MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I 4
Cơ sở lý luận của nhập khẩu 4
I - Thương mại quốc tế 4
1-Thương mại quốc tế: 4
2-Một số lý thyết về thương mại quốc tế: 4
3-Vai trò của thương mại quốc tế : 7
II- Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế nước ta: 8
1-Nhập khẩu: 8
2-Vai trò của nhập khẩu: 9
3-Một số hình thức nhập khẩu chủ yếu 11
1-Nội dung của hoạt động nhập khẩu: 14
2-Các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu: 30
Chương II 36
Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam-VINACONEX. 36
I- Giới thiệu chung về tổng công ty: 36
1- Quá trình hình thành và phát triển: 36
2- Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty: 43
3- Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban: 44
4- Các nguồn lực kinh doanh: 49
5- Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng công ty: 51
II- Thực trạng nhập khẩu nguyên vật liệu tại tổng công ty: 54
1- Đặc điểm mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu của tổng công ty: 54
2- Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu vài năm gần đây: 55
3- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu nguyên vật liệu ở Tổng công ty VINACONEX trong thời gian qua: 65
III- Kết luận rút ra từ thực trạng nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng công ty VINACONEX: 69
1- Những ưu điểm: 69
2- Những tồn tại và nguyên nhân: 71
Chương III 75
Một số biện pháp hoàn thiện công tác nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam- VINACONEX. 75
I- Triển vọng thị trường và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty: 76
1- Triển vọng thị trường: 76
2- Định hướng sản xuất kinh doanh: 77
3- Định hướng nhập khẩu nguyên vật liệu : 79
II- Biện pháp hoàn thiện nhập khẩu nguyên vật liệu tại VINACONEX: 80
1- Chú trọng nghiên cứu thị trường nhập khẩu và nắm bắt xu hướng và nhu cầu của thị trường trong nước 80
2- Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh và hình thức nhập khẩu: 81
3- Hoàn thiện công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng: 82
4- Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu: 83
5- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: 84
6- Tạo động cơ làm việc cho cán bộ: 88
7- Một số biện pháp khác: 89
III- Một số kiến nghị 90
1- Kiến nghị đối với Bộ xây dựng 90
2- Kiến nghị đối với Nhà nước 90
Kết luận 94
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng công ty VINACONEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để thực hiện các nhiệm vụ mới được giao, Tổng công ty đã huy động mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình xây dựng quy mô lớn trong cả nước đồng thời đẩy nhanh mọi hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật tư, mở rộng các hoạt động kinh doanh khác có hiệu quả. Tổng công ty đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, có hiệu quả cao cho công tác xử lý nền móng, công tác bê tông, vận chuyển... như khoan cọc nhồi, máy ép cọc bản nhựa, các trạm trộn bê tông thương phẩm đồng bộ với máy bơm, xe vận chuyển bê tông, các loại cần trục tháp, cần trục bánh xích, bánh lốp, các loại máy đào, xúc ủi, ván khuôn, giàn giáo kim loại... nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hoá trong ngành xây dựng, tăng nhanh năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất.
Năm 1997, Tổng công ty đã đạt được doanh thu là 1245 tỷ đồng, đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước trên 67 tỷ đồng. Năm 1998 doanh số của Tổng công ty là 1766 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 70,7 tỷ đồng. Năm 1999 doanh số của Tổng công ty là 1780 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 70,1 tỷ đồng. Năm 2000 doanh số của Tổng công ty là 1948 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 70 tỷ đồng. Năm 2001 doanh số của Tổng công ty là gần 2000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 71 tỷ đồng.
Tổng công ty cũng hết sức quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ công nhân có tay nghề cao với kỹ thuật chuyên sâu.
Đến nay, Tổng công ty đã có những cán bộ, công nhân có trình độ giỏi để thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, các công trình xây dựng chuyên ngành nước, các công trình kỹ thuật hạ tầng, các công trình cầu cảng, đường giao thông... đặc biệt là các nhà máy xi măng, hoá chất cơ khí... thi công trượt các silo, ống khói cao, thi công xử lý nền móng, thi công các công trình nhà máy nước, hệ thống cấp thoát nước, xây dựng và hoàn thiện các công trình dân dụng có yêu cầu mỹ thuật cao...
