MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản 1
1.1. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 1
1.1.1. Khái niệm của xuất khẩu 1
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển nền kinh tế ở Việt Nam 2
a) Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện- đại hóa đất nước. 2
b) Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 3
c) Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. 3
d) Xuất khẩu phát huy lợi thế so sánh của nước ta với các nước trên thế giới 4
e) Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 4
1.1.3. Vai trò xuất khẩu đối với các doanh nghiệp 5
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu 7
a) Xuất khẩu trực tiếp 7
b) Xuất khẩu uỷ thác 8
c) Gia công quốc tế 9
d) Buôn bán đối lưu 10
e) Tạm nhập tái xuất 11
f) Xuất khẩu theo nghị định thư 11
1.1.5. Tình hình kinh doanh của tổng công ty 12
a) Đối tượng phục vụ 12
b) Sản phẩm chè 12
1.2. Dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 14
1.2.1. Khái niệm dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 14
a) Dịch vụ 14
b) Dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 14
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 15
a) Tính không hiện hữu 15
b) Tính không tách rời 16
c) Tính không tồn kho 16
d) Tính không xác định 17
1.2.3. Vai trò của dịch vụ 17
a) Vai trò của dịch vụ với vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào thu nhập quốc dân 17
b) Vai trò của dịch vụ với việc thúc đẩy phân công lao động xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế 18
c) Dịch vụ với vấn đề tạo công ăn việc làm 18
d) Dịch vụ với vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững 18
e) Dịch vụ với ván đề nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư 19
1.3. Vai trò dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 19
1.3.1. Đối với doanh nghiệp 19
1.3.2. Đối với người tiêu dùng 20
1.3.3. Đối với phạm vi nền kinh tế 20
1.4. Dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản 21
1.4.1. Đặc điểm hàng nông sản 21
a) Khó thay đổi tổng giá trị sản lượng trong thời gian ngắn 21
b) Tính thời vụ 22
c) Hầu hết hàng nông sản là những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn 22
d) Chi phí bảo quản lớn 22
1.4.2. Tiềm năng phát triển hàng nông sản ở nước ta 22
1.4.3. Các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản 23
1.4.3.1. Dịch vụ thông tin, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại 25
a) Dịch vụ thông tin thương mại 25
b) Dịch vụ nghiên cứu thị trường 26
c) Dịch vụ xúc tiến thương mại 27
1.4.3.2. Dịch vụ tài chính và bảo hiểm 27
1.4.3.3. Dịch vụ kiểm định và chứng nhận hàng hoá 28
1.4.3.4. Dịch vụ kho vận và giao nhận hàng hoá 28
1.4.3.5. Dịch vụ đào tạo tư vấn pháp lý và quản lý 29
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 30
Chương II: Đánh giá việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu ở tổng công ty chè Việt Nam 33
2.1. Giới thiệu sơ lược về tổng công ty chè Việt Nam 33
2.1.1. Lịch sử hình thành 33
2.1.2. Bộ máy tổ chức của tổng công ty chè Việt Nam 35
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 35
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của tổng công ty 38
2.1.2.3. Nguồn nhân lực 40
2.1.2.4. Các đơn vị thành viên và nhiệm vụ của chúng 41
a) Đơn vị thành viên là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập 41
b) Dơn vị thành viên là đơn vị sự nghiệp 42
c) Đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc 43
2.2. Thực trạng sử dụng các dịch vụ hỗ trỡ xuất khẩu ở tổng công ty chè Việt Nam 43
2.2.1. Phương thức hoạt động 43
2.2.2. Các mặt hàng chủ yếu 44
2.2.3. Tình hình sản xuất chế biến chè 45
2.2.4. Tình hình tiêu thụ xuất khẩu 48
2.2.5. Khách hàng chủ yếu của tổng công ty 51
2.3. Tình hình sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu của tổng công ty 52
2.3.1. Sự cần thiết sử đụng dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 52
2.3.2. Hình thức và mức độ sử dụng 54
2.4. Ưu nhược điểm của việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 55
2.4.1. Ưu điểm 55
2.4.2. Nhược điểm 56
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng chè của tổng công ty trong thời gian tới 57
3.1. Xu thế phát triển của xuất khẩu hàng nông sản 57
3.2. Phương hướng phát triển xuất khẩu của tổng công ty 60
3.2.1. Quan điểm chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ 61
3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu đến năm 2010 64
