tới còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới; quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, công nghệ còn lạc hậu nên để nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp phát triển bền vững, việc sửa đổi là nhằm mục tiêu làm giảm nghĩa vụ thuế, để tăng tích tụ vốn, khuyến khích đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu, thống nhất nghĩa vụ thuế giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Trong luật năm 2003 sửa đổi, bổ sung , một số khoản chi phí thực tế hợp lý được trừ khi xây dựng TNCT; điều chỉnh mức khống chế chi phí tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại từ 7% lên 10%; khuyến khích khấu hao nhanh nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, phát triển khả năng cạnh tranh; áp dụng mức thuế suất chung là 28% và mức thuế suất ưu đãi là 20%, 15%, 10%; bỏ thuế thu nhập bổ sung; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; bỏ hoàn thuế thu nhập đối với lợi nhuận tái đầu tư; bổ sung thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất vào thu nhập chịu thuế của các CSKD nhằm điều tiết các khoản thu phát sinh từ đất đai; thống nhất điều kiện, mức và thời gian ưu đãi thuế giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Trong quý I/2004 tuy tình hình kinh tế – xã hội gặp nhiều khó khăn như dịch cúm gia cầm lan rộng ở khắp các địa phương, hạn hán kéo dài trên diện rộng... gây tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ. Giá cả trong nước tăng cao, tỷ giá ngoại tệ diễn biến phức tạp, hầu hết giá các vật tư, nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất trong nước tăng mạnh ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhờ sự kiên quyết của Chính phủ và các Bộ trong chỉ đạo đấu tranh, áp dụng nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cùng với sự cố gắng của các doanh nghiệp nên trong bối cảnh không thuận lợi nền kinh tế vẫn tăng trưởng khá và có nhiều chuyển biến tích cực. Các khoản thu đạt tỷ lệ cao so với dự toán và có tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Tổng thu nội địa 2 tháng đầu năm 2004 là 17.609 tỷ đồng (ước thực hiện quý I/2004 là 28.365 tỷ đồng) trong đó thu nội địa đạt 25,2% so với dự toán tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Thu thuế TNDN đạt 27,5% dự toán, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Các nguyên nhân làm giảm số thu thuế TNDN năm 2004 như giảm mức thuế suất đối với DNTN từ 32% xuống 28%; bỏ thuế thu nhập bổ sung; bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; áp dụng điều kiện ưu đãi thống nhất theo mức 20%,15%,10%; bổ sung quy định giảm thuế cho sản xuất thử, sản phẩm làm ra từ công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, số thu thuế TNDN quý I/2004 vẫn tăng là do số thu từ dầu thô tăng, mức tăng 26,4% so với quý I/2003. Nguyên nhân thu từ dầu thô đạt cao là do sản lượng khai thác tăng, thêm vào đó giá tiền đồng/USD cũng tăng so với dự toán. Bên cạnh đó, khu vực DNNN có một số ngành kinh tế tăng trưởng khá như than, cao su, xi măng nên số thu đạt cao. Việc tăng thuế suất thuế TNDN từ 25% lên 28% đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng là một nguyên nhân tăng số thu thuế TNDN. Nhưng luật thuế mới chỉ áp dụng đối với các dự án được cấp phép đầu tư từ 1/1/2004, do vậy có thể nói việc tăng thuế này chưa tác động nhiều đến thu Ngân sách quý I/2004.
Tóm lại, số thu cũng như cơ cấu thu thuế TNDN đã phản ánh đúng những diễn biến và xu hướng vận động của nền kinh tế. Số thu thuế TNDN đạt được trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu đề ra bước đầu là ổn định và tăng số thu NSNN.