Trong những năm gần đây, Tổng công ty đã mở rộng quan hệ liên doanh, hợp doanh với các nhà thầu xây dựng lớn, với các hãng kinh doanh nước ngoài, với các cơ sở nghiên cứu và sản xuất phát triển ở trong nước. Đến nay đã và đang triển khai hoạt động của các liên doanh về xây dựng như:
Công ty liên doanh VINATA- liên doanh giữa VINACONEX và tập đoàn TAISEI- Nhật Bản.
Công ty liên doanh VINALEIGHTON liên doanh giữa VINACONEX và công ty LEIGHTON asia Co.Ltd ( úc- hongkong).
Hợp doanh TV 16 J/o giữa VINACONEX, tập đoàn TAISEI và Tổng công ty Bạch Đằng.
Hợp doanh VIKOWA giữa VINACONEX và KOLON Hàn Quốc xây dựng dự án nước 1A Hà Nội.
Ngoài ra Tổng công ty cũng đã thiết lập các liên doanh về sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh xuất nhập khẩu như: liên doanh VINACONEX-KOWA by MORWEAR, sản xuất và sử dụng các chất chống thấm, liên doanh VINAROSE sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực, làm tổng đại lý của nhiều hãng và công ty nước ngoài như Eluctrolux (Thuỵ Điển), SCT (Thái Lan)....
Thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết Tổng công ty dần dần hoà nhập vào các thị trường xây dựng và xuất nhập khẩu quốc tế, đào tạo được một đội ngũ kỹ sư và cán bộ thông thạo nghiệp vụ có trình độ ngoại ngữ, có kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất theo các quy trình công nghệ tiên tiến.
Về lĩnh vực đầu tư, Tổng công ty đã và đang triển khai các dự án bằng nội lực của chính Tổng công ty.
Ba năm liền 1997, 1998, 1999 Tổng công ty đã được Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
Đến nay, Tổng công ty VINACONEX đã trở thành nhà thầu xây dựng mạnh, có đủ năng lực nhận thầu và hoàn thành mọi công trình xây dựng quy mô lớn và phức tạp, đồng thời là một Tổng công ty mạnh nhất của Bộ xây dựng về xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động.
Hiện nay, Tổng công ty là một đơn vị lớn mạnh, có nhiều các đơn vị thành viên, cụ thể là:
* Các đơn vị hạch toán độc lập:
Công ty xây dựng số 1 ( tên giao dịch VINACONCO 1)
Công ty xây dựng số 2 ( tên giao dịch VINACONCO 2)
Công ty xây dựng số 3 ( tên giao dịch VINACONCO 3)
Công ty xây dựng số 4 ( tên giao dịch VINACONCO 4)
Công ty xây dựng số 5 ( tên giao dịch VINACONCO 5)
Công ty xây dựng số 6 ( tên giao dịch VINACONCO 6)
Công ty xây dựng số 7 ( tên giao dịch VINACONCO 7)
Công ty xây dựng số 9 ( tên giao dịch VINACONCO 9)
Công ty xây dựng số 15 ( tên giao dịch VINACONCO 15)
Công ty đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Huế- VINACONCO 10
Công ty xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng – VINACONCO 11
Công ty cơ khí và xây lắp- VINACONCO 12
Công ty xây dựng cấp thoát nước- WASENCO
Công ty cơ giới và lắp máy- VIMECO
Công ty tư vấn xây dựng, cấp thoát nước và môi trường-VINACONSULT
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng VINACONEX
Công ty thương mại Tràng Tiền
* Các đơn vị phụ thuộc hạch toán nội bộ:
Các chi nhánh Tổng công ty trong nước:
+ Chi nhánh Tổng công ty VINACONEX ở TP.Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh Tổng công ty VINACONEX ở TP.Đà Nẵng
+ Chi nhánh Tổng công ty VINACONEX ở TP.Tam Kỳ
+ Chi nhánh Tổng công ty VINACONEX ở TP.nha Trang
Trung tâm kinh doanh VINACONEX- VINATRA
Trung tâm xuất nhập khẩu lao động
Trung tâm ứng dụng công nghệ tự động hoá
Nhà máy bê tông và xây dựng Xuân Mai
Trung tâm du lịch VINACONEX
Khách sạn Xây Dựng
Nhà máy nước Dung Quất
* Các đơn vị sự nghiệp:
Trường nghiệp vụ và kỹ thuật Xuân Hoà
Trường kỹ thuật xây dựng Bỉm Sơn
Trường đào tạo nhân lực xuất khẩu Phú Minh
* Các văn phòng đại diện VINACONEX ở nước ngoài:
Tổng đội xây dựng VINACONEX tại Libia
Đại diện VINACONEX tại Hàn Quốc
Đại diện VINACONEX tại Nga
Đại diện VINACONEX tại cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Đại diện VINACONEX tại cộng hoà Séc
Đại diện VINACONEX tại cộng hoà Slovakia
Đaị diện VINACONEX tại các nước ả rập
2- Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty:
Theo các quyết định của Bộ xây dựng, Tổng công ty VINACONEX có các chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Nhận thầu xây dựng trong và ngoài nước.