3.2.2.1. Dự đoán tình hình thế giới năm 2010 64
3.2.2.2. Các chỉ tiêu phát triển tới năm 2010 68
3.2.3. Hướng phát triển của tổng công ty 71
3.3. Giải pháp đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 72
3.3.1. Tác động của dịch vụ hỗ trợ tới sản xuất kinh doanh 72
3.3.2. Giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 74
3.4. Các kiến nghị để nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ và xuất khẩu chè 78
3.4.1. Đối với nhà nước 78
3.4.2. Đối với hiệp hội chè Việt Nam 85
Kết luận
Mục lục
Danh mục tài liệu tham khảo
97 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng chè tại tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m năng của mình đồng thời thực hiện tốt chức nảng nhiệm vụ của nhà nước giao cho. Tổng công ty chè Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, về các dự án đầu tư phát triển chè, nhận và cung ứng vốn cho tất cả các đối tượng đầu tư, là chủ đầu tư, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả đầu tư và trả nợ đầu tư theo thời gian như luật định. Tổng công ty chè Việt Nam được quan hệ trực tiếp với nước ngoài trên cơ chế luật đầu tư và cácvăn bản luật khác do nhà nước ban hành.ở các vùng chè, thành lập các vùng chè, thành lập các công ty chè thực hiện chức năng dịch vụ cả gói về phát triển chè : trồng mới, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tổng công ty chề Việt Nam quản lý các doanh nghiệp , công ty về mặt định hướng phát triển, tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm, triển khai tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tới người lao động. Quan hệ giữa tổng công ty chè va các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất chế biến chè là quan hệ của quản lý, được ràng buộc bởi lợi ích kinh tế
* Chức năng:
Chức năng của tổng công ty chè được mở rộng cụ thể là ngoài chức năng về quản lý sản xuất kinh doanh, hoạt động của tổng công ty chuyển mạnh sang làm dịch vụ tư vấn, gọi vốn đầu tư, thu hút các đối tác đầu tư trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của toàn ngành lên một bước, nhằm tăng cường tích tụ tập trung thực hiện phân công chuyên môn hoá và hợp tác để nâng cao khả năng kinh doanh, hiệu quả kinh tế của các đơn vị thành viên và của toàn công ty đáp ứng nhu cầu nền kinh tế và mục tiêu phát triển của toàn ngành chè Việt Nam
Để giúp cho tổng công ty làm được việc đó, Tổng công ty đã lập ra các bộ phận như: Trung tâm thông tin, trung tâm đấu giá chè Việt Nam, trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, trung tâm văn hoá chè Việt Nam, viện nghiên cứu chè, các xí nghiệp và giao dịch cho sự phát triển chè.
* Nhiệm vụ:
Tổng công ty chè Việt Nam được nhà nước giao vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng công ty có nhiệm vụ phải bảo toàn phát triển vốn và chịu trách nhiệm với nhà nước về số vốn đó. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên đây, tổng công ty đã tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản:
Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị quan tâm chú trọng về đầu tư thiết bị và công nghệ chế biến tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra bán được trên thị trường trong nước và ngoài nước nhằm thu được lợi nhuận, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có được việc làm thường xuyên và có thu nhập ổn định
Tập trung cao độ sản xuất tại các vùng chè lớn, tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất chất lượng cao.
Xây dựng và quản lý tốt lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, đưa các giống chè mới có chất lượng tốt để chế biến ra các sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhằm giữ vững được thị trường lâu dài và phát triển tạo dựng thị trường mới. Xây dựng các quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến cho mỗi loại sản phẩm; quản lý chặt chẽ các quy trinh quy phạm nhằm cạnh tranh được với thị trường đa dạng hoá sản phẩm ngày càng tăng hiện nay.
Tập trung hết sức làm tốt việc chiến lược thị trường, xuất khẩu và nội tiêu một cách bền vững lâu dài để sản xuất ổn định. Tìm kiếm thị trường phân công khu vực để gắn với nhu cầu thị trường nhằm giúp cho các cơ sở đạt hiệu quả cao.
Xây dựng đội ngũ cán bộ thị trường kinh doanh giỏi nhằm nắm bắt nhanh, phát hiện được các bí quyết và sự đòi hỏi của khách hàng, của thị trường để hướng dẫn cho sản xuất tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất.
