Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty rượu Hà Nội

Lời nói đầu 1

PHẦN I 3

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN VÀ LÂU DÀI GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

I. Những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm: 3

1. Khái niệm chất lượng sản phẩm (CLSP). 3

2.Phân loại chất lượng sản phẩm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 5

2.1. Phân loại chất lượng sản phẩm: 5

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 6

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm: 8

3.1. Nhóm nhân tố khách quan. 9

3.2. Nhóm nhân tố chủ quan. 10

4. Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. 12

4.1. Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng sản phẩm. 12

4.2. Phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 14

II. Quản trị chất lượng 16

1. Thực chất của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. 16

2. Vai trò của công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong cơ chế thị trường. 18

3. Nội dung của công tác quản lý chất lượng trong hệ thống chất lượng của doanh nghiệp. 20

3.1. Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. 20

3.2. Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng. 21

3.3. Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất. 21

3.4. Quản lý chất lượng trong và sau khi bán hàng. 22

4. Các công cụ quản lý chất lượng. 23

5. Một số hệ thống quản lý chất lượng hiện nay. 25

5.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000. 25

5.2. TQM- Quản lý chất lượng toàn diện. 28

Phần II 32

Tình hình chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty rượu Hà Nội 32

II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của công ty rượu Hà Nội. 35

1. Đặc điểm về mặt bằng sản xuất 35

2. Đặc điểm về sản phẩm: 35

3. Đặc điểm của thị trường , thị hiếu tiêu dùng 36

3.1 Thị trường theo khu vực địa lý. 36

3.2 Thị trường theo các đối tượng tiêu dùng 37

4. Đặc điểm về nguyên vật liệu . 38

6. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật. 40

6.1. Quy trình công nghệ của các bộ phận sản xuất chính 40

7. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty . 46

8. Đặc điểm về tài chính của Công ty 47

III. Thực trạng chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty rượu Hà Nội 48

1.Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty rượu Hà Nội 48

2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng rượu các loại 50

3. Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty rượu Hà Nội 52

3.1 Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm qua một số năm ở Công ty rượu Hà Nội 52

3.2 Các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng Công ty đã áp dụng : 58

4. Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm của Công ty rượu Hà Nội 64

4.1 Ưu điểm 64

4.2 Nhược điểm 66

4.3 Nguyên nhân 67

PHẦN III 69

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY RƯỢU HÀ NỘI 69

I. Một số phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty rượu Hà Nội 69

II. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty rượu Hà Nội. 70

1. Thiết lập chính sách chất lượng và cam kết thực hiện. 70

2. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên. 73

3. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hệ thống phục vụ sản xuất : 75

4. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường . 78

5. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng ở mọi khâu, mọi công đoạn của qúa trình sản xuất . 81