+ Cung cấp nhân lực đồng bộ , kỹ sư công nhân... cho các hãng, nhà thầu xây dựng nước ngoài.
+ Xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và các hàng hoá khác.
+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý dự án.
+ Kinh doanh bất động sản.
+ Dịch vụ khách sạn và du lịch.
3- Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban:
Cơ cấu tổ chức:
Chức năng của các phòng ban:
* Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm:
Tổng giám đốc.
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật.
Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh.
Phó tổng giám đốc phụ trách thi công.
Kế toán trưởng.
Tổng giám đốc có chức năng nhiệm vụ sau:
Xây dựng chiến lược phát triển cho Tổng công ty cũng như kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược, phương án và dự án đã được phê duyệt. Điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tổng công ty.
Trình Bộ trưởng Bộ xây dựng các quyết định bổ nhiệm, khen thưởng phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, giám đốc các đơn vị thành viên, trưởng và phó phòng thuộc Tổng công ty.
Các phó tổng giám đốc: có chức năng giúp tổng giám đốc điều hành các lĩnh vực hoạt động theo phân công của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ mà mình được giao.
Kế toán trưởng: có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của Tổng công ty.
* Văn phòng và các phòng ban khác:
Phòng tổ chức: giúp tổng giám đốc nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh. Tổ chức sắp xếp và thực hiện các chế độ đối với cán bộ công nhân của toàn Tổng công ty.
Phòng đấu thầu và quản lý dự án: tham gia đấu thầu và quản lý các dự án trong và ngoài nước cho Tổng công ty.
Phòng đầu tư: lập dự án đầu tư cho văn phòng Tổng công ty và các chi nhánh của Tổng công ty.
Phòng pháp chế: trợ giúp, tư vấn về pháp luật cho toàn Tổng công ty giúp lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên chỉ đaọ và thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tham gia vào việc soạn thảo và thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Phòng đào tạo: thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật, lập kế hoạch đưa cán bộ công nhân viên đi học, nâng cao nghiệp vụ.
Phòng kế toán: có nhiệm vụ tập hợp các thông tin kinh tế tài chính, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo quý, năm, lập dự toán thu chi cho toàn Tổng công ty.
Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc xây dựng kế hoạch, chiến lược tổng thể cho từng giai đoạn và kế hoạch ngắn, trung, dài hạn của Tổng công ty.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: giúp tổng giám đốc cân đối kinh doanh xuất nhập khẩu và tổng hợp kế hoạch cho hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty, tham gia vào việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng thương mại với các thương nhân trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, chuẩn bị từng bước hoà nhập kinh tế các nước ASEAN và trong chiến lược xây dựng VINACONEX thành một tập đoàn, tháng 4 năm 2000 hội đồng quản trị Tổng công ty đã ký quyết định thành lập trung tâm kinh doanh VINACONEX với chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu cho Tổng công ty.
Giám đốc trung tâm
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Tổng Hợp
Vật liệu xây dựng
Vật tư nghành nước
Hàng tiêu dùng
Vật liệu nội thất
Tài vụ
Thủ tục xuất nhập khẩu
Hành chính
Pháp lý
Thiết bị XD& GTVT
Dây truyền và thiết bị đồng bộ
Thiết bị môi trường
Thiết bị khác
Trung tâm có tổng số cán bộ là 20 người, căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, cán bộ trong trung tâm được chia ra thành từng bộ phận nghiệp vụ khác nhau:
+ Các chuyên viên bộ phận nghiệp vụ 1: có 7 người đảm nhận các ngành hàng:
Vật liệu xây dựng và các trang thiết bị nội thất.