Với luật thuế mới 2003, dự đoán sẽ làm giảm thu ngân sách khoảng 3000 tỷ đồng/năm. Nhưng luật thuế mới sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sẽ làm ăn có hiệu quả hơn (do được giảm mức thuế suất và được hưởng nhiều điều kiện ưu đãi hơn trước đây), có điều kiện để tăng tích luỹ về vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài do vậy sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ đó sẽ làm tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
2.2.2. Kết quả của việc ưu đãi, miễn giảm thuế
Chính sách ưu đãi về thuế suất và miễn giảm thuế TNDN có thời hạn được thực hiện với mục tiêu là khuyến khích đầu tư theo vùng, theo lĩnh vực, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động,... Chế độ ưu đãi vừa phải đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của đất nước. Do vậy, kết quả của việc ưu đãi, miễn giảm được thể hiện thông qua kết quả đạt được các mục tiêu .
Chính sách thuế TNDN với những mục tiêu khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề ưu đãi, địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trong nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội, mặt khác còn tạo điều kiện phát triển các vùng kinh tế khó khăn.
Bảng 5: Bảng biểu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ngành
1999
2003
Công nghiệp- xây dựng
30,3%
35%
Dịch vụ
42,5%
45%
Nông lâm nghiệp
27,2%
20%
Xét trên thực tế trong những năm qua mức ưu đãi thuế của Việt Nam là tương đối cao và đã góp phần tạo sức hấp dẫn thu hút ĐTNN. Nhưng phần lớn các DN có vốn ĐTNN cũng chỉ tập trung đầu tư tại các tỉnh, vùng kinh tế đã phát triển, có nhiều thuận lợi như Hải Phòng (KCN Nomura), Hà Nội (KCN Thăng Long), ...Một số địa phương thì sự ưu đãi chỉ mang tính chất danh nghĩa vì chưa thể thu hút được đầu tư như ở các vùng núi cao, hải đảo. Nguyên nhân có thể thấy là không phải do mức ưu đãi thấp mà do một số nguyên nhân như cơ sở hạ tầng, đường xá, điện, nước, môi trường kinh tế địa phương, khả năng phát triển thị trường sản phẩm...
Do đó, để chính sách ưu đãi phát huy được tác dụng tại các địa bàn khó khăn này thì Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các địa bàn này để hấp dẫn được đầu tư.
Bên cạnh đó chính sách thuế cũng khuyến khích đầu tư mới, mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn về khủng hoảng tài chính -tiền tệ trong khu vực, khắc phục hậu quả thiên tai, năng cao đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, tăng tích luỹ để tái đầu tư cải thiện đời sống, ổn định và phát triển sản xuất.
Với việc ưu đãi, tuy nền kinh tế đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nhưng tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Năm 1999 là năm bị ảnh hưởng nhiều nhất thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội vẫn đạt 103,7 nghìn tỷ đồng và các năm sau đều tăng trưởng cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2000 đạt 124,6 nghìn tỷ đồng; năm 2001: 163,5 nghìn tỷ đồng; năm 2002 :180,4 tỷ đồng.
Cùng với việc gia tăng vốn đầu tư thì số lượng các doanh nghiệp, hộ SXKD cũng ngày càng tăng. Để có sự tăng trưởng như vậy tất nhiên không chỉ do việc ưu đãi thuế TNDN mang lại mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như ý chí kinh doanh của các Nhà đầu tư, sự hỗ trợ của Nhà nước, nhu cầu của nền kinh tế... Tuy vậy, chúng ta vẫn phải khẳng định sự ảnh hưởng lớn của luật thuế TNDN vì nó được sử dụng như là một công cụ của Nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dưới hình thức miễn giảm thuế và ưu đãi thuế suất, số thu Ngân sách Nhà nước hàng năm đã giảm một khoản lớn trong đó năm 1999 là 763 tỷ đồng. Năm 2003 là 2679 tỷ đồng.
Bảng 6: Số thuế TNDN miễn giảm qua các năm
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Số thuế được miễn, giảm
763
1470
2649
2505
2679
Nguồn : Số liệu Tổng cục thuế gửi Phòng CSTI-Bộ tài chính
Việc ưu đãi cũng tập trung vào đẩy mạnh xuất khẩu do vậy giá trị xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng. Năm 1999 tăng 23,18 % so với năm 1998 và các mức tăng trưởng của năm sau lần lượt là 25% năm 2000; 4,5%
năm 2001. Năm 2001 mặc dù sản lượng tăng nhưng mức tăng trưởng giảm là do sự giảm giá nông sản trên thế giới đặc biệt là cà phê.