III. Kiến nghị với ngành quản lý cấp trên và nhà nước 83

1. Kiến nghị với Tổng Công ty rượu - Bia- nước giải khát. 83

2. Kiến nghị với cơ quan cấp nhà nước : 83

Tài liệu Tham khảo 88

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩnh Nam : 20.000 m2 là khu vực kho và đặt máy xay sát sắn đóng bao để đưa về nhà máy sản xuất. Trong đó , bộ phận chính của công ty tại 94 Lò Đúc nằm ở phía Nam thành phố thuộc khu trung tâm của Quận Hai Bà Trưng. Do đó đây là một thuận lợi lớn cho việc giao dịch, trao đổi và vận chuyển hàng hoá cũng như nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Kho Lĩnh Nam cũng không cách xa thành phố nên đấy là nơi để nguyên vật liệu rất tốt, bảo quản dễ và đây cũng chính là kho để chứa rượu vào các tháng nóng khi mà sức tiêu thụ của công ty giảm xuống hay các loại rượu khó bán như rượu, cà phê. 2. Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của Công ty rượu Hà Nội rất đa dạng về chủng loại mẫu mã, được chia thành 5 loại: cồn, rượu mùi các loại, CO2, rượu vang , Bia . Trong đó cồn và rượu mùi là sản phẩm chính. Đến nay các mặt hàng bia hơi và nước giải khát đã ngừng sản xuất vì quy mô nhỏ, không cạnh tranh được và không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy, sản phẩm của công ty hiện nay chỉ còn là các sản phẩm rượu. Về chủng loại sản phẩm trong danh mục có thể phân biệt qua ba yếu tố: Tên sản phẩm , tức tên của rượu như: Rượu lúa mới, rượu chanh... Độ rượu , tức là hàm lượng etylic trong dung dịch rượu đó như rượu chanh 400 đóng chai 0.5 lít... Do sản phẩm rượu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên đã làm tăng giá thành sản phẩm dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm. Hơn nữa rượu là mặt hàng bị kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, không được phép quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng nên công ty chỉ có thể áp dụng các hình thức quảng cáo nhỏ nhằm giới thiệu chung về hình ảnh của công ty như: Phát Catalogue cho khách hàng và người có liên quan, quảng cáo trên ảnh lịch treo tường. Công ty đang sử dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Việc mở rộng chủng loại sản phẩm mang lại nhiều hiệu quả và lợi thế cho công ty trong việc thoả mãn nhu cầu thị trường và thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. Đây là một chiến lược rất năng động , phù hợp trong điều kiện kinh tế thị trường nước ta hiện nay, đáp ứng được nhu cầu đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến duy trì và mở rộng thị trường. Danh mục sản phẩm của Công ty rượu Hà Nội khá đa dạng và phong phú, mang nhiều đặc điểm khác nhau, gồm 22 loại được đóng trong các chai có thể tích từ 0.01 lít - 0.75 lít. 3. Đặc điểm của thị trường , thị hiếu tiêu dùng Hiện nay công ty rượu Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu có thể coi là hoàn toàn mất hẳn , do đó công ty đầu tư toàn bộ nỗ lực về thị trường trong nước. Tại thị trường trong nước công ty cũng gặp phải vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt do đối thủ hàng giả, nhập lậu... Hơn nữa đặc điểm tiêu dùng rượu của người dân đã có nhiều thay đổi do sự gia tăng của mức thu nhập nên họ chuyển sang tiêu dùng bia và rượu ngoại. 