Tổ chức đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, đưa công tác quản lý vào nề nếp, nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống người làm chè không ngừng được cải thiện.
Tập trung việc tích tụ vốn, phân bổ và quản lý nguồn vốn để đẩy mạnh sản xuất điều tiết được thị trường giá cả, tập trung vốn để đầu tư có trọng điểm. Tạo ra vốn từ sản xuất kinh doanh đa dạng, kêu gọi vốn trong và ngoài nước để xây dựng phát triển ngành chè Việt Nam.
Tập trung giải quyết về tư vấn đầu tư, liên doanh , liên kết với nước ngoài. Tổ chức hệ thống thông tin ở các vùng chè làm cho người trồng chè hiểu biết được các thị trường mới để tham gia vào sản xuất tạo ra các sản phẩm hợp thị hiếu.
Tổ chức các công ty chuyên doanh để khai thác được thế mạnh tiềm năng ở từng công ty, xí nghiệp từng vùng, từng địa phương tạo ra được nhiều sản phẩm và dịch vụ ngoài chè. Phát huy quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, đồng thời phối hợp với nhau tạo nên sức mạnh vật chất để cùng phát triển . Đảm bảo công bằng và hợp lý vè quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đơn vị thành viên, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển
2.1.2.3. Nguồn nhân lực
Đa số cán bộ trong ban lãnh đạo và các phòng của tổng công ty có trình độ đại học và trên phòng của tổng công ty có trình độ đại học và trung học . Đặc biệt tất cả các cán bộ kỹ thuật dều có trình độ đại học trở lên nhưng vẫn có tỷ lệ không nhỏ cán bộ của tổng công ty không có được trình độ theo đúng chuyên môn. Như có người thuộc phòng kinh doanh xuất khẩu lại chỉ có bằng đại học về ngoại ngữ hay kế toán, có người có bằng về hoá thực phẩm nhưng lại không có trình đọ chuyên môn về ngoại thương . Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả tiêu thụ hàng hoá của các phòng kinh doanh nói riêng cũng như của tổng công ty nói chung
Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy nguồn lực của tổng công ty tương đối trẻ, tập trung ở lứa tuổi 35-39 ( chiếm 46,7% tổng số) , là độ tuổi chín muồi về kỹ thuật và dồi dào năng lực sáng tạo . Bên cạnh đó là lớp cán bộ lâu năm, giàu kinh nghiệm(chiếm 25,3%) và lớp trẻ đang được trau dồi để sẵn sàng kế tiếp. Tỷ lệ nam/nữ không chênh lệch nhau lắm do đây là doanh nghiệp kinh doanh có công viẹc kinh doanh phù hợp với cả hai giới và nó còn thể hiện quan điểm không phân biệt nam nữ khi tuyển người.
Mối quan hệ giữa cấp trên cấp dưới rất bình đẳng. Lãnh đạo cấp trên rất quan tâm và lắng nghe những ý kiến của người lao động như đóng góp ý kiến về quy hoạch kế hoạch, đánh giá hiệu quả quản lý kinh doanh, đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh, môi trường đào tạo và đào tạo lại người lao động. Luôn động viên khích lệ người lao động bằng nhiều chế độ lương thưởng hợp lý, đánh giá cao những phát hiện đề xuất có hiệu quả. Nên người lao động phấn khởi làm việc thi đua nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm làm cho nhịp độ làm việc phát triển mạnh
2.1.2.4. Các đơn vị thành viên và nhiệm vụ của chúng
a) Đơn vị thành viên là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập
Đây là các doanh nghiệp nhà nước được quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, sản xuất kinh daonh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty theo quy định tại điều lệ cụ thể của tổng công ty . Các đơn vị thành viên phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ, về cam kết của mình trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý sử dụng.