Vật tư ngành nước.
Đồ gia dụng và hàng tiêu dùng.
Giao nhận và vận chuyển.
Cửa hàng và kho.
+ Các chuyên bộ phận viên nghiệp vụ 2: có 5 người đảm nhận các ngành hàng:
Thiết bị xây dựng và giao thông vận tải.
Thiết bị môi trường.
Dây truyền thiết bị đồng bộ.
+ Các chuyên viên tổng hợp: có 8 người đảm nhận các công việc về :
Tài vụ
Thủ tục xuất nhập khẩu
Hành chính
Pháp lý
Trong cơ cấu tổ chức hoạt động của Tổng công ty VINACONEX các đơn vị được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được hạch toán kinh doanh độc lập nhưng chịu sự chi phối của Tổng công ty. Mọi khoản thu của các đơn vị thành viên đều tập trung vào tài khoản của Tổng công ty, đối với những đơn vị ở xa Tổng công ty được mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc tài khoản vãng lai. Và các kết quả sản xuất kinh doanh được dựa trên cơ sở lợi ích chung của toàn Tổng công ty.
4- Các nguồn lực kinh doanh:
Vốn tài sản:
Tổng công ty VINACONEX được thành lập tương đối muộn sau khi đã kết thúc thời kỳ bao cấp. Vì vậy trong thời gian đầu vốn liếng hầu như không có gì, chưa được Nhà nước cấp. Những năm 1991-1994 là những năm đầy khó khăn, Tổng công ty vừa phải tìm kiếm việc làm cho đội ngũ cán bộ công nhân, vừa phải tích luỹ nguồn vốn trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế. Bước sang năm 1995 với chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước Tổng công ty được thành lập và sát nhập thêm 5 công ty xây dựng nữa, chức năng và nhiệm vụ lớn hơn so với trước.
Để thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh của mình, Tổng công ty cũng đã hội tụ được một nguồn vốn kinh doanh khá lớn từ 3 nguồn khác nhau đó là: tự tích luỹ, vốn Nhà nước giao và vốn vay ngân hàng. Bảng tổng kết tài chính năm 2001 có thể cho thấy rõ hơn tình hình vốn kinh doanh của Tổng công ty.
Bảng 1: Tình hình vốn của VINACONEX
Đơn vị: đồng
Tài sản và nguồn vốn
Năm 2001
A- Tổng tài sản
810.579.528.002
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
645.879.314.713
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
164.700.213.289
Tài sản cố định
137.895.638.636
Đầu tư tài chính dài hạn
16.615.544.583
Chi phí xây dựng dở dang
9.918.478.845
Các khoản ký quỹ
270.551.225
B- Nguồn vốn
810.579.528.002
Nợ phải trả
643.948.913.083
Vay ngắn hạn
506.366.622.680
Vay dài hạn
137.582.290.403
Nguồn vốn chủ sở hữu
166.630.614.919
Nguồn vốn
99.453.942.688
Quỹ
64.496.145.430
Nguồn kinh phí
2.679.526.801
( nguồn: Báo cáo tổng kết tài chính Tổng công ty VINACONEX)
Về tài sản của Tổng công ty theo báo cáo tổng kết năm 2001, Tổng công ty có 50 máy làm đất, 42 máy xúc, 20 máy cáp, 13 máy lu đầm, 119 ô tô tự đổ, 8 máy xây dựng, 20 máy phát điện, 171 máy hàn... Như vậy qua bảng tổng kết nguồn vốn và tài sản của Tổng công ty có thể thấy Tổng công ty đã hội tụ được một nguồn vốn và tài sản khá lớn. Điều đó đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.
b- Nguồn lao động:
Nguồn lực lao con người của Tổng công ty đã gia tăng nhanh chóng qua các thời kỳ, đặc biệt là trong vài năm trở lại đây.
Đến năm 1988 số lượng cán bộ công nhân viên là 9800 trong đó chỉ có 1200 cán bộ công nhân làm việc trong nước, còn lại là làm việc tại nước ngoài.