3.1 Thị trường theo khu vực địa lý. Hiện nay sản phẩm của công ty được phân phối tới khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước thông qua hệ thống hơn 70 đại lý. Với lịch sử hơn 100 năm của mình, công ty đã tạo lập được uy tín tốt đối với người tiêu dùng trong cả nước, đặc biệt thị trường phía Nam năm 1999 đã chiếm tới 65.8% tổng doanh thu của công ty. Xét trên góc độ từng địa phương thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thị trường có sức tiêu thụ mạnh nhất với 49% tổng doanh thu năm 1999. Sau đó là những thị trường như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắc Lắc... Sở dĩ sản phẩm của Công ty được ưa chuộng ở những thị trường này là do hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đối với một số thị trường có thu nhập thấp thì giá bán của Công ty phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng. Ngoài thị trường trong nước Công ty còn xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài như Nga, Đức, Ba Lan, Mông Cổ... song chủ yếu là dưới hình thức trả nợ giữa Chính phủ Việt Nam với các nước bạn. Một số ít xuất khẩu qua các công ty có chức năng xuất nhập khẩu. 3.2 Thị trường theo các đối tượng tiêu dùng Nếu người tiêu dùng được chia làm những người có mức thu nhập cao và những người có mức thu nhập từ trung bình trở xuống , thì sản phẩm của Công ty chủ yếu nhằm vào đối tượng có mức thu nhập từ trung bình trở xuống. Bởi vì những người có thu nhập cao thường không có nhu cầu đối với sản phẩm của Công ty, họ thường tiêu dùng các loại sản phẩm rượu ngoại có chất lượng cao và uy tín lâu năm như của Scotland, Anh , Pháp ... Tuy nhiên, đa số người dân Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức thu nhập thấp. Họ không thể tiêu dùng thường xuyên và cũng không có nhu cầu tiêu dùng rượu ngoại. Do đó Công ty quan tâm và phục vụ yêu cầu của tầng lớp khách hàng có thu nhập trung bình trở xuống là rất thích hợp. 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu . Bảng 1- Danh mục nguyên vật liệu và nguồn cung ứng STT Tên nguyên vật liệu ĐV tính Nguồn cung ứng 1 Sắn, ngô, gạo Kg Nội địa 2 Dâu, mơ, táo mèo, dứa, mận Kg Nội địa 3 Phẩm màu chanh Kg Nội địa 4 Phẩm cam Kg Nội địa 5 Hương cốm Lít Nội địa 6 Acid chanh Kg Nội địa 7 Chanh quả Tấn Nội địa 8 Đường trắng Tấn Nội địa 9 Muối Kg Nội địa 10 Đạm NH4 (SO2) Kg Nội địa 11 Thuốc sát trùng Kg Nội địa 12 Dầu FO Tấn Nhập ngoại 13 Sansuper Lít Nhập ngoại 14 Termamyl Kg Nhập ngoại 15 Giấy gói rượu Kg Nội địa 16 Đai nhựa, khóa đai Kg Nội địa 17 Đường ngâm quả Tấn Nội địa 18 Vỏ hộp Cái Nội địa 19 Két Carton Bộ Nội địa 20 Nhãn các loại Bộ Nội địa 21 Hương cam Lít Pháp 22 Nút nhôm Cái Malaysia, Indonesia 23 Emzim Kg Đan Mạch 24 Chai Cái Nội địa Công ty rượu Hà Nội thực hiện việc mua nguyên vật liệu dựa vào từng thời kỳ của quá trình sản xuất và mùa vụ của các loại nguyên vật liệu này. Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất chủ yếu là các mặt hàng nông sản như ngô, sắn, gạo, dâu, mơ, mận... Đặc điểm của những nguyên vật liệu này là có sẵn trong nước , rất thuận tiện cho việc cung ứng của Công ty , vấn đề là cần lựa chọn thời điểm mua thích hợp để chi phí mua là thấp nhất không phải lưu kho làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên nhiên vật liệu và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngoài những nguyên vật liệu cung cấp trong nước, Công ty vẫn phải nhập một số loại như Enzim, hương liệu, nút chai... để phục vụ cho sản xuất vì các loại nguyên liệu này trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được thì chất lượng chưa cao. Các loại hoa quả (chanh, mơ, cam...) chỉ có theo mùa vụ , đòi hỏi Công ty phải tập trung người đi mua và tìm các nguồn nguyên liệu mới đúng thời điểm . Các nguyên liệu khác như đường thì hiện nay trên thị trường tương đối ổn định và giá cả lại phù hợp do đó Công ty cần khi nào thì mua (vì nếu mua về bảo quản không tốt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.) Các loại nhãn mác, chai, hộp thì việc bảo quản dễ hơn nhưng do Công ty không có kho lớn nên số lượng nhãn mác, chai, hộp