Sau quyết định 90/CP của thủ tướng chính phủ, tổng công ty được tăng cường thêm một số đơn vị mới , nâng tổng số thành vien là doanh nghiẹp hạch toán độc lập lên 25 thành viên cụ thể là:
Công ty chè Trần Phú
Công ty chè Ngiã lộ
Công ty chè Yên Bái
Công ty chè Đoan Hùng
Công ty chè Phú Thọ
Công ty chè Sông Cầu
Công ty chè Quân Chu
Công ty chè Mộc Châu
Công ty chè Long Phú
Công ty chè Sài Gòn
Công ty chè Thanh Niên
Công ty chè Phú Sơn
Công ty chè Tuyên Quang
Công ty chè Tân Trào
Công ty chè Hưng Hoà
Công ty chè Hàm Yên
Công ty chè Kim Anh
Công ty chè Hải Phòng
Công ty chế tạo thiết bị chè
Công ty dịch vụ sản xuất chè
Công ty xây lắp và vật tư kỹ thuật
Xí nghiệp NCN chè tháng 10
Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển chè
Xí nghiệp công nông nghiệp chè Liên Sơn
Xí nghiệp công nông nghiệp chè Trần Phú
Hiện nay, một số công ty đã được cổ phần hoá hoặc chuyển sang liên doanh: Công ty chè Trần Phú, Nghĩa Lộ, Liên Sơn, Quân Chu, cơ khí chè Phú thọ, công ty chè Kim Anh đã được cổ phần hoá, công ty chè Hạ Hoà và Đoan Hùng đã tham gia liên doanh
b) Đơn vị thành viên là đơn vị sự nghiệp
Các đơn vị này có quy chế tổ chức và hoạt động do hội đồng quản trị của tổng công ty phê duyệt, thực hiện chế độ lấy thu bù chi, được tạo nguồn thu do thực hiện các dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học
Các đơn vị thành viên là đơn vị sự nghiệp gồm:
Viện nghiên cứu chè
Trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp
Bệnh viện chè Trần Phú
Bệnh viện chè Tuyên Quang
Trung tâm kiểm tra chất lượng hàng xuất nhập khẩu chè (trung tâm KCS)
Đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc
Các doanh nghiệp này có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của tổng công ty, chịu sự ràng buộc về kinh tế, được chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh tài chính, tổ chức nhận sự theo phân cấp của tổng công ty
Hiện nay, tổng công ty có thành viên đầu tư hạch toán phụ thuộc, đó là chi nhánh tổng công ty chè tại thành phố Hải Phòng và chi nhánh tổng công ty chè tại thành phố Hồ Chí Minh
Các đơn vị liên doanh với tổng công ty hoặc với doanh nghiệp thành viên của tổng công ty
Các đơn vị liên doanh này được quản lý, điều hành và theo luật đầu nước ngoài, luật công ty và các luật khác có liên quan ở Việt Nam
Các đơn vị liên doanh gồm:
Công ty liên doanh chè Việt Nam
Công ty liên doanh chè Phú Thái
Công ty liên doanh chè Phú Bền
Công ty liên doanh chè Tuyên Quang
Khách sạn indochine ( liên doanh với Malaixia)
Hợp tác sản xuất chè Việt Nam- Đài Loan tại công ty chè Mộc Châu
Thưc trạng sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu ở tổng công ty chè Việt Nam
2.2.1. Phương thức hoạt động
Tổng công ty có chức năng trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức nước ngoài, để đầu tư hợp tác và xuất khẩu chè. Tổng công ty đã áp dụng cơ chế khoán trong quản lý sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp, tiến hành giao đất và tư liệu sản xuất cho người làm chè , thực hiện quản lý hạch toán kinh doanh bằng các hợp đồng kinh tế kỹ thuật, tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất, áp dụng các biện pháp, các thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý kinh doanh.
Tổng công ty luôn duy trì phương thức hoạt động với hai mục đích:
+ Để có một lượng chè đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
+ Để tạo vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, tổng công ty đã giao khoán đất cho người trồng chè, để nông dân chăm sóc chu đáo và đạt hiệu quả cao hơn.
Các mặt hàng chủ yếu
Để phục vụ một lượng khách hàng và để đáp ứng nhu cầu thị trường, mong mở rộng thêm thị phần, Tổng Công ty chè đã sản xuất các mặt hàng sau:
Chè đen
Chè xanh
Chè xô
Chè TCT
Chè sơ chế
Chè thành phẩm
Trong đó chè đen chiếm tỉ trọng cao hơn bao gồm các loại sau:
Các loại chè đen cao cấp: OP, FBOP.
Chè PS
Chè BPS
Chè F ( Fasing)
Chè D ( Dusting)
Và một số mặt hàng khác ngoài chèCùng với việc đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Tổng Công ty chè Việt Nam cũng coi trọng thị hiếu tiêu dùng, phù hợp đặc điểm thị trường sản phẩm.