Đến năm 1990 số lượng cán bộ công nhân của Tổng công ty đã lên tới 13.000 người làm việc trong 15 công ty và xí nghiệp xây dựng. Tính đến tháng 8 năm 2000 đội ngũ cán bộ trong toàn Tổng công ty là 18.720 người trong đó số người làm việc ở nước ngoài là 5423 người, số người làm việc ở trong nước là 13.297 người.
Nếu phân theo trình độ lao động thì số người có trình độ đại học trở nên là 1013 người, kỹ thuật viên là 1026 người, công nhân bậc 4 trở nên là 4140 người, số còn lại là lao động phổ thông, công nhân bậc thấp và những loại khác chiếm 5603 người.
Các số liệu vê tình trạng đội ngũ lao động ở trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty có thể thấy tỷ lệ các cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên sâu khoảng 70%. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty VINACONEX hiện nay đã có thể đảm nhận thi công các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng theo tiêu chuẩn quốc tế.
5- Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng công ty:
Thi công công trình:
Ngay từ những ngày đầu được thành lập,Tổng công ty đã có nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi...và cho đến hiện nay Tổng công ty đã xây dựng xong nhiều công trình như nhà máy xi măng Bỉm Sơn, cầu cảng nhà máy xi măng Chingfong 5000T, tổ hợp đại sứ quán úc tại Hà Nội...
Mặc dù hiện nay Tổng công ty phải cạnh tranh với nhiều Tổng công ty xây dựng trong nước nhưng VINACONEX vẫn là nhà thầu xây dựng mạnh, có đủ năng lực nhận thầu và hoàn thành mọi công trình xây dựng quy mô lớn và phức tạp.
Kinh doanh nhập khẩu:
Hiện nay và những năm sắp tới, nhu cầu về xây dựng ở nước ta là rất lớn. Thị trường xây dựng diễn ra sôi động và đa dạng. Đó là quy luật khách quan phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta.
Trước hết, trong khi mở cửa nền kinh tế để thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài và kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam lại rất lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Để khắc phục tình trạng này, Việt Nam cần phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, thông tin liên lạc, các công trình công cộng, văn hoá, y tế, giáo dục , khách sạn và các khu du lịch giải trí.
Ngoài ra, các đơn vị kinh tế của nước ta muốn liên doanh với các công ty nước ngoài bước đầu phải tạo được thiện cảm nên tự mình phải đổi mới không chỉ về tư duy, về hệ thống quản lý mà phải đổi mới , hiện đại hoá cả cơ sở vật chất thì mới đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hiện đại.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nhấn mạnh một tình hình là trong những năm qua, ở Việt Nam đã diễn ra quá trình đô thị hoá hết sức nhanh chóng. Việc phân định lại các đơn vị hành chính địa phương đã thúc đẩy sự hình thành các đô thị mới-các trung tâm hành chính-kinh tế-văn hoá của các địa phương.
Trong giai đoạn hiện nay có thể khẳng định rằng nền nông nghiệp nước ta chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu trong nước. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng của Tổng công ty VINACONEX có một ý nghĩa quan trọng để đáp ứng nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Đây cũng chính là cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu xây dựng Việt Nam. Do đó việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở Tổng công ty VINACONEX không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của Tổng công ty nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với sự nghiệp chung của đất nước. Trong đó để đáp ứng nhu cầu của toàn ngành xây dựng, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty chủ yếu thực hiên ở 3 nhóm mặt hàng sau:
Máy móc thiét bị xây dựng.
Nguyên vật liệu.
Hàng điện dân dụng.
Trong đó cơ cấu mặt hàng nguyên vật liệu trong những năm gần đây chiếm một tỷ trọng rất lớn (thường chiếm khoảng trên 60%).
Kinh doanh xuất khẩu:
Tổng công ty VINACONEX cũng là một chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh việc sản xuất vật liệu xây dựng cho các công trình trong nước, Tổng công ty còn tiến tới xuất khẩu các sản phẩm đó sang một số nước Châu á đặc biệt là hai thị trường Lào và Campuchia.
Lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty tập trung vào:
Hàng thủ công mỹ nghệ.