chỉ mua đủ để sản xuất . Các nguyên liệu ngoại nhập thì mua theo hợp đồng ký kết và thoả thuận giữa hai bên. 5. Đặc điểm về lao động. Bảng 2: cơ cấu lao động và trình độ nghiệp vụ giai đoạn 1995 - 2000. Đơn vị: người Stt Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tổng lao động 714 710 689 659 646 607 2 Đại học 70 70 70 70 70 70 3 Cao đẳng, trung cấp 14 14 14 14 14 14 4 Công nhân sản xuất 439 435 414 384 371 423 5 Nhân viên kỹ thuật 22 22 22 22 22 22 6 Nhân viên kinh tế 49 49 49 49 49 49 7 Cán bộ quản lý 29 29 29 29 29 29 8 Lao động nam 359 357 347 332 325 306 9 Lao động nữ 355 353 342 327 321 301 Nhìn vào bảng ta thấy: trong 6 năm, tổng số lượng lao động của Công ty giảm dần từ 714 người năm 1995 xuống còn 607 người năm 2000, là do Công ty đang thực hiện chế độ giảm biên chế, không tuyển thêm người trong khi số lượng lao động đến tuổi về hưu, nghỉ mất sức, lao động phổ thông hết hợp đồng...mỗi năm chiếm một tỉ lệ nhất định. Hiện nay, số lao động của Công ty vẫn còn rất cao (607 người) trong đó nam chiếm 50,4% (306 người), nữ chiếm 49,6% (301 người) do đó Công ty đang tìm cách giảm bớt số lao động bình quân cho phù hợp. Mục tiêu của Công ty là giảm bớt số công nhân sản xuất xuống còn 300 người. Nếu đầu tư theo chiều sâu vào tự động hoá, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất thì có thể số lượng này sẽ còn thấp hơn nhiều. Do không tuyển thêm công nhân mới nên đội ngũ lao động của Công ty hiện nay đang bị già hoá ( Độ tuổi trung bình của toàn Công ty khá cao, bình quân 43 tuổi). Kinh nghiệm làm việc và tay nghề của họ rất cao, Công ty hầu như không có lao động bậc 1, bậc 2 mà chủ yếu công nhân hiện nay có bậc thợ từ bậc 4 đến bậc 7, bậc thợ trung bình là 5,5. Đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ sư luôn được giữ ở mức độ ổn định với trình độ đại học là 70 người, cao đẳng và trung cấp là 14 người, đội ngũ những người này đều được thay thế và bổ sung trong mỗi năm, cán bộ quản lý luôn được đầu tư nâng cao trình độ nghiệp vụ. Nếu tỷ lệ những người có trình độ đại học và cao đẳng trung cấp so với tổng lao động của Công ty thì ta thấy rằng tỉ lệ này tăng lên một cách tương đối do số lượng công nhân sản xuất mỗi năm đều được giảm bớt đi. Điều này chứng tỏ rằng trong tương lai Công ty sẽ ngày càng có được một đội ngũ lao động gọn nhẹ với tay nghề cao, chất lượng quản lý và trình độ học vấn của các cấp quản lý sẽ được duy trì và củng cố. Từ đây hiệu quả chủ đạo và năng suất lao động sẽ được cải tiến và gia tăng nhiều hơn. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật. 6.1. Quy trình công nghệ của các bộ phận sản xuất chính Công ty hiện có bốn bộ phận sản xuất gồm: + Bộ phận sản xuất cồn +Bộ phận sản xuất rượu mùi + Bộ phận sản xuất rượu vang + Bộ phận sản xuất bia (đã ngừng sản xuất. Thành lập bộ phận mới: sản xuất thùng carton đựng rượu.) Quy trình sản xuất cồn: I- Sơ đồ công nghệ: ( Theo phương pháp mới ) Ngũ cốc khô xay mịn (ngô, khoai, sắn) + H2O Hoà bột Nấu Hơi nóng Đường hoá Dội nguội Lên men Dội nguội Chưng cất Cồn công nghiệp nhập kho Cồn tinh chế nhập kho Sản xuất rượu Enzim Enzim Men giống Phương pháp chủ yếu là lên men vi sinh vật, do vậy phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, nước, điều kiện vệ sinh,...Ngoài ra chất lượng cồn thành phẩm còn phụ thuộc vào hệ thống máy móc thiết bị, hệ thống gây men, lên men và trình độ tay nghề, kinh nghiệm của công nhân. Sơ đồ quy trình sản xuất cồn ( theo phương pháp cũ ) Sắn Nguyên liệu tinh H2O Đường hoá Cồn hoá Chưng cất Phế liệu T= 430C men Enzim H2O CO2 Cồn tinh chế Cồn công nghiệp Đóng thùng Lưu kho Nấu chín Hầm nhừ T= 600C H2O Trong quy