2.2.3.Tình hình sản xuất chế biến chè của Tổng Công ty.
Các nhà máy chế biến chè của Tổng Công ty được sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, máy móc, nhà xưởng thường xuyên vào cuối mỗi năm, nên sản xuất công nghiệp không có sự cố nào. Các nhà máy cũng được bổ sung cải tạo mở rộng khâu bảo quản và hái chè. Mặt khác năm 2001, Tổng Công ty đã cử nhiều đoàn cán bộ công nghệ xuống xưởng để thống nhất quy trình chế biến và thống nhất khối lượng, chất lượng tối thiểu sản xuất phải đạt được phù hợp với nguyên liệu và điều kiện của từng đơn vị, thông qua đó phát triển và hướng dẫn khắc phục những sai sót trong sản xuất, uốn nắn lại quá trình sàng, lấy mẫu, đấu trộn và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Do vậy chất lượng của sản phẩm chè đen đã được nâng lên khá rõ.
Doanh thu tăng lên theo từng năm với tỷ lệ. Năm 2003, doanh thu đạt 607.358.239 nghìn đồng, năm 2003 là 908.870.470 nghìn đồng, tăng 5% so với năm 2002 tie lệ là 49,64% năm 2004 doanh thu tăng 26,49% so với năm 2003 . Điều này cho thấy bằng sự nỗ lực cố gắng của mình các đơn vị trong toàn tổng công ty đã làm hết sức mình cùng tổng công ty hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, đóng góp chung vào thắng lợi của toàn ngành chè Việt Nam.
Mặc dù tổng chi phí sản xuất kinh doanh của tổng công ty khá lớn và tăng từng năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại lớn hơn tốc độ tăng của chi phí cho nên công tác quản lý việc sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh của tổng công ty là có hiệu quả. Vì vậy làm cho lợi nhuận của tổng công ty liên tục tăng. Năm 2002 tổng mức lợi nhuận trước thuế là 13.925.000 nghìn đồng, năm 2003 đạt 28.408.823 nghìn đồng tăng 104,01%. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế là 43.603.941 nghìn đồng tăng 53,482 so với năm 2003.
Bảng1
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
% so sánh
1
2
3
4=1/2
5=3/2
Doanh thu tổng số
1000đ
607.358.239
908.870.470
1.149.674.607
149,64
126,49
Tổng chi phí SXKD
1000đ
593.433.239
880.461.647
1.106.071.666
148,37
125,62
tỷ suất chi phí
%
97,71
96,87
96,21
Nộp ngân sách
1000đ
16.996.871
30.372.899
23.412.000
178,7
77,1
Lợi nhụân TT
1000đ
13.925.000
28.408.823
43.602.941
204,01
153,48
Tổng số lao động
người
13.160
13.230
13.320
101,22
99,32
Thu nhập BQLĐ / năm
đ/người
710.000
715.690
740.730
100,8
103,5
Tổng quỹ lương
1000đ
9.343.600
9.532.990
9.799.857
102,3
102,8
Ngoài ra, việc thực hiện nghĩa vụ của tổng công ty đối với nhà nước là các khoản nộp ngân sách được chấp hành nghiêm chỉnh
Tổng công ty luôn có chế độ ưu đãi quan tâm đến đời sống người lao động bằng các biện pháp khuyến khích, giúp đỡ thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động nhằm ổn định thu nhập đời sống cán bộ công nhân viên. Điều đó thể hiện qua tổng quỹ lương và mức lương bình quân của người lao động không ngừng tăng qua các năm. Khi đó người lao động sẽ gắn bó với tổng công ty và hiệu suất công việc sẽ tăng cao
Như vậy tình hình sản xuất kinh doanh của toàn tổng công ty trong ba năm đạt được những thành tựu đáng kể, các chỉ tiêu đều tăng, đặc biệt là lợi nhuận, doanh thu, tổng quỹ lương, mức lương bình quân. Tuy nhiên tổng công ty phải không ngừng cải tiến và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, đồng thời phát huy tốt công tác quản trị để sao cho có thể giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận.