Thiết bị xây dựng.
Hàng công nghiệp.
Tuy nhiên, khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty VINACONEX nói riêng còn rất hạn chế như các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất khá nhiều nhưng giá thành và chất lượng thì không đủ khả năng cạnh tranh.
Nhận biết được những hạn chế đó, Tổng công ty VINACONEX đang dần dần từng bước khắc phục bằng việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Thực tế, nhờ những uy tín của Tổng công ty trong quan hệ nhập khẩu lâu năm với khá nhiều nước trên thế giới, những thành công trong thi công công trình đã giúp cho những sản phẩm của Tổng công ty bước đầu có mặt ở một số nước Châu á.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua còn hạn chế và thị trường mới chỉ dừng laị ở các nước Châu á trong đó chủ yếu là thị trường Lào nhưng những bước định hướng trước mắt của Tổng công ty là tập trung vào các bạn hàng truyền thống mà Tổng công ty đã có quan hệ nhập khẩu và các nước Châu á làm cơ sở để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu.
II- Thực trạng nhập khẩu nguyên vật liệu tại tổng công ty:
1- Đặc điểm mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu của tổng công ty:
Ngay từ khi mới thành lập, Tổng công ty VINACONEX đã có nhiệm vụ nhập khẩu các vật tư, nguyên vật liệu theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của Nhà nước. Hiện nay, mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu của Tổng công ty chủ yếu là các nguyên vật liệu phục vụ cho ngành xây dựng, các vật tư, thiết bị cho ngành nước, môi trường. Hiện Tổng công ty có khoảng 20 chủng loại mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu vẫn là từ các nước Châu á.
Trong một vài năm gần đây, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, ngoài các nguyên vật liệu xây dựng Tổng công ty còn nhập khẩu thêm một số nguyên vật liệu khác như: giấy in, nguyên liệu sản xuất bia.... đưa mặt hàng nguyên vật liệu trở thành mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty (khoảng trên 60%).
2- Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu vài năm gần đây:
Tổng công ty mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động của Tổng công ty chủ yếu tập trung vào kinh doanh nhập khẩu máy móc, vật tư, nguyên vật liệu xây dựng trong đó nhóm hàng nguyên vật liệu trong vài năm gần đây chiếm một tỷ trọng lớn:
Bảng 2: Toàn bộ danh mục hàng nhập khẩu của VINACONEX
Đơn vị: triệu USD
1998
1999
2000
2001
Tỷ trọng(%) Năm 2001
Tổng số
32.103
32.428
32.753
32.045
100
1.Máy móc, thiết bị, phụ tùng
9.765
19.761
9.131
10.154
31,69
2.Nguyên vật liệu
21.786
12.173
23.124
21.067
65,74
3.Hàng điện gia dụng
0.552
0.494
0.498
0.824
2,57
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )
a- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Tổng công ty VINACONEX luôn tìm cách đáp ứng nhu cầu trong nước về sản phẩm nguyên vật liệu cho ngành xây dựng.
Trong cơ chế mở cửa, kinh doanh ngày càng khó khăn, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi việc mở rộng các mặt hàng kinh doanh ngày càng cao. Các mặt hàng nhập khẩu của của VINACONEX chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên vừa nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty. Vì những thành viên này không được quyền tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp mà phải thực hiện thông qua Tổng công ty. Hình thức nhập khẩu ở đây là hình thức nhập khẩu uỷ thác đối với các đơn đặt hàng của các công ty thành viên. Đối với các hợp đồng do Tổng công ty trực tiếp ký để cung cấp các sản phẩm này hoặc giao cho các đơn vị thành viên thực hiện.
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách của Nhà nước hướng vào khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, với mục tiêu nhập khẩu để hướng về xuất khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Vì vậy, mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu của Tổng công ty chủ yếu là các nguyên vật liệu phục vụ cho ngành xây dựng nói chung. Trong một vài năm trở lại đây, ngoài những mặt hàng nhập khẩu truyền thống, Tổng công ty đã tìm cách khai thác, đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của các đơn vị trong ngành cũng như của thị trường chung.