trình sản xuất cồn duy nhất có hệ thống tháp chưng cất của Pháp với công suất 10 triệu lít/năm là loại hiện đại tiên tiến. Nhưng thời gian nhập và sử dụng đã từ năm 1985 đến nay. Hệ thống nồi nấu, thùng ủ, bơm cũ... chế tạo trong nước , sử dụng thời gian lâu năm nên phải sửa chữa, tu bổ thường xuyên hàng năm. Hệ thống lò hơi đã được cải tạo thay thế từ lò đốt than của Trung Quốc và Liên Xô (cũ), nhưng cũng thuộc loại lạc hậu sử dụng tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Hệ thống tàng trữ cồn đã có từ 30-40 năm. Quy trình sản xuất rượu mùi. Quy trình sản xuất đơn giản hơn, đó là pha chế các loại nguyên liệu như cồn tinh chế, đường trắng, nước , axit và hương liệu hoa quả như chanh, cam, mơ, nho, cà phê... tuỳ thuộc vào từng loại rượu. Nhưng thực tế đòi hỏi sự nghiêm ngặt về kỹ năng bí quyết pha chế... để đảm bảo sự thơm ngon tinh khiết của sản phẩm. Sơ đồ quy trình sản xuất Rượu Mùi - Đường - Nước Hoa quả Chế biến hương liệu Cồn tinh chế Pha chế Tàng trữ Lọc Rượu trong Nút sạch Chai sạch Đóng chai Kiểm tra Nhãn Dán nhãn Giấy gói Bao gói Dựng hộp Vỏ hộp Đóng hộp Thành phẩm Nhập kho Công nghệ sản xuất rượu mùi cũng phụ thuộc rất nhiều vào bí quyết pha chế, kinh nghiệm và trình độ người sản xuất, hệ thống máy chiết, lọc, đóng chai,... và vật liệu phụ như chai, nhãn... để đảm bảo đúng yêu cầu và chất lượng. Hệ thống máy rửa, chiết rượu của Cộng hoà dân chủ Đức đã được sử dụng từ năm 1988 đến nay. Do đó hàng năm phải phục hồi và tu bổ. Quy trình sản xuất rượu vang: Rượu vang được sản xuất theo phương pháp ngâm hãm hoa quả trong đường. Sau đó là quá trình lên men. Nguyên liệu để hãm gồm: các loại quả như mơ, mận, chanh, cam , táo mèo.... Sơ đồ quy trình sản xuất rượu vang Hoa quả Rửa và chọn loại Ngâm đường Tách cốt Lên men chính Lên men phụ Bã Nắp Tàng trữ Lọc trong Đóng chai Chọn dán nhãn, bao đóng gói Nhập kho Rửa chai Vỏ chai Sơ đồ quy trình sản xuất hộp carton Giấy kráp Tạo sóng Phôi Định hình hộp Tạo hộp In Dựng hộp 6.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện nay Công ty đã đang và sẽ mua sắm và đổi mới một số máy móc thiết bị áp dụng công nghệ mới dùng chế phẩm Enzim tinh khiết nhập của Hà Lan thay cho phương pháp sản xuất nấm mối cổ điển, lạc hậu, tạm ngừng việc đốt than thay thế bằng mua lò đốt dầu. Bảng 3- Danh mục trang thiết bị cty đang sử dụng STT Tên thiết bị Năm sản xuất Số lượng Công suất lắp đặt Nước sản xuất Năng suất Chất lượng 1 Lò hơi ĐKBP (2,5-13) 1976 01 2,5T hơi/h Liên Xô 2,5 T/h TB 2 Lò hơi KZL4-13 1974 02 4 T hơi/h TQ 4,5 T/h RT 3 Lò hơi dầu FO SEUM 1976 02 10 T hơi/h Pháp 10 T/h TB 4 Thùng lên men nhỏ 1974 14 60m3 VN 840m3 TB 5 Thùng lên men lớn 1974 06 120 m3 VN 720 m3 TB 6 Nồi nấu nguyên liệu 1970 09 04 m3 VN 28 m3 RT 7 Nồi nấu nguyên liệu 1998 03 18 m3 VN 54 m3 Tốt 8 Máy nén CO2 1970 04 100 T hơi/h VN 200 m3 Thấp 9 Tháp chưng cất cồn 1985 01 107l/h Pháp 8000C/h TB 10 Máy rửa chai 1970 01 12000C/h Đức 8000C/h TB 11 Máy chiết rượu vào chai 1970 01 12000C/h Đức 8000C/h TB 12 Máy dán nhãn 1970 01 12000C/h Pháp 8000C/h TB 13 Máy xiết nút 1970 01 12000C/h Pháp 8000C/h TB 14 Máy lọc rượu 1993 01 15m3/h Đức 8000C/h TB 15 Bể chứa rượu 1998 36 20m3/bể Pháp 10 m3 TB 16 Dây chuyền chiết rượu thủ công 1998 01 3000l/ca VN 720 m3 TB 17 Thùng ngâm hoa quả R vang nhỏ 1998 01 04m3 VN 3000l/c Khá 18 Thùng ngâm hoa quả R vang TB 1998 09 10m3 VN 50000l/n Tốt 19 Thùng ngâm hoa quả R vang lớn 1998 28 20m3 VN Tốt 20 Thiết bị chưng cất hương liệu Tốt 21 Dây chuyền sản xuất thùng carton 1997 01 1,2tr thùng/năm VN 1,2AS thùng/năm TB 22 Máy tiện T616 02 VN TB 23 Máy hàn 220- 380 V 06 VN TB 24 Máy Búa 01 VN TB 25 Máy cưa 01 