Bảng 2
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh (%)
1
2
3
4
5
1. Giá trị tổng sản lượng
1000đ
Ngành công nghiệp
1000đ
242.557.096
329.579.200
333.770.800
135,9
101,3
Ngành nông nghiệp
Tấn
66.453.208
77.944.357
81.526.680
117,3
104,6
2. Chè và tổng số SX
Tấn
21.551
29.313
29.461
136,0
100,5
Chè đen
Tấn
27.071
35.415
140,9
93,3
Chè xanh
Tấn
1.348
1.148
3.036
85,2
264,5
Chè nội tiêu
Tấn
987
1.094
1.010
110,9
92,3
3. Sản phẩm nông nghiệp
Tấn
19.216
Chè búp tươi tự SX
Tấn
42.739
48.976
51.737
44,6
105,6
Năng suất chè búp tươi tự SX
Tạ/ ha
81,16
88,20
101,03
108,7
114,5
* Tình hình sản xuất
Mặc dù có nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn ở nhiều địa phương có diện tích chè lớn, làm cho sinh trưởng và khả năng cho búp chậm hàng tháng so với cùng kỳ nhiều năm.Song từ thực tế sức hút thị trường và chủ động của tổng công ty, tổng số lượng chè búp tươi năm 2002, toàn tổng công ty đã sản xuất được 42,739 tấn, năng suất bình quân đạt 81,16 tạ/ha . Tổng công ty chè đã đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm nên đã chỉ đạo thu hái và mua nguyên liệu non hơn trước, ngoại hình đẹp hơn hẳn so với năm trước, về nội chất có nhiều tiến bộ, các khuyết tật giảm nhiều, mùi hương chè thể hiện tương đối rõ
Năm 2003, toàn tổng công ty sản xuất được 29,313 tấn chè tăng 36% so với năm 2002. Trong đó chè nội tiêu tăng 10,9% về số lượng chất lượng và chủng loại chè được cải thiện rất nhiều đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới chất lượng cao, đặc biệt là mặt hàng chè hoà tan như gừng, chanh , dâu ,táo , cam
Nhìn chung, sản lượng chè tăng chủ yếu do tăng cả về năng suất và diện tích. Tuy nhiên sản lượng chè tăng là do tăng về diện tích hơn là do tăng về năng suất. Điều này hoàn toàn ngược với tình hình thế giới , cho thấy Việt Nam đã đang phát triển chè theo chiều rộng trong khi thế giới đặc biệt là một số nước mạnhvề sản xuất chè đã đi vào chiều sâu.
2.2.4. Tình hình tiêu thụ xuất khẩu
Có thể nói rằng tổng công ty chè là “con chim đầu đàn” của ngành chè Việt Nam. Sản phẩm chè của tổng công ty đại bộ phận dành cho xuất khẩu, còn cho tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng rất thấp ( khoảng 10% tổng sản phẩm tiêu thụ của tổng công ty) . Gần đây có sự thay đổi nhiều mặt nên sản phẩm chè của tổng công ty ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Tổng công ty cũng đã mở rộng thêm một số đại lý bán buôn bán lẻ, các cửa hàng chuyên bán sản phẩm chè. Và tất nhiên sản phẩm chè cũng đã đang và sẽ tiếp tục được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới với chất lượng tốt hơn, chủng loại phong phú hơn, mẫu mã bao bì đẹp hơn trước đây. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty. Trong năm qua, tổng sản phẩm chế biến chè phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước còn biến động cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 3
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Chè xuất khẩu
35.873
41.158
43.241
49.124
52.325
Chè tiêu thụ trong nước
2.215
1.900
1.821
2.903
3.124
Qua bảng trên ta thấy chè xuất ra để phục vụ thị trường trong nước chiếm một phần rất nhỏ chỉ khoảng 1/10 khối lượng chè phục vụ xuất khẩu. Điều đó có nghĩa hàng năm tổng công ty chè sản xuất chè xuất khẩu là chủ yếu. Và khối lượng chè xuất khẩu tăng đều qua các năm điều đó nói lên tổng công ty đã luôn chú trọng xuất khẩu thường xuyên.
Nhìn chung tổng công ty đã đáp ứng được nhu cầu chè cho thị trường trong nước và đã có chè xuất khẩu với khối lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thường xuyên cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng chè xuất khẩu để chiếm lĩnh các thị trường ngoài nước.