Ưu đãi đối với dự án ĐTNN là một trong những yếu tố quan trọng trong thu hút và huy động nguồn vốn từ bên ngoài cũng như thu hút công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm của các nước để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể Việt Nam được bình chọn là điểm hấp dẫn đầu tư trong khu vực chỉ sau Trung Quốc và Thái Lan. Số dự án đầu tư nước ngoài và số vốn đăng ký không ngừng gia tăng trong những năm qua. Trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài thường tập trung vào các KCN, KCX, KCNC vì tại đây có mức ưu đãi rất cao. Tính đến nay Việt Nam đã có 67 KCN, KCX và KCNC trên phạm vi cả nước. Từ năm 1998 đến nay, tổng số dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực vào các khu này là 1400 dự án, chiếm trong số 1900 dự án vào các khu này, với tổng số vốn đăng ký là 11,15 tỷ đồng. Các dự án đầu tư cũng tập trung chủ yếu vào cac lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có ưu đãi thuế cao chiếm 66,9 % số dự án và 57,2% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,5% số dự án, và 35,8% số vốn đăng ký.
Từ 01/01/2004 theo luật thuế TNDN mới thì ưu đãi của các khu này giảm đi rất nhiều. Để kích thích đầu tư vào các khu này thì chúng ta phải có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp.
Tóm lại, việc thực hiện miễn giảm thuế TNDN qua các năm đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế -xã hội của đất nước; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghệ, cải thiện cuộc sống. Sử dụng chính sách ưu đãi, miễn giảm đúng đắn, có hiệu quả, tránh hiện tượng ưu đãi một cách tràn lan, thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với các cam kết quốc tế sẽ là một công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập với các nước trong khu vực.
2.3. Đánh giá về chính sách thuế TNDN mới áp dụng ở Việt Nam
2.3.1. Những tác động tích cực
2.3.1.1. Chính sách thuế TNDN đã thống nhất trong cơ chế ưu đãi thuế đáp ứng được yêu cầu không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Nội dung Luật thuế TNDN sửa đổi lần này thể hiện sự thống nhất về chính sách thuế áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đây là một chủ trương lớn khi ban hành luật thuế TNDN mới áp dụng từ ngày 01/01/2004; thể hiện sự rõ ràng, minh bạch trong chính sách theo yêu cầu của IMF, tạo tiền đề thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đã trải qua 8 vòng đàm phán với các thành viên của WTO nhằm gia nhập vào tổ chức này vào năm 2005, thì nguyên tắc không phân biệt thuế TNDN giữa đầu tư trong nước và nước ngoài là một nguyên tắc cần thiết đáp ứng điều kiện gia nhập WTO. Sự không phân biệt đối xử thể hiện:
Đảm bảo tính thống nhất về thuế suất:
Theo Luật thuế TNDN năm 1997 thì thuế suất phổ thông và thuế suất ưu đãi áp dụng với DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN, điều này không có sự đồng nhất. Đối với DNTN, thuế suất phổ thông là 32%; thuế suất ưu đãi là 25%, 20% và 15%. Đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN, thuế suất phổ thông là 25%; thuế suất ưu đãi là 20%, 15% và 10%. Điều này không đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế và cạnh tranh trong cơ chế thị trường, không phù hợp với tình hình cạnh tranh quốc tế hiện nay để thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhưng theo Luật thuế mới năm 2003 đã thống nhất mức thuế suất chung là 28% đối với DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN không chỉ tạo ra sự bình đẳng mà còn giúp nước ta có điều kiện cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài so với các nước khác trong khu vực (Trung Quốc áp dụng thuế suất chung là 33%, Thái Lan là 30%, Philippin là 32%...)