Để xem xét tình hình cơ cấu hàng nguyên vật liệu nhập khẩu của VINACONEX có thể xem bảng sau:
Bảng 3: Danh mục nhóm nguyên vật liệu nhập khẩu
Đơn vị: triệu USD
Năm
Danh mục
1998
1999
2000
2001
Tổng số
21.786
12.173
23.124
21.067
1.Nhà khung thép
0.612
0.032
0.030
0.025
2.Hoá chất ngành sơn
0.034
0.061
0.014
0.016
3.Clinke
0.212
0.512
0.510
0.456
4.Thép, tôn, đồng cuộn
4.973
2.613
7.508
4.786
5.Thép tấm
0.239
0.039
0.019
0.205
6.Thép xây dựng, cọc ván thép
0.654
0.854
1.874
1.574
7.Neo cáp
3.511
1.541
3.501
3.485
8.Vật liệu xây dưng
3.650
3.260
3.660
3.593
9.Giấy vỏ bao xi măng
0.329
0.309
0.009
0.012
10.Giấy in
0.271
0.291
0.591
0.357
11.ống đồng
0.351
0.331
0.131
0.065
12.Vật tư thiết bị nước, môi trường
3.454
0.474
3.674
3.575
13.Cọc cừ
2.391
0.719
2.709
2.135
14.Thạch cao
0.505
0.105
0.115
0.111
16.Kính xây dựng
0.672
0.672
0.672
0.672
( Nguồn: Báo cáo tổng kết tài chính Tổng công ty Vinaconex)
Tổng trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu trong năm 2001 là 21.067.234 USD. Trong năm 2001 các sản phẩm nguyên vật liệu nhập khẩu chủ yếu của Tổng công ty là các vật tư thiết bị cho ngành nước, môi trường và một số nguyên vật liệu dùng cho đầu vào của sản xuất, nội thất. Trong đó nhóm vật liệu cho ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu.
Qua bảng số liệu ta thấy Tổng công ty có cơ cấu mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu khá đa dạng, phong phú, có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu xây dựng trong nước đang ngày càng phát triển.
Thị trường nhập khẩu:
Trên thực tế, thị trường nước ngoài rất phức tạp. Để tiến hành nhập khẩu hàng hoá hàng hoá, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải nghiên cứu tình hình sản xuất, khả năng và chất lượng hàng nhập khẩu kể cả việc nghiên cứu chính sách và tập quán thương mại cuả thị trường đó để nhập khẩu nguồn hàng phù hợp với nhu cầu trong nước và với khả năng của doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ của Bộ xây dựng, của phòng thương mại Việt Nam, của đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và đặc biệt là sự giới thiệu ban đầu của các bạn hàng trong nước, qua hơn 10 năm hoạt động Tổng công ty VINACONEX đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nưóc và có quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Tổng công ty có quan hệ nhập khẩu nguyên vật liệu với khá nhiều nước trên thế giới, điều đó được xem xét qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Một số thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu chủ yếu của Tổng công ty
Đơn vị: Triệu USD
STT
Năm
1998
1999
2000
2001
Chỉ tiêu
Tên thị trường
Kim ngạch
Tỷ trọng(%)
Kim ngạch
Tỷ trọng(%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng(%)
1
Nhật Bản
8.490
38,97
5.046
41,45
10.501
45,41
9.621
45,67
2
Hàn Quốc
2.991`
13,73
2.023
16,62
7.499
32,43
6.425
30,50
3
Trung Quốc
Đài Loan
Thái Lan
3.547
16,28
1.014
8,33
975
4,22
868
4,12
4
Italia
760
3,49
491
4,03
1.091
4,72
1.058
5,02
5
Indonexia
Singapore
Malaixia
2.418
11,10
1.626
13,36
2.558
11,06
2.368
11,24
6
Mỹ
0,436
0,002
0,122
0,001
0,462
0.002
0,843
0,004
7
Thị trường khác
3.579
16,428
1973
16,209
499
2,158
726
3,446
8
Tổng
21.786
100
12.173
100
23.124
100
21.067
100
( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu)
Trong năm 2000 và 2001 thị trường nhập khẩu của Tổng công ty được mở rộng sang nhiều nước phát triển, trong đó thị trường các nước Châu á cung cấp những mặt hàng đa dạng, phù hợp với Việt Nam cả về giá thành lẫn chủng loại sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K2439.DOC