VN TB 26 Máy bơm nước giếng khoan 02 VN Khá 27 Trạm biến áp 01 VN Khá Theo bảng trên cho thấy hệ thống máy móc thiết bị và quy trình công nghệ đã cũ kỹ, lạc hậu. Quy trình công nghệ phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Năm 1999, và năm 2000, Công ty đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị, cụ thể như: thay đổi toàn bộ hệ thống nấu và đường hóa phù hợp với công nghệ sử dụng Enzim trong sản xuất cồn. Chế tạo 20 thùng 20m3 để pha và tàng trữ rượu mùi, rượu vang. Mua máy lọc rượu do Đức chế tạo, nâng cấp nhà kho chứa rượu v.v... Hệ thống lò than đã cũ và lạc hậu, gây ô nhiễm đã được loại bỏ. Công ty đã phục hồi và đưa vào sử dụng hai lò dầu cung cấp đủ hơi cho sản xuất. Tuy nhiên , do nguồn vốn có hạn, nên việc trang bị máy móc vẫn còn thiếu và không đồng bộ , vì vậy Công ty Rượu gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty . Công ty Rượu Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Rượu Bia Nước giải khát Việt Nam , là một trong 8 đơn vị hạch toán độc lập . Để thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh , cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng , hoạt động theo cơ chế một thủ trưởng . Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Giám đốc Phòng tài vụ Văn phòng Công ty Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kế hoạch vật tư Phòng thị trường Phòng nghiên cứu phát triển Phòng kĩ thuật công nghệ KCS Xí nghiệp cồn Xí nghiệp rượu mùi Xí nghiệptổng hợp Xí nghiệpcơ điện xây dựng - Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, là đại diện pháp nhân hợp pháp của Công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định. Giám đốc quản lý trên toàn bộ Công ty và trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất của phòng tài vụ và văn phòng Công ty - Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách về kinh doanh, có nhiệm vụ quản lý phòng kế hoạch vật tư và phòng thị trường. Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật , có nhiệm vụ quản lý phòng kỹ thuật công nghệ KCS , phòng nghiên cứu phát triển và các xí nghiệp. - Văn phòng Công ty: Đảm nhận các chức năng như xây dựng kế hoạch lao động, định mức lao động, tuyển dụng lao động, quản lý tiền lương lao động, đảm bảo công tác văn phòng, quản lý công tác bảo vệ, y tế, nhà trẻ,... - Phòng thị trường: Chuyên thực hiện các công việc tiêu thụ sản phẩm, làm các công việc về marketing, thu thập thông tin, gợi mở nhu cầu, quảng cáo, tiếp thị, cung cấp hàng hoá tối ưu đến tay khách hàng... Ngoài ra phòng thị trường còn lên kế hoạch sản xuất và soạn thảo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, mua bán vật tư, quản lý kho sản phẩm. - Phòng tài vụ: Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, theo dõi tình hình biến động của các hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo toàn vốn cho Công ty - Phòng kế hoạch vật tư: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lập kế hoạch nhu cầu vật tư, mua sắm vật tư, nhiên liệu nhập kho, tổ chức chế biến nguyên liệu, quản lý kho tàng và các phương tiện vận tải. - Phòng nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu sản phẩm mới, đổi mới bao bì, nhãn mác, quy trình công nghệ. - Phòng kỹ thuật công nghệ KCS: Kiểm tra chất lượng vật tư, bán thành phẩm, nguyên vật liệu nhập kho, phụ trách hệ thống trang thiết bị, máy móc, đổi mới thiết bị.... Trên đây là hệ thống cơ cấu tổ chức các bộ phận và các nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban. Các bộ phận này được bố trí nhằm mục đích hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau thực hiện mục đích chung của Công ty . 