Đảm bảo tính thống nhất về lĩnh vực ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư thể hiện ở việc ban hành danh mục A,B và C ban hành kèm Nghị định 164/2003/NĐ-CP:
Theo đó việc ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế TNDN theo lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư sẽ được cụ thể hóa tại 3 danh mục A,B và C của Nghị định 164; bãi bỏ các quy định ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế TNDN tại các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích ĐTTN và Luật ĐTNN.
Trước đây, trong lĩnh vực khuyến khích ĐTNN, danh mục khuyến khích đầu tư được chia thành 2 cấp độ là khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Đối với lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong nước thì chỉ có một cấp độ là khuyến khích đầu tư. Nhằm đáp ứng yêu cầu thống nhất và bình đẳng giữa các doanh nghiệp ĐTTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN; đáp ứng cho việc gia nhập WTO, Nghị định 164/2003/NĐ-CP đã thông nhất nội dung danh mục A(về ngành nghề lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư) theo nguyên tắc: lấy căn cứ chính là danh mục A của lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong nước; đồng thời bổ sung thêm ngành nghề vẫn cần khuyến khích đầu tư nước ngoài.
- Với danh mục B (danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư) và danh mục C (danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư) ban hành kèm Nghị định 164/2003/NĐ-CP được thống nhất dựa trên danh mục địa bàn B và C của lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong nước có kết hợp rà soát lại danh mục địa bàn của lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Thuế TNDN sửa đổi, bổ sung áp dụng cho mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư nên góp phần xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế trong và ngoài nước; từng bước đảm bảo sự bình đẳng, công bằng xã hội, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
2.3.1.2. Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh về tổng thể là hấp dẫn, thuận lợi hơn góp phần khuyến khích đầu tư.
- Đối với ĐTTN thuế suất phổ thông giảm từ 32% xuống còn 28% và thuế suất ưu đãi được nâng từ 15%, 20% và 25% lên tương ứng là 10%, 15% và 20%. Vì vậy đối với các nhà đầu tư trong nước ưu đãi về thuế suất là hấp dẫn hơn nhiều. Bên cạnh đó, luật mới còn bỏ quy định về nộp thuế TNDN bổ sung do lợi thế khách quan mang lại đối với các DNTN với mức thuế suất 25%. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho các DTTN đầu tư sản xuất kinh doanh mà còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì thực tế rất khó xác định thu nhập do lợi thế khách quan mang lại để đánh thuế TNDN bổ sung đồng thời không khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trước đây, nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn 20% thì doanh nghiệp đó phải nộp thuế TNDN bổ sung. Điều này dẫn đến việc những doanh nghiệp có trình độ tổ chức sản xuất và quản lý tốt, mang lại lợi nhuận cao thì phải nộp thuế TNDN nhiều hơn. Từ đó vô hình chung thuế lại đánh cao xuất phát từ khả năng quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải do lợi thế kinh doanh. Kết quả là đã có nhiều doanh nghiệp tìm cách làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm xuống để giảm số thuế TNDN bổ sung nếu có. Như vậy, việc bãi bỏ thuế TNDN bổ sung là rất hợp lý, nó giúp các doanh nghiệp phấn đấu làm ăn hiệu quả, để dành vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.
Còn thuế suất phổ thông đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN trước kia là 25% nay áp dụng thuế suất 28%; nhưng trên thực tế nếu tính cả thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài (3%, 5% và 7%) đối với thuế suất trước đây là 25% sẽ tương ứng với các mức thuế suất là 27,25%, 28,75% và 30,25%. Vì vậy, thuế suất mới 28% là không cao hơn so với trước do việc bãi bỏ thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài theo luật mới ban hành.
Về danh mục ngành nghề, lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định 164/2003/NĐ-CP mở rộng và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương và tương quan so sánh giữa các địa phương trong cả nước so với ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị đinh 24/2000/NĐ-CP. Thống nhất điều kiện, mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn giảm thuế giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài theo mức ưu đãi cao nhất trong pháp luật hiện hành trên cơ sở lấy danh mục ưu đãi đầu tư trong nước làm chuẩn.