Bảng 4
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Sản lượng(tấn)
35.873
41.158
43.241
49.124
52.325
Giá TB(USD/tấn)
1.128
1.060
1.231
1.212
1.321
Kim ngạch(USD)
40.464.744
43.629.091
53.229.671
59.538.288
69.121.325
Qua bảng trên trong 5 năm kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng tương đối đều mặc dù năm2001 và năm 2003 giá có rẻ hơn năm trước một ít nhưng tổng công ty đã chỉnh lại vào năm sau cho tăng phù hợp. Mặc dù giá rẻ nhưng tổng công ty vẫn phải bán để một mặt giảm lượng chè tồn kho mặt khác tăng kim ngạch xuất khẩu giảm chi phí kho, bảo quản chè. Tổng công ty vẫn đang cố gắng khôn ngừng để cho kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều. Đảm bảo được ngoại tệ cho tổng công ty tăng mức thu để cải thiện đời sống công nhân viên
Bảng 5
Chủng loại chè xuất khẩu
2000
2001
2002
2003
2004
Chè đen
70,35
72,52
73,42
75,31
79,12
Chè CTC
2,5
2,7
2,9
3,0
3,1
Chè xanh
20
17,9
19,2
21,3
22,1
Chè sơ chế
1,7
1,4
1,8
1,6
1,9
Chè thành phẩm
2,45
2,56
2,31
2,61
2,92
Các loại khác
3
2,8
3,2
3,5
4,1
Tổng công ty chè Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất chế biến- kinh doanh chè xuất khẩu số mặt hàng khác nhập khẩu vật tư thiết bị và các loại hình dịch vụ cho sản xuất vào đời sống, phục vụ các đơn vị thành viên và phần lớn các chè trên phạm vi cả nước.
Các chủng loại chè xuất khẩu của tổng công ty cũng rất da dạng và phong phú. Ngoài những sản phẩm truyền thống như chè đen , chè xanh và chè ướp hương công nghệ của Trung Quốc, Liên Xô, tổng công ty chè còn tạo ra những loại sản phẩm phong phú: Chề đen truyền thống(Orthodox- OTD) công nghệ ấn Độ, chè CTC ( theo công nghệ nghiền, vò, cắt- curling- tearing- cutting), chè chế biến theo phương pháp lưỡng dụng, 5 loại chè xanh xuất khẩu hơn 40 loại chè ướp hoa, chè đặc sản cao cấp, các loại chè phòng chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu một số loại sản phẩm nông nghiệp và dược liệu.
Nhìn vào bảng 5 ta tthấy chè xuất khẩu của tổng công ty chủ yếu là chè đen chiếm khoảng 70% lượng chè xuất khẩu. Lượng chè đen xuất khẩu khá ổn định qua các năm. Chè đen là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tổng công ty, đây là loại chè có thể tiêu thụ được ở hầu hết các nước trên thế giới và có khả năng phát triển mạnh ở Châu Âu. Chè xanh là mặt hàng xuất khẩu thứ hai sau chè đen tỷ trọng bình quân khoảng 15% lượng chề xuất khẩu, chè CTC tuy không chiếm tỷ trọng cao nhưng dao động lên xuống thất thường. Đây là loại chè có tỷ trọng nhỏ nhưng lại là mặt hàng xuất khẩu đang được ưa chuộng hiện nay bởi xu hướng của thế giới ưa dùng các loại chè hiện đại như CTC. Do vậy,chúng ta cần phải nâng cao tỷ trọng cũng như sản lượng chè loại này để phục vụ cho xuất khẩu..
Chè thành phẩm và chè sơ chế ngày càng có xu hướng giảm. Chè sơ chế có xu hướng giảm là rất phù hợp với xu thế của thời đại. Nhưng chè thành phẩm giảm là điều bất lợi. Các loại chè khác nhìn chung có xu hướng giảm dần qua các năm.
2.2.5. Khách hàng chủ yếu của tổng công ty
Chè của tổng công ty đã xuất khẩu được sang 22 nước trên thế giới. Tuy nhiên 5 nước iraq, Đài Loan, ấn Độ, Paskistan và Nga chiếm khoảng 80% xuất khẩu. Hiện nay Viêt Nam đứng thứ 8 trong tổng số 34 quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè trên thế giới sau án Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kenya
Trong những năm tới tổng công ty sẽ tập trung khai thác thị trường chủ đạo, không ngừng mở rộng thị trường nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty
Iraq: Là khách hàng chính của chè Việt Nam, trong những năm gần đây, chiếm khoảng 30% tổng lượng chè xuất khẩu cả nước.