8. Đặc điểm về tài chính của Công ty Vốn là yếu tố cơ bản, quyết định trong việc duy trì sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Hiện nay Công ty rượu Hà Nội luôn luôn cố gắng chủ động vốn sản xuất kinh doanh bằng cách vay vốn ngân hàng, tự bổ sung. Tổng lượng vốn quy về mặt giá trị ước tính của năm 2000 khoảng 17,3 tỷ đồng. Bảng 4: kết cấu vốn của Công ty trong giai đoạn 1995-2000 Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1. Vốn cố định ( triệu đồng ) 3.694 4.965 4.965 5.787 7.108 7.801 2. Vốn lưu động (triệu đồng ) 5.847 7.190 7.190 7.580 8.741 9.459 Cộng 9.541 11.791 12.115 13.367 15.849 17.260 Như vậy vốn sản xuất của Công ty có xu hướng tăng lên. Trong đó tốc độ tăng của vốn cố định là nhanh hơn so với mức tăng của vốn lưu động, cụ thể: - Năm 2000 vốn cố định tăng 9,7% so với năm 1999 và tốc độ tăng trung bình từ năm 1995- 1999 là 10.7%. - Năm 2000 vốn lưu động tăng 8,2% so với năm 1999 và tốc độ tăng trung bình từ năm 1995- 1999 là 12% . Điều đó chứng tỏ Công ty đã chú ý đến việc tạo vốn cố định, đầu tư vào tài sản cố định, từng bước cải tiến và nâng cao kỹ thuật công nghệ. III. Thực trạng chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty rượu Hà Nội 1.Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty rượu Hà Nội Chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong điều kiện hạch toán kinh doanh độc lập , cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty rượu Hà Nội đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vốn sản xuất thiếu thốn, hệ thống máy móc thiết bị cũ, lạc hậu... Tuy nhiên do sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn Công ty, bằng việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như sự đánh giá tình hình đúng đắn và kịp thời thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh mới nên sản lượng và chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng tăng lên... Chính vì vậy mà Công ty làm ăn có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhưng mức tăng của doanh thu và lãi qua các năm là rất chậm và có xu hướng biến đổi thất thường. Bảng 5 : Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty rượu Hà Nội trong giai đoạn 1995-2000 STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tổng doanh thu + các khoản thu khác Tr đồng 29.163 38.472 52.015 57.691 61.260 2 Tổng chi phí Tr đồng 27.143 36.213 48.215 52.679 56.710 3 Tổng lợi nhuận Tr đồng 2.020 2.259 3.700 4.940 4.550 4 Nộp ngân sách Nhà nước Tr đồng 699 903 1.520 1.976 2.216 5 Sản lượng rượu tiêu thụ 1000 lít 2.426 2.426 3.261 4.384 4.238 6 Sản lượng cồn tiêu thụ 1000 lít 1.075 1.075 1.650 1.980 2.010 7 Thu nhập bình quân Nghìn đồng/người 642 633 903 1.050 1.100 Qua bảng tổng kết ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rượu Hà Nội diễn ra đều đặn, tiến triển ngày càng tốt. Các chỉ tiêu trong 2 năm 1996 , 1997 không có biến động lớn, nhưng sang năm 1998 Công ty đã có bước nhảy vọt và đến năm 1999,năm 2000 một số chỉ tiêu vẫn tăng lên theo một lượng đáng kể. Cụ thể: chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ năm 1999 tăng 10,7% so với năm 1998 (từ 52.015 triệu đến 57.619 triệu), chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ năm 2000 tăng 6,3% so với năm 1999 (từ 57.619 triệu đến 61.260 triệu),sản lượng tiêu thụ năm 1999 tăng nhanh (34,4 % so với năm 1998). Nộp ngân sách Nhà nước năm 2000 tăng 13% từ 1.976 triệu (năm 1999) lên 2.216 triệu (năm 2000) và đặc biệt là Công ty đã cải thiện mức thu nhập bình quân từ 1.050.000 đ (năm 1999) lên 1.100.000 đ (năm 2000) là một nỗ lực đáng kể trong tình trạng Công ty đang dư thừa lao động. Biểu đồ sự biến động doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 1995-1999 Đơn vị : Tỷ đồng Doanh thu một số năm gần đây tăng nhanh do Công ty đã tạo ra được sự hấp dẫn sản phẩm của mình, cải tiến mẫu mã, bao bì phù hợp, đa dạng hoá kích cỡ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng rượu các loại Để đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm thì cơ sở quan trọng nhất là hệ thống chỉ tiêu chất lượng. Đối với mỗi sản phẩm được sản xuất ra phải có một hệ thống chỉ tiêu chất lượng đăng ký tại cơ quan quản lý chất lượng có thẩm quyền của Nhà nước. Sản phẩm trước khi đem ra tiêu thụ trên thị trường phải được kiểm tra xem có đạt các tiêu chuẩn chất lượng không. Nếu không đạt mà vẫn bán ra thị trường thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và cả uy tín của Công ty Rượu là một loại sản phẩm thực phẩm. Để đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm thì không chỉ có các chỉ tiêu hoá, lý (chỉ tiêu kỹ thuật) mà còn có các chỉ tiêu cảm quan. Nếu sản phẩm đạt được tất cả các chỉ tiêu đó mới được coi là đạt chất lượng. Đối tượng tiêu dùng mà Công ty rượu Hà Nội hướng đến là khách hàng bình dân. Sau khi tìm hiểu người tiêu dùng, đồng thời dựa vào khả năng sản xuất của Công ty (về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lao động...) Công ty đã xây dựng nên hệ thống các chỉ tiêu lý , hoá, chỉ tiêu vi sinh vật và chỉ tiêu cảm quan hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng của các loại rượu Hà Nội như sau: Bảng 6- tiêu chuẩn chất lượng của các loại rượu Hà Nội STT Chỉ tiêu hoá học, vi sinh Cồn Tinh Chế Rượu Lúa Mới Rượu Chanh Rượu Cam Rượu Thanh Mai 1 Độ cồn (HL Etanol) 960 450 2905 2905 2905 2 Hàm lượng đường (g/l) Không Không 100 100 120 3 Hàm lượng axit Không Không 2 1.5 1.5 4 Hàm lượng este (mg/l) Ê 50 Ê 50 Ê 50 Ê 50 Ê 50 5 Hàm lượng Al dehyt (mg/l) Ê 12 Ê 12 Ê 12 Ê 12 Ê 12 6 Hàm lượng Metanol (% V) Ê 0.1 Ê 0.1 Ê 0.1 Ê 0.1 Ê 0.1 7 Hàm lượng Fuzurol (mg/l) Ê 50 Ê 50 Ê 50 Ê 50 Ê 50 8 Hàm lượng cồn bậc cao (mg/l) Ê 50 Ê 50 Ê 50 Ê 50 Ê 50 Các chỉ tiêu cảm quan của các loại rượu Hà Nội. - Mùi: thơm đặc trưng của từng loại rượu như rượu chanh có mùi hương chanh, rượu cam có mùi hương cam.... - Vị: Dịu, hài hoà, không sốc, có vị đậm đà của từng loại rượu . - Màu: Tương ứng với từng loại rượu có các màu khác nhau: rượu chanh có màu vàng chanh, rượu cam có màu vàng cam, rượu thanh mai có màu mơ chín. -Thời gian bảo quản: Càng để lâu chất lượng càng tốt. Công ty có những sản phẩm được sản xuất năm 1970, đến nay mới đưa vào sử dụng thì chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập. Chỉ tiêu định lượng. Bảng 7- Bảng định lượng các loại rượu STT Tên sản phẩm Độ rượu Kích cỡ chai (lít) Số lượng (chai/thùng (két)) 1 Lúa mới 450 0.75 hoặc 0.65 9 2 Nếp mới 450 0.75 9 3 Vang Hà Nội 120 0.7 15 4 Nếp mới 2905 0.5 20 5 Champange 120 0.25 9 6 Thanh Mai 250 0.65 15 7 Bakich 400 0.6 15 8 Rượu Chanh 2905 0.65 15 9 Rượu cà fê 250 0.65 15 10 Cồn tinh chế 960 1 Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Sản phẩm có thể vận chyển trên nhiều phương tiện giao thông khác nhau như xe máy, ô tô, xích lô... 3. Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty rượu Hà Nội 3.1 Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm qua một số năm ở Công ty rượu Hà Nội Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị bên trong của sản phẩm. Các loại hàng hoá khác nhau sẽ có một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khác nhau. Đối với sản phẩm rượu thì chất lượng là chỉ tiêu hàng đầu có ảnh hưởng quyết định đến việc chấp n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0009.doc
Tài liệu liên quan