Về điều kiện ưu đãi được mở rộng hơn: điều kiện lao động nới rộng hơn; bổ sung nhiều tiêu chí ưu đãi như sử dụng lao động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xuất khẩu sản phẩm...Trước đây, các dự án ĐTNN phải sử dụng lao động từ 500 người trở lên mới thuộc diện ưu đãi; với quy định của Nghị định 164/2003/NĐ-CP chỉ cần sử dụng 20, 50 và 100 lao động (tùy theo địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư) đã được hưởng ưu đãi .
- Thời hạn ưu đãi về miễn giảm thuế tăng thêm: thời hạn miễn thuế cho các dự án ĐTNN trước đây tối đa là 4 năm; giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo; nay thời hạn miễn giảm thuế tối đa là 4 năm; giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Với chính sách thuế ưu đãi ngày càng được nới rộng đã trực tiếp khuyến khích các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước, đồng thời giúp mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài. Bên cạnh đó, đảm bảo tính thống nhất về thuế suất, ưu đãi, miễn, giảm thuế giữa DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng sẽ khuyến khích các DNTN đầu tư sản xuất kinh doanh, phát huy nội lực trong sự cạnh tranh bình đẳng. Thông qua ưu đãi về thuế suất và miễn, giảm thuế đã tạo điều kiện hỗ trợ về vốn và khuyến khích các nhà đầu tư thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, hướng đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. Như vậy, thuế TNDN thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô để khuyến khích phát triển sản xuất, khuyến khích đầu tư, sắp xếp lại cơ cầu kinh tế và khuyến khích xuất khẩu. Về lâu dài, chính sách thuế mới sẽ kích thích đầu tư mạnh mẽ và tạo được nguồn thu quan trọng và ngày càng tăng cho Ngân sách Nhà nước Việt Nam.
2.3.1.3. Phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế
Việc bãi bỏ quy định thu thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài (thuế suất: 3%, 5%, 7%) nâng cao quyền tự quyết, tạo điều kiện giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài chủ động trong việc sử dụng thu nhập từ hoạt động kinh doanh do đầu tư vào Việt Nam mang lại, phù hợp với thông lệ quốc tế và các nước trong khu vực; đặc biệt phù hợp với cam kết của Việt Nam với IMF về xoá bỏ loại thuế này. Hiện nay, hầu hết các nước đều bãi bỏ thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài. Ngay Trung Quốc là nước mà Việt Nam tham khảo việc đánh thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài này thì họ cũng đã bỏ quy định này từ năm 1991. Đây là quy định hợp lý phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế có tác động tích cực tới chính sách khuyến khích đầu tư và đơn giản hóa công tác quản lý, hành thu của cán bộ thuế. Vì trong điều kiện năng lực quản lý của cán bộ Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng còn rất hạn chế thì vấn đề kiểm soát việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngoài là rất khó khăn.
Luật thuế TNDN sửa đổi, bổ sung áp dụng đối với tất cả các tổ chức kinh doanh được thành lập theo pháp luật Việt Nam bao gồm cả doanh nghiệp có vốn ĐTNN và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là một chủ trương quan trọng đáp ứng khuyến nghị của IMF , tạo điều kiện cho Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập quốc tế.
2.3.1.4. Thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Luật mới cho phép các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao, hoạt động có lãi được thực hiện khấu hao nhanh. Quy định của luật thuế TNDN và các quy định có liên quan đến việc trích lập khấu hao trước đây chỉ cho phép thí điểm khấu hao nhanh ở một số doanh nghiệp (Quyết định số 2000/QĐ-BTC của Bộ tài chính). Phải nói rằng đây là điểm tiến bộ, hợp lý và đáp ứng được nguyện vọng của các doanh nghiệp. Thật vậy, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, máy móc, thiết bị r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thue (1).doc