Đài Loan: Đài Loan bắt đầu trở thành bạn hàng chủ yếu của tổng công ty từ năm 1993 trở lại đây. Chúng ta đã nhập khẩu thiết bị và công nghệ chế biến chè xanh của Đài Loan để sản xuất chè xanh xuất khẩu. Các thiết bị này cho sản phẩm chất lựng khá và phù hợp với nhu cầu của người dân Đài Loan. Hơn nữa chúng ta lại có vị trí địa lý tương đối thuận lợi với Đài Loan, trong tương lai đây sẽ là khách hàng mua chè lớn của Việt Nam.
Pakistan: Trước đây Pakistan cũng chỉ nhập khoảng 400 đến 500 tấn. Nhưng hai năm gần đây Pakistan đã trở thành một trong những khách hàng lớn đối với tổng công ty.
Thị trường Nga và các nước SNG: Đây là khách hàng truyền thống của tổng công ty chè Việt Nam từ những năm 1990. Nhưng do ảnh hưởng của vấn đề chính trị ở những nước này mà tỷ trọng chè xuất khẩu của tổng công ty sang Nga và các nước SNG bị chững lại. Gần đây với sự cố gắng của mình viêc xuất khẩu sang thị trường này đã được khôi phục.
Nhật Bản: Chè là thức uống hàng ngày và ăn sâu vào truyên thống văn hoá người Nhật. Nhât Bản được coi là quốc gia sản xuất chè cỡ trung bình với sản lượng hàng năm từ 70- 80 ngàn tấn. Với chè Việt Nam các công ty của Nhật chỉ hợp tác trên cơ sở hợp đồng, không có đầu tư trực tiếp, hỗ trợ cấp nhà nước hầu như không có và phải chịu rủi ro trong công tác phát triển giống do vậy họ dễ dàng rút khỏi thị trường Việt Nam nếu cần. Việc nâng cao chất lượng và duy trì mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản là điều cần thiết . Trong những năm gần đây quan hệ Việt Nam – Nhật Bản có khả quan hơn .
Ngoài ra thị trường chè của tổng công ty còn ở EU, Mỹ, Đức, Malayxia, ấn Độ , Thổ Nhĩ Kỳ Hàng năm các thị trường này tiêu thụ hàng trăm tấn chè các loại . Điều này chứng tỏ rằng, tổng công ty ngày càng nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng ngoài nước
Tình hình sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu của tổng công ty
23.1. Sự cần thiết sử dụng dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu
Việc tiêu thụ ngày nay là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh , khi mà các hàng hoá đang tràn ngập thị trường thì việc cạnh tranh là tất yếu xảy ra. Mà để cho hàng hoá của mình có được vị thế trên thị trường thì các nhà kinh doanh phải có thêm một số dịch vụ bổ sung hỗ trợ cho sản phẩm của mình. Điều đó sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Nhưng việc áp dụng dịch vụ cũng phải phù hợp với từng môi trường, từng hoàn cảnh.
Mặt hàng chè là mặt hàng khá phổ biến, ngày nay mọi người đã biết đến từ rất xa xưa rồi, nhưng mới chỉ ở dạng sơ chế chè mà thôi. Nhu cầu của con người ngày càng tăng và việc thoả mãn tối đa nhu cầu đó là rất cần thiết. Trước kia chè chỉ có 2 loại chính là chè đen và chè xanh, nhưng bây giờ Tổng công ty đã có thể chế tạo nhiều loại khác nhau để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Chè bây giờ có mẫu mã bao bì hấp dẫn hơn rất nhiều, thay vào việc chỉ đựng chè trong túi nilon, thì giờ chè đã được cải tiến sạch sẽ đựng trong hộp có màu sắc đẹp mắt. Trên vỏ hộp có quy định rõ về cách thức sử dụng, thời hạn sử dụng, có mã vạch chứng nhận hàng hoá, có tên địa chỉ cơ quan sản xuất chè rất thuận tiện cho người tiêu dùng. Việc giao bán hàng hoá ngày nay cũng thuận tiện, phương tiện giao thông vận tải đa dạng như ôtô, máy bay, tàu Giao nhận hàng cũng nhanh chóng thuận tiện.
Ngày nay có rất nhiều nơi sản xu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4483.doc